• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Hãy yêu thương loài vật

lovebibo

Member
GoD And DoG by Wendy J Francisco

Đây là lời của bài hát.:

GoD And DoG

by Wendy J Francisco

I look up and I see God
I look down and see my dog
Simple spelling G.O.D
Same words backwards D.O.G

They would stay with me all day
I'm the one who walks away
But both of them just wait for me
and dance at my return at glee

Both love me no matter what
Divine God and and canine mutt
I take it hard each time i fail
Bud God forgives, Dog wags his tail

God thought up and made the dog
Dog reflects a part of GOd
I've seen love from both sides now
It's everywhere, Amen.. bow... wow

I look up and i see God
I look down and see my dog
And in my human frailty
I can't match their love for me.


Tạm dịch là:

Tôi nhìn lên và tôi thấy chúa trời.
Tôi nhìn xuống thì thấy con chó của tôi
Đơn giản đánh vần là G.O.D
Nhưng ngược lại là D.O.G

Họ ở bên cạnh tôi suốt ngày,
nhưng tôi lại là người hay rời xa.
Họ ở đó đợi tôi, vui mừng nhảy múa khi tôi về.

Họ yêu tôi bất kể chuyện gì
Chúa trời và cả chú chó.
Khi tôi gặp khó khăn hay thất bại
Chúa tha thứ và chú chó vẩy đuôi

Chúa trời tạo ra chú chó.
Chú chó là 1 phần của chúa
Tôi được tình yêu của cả 2 khắp nơi.

Tôi nhìn lên và thấy chúa trời
Tôi nhìn xuống thì thấy chú chó của tôi
Trong con người yếu đuối của tôi,
Tôi không thể từ chối tình yêu của họ.

:praying::praying::):):):)




Friendship.

See also: GoD And DoG by Wendy J Francisco
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Thật tuyệt vời DOGGOD chỉ là lối viết ngược của nhau! Trong tiếng Việt, cách phát âm "CHÚA" và "CHÓ" cũng gần đồng âm. Ngẫu nhiên hay là Thiên định? Dù sao thì Con Người cũng rất hạnh phúc vì có cả hai !


 

thái ninh

New Member
@lovebibo
Cám ơn bạn đã hiểu cho mình và còn dặn dò bạn nguyenhong giúp mình nữa. Chưa đi mà mình đã khóc rất nhiều vì thương các con, không biết ngày đi sẽ ra sao nữa.. Nhận được lời nhắn của bạn nguyenhong mình đã gọi cho bạn ấy ngay vào tối qua rồi, bọn mình đã hẹn tuần sau sẽ đến thăm nhà bạn Hong.
@Tobi_bi_bo
Mình rất mừng khi đọc lời nhắn của nguyenhong, mình tin là bạn ấy là người có tấm lòng thương yêu chó và sẽ giúp mình nuôi Bim và Lucky, cám ơn bạn đã động viên mình.
 

sabaonam

New Member
Gặp em rồi nè!ngày còn bé em vẫn ăn<không nói là khoái khẩu>nhưng năm em học lớp 3,cún cưng của em khi đó mới được 5 tháng ốm và không qua khỏi...cốt lõi là gia đình em đã.....rồi nhậu,từ đó em thề không bao giờ ăn thịt chó nữa và đã thực hiện.ủng hộ toppic
 
Mình là P59 đại diện cho toàn gia đình SGTDC xin gia nhập vào hội NÓi KHÔNG VỚI THỊT CHÓ ( thành viên trong hội mình từ già trẻ lớn bé gì cũng yêu thương các bé cún hết..hi..hi), rất ghét ai nuôi chó mà chỉ xem nó là thú nuôi để giữ nhà hoặc chỉ để ăn thịt..thương yêu chúng ,xem chúng như những người bạn 4 chân trung thành thì đó mới là những người có tấm lòng nhân hậu ...
 
Trong thời gian qua chúng ta đã nói quá nhiều về vấn đề này và không thể tiếp tục nói mãi như thế. Mình đang định làm một video clip tuyên truyền nói không với việc chó mèo. Mình đang cần những bức hình của các bạn chụp cùng với chó mèo và thể hiện lòng yêu thương để làm tư liệu cho video clip. Mong mọi người giúp đỡ. Ai có thì add nick mình: yun_3b
 
bạn có thể lấy những hình ảnh đó từ box khác trong các diễn đàn, như box mèo chẳng hạn( có rất nhiều ở bài offline hội mèo hà nội) .Cá nhân tôi không nghĩ việc tuyên truyền có thể hiệu quả khi mà không có ai trong diễn đàn có đủ năng lực chi phối dư luận xã hội ( vốn chẳng coi trọng vấn đề ăn thịt chó mèo).ĐỂ CÓ THỂ CHẤM DỨT SỰ HÀNH HẠ NÀY, CHÍNH MỖI THÀNH VIÊN , NHẤT LÀ CÒN TRẺ CẦN TỰ PHẤN ĐẤU,ĐẠT VỊ TRÍ CÓ UY TÍN ,CÓ TIẾNG NÓI ĐỂ CÓ THỂ KÊU GỌI NHỮNG NGƯỜI KHÁC THAY ĐỔI TÌNH HÌNH.Đó là việc vô cùng khó, nhưng tôi chẳng nghĩ ra cách nào khác được. Dù sao đi nữa, ở Đài loan việc tuyên truyền bằng video cũng có hiệu quả, bạn có thể xem ở đây:
http://suprememastertv.com/au/stop-animal-cruelty/
 
Mình cũng xin góp phần.Ghét nhất là ai ăn thịt chó,mèo...Thù nhất là những kẻ giết chúng.Có lẽ chúng ta cần tụ hợp đông thành viên rồi đi tuyên truyền.mình sẽ rất vui nếu được tham gia.Mình xem trên truyền hình thấy ở Spain đó,người ta phản đối việc đấu bò.Chúng mình cần làm gì đó cho animals,chứ nói yêu không thì chưa đủ.
Nếu cần bất cứ gì thì PM mình nha.
 
Ủng hộ topic. Rất may mắn là nhà mình không ai ăn thịt chó mèo. Mà mình nhớ là người Hàn Quốc cũng rất khoái ăn thịt chó, bởi vậy mình rất không thích (nói giảm nhẹ đó, chứ nói thật lòng là ghét, ghét lắm).
 
Mình mới thành lập cái Group bên ZIng me, mong mọi người đăng kí tham gia. Để dễ tìm kiếm thì tra từ Club PVP- Protect Viet Pet..hoặc tài khoản pepi_11 để liên lạc với mình. Thanks
Zing Me có game "Cún yêu" rất dễ thương, bạn nào chưa có cún vào chơi tạm trong khi chờ có được 1 chú cún như ý, giao diện cũng dễ thương. Khởi đầu bạn sẽ được tặng 1 chú cún, giống Chihuahua hoặc Rottweiler Dog Eye. Hãy chăm sóc cho chú cún ảo của mình thật tốt trước khi quyết định nhận nuôi 1 chú cún thật nhé các bạn. Chúc các bạn thật vui với chú cún của mình. Link đây, các bạn cùng tham gia cho vui nha: http://passport.me.zing.vn/landing/4a0183eea3adf5f32f33564c :love struck:
 

phimanh

New Member
Sống Không Làm Hại Chúng Sinh

Trong 3 tiêu chuẩn của đạo đức, tiêu chuẩn không làm hại chúng sinh cũng rất quan trọng để xác định đạo đức của một con người. Người được gọi là có đạo đức ngoài 2 tiêu chuẩn không làm khổ mình và không làm khổ người khác, phải biết sống không làm hại chúng sinh nữa mới gọi là người có đạo đức. Đó là những hành động, lời nói và suy nghĩ không gây hại đến chúng sinh. Để làm được việc này, chúng ta phải xem các loài động vật như người thân của mình. Ví dụ như:


