• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Đi Hà Giang tìm chó Hmong.

Lipschitz

Member
Vừa tìm thấy đoạn nói về sự nghiệp giáo dục tại Hà giang mà có sự góp sức của "chó lài". Mọi người kiễn nhẫn đọc đến gần cuối sẽ thấy ở đoạn in đậm.

TUỔI XANH CẮM BẢN



N.Q.H




Tôi bị ám ảnh bởi một câu chuỵên về các thày cô cắm bản: Ở những đỉnh núi cao, những thung lũng heo hút quanh năm chỉ thảng hoặc vài lần có cán bộ địa chất ghé qua, ngày nghỉ các thầy cô trẻ tuổi ấy- để đỡ nhớ miền xuôi phải đi bộ mất hơn nửa ngày ra thị trấn để được…nhìn thấy người. Các thầy cô đứng chôn chân bên đường, nhìn theo hút bóng những chuyến xe khách về xuôi, như tiễn đưa một sự kiện sôi động giữa những ngày yên lặng và cô độc của mình…



Tôi đến trường PTCS Khâu Vai- Mèo Vạc - Hà Giang đúng ngày chợ tình. Trường chính được dự án của Nhà nước xây mới năm 2001, trông bề thế giữa những mỏm núi chỉ chon von những đá nhọn. Trường ngự ngay đầu chợ Khâu Vai, là điểm đô hội nhất xã. Chợ tình mỗi năm chỉ có 1 ngày, người Mông, người Giấy, Nùng, Dao ở các bản cách cả ngày đường cũng tìm về. Đi mãi trong đám đông đặc những người ấy mới tìm ra thầy hiệu trưởng Nguyễn Đức Đường. Thầy bán giải khát, áo ba lỗ, mặt phừng phừng đỏ nhễ nhại mồ hôi. Thầy đang mải miết quay nước mía. Xe nước mía là điều mới mẻ kỳ thú ở xứ sở này, nên người đi chợ quây quần xem thầy quay nước mía hứng thú như xem văn công. Nhưng không mấy ai mua, vì bà con chẳng có tiền. Thầy Đường bỏ xe nước mía về văn phòng đón khách, với vẻ tiếc rẻ rõ rệt.

Thầy Đường đẹp trai, quê ở Cẩm Giàng- Hải Dương, cách Khâu Vai gần 600 km. Thầy về trường đã 9 năm, ở tuổi 35 thầy vẫn chưa có mảnh tình vắt vai. Ngày thầy Đường về Khâu Vai trường học mới chỉ là một dãy nhà tạm trên đồi cao, do dân góp tre nứa lại tự làm. Giữa các lớp học vẫn còn những tảng đá to nằm nghễu nghện một cách vô lý. Trường chỉ có lớp 1 đến lớp 5, thầy trò kỳ cạch phấn đấu mãi, tới 2000 mới có thêm lớp 6 nhô. Thầy Đường học sơ cấp sư phạm 9+1, tự biết trình độ ấy ở dưới xuôi chẳng bao giờ xin được việc, lại thêm chí thèm bay nhảy của tuổi trẻ- nên đã bỏ quê mà về tận Hà Giang. Ở cái tỉnh cực Bắc này, Mèo Vạc là huyện xa nhất, mà Khâu Vai lại còn được coi là “xứ u tì quốc” của Mèo Vạc. Những năm trước, khi 200 km đường từ Hà Giang về Mèo Vạc chưa được rải nhựa, toàn lô nhô những đá hòn đá tảng nằm úp như đoàn binh mũ cối- nghĩ đến chuyện về xuôi thăm nhà thầy Đường lại ớn lạnh. Có Tết về nhà nghỉ, vừa tạm quên cơn say xe, lại hấp tấp soạn đồ để lên trường- nghỉ Tết được hơn chục ngày, đã mất toi 6 ngày trời lắc lư trên đường. Xa xôi thế nên các thầy cô cắm bản ở đây phải tự “giản tiện” những nỗi nhớ của mình. Để đỡ bị dằn vặt bởi những nhu cầu được gặp gỡ, được nhìn thấy, được chạm vào người thân….

