6. Huấn luyện chó tìm kiếm các vật theo dấu vết của người huấn luyện
Đối với những con chó có hứng thú tìm kiếm đồ vật (đặc biệt là những con chó tính hung dữ rất yếu hoặc rất mạnh) thì có thể huấn luyện chúng việc đánh hơi theo dấu vết của người huấn luyện bằng các vật thể.
Người huấn luyện tìm một địa hình phù hợp cho việc tập luyện và buộc chó vào gốc cây. Sau đó cầm vật mồi và bắt đầu dền dứ chó, sao cho không để nó vồ được vật thể đó. Sau khi đã làm cho chó tức giận, người huấn luyện bỏ đi và gây nên một con đường mang dấu vết từ 75-100m, theo một hình vòng cung. Tại điểm tận cùng của con đường, người huấn luyện chó đặt vật mồi tại đó và trở về theo đúng con đường đã đi. Để tạo được các dấu vết khá đậm, người huấn luyện nên kéo lê giầy lệt sệt trên đường đi hoặc buộc dây kéo vật thể theo sau người.
Sau khi đi theo con đường cũ trở về, người huấn luyện đi tới chó và ra lệnh "theo", đồng thời giơ hay tay ra hiệu cho chó là ở anh ta không còn vật mồi đó nữa. Sau đó, người huấn luyện tháo dây buộc và chỉ vào các dấu vết rồi ra lệnh "dấu vết" và dẫn chó đi theo con đường mang dấu vết. Việc điều khiển chó đánh hơi cũng giống như trong các phương pháp đã kể trước.
Ở tại điểm tận cùng, người huấn luyện dẫn chó tới vật thể đó và khi chó nhặt vật đó lên thì người huấn luyện ra lệnh cho nó "đưa đây" và cầm lấy vật thể, đồng thời cổ vũ chó và thưởng cho nó bánh kẹo rồi dẫn chó đi dạo.
Mỗi một buổi học, bài tập được lặp lại 2-3 lần và mỗi một lần mức độ phức tạp phải nâng cao hơn.
Ta biết rằng, mục đích cuối cùng của quá trình huấn luyện đó là việc tìm ra được người chứ không phải vật. Do đó, phải chuyển chó từ chỗ đánh hơi người huấn luyện sang đánh hơi người giúp việc mang chính vật mồi. Với mục đích đó trên một địa hình đã chọn trước, người huấn luyện buộc chó vào gốc cây và đặt trước nó sao cho chó không thể vồ được. Người giúp việc theo chỉ thị ra khỏi hầm và từ từ đi tới gần chó. Sau đó nhặt lấy vật mồi vung vẩy vật đó trên đầu chó để kích động chó, rồi bỏ đi để lại một dấu vết 200 - 250m có hình vòng cung. Tại điểm tận cùng, anh ta đặt vật đó lại và nấp kín vào hầm. Người huấn luyện đưa chó đi đánh hơi và cuối cùng nhận lại đồ vật từ chó, và nhớ việc cổ vũ khen ngợi và tặng thưởng bánh ngọt cho chó. Sau đó, người giúp việc từ trong hầm bất ngờ tấn công vào chó. Người huấn luyện phải tạo điều kiện cho chó rồi giữ được áo của người giúp việc. Sau một cuộc vật lộn ngắn ngủi với chó, người giúp việc vùng dậy bỏ chạy, tạo nên một dấu vết mới 100-150m. Việc lùng sục theo dấu vết này cũng được kết thúc bằng kết quả bắt giữ được người giúp việc. Tới thời điểm này cần phải dạy cho chó cách đuổi bắt người chạy trốn.
Kết quả của những bài luyện tập đó đã tạo cho chó thói quen đánh hơi sục sạo tìm người. Ngoài ra còn gây cho chúng được thói quen thành thạo phân biệt được các mùi vị của đồ vật của người giúp việc để lại trên các vật thể. Về sau, mức độ phức tạp càng được nâng dần lên và trên dấu vết còn có cả những vật thể khác.
Ưu điểm của phương pháp này là chó lần theo dấu vết một cách bình tĩnh và ngay trong những buổi học đầu tiên, chó đã có thể nhặt các vật thể trên các dấu vết.
Nhưng cần hiểu rằng, không phải tất cả mọi con chó đều hứng thú đi theo dấu vết của người huấn luyện. Ngoài ra, luyện tập cho chó theo phương pháp này đòi hỏi khá nhiều thời gian.
