19. Dạy chó vượt chướng ngại vật
Tập vượt chướng ngại vật sẽ giúp cho chó phát triển thể lực, tăng thêm tính thông minh, lòng dũng cảm và phối hợp hành động. Thói quen vượt chướng ngại vật là rất cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Những kích thích có điều kiện: mệnh lệnh "tiến" và động tác vẫy tay phải về hướng có chướng ngại vật
Những kích thích không điều kiện: thưởng mồi cho chó, kéo căng dây dắt và những động tác khác của người huấn luyện viên
Để bắt chó vượt chướng ngại vật, người ta sử dụng những phản ứng cơ bản vốn có ở chó, đó là phản ứng tự vệ bị động và phản ứng thức ăn.
Dạy chó vượt chướng ngại vật phải tuân thủ đúng những điều kiện và những quy tắc sau:
Dạy trên bãi tập đặc biệt có bố trí những chướng ngại vật khác nhau (như rào chắn, thang, hào, hố, cầu thăng bằng). Sau đó nên sử dụng những hàng rào các kiểu, tường chắn, hào (rãnh) thường gặp trong quá trình luyện tập trên sân bãi để làm chướng ngại vật.
Phải bắt đầu tập từ những động tác dễ nhất. Ví dụ, bắt đầu phải dạy chó vượt chướng ngại vật (rào chắn) không cao (đến 60-70cm), vượt rào hẹp (đến 1m) và tiếp tục tăng thêm điều kiện luyện tập có chú ý đến tình trạng sức khoẻ và mức độ huấn luyện của chó.
Để tránh gặp phải những trường hợp bất trắc, nên thường xuyên cho chó vượt chướng ngại vật từ những hướng khác nhau.
Trước mỗi chướng ngại vật và sau khi vượt qua chướng ngại vật đó, chó phải tự ngồi xuống và đợi lệnh của người huấn luyện viên. Đó là điều rất cần thiết để hoàn chỉnh tốt nhiệm vụ.
Khi vượt chướng ngại vật không được để chó bị tổn thương (vấp đau). Sau mỗi lần vượt chướng ngại vật xong phải động viên chó. Những bài tập có liên quan đến động tác nhảy, không lên cho chó tập ngay sau khi chó vừa ăn.
Những ngày đầu dạy chó vượt một chướng ngại vật bất kỳ nào để cần phải bắt đầu từ cho chó làm quen với chướng ngại vật bằng cách cho chó đi dạo chơi sát đó.
19.1. Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện
Để huấn luyện cho chó động tác vượt chướng ngại vật kiểu này, người ta làm tường chắn giả chắc chắn và ổn định, có chiều cao giới hạn là 2m, chiều rộng là 2,5m. Phần đất ở cả hai phía chân tường giả này phải được xới tơi. Vấn đề làm tường giả phải tháo dời được để có thể mang đi lưu động.
Những động tác đầu tiên phải được tập với tốc độ cao của tường giả không quá 60-70cm.
Có thể tập phản xạ có điều kiện bằng một số phương pháp.
Phương pháp thứ nhất: Người huấn luyện viên cùng với chó nhảy qua tường giả. khi đứng cách xa chướng ngại vật 5-6m, tay trái người huấn luyện viên dắt chó bằng dây dắt ngắn. Sau đó chạy đến gần chướng ngại vật và nhảy vọt lên, đồng thời kéo chó nhảy theo. Trong khi đang nhảy, ra lệnh "tiến". Khi chó vừa mới vượt qua chướng ngại vật phải kịp thời động viên thưởng mồi cho chó.
Động tác này được tập đi tập lại nhiều lần. Sau đó, người huấn luyện viên không nhảy cùng với chó mà chạy đến gần chướng ngại vật và ra lệnh "tiến", bắt chó tự nhảy qua. Người huấn luyện viên nhanh chóng vượt sang phía bên kia chướng ngại vật và động viên chó.
Phương pháp thứ hai: Người huấn luyện viên dắt cho bằng dây dắt dài, đưa chó tiến đến gần chướng ngại vật còn khoảng cách 2-3m, ném đầu dây dắt qua phía bên kia và bước qua theo dây dắt.
Sau đó gọi chó "lại đây", dùng dây dắt kéo cho chó vượt qua. Lúc chó đang nhảy hô "tiến", và sau đó thưởng mồi cho chó, cho chó đi dạo chơi.
Hai phương pháp vừa trình bày trên đây là những phương pháp chủ yếu và phổ biến nhất. Nếu không có điều kiện dạy chó vượt qua chướng ngại vật bằng những phương pháp này thì có thể áp dụng các phương pháp khác.