Gắn bó với 9 năm cắm bản của thầy Đường là những thay da đổi thịt của sự học xứ Khâu Vai. Trường được xây 2 tầng, cũng ốp mái tôn đỏ như dưới xuôi, học trò không còn kê bảng trên đá tảng để viết, mà đã có bàn ghế đồng bộ thơm nức mùi vec-ni. Đó là trường chính, còn 20 điểm trường cắm ở các bản nhỏ rải rác trên núi thì vẫn xiêu vẹo cột mục mái gianh, học trò có em vẫn tiện mang dê đi thả ăn cỏ ở đầu hồi lớp học. Trường Khâu Vai hiện có 780 học sinh từ lớp 1- lớp 8 và 50 thầy cô giáo. Trong đó chỉ có 3 cô quê chính tại Khâu Vai, 47 thầy cô còn lại quê đều xa mù tắp. Đi cắm bản năm đầu còn hớn hở nghĩ chuyện hết hạn 3 năm sẽ được trở về xuôi. Nhưng về được cũng chẳng dễ, phải có chỗ sẵn sàng tiếp nhận. Mà những chỗ sẵn sàng ấy, thời buổi này không tiền, không quyền, không quen biết- tìm ra được thật khó khăn tột bực! Thầy cô cắm bản toàn nhà nghèo, gia đình thành phần cơ bản không nông dân thì cũng công nhân- lấy đâu ra thế với chả lực để “bật” được về xuôi! Thôi thì tuổi xuân cống hiến đâu cũng là cống hiến, ngoảnh đi ngoảnh lại đã nặng tình với đất với người, hết 3 năm không còn muốn rời xa Mèo Vạc.

Thầy cô cắm bản trẻ măng, lên Khâu Vai mới ngoài 20 xuân xanh. Dạy cùng, trồng rau nuôi gà cùng, ốm đau tự chăm sóc nhau, rồi an ủi vỗ về nhau những khi nhớ nhà đến chảy nước mắt - kết thúc có hậu và rất tự nhiên là các thầy cô sẽ yêu nhau. Trường Khâu Vai có gần 20 cặp vợ chồng đã đẹp duyên như thế. Ở đâu có mái ấm gia đình, ở đó sẽ là quê hương. Thầy hiệu phó Nguyễn Văn Hoàng và cô giáo Ma Thị Mai giờ đã coi Khâu Vai là quê hương thứ 2 của mình. Cô Mai nhà ở Tuyên Quang, vùng đó nổi tiếng vì nhan sắc con gái. Cô Mai lên Khâu Vai từ năm 2000, suốt 2 năm đầu hàng đêm chỉ ôm gối khóc. Cô không hình dung nghề “kỹ sư tâm hồn” lại khổ thế, tuổi xuân như bị bỏ quên giữa rừng xanh núi đỏ, lớp học sau mỗi ngày chủ nhật lại vắng đi vài học sinh, cô phải xuống bản năn nỉ từng em quay lại lớp. Cô Mai dạy lớp 1, loay hoay mất cả tháng trời cô trò không ai hiểu ai nói gì. Vậy là cô lại đi học tiếng H’mông để nói chuyện với các em. Trước khi dậy cái chữ, thầy cô ở đây phải dậy học trò nói và hiểu được tiếng phổ thông. Cô Mai xinh gái đã “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn” trái tim thầy Hoàng hiệu phó 26 tuổi. Năm 2002 họ tổ chức đám cưới, nhà trường dành cho đôi vợ chồng son 1 “căn phòng hạnh phúc”- vốn là 1/3 lớp học được ngăn lại. Cô Mai có con, 2 năm đầu vừa dạy học vừa chạy đáo về nhà để canh chừng con bé. Giờ ra chơi cô giáo ngồi đầu hè lớp trật áo cho con “ti”. Con bé lên 3 phải đưa về gửi ông bà nội tít tận Phú Thọ. Mỗi năm thầy Hoàng cô Mai chỉ được về thăm con mỗi dịp hè và Tết. Nhiều lúc nhớ con đến phát cuồng mà chịu, vì ngay cả điện thoại cũng chẳng có mà gọi. Cô Mai cười ngượng nghiụ khi nhớ về những ngày hay ôm gối khóc: “Giờ thì đừng hòng bảo em xa Khâu Vai nhé. Ở đây em đã có tổ ấm, lòng đã yêu đất này. Về tết cứ nhấp nhổm nhớ học sinh, nhớ trường – chỉ nóng lòng trở về Mèo Vạc…”.

