26. Huấn luyện chó canh gác
Đó là quá trình đào luyện chó khả năng thông báo kịp thời mọi sự xuất hiện bất ngờ của người lạ mặt. Trên vị trí canh gác, chó phải luôn luôn sẵn sàng và theo tín hiệu đầu tiên của người huấn luyện lập tức bắt giữ kẻ lạ mặt đó.
Kích thích có điều kiện: Mệnh lệnh chính "nghe đi" và bàn tay chỉ về phía người giúp việc, mệnh lệnh phụ "phu" và "tốt'.
Kích thích không điều kiện: những cú đánh bằng roi của người giúp việc
Huấn luyện chó canh gác dựa trên cơ sở những phản xạ tự nhiên của thói quen canh gác kết hợp với bản năng định hướng và phòng thủ của chó.
Đối với loại chó lùng sục thì việc huấn luyện canh gác được tiến hành vào giai đoạn cuối cùng của chương trình huấn luyện chuyên môn của chó nghiệp vụ, nhưng đối với loại chó canh gác thì phải tiến hành sớm hơn rất nhiều.
Huấn luyện chó canh gác theo thứ tự sau đây:
- Canh gác tại chỗ
- Canh gác trong trạng thái vận động
- Hoàn thiện khả năng canh gác kết hợp với những dạng huấn luyện chuyên môn khác, tức là tiến dần tới chỗ đào tạo hoàn thiện một con chó nghiệp vụ.
26.1. Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện chó canh gác tại chỗ
Để huấn luyện khả năng canh gác tại chỗ cho chó, người huấn luyện phải nghiên cứu kỹ tư cách hành vi của chó trong những kích thích động khác nhau được gây lên bởi người giúp việc, đồng thời làm giảm dần phản xạ sủa của chó trong khi phải canh gác lâu dài, và huấn luyện khả năng thông báo về sự xuất hiện người lạ không hề gây lên một tiếng động trong khu vực có thể nghe, nhìn thấy hoặc ngửi thấy.
Chọn địa hình có ít nhất những tác động ngoại cảnh, có cỏ mọc và các hầm hào, hố rãnh để người giúp việc có thể đi dần tới chó một cách bí mật. Ở những địa hình không có cỏ mọc, có thể dùng rơm rạ thay thế. Với những địa hình như vậy sẽ làm tăng tính cảnh giác của chó.
Địa hình cần phải được chọn trước. Những buổi học đầu tiên phải tiến hành dưới sự chỉ đạo của người hướng dẫn, ra hiện trường trước với sự có mặt của người huấn luyện viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn cụ thể cho người giúp việc, chỉ vị trí ban đầu của anh ta (cách chó 60-70m), đồng thời cho biết vị trí của người huấn luyện và chó, tín hiệu bắt đầu hành động, đường đi của người giúp việc và các đặc điểm khi đi, khi tấn công chó và khi bỏ chạy cũng như thứ tự thực hiện bài học. Vào một thời điểm nhất định, người giúp việc ra khỏi vị trí và chờ đợi tín hiệu.
Người huấn luyện theo dõi chó và cùng với nó tới địa điểm định sẵn, chọn nơi thuận tiện đứng quan sát sau khi để chó ngồi phía bên chân trái hơi nhích hơn phía trước, người huấn luyện giư chó bằng một đoạn dây cương 20-30cm. Tốt nhất là chọn điểm bị khuất cỏ để chó không nhìn thấy phía trước những vùng thấp hơn.
Người huấn luyện trấn an chó bằng một giọng thì thầm và thận trọng, rồi hạ lệnh "lắng nghe" và tay chỉ về phía người giúp việc ẩn nấp.
Người giúp việc theo tín hiệu hoặc theo thời gian đã định sẵn, bắt đầu bò dần về phía người huấn luyện và chó, thỉnh thoảng lại khẽ đánh rơi xuống đất, xuống cỏ ... chốc chốc người giúp việc lại dừng lại, không được gây tiếng sột soạt để chó có sự tập trung cao độ.
Khi người giúp việc vừa mới bắt đầu tiến vào, người huấn luyện lại nhắc lại mệnh lệnh một cách thầm thì "lắng nghe" và tay phải chỉ về hướng người giúp việc. Khi thấy chó rất tập trung theo dõi thì người huấn luyện cổ vũ nó bằng giọng rất nhỏ "tốt". Nếu chó sủa hoặc gầm gừ, rít lên, thì người huấn luyện phải phát lệnh cho nó "phu" bằng một giọng hăm dọa và giật mạnh dây cương. Nếu chó vẫn cứ tiếp tục sủa thì người huấn luyện phải dùng tay hoặc dây cương giữ lấy mõm của nó và nhắc lại mệnh lệnh "phu", sau mỗi lần làm cho nó ngừng sủa thì lập tức phải khen ngợi nó ngay.
