Vừa tìm thấy đoạn nói về sự nghiệp giáo dục tại Hà giang mà có sự góp sức của "chó lài". Mọi người kiễn nhẫn đọc đến gần cuối sẽ thấy ở đoạn in đậm.
TUỔI XANH CẮM BẢN
N.Q.H
Tôi bị ám ảnh bởi một câu chuỵên về các thày cô cắm bản: Ở những đỉnh núi cao, những thung lũng heo hút quanh năm chỉ thảng hoặc vài lần có cán bộ địa chất ghé qua, ngày nghỉ các thầy cô trẻ tuổi ấy- để đỡ nhớ miền xuôi phải đi bộ mất hơn nửa ngày ra thị trấn để được…nhìn thấy người. Các thầy cô đứng chôn chân bên đường, nhìn theo hút bóng những chuyến xe khách về xuôi, như tiễn đưa một sự kiện sôi động giữa những ngày yên lặng và cô độc của mình…
Tôi đến trường PTCS Khâu Vai- Mèo Vạc - Hà Giang đúng ngày chợ tình. Trường chính được dự án của Nhà nước xây mới năm 2001, trông bề thế giữa những mỏm núi chỉ chon von những đá nhọn. Trường ngự ngay đầu chợ Khâu Vai, là điểm đô hội nhất xã. Chợ tình mỗi năm chỉ có 1 ngày, người Mông, người Giấy, Nùng, Dao ở các bản cách cả ngày đường cũng tìm về. Đi mãi trong đám đông đặc những người ấy mới tìm ra thầy hiệu trưởng Nguyễn Đức Đường. Thầy bán giải khát, áo ba lỗ, mặt phừng phừng đỏ nhễ nhại mồ hôi. Thầy đang mải miết quay nước mía. Xe nước mía là điều mới mẻ kỳ thú ở xứ sở này, nên người đi chợ quây quần xem thầy quay nước mía hứng thú như xem văn công. Nhưng không mấy ai mua, vì bà con chẳng có tiền. Thầy Đường bỏ xe nước mía về văn phòng đón khách, với vẻ tiếc rẻ rõ rệt.
Thầy Đường đẹp trai, quê ở Cẩm Giàng- Hải Dương, cách Khâu Vai gần 600 km. Thầy về trường đã 9 năm, ở tuổi 35 thầy vẫn chưa có mảnh tình vắt vai. Ngày thầy Đường về Khâu Vai trường học mới chỉ là một dãy nhà tạm trên đồi cao, do dân góp tre nứa lại tự làm. Giữa các lớp học vẫn còn những tảng đá to nằm nghễu nghện một cách vô lý. Trường chỉ có lớp 1 đến lớp 5, thầy trò kỳ cạch phấn đấu mãi, tới 2000 mới có thêm lớp 6 nhô. Thầy Đường học sơ cấp sư phạm 9+1, tự biết trình độ ấy ở dưới xuôi chẳng bao giờ xin được việc, lại thêm chí thèm bay nhảy của tuổi trẻ- nên đã bỏ quê mà về tận Hà Giang. Ở cái tỉnh cực Bắc này, Mèo Vạc là huyện xa nhất, mà Khâu Vai lại còn được coi là “xứ u tì quốc” của Mèo Vạc. Những năm trước, khi 200 km đường từ Hà Giang về Mèo Vạc chưa được rải nhựa, toàn lô nhô những đá hòn đá tảng nằm úp như đoàn binh mũ cối- nghĩ đến chuyện về xuôi thăm nhà thầy Đường lại ớn lạnh. Có Tết về nhà nghỉ, vừa tạm quên cơn say xe, lại hấp tấp soạn đồ để lên trường- nghỉ Tết được hơn chục ngày, đã mất toi 6 ngày trời lắc lư trên đường. Xa xôi thế nên các thầy cô cắm bản ở đây phải tự “giản tiện” những nỗi nhớ của mình. Để đỡ bị dằn vặt bởi những nhu cầu được gặp gỡ, được nhìn thấy, được chạm vào người thân….