Đứng trên đỉnh Pó Ngần ngửa mặt là đụng phải mây trời. Cả Pó Ngần chỉ có 20 nóc nhà. Trẻ con ở đây nhất định không chịu xuống núi đi học . Đi vận động bà con cũng nhạt nhẽo: “trẻ con đi học hết thì lấy người đâu đi chăn dê, bẻ ngô?”. Để xoá mù đỉnh Pó Ngần, trường Khâu Vai cắm 3 điểm trường để các em không phải trèo núi đi học xa. Cô giáo Đào Thị Vững nhận điểm trường Pó Ngần C với 8 học sinh, các em tuổi từ 7-11 nhưng cùng trình độ lớp 2. Để thuyết phục phụ huynh đồng ý cho con em mình đi học, cô Vững phải đến từng nhà, xắn áo đi bẻ ngô, gánh củi, xay đậu đỡ việc cho học sinh. Cô Vững người Chiêm Hoá- Tuyên Quang, lên Mèo Vạc đã được 11 năm trời, cô đã quen ăn mèn mén hơn ăn cơm. Dân bản Pó Ngần đã coi cô giáo Vững là ruột thịt. Cô giáo ốm, người già vào rừng hái lá thuốc, người trẻ chạy bộ ra trạm xá xã gọi y tá. Thương cô giáo, bà con có sản vật thường mang lên trường biếu. Cô giáo chỉ dám nhận rau cải và ngô, gà và trứng không nhận vì đối với những người dân nghèo này, từng ấy đã đủ coi là “tài sản”.

Lớp học ở đỉnh Pó Ngần là một căn nhà chỉ có cột mà không có vách. Nắng không che được, mưa càng không chắn được. Mùa đông ở đây lạnh dưới 5 độ C, gió thổi hun hút qua vách nhà trống, cả cô và trò đánh đàn răng lập cập, môi tái bợt vì rét. Lạnh đến nỗi cô giáo cầm phấn viết không nổi, miết được một chữ viên phấn rơi mấy lần. “Nhà” của cô Vững là căn phòng chưa đầy 10m2 nối ngay liền lớp học. Một cái hòm tôn đựng quần áo, chiếc giường đơn, bàn viết, dăm ba cái nồi cũ- ấy là toàn bộ gia tài của cô giáo miền xuôi. Câu khẩu hiệu “quý xăng như máu” đúng với cách cô Vững ứng xử với nước. Muốn có 1 can nước sạch, cô giáo phải gánh ngược 1km đường dốc núi. Cô Vững ở đỉnh Pó Ngần cách biệt với trường chính và trung tâm xã cả một dãy nũi. Chỉ ngày họp trường, hoặc phiên chợ cô mới xuống núi. Cô giáo toàn cuốc bộ, vì không có xe đạp. Kể ra dành dụm cũng có thể mua xe, nhưng dốc núi cao như thế cũng chẳng có đường đi. Ngoài giờ lên lớp, cô Vững chỉ bạn bầy với Gấu, một chú chó Lài màu đen tuyền. Lúc mang Gấu về nuôi, nó mới bé bằng nắm tay, thường nhai bút và dép của cô giáo lúc ngứa răng. Cô giáo ăn gì, khẩu phần của Gấu cũng như vậy. Gấu lớn nhanh, quả cảm và trung thành. Đêm, Gấu canh không cho thú rừng bén mảng đến gần nhà cô giáo. Ngày, Gấu nghếch mõm ngủ ngon lành ngay ở cửa lớp học. Cô Vững về họp trường, hay xuống chợ- Gấu lóc cóc chạy theo, không bao giờ cách cô Vững quá 2 bước chân.