Trong quá trình huấn luyện, nếu chó sủa thì trong những bài học đầu tiên, người giúp việc không được lộ diện, mà chỉ gây tiếng sột soạt, vụng trộm lén lút, rồi đi dần về phía khác để hạn chế sự kích động của chó, đồng thời chấm dứt tình trạng sủa nhanh chóng, trong trường hợp đó chó được thả đến bắt giữ người giúp việc.
Ngược lại, đối với những con chó phản ứng với những kích thích khác rất chậm, thì người giúp việc phải tiến sát tới dùng roi đanh vào nó rồi bỏ chạy, khi người giúp việc đã bỏ chạy cách khoảng 10-15m thì chó được thả ra để bắt giữ. Bài tập được kết thúc bằng việc thực hiện việc áp giải một quãng ngắn.
Việc thả chó để bắt giữ là rất cần thiết trong quá trình huấn luyện chó canh gác, vì vật lộn với người giúp việc sẽ tạo cho chó phát triển thói quen cẩn thận nghiêm ngặt.
Thứ tự nâng dần sự phức tạp:
Tuỳ theo mức độ đã được huấn luyện mà mức độ phức tạp dần dần được nâng lên. Khoảng cách giữa người giúp việc và chó tăng dần lên 200-250m. Người giúp việc không đi về phía chó mà về một hướng khác, khoảng cách đó mỗi một buổi học được tăng lên 40-50m. Việc tấn công vào chó mang tính chất chu kỳ nhưng mỗi một lần thả chó đuổi bắt thì đều được kết thúc bằng sự áp giải.
Tăng dần khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu đứng gác đến thời điểm người giúp việc hành động. Thời gian đó tăng dần lên tới một hai tiếng đồng hồ. Người giúp việc phải đi rất nhẹ nhàng để tránh gây tiếng sột soạt.
Hướng đi của người giúp việc cũng được thay đổi, ban đầu anh ta xuất hiện từ phía trước, về sau là từ bên cạnh và từ đằng sau.
Bài học được tiến hành trong mọi điều kiện thời gian khác nhau, buổi chiều tối, đêm khuya, sáng sớm, trong những hướng có khác nhau và đồng thời cả trong những điều kiện khó khăn khác nhau (mưa rét v.v...) khi đó cần phải thật sự quan tâm tới việc bảo vệ chó.
Đó là quá trình đào luyện chó khả năng thông báo kịp thời mọi sự xuất hiện bất ngờ của người lạ mặt. Trên vị trí canh gác, chó phải luôn luôn sẵn sàng và theo tín hiệu đầu tiên của người huấn luyện lập tức bắt giữ kẻ lạ mặt đó.
Kích thích có điều kiện: Mệnh lệnh chính "nghe đi" và bàn tay chỉ về phía người giúp việc, mệnh lệnh phụ "phu" và "tốt'.
Kích thích không điều kiện: những cú đánh bằng roi của người giúp việc
Huấn luyện chó canh gác dựa trên cơ sở những phản xạ tự nhiên của thói quen canh gác kết hợp với bản năng định hướng và phòng thủ của chó.
Đối với loại chó lùng sục thì việc huấn luyện canh gác được tiến hành vào giai đoạn cuối cùng của chương trình huấn luyện chuyên môn của chó nghiệp vụ, nhưng đối với loại chó canh gác thì phải tiến hành sớm hơn rất nhiều.
Huấn luyện chó canh gác theo thứ tự sau đây:
- Canh gác tại chỗ
- Canh gác trong trạng thái vận động
- Hoàn thiện khả năng canh gác kết hợp với những dạng huấn luyện chuyên môn khác, tức là tiến dần tới chỗ đào tạo hoàn thiện một con chó nghiệp vụ.
26.1. Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện chó canh gác tại chỗ
Để huấn luyện khả năng canh gác tại chỗ cho chó, người huấn luyện phải nghiên cứu kỹ tư cách hành vi của chó trong những kích thích động khác nhau được gây lên bởi người giúp việc, đồng thời làm giảm dần phản xạ sủa của chó trong khi phải canh gác lâu dài, và huấn luyện khả năng thông báo về sự xuất hiện người lạ không hề gây lên một tiếng động trong khu vực có thể nghe, nhìn thấy hoặc ngửi thấy.
Chọn địa hình có ít nhất những tác động ngoại cảnh, có cỏ mọc và các hầm hào, hố rãnh để người giúp việc có thể đi dần tới chó một cách bí mật. Ở những địa hình không có cỏ mọc, có thể dùng rơm rạ thay thế. Với những địa hình như vậy sẽ làm tăng tính cảnh giác của chó.
