• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Sa pa mùa xuân!

Status
Không mở trả lời sau này.

coi77

Member
@ Còi: Hehe, chú nói rồi đấy nhé. May quá tìm được ông đỡ rượu cho mình rồi. Lần trước lên uống rượu & thắng cố ở nương nhà ông Liên, có mỗi đàn chó con mà 6 ông đếm đi đếm lại mãi, cuối cùng chả ông nào đúng cả ...
Em thì xin đôi chén rồi còn chụp ảnh ngắm chim chứ =))=))=))

:praying::praying::praying: cầu trời cho con trúng quả còn yên tâm đi chơi
 

TaiVenh

Active Member
Hì hì, post thêm vài cái ảnh lấy khí thế:


Sapa trong sương




Chợ Bắc Hà và bà con người Hmong
 

TaiVenh

Active Member
Chơi chợ Bắc Hà

(VietNamNet) - Cao nguyên trắng mùa này, màu trắng của hoa mơ, hoa mận vừa nhường chỗ cho màu xanh quả non, nhưng Bắc Hà vẫn rất tuyệt không khí trong veo, rượu Bắc Hà nồng ấm, phở chua bản Phố, thắng cố bò của người Mông...


Chợ ngựa Bắc Hà

Xem ngựa, chó, heo... ăn thắng cố!

Nếu là du khách lên với vùng cao nguyên trắng này chắc chắn ai cũng muốn ghé chợ Bắc Hà, đây là một trong những phiên chợ nổi tiếng vì còn giữ được vẻ nguyên sơ và mang đậm nét đặc trưng của bà con dân tộc vùng cao.


Nói đến chợ Bắc Hà là nói đến chợ ngựa.
Nhưng chợ ngựa thời điểm này đã bớt sống động so với trước, có lẽ do nhu cầu đi lại và chở hàng của bà con ở đây cũng đã được ’’san sẻ’’ với nhiều phương tiện khác như xe thồ, xe ôm, ô tô... Hoặc cũng có thể do đang xây chợ mới nên địa điểm họp chợ bị thu hẹp. Hoặc do chợ họp phiên hàng tuần nên mua bán cũng dễ dàng chứ không khó khăn như trước. Cảnh chợ ngựa cũng bớt phần quần tụ, nhộn nhịp...

Vài chục con ngựa được xếp ở ngay ven đường nhựa, người Mông, người Dao, người Kinh, và cả người nước ngoài đến chợ, đứng... ngắm ngựa là chủ yếu. Việc mua bán trao đổi cũng không nhiều.


30 phút quan sát cũng chỉ thấy 1 con ngựa được mua với giá 3 triệu đồng, mà người mua cũng phải loay hoay thử cưỡi đến mệt nhoài. Tiếng võ ngựa lóc cóc khi được người mua cưỡi thử trên đường bê tông hoá, mặc dù nơi ’’nó’’ phục vụ là đường dốc núi gồ ghề...

Thử ngựa

Thuận mua vừa bán rồi nhưng phải... kiểm tra tiền đã!


Tới chợ ngựa, yên tâm vấn đề vệ sinh môi trường.

Anh Vàng Văn Trung, bản Na Hội là một trong 10 chủ xe ngựa thồ ở chợ Bắc Hà cho biết, người dân mua ngựa về chủ yếu là để thồ hàng nhưng để luyện được một con ngựa thồ hàng cũng không dễ gì. Có nhà mua đến 3-4 con mà không thuần được con nào chở hàng.

Những năm gần đây, các dịch vụ chở thuê đã phát triển, riêng gia đình anh Vàng Văn Trung cũng huấn luyện được 2 con ngựa chuyên thồ hàng thuê, thậm chí có ngày anh chở người thuê lên bản Phố, mỗi ngày cũng thu nhập trung bình 100 nghìn đồng.