Cô Vững đã 29, cái tuổi đã bị coi là “cứng”. Thầy giáo cắm bản ở Khâu Vai đều ít tuổi hơn cô, trai bản thì nói rằng “quý cô giáo lắm, nhưng không lấy cô giáo đâu vì nó không biết làm ngô”. Mỗi mùa trăng qua đi, cô giáo lại gầy mảnh hơn, đuôi mắt xuất hiện những nếp nhăn mới -cô vẫn chưa được yêu lần nào. Chợ tình Khâu Vai, cô giáo xuống núi để được nhìn thấy đông người cho đỡ nhớ, chứ không có ai để hò hẹn….

Khi tôi đã về Hà Nội, những lúc kẹt xe chờ thông đường tôi miên man nhớ con đường lên Khâu Vai xóc đến “tuột ruột ngựa”. Tôi bị ám ảnh khôn nguôi bởi ánh nhìn rất buồn của cô giáo Vững. Ánh mắt ấy cách đây 11 năm, ở tuổi 18 hẳn trong vắt, không đượm chút lo âu. Tôi nhớ cả cái dáng tất tả quay xe nước mía của thầy hiệu trưởng Đường, nhớ căn phòng hạnh phúc đơn sơ mà cô giáo Mai hết lòng vun vén. Có thể tôi “thương vay” chăng, khi cứ bùi ngùi thế này?Những thầy cô giáo tôi đã gặp trên Khâu Vai đâu có cho mình là tội nghiệp, họ cũng đâu cần “tấn phong” sứ mệnh của mình là gùi con chữ xoá mù cho vùng cao! Tuổi xanh cắm bản của họ hồn nhiên không tính đếm, họ đã yêu đất và người ở đấy. Và họ có thêm một quê hương lam lũ và nặng nghĩa để không muốn rời xa…
 

Lipschitz

Member
Vậy nếu mệnh kim, phải nuôi chó màu gì ạ, chắc là màu "thổ", có phải là màu nâu không a?
vện thì là hành gì a?[/QUO
Bạn sinh chính xác năm nào, tôi sẽ nói cho bạn, mạng không chưa đủ đâu
Sơ ý quá, bây giờ mới đọc được ý này. Tôi sinh 30/12/1971, nếu đổi sang lịch truyền thống của phương đông thì là ngay 13/10 năm tân hợi, tôi sinh vào khoảng 5h sáng.
Anh tư vấn giúp nhé
Cảm ơn!
 

Lipschitz

Member
tôi bây giờ nuôi 2 em Larbrado (1 đen và 1 socola),1 em boxer ,1 em PQ vừa mới đẻ 5 con bạn bè đã dình xin hết dù chưa mở mắt,ngày trước nhà nuôi 1 em Hmong cộc chú này ác gọi là vãi cả *** !bó tay luôn đã có thành tích làm gia đình tôi đền không ít tiên vì căn nười ta,cứ người lạ vào nhà là ?thôi rồi lượm ơi.phi ra ngay ko có chủ là Phanh Lam PasT liền lên cứ phải xích.về sau nuôi 1 em chó mèo nó đúng như Chao Chao cua china luôn tôi mua được ở 1 phiên chợ ở Mèo vạc chú này tương đối đẹp,ai cũng khen,đầu tiên về nhà chỉ ăn cám ngô chứ không ăn cơm,mãi mới quen ăn cơm, nhưng to 1 tý bị cẩu tặc sơi mất,nghĩ mà tiếc,nói chung nuôi chó chông nhà thì chó Mèo thì khỏi nghĩ chả khác gí nhà có 1 vệ sỹ đâu ,lắng nhăng là ăn Lam Past ngay,giông chó này chịu rét thời tiết khắc nghiệt tương đối tốt nhưng chịu nóng rất kém,vì chùng sống ở vùng cao khí hậu lanh wen rồi,ăn uông thì thopải mái đi cơm thưa canh căn bụp hết,hôm nào tôi chụp vài bô ảnh các bác tham khảo
Bác chụp hình rồi đưa lên ngay đi, đợi lâu quá rồi.
Nó là giống chó tuyệt vời đấy, ăn uống kham khổ, không thích ăn sướng. Trông nhà mẫn cán, thính nhạy. Vậy thì chủ cứ việc đi công tác hoặc du lịch 1 tuần cũng không vấn đề gì. Chỉ việc cho ăn no trước khi đi, để lại 1 chậu thức ăn khô, 1 chậu nước là nhà cửa vườn tược đâu vào đấy, không tốn tiền cho chó đi gửi ở khách sạn hai trăm mấy 1 ngày
 