  1. Không đánh đập, giết hại các loài động vật.
  2. Không ăn thịt các loài động vật.
  3. Không nhốt, cột dây vào các loài động vật. Nhiều người rất thích nuôi chim để nghe chúng hót. Đâu ai biết rằng những tiếng hót đó là những tiếng hót ngục tù, bi ai, sầu thảm, than vãn cho cuộc đời ngục tù của mình. Chỉ có tiếng hót của những chú chim được tự do mới là những tiếng hót vui vẻ và hạnh phúc.
  4. Không dùng các loài động vật kéo, tải, làm những việc nặng nhọc.
  5. Không dùng các loài động vật làm trò tiêu khiển, mua vui, cá độ để kiếm tiền như múa xiếc, làm trò ngoài đường phố, đua ngựa chó, đá gà, đá dế, đá cá, đấu trâu, chọi bò...
  6. Không buôn bán các loài động vật kể cả sống hay chết, nấu món ăn bằng thịt động vật. Không mở quán ăn, nhà hàng, quán nhậu bán thịt sống hay chết của các loài động vật.
  7. Không nên giết các loài động vật để cúng ông bà tổ tiên, Trời, Đất hoặc Thượng Đế, Thần Thánh. Giết hại chúng sinh là sẽ mang nghiệp nặng, chúng ta muốn ông bà tổ tiên được tái sanh làm người và có phước báo trong cuộc sống kế tiếp, vậy mà chúng ta vì ông bà mà tạo nghiệp xấu thì càng hại ông bà tổ tiên. Thượng Đế, Thần Thánh là những người biết thương yêu chúng sinh, thử hỏi khi chúng ta giết hại chúng sinh để dâng cho các vị thì các vị có dám nhận hay không? Các vị có tha lỗi cho những kẻ sát sinh như chúng ta không? Hơn nữa thịt động vật chết là những thứ hôi thối bất tịnh mà đem dâng cho Thượng Đế Thần Thánh thì chúng ta coi họ ra gì? Đức Phật dạy chỉ nên thắp 5 thứ tâm hương: Giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương.
  8. Không săn bắn các loài động vật.
  9. Không làm nghề bắt các loài động vật như câu cá, đánh cá, chài lưới,…
  10. Không làm nghề sản xuất thịt động vật hoặc các sản phẩm thủy sản như tôm, cá, bò, cua, ghẹ, mực, gà, bò, heo, …
  11. Không nuôi các loài động vật để giết lấy thịt, để bán hoặc lấy một phần cơ thể để bán hoặc làm thuốc như nuôi gấu lấy mật,…
  12. Không làm nghề giảng sư dạy người khác nuôi động vật để bán.
  13. Không sản xuất, chế tạo dụng cụ săn bắn, đánh bắt, câu cá, bẫy các loài động vật.
  14. Không vận chuyển các loài động vật như đem bán, bắt được,…
  15. Không sản xuất những đồ vật bằng da, lông, sừng, răng, móng,.. của các loài động vật như quần áo, khăn, đồ trang sức, mũ, giày, dép, dây thắt lưng, túi sách, bóp tiền, lược, cây cài tóc, đồ cạo gió, bàn, ghế, salon, sofa, …
  16. Không cho các loài động vật ăn cơm thừa canh cặn của mình. Tất cả những loài động vật nuôi trong nhà đều có duyên nhân quả với chúng ta như bà con cha mẹ, anh chị em của mình. Do vậy chúng ta nên đối xử với chúng cũng giống như những người thân nên cho ăn những thức ăn chay, và cũng tốt như mình ăn. Trước khi mình ăn thì nên cho các loài động vật ăn trước chứ không phải ăn sau. Bát đựng thức ăn và uống cũng phải được rữa sau mỗi bữa ăn. Ngủ cũng phải có chổ êm ấm đầy đủ, trời lạnh thì cho mặc áo,…
  17. Thường dẫn các loài động vật đi chơi,…
  18. Khi chúng bị bệnh cũng nên đem các loài động vật đi bác sĩ chữa bệnh, chích thuốc định kỳ để ngừa bệnh,… chăm sóc như chăm sóc con mình vậy.
  19. Khi thấy một con vật cắn hoặc chuẩn bị cắn con vật khác thì nên ngăn cản ngay. Ví dụ thấy con rắn bắt con ếch thì nên dùng cây dọa con rắn bỏ con ếch ra và đuổi chúng đi. Nếu được thì lấy cơm hay thức ăn cho chúng ăn. Nếu thấy 2 con vật đang cắn nhau thì can chúng ra.
  20. Thấy con vật rơi xuống nước thì cứu chúng lên. Ví dụ như con rắn, con chuột, con mèo, con kiến, con nhện, con dán,… rơi xuống nước thì dùng cây dài làm cầu cho chúng bò lên.
  21. Khi bị các loài động vật cắn thì bình tĩnh dùng tay đuổi nhẹ chúng đi, chớ dùng tay hay vật đập chết chúng. Rồi từ từ đi tìm bác sĩ khám. Các loài vật cắn ta mà ta còn bình tĩnh thương yêu không làm hại đến chúng thì thử hỏi khi bị người khác mắng chửi, đánh đập, giết hại chúng ta vẫn sẽ thương yêu và tha thứ, bởi vì người có tri kiến nhân quả biết rằng tất cả mọi việc xảy ra trên thế gian này đều là nhân quả. Biết thương yêu nhẫn nhục thì nhân quả của chúng ta sẽ thay đổi và chuyển hóa.
  22. Không dùng các loài động vật ngâm thuốc trị bệnh hoặc ngâm rượu uống.
  23. Không dùng các loại thuốc hoặc các thức uống có thành phần của động vật.
  24. Không kêu gọi, nhờ vả người khác hoặc nói nên nhốt, cột dây, bán, đánh, làm thịt, giết hại các loài động vật.
  25. Không nói thích ăn thịt các loài động vật.
  26. Không nói rằng ăn thịt các loài động vật là ngon, là bổ là béo, là hết bệnh,…
  27. Không nói nên giết hại các loài động vật.
  28. Không nói thích hoặc rủ rê người khác kinh doanh buôn bán thịt động vật hoặc động vật còn sống, hoặc nói kinh doanh động vật hoặc thịt động vật hoặc sản phẩm từ thịt động vật sẽ có lãi, sẽ lời nhiều, dễ kiếm…
  29. Khi đi, đứng, nằm, ngồi thường phải nhìn xuống đất, ghế, giường, khắp nơi có các loài động vật bé nhỏ hay không để tránh giẫm đạp lên chúng.
  30. Khi cầm nắm, để vật lên bàn hay mặt đất cũng nên xem trước trên vật, trên bàn, trên đất có các loài động vật nào không, kẻo vô tình làm hại đến chúng.
  31. Có những con chó có bọ chét cắn, khi chúng ta bắt bọ chét thì không nên giết hại chúng, mà chỉ cần kiếm một chai rỗng bỏ chúng vào rồi đem bỏ vào xe rác,…
  32. Ở những kệ tủ đựng thức ăn thường có kiến bò lên tìm thức ăn. Để tránh không cho kiến bò lên ta có thể dùng mỡ bò (grease) thoa một vòng quanh mỗi chân của tủ kệ đựng thức ăn, kiến nghe mùi mỡ bò sẽ quay ngược xuống không bò lên nữa. Hoặc có người dùng 4 chén nước để kê 4 chân tủ, nước để lâu sẽ có lăn quăn rồi thành muỗi, ta hãy lấy nước giặt đồ dùng làm nước trong 4 chén đó thì muỗi sẽ không đẻ trứng vào đó. Nhưng nếu loài côn trùng nào đó mà rơi vào chén nước giặt đồ thì sẽ chết, do vậy cách dùng mỡ bò là tốt nhất.
  33. Các loài kiến thường vào nhà tìm thức ăn, để tránh chúng, chúng ta nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, quét dọn, lau chùi sàn nhà, bàn ghế, không nên để thức ăn đổ văng ra ngoài, ăn xong rửa chén ngay, thức ăn ăn xong cất vào tủ. Bố thí thức ăn cho chúng xa nhà để chúng rời nhà đi đến chổ gần có thức ăn để sống. Hoặc dùng chanh, dấm đổ vào hang ổ chúng để đuổi chúng đi. Trên internet có rất nhiều bài chỉ cho chúng ta cách đuổi kiến và các loài côn trùng khác. Không nên dùng hóa chất giết hại hoặc xịt chết kiến, kể cả phấn vẽ,…
  34. V.v…
Người sống biết thương yêu các loài động vật sẽ không bao giờ làm hại đến sự sống của chúng, ngược lại còn giữ gìn và bảo vệ sự sống của các loài động vật. Trên thế giới có rất nhiều hiệp hội bảo vệ động vật như hiệp hội PETA, Worldwildlife, Animal watch,…

