• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Kiến thức chung về huấn luyện chó

Status
Không mở trả lời sau này.

Hoan2008

Member
28.9. Những sai sót của người huấn luyện viên dẫn đến gây cho chó có thói quen không cần thiết đối với một số kích thích làm lạc hướng

Điều kiện huấn luyện chó phải xuất phát từ những mục tiêu nhằm sau này sử dụng chó làm nghiệp vụ. Những kích thích làm lạc hướng của môi trường bên ngoài (chim chóc, thú nhà và thú hoang), những dấu vết có mùi của súc vật ... có thể là những nguyên nhân gây cho chos có mối quan hệ có điều kiện không thích hợp. Thông thường những hiện tượng đó xảy ra trong những trường hợp khi người chuyên gia không kịp thời gian ngăn chặn những hành động chó đuổi theo chim chóc, gia súc và tấn công vào những đối tượng đó, đôi khi người đó chủ tâm xuỵt chó đuổi cắn các con vật đó. Những hành động sai trái đó của người huấn luyện viên sẽ tạo cho chó cơ hội phát triển những thói quen không tốt khác nhau, ví dụ hay thích tấn công đàn gia súc, rượt theo dấu vết có mùi của thú hoang...

Khi sử dụng những chó như thế, chúng sẽ bị những kích thích lạ làm lạc hướng, rất hay bị chuyển từ dấu vết có mùi của tội phạm sang dấu vết của thú vật, và chính vì thế mà không hoàn thành được nhiệm vụ theo yêu cầu đặt ra. Có thể đề phòng những nết xấu tương tự của chó bằng cách cho chó luyện tập thường xuyên và linh hoạt với những kích thích làm lạc hướng, kịp thời ngăn chặn những hành động không thích hợp của chó có áp dụng những kích thích cơ bản học.

Nếu thường xuyên dùng xe ô tô để chở chó đến chỗ luyện tập hoặc đến khu vực làm nhiệm vụ. Để chó tự đi bộ sẽ gây cho chó những kích thích nhất định nào đó của các bộ phận phân tích tiền đình và mô cơ song song với những kích thích thị giác, thính giác và các kích thích khác. Tất cả những hiện tượng đó gây ra một phản ứng nhất định nào đó với xe ô tô như: muốn đi bộ, run sợ và nằm trên xe. Những thói quen không thích hợp đó thường gây khó khăn cho việc dùng chó nghiệp vụ để tìm dấu vết có mùi, điều tra một khu vực hiện trường gần đường... Trong quá trình luyện thói quen kỷ luật chung cho chó luyện thói quen phản ứng bình tĩnh với xe ô tô.

Trong quá trình huấn luyện, chó bị hấp thụ hàng loạt những thói quen không thích hợp là do người huấn luyện viên và người giúp việc có những quan hệ và hành động không đúng. Điều kiện cơ bản không thực hiện, đó là quan hệ của chó với người giúp việc và với người lạ. Thường thường sau khi kết thúc công việc điều tra theo dấu vết và bắt giữ người giúp việc, người huấn luyện viên cùng với chó đi bên cạnh người giúp việc hoặc thả người đó ngồi nghỉ cùng với người giúp việc, ngay trước mặt chó mà không giao (nộp) cho người khác: Tác phong đó làm giảm tính công kích (tấn công) của chó đối với người lạ (người giúp việc của huấn luyện viên), và tính tích cực của phản ứng tìm kiếm theo dấu vết của người nói chung. Ngoài ra, không được xuỵt chó cắn những người huấn luyện đứng bên cạnh hoặc những người lạ khác. Hay nói một cách khác đi là chó sẽ luôn luôn công kích và tấn công vào những người khác mặc dù chưa có lệnh của người huấn luyện viên. Chó phải phản ứng một cách rất bình tĩnh với những hiện tượng xung quanh và chỉ được phép tấn công khi có lệnh của người huấn luyện viên.

Thường thường, đối với những chó hay bị kích thích, những chó chậm chạp và những chó hiếu động, chó cân bằng hệ thần kinh đều có những yêu cầu giống nhau. Chế độ luyện tập thói quen kiềm chế cũng được quy định giống nhau. Đối với chó có kiểu hoạt động thần kinh cao cấp tương đối yếu hoặc đối với chó có quá trình thần kinh mạnh, người ta đều quy định làm việc vào ban ngày. Đó là sai lầm rất nghiêm trọng.
 

Hoan2008

Member
TỔNG QUÁT VỀ DẠY CHÓ NGHIỆP VỤ

1. Những quy định chung

Huấn luyện chó nghiệp vụ là một hình thức lao động phức tạp và tỷ mỉ dựa trên sự hiểu biết rõ ràng, đòi hỏi lòng kiên trì và nhẫn nại.

Ngay từ ngày đầu, khi mới bắt đầu làm việc huấn luyện chó, mỗi huấn luyện viên phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định cơ bản về huấn luyện chó. Trước hết phải nghiên cứu kỹ những cơ sở khoa học tự nhiên (lý thuyết) huấn luyện chó. Huấn luyện chó đòi hỏi phải có một kiến thức về công việc đó, thực hiện tất cả các động tác dạy chó làm việc này hay làm việc kia bằng những cử chỉ. Chỉ sau khi huấn luyện viên chuẩn bị sơ bộ phần cá nhân của mình mới được bắt tay vào mỗi buổi tập.

Huấn luyện viên phải biết rõ đặc điểm tính nết con chó của mình và phải biết sử dụng các kích thích bảo đảm cho chó luyện tập tốt và thích thú với công việc luyện tập chó. Tuân thủ tính nhất quán chặt chẽ luyện thói quen cho chó. Điều kiện huấn luyện phải được tăng dần theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ giản đơn đến phức tạp.

Huấn luyện viên biết kiểm tra lại những động tác của mình, kịp thời nhận thấy những sai sót trong những động tác của mình và biết khắc phục những sai sót đó, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác huấn luyện chó. Những sai sót mà người huấn luyện viên mắc phải sẽ làm giảm chất lượng dạy chó và đôi khi dạy cho nó những phản xạ có điều kiện trái ý muốn của người.

Mỗi bài tập phải được thực hiện theo kế hoạch đã được nghiên cứu trước, có quan tâm đến đặc điểm tính nết của chó. Chỉ đạo viên có kinh nghiệm của các chuyên gia và kinh nghiệm huấn luyện chó nghiệp vụ phải chỉ đạo công tác của những huấn luyện viên còn trẻ ít kinh nghiệm khi dạy chó.

Thời kỳ đầu, khi mới huấn luyện cần phải thường xuyên dùng mồi (bánh kẹo) để dỗ, về sau giảm đi, chỉ dùng rất ít và thay vào đó bằng những lời động viên "tốt".

Huấn luyện viên biết sử dụng đúng lúc dây dắt ngắn hay dây dắt dài có ý nghĩa rất lớn trong huấn luyện chó. Vì vậy, ngay từ đầu, khi mới bắt tay vào huấn luyện chó đã cần phải đặc biệt chú ý đến yếu tố đó.

Dạy chó hợp lý nhất là mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và buổi chiều, trước khi cho chó ăn. Thời gian tập phải được tăng dần.

Ý nghĩa huấn luyện chung trong đào tạo chó nghiệp vụ

Khóa đào tạo chó nghiệp vụ gồm 2 phần: huấn luyện chung và huấn luyện đặc biệt

Huấn luyện được bắt đầu từ tập cho chó từng thói quen có tính kỷ luật chung và sau đó, thường thường kết hợp dạy song song nghĩa là vừa tập cho chó thói quen chhung có tính kỷ luật và thói quen đặc biệt.
Trong quá trình huấn luyện chung phải đặt cơ sở để tiếp tục đào tạo cho phục vụ đặc biệt, biết phục tùng chung, kỷ luật luyện tập, có sự tiếp xúc của người dạy chó với huấn luyện viên có thói quen điều khiển chó bằng mệnh lệnh, bằng cử chỉ và bằng dây dắt, đồng thời phải nghiên cứu đặc điểm tính nết con chó của mình.

Nội dung huấn luyện chung gồm: dạy chó quen với tên riêng, dây vòng đeo cổ, rọ mõm, đai lưng và dây dắt. Huấn luyện viên tiếp xúc với chó, dạy chó chuyển sang trạng thái tự do, vẫy gọi chó lại với người huấn luyện; dạy chó đi bên cạnh huấn luyện viên, dạy chó ngồi, dạy chó nằm, dạy chó đứng, dạy chó bò, dạy chó mang đồ vật, xuỵt chó sủa; ngừng những hành động không cần thiết của chó; dạy chó quay trở về chỗ cũ; dạy chó vượt chướng ngại vật; dạy chó không ăn thức ăn khi chưa được lệnh của người huấn luyện; giảm nhịp đi của chó; dạy chó bình tĩnh khi nghe tiếng súng bắn, tiếng nổ và với những kích thích khác bằng âm thanh và ánh sáng.
 

Hoan2008

Member
2. Dạy chó nhận tên riêng, đeo vòng cổ, rọ mõm, đai lưng và dây dắt

Tên riêng của chó là tín hiệu bằng âm thanh được dùng trong mọi trường hợp khi cần thiết phải lôi cuốn sự chú ý của chó. Để đặt tên riêng cho chó phải dùng những âm ngắn, không trùng với tên người.

Mỗi chó có một tên riêng, thường thường tên đó được đặt cho chó con khi còn bé. Nhưng cũng có thể đặt tên riêng cho chó lớn nếu tên của chó chưa được rõ hoặc muốn đổi tên mới cho chó.

Cách đặt tên cho chó thường được làm như sau: Mỗi lần, khi đến gần chó, thì tên riêng của nó được người gọi với giọng âu yếm, sau đó cho chó ăn thức ăn đựng trong khay hoặc mồi để dỗ. Gọi tên chó kèm theo có cho mồi được lặp đi lặp lại mỗi lần khi đến với chó. Sau đó, tùy theo mức độ quen nhận ra tên riêng của chó bằng phản xạ tự nhiên mà thay bằng những lời động viên "tốt".

Dạy chó đeo vòng cổ và dây dắt, thường thường được tiến hành khi chó còn bé. Đôi khi công việc này cần thiết đối với chó lớn khi huấn luyện. Bắt đầu phải dạy chó để nguyên với vòn cổ khi đã được đeo vào.
Chọn vòng đeo cổ loại mềm, đi vào chuồng chó, người dạy gọi tên chó, cho mồi và trong khi vuốt ve, lựa đặt vòng đeo vào cổ chó, tay giữ lấy đầu dây, làm cho chó vui chơi. Nếu thấy chó bình tĩnh (không có phản ứng) thì người dạy cứ để nguyên vòng đeo và đặt vào cổ chó. Nếu thấy chó có vẻ mất bình tĩnh, người dạy tháo vòng đeo cổ ra, nghỉ một lát sau đó lại làm lại lần khác. Mỗi lần tập về sau, thời gian đeo vòng vào cổ chó được tăng dần. Sau đó thay vòng đeo cổ mềm này bằng loại vòng đeo cổ thông thường.
Khi dạy chó đeo vòng đeo cổ, người ta dạy chó đi thoải mái có dây dắt. Lúc đầu dùng dây dắt bằng dây thừng mềm dài 5-6m. Khi vuốt ve chó, người dạy chó buộc dây dắt vào vòng đeo cổ đã được mắc trước đó và dắt chó đi dạo. Chó được cho đi dạo hoặc vui chơi, nó sẽ ít phản ứng với dây dắt mới buộc vào. Nếu thấy chó mất bình tĩnh, người dạy chó phải dạy tên nó, cho mồi và dùng các hình thức vui chơi khác. Sau đó phải dùng dây dắt tiêu chuẩn (dây dắt ngắn và dây dắt dài).