anhnt

Cấm truy cập vì vi phạm nội quy
Sơ ý quá, bây giờ mới đọc được ý này. Tôi sinh 30/12/1971, nếu đổi sang lịch truyền thống của phương đông thì là ngay 13/10 năm tân hợi, tôi sinh vào khoảng 5h sáng.
Anh tư vấn giúp nhé
Cảm ơn!
em đi xa mới về , ngày mai e se tra cho anh ca màu lẫn số, OK?
 

liyuxin

Member
Ối các bác ơi, hôm nay mới đọc thấy các bác nhắc đến giống chó Mèo, em tủi thân bấy lâu nay vì ko có ai nói năng gì. Vì cháu nó xuất thân chợ Đồng Văn nhưng không cộc đuôi, lông không dài nên không phải Bắc Hà, thành ra chắng được show với ai.:((.
Cực kì quái tính, anh Hoàng trên Hà giang nhờ em trai bắt về, chở xuống Việt trì rồi em lên đón cháu. Lúc ở Việt trì đã hăng tiết lên giật dây đòi cắn chó nhà bác Vượng, em đã hơi giật mình. Về tới nhà ngay lập tức xông vào chiến với 2 thằng PQ, may mà các cậu ý không thèm bắt nạt trẻ con chứ ko thì đánh nhau to. Em cho ăn thì vội vàng ăn bằng hết phần mình, vội vàng gầm gừ, và vội vàng lủi ra góc bàn nôn hết ra, rồi vội vàng ăn lại cho hết. em vừa thương vừa buồn cười vì biết nó có lẽ chưa bao giờ được ăn nhiều cơm thế (trên núi lấy đâu ra mà ăn).
Thời gian đầu không bao giờ đi vs trong nhà, em phải dắt ra sông, sau em dạy được vào nhà vs nhưng mỗi lần như thế nó rít lên vì khó chịu, sau buồn quá nên đành tạm, :D, lúc mới về cứ lừ lừ như ông từ vào đền, thấy cơm là lừ lừ tới ăn, chả chờ ai cả, thấy cửa mở là lừ lừ đi ngay ra ngoài, dạy mãi mới văn minh lên một tí.
Giờ nó lớn rồi, đang thay răng, đánh các anh lớn như cơm bữa, hai đứa kia làm gì phật ý nó là nó đánh, mà lạ là cắn ko nhả ra, cứ dứt thôi. Rất máu me chạy ra ngoài chơi và đánh chó hàng xóm nhưng em ít khi cho ra vì sợ, thấy người lạ là sẵn sàng nhảy ra cắn, làm hai con PQ trước giờ chưa bắt nạt ai cũng lộ vẻ côn đồ lên, hehehe...
Em post mấy cái ảnh để các bác coi...


Khao khát tự do!

Rồi cam chịu!!!

Và cái mặt lạnh te...
 

anhnt

Cấm truy cập vì vi phạm nội quy
@ Bác LIPSCHITZ: bác sinh nam 1971 theo ngày dương bác vẫn là 1971) bác Mệnh kim, nhưng ngũ hành thuộc thổ .Đối với những có ngũ hành thuộc thổ thì tây nam và đông bắc là phương cát ( rất tốt) vì quẻ Khôn và quẻ cấn trong bát quái đều thuộc thổ.Thổ có hai loại thổ : Khôn thổ và cấn thổ (bác thuộc khôn thổ)
Màu sắc cho bác : Tiêu biểu là màu vàng , cafe .Khẩu quyết nói " Ngũ hoàng trung thổ " cho nên màu vàng đại diện tiêu biểu cho thổ.
Con số cho bác :
* 2 5 8 bác nên dùng nhiều 3 con số đó
* 3 4 không nên dùng
- Phương vị nên : Đông bắc, tây nam