Gắn bó với 9 năm cắm bản của thầy Đường là những thay da đổi thịt của sự học xứ Khâu Vai. Trường được xây 2 tầng, cũng ốp mái tôn đỏ như dưới xuôi, học trò không còn kê bảng trên đá tảng để viết, mà đã có bàn ghế đồng bộ thơm nức mùi vec-ni. Đó là trường chính, còn 20 điểm trường cắm ở các bản nhỏ rải rác trên núi thì vẫn xiêu vẹo cột mục mái gianh, học trò có em vẫn tiện mang dê đi thả ăn cỏ ở đầu hồi lớp học. Trường Khâu Vai hiện có 780 học sinh từ lớp 1- lớp 8 và 50 thầy cô giáo. Trong đó chỉ có 3 cô quê chính tại Khâu Vai, 47 thầy cô còn lại quê đều xa mù tắp. Đi cắm bản năm đầu còn hớn hở nghĩ chuyện hết hạn 3 năm sẽ được trở về xuôi. Nhưng về được cũng chẳng dễ, phải có chỗ sẵn sàng tiếp nhận. Mà những chỗ sẵn sàng ấy, thời buổi này không tiền, không quyền, không quen biết- tìm ra được thật khó khăn tột bực! Thầy cô cắm bản toàn nhà nghèo, gia đình thành phần cơ bản không nông dân thì cũng công nhân- lấy đâu ra thế với chả lực để “bật” được về xuôi! Thôi thì tuổi xuân cống hiến đâu cũng là cống hiến, ngoảnh đi ngoảnh lại đã nặng tình với đất với người, hết 3 năm không còn muốn rời xa Mèo Vạc.
Thầy cô cắm bản trẻ măng, lên Khâu Vai mới ngoài 20 xuân xanh. Dạy cùng, trồng rau nuôi gà cùng, ốm đau tự chăm sóc nhau, rồi an ủi vỗ về nhau những khi nhớ nhà đến chảy nước mắt - kết thúc có hậu và rất tự nhiên là các thầy cô sẽ yêu nhau. Trường Khâu Vai có gần 20 cặp vợ chồng đã đẹp duyên như thế. Ở đâu có mái ấm gia đình, ở đó sẽ là quê hương. Thầy hiệu phó Nguyễn Văn Hoàng và cô giáo Ma Thị Mai giờ đã coi Khâu Vai là quê hương thứ 2 của mình. Cô Mai nhà ở Tuyên Quang, vùng đó nổi tiếng vì nhan sắc con gái. Cô Mai lên Khâu Vai từ năm 2000, suốt 2 năm đầu hàng đêm chỉ ôm gối khóc. Cô không hình dung nghề “kỹ sư tâm hồn” lại khổ thế, tuổi xuân như bị bỏ quên giữa rừng xanh núi đỏ, lớp học sau mỗi ngày chủ nhật lại vắng đi vài học sinh, cô phải xuống bản năn nỉ từng em quay lại lớp. Cô Mai dạy lớp 1, loay hoay mất cả tháng trời cô trò không ai hiểu ai nói gì. Vậy là cô lại đi học tiếng H’mông để nói chuyện với các em. Trước khi dậy cái chữ, thầy cô ở đây phải dậy học trò nói và hiểu được tiếng phổ thông. Cô Mai xinh gái đã “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn” trái tim thầy Hoàng hiệu phó 26 tuổi. Năm 2002 họ tổ chức đám cưới, nhà trường dành cho đôi vợ chồng son 1 “căn phòng hạnh phúc”- vốn là 1/3 lớp học được ngăn lại. Cô Mai có con, 2 năm đầu vừa dạy học vừa chạy đáo về nhà để canh chừng con bé. Giờ ra chơi cô giáo ngồi đầu hè lớp trật áo cho con “ti”. Con bé lên 3 phải đưa về gửi ông bà nội tít tận Phú Thọ. Mỗi năm thầy Hoàng cô Mai chỉ được về thăm con mỗi dịp hè và Tết. Nhiều lúc nhớ con đến phát cuồng mà chịu, vì ngay cả điện thoại cũng chẳng có mà gọi. Cô Mai cười ngượng nghiụ khi nhớ về những ngày hay ôm gối khóc: “Giờ thì đừng hòng bảo em xa Khâu Vai nhé. Ở đây em đã có tổ ấm, lòng đã yêu đất này. Về tết cứ nhấp nhổm nhớ học sinh, nhớ trường – chỉ nóng lòng trở về Mèo Vạc…”.