Đời sống càng cao, xã hội càng tiến bộ văn minh, con người dần dần sống có đạo đức và biết quý trọng sinh mạng của các loài động vật. Trong những trận thiên tai như lũ lụt, sóng thần, động đất, cháy nhà, cháy rừng, ngoài việc cứu người, các loài vật cũng được chú trọng để cứu sống và bảo vệ tính mạng. Những hành động đó đã nói lên lòng yêu thương của con người đã biết trải rộng ra đến mọi sự sống trên thế gian này. Con người còn biết yêu thương các loài động vật như vậy, thì thiết nghĩ nếu có Thượng Đế thì lòng yêu thương của Thượng Đế hoặc Thần Thánh còn bao la vĩ đại hơn rất nhiều. Nếu ai nói rằng Thượng Đế cho phép con người lấy sự sống của các loài động vật làm thức ăn để nuôi mạng sống cho mình thì điều đó không thể tin được.

Tóm lại người sống biết thương yêu các loài động vật sẽ không bao giờ hại và làm khổ chúng. Khi con người sống biết trải lòng yêu thương ra đến các loài động vật thì lòng yêu thương đó thật vĩ đại. Bởi vì một con vật nhỏ bé mà con người còn biết quý trọng thì thử hỏi con người làm sao có thể hại con người, làm sao có thể có chiến tranh và tội ác trên thế giới này.

Muốn chấm dứt chiến tranh và tội ác trên thế gian này, con người chỉ cần trải rộng lòng yêu thương không chỉ dừng lại ở con người mà nên trải rộng thêm đến cả các loài động vật có sự sống trên hành tinh này. Lúc đó thế gian này sẽ không khác gì thiên đàng, đầy tiếng cười và hạnh phúc.

Mời các bạn đọc bài "Sống Không Làm Khổ Mình"
 

phimanh

New Member
THÁI TỬ ĐÁNH ĐỔ SỰ GIẾT SINH VẬT ĐỂ TẾ THẦN



Một thời thái tử đi về thành Vương Xá, giữa đường gặp một đoàn cừu bị dắt đưa về thành để vua Tần Bà Ta La làm lễ tế thần. Ngài đi thẳng đến bàn thờ, vừa gặp vua đang làm lễ và các vị giáo sĩ Bà La Môn đang sắp sửa giết một con cừu để cúng các vị hung thần.


Thái tử tự thân đến cởi trói cho con vật khỏi nạn và giảng giải cho mọi người nghe rằng : - Ai cũng tham sống, thế mà ai cũng thích giết hại. Ai cũng muốn tạo ra sự sống. Ngài nói tiếp: - Dẫu muôn loài có khác nhau, nhưng sự sống chỉ là một. Trong Thánh kinh có dạy: sau khi giết chết chúng sinh, có người sẽ đầu thai làm thú vật, và có nhiều thú vật sẽ làm người. người và vật lẫn lộn lúc làm người, lúc làm vật, vì thế mà vẫn cùng một dây liên lạc như anh em. Không thể lấy máu của thú vật rửa tội cho mình.


Xin các vị thiên thần tha tội làm một việc vô ích. Nếu các Ngài đều thiện thì các Ngài sẽ không tha thứ cho một việc làm ác như thế. Nếu các người làm ác, thì dầu có giết bao nhiêu thú vật đi nữa để cúng, các người cũng không hết ác được. Nhưng dầu thiện dầu ác, các Ngài cũng không tha tội cho ai.


Tội của người nào thì người ấy phải chịu. Đấy là luật nhân quả, không ai có thể vượt qua. Càng giết hại nhiều lại càng mang lắm họa.


Giảng đến đây Ngài cất cao giọng và nói một cách tha thiết : - Ôi thế giới này sẽ an vui biết bao, và biết bao điều thảm khốc sẽ không còn nữa, nếu nhân loại biết thương đến loài vật mà không nỡ tâm giết chúng để cúng và để ăn. Nếu nhân loại chỉ tự nuôi sống với cây cỏ hoa trái ! Ngài nói với một giọng rất đầy thương cảm.


Các thầy Bà La Môn nghe xong, đều giật hết lễ phục mang trong mình với hai bàn tay chùi chưa sạch máu, mấy trăm con cừu được thả ra, vui vẻ chạy rong trên đường phố như vừa thóat khỏi địa ngục mà sự u mê của người mới tạo ra. Ngài mang lại, vua sai khắc trong đá và chạm vào gỗ đạo dụ này: “Từ xưa đến nay, chúng ta đã phạm một tội lớn là giết súc vật để tế thần và để ăn thịt. Nhưng bắt đầu từ ngày nay, trong dân gian không được ai làm đổ máu một con vật nào, vì chúng sanh cùng chung một sự sống. Và nên nhớ rằng những điều lành sẽ dành riêng cho những kẻ hiền lương”.