Ngay từ những ngày đầu, người dạy chó phải theo dõi không để chó chơi bằng dây dắt, không vồ lấy dây dắt, hay nói một cách khác, không để chó gặm nhấm dây dắt. Trong quá trình dạy chó đeo vòng cổ và dây dắt, trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được dùng những hành động cưỡng bức. Cưỡng bức sẽ làm cho chó sợ dây đeo cổ và dây dắt, và cũng không tin người huấn luyện nó nữa.

Đeo rọ mõm, đai lưng thường thường được dạy khi chó đã lớn. Phương pháp dạy chó đeo rọ mõm và dây lưng cũng giống như phương pháp dạy đeo vòng cổ.
 

Hoan2008

Member
3. Quan hệ đúng đắn giữa người và chó

Quan hệ tốt giữa người dạy và chó là một trong những điều kiện chủ yếu để huấn luyện đạt kết quả tốt và sử dụng chó làm nghiệp vụ.

Có quan hệ chung, nghĩa là không những phương pháp khác để làm cho chó có phản xạ có điều kiện với giọng nói, hình dáng bề ngoài, đặc điểm dáng đi của người huấn luyện nó và mùi riêng biệt vốn có của người đó. Tất cả những yếu tố của bảo đảm, lòng tin, và sau này bảo đảm lòng trung thành (sự quyến luyến) của chó đối với chủ.

Trong thời gian dạy chó làm quen với người huấn luyện nó, thức ăn, mồi dễ để là những chất kích thích chủ yếu, không có điều kiện. Ngay cả việc đi dạo chơi với chó và chăm sóc chu đáo, thường xuyên (chải lông, cho đi tắm ...) cũng có ý nghĩa rất lớn.

Khi muốn ghép một con chó nào đó với người huấn luyện nó, người đó phải biết được tên riêng của chó, mồi chó, phát hiện được những đặc điểm tính nết, quan hệ với người lạ.

Cần phải nhận biết được phương pháp tiếp xúc với chó lần đầu tiên để phù hợp với những khái niệm đã có.

3.1. Phương pháp thiết lập mối quan hệ

Quá trình đặt quan hệ đúng đắn của người huấn luyện viên với con chó của mình phụ thuộc nhiều vào cách tiếp xúc với chó lần đầu tiên, nghĩa là phụ thuộc vào cách làm quen đầu tiên. Vì vậy phải mạnh dạn nhưng cũng phải rất thận trọng đối phó với tất cả với những bất trắc về tính nết của chó. Nên tránh mơn trớn quá mức và đối xử quá thô bạo với chó.
 

Hoan2008

Member
3.2. Phương pháp tiếp xúc lần đầu tiên với chó

Phương pháp thứ nhất: Khi tiếp xúc với chó, nên gọi ngay tên riêng của nó và cho mồi. Nếu chó nhận mồi ngay là biểu hiện của quan hệ đáng tin tưởng, nên vuốt ve nó và sau đó dắt đi dạo chơi, có dây dắt. Tốt nhất là tiếp xúc với chó lúc không có chủ của nó, là người mà nó đã quen sẵn.

Phương pháp thứ hai: Chủ đưa chó đi dạo chơi, trong khi đó người dạy nó đi đến từ phía sau lừa cầm lấy dây dắt không để cho chó biết (nếu chó dữ phải đeo rọ mõm) và tiếp tục cho chó đi dạo chơi, còn chủ chó lừa bỏ trốn đi. Khi cho chó đi dạo chơi không rút ngắn cự li giữ người với chóh (giữ nguyên khoảng cách dây dắt). Người dạy đột nhiên gọi tên riêng của chó và cho mồi.

Đối với chó dữ phải có cách tiếp xúc khác. Cho chó ăn thường xuyên là phương pháp tốt nhất để khi phục nó. Chỉ khi nào chó tỏ ra có quan hệ tin thưởng mới mạnh dạn cầm lấy dây dắt và đưa chó đi dạo chơi.

Như vậy, người dạy chó bắt đầu có quan hệ với chó từ sự tiếp xúc ban đầu với nó. Do có quan hệ đúng giữa huấn luyện viên với chó, vần phải thực hiện dùng các điều kiện sau đây:

- Tự mình cho chó ăn, không để người khác cho chó ăn

- Thường xuyên cho chó đi dạo chơi

- Chăm sóc chó một cách đúng mức

- Ngay từ lúc mới bắt đầu dạy chó phải làm đúng những động tác dạy chó phản xạ có điều kiện

Sự quyến luyến của chó với người dạy mới được tăng lên dần trong quá trình chăm sóc, nuôi nấng và rèn luyện thường xuyên và giảm dần những dị nghị và sợ sệt đối với người mới này.

Quan hệ bước đầu chưa đủ tin tưởng nhau chắc chắn, sau này tiếp tục củng cố quan hệ trong quá trình luyện tập, chủ yếu là trong quá trình luyện tập đặc biệt (khi phát triển tính hung dữ), dạy chó tìm dấu vết ...
 

Hoan2008

Member
3.3. Các chỉ tiêu quan hệ tốt

Những dấu hiệu sau đây là những chỉ tiêu điển hình của quan hệ tốt giữa người dạy với chó:

- Khi người dạy chó đến gần chuồng, chó nhẩy cẫng lên, hai chân trước bám lấy lưới sắt, kêu rít lên

- Sau khi người dạy chó đi khỏi, chó nhìn theo, nhảy cẫng lên bám sát lưới sắt, kêu rít lên, nghĩa là muốn đi theo người

- Khi người dạy chó giấu vật gì đó rồi ra lệnh, chó chạy ngay đến nơi đó và tiếp xúc với nó

Có thể có những thiếu sót sau:

- Đối xử thô bạo, không kiềm chế đối với chó (giật mạnh dây dắt, không biết cách dùng roi, cách dùng tiếng đúng lúc), gây cho chó có phản ứng tự vệ thụ động và tích cực

- Làm mất quan hệ gần gũi với chó, năng đi chơi không đúng lúc ... sẽ làm cho chó không phục tùng người huấn luyện nó nữa

- Đối xử nhút nhát, sợ sệt và không kiên quyết với chó, sẽ làm cho chó không tin tưởng và không thận trọng.
 

Hoan2008

Member
4. Huấn luyện chó chuyển sang trạng thái tự nhiên

Trong thời gian huấn luyện và khi sử dụng chó làm nghiệp vụ, cần phải cho chó nghỉ ngơi một cách đều đặn, cho chó dạo chơi tự do… Vì vậy, cần phải huấn luyện cho chó chuyển sang trạng thái tự do theo mệnh lệnh hoặc theo cử chỉ của người huấn luyện từ hoàn cảnh bất kỳ nào đó.

Những kích thích có điều kiện mệnh lệnh "đi dạo chơi" và cử chỉ vung tay phải từ dưới lên ngang tầm vai về phía chó đi.

Những kích thích không có điều kiện là những kích thích xảy ra bên trong cơ thể của chó (như mệt mỏi hệ thần kinh và hệ cơ bắp, tràn tức bọng đái và trực tràng …) gây phản xạ "tự do" phức tạp không điều kiện.

Huấn luyện cho chó chuyển sang trạng thái tự do được bắt đầu ngày từ những ngày đầu tiếp xúc với chó.

4.1. Phương pháp và kỹ năng huấn luyện

Những phản xạ có điều kiện đối với mệnh lệnh và cử chỉ được rèn luyện song song.

Những bài tập ban đầu được thực hiện trong điều kiện dễ dàng hơn. Huấn luyện dây mắc dắt dài vào vòng cổ đeo cổ của chó, ra lệnh "đi dạo chơi" bằng giọng tán đồng, đồng thời vung tay phải chỉ về hướng chó đi đến. Khi đi chơi với chó, chạy khoảng 5 - 10 m, gọi tên riêng của chó và nhắc lại mệnh lệnh "đi dạo chơi".

Động tác của huấn luyện viên phải khoẻ. Bước những bước ngắn, phải tạo cho chó có khả năng đi dạo thoải mái bằng dây dắt dài, sau đó gọi chó, vuốt ve, cho mồi và tập lại bài tập.

Khi tập ở trạng thái tự do, cần phải chú ý những thời điểm sau đây:

- Trong khi đi dạo chơi, chó phải thực sự ở trạng thái tự do, vì vậy không để vòng đeo cổ trên mình chó, trừ những trường hợp bất đắc dĩ, vì nó sẽ làm hạn chế sự vận động của chó.

- Không được ra lệnh bằng những tiếng thét lớn và ngắt quãng giọng không cần thiết

- Thời kỳ mới đi dạo chơi, phải dùng dây dắt dài, và khi đó sẽ tập cho chó thói quen tiếp xúc với người huấn luyện nó và thói quen ngừng những động tác không cần thiết theo mệnh lệnh "phun", có thể chuyển sang dạo chơi không cần dây dắt.

- Khi đi dạo chơi, chó phải luôn luôn trong phạm vi tầm quan sát của người huấn luyện nó.

Khi được lệnh "đi dạo chơi" và theo cử chỉ của người huấn luyện, chó nhanh chóng chuyển sang trạng thái tự do và phải chuyển sang bài tập phức tạp hơn. Nếu trong thời gian đầu cho chó đi dạo chơi luôn thì sau đó, thời gian giữa những lần đi dạo chơi phải được tăng dần để tập cho chó quen làm việc căng thẳng lâu không nghỉ.

Cần phải cho chó thực hành ở trạng thái tự do theo mệnh lệnh riêng, và theo cử chỉ riêng tuỳ theo mức độ lĩnh hội được thói quen đó. Chuyển chó sang trại thái tự do từ những hoàn cảnh khác nhau.

Mục đích của thời kỳ luyện tập cuối cùng là luyện cho chó ở trạng thái tự do trong điều kiện môi trường xung quanh phức tạp.

Để thực hiện được mục tiêu này, cho chó dạo chơi tiến dần đến những kích thích làm lạc hướng. Khi tiếp cận với những kích thích nhằm lạc hướng cần phải tính đến những đặc điểm của chó. Cần phải hết sức thận trọng cho chó có phản ứng mạnh khi đến gần các kích thích đó. Trong trường hợp này phải thu dây dắt ngắn lại để chó không ở cách xa người huấn luyện nó.

Song song với việc huấn luyện chó có thái độ thờ ơ với những kích thích làm lạc hướng, phải cho chó đi dạo chơi không cần dây dài.

Khi phát lệnh "đi dạo chơi", hoặc theo cử chỉ của người dạy, chó nhanh chóng chuyển sang trạng thái tự do trong những điều kiện bất kỹ của môi trường xung quanh và không đi cách xa người dạy chó quá 30m, như vậy có thể coi là chó đã có thói quen thành thục.

4.2. Những sai sót có thể xảy ra ở người dạy chó

1. Thả cho chó ở trạng thái tự do khi đeo vòng cổ quá chật (đeo vòng chật làm cho chó hồi hộp không để cho chó thở tự do)

2. Trong khi đi dạo chơi, giật dây không cần thiết

3. Giọng ra lệnh rất to
 

Hoan2008

Member
5. Dạy chó tiếp xúc với người dạy nó

Từ vị trí và khoảng cách bất kỳ nào đó, khi có lệnh chó phải tiến đến với người dạy nó. Điều đó đưa chó vào khuôn khổ, nó luôn chú ý đến người dạy nó.