Đứng trên đỉnh Pó Ngần ngửa mặt là đụng phải mây trời. Cả Pó Ngần chỉ có 20 nóc nhà. Trẻ con ở đây nhất định không chịu xuống núi đi học . Đi vận động bà con cũng nhạt nhẽo: “trẻ con đi học hết thì lấy người đâu đi chăn dê, bẻ ngô?”. Để xoá mù đỉnh Pó Ngần, trường Khâu Vai cắm 3 điểm trường để các em không phải trèo núi đi học xa. Cô giáo Đào Thị Vững nhận điểm trường Pó Ngần C với 8 học sinh, các em tuổi từ 7-11 nhưng cùng trình độ lớp 2. Để thuyết phục phụ huynh đồng ý cho con em mình đi học, cô Vững phải đến từng nhà, xắn áo đi bẻ ngô, gánh củi, xay đậu đỡ việc cho học sinh. Cô Vững người Chiêm Hoá- Tuyên Quang, lên Mèo Vạc đã được 11 năm trời, cô đã quen ăn mèn mén hơn ăn cơm. Dân bản Pó Ngần đã coi cô giáo Vững là ruột thịt. Cô giáo ốm, người già vào rừng hái lá thuốc, người trẻ chạy bộ ra trạm xá xã gọi y tá. Thương cô giáo, bà con có sản vật thường mang lên trường biếu. Cô giáo chỉ dám nhận rau cải và ngô, gà và trứng không nhận vì đối với những người dân nghèo này, từng ấy đã đủ coi là “tài sản”.
Lớp học ở đỉnh Pó Ngần là một căn nhà chỉ có cột mà không có vách. Nắng không che được, mưa càng không chắn được. Mùa đông ở đây lạnh dưới 5 độ C, gió thổi hun hút qua vách nhà trống, cả cô và trò đánh đàn răng lập cập, môi tái bợt vì rét. Lạnh đến nỗi cô giáo cầm phấn viết không nổi, miết được một chữ viên phấn rơi mấy lần. “Nhà” của cô Vững là căn phòng chưa đầy 10m2 nối ngay liền lớp học. Một cái hòm tôn đựng quần áo, chiếc giường đơn, bàn viết, dăm ba cái nồi cũ- ấy là toàn bộ gia tài của cô giáo miền xuôi. Câu khẩu hiệu “quý xăng như máu” đúng với cách cô Vững ứng xử với nước. Muốn có 1 can nước sạch, cô giáo phải gánh ngược 1km đường dốc núi. Cô Vững ở đỉnh Pó Ngần cách biệt với trường chính và trung tâm xã cả một dãy nũi. Chỉ ngày họp trường, hoặc phiên chợ cô mới xuống núi. Cô giáo toàn cuốc bộ, vì không có xe đạp. Kể ra dành dụm cũng có thể mua xe, nhưng dốc núi cao như thế cũng chẳng có đường đi. Ngoài giờ lên lớp, cô Vững chỉ bạn bầy với Gấu, một chú chó Lài màu đen tuyền. Lúc mang Gấu về nuôi, nó mới bé bằng nắm tay, thường nhai bút và dép của cô giáo lúc ngứa răng. Cô giáo ăn gì, khẩu phần của Gấu cũng như vậy. Gấu lớn nhanh, quả cảm và trung thành. Đêm, Gấu canh không cho thú rừng bén mảng đến gần nhà cô giáo. Ngày, Gấu nghếch mõm ngủ ngon lành ngay ở cửa lớp học. Cô Vững về họp trường, hay xuống chợ- Gấu lóc cóc chạy theo, không bao giờ cách cô Vững quá 2 bước chân.