NHỮNG CÂU HỎI


Câu hỏi 1: ‘Một thời thái tử đi về thành Vương Xá, giữa đường gặp một đoàn cừu bị dắt đưa về thành để vua Tần Bà Ta La làm lễ tế thần. Ngài đi thẳng đến bàn thờ, vừa gặp vua đang làm lễ và các vị giáo sĩ Bà La Môn đang sắp sửa giết một con cừu để cúng các vị hung thần”. Câu trên đây dạy đức hạnh gì?”
Câu hỏi 2: Thái tử tự thân đến cởi trói cho con vật khỏi nạn là đạo đức gì?”
Câu hỏi 3: “- Ai cũng tham sống, thế mà ai cũng thích giết hại. Ai cũng muốn tạo ra sự sống. Lời dạy này là đạo đức gì?”
Câu hỏi 4: - “Dẫu muôn loài có khác nhau, nhưng sự sống chỉ là một”. Lời dạy này là đạo đức gì?
Câu hỏi 5: Sau khi giết chết chúng sinh, có người sẽ đầu thai làm thú vật, và có nhiều thú vật sẽ làm người. người và vật lẫn lộn lúc làm người, lúc làm vật, vì thế mà vẫn cùng một dây liên lạc như anh em”. Lời dạy này là đạo đức gì?
Câu hỏi 6: “Không thể lấy máu của thú vật rửa tội cho mình”. Lời dạy này là đạo đức gì?
Câu hỏi 7: “Xin các vị thiên thần tha tội làm một việc vô ích”. Lời dạy này là đạo đức gì?
Câu hỏi 8: “Nếu các Ngài đều thiện thì các Ngài sẽ không tha thứ cho một việc làm ác như thế”. Lời dạy này là đạo đức gì?
Câu hỏi 9: “Nếu các người làm ác, thì dầu có giết bao nhiêu thú vật đi nữa để cúng, các người cũng không hết ác được”. Lời dạy này là đạo đức gì?
Câu hỏi 10: “Nhưng dầu thiện dầu ác, các Ngài cũng không tha tội cho ai. Tội của người nào thì người ấy phải chịu. Đấy là luật nhân quả, không ai có thể vượt qua”. Lời dạy này là đạo đức gì?
Câu hỏi 11: “Càng giết hại nhiều lại càng mang lắm họa”. Lời dạy này là đạo đức gì?
Câu hỏi 12: “Ôi thế giới này sẽ an vui biết bao, và biết bao điều thảm khốc sẽ không còn nữa, nếu nhân lọai biết thương đến loài vật mà không nỡ tâm giết chúng để cúng và để ăn. Nếu nhân lọai chỉ tự nuôi sống với cây cỏ hoa trái !” Lời dạy này là đạo đức gì?
Câu hỏi 13: “Các thầy Bà La Môn nghe xong, đều giật hết lễ phục mang trong mình với hai bàn tay chùi chưa sạch máu, mấy trăm con cừu được thả ra, vui vẻ chạy rong trên đường phố như vừa thóat khỏi địa ngục mà sự u mê của người mới tạo ra. Ngài mang lại,”Đoạn này nói lên đạo đức gì?
Câu hỏi 14: “Vua sai khắc trong đá và chạm vào gỗ đạo dụ này: “Từ xưa đến nay, chúng ta đã phạm một tội lớn là giết súc vật để tế thần và để ăn thịt. Nhưng bắt đầu từ ngày nay, trong dân gian không được ai làm đổ máu một con vật nào, vì chúng sanh cùng chung một sự sống”. Đoạn này dạy có hai đạo đức nhân quả gì? Khắc trong đá và chạm vào gỗ là đạo đức gì? Những lời khắc vào bia đá là đạo đức gì?
Câu hỏi 15: “Và nên nhớ rằng những điều lành sẽ dành riêng cho những kẻ hiền lương”. Lời dạy này là đạo đức gì?


TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI


Trả lời câu hỏi 1: ‘Một thời thái tử đi về thành Vương Xá, giữa đường gặp một đoàn cừu bị dắt đưa về thành để vua Tần Bà Ta La làm lễ tế thần. Ngài đi thẳng đến bàn thờ, vừa gặp vua đang làm lễ và các vị giáo sĩ Bà La Môn đang sắp sửa giết một con cừu để cúng các vị hung thần”. Câu trên đây dạy ĐỨC DŨNG CẢM HIẾU SINH THÂN HÀNH.


Lòng thương yêu chúng sinh vô bờ bến, khi đức Phật thấy người ta dẫn một đàn cừu đem về đền vua để giết tế thần, Ngài không nỡ nhìn thấy một đàn cừu chết một cách thảm thương, nên sẵn sàng ôm bát theo đàn cừu về kinh đô gặp nhà vua can ngăn. Ngài không sợ ai hết chỉ quyết tâm cứu cho được đàn cừu, tuy biết rằng thuyết phục nhà vua và các giáo sĩ Bà La Môn là một việc khó chứ không phải dễ.


Các giáo sĩ Bà La Môn là những đối tượng chống lại Ngài vì bát cơm manh áo của họ. Nhưng khi đến nơi thấy các giáo sĩ Bà La Môn đang sắp giết một con cừu Ngài đến kịp thời mở dây thả con cừu. Đó là những hành động thương yêu cao thượng đối với tất cả chúng sinh, nơi đâu có sự giết hại thì nơi đó có Ngài, Ngài không bỏ qua.


Từ con ngỗng trời bị Đề Bà Đạt Đa bắn Ngài bắt lấy nhổ mũi tên và ôm ấp chăm sóc nuôi dưỡng cho lành vết thương. Một con cừu con què chân đi theo cừu mẹ không được Ngài ôm cừu con trong lòng và đi theo cừu mẹ cho đến trại chúng. Còn đây là một đàn cừu sắp đem ra giết để tế thần linh Ngài quyết tâm ngăn chặn mọi người không nên làm những điều giết hại. Đức Phật thực hiện lòng thương yêu chúng sinh qua những hành động hiếu sinh vô bờ bến tuyệt vời.


Chúng ta là những đệ tử của Phật phải lấy gương hạnh Ngài mà sống yêu thương tất cả chúng sinh. Bất cứ lúc nào chúng ta cũng sẵn sàng thực hiện thân hành hiếu sinh. Thấy người câu cá chúng ta mua liền con cá mắc câu, thấy người nào sắp bắt rắn, ếch nhái, chàng hiu, cá tôm, rùa trạch thì chúng ta đến khuyên ngăn đừng để họ giết hại chúng sinh rất tội nghiệp. Nghe con rắn bắt con nhái chúng ta cản ngăn, đó là đức hiếu sinh thân hành. Chúng ta hãy sống với lòng yêu thương chúng sinh và mọi người thì sự bình an sẽ đến với chúng ta mãi mãi.


Trả lời câu hỏi 2: “Thái tử tự thân đến cởi trói cho con vật khỏi nạn” là ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THÂN HÀNH.


Hạnh phúc thay cho những người đã cứu sống những con vật sắp bị giết. Trong Tu Viện chúng tôi có một sư cô đi làm từ thiện đem thực phẩm cho những người nghèo, khi vào một làng nghèo của đồng bào miền núi thấy đồng bào ở đó cột một con chó chuẩn bị đem giết làm thịt, cô thương quá đến thương lượng những người dân ở đó để mua con chó, nhưng không đủ tiền cô phải đi mượn một người bạn. Cuối cùng cô mở trói và đã cứu được con chó, từ đó cô đi đâu thì con chó chạy theo cô một bên, con vật còn biết người thương và cứu nó. Thật là hạnh phúc thay người vật thương nhau sống bên nhau như anh em chung một nhà.


Lòng yêu thương là một tấm lòng vàng mà con người cần phải thực hiện cho bằng được để đem lại sự bình an cho mình cho người và vạn vật. Hạnh phúc lắm các con ạ! Khi chúng ta thực hiện được lòng yêu thương thì hạnh phúc tràn trề trong lòng chúng ta. Hạnh phúc thay cho những ai có lòng yêu thương chân thật! Lòng yêu thương chân thật trong lòng người là một tâm hồn cao thượng và cao quý vô cùng; lòng yêu chân thật ấy sẽ đem lại sự bình an cho chúng ta mãi mãi.


Trả lời câu hỏi 3: “Ai cũng tham sống, thế mà ai cũng thích giết hại. Ai cũng muốn tạo ra sự sống”. Lời dạy này là ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH.