Những kích thích có điều kiện: mệnh lệnh "lại đây" và làm động tác buông nhanh tay phải xuống, hơi nâng tay lên ở ngang tầm vai, tay hướng về phía trước.

Những phản xạ không điều kiện: cho mồi, khẽ kéo căng dây dắt và vuốt ve nó. Ngay từ những ngày đầu luyện tập, chó có thói quen phản ứng khi ăn khi phản ứng tự vệ bị động.

5.1. Phương pháp và kỹ năng huấn luyện

Có thể tập thói quen này bằng hai phương pháp kích thích vị giác và phương pháp tương phản.

Trước hết, phải luyện cho chó phản xạ có điều kiện, nghĩa là, từ trạng thái tự do, khi có lệnh "lại đây" chó đến tiếp cận với huấn luyện viên.

Khi cho chó đi dạo chơi bằng dây dắt dài, huấn luyện viên gọi tiên riêng của chó và lên giọng ra lệnh "lại đây", tay chỉ vào miếng thịt.

Chỉ khi nào chó đến sát gần người huấn luyện viênm, thì khi đó mới cho mồi và kèm theo lời khích lệ "tốt lắm"

Nếu thất chó tiếp xúc chậm chạp và uể oải, người huấn luyện viên nên đi khỏi đó một quãng, nhắc lại mệnh lệnh "lại đây" và cho mồi, nếu cần có thể kéo nhẹ dây dắt.

Để dạy cho chó chú ý đến người huấn luyện viên, nên giấu một vật gì bằng những cách khác nhau (giấu vào bụi cây, dưới hố,…), khi chó đi khỏi đánh lạc hướng để chó không để ý đến.

Phản xạ có điều kiện lúc đầu được coi là đã tiếp thu được, nếu khi có lệnh "lại đây" chó nhanh chóng chạy đến với người huấn luyện viên từ bất cứ vị trí nào trên khoảng cách dây dắt dài.

Nhiệm vụ tiếp theo được coi là kết thúc phần huấn luyện phản xạ có điều kiện tốt với cử chỉ và cùng có phản xạ đối với mệnh lệnh và cử chỉ cho đến khi quen với những phức tạp khác. Như thế là bài tập về phản xạ có điều kiện đối với cử chỉ và được giải quyết xong. Chó ở trạng thái tự do bằng dây dắt dài. Người huấn luyện viên gọi bằng tên riêng, bắt cho chú ý đến mình. Sau đó biểu hiện cử chỉ bằng tay phải, ra lệnh "lại đây" và nếu cần thiết thì cho tăng cường bằng kích thích có điều kiện (cho mồi hoặc kéo căng dây dắt). Chỉ khi nào chó chạy đến mới cho mồi.

Phản xạ có điều kiện đối với cử chỉ được nhạy cảm tốt hơn, khi gọi chó đang ở tư thế nằm hoặc tư thế ngồi, khi đó là lúc chó theo dõi những tín hiệu của người huấn luyện một cách chăm chỉ hơn và tiếp thu những tín hiệu đó tốt hơn. Để luyện động tác này, cho chó ngồi hoặc nằm rồi người huấn luyện viên đứng cách xa chó khoảng 5-6 bước, làm điệu bộ và sau đó ra lệnh "lại đây". Chỉ khi nào chó chạy lại thì người huấn luyện viên mới cho mồi.

Các động tác của chó đến tiếp cận với người huấn luyện viên trở lên phức tạp hơn cùng với việc rèn luyện phản xạ có điều kiện với cử chỉ của người huấn luyện viên. Động tác chó đến tiếp cận với người được kết thúc khi chó đến ngồi trước mặt người huấn luyện viên.

Cần phải tập cho chó có thói quen như thế khi mang đồ đạc, lựa chọn đồ đạc, lựa chọn người với đồ đạc, khám xét hiện trường… Vì vậy, cần phải cố gắng để trong tất cả mọi trường hợp chó đến tiếp cận với người huấn luyện viên, nó ự ngồi xuống trước mặt người huấn luyện viên. Nếu cần, người huấn luyện viên ra lệnh "đi bên cạnh", và có thể dắt chó đến đứng gần chân trái hoặc cho chó ở trạng thái tự do. Để chó ngồi trước mặt người huấn luỵên viên, khi chó tiến đến gần chỉ còn cách 35 bước, người huấn luyện viên khuỵu chân phải xuống, ra hiệu cho ngồi xuống và phát lệnh "ngồi xuống", và sau khi đó ở trong khoảng cách người huấn luyện viên một bước chân. Sau đó thưởng mồi cho chó. Giai đoạn về sau này năng để cho chó tự ngồi xuống trước mặt huấn luyện viên.

Sau khi chó ngồi xuống trước mặt huấn luyên viên, từ đó cho chó chuyển sang ngồi bên cạnh. Muốn thế, người huấn luyện viên cầm dây dắ ở tay trái, cách vòng cổ một đoạn 15 - 20cm, và nghiêng về phía trước, chìa tay trái ra, dùng dây dắt bắt chó đặt chân trái đúng vào vị trí, nghĩa là vị trí mà chó sẽ đứng theo mệnh lệnh "bên cạnh". Mệnh lệnh quen thuộc đối với chó "bên cạnh" được phát ra lúc chó định hướng. Sau khi chó đã đứng vào đúng vị trí, nó được vuốt ve và cho mồi. Sau này cố gắng để cho chó tự động đứng bên cạnh chân phải người huấn luyện viên. Muốn thế, phải dùng mệnh lệnh "bên cạnh" và dùng những kích thích có điều kiện thích hợp.

Bài tập sẽ phức tạp thêm hơn bằng cách tăng khoảng cách gọi chó lên lớn hơn chiều dài của dây dắt. Gọi chó phải được tách biệt với cử chỉ và với mệnh lệnh. Bài tậo được thực hiện trong những điều kiện thời tiết khác nhau và thời gian trong ngày khác nhau.

Tuỳ theo mức độ tiếp xúc tốt với huấn luyện viên mà tăng dần khoảng cách giữa người và chó tăng dần ảnh hưởng của những kích thích đánh lạc hướng (làm lãng quên).

Cần chú ý là, mệnh lệnh "lại đây" và cử chỉ trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được gây kèm theo cho chó cảm giác đau đớn hoặc cảm giác khó chịu. Cho mồi, vuốt ve và chơi với chó là những phương pháo tốt nhất bảo đảm chó tiếp xúc tốt với người.

Nếu khi sử dụng những kích thích đánh lạc hướng bất kỳ, vào thời gian bất kỳ, từ một khoảng cách bất kỳ mà chó vẫn chạy nhanh đến và ngồi xuống trước mặt người huấn luyện viên thì lúc đó thói quen tiếp cận với người của chó được coi như thuần thục.

5.2. Những sai sót có thể có ở huấn luyện viên

1. Rất thường hay gọi tên riêng của chó trước khi ra lệnh cho chó "lại đây", do đó gây cho chó mối quan hệ tuỳ tiện là: sau khi vừa gọi tên, chưa ra lệnh thì chó đã chạy về phía người huấn luyện hoặc tiếp cận với người đó chỉ sau khi có gọi tên và ra lệnh.

2. Thường xuyên sử dụng đồng thời cử chỉ và mệnh lệnh gây cho chó có phản xạ có điều kiện với toàn bộ kích thích (ra lệnh và cử chỉ). Trong trường hợp này, chó sẽ không chạy đến với người, nếu mệnh lệnh và cử chỉ không tách biệt nhau.

3. Sử dụng những kích thích đau đớn (giật mạnh dây dắt), phạt chó sau khi nó đã đến với mình, do đó chó bắt đầu sợ người huấn luyện viên và đôi khi từ chối không đến nữa.

4. Thường hay gọi chó đến với mình khi chó đang ở tư thế ngồi hoặc nằm, do đó làm yếu hành động của chó, chó thường vùng dậy và chạy đến mà người huấn luyện viên chưa ra lệnh.
 

Hoan2008

Member
6. Dạy chó đi song song bên cạnh người

Chó đi bên cạnh người huấn luyện viên là điều kiện rất cần thiết khi vận động trong những trường hợp như: luyện tập, làm nhiệm vụ và áp giải người bị bắt… Ngoài ra, thủ pháp này còn làm tăng tính kỷ luật cho chó, luyện cho chó có khả năng theo dõi.

Những kích thích có điều kiện: ra lệnh "đi bên cạnh" và ra hiệu bằng cách vỗ bàn tay trái vào đùi mình.

Những kích thích không có điều kiện: giật dây dắt, vuốt ve và cho mồi
Thói quen của chó được huấn luyện trong phản ứng tự vệ thụ động và trong lúc ăn.

Người ta bắt đầu dạy chó đi bên cạnh người khi chó đã tương đối "quyến luyến" với người, đã được dạy chó nhận tên riêng của nó, đã chịu đeo vòng cổ và buộc dây dắt.

6.1. Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện

Thói quen được luyện chủ yếu bằng phương pháp tương phản. Những buổi tập ban đầu được tiến hành trong điều kiện dễ dàng hơn. Bãi tập phải bằng phẳng.

Người huấn luyện viên dắt chó bằng dây dắt ngắn, để chó đứng ở phía bên trái sao cho phần giữa thân chó gần đối diện với chân trái của mình. Khi chó đứng ở vị trí như thế, tạo cho người huấn luyện viên có thể quan sát rõ được hành vi của chó và điều khiển cho được dễ dàng khi chó vận động.

Một đầu dây dắt buộc vào vòng cổ, đầu kia có khuyết để khoác vào cổ tay phải người huấn luyện viên, tay trái cầm dây dắt với khoảng cách cách vòng đeo cổ chừng 20 - 30cm và tay phải lúc đó lại tóm lấy đoạn giữa của dây dắt. Khi bắt đầu vận động, người huấn luyện viên gọi tên riêng của chó, ra lệnh "đi bên cạnh" và giật dây dắt về phía trước, cho chó đi song song với chân trái của mình.

Trong những buổi tập đầu, chó thường đi trệch hướng, lùi lại hoặc bước lên trước và trệch sang hai bên. Trong trường hợp như thế, người huấn luyện viên ra lệnh "đi bên cạnh" và giật dây dắt. Khi đi với nhịp điệu không đều, khi quay tại chỗ và khi đi cử chỉ được bổ trợ bằng mệnh lện và giật dây dắt cho đến khi cử chỉ không trở thành kích thích có điều kiện.

Nếu bổ trợ cử chỉ bằng kích thích không điều kiện (giật dây dắt) để luyện nhanh hơn nữa và củng cố phản xạ có điều kiện với cử chỉ. Như vây, phải gọi tên riêng của chó biểu hiện cử chỉ (ra hiệu) và sau đó giật dây cương mà không ra lệnh "đi bên cạnh".

Song song với những bài tập và khoa mục phản xạ có điều kiện với cử chỉ, các điều kiện huấn luyện sau đây cũng được tăng dần lên trình tự:

- Đi với nhịp điệu khác nhau (nhanh, chậm, chạy), dừng lại, quay khi đang đi và quay khi đang đứng yên. Khi đi với nhịp điệu khác nhau và quay thì mệnh lệnh "đi bên cạnh' được phát ra đồng thời với những động tác của người huấn luyện viên đang được thực hiện và kèm theo giật dây dắt về phía trước nếu như quay sang phải, và giật khẽ dây ra phía sau nếu như quay sang trái.

- Buổi tập được tiến hành vào những thời gian khác nhau trong ngày, ở những địa hình khác nhau và trong mọi điều kiện thời tiết.

- Chuyển sang dạy chó đi bên cạnh không cần dây dắt. Để tiến hành luyện tập tốt, trong thời gian đầu, điều kiện tập phải nhẹ nhàng, nghĩa là chọn bài tập có ít kích thích làm lạc hướng ít nhất.