Cô Vững đã 29, cái tuổi đã bị coi là “cứng”. Thầy giáo cắm bản ở Khâu Vai đều ít tuổi hơn cô, trai bản thì nói rằng “quý cô giáo lắm, nhưng không lấy cô giáo đâu vì nó không biết làm ngô”. Mỗi mùa trăng qua đi, cô giáo lại gầy mảnh hơn, đuôi mắt xuất hiện những nếp nhăn mới -cô vẫn chưa được yêu lần nào. Chợ tình Khâu Vai, cô giáo xuống núi để được nhìn thấy đông người cho đỡ nhớ, chứ không có ai để hò hẹn….
Khi tôi đã về Hà Nội, những lúc kẹt xe chờ thông đường tôi miên man nhớ con đường lên Khâu Vai xóc đến “tuột ruột ngựa”. Tôi bị ám ảnh khôn nguôi bởi ánh nhìn rất buồn của cô giáo Vững. Ánh mắt ấy cách đây 11 năm, ở tuổi 18 hẳn trong vắt, không đượm chút lo âu. Tôi nhớ cả cái dáng tất tả quay xe nước mía của thầy hiệu trưởng Đường, nhớ căn phòng hạnh phúc đơn sơ mà cô giáo Mai hết lòng vun vén. Có thể tôi “thương vay” chăng, khi cứ bùi ngùi thế này?Những thầy cô giáo tôi đã gặp trên Khâu Vai đâu có cho mình là tội nghiệp, họ cũng đâu cần “tấn phong” sứ mệnh của mình là gùi con chữ xoá mù cho vùng cao! Tuổi xanh cắm bản của họ hồn nhiên không tính đếm, họ đã yêu đất và người ở đấy. Và họ có thêm một quê hương lam lũ và nặng nghĩa để không muốn rời xa…
TUỔI XANH CẮM BẢN
N.Q.H
Tôi bị ám ảnh bởi một câu chuỵên về các thày cô cắm bản: Ở những đỉnh núi cao, những thung lũng heo hút quanh năm chỉ thảng hoặc vài lần có cán bộ địa chất ghé qua, ngày nghỉ các thầy cô trẻ tuổi ấy- để đỡ nhớ miền xuôi phải đi bộ mất hơn nửa ngày ra thị trấn để được…nhìn thấy người. Các thầy cô đứng chôn chân bên đường, nhìn theo hút bóng những chuyến xe khách về xuôi, như tiễn đưa một sự kiện sôi động giữa những ngày yên lặng và cô độc của mình…
Tôi đến trường PTCS Khâu Vai- Mèo Vạc - Hà Giang đúng ngày chợ tình. Trường chính được dự án của Nhà nước xây mới năm 2001, trông bề thế giữa những mỏm núi chỉ chon von những đá nhọn. Trường ngự ngay đầu chợ Khâu Vai, là điểm đô hội nhất xã. Chợ tình mỗi năm chỉ có 1 ngày, người Mông, người Giấy, Nùng, Dao ở các bản cách cả ngày đường cũng tìm về. Đi mãi trong đám đông đặc những người ấy mới tìm ra thầy hiệu trưởng Nguyễn Đức Đường. Thầy bán giải khát, áo ba lỗ, mặt phừng phừng đỏ nhễ nhại mồ hôi. Thầy đang mải miết quay nước mía. Xe nước mía là điều mới mẻ kỳ thú ở xứ sở này, nên người đi chợ quây quần xem thầy quay nước mía hứng thú như xem văn công. Nhưng không mấy ai mua, vì bà con chẳng có tiền. Thầy Đường bỏ xe nước mía về văn phòng đón khách, với vẻ tiếc rẻ rõ rệt.