Làm người ai cũng tham sống sợ chết, nhưng lại thích giết hại và ăn thịt chúng sinh. Đúng là một lời nói đúng tâm trạng của loài người. Con người sống không công bằng, mình muốn sống mà lại ưa thích giết hại loài vật khác thì đó là một sự bất công rõ ràng. Mình muốn sống thì mọi loài vật cũng muốn sống như mình, có loài vật nào muốn chết bao giờ đâu. Ai cũng tham sống sợ chết như nhau thế mà nỡ nhẫn tâm lấy sự sống của loài vật làm sự sống cho mình, thật là con người sống như vậy mà sống được, sống phi đạo đức hiếu sinh, sống phi nhân bản, sống như một loài cầm thú chỉ biết giết hại và ăn thịt nhau như loài hùm beo, lang sói, kên kên, quà quạ v.v...


Mình muốn sống mà giết hại chúng sinh thì cái sống của mình có bảo đảm hay không? Cho nên mình muốn sống thì phải thương sự sống của người khác, loài vật khác thì sự sống của mình mới bảo đảm. Câu này dạy rất hay “Ai cũng tham sống, thế mà ai cũng thích giết hại. Ai cũng muốn tạo ra sự sống”. Con người luôn luôn tạo ra sự sống cho mình sao lại nỡ nhẫn tâm làm hại sự sống của người khác, vật khác.


Luật nhân quả rất công bằng, muốn tạo ra sự sống cho mình mà làm hại sự sống của loài vật khác thì sự sống của mình sẽ không được bảo đảm, bằng chứng sự sống của loài người trên hành tinh này nay không chiến tranh chỗ này thì mai lại có chiến tranh chỗ khác, thiên tai lũ lụt, sóng thần, bão tố, động đất không nước này thì nước khác, cho nên sự sống của loài người đang bị đe dọa. Vậy mà con người có biết do đâu mà ra không? Do giết hại và ăn thịt chúng sinh. Hằng ngày số chúng sinh bị giết trên hành tinh này máu chảy thành sông, xương chất như núi. Ôi! Thật là kinh khủng.


Trả lời câu hỏi 4: “Dẫu muôn loài có khác nhau, nhưng sự sống chỉ là một”. Câu này là một lời dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH tuyệt vời, đem so sánh loài vật và loài người tuy có khác nhau hình tướng, nhưng sự sống chỉ là một .


Đúng vậy, con người và con vật hình dáng thì khác nhau, nhưng sự sống người vật đâu có khác. Vậy mà loài người nỡ tâm giết loài vật ăn thịt thì mới đáng trách. Tại sao biết thương sự sống của mình mà nỡ lòng làm hại sự sống của loài vật khác? Con người hơn loài vật là có trí tuệ hiểu biết, phân biệt sự sống, sự chết, sự thiện, sự ác, sự khổ đau và sự vui buồn. Nhờ có sự hiểu biết như vậy thì con người cần phải sống thương yêu nhau hơn cao thượng hơn. Loài người hãy suy tư lại đi, những việc làm cướp mạng sống của loài vật khác có xứng đáng là lòng thương yêu của con người nữa không? Không có người nào là không có tình thương, nhưng tình thương ích kỷ nhỏ mọn chỉ biết thương mình. Chỉ biết thương mình thì lòng thương ấy không trọn vẹn; chỉ biết thương mình thì lòng thương ấy không bảo đảm sự sống của mình; chỉ biết thương mình thì lòng thương ấy là sợi chỉ mành treo chuông.


Làm người lòng yêu thương phải rộng lớn vô bờ bến thì mới xứng đáng làm người. Làm người mà hẹp hòi ích kỷ không biết thương những loài vật khác nỡ tâm giết hại loài vật ăn thịt thì làm người như vậy có xứng đáng làm người chưa? Bởi căn bản con người sinh ra là người nào cũng có sẵn lòng yêu thương, nhưng lòng yêu thương ấy cần phải được rèn luyện trong nền đạo đức hiếu sinh nhân bản thì con người mới phát triển lòng yêu thương tối đa.


Trả lời câu hỏi 5: “Sau khi giết chết chúng sinh, có người sẽ đầu thai làm thú vật, và có nhiều thú vật sẽ làm người. người và vật lẫn lộn lúc làm người, lúc làm vật, vì thế mà vẫn cùng một dây liên lạc như anh em.” Câu này dạy ĐẠO ĐỨC NHÂN QUẢ tuyệt vời nếu giết chúng sinh thì đầu thai làm chúng sinh, cho nên hiện giờ là người nhưng kiếp trước là chúng sinh.


Chúng sinh và con người chỉ có khác nhau bộ mặt, nay mặt người mai mặt thú, còn tính tình cũng vậy lúc thì hiền lành, dịu dàng, ôn tồn, nhã nhặn, lời nói toàn là ái ngữ, đúng là con người, nhưng có lúc thì hùng hỗ dữ tợn, la hét, chửi mắng, mạ lị, mạt sát, đánh đập cào xé, múa tay, đá chân, đúng lúc này là con thú.


Cho nên đức Phật dạy:. “Người và vật lẫn lộn lúc làm người, lúc làm vật”. Lời dạy này rất tuyệt vời lúc làm người, lúc làm vật hay quá! Con người hiện là như vậy, lúc người lúc thú hiện ra, khi sân hận, tham lam dữ tợn là thú; khi hiền lành thương yêu là người. Cho nên hiện giờ chúng ta cứ quan sát một người thì sẽ thấy hai mặt rõ ràng: Người và thú trong một người. Nếu là con người thật là con người thì không có hai mặt này, con người thật con người chỉ có lòng thương yêu hiền lành không giận dữ. Còn con người nửa người nửa thú thì nhiều lắm. Có đúng không quý vị? Lời dạy này đức Phật chỉ chúng ta có cái nhìn thực tế, cụ thể vào một con người: Vì thế chúng ta nhận xét người thú trong một con người quá rõ ràng. Một con người thật là con người thì không bao giờ có tính hung dữ, cộc cằn luôn luôn sống trong tình thương yêu và tha thứ mọi lỗi lầm của người khác.


Cho nên chúng ta hiện giờ đang học tập lớp NGŨ GIỚI rèn luyện nhân cách hiếu sinh để gạt bỏ bản tính hung ác của loài thú vật để còn lại một người thật là con người, vậy các con hãy cố gắng tu học rèn luyện nhân cách để xa lìa, từ bỏ bản chất hung ác thú vật chỉ còn lại bản chất hiền lành hiếu sinh con người thật con người.


Trả lời câu hỏi 6: “Không thể lấy máu của thú vật rửa tội cho mình”. Lời dạy này là lời dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH tuyệt vời “Không thể lấy máu của thú vật rửa tội cho mình”.


Người giết hại ăn thịt chúng sinh mà muốn cho mình không bệnh tật đau khổ, không tai nạn hiểm nghèo thì không bao giờ có. Lấy máu của chúng sinh tức là giết hại chúng sinh, làm khổ chúng sinh mà muốn cho mình không tội lỗi thì điều ấy không bao giờ xảy ra. Lời dạy này còn một nghĩa nữa là giết hại chúng sinh cúng tế quỉ thần thì chẳng có thần thánh nào mà rửa tội cho mình được. Lời dạy này là lời cảnh giác để mọi người đừng bị tà sư ngoại đạo lừa đảo bằng cách giết chúng sinh cúng tế cầu an cầu siêu, cầu tài, cầu lợi, cầu quan, cầu thi đậu v.v...