Khi bắt đầu đi, người huấn luyện viên cầm đầu dây dắt ở tay phải như thế nào đó để phần dây dài còn lại không bị kéo căng, và đi với nhịp điệu khác nhau, điều kiện cho bằng mệnh lệnh "đi bên cạnh" hoặc bằng cử chỉ. Nếu chó không tuân lệnh thì người huấn luyện viên nhắc lại mệnh lệnh bằng giọng đe doạ và giật dây dắt.

Dạy chó đi bên cạnh phải chú ý đến đặc điểm riêng của nó. Có thể dùng vòng đeo cổ chặt cho những con chó hay kích động mạnh và bạo dạn, đối với con chó hay nhút nhát thì phải tiếp cận bằng cách khác; nên tránh dùng vòng đeo cổ chật vì có thể nó chỉ làm tăng sự phản ứng tự vệ thụ động.

Chó được coi là đã có thói quen đi bên cạnh người, nếu như nó thay đổi đúng vị trí đứng của nó ở chân trái người huấn luyện viên theo tín hiệu đầu tiên mà người đã phát ra và giữ được vị trí đó khi đi với nhịp điệu khác nhau.

6.2. Những sai sót có thể có ở người huấn luyện

1. Kết hợp không đúng kích thích có điều kiện và kích thích không có điều kiện (giật dây trước khi ra lệnh "đi bên cạnh"). Trong trường hợp này, phản xạ có điều kiện với mệnh lệnh "đi bên cạnh" không được nhạy bén.

2. Giật dây dắt quá mạnh, làm cho chó trở lên nhút nhát

3. Không khéo léo sử dụng vòng đeo cổ (chỉ mang vòng đeo cổ đặc biệt mà không có vòng đeo cổ thông thường). Trong trường hợp này, chó sẽ chỉ đi bên cạnh người huấn luyện viên khi nó có mang vòng đeo cổ đặc biệt.

4. Thường xuyên kéo căng dây dắt. Động tác làm kém hạn chế sự nhạy cảm của phản xạ có điều kiện, chó luôn luôn bị kéo về phía trước.

5. Thường xuyên nhắc lại mệnh lệnh "đi bên cạnh" mà không giật dây dắt
 

Hoan2008

Member
7. Dạy chó ngồi

Trong toàn bộ quá trình khoá huấn luyện, kể cả trong thời gian tập được và đi làm nhiệm vụ, tư thế ngồi của chó là tư thế khởi thuỷ để tiếp tục các động tác sau. Vì vậy cần phải luyện cho chó ngồi đúng theo mệnh lệnh và cử chỉ và sau đó tiếp tục ở tư thế này.

Kích thích có điều kiện: mệnh lệnh "ngồi" và cử chỉ vung nhẹ nhàng tay phải ra phía trước xuống dưới và lên trên, bàn tay cao hơn đưòng vai

Phản xạ không điều kiện: khẽ giật dây dài lên trên, ra phía sau có kết hợp ấn lên vùng thắt lưng, cho mồi

Thói quen được rèn luyện trong các phản ứng tự vệ thụ động, và trong khi ăn
Dạy chó ngồi phải được bắt đầu sau khi chó đã trải qua 5-6 ngày luyện tập rồi.

7.1. Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện

Dạy chó ngồi, chủ yếu bằng phương pháp tương phản nhưng cũng không loại trừ khả năng áp dụng phương pháp khích lệ bằng vị giác.

Những bài tập về phản xạ có điều kiện ban đầu với mệnh lệnh "ngồi xuống" được thực hệin trong điều kiện nhẹ nhàng. Khi áp dụng phương pháp tương phản, bài tập được tiến hành như sau: Người huấn luyện viên quay bên trái là phía chó đang đứng ở cạnh chân mình, tay phải cầm dây dắt, cách vòng đeo cổ một đoạn 10 - 15cm, tay trái vỗ nhẹ vào mông chó cho ngồi xuống. Sau đó ra lệnh "ngồi xuống" và giật nhẹ dây dắt ra phía sau, ấn tay vào vùng giữa thắt lưng và mông chó.

Khi chó đã ngồi xuống, người huấn luyện viên nhắc lại mệnh lệnh "ngồi xuống", "tốt' với giọng âu yếm và tiếp tục giữ cho chó ở tư thế ngồi, vuốt ve chó và cho mồi.

Khi để chó ở tư thế ngồi 5 - 10 giay, người huấn luyện viên cho chó ở trong trạng thái tự do. Sau 2-3 phút lại tập lại động tác này.

Nếu chó tuân lệnh ngồi xuống và ngồi yên ở tư thế đó trong khoảng thời gian 10-15 giây, và sau đó người huấn luyện viên bước đi khỏi chỗ chó đang ngồi khoảng 2 bước mà chó vẫn ngồi yên không dời khỏi vị trí của mình, như vậy là phản xạ có điều kiện ban đầu coi như đã thuần thục.

Sau đó, tập phản xạ có điều kiện cử chỉ và tập bổ trợ cho phản xạ có điều kiện với mệnh lệnh và với cử chỉ cho đến khi quen với những động tác phức tạp hơn.

Bài tập phản xạ có điều kiện với cử chỉ được tiến hành song song với bài tập nằm. Chó ở tư thế nằm, người huấn luyện viên xoay vòng đeo cổ của chó đi nửa vòng, đứng đối diện với đầu chó và cách xa 2 bước, tay trái cầm dây dắt và kéo căng dây một cách nhẹ tay. Sau đó, tay phải tỳ vào dây dắt và đưa lên đưa xuống, đồng thời ra lệnh "ngồi xuống".

Tay phải ngừng cử động ở tầm ngang đầu người huấn luyện viên. Sau khi dừng lại một giây, hạ tay xuống, gập khuỷu tay lại và quặp bàn tay về phía mình.

Khi bỏ tay phải xuống, người huấn luyện viên tiến đến gần chó và cho mồi, đồng thời khen chó "tốt". Sau khi chịu ở tư thế ngồi không lâu, chó được đi dạo chơi. Cần chú ý chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi của chó phải đúng. Nếu khi chó không di chuyển, hai chân sau ngồi xuống, hai chân trước chống thẳng thì động tác tập của chó được coi là đúng.

Sau khi tập xong phản xạ có điều kiện với cử chỉ, bài tập được bổ sung thêm các phần sau đây:

- Kéo dài thời gian chó ở tư thế nằm

- Tăng khoảng cách giữa người huấn luyện viên và chó

- Chó ngồi gồm nhiều tư thế khác nhau, nghĩa là tập ngồi với toàn bộ các biện pháp kỷ luật chung khác nữa. Tất cả những phần bổ sung này được luyện tập song song theo nguyên tắc từ dễ đến khó.

Để tập cho chó ngồi yên, người huấn luyện viên ra lệnh hoặc làm điệu bộ cho chó ngồi, từ từ bước đi khỏi và đề phòng chó tự đứng dậy, bằng cách nhắc lại mệnh lệnh "ngồi xuống", "tốt", "ngồi xuống". Nếu chó rời chỗ ngồi, người huấn luyện viên lại ra lệnh "ngồi xuống" với giọng đe doạ và bắt chó ngồi vào chỗ cũ, tác động bằng kích thích cơ học.

Trong thời gian đầu, giữ chó ngồi khoảng 15-20 giây, sau đó phải khuyến khích chó bằng cách cho mồi và chuyển sang tập những bài khác.

Song song với bài tập giữ cho chó ngồi yên khoảng cách người huấn luyện viên đi khỏi chỗ chó ngồi cũng được tăng lên dần dần. Ban đầu, người huấn luyện viên đi lùi (quay mặt về phía chó) khỏi chỗ chó ngồi để theo dõi hành động của chó. Nếu chó rời chỗ phải bắt chó quay trở lại bằng cách nhắc lại mệnh lệnh "về chỗ" với giọng gắt hơn, và dùng những kích thích không điều kiện bắt chó ngồi xuống.

Tiếp sau đó, nhịp đi của người huấn luyện viên khi đi khỏi chỗ chó ngồi cũng được thay đổi. Chó ngồi từ tư thế nằm, tư thế đứng khi nhận được cử chỉ hoặc mệnh lệnh riêng biệt, khi chó ở xa cũng như khi ở gần. Chó ngồi khi ở trạng thái tự do, khi đi có dừng lại đột ngột, khi gọi chó quay trở lại…

Vào cuối thời kỳ tập luyện cần phải củng cố lại thói quen ngồi đứng khi có lệnh hoặc cử chỉ từ bất kỳ tình huống nào có kích thích làm lạc hướng.

Sau này, trong quá trình huấn luyện đặc biệt cũng dạy chó ngồi và hoàn thiện cho đến khi thực hiện tốt động tác này.

Nếu chó ngồi đúng theo tín hiệu ban đầu trong bất kỳ điều kiện nào, từ bất kỳ tư thế nào trên khoảng cách 25-30m cách chỗ người huấn luyện viên đứng, mà chó ngồi yên ít nhất là 5 phút, chó được coi là đã thuần thục với động tác này.

7.2. Những sai sót có thể có ở người huấn luyện

1. Nhắc lại nhiều lần mệnh lệnh "ngồi xuống", trước khi sử dụng những kích thích không điều kiện, do đó chó có phản xạ có điều kiện chậm hơn.

2. Thường hay gọi chó từ tư thế ngồi hoặc từ trạng thái tự do sau khi chưa ngồi được bao lâu, do đó chó rời chỗ khi chưa có lệnh.

3. Dùng tay trái ấn không đúng lên vùng thắt lưng. Trong trường hợp này, thường thường chó không ngồi ngay và cưỡng lại.

4. Đối xử với chó không đúng qui định: người huấn luyện viên không sửa (chấn chỉnh) những tật xấu của mông chó, kéo các chân sau đi lùi (khi để chó từ tư thế nằm).
 

Hoan2008

Member
8. Dạy chó nằm

Khi đi làm nhiệm vụ đặc biệt và khi vận chuyển trên ngựa có yên được trang bị đặc biệt, chó cần phải nằm để dễ nguỵ trang hoặc tiện vận chuyển.

Những kích thích có điều kiện: ra lệnh "nằm xuống" và làm động tác chìa tay phải ra phía trước và buông nhanh xuống, cao hơn đường vai một chút.

Những phản xạ không điều kiện: Ấn lên bướu vai chó, đồng thời kéo 2 chân trước duỗi ra phía trước, giật dây dắt, cho mồi

Phản xạ có điều kiện được luyện khi phản ứng tự vệ thụ động và phản ứng trong bữa ăn. Sau khi tập phản xạ có điều kiện với mệnh lệnh "nằm xuống" thì chuyển sang tập nằm.

8.1. Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện

Có thể bắt chó nằm bằng một trong những phương pháp sau đây:

1. "Giật" kéo cả hai chân trước ra phía trước, vỗ nhẹ từ phía sau ra phía trước, đồng thời ấn lên bướu vai chó

2. Kéo cả hai chân và ấn lên bướu vai

3. Kéo dây dắt chúi xuống và về phía trước, đồng thời ấn lên bướu vai

4. Dùng mồi: tay phải cầm mồi, kích thích chó, chìa tay có mồi ra và hạ thấp xuống, nhắc lại mệnh lệnh "nằm xuống"

Hai phương pháp cuối cùng được áp dụng khi dạy chó không cho người sờ mó chó, đặc biệt là đối với chó dữ.