Thầy Đường đẹp trai, quê ở Cẩm Giàng- Hải Dương, cách Khâu Vai gần 600 km. Thầy về trường đã 9 năm, ở tuổi 35 thầy vẫn chưa có mảnh tình vắt vai. Ngày thầy Đường về Khâu Vai trường học mới chỉ là một dãy nhà tạm trên đồi cao, do dân góp tre nứa lại tự làm. Giữa các lớp học vẫn còn những tảng đá to nằm nghễu nghện một cách vô lý. Trường chỉ có lớp 1 đến lớp 5, thầy trò kỳ cạch phấn đấu mãi, tới 2000 mới có thêm lớp 6 nhô. Thầy Đường học sơ cấp sư phạm 9+1, tự biết trình độ ấy ở dưới xuôi chẳng bao giờ xin được việc, lại thêm chí thèm bay nhảy của tuổi trẻ- nên đã bỏ quê mà về tận Hà Giang. Ở cái tỉnh cực Bắc này, Mèo Vạc là huyện xa nhất, mà Khâu Vai lại còn được coi là “xứ u tì quốc” của Mèo Vạc. Những năm trước, khi 200 km đường từ Hà Giang về Mèo Vạc chưa được rải nhựa, toàn lô nhô những đá hòn đá tảng nằm úp như đoàn binh mũ cối- nghĩ đến chuyện về xuôi thăm nhà thầy Đường lại ớn lạnh. Có Tết về nhà nghỉ, vừa tạm quên cơn say xe, lại hấp tấp soạn đồ để lên trường- nghỉ Tết được hơn chục ngày, đã mất toi 6 ngày trời lắc lư trên đường. Xa xôi thế nên các thầy cô cắm bản ở đây phải tự “giản tiện” những nỗi nhớ của mình. Để đỡ bị dằn vặt bởi những nhu cầu được gặp gỡ, được nhìn thấy, được chạm vào người thân….
Gắn bó với 9 năm cắm bản của thầy Đường là những thay da đổi thịt của sự học xứ Khâu Vai. Trường được xây 2 tầng, cũng ốp mái tôn đỏ như dưới xuôi, học trò không còn kê bảng trên đá tảng để viết, mà đã có bàn ghế đồng bộ thơm nức mùi vec-ni. Đó là trường chính, còn 20 điểm trường cắm ở các bản nhỏ rải rác trên núi thì vẫn xiêu vẹo cột mục mái gianh, học trò có em vẫn tiện mang dê đi thả ăn cỏ ở đầu hồi lớp học. Trường Khâu Vai hiện có 780 học sinh từ lớp 1- lớp 8 và 50 thầy cô giáo. Trong đó chỉ có 3 cô quê chính tại Khâu Vai, 47 thầy cô còn lại quê đều xa mù tắp. Đi cắm bản năm đầu còn hớn hở nghĩ chuyện hết hạn 3 năm sẽ được trở về xuôi. Nhưng về được cũng chẳng dễ, phải có chỗ sẵn sàng tiếp nhận. Mà những chỗ sẵn sàng ấy, thời buổi này không tiền, không quyền, không quen biết- tìm ra được thật khó khăn tột bực! Thầy cô cắm bản toàn nhà nghèo, gia đình thành phần cơ bản không nông dân thì cũng công nhân- lấy đâu ra thế với chả lực để “bật” được về xuôi! Thôi thì tuổi xuân cống hiến đâu cũng là cống hiến, ngoảnh đi ngoảnh lại đã nặng tình với đất với người, hết 3 năm không còn muốn rời xa Mèo Vạc.