- Phương vị tránh : Đông, Đông nam
- Mầu nên dùng: Màu vàng, màu cafe
- Màu nên tránh : Màu lục , màu xanh
Suy ra bác có thể nuôi 2 con chó màu vàng đấy hì hì, Đừng suy nghĩ là nhị khuyển biến thành khốc nhé, số hợp với từng người một
Kính bác.
 

zaimz

Member
Ái chà, giờ mới biết các bác có màn xem tuổi để chọn chó. Em sinh ngày 28/11/1980, các bác xem hộ em hạp chó gì được không ạ? Nhà đang nuôi 2 con chó ta màu vàng cả, mà em vẫn khoái mua thêm chó TO :D
Bà xã em sinh ngày 23/08/1983 nữa bác ạ.
 

Lipschitz

Member
Một lần nữa xin cảm ơn anhnt đã cho tôi những chỉ dẫn đầy hữu ích.
Xin hỏi thêm anhnt là con chó tôi đang nuôi là chó vện, có một ít màu vàng ở chân (thuộc thổ), có một ít màu trắng ở cổ (thuộc kim), có rât nhiều màu đen trên lưng (thuộc thuỷ), như vậy có hợp với tôi không ạ? Có thể hiểu là tự nó tốt cho nó (Thổ sinh kim, kim sinh thuỷ) được không ạ?
 

KimCuong

Active Member
Em mệnh Thiên Thượng Hoả, ngũ hành thuộc Mộc (Tốn Mộc). Tiêu biểu cho màu xanh (xanh ngọc bích).

Hic, theo thần cơ anhnt cho rằng em không nuôi được chó vì chẳng có dòng chó nào màu xanh ngọc cả. Hic, bác nào có biết dòng chó nào màu xanh ngọc thì nhắc em với để em tìm cách vác nó về để nuôi nhé. Hihihi
 

Lipschitz

Member
Em mệnh Thiên Thượng Hoả, ngũ hành thuộc Mộc (Tốn Mộc). Tiêu biểu cho màu xanh (xanh ngọc bích).

Hic, theo thần cơ anhnt cho rằng em không nuôi được chó vì chẳng có dòng chó nào màu xanh ngọc cả. Hic, bác nào có biết dòng chó nào màu xanh ngọc thì nhắc em với để em tìm cách vác nó về để nuôi nhé. Hihihi
Anh KC ơi, ý anhnt là chọn màu của chó sao cho chủ của nó gặp nhiều thuận lợi hơn thôi. Cũng là một tiếp cận để giải quyết vấn đề "làm sao cuộc sống tốt hơn". Có giải quyết được hay không còn tuỳ duyên.
Ý thứ hai là: Theo quan điểm phương đông cổ, TG được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản, cho dù có muôn hình muôn vẻ đến đâu. 5 thành phần đó cũng được phản ánh qua màu sắc, theo tôi nghĩ ngoài màu xanh ngọc bích ra, chắc là cũng có màu khác phản ánh tốn mộc anh à.
 
Em mệnh Thiên Thượng Hoả, ngũ hành thuộc Mộc (Tốn Mộc). Tiêu biểu cho màu xanh (xanh ngọc bích).

Hic, theo thần cơ anhnt cho rằng em không nuôi được chó vì chẳng có dòng chó nào màu xanh ngọc cả. Hic, bác nào có biết dòng chó nào màu xanh ngọc thì nhắc em với để em tìm cách vác nó về để nuôi nhé. Hihihi
KC ơi, tốn kém chút là ok ngay mà. Em đem đi nhuộm lông là có xanh ngọc bích luôn. :D
 

KimCuong

Active Member
5 thành phần đó cũng được phản ánh qua màu sắc, theo tôi nghĩ ngoài màu xanh ngọc bích ra, chắc là cũng có màu khác phản ánh tốn mộc anh à.
KC ơi, tốn kém chút là ok ngay mà. Em đem đi nhuộm lông là có xanh ngọc bích luôn. :D
Cảm ơn bác Lipschitz nhé! Em đùa vậy thôi, với bản thân em tính toán (đó là riêng bản thân em tính toán nhé) thì Ngũ hành thuộc Tốn Mộc thì hợp nhất với màu đen vàng đó là dòng chó Rottweiler (đam mê của em) mà hiện tại em đang nuôi và cùng với dòng chó GSD mà khả năng sắp tới em sẽ có duyên. Hihihi, đi sang ngả khác với với hướng chỉ của lão anhnt. Hehehe