Hai phương pháp đầu tiên được luyện tập như sau: Để chó ở gần chân trái mình, người huấn luyện viên quay mặt về phía chó và ngồi kề xuống hoặc chống đầu gối chân trái. Gọi tên riêng của chó và ra lệnh "nằm xuống", sau đó dùng tay trái ấn lên bướu vai và đồng thời dùng tay phải kéo hai chân trước duỗi ra phía trước. Khi chó vừa nằm xuống, phải động viên chó bằng cách khen "tốt", vuốt ve chó và cho mồi. Khi giữ chó nằm 5-10 giây phải cho nó ăn mồi và để cho chó ở trạng thái tự do. Nếu sau khi chó vừa mới nằm xuống đã toan vùng dậy, phải ra lệnh "nằm xuống" bằng giọng nghiêm khắc và ấn lên bướu vai. Sau khi nghỉ một lát, bắt tập trở lại.

Nếu dùng dây dắt để dạy chó nằm thì phải quay vòng đeo cổ của chó xuống phía dưới.

Trong 2 trường hợp đầu, chó có thể quỵ mông xuống hoặc có những sai sót khác. Nhưng tư thế cũng không coi là thiếu sót, vì lúc đầu để chó nằm theo mệnh lệnh. Tuỳ theo mức độ tiếp thu phản xạ có điều kiện mà yêu cầu đối với chủ được tăng lên như: giữ chó ở tư thế nằm, tăng khoảng cách giữa người huấn luyện viên với chó khi bước đi khỏi vị trí chó nằm.

Sau đó, chó nằm xuống theo mệnh lệnh "nằm xuống" và để nằm ở tư thế đó 5-10 giây trong khi người huấn luyện viên bước khỏi khoảng 2 bước. Có thể chuyển sang tập phản xạ có điều kiện với cử chỉ. Muốn thế, để chó ngồi tại chỗ, người huấn luyện viên bước lên khoảng bước rưỡi, hai bước và quay mặt lại phía chó. Tay trái khé kéo dây dắt, sau đó chìa tay phải ra phía trước, vung lên ngang với đầu và bỏ tay phải xuống vỗ vào dây dắt, khi đó ra lệnh dây "nằm xuống" và bắt chó nằm.

Khi đó, người huấn luyện viên phải nghiêng người ra phía trước để giật dây dắ chúc xuống. Khi chó vừa nằm xuống, cho chó ăn mồi đồng thời động viên chó bằng lời khen "tốt" và vuốt ve chó. Sau khi chó nằm một lúc, có thể chuyển sang tập động tác khác.

Song song với tập phản xạ có điều kiện với cử chỉ, tiến hành tập bổ sung thêm:

- Tăng thời gian giữ chó ở tư thế nằm đến 2-3 phút

- Tăng khoảng cách giữa người huấn luyện viên và chó

- Để chó nằm từ những tư thế khác nhau

Trình tự của nguyên tắc tập bổ sung giống như khi tập ngồi, nhưng ở đây đặc biệt chú ý đến vị trí đúng của mình chó.

Sau khi giữ chó nằm, nhất thiết phải cho chó ăn mồi. Nên cố gắng để khi chó thực hiện những động tác liên tiếp khác nhau không bị trệch ra khỏi vị trí ban đầu và luôn luôn giữ vị trí đúng.

Điều khiển chó trên khoảng cách xa được thực hiện riêng biệt bằng cử chỉ và bằng mệnh lệnh.

Vào thời kỳ luyện tập về cuối, cho chó tập những bài tập có lồng vào một số những kích thích làm lạc hướng và củng cố lại thói quen thực hiện tốt những động tác không có dây dắt.

Nếu chó nằm đúng theo tín hiệu đầu tiên trên khoảng cách 25-30m trong điều kiện phức tạp của môi trường xung quanh, giữ chó ở tư thế nằm ít nhất là 5 phút mà chó vẫn chịu, như vậy là chó đã có thói quen.

Khi dạy chó nằm, có thể có những sai sót chủ yếu giống như khi dạy chó ngồi.
 

Hoan2008

Member
9. Dạy chó đứng

Chó cần phải giữ tư thế đứng khi chải lông, khi đeo các trang thiết bị lên mình chó và khi đánh giá ngoại hình của nó.

Những kích thích có điều kiện: ra lệnh "đứng" và động tác vẫy tay phải, lòng bàn tay ngửa và ở mức ngang vai.

Những kích thích không điều kiện: vỗ tay trái lên bụng chó, kéo căng dây dắt, cho mồi và vuốt ve

Tập thói quen khi phản ứng tự vệ thụ động và phản ứng trong bữa ăn

Nên dạy chó đứng sau khi dạy các phản xạ có điều kiện với mệnh lệnh "ngồi", "nằm" và thành thục với toàn bộ các động tác luyện tập chung khác.

9.1. Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện

Trước hết, phải luyện phần phản xạ có điều kiện với mệnh lệnh "đứng" trong điều kiện của môi trường xung quanh.

Luyện thói quen bằng phương pháp tương phản theo trình tự sau:

Người huấn luyện viên đứng ở bên phải chó, khi chó đang ở tư thế ngồi và ra lệnh "đứng dậy", sau 1-2 giây, tay phải dật dây dắt về phía trước (theo hướng mặt chó), đồng thời luồn tay trái xuống phía dưới bụng nâng chó dậy. Khi chó vừa kịp đứng dậy thì người huấn luyện viên động viên nó bằng cách vuốt ve, nhắc lại mệnh lệnh "đứng", "tốt' và cho mồi.

Khi thấy chó định ngồi xuống, người huấn luyện viên lại luồn tay trái xuống dưới bụng chó và giữ cho chó ở tư thế đứng và nhắc lại mệnh lệnh "đứng".
Sau khi giữ chó ở tư thế đứng được 5-10 giây, cho chó đi dạo chơi. Song song với khoa mục dạy chó luyện phản xạ có điều kiện với mệnh lệnh "đứng " tập cho chó đứng yên khi không có người dạy nó.

Khi nhận mệnh lệnh "đứng", chó đứng dậy và đứng yên ở tư thế là 15-20 giây, phải chuyển sang tập phản xạ có điều kiện với động tác và tăng thêm điều kiện huấn luyện.

Để tập phản xạ có điều kiện với động tác cho chó đứng cách người một bước, tay phải làm động tác chỉ "đứng dậy" - hiệu lệnh "đứng dậy". Khi chó vừa kịp đứng dậy, phải động viên chó bằng cách cho ăn mồi và vuốt ve nó. Thường thường, trong khi làm động tác và ra lệnh "đứng dậy" phải kết hợp giật nhẹ dây dắt về phía mình.

Dạy chó giữ tư thế đứng yên khi người huấn luyện viên đi khỏi chỗ nó, cũng giống như khi dạy chó giữ nguyên tư thế khi ngồi và nằm. Điều cần chú ý là khi đứng, chó thường chạy đến với người huấn luyện viên, nên tránh hiện tượng đó, khoảng cách giữa huấn luyện viên với chó phải đứng tăng dần.
Sau này, cần phải luyện cho chó đứng ở bất kỳ vị trí nào và ra lệnh cho chó đứng lại khi đang đi trên cầu thăng bằng và trên cầu thang… Cần chú ý sửa lại những sai sót khi chó tập đứng.

Tư thế của chó được coi là đúng khi chó giữ chân trước và chân sau phẳng và thẳng, vươn mình ra đứng và giữ đầu bình thường.

Thói quen đứng được coi là thành thục, nếu chó hành động dứt khoát theo mệnh lệnh và động tác chỉ huy trong điều kiện bất kỳ của môi trường xung quanh, vươn mình đúng và giữ ở tư thế đứng ít nhất là 5 phút.

9.2. Những sai sót có thể có của huấn luyện viên

1. Ép mạnh tay trái hoặc vỗ vào bụng chó gây cho chó phản ứng tự vệ thụ động (chó định ngồi hoặc nằm xuống khi nhìn thấy tay)

2. Giật mạnh dây dắt làm cho chó đứng chệch khỏi vị trí đứng cần thiết và làm khó khăn cho việc luyện cho đứng yên.

3. Hay gọi chó ở tư thế đứng làm khó giữ chó đứng yên.
 

Hoan2008

Member
10. Dạy chó bò (trườn)

Khi chó đi làm nhiệm vụ, khi vận động cần phải nguỵ trang là những lúc chó cần phải thực hiện động tác bò

Chó nghiệp vụ phải trườn dùng theo tín hiệu của người huấn luyện viên khi có người cũng như khi không có người

Những kích thích có điều kiện: mệnh lệnh "bò" và làm động tác vẫy vay phải ở mức ngang đầu gối người huấn luyện viên và người huấn luyện viên cũng làm động tác bò

Những kích thích không điều kiện: kéo căng dây dắ ra phía trước, đồng thời ấn lên bướu vai chó, cho mồi và vuốt ve chó

Luyện thói quen bò và giữ chó ở tư thế bò được tiến hành trong điều kiện phản xạ tự vệ bị động và trong bữa ăn.

10.1. Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện

Bài tập về phản xạ có điều kiện ban đầu với mệnh lệnh "bò" được tiến hành bằng phương pháp sau đây:

Tìm bãi tập phẳng và khô, không có gai và các vật nhọn khác. Người huấn luyện viên ra lệnh "nằm", để chó nằm dọc theo hông bên trái mình. Sau đó, tay phải cầm dây dắt ở gần chỗ vòng đeo cổ, bàn tay trái đặt nhẹ lên bướu vai chó, ra lệnh "bò", tay kép dây dắt cho chó bò và đồng thời người cũng bò lên phía trước.

Lúc đầu chó thường muốn đứng dậy. Trong trường hợp này, người huấn luyện viên ra lệnh tiếp "bò" và đồng thời tay trái ấn nhẹ lên bướu vai chó không cho chó đứng dậy.

Nếu chó không đứng dậy và tiếp tục bò, người huấn luyện viên phải động viên nó bằng mệnh lệnh "bò", "tốt", vuốt ve chó và cho chó ăn mồi. Cho chó bò nhanh chó sẽ bị mệt, vì vậy trong những ngày mới bắt đầu tập nên cho chó bò với khoảng cách gần, khôg quá 2m.

Sau đó, khi chó đã có phản xạ có điều kiện với mệnh lệnh "bò", nó có thể bò với khoảng cách 10-12m mà vẫn không phải tác động lên người chó những kích thích không điều kiện, nên chuyển sang tập phản xạ có điều kiện với các động tác và tăng mức độ phức tạp của bài tập.

Bài tập về phản xạ có điều kiện với động tác được tiến hành như sau: Khi người huấn luyện viên trườn lên phía trước, vẫy tay phải ở tầm thấp hơn đầu gối, miệng ra lệnh "bò". Ngay sau khi chó đã bò được một vài bước, người huấn luyện viên phải chú ý cho chó ăn mồi để động viên chó có thể áp dụng phương pháp sau đây: Vẫy tay đồng thời tay trái cầm dây kéo chó bò đi, cũng có thể áp dụng phương pháp tập này có kết hợp cho chó ăn mồi. Khi tập phải cầm sẵn mồi trong tay có mồi rồi cho chó ăn.

Về sau, khoảng cách bò được tăng dần.

Sau khi tập phản xạ có điều kiện, người huấn luyện viên bò cùng với chó và điều khiển nó bằng mệnh lệnh và động tác.

Khi cho chó tập bò, phải cho bò từ những tư thế khác nhau: nằm, ngồi và khi đang đi với nhịp bước nhanh … Bài tập điều khiển chó bằng mệnh lệnh và bằng tác động người huấn luyện viên bắt chó nằm là rất quan trọng.