Đối với những con chó có hứng thú tìm kiếm đồ vật (đặc biệt là những con chó tính hung dữ rất yếu hoặc rất mạnh) thì có thể huấn luyện chúng việc đánh hơi theo dấu vết của người huấn luyện bằng các vật thể.
Người huấn luyện tìm một địa hình phù hợp cho việc tập luyện và buộc chó vào gốc cây. Sau đó cầm vật mồi và bắt đầu dền dứ chó, sao cho không để nó vồ được vật thể đó. Sau khi đã làm cho chó tức giận, người huấn luyện bỏ đi và gây nên một con đường mang dấu vết từ 75-100m, theo một hình vòng cung. Tại điểm tận cùng của con đường, người huấn luyện chó đặt vật mồi tại đó và trở về theo đúng con đường đã đi. Để tạo được các dấu vết khá đậm, người huấn luyện nên kéo lê giầy lệt sệt trên đường đi hoặc buộc dây kéo vật thể theo sau người.
Sau khi đi theo con đường cũ trở về, người huấn luyện đi tới chó và ra lệnh "theo", đồng thời giơ hay tay ra hiệu cho chó là ở anh ta không còn vật mồi đó nữa. Sau đó, người huấn luyện tháo dây buộc và chỉ vào các dấu vết rồi ra lệnh "dấu vết" và dẫn chó đi theo con đường mang dấu vết. Việc điều khiển chó đánh hơi cũng giống như trong các phương pháp đã kể trước.
Ở tại điểm tận cùng, người huấn luyện dẫn chó tới vật thể đó và khi chó nhặt vật đó lên thì người huấn luyện ra lệnh cho nó "đưa đây" và cầm lấy vật thể, đồng thời cổ vũ chó và thưởng cho nó bánh kẹo rồi dẫn chó đi dạo.
Mỗi một buổi học, bài tập được lặp lại 2-3 lần và mỗi một lần mức độ phức tạp phải nâng cao hơn.
Ta biết rằng, mục đích cuối cùng của quá trình huấn luyện đó là việc tìm ra được người chứ không phải vật. Do đó, phải chuyển chó từ chỗ đánh hơi người huấn luyện sang đánh hơi người giúp việc mang chính vật mồi. Với mục đích đó trên một địa hình đã chọn trước, người huấn luyện buộc chó vào gốc cây và đặt trước nó sao cho chó không thể vồ được. Người giúp việc theo chỉ thị ra khỏi hầm và từ từ đi tới gần chó. Sau đó nhặt lấy vật mồi vung vẩy vật đó trên đầu chó để kích động chó, rồi bỏ đi để lại một dấu vết 200 - 250m có hình vòng cung. Tại điểm tận cùng, anh ta đặt vật đó lại và nấp kín vào hầm. Người huấn luyện đưa chó đi đánh hơi và cuối cùng nhận lại đồ vật từ chó, và nhớ việc cổ vũ khen ngợi và tặng thưởng bánh ngọt cho chó. Sau đó, người giúp việc từ trong hầm bất ngờ tấn công vào chó. Người huấn luyện phải tạo điều kiện cho chó rồi giữ được áo của người giúp việc. Sau một cuộc vật lộn ngắn ngủi với chó, người giúp việc vùng dậy bỏ chạy, tạo nên một dấu vết mới 100-150m. Việc lùng sục theo dấu vết này cũng được kết thúc bằng kết quả bắt giữ được người giúp việc. Tới thời điểm này cần phải dạy cho chó cách đuổi bắt người chạy trốn.
Kết quả của những bài luyện tập đó đã tạo cho chó thói quen đánh hơi sục sạo tìm người. Ngoài ra còn gây cho chúng được thói quen thành thạo phân biệt được các mùi vị của đồ vật của người giúp việc để lại trên các vật thể. Về sau, mức độ phức tạp càng được nâng dần lên và trên dấu vết còn có cả những vật thể khác.
Ưu điểm của phương pháp này là chó lần theo dấu vết một cách bình tĩnh và ngay trong những buổi học đầu tiên, chó đã có thể nhặt các vật thể trên các dấu vết.
Nhưng cần hiểu rằng, không phải tất cả mọi con chó đều hứng thú đi theo dấu vết của người huấn luyện. Ngoài ra, luyện tập cho chó theo phương pháp này đòi hỏi khá nhiều thời gian.