Thầy cô cắm bản trẻ măng, lên Khâu Vai mới ngoài 20 xuân xanh. Dạy cùng, trồng rau nuôi gà cùng, ốm đau tự chăm sóc nhau, rồi an ủi vỗ về nhau những khi nhớ nhà đến chảy nước mắt - kết thúc có hậu và rất tự nhiên là các thầy cô sẽ yêu nhau. Trường Khâu Vai có gần 20 cặp vợ chồng đã đẹp duyên như thế. Ở đâu có mái ấm gia đình, ở đó sẽ là quê hương. Thầy hiệu phó Nguyễn Văn Hoàng và cô giáo Ma Thị Mai giờ đã coi Khâu Vai là quê hương thứ 2 của mình. Cô Mai nhà ở Tuyên Quang, vùng đó nổi tiếng vì nhan sắc con gái. Cô Mai lên Khâu Vai từ năm 2000, suốt 2 năm đầu hàng đêm chỉ ôm gối khóc. Cô không hình dung nghề “kỹ sư tâm hồn” lại khổ thế, tuổi xuân như bị bỏ quên giữa rừng xanh núi đỏ, lớp học sau mỗi ngày chủ nhật lại vắng đi vài học sinh, cô phải xuống bản năn nỉ từng em quay lại lớp. Cô Mai dạy lớp 1, loay hoay mất cả tháng trời cô trò không ai hiểu ai nói gì. Vậy là cô lại đi học tiếng H’mông để nói chuyện với các em. Trước khi dậy cái chữ, thầy cô ở đây phải dậy học trò nói và hiểu được tiếng phổ thông. Cô Mai xinh gái đã “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn” trái tim thầy Hoàng hiệu phó 26 tuổi. Năm 2002 họ tổ chức đám cưới, nhà trường dành cho đôi vợ chồng son 1 “căn phòng hạnh phúc”- vốn là 1/3 lớp học được ngăn lại. Cô Mai có con, 2 năm đầu vừa dạy học vừa chạy đáo về nhà để canh chừng con bé. Giờ ra chơi cô giáo ngồi đầu hè lớp trật áo cho con “ti”. Con bé lên 3 phải đưa về gửi ông bà nội tít tận Phú Thọ. Mỗi năm thầy Hoàng cô Mai chỉ được về thăm con mỗi dịp hè và Tết. Nhiều lúc nhớ con đến phát cuồng mà chịu, vì ngay cả điện thoại cũng chẳng có mà gọi. Cô Mai cười ngượng nghiụ khi nhớ về những ngày hay ôm gối khóc: “Giờ thì đừng hòng bảo em xa Khâu Vai nhé. Ở đây em đã có tổ ấm, lòng đã yêu đất này. Về tết cứ nhấp nhổm nhớ học sinh, nhớ trường – chỉ nóng lòng trở về Mèo Vạc…”.
Đứng trên đỉnh Pó Ngần ngửa mặt là đụng phải mây trời. Cả Pó Ngần chỉ có 20 nóc nhà. Trẻ con ở đây nhất định không chịu xuống núi đi học . Đi vận động bà con cũng nhạt nhẽo: “trẻ con đi học hết thì lấy người đâu đi chăn dê, bẻ ngô?”. Để xoá mù đỉnh Pó Ngần, trường Khâu Vai cắm 3 điểm trường để các em không phải trèo núi đi học xa. Cô giáo Đào Thị Vững nhận điểm trường Pó Ngần C với 8 học sinh, các em tuổi từ 7-11 nhưng cùng trình độ lớp 2. Để thuyết phục phụ huynh đồng ý cho con em mình đi học, cô Vững phải đến từng nhà, xắn áo đi bẻ ngô, gánh củi, xay đậu đỡ việc cho học sinh. Cô Vững người Chiêm Hoá- Tuyên Quang, lên Mèo Vạc đã được 11 năm trời, cô đã quen ăn mèn mén hơn ăn cơm. Dân bản Pó Ngần đã coi cô giáo Vững là ruột thịt. Cô giáo ốm, người già vào rừng hái lá thuốc, người trẻ chạy bộ ra trạm xá xã gọi y tá. Thương cô giáo, bà con có sản vật thường mang lên trường biếu. Cô giáo chỉ dám nhận rau cải và ngô, gà và trứng không nhận vì đối với những người dân nghèo này, từng ấy đã đủ coi là “tài sản”.