Phương pháp thứ ba: Xua chó hãy ra ngoạm vật, nhảy qua chướng ngại vật, đuổi theo vật gì đó do người ném đi ở hướng phía trước mặt chó. Lúc chó nhảy, ra lệnh "tiến".
Phương pháp thứ tư: Bắt những con chó đã quen nhảy giỏi lần lượt nhảy qua chướng ngại vật. Thả cho cần dạy nhảy theo những con đã biết nhảy. Đôi khi phương pháp này đạt kết quả tốt.
Nếu khi nghe lệnh "tiến", chó tự nhảy một cách mạnh dạn qua chướng ngại vật, thì khi đó có thể bổ sung thêm những điều kiện huấn luyện sau:
- Tăng dần chiều cao của chướng ngại vật
- Luyện giữ chó trước khi nhảy
- Dạy chó nhảy qua chướng ngại vật khác nhau: bụi rậm, bằng rào gỗ…
Cứ sau 3-4 lần tập nhảy, phải tăng chiều cao của chướng ngại vật lên 10-15cm. Khi tăng chiều cao của chướng ngại vật, một số chó sợ không dám nhảy. Trong trường hợp này, người huấn luyện viên phải giúp chó khi chó đang nhảy. Lúc chó chưa nhảy tới chướng ngại vật, người huấn luyện viên đỡ cho chó trước vào mép trên của chướng ngại vật. Cũng đúng lúc đó, người huấn luyện viên hô "tiến". Dùng dây dắt để thúc chó nhảy phải biết cách, không làm cho chó bị đau vì nếu bị đau, chó sẽ từ chối không chịu nhảy nữa.
Mỗi khi chó nhảy đạt được yêu cầu, người huấn luỵên viên phải kịp thời nhảy theo sang qua chướng ngại vật thì phải giảm tốc độ cao đó xuống. Nếu chó bị đau hoặc bị mệt quá do tập nhiều thì không nên cho chó tiếp tục vượt chướng ngại vật nữa, mà phải cho nó nghỉ.
Khi chó đã quen nhảy thạo qua chướng ngại vật, cần luyện động tác giữ cho chó trước và sau khi nhảy. Để tập động tác này, khi chó chó ngồi cách chướng ngại vật khoảng 3-4m, người huấn luyện viên đứng cách chó một bước ở bên phải và phía trước, đồng thời ra lệnh "ngồi". Khi chó định nhảy qua chướng ngại vật, người huấn luyện viên lại nhắc lại mệnh lệnh 'ngồi" và giật dây dắt. Sau khi giữ chó không lâu, khoảng 10-15 giây, người huấn luyện viên ra lệnh hoặc làm hiệu cho chó vượt qua chướng ngại vật.
Không nên cho chó tập nhảy qua những chướng ngại vật cao quá 2m, vì trong hoàn cảnh thực tế chó rất ít gặp những trường hợp như thế.
Không nên cho chó tập nhảy ở khoảng cách quá gần (dưới 3-4m), vì không lấy đà chó có thể không nhảy qua được chướng ngại vật. Những trường hợp như thế làm cho chó sợ chướng ngại vật và từ chối không chịu nhảy.
Tuỳ theo mức độ tăng chiều cao của chướng ngại vật mà chuyển sang dạy chó động tác nhảy không có dây dắt. Khi vượt chướng ngại vật cao, chó đeo dây dắt có thể sẽ bị vướng và làm chó đau.
Ở giai đoạn cuối của thời kỳ luyện tập động tác này, song song với việc tăng cường thói quen cho chó vượt chướng ngại vật tiêu chuẩn, cần luyện cho chó vượt tốt những chướng ngại vật tự nhiên khác nhau khi làm nhiệm vụ khám xét hiện trường và tìm dấu vết.
Nếu theo mệnh lệnh lần đầu hoặc cử chỉ làm hiệu, chó vượt qua các chướng ngại vật khác nhau có chiều cao đến 2m một cách thành thạo, lúc đó là chó đã có thói quen vượt chướng ngại vật.
19.1. Những thiếu sót có thể có ở huấn luyện viên
1. Tăng chiều cao của chướng ngại vật không tính đến khả năng của thể lực và mức độ được huấn luyện của chó, làm cho chó từ chối không chịu vượt qua chướng ngại vật.
2. Thường hay tập những động tác vượt chướng ngại vật gây cho chó bị mệt mỏi và từ chối không chịu vượt qua chướng ngại vật nữa.