@ phuoc_nguyen_hn: Bác cứ liệu cái thần hồn, bác khuyên em mà em thực hiện tốn kém quá hoặc không thành công thì "Bắn súng không lên phải đền đạn đó", lúc đó em xử lý thì đi kêu ông trời nhé! :))
 

anhnt

Cấm truy cập vì vi phạm nội quy
Em mệnh Thiên Thượng Hoả, ngũ hành thuộc Mộc (Tốn Mộc). Tiêu biểu cho màu xanh (xanh ngọc bích).

Hic, theo thần cơ anhnt cho rằng em không nuôi được chó vì chẳng có dòng chó nào màu xanh ngọc cả. Hic, bác nào có biết dòng chó nào màu xanh ngọc thì nhắc em với để em tìm cách vác nó về để nuôi nhé. Hihihi
Miệng loa , mép giải, ai bảo là anh bảo chú không nuôi được chó, cám ơn anh LIP đi, anh ấy nói đúng đấy
 

tohuuhoang1981

New Member
chào các bác.
trước hết cho e đc cảm ơn các bác đã có 1 tấm lòng rất yêu quý loài chó vùng cao. hiện nay e đang sống và công tác ở hà giang và e cũng rất thích nuôi chó nhà e hiện giờ có 4 chú chó mèo và 1 chú phú quốc. thấy các bác bàn luận về chó h'mông nên e cũng có đôi chút hiểu biết về loài chó này nên xin phép các bác cho e đc có 1 vài ý kiến đóng góp
Theo e đc biết thì tại HN hiện này cũng có rất nhiều ng nuôi chó mèo nhưng e dám chắc 1 điều là có rất ít là chó mèo sịn vì k fải ai cũng mua đc chó mèo sịn đâu. e nói điều này là có cơ sở đấy chứ k fải nói linh tinh đâu vì muốn mua đc chó mèo sịn thì fải có đầy đử những yếu tố sau thì mới mua đc.
1- fải là ng có sức khoẻ ( vì fải đi bộ và léo núi khoảng 20km)
2- fải là ng biết uống rượu ngô ( uống bằng bát, fải uống từ 5 bát trở lên)
3- fải là ng k sợ bẩn ( vì nhà của ng mông rất bẩn)
4- fải là ng hoà nhã k đc coi thường ng dân tộc ( vì ng dân tộc họ có lòng tự trọng dân tộc rất cao)
5- fải ngủ lại với họ 1 đêm ( vì khi uống xong 5 bát rượu thì k thể về đc)
6- khi đã có đầy đủ 5 điều kiện trên thì vẫn có thể k mua đc chó bằng tiền ( vì có thể hộ sẽ tặng mình 1 con hoặc họ sẽ k bán cho mình và mình sẽ fải về không)
 

KimCuong

Active Member
Nhất trí với bác về 6 yếu tố trên nhưng xin bổ sung với bác thêm 1 yếu tố quan trọng nhất: Đó là cách nhìn nhận và đánh giá về con chó định xin hoặc mua. Vì không phải cứ thấy Mông cộc là nháo nhào xin hoặc mua bằng được đâu. Hihi.

Chắc bác ở trên vùng cao cũng rõ, ngay tại các bản làng bây giờ cũng ít có những cá thể có đầy đủ những đặc điểm nổi bật của dòng chó Mông cộc. Chính vì thế mà anh em ta cần tiếp thu đầy đủ các kiến thức về dòng chó này để có cái nhìn tốt nhất của cá thể mình đang theo dõi.

Còn 6 yếu tố mà bác đưa ra thì đương nhiên rồi, nhưng có lẽ cần thêm 1 yếu tố nữa là hệ tiêu hoá của mình phải thật tốt để có thể ăn được những thức ăn cực kỳ dân dã. Hihi

Em không phải là người vùng cao nên chỉ biết có vậy, chờ nhận được ý kiến đóng góp của bác! Thanks./.
 