Tóm lại lời dạy này là một đạo đức hiếu sinh khẩu hành rất tuyệt vời, vừa ngăn chặn sự giết hại chúng sinh, vừa khiến cho mọi người đem lại tình thương yêu chan hòa cùng nhau với mọi loài, mọi sự sống trên hành tinh này và nhất là con người tránh khỏi bị những tôn giáo thần quyền lừa đảo cúng tế thần thánh ban phước giải trừ tai ách một cách phi đạo đức hiếu sinh.


Trả lời câu hỏi 7: “Xin các vị thiên thần tha tội là làm một việc vô ích”. Câu này đức Phật dạy ĐỨC CHÂN THẬT HIẾU SINH KHẨU HÀNH.


Trong luật nhân quả dạy ai làm lành thì hưởng được phước, ai làm ác thì phải gánh chịu hậu quả đau thương, chứ không có thần thánh nào ban phước rửa tội cho. Cho nên đức Phật khẳng định: “Xin các vị thiên thần tha tội là làm một việc vô ích”. Lời dạy này quý vị nên ghi nhớ: Cầu khẩn cúng bái van xin thánh thần để ban phước cho quý vị là một việc làm vô ích. Một việc làm dối trá phi đạo đức. Hằng năm đi chùa núi Bà Đen Tây Ninh, bà Chúa Xứ Châu Đốc, bà Chúa Kho miền Bắc để cầu tài, cầu lộc, cầu tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ, trúng đề, trúng số, đó là một việc làm vô ích, phi đạo đức nhân bản – nhân quả.; một việc làm mê tín, mù quáng, lạc hậu của những người ở vào những thế kỷ xa xưa.


Làm ác, giết người cướp của, hiếp dâm, hằng ngày giết hại mạng chúng sinh để ăn thịt mà đến chùa, đình, điện, miếu để cầu cho được bình an, hạnh phúc yên vui thì không bao giờ có. Quý vị sống biết thương yêu sự sống của muôn loài, thường sống không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sinh thì cuộc sống của quý vị không cần cầu Thần, Thánh, Tiên, Phật, Ngọc Hoàng, Thượng Đế phò hộ mà vẫn bình an, yên ổn, hạnh phúc. Quý vị có tin không? Có tin nhân quả không? Nếu tin thì quý vị sẽ trở thành những nhà đạo đức nhân bản – nhân quả, những con người đầy lòng thương yêu rộng lớn bao la đối với muôn loài sống trên hành tinh này. Quý vị sẽ là những người hạnh phúc nhất trần gian.



http://chonnhu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=462:giao-an-duc-hieu-sinh-tap1-2012&catid=13:sach&Itemid=9
 

phimanh

New Member
Trả lời câu hỏi 8: “Nếu các Ngài đều thiện thì các Ngài sẽ không tha thứ cho một việc làm ác như thế”. Câu này dạy đạo đức hiếu sinh nhân quả khẩu hành và xác định cho thấy nếu có Thần, Thánh, Tiên, Phật thật sự, thì các Ngài phải sống thiện, chứ không bao giờ sống trong ác pháp, mà sống thiện pháp thì làm sao các Ngài chấp nhận những hành động ác giết hại chúng sinh cúng tế .


Nếu thật có chư Thiên, chư Thần, chư Thánh, chư Phật, Ngọc Hoàng Thượng Đế, chư Bồ Tát, chư A La Hán v.v...Những bậc này đều làm thiện, làm thiện thì làm sao chấp nhận những người làm ác giết hại chúng sinh cúng tế cầu phước, cầu an, cầu siêu như các vị Bà La Môn đã làm. Các bậc thánh thiện này sẽ không tha thứ cho những kẻ làm ác. Như vậy rõ ràng sự giết hại chúng sinh cúng tế là một điều phi đạo đức, một điều mà chư Phật, chư Thiên, chư Thánh, chư Thần v.v.. không ai chấp nhận. Lời dạy này rất hay: “Nếu các Ngài đều thiện thì các Ngài sẽ không tha thứ cho một việc làm ác như thế”.


Đúng vậy khi chúng ta sống trong thiện pháp thì không thể nào tha thứ cho những người làm ác mà phải tìm cách giúp họ hiểu biết đâu là thiện, đâu là ác, đâu là đúng, đâu là sai, như những lời dạy trên đây để đem lại thiện pháp cho họ. Lời dạy trên đây là lời khuyên lơn cảnh tỉnh cho mọi người biết cái sai, cái đúng trong nhân quả thiện ác để không bị ai lừa đảo. Lời dạy trên đây là một lời dạy đầy lòng thương yêu để ngăn chặn những điều làm ác mà mọi người đã, đang và sẽ lầm lạc mê tín, lạc hậu, tiền mất tật mang do một số tôn giáo hướng dẫn phi đạo đức nhân bản – nhân quả.


Những lời dạy trên đây do một bậc vĩ nhân nói ra, vì thế nó có một trọng lượng ngàn cân, một giá trị rất lớn đối với loài người trên hành tinh này. Lời nói này là một lời nói về sự thật của quy luật nhân quả đang điều hành các pháp trong vũ trụ. Vì chưa thông hiểu nên từ lâu người ta thờ ơ với những hành động thiện ác của mình, thường xem những hành động ác là không quan trọng nên làm những điều ác mà không sợ. Do đó những thầy cúng, thầy rửa tội nói gì, bày điều gì họ cũng nghe theo. Nghe theo, làm theo mà không cân nhắc kỹ lưỡng nhân quả thiện ác. Cho nên dễ bị những tà sư này lường gạt. Vì thế người đời có bệnh tật hay tai nạn, thường dễ bị lọt vào cạm bẫy mê tín của tà sư ngoại đạo, nên tiền mất tật mang.


Người sống trong đạo đức hiếu sinh thường rất sợ những hành động ác do thế nên mỗi hành động thân, khẩu, ý rất dè dặt và cẩn thận khi suy nghĩ, khi nói ra, khi làm một việc gì đều cân nhắc kỹ lưỡng rồi mới hành động. Nhờ đó họ sống trong lòng yêu thương rộng lớn bao la như trời bể đối với người thiện cũng như người ác. Bởi vậy chỉ có lòng thương yêu rộng lớn là giúp cho mọi người gần nhau và mãi mãi gần nhau mà không sợ hại nhau.


Trả lời câu hỏi 9: Nếu các người làm ác, thì dầu có giết bao nhiêu thú vật đi nữa để cúng, các người cũng không hết ác được”. Câu này dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH NHÂN QUẢ.


Lời khuyên dạy này rất thực tế, nếu chúng ta làm ác giết bao nhiêu con vật để cầu cúng thì cũng không bao giờ tiêu trừ hết tội ác được, có nghĩa là không bao giờ tiêu tai ách bệnh khổ được. Qua lời dạy này, đức Phật đã xác định rõ ràng: nếu người nào làm nghề ác như: cho vay đoạt lãi cắt cổ, nghề đi săn bắn, nghề đi chài lưới, câu tôm, bắt cá, nghề làm đồ tể giết trâu bò, heo, dê, gà, vịt v.v... nghề buôn bán thịt sống như: cá, tôm, thịt gà, thịt vịt, thịt heo, thịt bò, thịt dê, thịt chó v.v..., nghề buôn bán những thực phẩm chín bằng thịt chúng sinh như phở, cháo lòng, cháo cá, hủ tiếu, cơm sườn cơm tấm v.v... nghề buôn bán gian lận cân non, đo thiếu, buôn bán hàng giả, hàng xấu tráo trở nói hàng tốt v.v... Làm những nghề ác như vậy mà cầu cúng thần thánh cho có phước báu thì không bao giờ có.