Không chỉ mua bán ngựa, chợ Bắc Hà cũng là nơi bà con mua bán rất nhiều chó và lợn. Cả một góc chợ inh ỏi tiếng chó sủa, lợn kêu. Những chú chó bông trắng với đôi mắt như ngọc không phải vùng nào cũng có, nhiều khách du lịch muốn mua về xuôi nhưng nghe nói giống chó này chỉ thích nghi được ở vùng cao, mang về miền xuôi là không ’’thọ’’ lâu được - đành phải cầm lòng! Giá một con chó ở Bắc Hà dao động trên dưới 100 nghìn đồng.


Lợn vừa... đẹp vừa... ngon!

Lợn ở đây mang ra chợ bán chủ yếu là để về nuôi, những chú lợn đen sẫm, mông cong lưng võng, những chú lợn trắng lông dài tua tủa... Bất cứ nhà hàng miền xuôi nào chuyên đặc sản lợn miền núi chắc cũng không kìm lòng trước những chú ỉn nhìn cũng biết là... bì thật giòn, thịt thật thơm! Mỗi phiên chợ hàng tuần như thế cũng ’’tiêu thụ’’ hàng trăm con lợn.

Khách đi chợ Bắc Hà khi mỏi gối chồn chân, ai cũng thích ’’lạc’’ vào hàng thắng cố bò của vợ chồng anh Vàng A Thìn cuối chợ. Thắng cố vốn là món ruột của bà con vùng cao ở đây, rất nhiều người dân từ xa về chợ mang theo những túi cơm trắng, họ vào quán gọi một bát thắng cố to rồi xúc ăn với cơm ngon lành.



Ăn cơm nhà với thắng cố chợ


Ngay cả du khách đến chợ cũng không thể không dừng chân trước nồi thắng cố nghi ngút khói trong tiết trời vốn đặc trưng se lạnh của vùng cao. Người đã biết ăn nên ’’nghiền’’, người thì ăn thử cho biết, thậm chí cả mấy ông bà Tây cũng say mê ’’ẩm thực’’ món này.


Anh Vàng A Thìn cho biết, bây giờ, người dân ở đây cũng ’’sành’’ ăn, họ chỉ thích ăn thắng cố bò và dửng dưng với thắng cố ngựa hoặc trâu. Mỗi ngày, anh Vàng A Thìn cũng bán hết 2 nồi thắng cố bò, trọng lượng khoảng 80kg. Mỗi bát thắng cố giá từ 15-20 nghìn đồng.


Những ấn tượng về phiên chợ vùng cao


Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng là cảnh người bán ngựa giơ những đồng tiền mệnh giá 500.000 lên soi rất lâu và rất kỹ, ở các phiên chợ trước cũng có vài người bị trả tiền giả.


Tuy nhiên, có 1 điều thú vị là, ở khu chợ dành riêng cho ngựa này, còn có cả người dọn vệ sinh- một hình ảnh rất đẹp về công tác giữ môi trường ở miền núi cao này.


Ấn tượng tiếp theo là những hàng bán khăn áo và các sản phẩm mặc của bà con vùng cao. Một du khách hỏi mua 1 chiếc khăn dạng thổ cẩm, sau khi trả giá 40.000 đồng, người bán nói với người mua: ’’Khăn này em lấy từ miền xuôi lên, giá mua gốc cũng không thấp bằng đó!


Đẹp không?


Một bộ vòng dạng bạc 3 chiếc bán với giá chưa đầy 100.000 đồng, người bán hàng cũng ’’thật thà’’ nói: ’’Vòng này giả bạc thôi, lấy đâu ra bạc thật, mà bạc thật cũng lấy đâu giá đó mà bán nên đừng mặc cả làm gì!’’


Giữa chợ có một hàng bán đĩa với đầy đủ đĩa CD, VCD, DVD rất đông khách, cách mua của bà con ở đây không giống với người thành thị, họ cầm đĩa lên ngắm, xem thật lâu, dừng lại ở những đĩa nhạc trẻ có hình người mẫu nghệ sỹ đẹp, bắt mắt, trước khi mua dè dặt hỏi đĩa gì, có ’’hay’’ không? (vì không có ’’đầu đĩa’’ ngay tại chỗ mà đọc thử! - PV).