3. Cho chó vượt chướng ngại vật chỉ từ một phía và theo trình tự giống nhau
Tập vượt chướng ngại vật sẽ giúp cho chó phát triển thể lực, tăng thêm tính thông minh, lòng dũng cảm và phối hợp hành động. Thói quen vượt chướng ngại vật là rất cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Những kích thích có điều kiện: mệnh lệnh "tiến" và động tác vẫy tay phải về hướng có chướng ngại vật
Những kích thích không điều kiện: thưởng mồi cho chó, kéo căng dây dắt và những động tác khác của người huấn luyện viên
Để bắt chó vượt chướng ngại vật, người ta sử dụng những phản ứng cơ bản vốn có ở chó, đó là phản ứng tự vệ bị động và phản ứng thức ăn.
Dạy chó vượt chướng ngại vật phải tuân thủ đúng những điều kiện và những quy tắc sau:
Dạy trên bãi tập đặc biệt có bố trí những chướng ngại vật khác nhau (như rào chắn, thang, hào, hố, cầu thăng bằng). Sau đó nên sử dụng những hàng rào các kiểu, tường chắn, hào (rãnh) thường gặp trong quá trình luyện tập trên sân bãi để làm chướng ngại vật.
Phải bắt đầu tập từ những động tác dễ nhất. Ví dụ, bắt đầu phải dạy chó vượt chướng ngại vật (rào chắn) không cao (đến 60-70cm), vượt rào hẹp (đến 1m) và tiếp tục tăng thêm điều kiện luyện tập có chú ý đến tình trạng sức khoẻ và mức độ huấn luyện của chó.
Để tránh gặp phải những trường hợp bất trắc, nên thường xuyên cho chó vượt chướng ngại vật từ những hướng khác nhau.
Trước mỗi chướng ngại vật và sau khi vượt qua chướng ngại vật đó, chó phải tự ngồi xuống và đợi lệnh của người huấn luyện viên. Đó là điều rất cần thiết để hoàn chỉnh tốt nhiệm vụ.
Khi vượt chướng ngại vật không được để chó bị tổn thương (vấp đau). Sau mỗi lần vượt chướng ngại vật xong phải động viên chó. Những bài tập có liên quan đến động tác nhảy, không lên cho chó tập ngay sau khi chó vừa ăn.
Những ngày đầu dạy chó vượt một chướng ngại vật bất kỳ nào để cần phải bắt đầu từ cho chó làm quen với chướng ngại vật bằng cách cho chó đi dạo chơi sát đó.
19.1. Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện
Để huấn luyện cho chó động tác vượt chướng ngại vật kiểu này, người ta làm tường chắn giả chắc chắn và ổn định, có chiều cao giới hạn là 2m, chiều rộng là 2,5m. Phần đất ở cả hai phía chân tường giả này phải được xới tơi. Vấn đề làm tường giả phải tháo dời được để có thể mang đi lưu động.
Những động tác đầu tiên phải được tập với tốc độ cao của tường giả không quá 60-70cm.
Có thể tập phản xạ có điều kiện bằng một số phương pháp.
Phương pháp thứ nhất: Người huấn luyện viên cùng với chó nhảy qua tường giả. khi đứng cách xa chướng ngại vật 5-6m, tay trái người huấn luyện viên dắt chó bằng dây dắt ngắn. Sau đó chạy đến gần chướng ngại vật và nhảy vọt lên, đồng thời kéo chó nhảy theo. Trong khi đang nhảy, ra lệnh "tiến". Khi chó vừa mới vượt qua chướng ngại vật phải kịp thời động viên thưởng mồi cho chó.
Động tác này được tập đi tập lại nhiều lần. Sau đó, người huấn luyện viên không nhảy cùng với chó mà chạy đến gần chướng ngại vật và ra lệnh "tiến", bắt chó tự nhảy qua. Người huấn luyện viên nhanh chóng vượt sang phía bên kia chướng ngại vật và động viên chó.
Phương pháp thứ hai: Người huấn luyện viên dắt cho bằng dây dắt dài, đưa chó tiến đến gần chướng ngại vật còn khoảng cách 2-3m, ném đầu dây dắt qua phía bên kia và bước qua theo dây dắt.
Sau đó gọi chó "lại đây", dùng dây dắt kéo cho chó vượt qua. Lúc chó đang nhảy hô "tiến", và sau đó thưởng mồi cho chó, cho chó đi dạo chơi.
Hai phương pháp vừa trình bày trên đây là những phương pháp chủ yếu và phổ biến nhất. Nếu không có điều kiện dạy chó vượt qua chướng ngại vật bằng những phương pháp này thì có thể áp dụng các phương pháp khác.