Hiện giờ thấy làm ăn khá giả giàu sang, tưởng là nhờ cầu cúng thần thánh mà được, điều đó không đúng. Hiện giờ thấy làm ăn khá giả giàu sang là nhờ phước thừa của kiếp trước, nếu phước báu ấy hết thì sự giàu sang sẽ tan tành như mây khói. Qua những trận thiên tai, hỏa hoạn, sóng thần, lũ lụt, bão tố, động đất v.v... Sự giàu sang thì chỉ còn một đống gạch vụn, tay trắng sẽ trả về tay trắng. Trong các cửa hàng buôn bán của họ đều có thờ cúng thần tài, thần hoàng thổ địa, để cầu mua may bán đắt, trong những ngày Tết ngày lễ vía, ngày rằm lớn đều giết gà, vịt hoặc heo quay, gà quay, vịt quay v.v... cúng bái cầu an, nhất là cầu mua bán vốn một mười lời. Hình thức bên ngoài dù những người làm ác có khá giả, giàu có, nhà cao cửa rộng, xe cộ đầy đủ, nhưng trong gia đình của họ con cái không tật nguyền, tai nạn này, thì tật nguyền tai nạn khác, gia đình của họ thường đau ốm xảy ra người này chưa hết đến người kia. Lời khẳng định trên đây của đức Phật rất rõ ràng: “Nếu các người làm ác, thì dầu có giết bao nhiêu thú vật đi nữa để cúng tế, các người cũng không hết tội ác được”. Đúng vậy nếu các người làm ác, thì dầu có giết bao nhiêu thú vật đi nữa để cúng tế, các người cũng không rửa hết các tội ác được. Đã làm tội ác thì làm sao rửa hết tội ác đó được. Phải không quý Phật tử?


Trả lời câu hỏi 10: “Nhưng dầu thiện dầu ác, các Ngài cũng không tha tội cho ai. Tội của người nào thì người ấy phải chịu. Đấy là luật nhân quả, không ai có thể vượt qua”. Lời dạy này là ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH NHÂN QUẢ, vì thương yêu mọi người nên đức Phật khuyên ngăn và vạch rõ nhân quả để chúng ta hiểu rằng không ai trốn khỏi luật nhân quả.


Người làm ác không thể tránh quả khổ đau, nhưng người làm thiện không cầu mà phước báu an vui vẫn đến. Chư Thiên, chư Thánh, chư Thần, chư Phật, chư Bồ Tát cùng Ngọc Hoàng Thượng Đế, các vị này không tha thứ cho những người làm ác. Cho nên những người làm ác buôn gian bán lận, những người giết hại chúng sinh, những người ăn thịt chúng sinh thì dù có cầu cúng bao nhiêu các Ngài cũng không rửa tội cho quý vị, cũng không tha thứ cho quý vị được.


Chỉ có quý vị từ bỏ không làm những nghề nghiệp ác, từ bỏ ăn thịt chúng sinh luôn luôn khởi lòng yêu thương tất cả chúng sinh, thương yêu sự sống của muôn loài, sống lúc nào cũng không làm khổ mình, khổ nguời và khổ tất cả chúng sinh thì mới chuyển đổi nhân quả thiện lành. Tự quý vị làm thiện là quý vị chuyển đổi nhân quả ác của mình thành phước báu. Nhờ có phước báu mới thọ hưởng được những sự bình an, yên vui và hạnh phúc. Đời người chỉ sống cầu mong làm thiện, đừng làm ác, sống biết thương yêu và biết tha thứ những lỗi lầm của nhau, sống được bấy nhiêu đó cũng là giải thoát rồi.


Trả lời câu hỏi 11: Càng giết hại nhiều lại càng mang lắm họa.” Lời dạy này là ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH NHÂN QUẢ.


Hằng ngày trên hành tinh này con người giết hại trâu, bò, heo, dê, gà, vịt, cá, tôm, cua, sò, ốc, hến v.v... không biết số lượng nào mà kể cho hết, xương chúng sinh chất như núi, máu chảy như sông. Bởi hành động giết hại chúng sinh như vậy làm sao thế gian này được bình an. Lời dạy của đức Phật rất tuyệt vời: “Càng giết hại nhiều lại càng mang lắm họa.” Đúng vậy, thế giới này không ngày nào dứt chiến tranh khủng bố, nay không chỗ này thì mai ở chỗ khác. Vả lại thiên tai lũ lụt, sóng thần, động đất, bão tố, hạn hán v.v... Đó là những tai họa do con người tự tạo ra thì con người phải tự gánh chịu.


Do ăn thịt chúng sinh mà con người sát hại sinh linh trùng trùng điệp điệp, ngày nào máu của chúng sinh đổ ra và cũng chảy như sông, xương chúng sinh cũng chất như núi. Tiếng kêu la thảm thiết của chúng sinh thấu tận trời xanh thì thế gian này loài người làm sao sống bình an cho được. Tội ác của con người ghê gớm lắm giết chúng sinh hằng loạt bằng máy móc mà không chút lòng yêu thương xót xa.


Quý vị hãy xem phim TIẾNG KÊU GÀO CỦA NHỮNG SINH MẠNG do người Mỹ sản xuất thì rõ, thật đau thương vô cùng. Những người Mỹ làm phim này họ kêu gọi chúng ta đừng ăn thịt chúng sinh nữa, đứng uống sữa, ăn phô mát, tất cả những thức ăn này là sự đau khổ quằn quại rên la thảm thiết của chúng sinh. Hằng ngày quý vị hãy nhớ lời dạy này để nhắc nhở tâm mình: “Càng giết hại chúng sinh nhiều thì càng mang nhiều lắm họa”. Tai họa của con người do chính họ làm những điều ác. Cho nên làm những điều ác sẽ không tránh khỏi những tai họa.


Trả lời câu hỏi 12: Ôi! Thế giới này sẽ an vui biết bao, và biết bao điều thảm khốc sẽ không còn nữa, nếu nhân lọai biết thương đến loài vật mà không nỡ tâm giết chúng để cúng và để ăn. Nếu nhân loại chỉ tự nuôi sống với cây cỏ hoa trái!” Lời khuyên dạy này là lời dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH NHÂN QUẢ tuyệt vời “Nếu nhân loại chỉ tự nuôi sống với cây cỏ, hoa trái!” thì thế gian này hạnh phúc biết bao loài nguời đâu còn khổ đau nữa.


Thịt cá ăn vào miệng chỉ làm thành một thói quen mà chúng ta cho nó ngon. Thịt cá ngon sao con bò, con trâu, con ngựa bỏ vào miệng chúng, chúng lại nhả ra không ăn. Do đó chúng ta biết rất rõ vì tập thành thói quen trong ăn uống nên tạo thành tội ác mà không biết. Nếu ngay bây giờ chúng ta thực hiện đức hiếu sinh nuôi sống với cây cỏ hoa trái trở thành thói quen ăn uống như vậy thì thế gian này đâu còn chịu cảnh khổ đau nữa như trong lời dạy của đức Phật: “Ôi! Thế giới này sẽ an vui biết bao, và biết bao điều thảm khốc sẽ không còn nữa, nếu nhân loại biết thương đến loài vật mà không nỡ tâm giết chúng để cúng và để ăn”. Lời dạy này thiết thực cụ thể mang lại sự bình an cho mọi người.