Ở một góc chợ, cô bán hàng thổ cẩm người dân tộc Nùng đang cười rất tươi với hai bà Tây và cùng nhau xem những tấm hình vừa được chụp kỷ niệm. Dù khác biệt ngôn ngữ, nhưng hai bên cùng thốt lên một tiếng rất chung: ’’Đẹp, đẹp’’!


Anh Vàng A Sử, vừa là dân bản địa ở đây cũng vừa là cán bộ thuế gắn bó đến quen mặt tại chợ phiên Bắc Hà cho biết, những năm gần đây, khách du lịch cũng bắt đầu lên Bắc Hà nhiều, nhất là người nước ngoài.


’’Không chỉ khách du lịch mà chính người dân chúng tôi ở đây cũng yêu thích mảnh đất này vì nó đẹp nguyên sơ, không khí trong lành chưa có ô nhiễm. Ai cũng thích đi chợ phiên để gặp nhau, để uống rượu ngô Bắc Hà, ăn phở chua bản Phố, ăn thắng cố bò của người Mông... đơn giản vậy thôi!’’- anh Sử nói.


Một số hình ảnh đẹp ở chợ phiên Bắc Hà:

Con cũng xuống chợ

Nụ cười Bắc Hà

Đẹp, đẹp!
 

TaiVenh

Active Member
Phóng sự ảnh: Phiên chợ Bắc Hà cuối năm

Mỗi sáng chủ nhật, người dân lại nô nức kéo nhau lên Bắc Hà (VnMedia)

Gần Tết, Bắc Hà sương mù trắng đỉnh núi. Người, ngựa, hàng hoá rồng rắn kéo lên. Chợ phiên cuối năm nên đông đúc và trù phú lắm.

7h sáng, thị trấn Bắc Hà đã bắt đầu hoạt náo, tiếng người gọi nhau, tiếng trâu ngựa tạo nên những thanh âm không thể lẫn được của chợ phiên vùng cao.


Dắt ngựa xuống chợ

7h sáng, chợ Bắc Hà đã đông người

Tất cả những thực phẩm cần thiết đều được bán ở đây

Có gà...

Lợn giống...

Và những chú cún con

Đàn ông thì đến chợ để cắt tóc...

Hút điếu thuốc lào đặc sản Tây Bắc

Quây quần bên bình rượu Bắc Hà ấm nồng, chảo thắng cố

Còn phụ nữ thì chọn lựa những bộ trang phục đẹp nhất

Cho mình và cho cả gia đình diện Tết

Tết về rồi, thiếu lá rong thì đâu còn hương vị của chiếc bánh chưng nữa

Hàng đã bán xong, mẹ con ngồi đợi chồng để cùng về

Chợ tan, mọi người kéo nhau ra về với đầy đủ những thứ cần thiết trong ngày Xuân
 
xin đặt cục gạch bác liên sapa và bác tùng sapa 1 em tóc vàng hoe nhé hi hi bảo bao nhiêu lần lên thăm anh em mà chưa có dịp nếu bác nào rảnh thì trước hôm đi 1 ngày alô em cái cho em nhớ vì tính em hay quên lắm.
 

KimCuong

Active Member
Nhìn ảnh cụ già ngồi mơ màng bên gói thuốc lào và điếu cày Tây Bắc mà KC bồi hồi nhớ lại lần đầu tiên lên Sapa gặp mặt anh em trên đó. Hihihihi!!!!




Hẹn gặp các anh thứ 6 tuần sau, chắc lại 1 mình KC đơn thương độc mã phi xe ôm lên Sapa Hội tụ quần hùng.
 

DavidHHH

Member
@David: Chú chưa đi SP lần nào thì nên cố, bỏ phí lắm đấy.
Hic hic, em biết chứ nhưng còn phải cố gắng lắm bác ạ. Bỏ phí đợt này thì chẳng biết đến bao giờ mới đi được.
 