Phương pháp thứ ba: Xua chó hãy ra ngoạm vật, nhảy qua chướng ngại vật, đuổi theo vật gì đó do người ném đi ở hướng phía trước mặt chó. Lúc chó nhảy, ra lệnh "tiến".
Phương pháp thứ tư: Bắt những con chó đã quen nhảy giỏi lần lượt nhảy qua chướng ngại vật. Thả cho cần dạy nhảy theo những con đã biết nhảy. Đôi khi phương pháp này đạt kết quả tốt.
Nếu khi nghe lệnh "tiến", chó tự nhảy một cách mạnh dạn qua chướng ngại vật, thì khi đó có thể bổ sung thêm những điều kiện huấn luyện sau:
- Tăng dần chiều cao của chướng ngại vật
- Luyện giữ chó trước khi nhảy
- Dạy chó nhảy qua chướng ngại vật khác nhau: bụi rậm, bằng rào gỗ…
Cứ sau 3-4 lần tập nhảy, phải tăng chiều cao của chướng ngại vật lên 10-15cm. Khi tăng chiều cao của chướng ngại vật, một số chó sợ không dám nhảy. Trong trường hợp này, người huấn luyện viên phải giúp chó khi chó đang nhảy. Lúc chó chưa nhảy tới chướng ngại vật, người huấn luyện viên đỡ cho chó trước vào mép trên của chướng ngại vật. Cũng đúng lúc đó, người huấn luyện viên hô "tiến". Dùng dây dắt để thúc chó nhảy phải biết cách, không làm cho chó bị đau vì nếu bị đau, chó sẽ từ chối không chịu nhảy nữa.
Mỗi khi chó nhảy đạt được yêu cầu, người huấn luỵên viên phải kịp thời nhảy theo sang qua chướng ngại vật thì phải giảm tốc độ cao đó xuống. Nếu chó bị đau hoặc bị mệt quá do tập nhiều thì không nên cho chó tiếp tục vượt chướng ngại vật nữa, mà phải cho nó nghỉ.
Khi chó đã quen nhảy thạo qua chướng ngại vật, cần luyện động tác giữ cho chó trước và sau khi nhảy. Để tập động tác này, khi chó chó ngồi cách chướng ngại vật khoảng 3-4m, người huấn luyện viên đứng cách chó một bước ở bên phải và phía trước, đồng thời ra lệnh "ngồi". Khi chó định nhảy qua chướng ngại vật, người huấn luyện viên lại nhắc lại mệnh lệnh 'ngồi" và giật dây dắt. Sau khi giữ chó không lâu, khoảng 10-15 giây, người huấn luyện viên ra lệnh hoặc làm hiệu cho chó vượt qua chướng ngại vật.
Không nên cho chó tập nhảy qua những chướng ngại vật cao quá 2m, vì trong hoàn cảnh thực tế chó rất ít gặp những trường hợp như thế.
Không nên cho chó tập nhảy ở khoảng cách quá gần (dưới 3-4m), vì không lấy đà chó có thể không nhảy qua được chướng ngại vật. Những trường hợp như thế làm cho chó sợ chướng ngại vật và từ chối không chịu nhảy.
Tuỳ theo mức độ tăng chiều cao của chướng ngại vật mà chuyển sang dạy chó động tác nhảy không có dây dắt. Khi vượt chướng ngại vật cao, chó đeo dây dắt có thể sẽ bị vướng và làm chó đau.
Ở giai đoạn cuối của thời kỳ luyện tập động tác này, song song với việc tăng cường thói quen cho chó vượt chướng ngại vật tiêu chuẩn, cần luyện cho chó vượt tốt những chướng ngại vật tự nhiên khác nhau khi làm nhiệm vụ khám xét hiện trường và tìm dấu vết.
Nếu theo mệnh lệnh lần đầu hoặc cử chỉ làm hiệu, chó vượt qua các chướng ngại vật khác nhau có chiều cao đến 2m một cách thành thạo, lúc đó là chó đã có thói quen vượt chướng ngại vật.
19.1. Những thiếu sót có thể có ở huấn luyện viên
1. Tăng chiều cao của chướng ngại vật không tính đến khả năng của thể lực và mức độ được huấn luyện của chó, làm cho chó từ chối không chịu vượt qua chướng ngại vật.
2. Thường hay tập những động tác vượt chướng ngại vật gây cho chó bị mệt mỏi và từ chối không chịu vượt qua chướng ngại vật nữa.
3. Cho chó vượt chướng ngại vật chỉ từ một phía và theo trình tự giống nhau