Lớp học ở đỉnh Pó Ngần là một căn nhà chỉ có cột mà không có vách. Nắng không che được, mưa càng không chắn được. Mùa đông ở đây lạnh dưới 5 độ C, gió thổi hun hút qua vách nhà trống, cả cô và trò đánh đàn răng lập cập, môi tái bợt vì rét. Lạnh đến nỗi cô giáo cầm phấn viết không nổi, miết được một chữ viên phấn rơi mấy lần. “Nhà” của cô Vững là căn phòng chưa đầy 10m2 nối ngay liền lớp học. Một cái hòm tôn đựng quần áo, chiếc giường đơn, bàn viết, dăm ba cái nồi cũ- ấy là toàn bộ gia tài của cô giáo miền xuôi. Câu khẩu hiệu “quý xăng như máu” đúng với cách cô Vững ứng xử với nước. Muốn có 1 can nước sạch, cô giáo phải gánh ngược 1km đường dốc núi. Cô Vững ở đỉnh Pó Ngần cách biệt với trường chính và trung tâm xã cả một dãy nũi. Chỉ ngày họp trường, hoặc phiên chợ cô mới xuống núi. Cô giáo toàn cuốc bộ, vì không có xe đạp. Kể ra dành dụm cũng có thể mua xe, nhưng dốc núi cao như thế cũng chẳng có đường đi. Ngoài giờ lên lớp, cô Vững chỉ bạn bầy với Gấu, một chú chó Lài màu đen tuyền. Lúc mang Gấu về nuôi, nó mới bé bằng nắm tay, thường nhai bút và dép của cô giáo lúc ngứa răng. Cô giáo ăn gì, khẩu phần của Gấu cũng như vậy. Gấu lớn nhanh, quả cảm và trung thành. Đêm, Gấu canh không cho thú rừng bén mảng đến gần nhà cô giáo. Ngày, Gấu nghếch mõm ngủ ngon lành ngay ở cửa lớp học. Cô Vững về họp trường, hay xuống chợ- Gấu lóc cóc chạy theo, không bao giờ cách cô Vững quá 2 bước chân.
Cô Vững đã 29, cái tuổi đã bị coi là “cứng”. Thầy giáo cắm bản ở Khâu Vai đều ít tuổi hơn cô, trai bản thì nói rằng “quý cô giáo lắm, nhưng không lấy cô giáo đâu vì nó không biết làm ngô”. Mỗi mùa trăng qua đi, cô giáo lại gầy mảnh hơn, đuôi mắt xuất hiện những nếp nhăn mới -cô vẫn chưa được yêu lần nào. Chợ tình Khâu Vai, cô giáo xuống núi để được nhìn thấy đông người cho đỡ nhớ, chứ không có ai để hò hẹn….
Khi tôi đã về Hà Nội, những lúc kẹt xe chờ thông đường tôi miên man nhớ con đường lên Khâu Vai xóc đến “tuột ruột ngựa”. Tôi bị ám ảnh khôn nguôi bởi ánh nhìn rất buồn của cô giáo Vững. Ánh mắt ấy cách đây 11 năm, ở tuổi 18 hẳn trong vắt, không đượm chút lo âu. Tôi nhớ cả cái dáng tất tả quay xe nước mía của thầy hiệu trưởng Đường, nhớ căn phòng hạnh phúc đơn sơ mà cô giáo Mai hết lòng vun vén. Có thể tôi “thương vay” chăng, khi cứ bùi ngùi thế này?Những thầy cô giáo tôi đã gặp trên Khâu Vai đâu có cho mình là tội nghiệp, họ cũng đâu cần “tấn phong” sứ mệnh của mình là gùi con chữ xoá mù cho vùng cao! Tuổi xanh cắm bản của họ hồn nhiên không tính đếm, họ đã yêu đất và người ở đấy. Và họ có thêm một quê hương lam lũ và nặng nghĩa để không muốn rời xa…