TaiVenh

Active Member
Sau các thông tin đã có được, em post lại lịch trình như sau, mời các bác cho ý kiến tiếp:

Ngày 1 - Thứ 5 / 19 tháng 2 (Hanoi - Lào Cai)
20.30 : Gặp nhau tại ga Hà nội. Đi tầu du lịch lên Lào Cai (khoang nằm 4, điều hoà)

Ngày 2 - Thứ 6 / 20 tháng 2 (Lào Cai - Sapa)

06.30 Đến ga Lào Cai. Xe ô tô sẽ đợi sẵn đưa đoàn lên Sapa (? Xe nào đấy các bác nhỉ?). Nhận phòng tại nhà nghỉ Việt Thành của Anh Thúy Sa Pa.
08.30 Ăn sáng tại nhà Đinh Tùng và thống nhất lại chương trình đi bản.
18.30 - XXX : Ăn tiệc khoanh chân (Chúc mừng năm mới, Chúc mừng Vietpet) (Các bác SP bố trí hộ 2 món cổ truyền là thắng cố ngựa và rau cải mèo + các loại rau xanh đặc sản khác của SP nhé. Nhiều rau vào ạ !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!).

Ngày 3 - Thứ 7 / 21 tháng 2 (Sapa - Bắc Hà).

Chắc không kịp đi chợ phiên sáng Cán Cấu đâu các bác ạ. Vì vậy cũng không cần phải dậy sớm làm gì, nhất là sau trận giao lưu tối hôm thứ 6. Em đề xuất thế này:

08.30 : khởi hành từ Sa Pa
12.30 - chiều: Thăm quan, thăm một số bản người Hmong tại si ma cai, Cán Cấu. Buổi chiều quay về Bắc Hà
06.00 : nhận nhà nghỉ và buổi tối giao lưu với AE BHi.

Ngày 4 - Chủ nhật / 22 tháng 2
(Bắc Hà - Lào Cai - Hà Nội)

07.00 - 10.00: Tác chiến tại chợ Bắc Hà.
11.00 Ăn thắng cố tại chợ BH
14.00 Từ Bh ra lao cai - Ăn tối tại Lào Cai và khênh AE lên tầu về Hà nội.

Hẹn gặp lại Sa Pa mùa Xuân năm 2010.
 
Theo tôi thì chương trình của chúng ta như vậy là ổn lắm rồi vì sau khi kiểm tra từ nhiều nguồn thì đúng là nên tập trung vào chợ Bắc Hà, cho nên ngủ đêm tại đó là chuẩn nhất.

Về xe ô tô sáng ngày thứ 6 từ Lào Cai lên Sapa. Mình đề nghị là để anh em HN đi xe bus du lịch cho chủ động (đã đặt cùng với vé tầu - giá là 40k/ người / lượt) vì tầu có thể đến sớm hoặc muộn chút ít. Chúng ta sẽ thống nhất là gặp nhau tay bắt mặt mừng là ở nhà anh Thành.

Xe cho 2 ngày (Sapa - Cán Cấu - Simacai - Bắc Hà - Lào Cai) thì chúng ta thuê 1 xe 16 chỗ (sau khi hỏi 7 chỗ - Everest thì giá cũng chả rẻ được là bao). Giá tốt nhất mình hỏi được là 1.500.000 VND trọn gói. Nhờ anh em trên đó hỏi nếu được giá mềm hơn thì tuyệt.

Thông tin chốt đến lúc này là :
Chương trình : Ok
Vé Tầu : Ok (6 vé Hanoi - lào cai - hà Nội)
Xe ô tô : Ok
Ăn + ngủ : Ok

Như vậy chúng ta chỉ còn chờ các anh em xác nhận lại sự tham gia nữa là chuyến đi của chung ta đã thành công được 50%.
 

TaiVenh

Active Member
Tks bác PN. Quá OK rồi.