Thói quen bò của chó được coi như đã thuần thục nếu như chó bắt đầu bò theo tín hiệu ban đầu của người huấn luyện viên và bò cùng với người huấn luyện viên, và khi không có người, chó bò trên khoảng cách 15-20m có dừng giữa chừng để nghỉ.

10.2. Những sai sót có thể có của huấn luyện viên

1. Cho chó tập bò trên bãi không đúng yêu cầu: có cỏ gai, vật nhọn. Trong trường hợp này chó sẽ không muốn tập

2. Dạy chó bò sớm, ví dụ khi chưa giữ chó nằm lâu. Trong trường hợp này chó không nằm yên mà cứ muốn bò mặc dù chưa có lệnh.
 

Hoan2008

Member
11. Dạy chó mang đồ đạc

Dạy chó mang đồ đạc là một môn huấn luyện chung rất quan trọng, là giai đoạn chuẩn bị để huấn luyện đặc biệt như: tìm dấu vết, khám xét hiện trường tìm đồ đạc…

Dạy chó biết tìm thạo và mang đồ đạc các loại đến cho người huấn luyện viên theo tín hiệu ban đầu

Những kích thích có điều kiện: mệnh lệnh "ngậm lấy", "đưa đây", "tìm đi" và làm động tác vẫy tay về phía vật đã được ném đi.

Những kích thích không điều kiện: đưa đồ cho chó ngậm, cho mồi, vuốt ve
Dạy chó ngậm trên cơ sở phản xạ bẩm sinh phức tạp 0 chó tập vận đang chuyển động

Phản ứng này là một trong những hình thức xuất hiện phải ứng khi ăn, chó muốn đuổi theo và đón lấy con vật đang chạy trốn

Dạy chó ngậm được bắt đầu sau khi tiếp xúc và dạy phản xạ có điều kiện với mệnh lệnh "đi chơi", "lại đây", ngồi xuống" và sau này tiếp tục dạy trong suốt quá trình huấn luyện

Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện

Những bài tập ban đầu phải được tiến hành trong những điều kiện thuận lợi trên sân bãi không có những kích thích làm phân tán (lạc hướng). Trước khi dạy chó ngậm, người huấn luyện viên phải chuẩn bị vật thích hợp để chó dễ ngậm.

Thường thường, vật đó là một thanh gỗ có kích thước dài 20-25cm, đường kính 6-7cm. Phần giữa thanh gỗ có đường kính nhỏ hơn khoảng 3-4cm, có hình cổ chày. Như vậy, chó ngậm lấy đoạn giữa sẽ dễ hơn. Trong thời gian đầu, không nên dùng những vật bằng kim loại để chó ngậm, sẽ làm chó đau và nhả ra ngay. Cũng không nên dùng những vật quá mềm vì chó cắn sẽ nát. Những vật như thế chó ngâmk lại và dùng làm đồ chơi. Về sau chó rất khó bỏ thói quen này.

Tuỳ theo mức độ phản ứng của chó với vật cho chó ngậm, nghĩa là tuỳ theo đặc điểm của chó mà sử dụng những phương pháp huấn luyện khác nhau. Đối với phần lớn các trường hợp, người ta áp dụng phương pháp kích thích vị giác. Áp dụng phương pháp này tập theo 2 cách như sau:

a. "phục hồi" đồ vật

b. Kích thích chó bằng thức ăn (xương, thịt, gói giẻ rách …) cách tập này được áp dụng để không phản ứng với vật thông thường

Khi cho chó tập theo cách thứ nhất, bài tập được tiến hành như sau: Chó mang dây dắt, tay phải người huấn luyện viên cầm vật dùng để tập và làm những động tác khác nhau trước mặt chó, miệng ra lệnh "ngậm"

Sự di chuyển của đồ vật gây cho phần lớn chó có phản ứng vồ (tóm). Khi chó vừa tóm lấy vật, người huấn luyện viên ra lệnh "ngậm", "tốt" và đồng thời khẽ kéo vật về phía mình nhằm mục đích luyện cho chó giữ chắc. Sau khoảng 5-6 giây ra lệnh "đưa đây" và thu lấy vật chó đang ngậm bằng tay phải và tay trái đưa mồi cho chó.

Nếu chó ngậm chắc không nhả vật, có thể cho chạy 10-15m, chuyển sang đi chậm và ra lệnh "đưa đây", tay cầm lấy vật chó đang ngậm, sau đó động viên chó bằng cách cho mồi và đi dạo chơi.

Không nên thúc ép chó ngoạm, vì nó có thể gy cho chó nguyên nhân tạo nên những phản xạ có điều kiện như ý. Trong trường hợp này, có thể chó từ chối không muốn ngoạm, và cũng có thể chó tóm lấy tất cả mọi vật trong khu vực đang luyện tập.

Khi chó đã biết tóm thạo lấy vật từ tay người, người huấn luyện viên quăng vật ra cách xa khoảng 2-3m, ra lệnh "ngoạm" và cùng với chó chạy theo hướng vật vừa được ném đi, nhắc lại mệnh lệnh "tốt", "ngoan" và chạy lên phía trước. Khi chó tha vật tới phía mình, lại ra lệnh "đưa đây", tay thu lất vật và cho chó ăn mồi.

Không được ném vật cho chó khi chó đang đi đến phía người huấn luyện viên. Người huấn luyện viên phải kịp thời tóm lấy vật vào tay ngay.

Có một số con chó thường không ngoạm lấy vật đang nằm hoặc vật đó người quăng ra. Trong trường hợp này, phải làm "sống lại" vật đã ném đi, nghĩa là dùng tay hoặc chân ném vật về phía mà chó muốn đuổi theo vật được ném đi, và có phản ứng vồ lấy vật đó. Có những con chó không phản ứng với vật thông thường. Khi đó, người ta phải dùng những vật khác nhau dễ làm chó hấp dẫn nhất để làm cho chó tập ngoạm. Một số chó rất thích giẻ rách, một số khác thích những vật óng ánh và một số chó lại thích những vạt mềm như đồ da, cao su…

Thường thường, người ta còn dùng những vật có mùi thức ăn để làm chất kích thích thức ăn như: xương, thịt gói trong giẻ rách, ống cát tông, nhồi thịt… Mùi thịt gây phản ứng thức ăn khi chó vồ lấy vật mà chó định ngoạm. Có thể dạy một số những con chó không chịu nghe lời huấn luyện viên khi áp dụng phương pháp này bằng cách dùng vật cho chó tập để trêu chọc chúng. Cách tập được tiến hành như sau: tìm sân có hàng rào hoặc vật chắn để đề phòng chó cắn người giúp việc. Người giúp việc đứng ở phía bên kia hàng rào, đối diện với chó, dùng giẻ rách (hoặc găng tay) kích thích chó và thò vật đó qua khe hàng rào để cho chó tóm. Người huấn luyện viên ra lệnh "ngoạm" và khi chó vừa mới tóm chắc được vạt, lại ra lệnh "ngoạm" tím lại vật vào tay mình và tiếp tục trêu chọc chó bằng vật đang cầm trong tay. Sau đó ra lệnh "đưa đây", tay thu lấy vật, động viên nó và cho ăn mồi.

Mỗi lần tập, động tác này được tập lại một vài lần

Sau này, chính người huấn luyện viên tự mình trêu chọc chó. Sau nhiều lần luyện tập động tác này, tiến hành cho chó tập phản xạ có điều kiện với động tác "ngoạm".

Nếu theo khẩu lệnh "ngoạm", chó mạnh dạn và hăng hái chạy theo vật vừa quăng ra cách xa 3-4 bước và thả nó mang lại cho người huấn luyện viên thì phản xạ có điều kiện ban đầu được coi như đã nhạy bén.

Sau này tiếp tục tập những động tác như sau:

- Tập phản xạ có điều kiện với cử chỉ

- Tăng cự ly (khoảng cách) ném vật đi

- Dạy chó ngoạm những đồ vật khác nhau

- Luyện giữ chó trước khi ngoạm vật

- Dạy chó thói quen ngồi ngoạm vật trước mặt người huấn luyện viên

- Tập cho chó có thói quen tìm kiếm vật theo mệnh lệnh hoặc theo cử chỉ

Tất cả những động tác này được huấn luyện song song với nhau. Chỉ khác nhau ở chỗ là trình tự đưa những mức độ phức tạp khác nhau vào bài tập. Trước hết, phải tập phản xạ có điều kiện với cử chỉ. Muốn thế, khi quăng vật đi, tay giữ hờ chó, sau đó ra hiệu, nhắc lại mệnh lệnh cho chó "ngoạm" và thả cho chó chạy theo vật.

Như vậy, động tác người chỉ hướng chó chạy đi tìm đồ vật được biến thành tín hiệu đối với chó, và sau đó phải ném vật đi từ vai bằng cách nào đó để chớ không nhìn thấy vật bay trong không gian theo hướng nào.

Song song với việc tăng cự ly ném vật đi, cần phải tập cho chó thói quen ngoạm những vật khác nhau về hình dáng, về trị số cũng như về chất lượng vật liệu của vật dùng để tập (kim loại, da, cao su, giấy…). Người huấn luyện viên dùng đồ vật trong túi riêng để nguỵ trang. Khi chuyển sang dạy chó ngoạm vật mới thì lúc đầu phải cho chó tập tóm lấy vật từ tay mình (làm quen với vật, sau quăng ra xa với cự ly ngày một tăng dần). Trong thời gian đầu, nhất thiết phải luyện chó ngoạm vật mới bằng cách cho mồi.

Để tập giữ chó trước khi chạy theo vật, người huấn luyện viên để chó đứng bên trái mình, báo trước cho chó bằng mệnh lệnh "ngồi xuống" và ném một vật ra xa khoảng 8-10m. Trong khi ném vật đi, người huấn luyện viên lại ra lệnh "ngồi xuống" và giật dây dắt giữ chó ở nguyên trạng thái cũ. Sau khi giữ không lâu, xua chó đi theo vật vừa mới ném đó bằng cử chỉ và mệnh lệnh "ngoạm".

Cùng với việc luyện giữ chó, cần phải luyện cho chó thói quen ngồi giữ vật trước mặt người huấn luyện viên. Động tác này có liên quan chặt chẽ với động tác ngồi. Chỉ sau khi tập cho chó thói quen ngồi trước mặt người huấn luyện viên khi không có đồ vật mới có thể chuyển sang dạy cho chó động tác ngồi có đồ vật.

Muốn thế, khi chó tiếp cận với đồ vật, để chó cách xa người huấn luyện viên khoảng 2 bước, ra lệnh "ngồi" và làm động tác ra hiệu, chó nhích lại cách người huấn luyện viên một bước.

Sau khi giữ chó không lâu, người huấn luyện viên ra lệnh "đưa đây", tay thu lấy vật và cho chó ăn mồi. Đôi khi có trường hợp chó không ngồi hoặc nhả vật ra; trong những trường hợp như thế phải bắt chó ngồi một cách cưỡng bức, ném đồ vật đi và dùng tay phải giữ lấy hàm dưới của nó. Sau khi nhặt được đồ vật, phải động viên chó bằng cách vuốt ve hoặc cho chó ăn mồi, đặc biệt là trong thời kỳ mới bắt đầu tập động tác này. Sau đó có thể đặt chó ngồi bên cạnh hoặc canh cho chó ở trạng thái tự do, hoặc cũng có thể chuyển ngay sang tập động tác khác.

Biết cách sử dụng mồi để dỗ dành chó khi tập cho chó ngoạm là một thủ thuật rất quan trọng, không được đưa mồi cho chó khi chó còn đang ngậm vật ở mồm, vì lúc đó chó sẽ nhả ngay vật ra và đỡ lấy mồi.