Shakhi Viet

Active Member
Nếu không có điều thứ 2, thì mình đủ tiêu chuẩn trở thành người HMông rồi.
Vì chó shakhi Viet (gọi theo sir Alex) cũng được một số người gọi là chó Mèo, chó HMông cộc cũng được một số khác gọi là chó Mèo. Bạn TohuuHoang1981 có ý kiến gì không? Tôi nghĩ chắc là đúng cả vì đều là chó được người HMông (Mèo) nuôi.
 
Theo tôi thì phải thế này:

1 => 1 - fải là ng có sức khoẻ ( vì fải đi bộ và leo núi khoảng 20km) => ĐỒNG Ý
4 => 2- fải là ng hoà nhã k đc coi thường ng dân tộc ( vì ng dân tộc họ có lòng tự trọng dân tộc rất cao). CŨNG ĐỒNG Ý. CÓ HOÀ NHÃ MỚI ĐƯỢC MỜI VÀO NHÀ, UỐNG RƯỢU etc.,,,
3 => 3- fải là ng k sợ bẩn ( vì nhà của ng mông rất bẩn). CHƯA CHẮC LẮM. CÓ NHÀ SẠCH, NHÀ BẨN. MÀ ĐƯỢC MỜI VÀO NHÀ MỚI BIẾT BẨN SẠCH CHỨ
2 => 4- fải là ng biết uống rượu ngô ( uống bằng bát, fải uống từ 5 bát trở lên)


5 => Tôi thấy uống xong 5 bát sẽ có các khả năng sau xảy ra:
=> Nếu hợp chuyện => mày thích con chó nào thì ra mà bắt, bắt được con nào lấy con đấy. Tốt hơn nữa thì: Mày thích con nào chỉ đi tao bắt cho
=> Không hợp chuyện => Mày thích con nào chỉ tao bắt cho. Xong trả cả tiền chó lẫn tiền rượt rồi ...t..ú..c.
=> Nếu ghét => Biến nhanh không tao ............


*****
5- fải ngủ lại với họ 1 đêm ( vì khi uống xong 5 bát rượu thì k thể về đc)

Đừng nên ngủ lại. Nguy hiểm lắm các bác ạ! Rượu vào lắm chuyện =)) =)) =))


chào các bác.
trước hết cho e đc cảm ơn các bác đã có 1 tấm lòng rất yêu quý loài chó vùng cao. hiện nay e đang sống và công tác ở hà giang và e cũng rất thích nuôi chó nhà e hiện giờ có 4 chú chó mèo và 1 chú phú quốc. thấy các bác bàn luận về chó h'mông nên e cũng có đôi chút hiểu biết về loài chó này nên xin phép các bác cho e đc có 1 vài ý kiến đóng góp
Theo e đc biết thì tại HN hiện này cũng có rất nhiều ng nuôi chó mèo nhưng e dám chắc 1 điều là có rất ít là chó mèo sịn vì k fải ai cũng mua đc chó mèo sịn đâu. e nói điều này là có cơ sở đấy chứ k fải nói linh tinh đâu vì muốn mua đc chó mèo sịn thì fải có đầy đử những yếu tố sau thì mới mua đc.
1- fải là ng có sức khoẻ ( vì fải đi bộ và léo núi khoảng 20km)
2- fải là ng biết uống rượu ngô ( uống bằng bát, fải uống từ 5 bát trở lên)
3- fải là ng k sợ bẩn ( vì nhà của ng mông rất bẩn)
4- fải là ng hoà nhã k đc coi thường ng dân tộc ( vì ng dân tộc họ có lòng tự trọng dân tộc rất cao)
5- fải ngủ lại với họ 1 đêm ( vì khi uống xong 5 bát rượu thì k thể về đc)
6- khi đã có đầy đủ 5 điều kiện trên thì vẫn có thể k mua đc chó bằng tiền
( vì có thể hộ sẽ tặng mình 1 con hoặc họ sẽ k bán cho mình và mình sẽ fải về không)
 

tohuuhoang1981

New Member
cảm ơn các bác đã đọc bài của e
và khi đọc xong những điều kiện trên bác nào thấy mình có đủ khả năng thì lên hà giang e dẫn đi mua chó
 
Top