Giờ thì nhờ bác Liên bổ xung kỹ hơn một chút cho anh em phần chương trình trên BH, Si, Cán Cấu nhé. Theo em hiểu thì trên đó mật độ các bản người Hmong dày đặc hơn so với các khu vực khác. Nhờ bác kiếm hộ mấy bản đẹp đẹp (để phục vụ chú Còi chụp ảnh, ngắm chim) và nhiều chó (để phục vụ ae còn lại) nhé.

Bác Liên hỏi các đại ca trên đấy xem những ai sẽ đi cùng đoàn lên BH nhé. Bác Thúy thì chắc là đi được rồi, còn bác Tùng, bác Sơn không biết có bận bịu nhà hàng không?
 

liensapa

Member
Ngày 2 - Thứ 6 / 20 tháng 2 (Lào Cai - Sapa)

06.30 Đến ga Lào Cai. Xe ô tô sẽ đợi sẵn đưa đoàn lên Sapa (? Xe lên Sa pa rất sẵn các bác cứ suống tầu ra đến cửa ga là có khoảng 30 xe đi tuyến Sa Pa giá vé từ 30-35 k?). Nhận phòng tại nhà nghỉ Việt Thành của Anh Thúy Sa Pa.
08.30 Ăn sáng tại nhà Đinh Tùng và thống nhất lại chương trình đi bản.
18.30 - XXX : Ăn tiệc khoanh chân tại nhà Liensapa(Chúc mừng năm mới, Chúc mừng Vietpet)...?
Ngày 3 - Thứ 7 / 21 tháng 2 (Sapa - Bắc Hà).

06.00 : khởi hành từ Sa Pa
09.00 - Thăm chợ cán cấu họp vào sáng thứ 7
11h Nhận phòng (vụ này em sẽ liên hệ mượn phòng để giảm chi phí) ăn trưa tại si ma cai, Buổi chiều thăm quan bản H"Mông do bạn em là người H"Mông bản địa làm hướng dẫn .
Tối giao lưu với AE Si... bạn học của em là người dân tộc địa phương và các chiến sĩ BDBP tiện thể các bác tìm hiểu thêm về phong tục, tập quán của Đồng bào và chiến sĩ vùng biên nhé

Ngày 4 - Chủ nhật / 22 tháng 2
(Si...-Bắc Hà - Lào Cai - Hà Nội)

07.00 - 10.00: Tác chiến tại chợ Si...vì chợ này họp vào sáng chủ nhật các bác sẽ được chứng kiến chó,gà, lợn cắp nách theo đúng nghĩa
08.30 về chợ BH
14.00 Từ Bh ra lao cai - Ăn tối tại Lào Cai và khênh AE lên tầu về Hà nội.

Hẹn gặp lại Sa Pa mùa Xuân năm 2010.[/QUOTE]
Xe đi Sa Pa -Si...-Bắc Hà-Lào Cai em đã hỏi và tham khảo Chủ nhật này sẽ chốt lại sau
Thêm một số hình ảnh và bài viết mới về Bắc Hà tại link này:
http://dantri.com.vn/c20/s20-307494/sung-so-ve-dep-hoa-man-tam-hoa.htm
 

ngoc khoa

Member
anh ơi không có đường từ sâp đi thăng lào cai đâu !!! mà chỉ có đi qua lao cai thui ... em lam hương dẫn ở sa pa 2 năm rùi mà
 

TaiVenh

Active Member
Cám ơn bác Ngoc Khoa nhé. Sau khi tham khảo bản đồ và thông tin của bạn, Bọn mình đã quyết định đi qua Lào Cai rồi.

@bác Liên: Vụ giao lưu với anh em trên Simachai, nhất là với Bộ đội BP làm em ngại quá. Không biết uống rượu mà ngồi với mấy bác này thì dễ toi lắm. Bác có kế nào thì giúp em để sáng sau còn được đi chơi chợ nhé.
 

TaiVenh

Active Member
Sững sờ vẻ đẹp hoa mận Tam Hoa

(Dân trí) - Vùng cao Bắc Hà không chỉ nổi tiếng với chợ phiên sắc màu thổ cẩm Mông mà còn làm say lòng du khách bởi vẻ đẹp mê đắm của hoa mận Tam Hoa khi mùa xuân về.