Để tránh những thiếu sót trong quá trình huấn luyện, cần phải chuẩn bị mồi sẵn trước khi cho chó tiếp xúc với vật, khi cần thiết có ngay cho kịp thời.

Nếu khi ném vật đi xa 15-20m, giữ được chó trước khi thả cho chạy theo vật, và sau đó chó đi nhặt đúng được vật đã ném đi, có thể chuyển sang dạy cho chó thói quen tìm kiếm vật. Muốn thế, người huấn luyện viên ném vật vào bụi, xuống mương và đám cỏ rậm … để chó không nhìn thấy vật đã ném đi.

Lúc bắt đầu tập không nên ném vật đi xa. Chó được xua đi tìm vật theo mệnh lệnh "ngoạm" và cử chỉ làm hiệu của người. Thời gian đầu cần phải giúp chó như: chạy về hướng mà mình vừa mới ném vật đi, đôi khi dẫn chó đến gần chỗ vật rơi.

Khi chó vừa mới chạy đi tìm vật thì ra lệnh "hãy tìm", "ngoạm lấy". Tuỳ theo tài tìm kiếm của chó mà người huấn luyện viên giảm dần sự giúp đỡ của mình đối với chó.

Làm tăng tính phức tạp của động tác cần tập bằng cách treo vật lên cành cây hoặc vùi xuống dưới đất. Khi chó tập ngoạm vật, nên kết hợp xuỵt chó sủa.

Bắt đầu dạy chó cắn vật treo ở trên cao bằng mệnh lệnh "cắn", "ngoạm", "cắn". Tiếp tục dạy chó cắn sẽ làm cho chó tăng thêm khả năng tóm lấy vật, sau đó thưởng mồi cho chó. Sau đó phải dạy chó cắn vật treo.

Thời kỳ cuối của môn tập này, dạy chó động tác tăng cường thói quen ngoạm đúng trong điều kiện môi trường phức tạp, và chuẩn bị huấn luyện đặc biệt như: lựa chọn vật, khám xét hiện trường và tìm người bằng mùi trên đồ vật của người đó.
 

Hoan2008

Member
12. Dạy chó lựa chọn đồ vật

Dạy chó động tác lựa chọn đồ vật là ném một vật về phía một vật khác giống hệ như thế đã được chuẩn bị trước. Động tác tập như sau: Trong khu vực luyện tập, ở một số chỗ, đặt 2-3 vật (bằng gỗ, giẻ rách …), ngưòi cùng với chó đến gần một vật nào đó, còn cách độ 5-10m, ném một vật của mình đến chỗ có vật nằm ở phía trước mặt chó và xua chó đi tìm. Lúc đầu có thể chó tóm lấy vật bất kỳ nào đó. Để báo trước cho chó, người huấn luyện viên có thể giúp chó bằng cách ra lệnh "hãy ngửi", "ngoạm", nếu chó nhận nhầm thì ra lệnh với giọng nhẹ nhàng "phụ".

Chỉ sau khi chó nhặt đúng vật, thì người huấn luyện viên mới gọi chó, thu vật lại và thưởng mồi cho chó. Tiếp sau đó, dùng nhiều đồ vật khác nhau và số lượng tăng dần để huấn luyện chó, không được chuyển sang tập lựa chọn đồ vật khi chưa tập những động tác vừa nói ở trên.
 

Hoan2008

Member
13. Huấn luyện chó động tác khám xét hiện trường và khám nhà

Động tác đầu tiên là dạy cho chó đi đúng hướng chỉ dẫn và đã được xác định, và củng cố phản xạ có điều kiện với mệnh lệnh "hãy tìm". Người huấn luyện viên đứng ở giữa bãi tập đã được lựa chọn và ném vật ra xung quanh trong phạm vi bán kinh 20-25m khoảng 3-4 vật khác nhau. Sau khi giữ chó không lâu, ra lệnh "hãy tìm" và tay phải ra hiệu xua chó chạy về một trong những hướng đã ném vật đi. Người huấn luyện viên thu lấy vật mà chó đã đem về và tay ra hiệu cho chó đi tìm vật đã ném ở hướng khác. Cứ như thế tiếp tục tìm kiếm tất cả những vật đã được ném đi. Trong khi đó, người huấn luyện viên đứng ở giữa bãi tập và dùng tay phải ra hiệu cho chó đi tìm vật ở xung quanh.

Có thể bổ sung thêm cho động tác này bằng cách tăng số lượng vật cất dấu để chó tìm, tăng cự ly ném vật đi, không ném vật về hướng trước mặt chó, tiến hành luyện tập trên những bãi tập có địa hình khác nhau.

Động tác thứ hai là dạy chó tìm vật giấu trong nhà. Bắt đầu cho chó làm quen với căn phòng được dự kiến sẽ giấu vật ở đó và dạy chó đánh hơi trong phòng. Sau đó giấu vật và bắt chó đi tìm. Nhà dùng để cho chó tập động tác này có thề là nhà kho, ga ra, những nhà không có người ở và nhà bị đổ.
 

Hoan2008

Member
14. Dạy chó chọn (tìm) người theo mùi đồ vật

Để dạy chó chọn (tìm) người theo mùi của đồ vật của người đó, có thể gồm những động tác sau đây: dạy chó đánh hơi áp khoác cuộn lại thành cuộn hoặc buộc lại thành nút, dạy cho chó phản ứng bình tĩnh với người huấn luyện viên khác ở gần vật để đánh hơi. Muốn thế, người huấn luyện viên trao (ném) đồ dùng của mình cho một người huấn luyện viên khác và theo dõi xem chó có nổi tính hung hay không đối với người đang giữ đồ vật của mình. Nên áp dụng phương pháp này để dạy chó đi thu lại đồ vật của mình đang ở trong tay người giúp việc. Dạy chó theo phương pháp này sẽ giảm nhẹ rất nhiều phần dạy chó tìm người theo mùi trên đồ vật của người đó.

Động tác đánh hơi của chó được coi là đã thành thạo, nếu theo mệnh lệnh lần đầu hoặc theo cử chỉ của người huấn luyện viên, chó nhanh chóng tìm được đồ vật trong phạm vi bán kính xung quanh người huấn luyện viên 25-30m, vội vàng mang ngay vật đã tìm được về cho người, tự động (không cần ra lệnh) ngồi xuống trước mặt người huấn luyện viên và giữ vật ở mồm, và khi có lệnh "đưa đây' thì chó nhả ngay vật đang ngậm ra.

Những sai sót có thể xảy ra

1. Trong thời gian mới bắt đầu tập, dùng những vật bằng kim loại, do đó chó sợ không ngoạm lấy.

2. Cho chó chơi đồ vật dùng để cất giấu cho chó tìm (khi mang đi), do đó chó không phục tùng nữa, quên gặm đồ vật

3. Cho chó ăn mồi hoặc chuẩn bị mồi thưởng ngay trước mặt chó khi chó mang đồ vật tìm được về cho người, vì thế mà chó nhả vật ra sớm để nhận mồi thưởng của người.

4. Dùng một số trong những vật đã được dùng khi tập đánh hơi, vì vậy chó chỉ tóm (nhặt) những vật đã quen mà không nhặt vật lạ khác

5. Đưa vật vào mõm chó có kết hợp dùng kcíh thích đau đớn, do đó cho bắt đầu sợ và từ chối không ngoạm vật.
 

Hoan2008

Member
16. Dạy chó sủa

Dạy chó sủa được áp dụng trong những trường hợp khi làm nhiệm vụ canh gác, khi phát hiện thấy những vật nặng, vật treo trên cao hoặc thấy có người chạy trốn vào những chỗ khuất (khi khám xét hiện trường, khám nhà và khi tìm dấu vết).

Những kích thích có điều kiện: ra lệnh "sủa" và làm hiệu bằng cách vẫy tay phải, trước hết đưa tay nghiêng lên tầm vai, lòng bàn tay hướng về phía trước và gập cổ tay lại để lòng bàn tay hướng về phía mình. Đôi khi ra hiệu bằng cách bật bật các ngón tay cho phát ra tiếng kêu.

Những kích thích không điều kiện: cho ăn mồi, vật để dánh hơi, người giúp việc

Có thể gọi chó cắn, trên cơ sở phản ứng thức ăn, phản ứng định phương hướng và phản ứng tự vệ bị động. Dạy chó sủa đúng theo tín hiệu của người huấn luyện viên được bắt đầu sau khi đã dạy chó các phản xạ có điều kiện khác cho các động tác ngồi, nằm và đánh hơi.

16.1. Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện

Khi luyện thói quen dạy chó sủa, thông thường luỵên tập những phản xạ có điều kiện ban đầu, đồng thời với mệnh lệnh và với cử chỉ.

Cần nhớ rằng, thường thường chó sủa ở tình trạng kích thích chúng. Sự kích thích chung này có thể do chính những kích thích khác nhau gây ra.

Có thể gọi chó cắn như:

- Thức ăn (thưởng mồi)

- Người giúp việc

- Vật để đánh hơi và những kích thích khác

Việc áp dụng phương pháp tập này hay phương pháp tập kia, tuỳ thuộc vào những kích thích nào làm cho chó có phản ứng và bị kích thích mạnh nhất.
Khi chó đang ngồi trước mặt người, huấn luyện viên thả dây dắt xuống đất và bước chân tới gần như thế nào để có thể không cho chó nhảy vọt lên. Sau đó, tay cầm miếng thịt và vẫy vẫy trước mặt nó, kích thích nó cho đến khi cất lên tiếng sủa và đồng thời ra lệnh "sủa".

Lúc đầu, chó định vồ lấy miếng thịt một cách tự nhiên, nhưng vì không với tới, bị tiếp tục kích thích và chó lại cất tiếng sủa. Khi chó vừa mới sủa, phải thưởng mồi cho chó và vuốt ve nó. Phương pháp này đạt kết quả tốt khi có quan hệ tốt giữa người huấn luyện viên và chó, đặc biệt là khi dạy những con chó hay có phản ứng với thức ăn. Để dạy cho chó có phản xạ có điều kiện với thức ăn, có thể áp dụng trong quá trình nuôi chó, khi mang khay thức ăn đến, người huấn luyện viên đặt khay như thế nào đó để chó không thể lấy được thức ăn, chó bị kích thích và bắt đầu nhảy cẫng lên, rít lên sặc sụa, vào lúc này người huấn luyện viên ra lệnh "sủa", và khi chó vừa mới sủa hăng thì cho chó ăn, đồng thời ra lệnh "tốt", "sủa", "tốt" với giọng âu yếm

Dạy chó sủa người giúp việc

Chó được buộc hoặc được giữ bằng dây dắt. Người giúp việc từ từ tiến đến gần chó, bằng dáng đi của mình gây cho chó có kích thích kèm theo tiếng sủa. Vào lúc này, người huấn luyện viên ra lệnh "sủa" và khi chó sủa phải kịp thời động viên nó bằng cách thưởng mồi và khen ngợi "tốt". Sau đó chỉ gọi cho chó sủa bằng mệnh lệnh và bằng cử chỉ.

Gọi chó cắn đồ vật

Nhiều con chó hay thích đớp. Phản xạ có điều kiện có thể được luyện bằng cách kích thích chó bằng vật. Người huấn luyện viên làm động tác kích thích chó bằng cách cầm một vật ở tầm cao mà chó không thể với tới được. Khi chó cố muốn với lấy vật trên cao lại bị kích thích và bắt đầu sủa. Đúng lúc đó, người huấn luyện viên dùng vật có sẵn trong tay để trên chó và ra lệnh "sủa". Chó vừa cất tiếng sủa, người huấn luyện viên đưa vật đó cho chó và động viên nó. Sau đó thu lấy vật và cho chó ăn mồi.