Địa hình cần phải được chọn trước. Những buổi học đầu tiên phải tiến hành dưới sự chỉ đạo của người hướng dẫn, ra hiện trường trước với sự có mặt của người huấn luyện viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn cụ thể cho người giúp việc, chỉ vị trí ban đầu của anh ta (cách chó 60-70m), đồng thời cho biết vị trí của người huấn luyện và chó, tín hiệu bắt đầu hành động, đường đi của người giúp việc và các đặc điểm khi đi, khi tấn công chó và khi bỏ chạy cũng như thứ tự thực hiện bài học. Vào một thời điểm nhất định, người giúp việc ra khỏi vị trí và chờ đợi tín hiệu.
Người huấn luyện theo dõi chó và cùng với nó tới địa điểm định sẵn, chọn nơi thuận tiện đứng quan sát sau khi để chó ngồi phía bên chân trái hơi nhích hơn phía trước, người huấn luyện giư chó bằng một đoạn dây cương 20-30cm. Tốt nhất là chọn điểm bị khuất cỏ để chó không nhìn thấy phía trước những vùng thấp hơn.
Người huấn luyện trấn an chó bằng một giọng thì thầm và thận trọng, rồi hạ lệnh "lắng nghe" và tay chỉ về phía người giúp việc ẩn nấp.
Người giúp việc theo tín hiệu hoặc theo thời gian đã định sẵn, bắt đầu bò dần về phía người huấn luyện và chó, thỉnh thoảng lại khẽ đánh rơi xuống đất, xuống cỏ ... chốc chốc người giúp việc lại dừng lại, không được gây tiếng sột soạt để chó có sự tập trung cao độ.
Khi người giúp việc vừa mới bắt đầu tiến vào, người huấn luyện lại nhắc lại mệnh lệnh một cách thầm thì "lắng nghe" và tay phải chỉ về hướng người giúp việc. Khi thấy chó rất tập trung theo dõi thì người huấn luyện cổ vũ nó bằng giọng rất nhỏ "tốt". Nếu chó sủa hoặc gầm gừ, rít lên, thì người huấn luyện phải phát lệnh cho nó "phu" bằng một giọng hăm dọa và giật mạnh dây cương. Nếu chó vẫn cứ tiếp tục sủa thì người huấn luyện phải dùng tay hoặc dây cương giữ lấy mõm của nó và nhắc lại mệnh lệnh "phu", sau mỗi lần làm cho nó ngừng sủa thì lập tức phải khen ngợi nó ngay.
Trong quá trình huấn luyện, nếu chó sủa thì trong những bài học đầu tiên, người giúp việc không được lộ diện, mà chỉ gây tiếng sột soạt, vụng trộm lén lút, rồi đi dần về phía khác để hạn chế sự kích động của chó, đồng thời chấm dứt tình trạng sủa nhanh chóng, trong trường hợp đó chó được thả đến bắt giữ người giúp việc.
Ngược lại, đối với những con chó phản ứng với những kích thích khác rất chậm, thì người giúp việc phải tiến sát tới dùng roi đanh vào nó rồi bỏ chạy, khi người giúp việc đã bỏ chạy cách khoảng 10-15m thì chó được thả ra để bắt giữ. Bài tập được kết thúc bằng việc thực hiện việc áp giải một quãng ngắn.
Việc thả chó để bắt giữ là rất cần thiết trong quá trình huấn luyện chó canh gác, vì vật lộn với người giúp việc sẽ tạo cho chó phát triển thói quen cẩn thận nghiêm ngặt.
Thứ tự nâng dần sự phức tạp:
Tuỳ theo mức độ đã được huấn luyện mà mức độ phức tạp dần dần được nâng lên. Khoảng cách giữa người giúp việc và chó tăng dần lên 200-250m. Người giúp việc không đi về phía chó mà về một hướng khác, khoảng cách đó mỗi một buổi học được tăng lên 40-50m. Việc tấn công vào chó mang tính chất chu kỳ nhưng mỗi một lần thả chó đuổi bắt thì đều được kết thúc bằng sự áp giải.
Tăng dần khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu đứng gác đến thời điểm người giúp việc hành động. Thời gian đó tăng dần lên tới một hai tiếng đồng hồ. Người giúp việc phải đi rất nhẹ nhàng để tránh gây tiếng sột soạt.
Hướng đi của người giúp việc cũng được thay đổi, ban đầu anh ta xuất hiện từ phía trước, về sau là từ bên cạnh và từ đằng sau.
Bài học được tiến hành trong mọi điều kiện thời gian khác nhau, buổi chiều tối, đêm khuya, sáng sớm, trong những hướng có khác nhau và đồng thời cả trong những điều kiện khó khăn khác nhau (mưa rét v.v...) khi đó cần phải thật sự quan tâm tới việc bảo vệ chó.