Từ những cành mận giống lạ của Trung Quốc xin cách đây gần 30 năm, ông kỹ sư nông nghiệp Vũ Đức Lợi, trạm trưởng trạm nghiên cứu giống cây ăn quả Bắc Hà và người dân ở đây đã lai ghép thành công với mận chua địa phương để tạo ra giống mận quý đã thành thương hiệu: mận Tam Hoa.

Hiện nay, huyện Bắc Hà đã trở thành một vùng trồng cây mận Tam Hoa rộng hơn 1.000 héc ta , lớn nhất tỉnh Lào Cai và cả vùng miền núi phía bắc, với sản lượng hàng năm từ 10-15 ngàn tấn, mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân địa phương.

Mấy ngày gần đây, trời nắng ấm, mận Tam Hoa nở trắng vườn rừng ở các xã Bản Phố, Tả Chải, Na Hối, Lầu Thí Ngài, Nậm Mòn… tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp cho vùng du lịch Bắc Hà khi xuân mới đang về. Không ít đoàn khách du lịch quốc tế từ thị trấn du lịch Sa Pa sang thăm và nhiều nghệ sỹ nhiếp ảnh từ khắp mọi miền đã lên Bắc Hà chiêm ngưỡng và ghi lại vẻ đẹp của vùng mận Tam Hoa có một không hai, được mệnh danh là “vùng cao nguyên trắng” của Tây Bắc này.

Mời bạn đọc chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh khiết đến say lòng người của hoa mận Tam Hoa, mà PV đã ghi lại được những ngày đầu tháng 2.



















Phạm Ngọc Bằng
 

KimCuong

Active Member
Hội hát giao duyên đầu xuân ở Tả Phìn (Sa Pa).

Đầu xuân Kỷ Sửu, xã Tả Phìn (Sa Pa) tổ chức hội hát giao duyên, thu hút rất đông đồng bào địa phương cùng khách du lịch đến trẩy hội.


Khai hội là lễ rước cô dâu qua làng, các trai tài, gái sắc áo quần thổ cẩm rược rỡ đua tài hát và múa giao duyên sôi động, tạo ra nét văn hoá đặc sắc của đồng bào vùng cao. Bên cạnh đó, hội hát giao duyên còn tổ chức các cuộc thi: Kéo co, bắn nỏ, bịt mắt bắt dê… được mọi người tích cực tham gia.

Tả Phìn là xã phát triển du lịch của huyện Sa Pa. Việc tổ chức hội hát giao duyên ở đây là nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của nhân dân các dân tộc và góp phần thúc đẩy cho hoạt động du lịch phát triển.

Nguồn: Báo Lào Cai
 

KyCauGo

Chủ Nhiệm CLB Cuối Tuần Hà Nội
Tôi vừa có dịp ghé thăm SaPa và được anh em đón tiếp rất ân cần nhiệt tình,nhưng đặc biệt được Liên SaPa tặng đàn chó mông cộc màu đen he...he quả là của quý .Xin cám ơn anh Tùng ,anh Thúy,và chú Liên nhé,chắc hè này phải trở lại thăm SaPa quá ,ở đó phong cảnh thật đẹp và hiếu khách
 
Giờ G đã điểm rồi. Bác TaiVenh tập hợp và cho cái danh sách cuối cùng cái nhỉ. Mình xác nhận lần nữa là có 2 suất tham gia (mình và cậu em làm cũng văn phòng - đam mê du lịch). Chương trình thì cơ bản theo như bác gợi ý của bác Liên Sapa, nếu cần thiết thì mình có thể thay đổi chút.

@LienSapa : anh Liên cho biết luôn tình hình xe cộ thế nào cái nhé (xe 16 chỗ đi 2 ngày 21 + 22 tháng 2 đó).

Mong sớm nhận được thông tin cập nhật cuối cùng.
Thân!
 

KimCuong

Active Member
Đã chắc chắn em không đi được! Hẹn các bác dịp khác. Chúc thành công!
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top