Khi mới bắt đầu tập động tác dạy chó sủa thì nhất thiết người huấn luyện viên phải cho chó ăn mồi, kể cả khi chó định cất tiếng sủa. Khi chó đã tập quen được phản xạ có điều kiện với mệnh lệnh và với cử chỉ của người thì lúc đó ít thưởng mồi, mà chó được động viên bằng lời "tốt" và bằng cách vuốt ve nó.

Khi chó đã quen phản xạ có điều kiện cất tiếng sủa với mệnh lệnh và cử chỉ làm hiệu, cần chuyển sang tập những động tác bổ trợ phản xạ có điều kiện với mệnh lệnh và với cử chỉ làm hiệu cho đến khi có thói quen trong điều kiện phức tạp vừa phải, trong toàn bộ với các vật huấn luyện chung khác. Để thực hiện mục tiêu đó cần:

- Tăng cự ly giữa người huấn luyện viên và chó

- Cho chó sủa khi chó ở tư thế khác nhau

- Tiếp tục tập cho thói quen với mệnh lệnh và với cử chỉ làm hiệu theo yêu cầu riêng biệt nhau

Động tác đi cách xa chó và gọi chó sủa từ những tư thế khác nhau (nằm, ngồi, đứng) được luyện tập với toàn bộ phàn huấn luyện đặc biệt. Đó là một vấn đề rất cần thiết để chó cho người huấn luyện viên biết được việc phát hiện ra người, vật treo và ngay cả trong những trường hợp khi người huấn luyện viên không nhìn thấy chó, không nhìn thấy người. Luyện thói quen cất tiếng sủa trong những trường hợp như thế, được tiến hành như sau:
Khi khám xét hiện trường, khi tìm dấu vết của người giúp việc để lại theo chỉ thị của người huấn luyện viên ở trên bãi tập, khi thấy vật nặng hoặc treo mà chó không thể nhảy lên tới hoặc không thể mang đi được. Khi chó phát hiện ra vật nặng hoặc vật treo, người huấn luyện viên ra lệnh hoặc làm hiệu gọi chó sủa. Người giúp việc lần lượt ẩn trốn ở những chỗ chó không thể đến được (trên cây, trên những vật cao). Khi phát hiện ra người giúp việc ẩn trốn, người huấn luyện viên gọi chó sủa theo mệnh lệnh hoặc cử chỉ làm hiệu. Nếu chó không cất tiếng sủa thì người giúp việc dùng những động tác của mình làm kích thích chó cho đến khi chó lên tiếng sủa.

Khi tập lại những động tác như thế, gây cho chó thói quen tự cất tiếng sủa khi thấy vật nặng hoặc vật treo và người giúp việc ẩn trốn. Người huấn luyện viên phải nhớ rằng tập thường xuyên và có hệ thống bằng phương pháp dùng vật treo hoặc có người ẩn trốn trên cây sẽ gây cho chó thói quen chỉ làm việc bằng mắt, và nó bắt đầu làm việc bằng đánh hơi trên cao.

Nếu theo mệnh lệnh lần thứ nhất hoặc theo cử chỉ của người huấn luyện viên ra hiệu mà chó cất tiếng sủa lớn và tự sủa khi phát hiện ra vật hoặc người ở những chỗ chó không đến được thì coi như chó đã có thói quen với phản xạ này.

16.2. Những sai sót có thể xảy ra

1. Làm cho chó ham gọi sủa, do đó chó quen sủa trong tất cả mọi trường hợp bị kích thích mạnh. Chính vì lẽ đó mà chó có thể làm lộ chỗ cần phải nguỵ trang khi làm nhiệm vụ.

2. Dạy chó sủa khi chó chỉ đứng trong một phòng, do đó mà nó không cất tiếng sủa khi nó ở trong phòng khác

3. Dạy chó sủa bằng cách giật mạnh dây dắt hoặc đánh bằng roi, làm như vậy chó trở lên nhút nhát.
 

Hoan2008

Member
17. Ngăn chặn chó hành động không hợp ý

Trong khi huấn luyện và đưa chó đi làm nhiệm vụ, do ảnh hưởng của những kích thích có thể có, chó có thể gây ra những hành động khác nhau làm trái ý người huấn luyện viên như: muốn đuổi theo con vật đang chạy trốn, cất tiếng sủa khi đang làm nhiệm vụ…

Để có thể ngăn chặn một cách triệt để những hành động tương tự của chó, cần phải tập cho chó phản xạ có điều kiện ngừng ngay tức khắc những hành động trái ý, theo tín hiệu đầu tiên của người huấn luyện viên

Kích thích có điều kiện mệnh lệnh "thôi" với giọng đe doạ

Kích thích không điều kiện: giật mạnh dây dắt tác động lên vòng đeo cổ, đánh bằng roi

Do tác động của những kích thích của người huấn luyện viên gây ra, những phản ứng không hợp ý xảy ra khi gặp kích thích bên ngoài đối với chó, phải được chấm dứt ngay. Vì vậy, thói quen này được luyện khi phản ứng tự vệ và bị động.

Chỉ có thể bắt đầu dạy chó ngừng những hành động trái ý, sau khi đã có được quan hệ tốt giữa người huấn luyện viên với chó.

17.1. Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện

Trước tiên, phải dạy cho chó phản xạ có điều kiện với mệnh lệnh "phu", với số lượng kích thích làm lạc hướng không nhiều.

Muốn thế, người huấn luyện viên phải chọn bãi tập có những kích thích mà chó hay phản ứng với kích thích đó. Giữ chó bằng dây dắt dài, cho chó ở trạng thái tự do và cho tiến gần đến những kích thích đó theo dõi hành vi của chó. Khi chó định xông vào những kích thích làm lạc hướng, người huấn luyện viên ra lệnh "phu" với giọng đe doạ và giật mạnh dây dắt. Sức mạnh của những kích thích được sử dụng phải phù hợp với những đặc điểm của chó.
Khi chó vừa mới ngừng những hành động trái ý, người huấn luyện viên phải kịp thời động viên nó bằng cách thưởng mồi và tiếp tục đi dạo chơi. Mỗi lần tập, động tác tập được làm đi làm lại 2-3 lần.

Nên kết hợp tập động tác ngừng những hành động không hợp ý với tập các động tác khác.

Tuỳ theo mức độ tạo ra được phản xạ có điều kiện với mệnh lệnh "phu" mà bài tập được tiến hành trong những điều kiện phức tạp hơn, khi chó những kích thích làm lạc hướng khác nhau (gần đường xe chạy, ở ngoại vi vùng đông dân cư, nơi có mùi thức ăn…)

Thời kỳ này, khi luyện tập phải dùng dây dắt dài. Chỉ sau khi chó đã quen với mệnh lệnh ngừng ngay những hành động trái ý "phu", khi đó cho mang dây dắt dài, mới có thể chuyển sang luyện chó động tác này mà không có dây dắt.
Khi dạy những chó có phản ứng kém với động tác giật dây dắt, nên dùng vòng đeo cổ kiểu chật

Nếu chó không bị lạc hướng bởi những kích thích lạ và ngừng ngay những hành động trái ý theo mệnh lệnh lần thứ nhất của người huấn luyện viên, thì thói quen đó của chó coi như đã được hoàn thiện.

17.2. Những sai sót có thể có ở người huấn luyện

1. Rất, thường hay cho tập mệnh lệnh "phu" bằng những kích thích đau đớn nhất (dùng vòng đeo cổ kiểu rất chật, dùng roi đánh), gây cho chó tình trạng trì hoãn chung và bị ức chế.

2. Thường hay dùng mệnh lệnh "phu" không tăng cường thêm bằng những kích thích không có điều kiện, như vậy là làm giảm hiệu lực của mệnh lệnh này đối với chó (mệnh lệnh "phu" lúc đó trở thành tín hiệu âm thanh bình thường đối với chó).

3. Không biết dùng mệnh lệnh "phu" và dùng mệnh lệnh đó thay cho mệnh lệnh chủ yếu nào đó với giọng đe doạ
 

Hoan2008

Member
18. Dạy chó quay trở lại

Mục đích là dạy cho chó thói quen quay trở lại vị trí được quy định bằng một vật gì đó, theo mệnh lệnh và cử chỉ của người huấn luyện viên, và chó sẽ ở lại đó chờ lệnh tiếp theo. Thói quen đó sẽ giúp ta dạy tốt chó coi giữ đồ đạc.
Những kích thích có điều kiện: mệnh lệnh "về chỗ" và cử chỉ đưa tay phải ra phía trước, lòng bàn tay úp, hướng về phía có chỗ mà chó cần phải quay lại
Những kích thích không điều kiện: giật nhẹ dây dắt và cho chó ăn mồi

Thói quen được luyện trong phản ứng tự vệ bị động và trong phản ứng thức ăn

Chỉ nên bắt đầu dạy chó quay trở lại vị trí cũ sau khi đã dạy gọi và dạy ngồi

18.1. Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện

Những động tác luyện tập phản xạ có điều kiện ban đầu với mệnh lệnh "về chỗ" được tiến hành trong điều kiện dễ dàng. Để một vật gì đó mà cho dễ nhận ra (túi sách, mũ, găng tay) ở một chỗ quy định, người huấn luyện viên dắt chó đến gần vật đã đặt sẵn và ra lệnh "về chỗ", "ngồi", đi ra khỏi chỗ đó khoảng 5-7m và gọi chó. Sau khi chó chạy đến, động viên bằng cách thưởng mồi cho chó, sau đó cầm lấy dây dắt, ra lệnh "về chỗ", dắt chó đến và cho chó lại gần chỗ cũ.

Nếu chó định đi sang hướng khác hoặc bị đi lạc hướng thực sự, thì lúc đó người huấn luyện viên giật nhẹ dây dắt về hướng có vật đã đặt sẵn.

Trong những buổi tập thường kỳ. Khi phải cho đi theo mệnh lệnh và cử chỉ làm hiệu về chỗ người huấn luyện viên chỉ động viên chó.

Sau này, người huấn luyện viên dạy chó ngồi yên giữ đồ đạc, muốn thế để chó ngồi bên cạnh đồ vật, người nấp đi trốn chỗ kín và theo dõi chó. Trường hợp thấy chó rời chỗ thì kịp thời ra lệnh với giọng đe doạ "về chỗ". Nếu cần thiết thì người phải chạy đến và bắt chó quay về chỗ bằng cách giật dây dắt.
Song song với động tác luyện chó ngồi coi giữ, cự ly người huấn luyện viên đi khỏi chỗ chó được tăng dần.

Giai đoạn cuối của phần tập này cần củng cố lại thói quen đi đúng về chỗ đã quy định theo mệnh lệnh và cử chỉ làm hiệu, từ bất kỳ vị trí nào khi có những kích thích làm lạc hướng.

Nếu theo tín hiệu ban đầu trong bất kỳ điều kiện nào và bất kỳ vị trí nào khi ở cách người huấn luyện viên 30-50m, chỗ quay trở kại đúng vị trí, ngồi xuống và chờ cho đến khi người huấn luyện viên đi tới thì coi như chó đã có thói quen với động tác ngồi coi giữ.

18.2. Những sai sót có thể xảy ra

1. Dạy chó những động tác ban đầu khi có những kích thích làm lạc hướng

2. Dùng những vật chó quen ngoạm để đánh dấu vị trí cần thiết, như vậy chó thường sẽ hay ngoạm lấy vật và đem lại cho người huấn luyện viên
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top