Kính thưa quý tu sinh! Quý tu sinh có tin lời dạy này chăng? Một lời dạy về đức hiếu sinh của đức Phật rất tuyệt vời chúng ta hãy ghi khắc lời dạy này mãi mãi để thực hiện sống đức hiếu sinh như lời Phật dạy để không phụ công ơn của Người, để đem lòng yêu thương ban rải chan hòa khắp mọi nơi, mọi loài chúng sinh, mọi sự sống trên hành tinh này. Đó mới chính là lòng yêu thương mình. Quý tu sinh có biết không?


Trả lời câu hỏi 13: Các thầy Bà La Môn nghe xong, đều giật hết lễ phục mang trong mình với hai bàn tay chùi chưa sạch máu, mấy trăm con cừu được thả ra, vui vẻ chạy rong trên đường phố như vừa thoát khỏi địa ngục mà sự u mê của người mới tạo ra”. Nghe lời dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH NHÂN QUẢ của đức Phật các vị Bà La Môn cởi bỏ lễ phục và thả cừu, đó là đạo đức minh mẫn hiếu sinh của các vị thầy cúng Bà La Môn, chấp nhận ngay liền lời dạy của đức Phật, thật là tuyệt vời.


Các vị Bà La Môn cúng bái tế lễ này rất sáng suốt khi nghe đức Phật dạy đạo đức hiếu sinh nhân quả, liền dẹp tế đàn thả cừu, không giết hại chúng nữa. Dẹp tế đàn là hành động biết phục thiện, biết thương xót, biết việc làm của mình là sai, là làm ác, gây ra tội lỗi. Nếu các vị Bà La Môn này cố chấp pháp cúng tế cho là đúng, bèn chống lại lời dạy đạo đức của Phật, không dẹp tế đàn mà còn có những lý luận để bảo thủ như kinh sách phát triển để duy trì sự vô minh và truyền lại cho đời sau những sự mê tín, di đoan thì rất tai hại.


Nhưng mãi đến 2550 năm mà đạo Bà La Môn vẫn còn giết chúng sinh cúng tế, chứ có dứt hẳn đâu, thật là một sự truyền thừa vô đạo đức tai hại cho người đời sau rất lớn. Những bài học đạo đức này đã được dạy cách 2550 năm nhưng đến giờ này thế gian con người còn vô minh chưa hiểu biết đâu đúng, đâu sai, đâu thiện, đâu ác, đâu mê tín, đâu chánh tín nên giết hại sinh vật cúng tế cầu an cầu chư thánh, chư thần ban phước rửa tội thật là một việc làm đầy tội ác mà không hay biết.


Các vị Bà La Môn trong thời đức Phật rất thông minh khi nghe Phật nói xong liền dẹp bỏ tế đàn, biết đó là một việc tội ác và làm hao tốn của cải tài sản của con người mà không đem lại lợi ích cho người. Đúng giết loài vật cúng tế cầu an cầu phước là một sự u mê của con người, nên mới có những việc làm vô ích hao tốn tiền của công sức và tội nhiều tội ác như như núi như non, để rồi hậu lại càng khổ đau hơn.


Trả lời câu hỏi 14: “Vua sai khắc trong đá và chạm vào gỗ đạo dụ này: “Từ xưa đến nay, chúng ta đã phạm một tội lớn là giết súc vật để tế thần và để ăn thịt. Nhưng bắt đầu từ ngày nay, trong dân gian không được ai làm đổ máu một con vật nào, vì chúng sanh cùng chung một sự sống”. Lời dạy trên đây là lời dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH VÀ THÂN HÀNH. Lời nói và bằng hành động khắc chạm trong đá, trong gỗ của một nhà vua truyền lệnh cho dân chúng làm một cuộc cải thiện đời sống “KHÔNG ĂN THỊT CHÚNG SINH”.


Nếu tất cả những nhà lãnh đạo mọi đất nước trên hành tinh này sáng suốt hiểu rõ sự lợi ích không giết hại và ăn thịt chúng sinh như việc làm của nhà vua này, thì mọi nước trên hành tinh này sẽ sống được an cư lạc nghiệp. Và toàn loài người dân trên quả địa cầu rất là hạnh phúc. Thật là một việc làm vĩ đại mà ít có nước nào làm được như nhà vua này đem lại cho nhân dân trong cảnh thái bình thịnh trị.


Một vị anh minh như nhà vua Tần Bà Ta La ra đạo dụ khắc lên đá và gỗ lời dạy đạo đức hiếu sinh tuyệt vời: ““Vua sai khắc trong đá và chạm vào gỗ đạo dụ này: “Từ xưa đến nay, chúng ta đã phạm một tội lớn là giết súc vật để tế thần và để ăn thịt. Nhưng bắt đầu từ ngày nay, trong dân gian không được ai làm đổ máu một con vật nào, vì chúng sanh cùng chung một sự sống”. Vì lòng thương dân, thương nước, nhà vua muốn nhân dân được bình an, được yên vui, an cư lạc nghiệp nên ra lệnh cấm không cho toàn dân giết hại và ăn thịt chúng sinh, chỉ nuôi sống bằng thực phẩm thực vật, rau cải hoa trái đậu mè v.v...


Trong một đất nước toàn dân sống trong thiện pháp được như vậy thì chỉ có nhà vua ra lệnh cấm toàn dân không cho giết hại và ăn thịt chúng sinh nữa thì nhân dân trong nước đó sẽ thi hành theo lệnh ấy thì cuộc sống của toàn dân nước đó sẽ được bình an thịnh trị, tệ nạn xã hội sẽ chấm dứt. Nạn trộm cướp giết người, xì ke, ma túy sẽ không còn nữa, nhất là tai nạn giao thông cũng sẽ chấm dứt.


Trong nền giáo dục đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình khổ người được phổ biến rộng rãi thì chỉ có Bộ Thông Tin - Văn Hóa và Bộ Giáo Dục. Nếu toàn dân được học tập và rèn luyện nhân cách đạo đức hiếu sinh thì nhân dân sẽ sống trong thương yêu rộng lớn đối xử với nhau thì nhân dân đất nước đó sẽ được sống cảnh thái bình thịnh trị không còn sợ ngoại bang xâm chiếm, dân chúng nước đó sẽ sống bình an và hạnh phúc.


Trả lời câu hỏi 15: Và nên nhớ rằng những điều lành sẽ dành riêng cho những kẻ hiền lương” Lời dạy này là ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHẨU HÀNH, một lời khuyên đạo đức rất tuyệt vời”.


Chỉ có những người hiền lương mới làm những điều lành, không làm những điều ác; chỉ có người hiền lương mới biết sống thương mình, thương người và thương tất cả chúng sinh; chỉ có người hiền lương mới biết sống với tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự; chỉ có người hiền lương mới biết sống với tâm ly dục ly ác pháp; chỉ có người hiền lương mới biết sống tâm bất động tâm trước các ác pháp và các cảm thọ. Cho nên lời dạy trên đây cua đức Phật rất thấm thía: “Và nên nhớ rằng những điều lành sẽ dành riêng cho những kẻ hiền lương”.


[FONT=&quot]Làm sao có kẻ làm ác mà sống trong cảnh yên vui hạnh phúc được. Phải không quý vị? Những sự bình an, yên vui, hạnh phúc giành cho những người hiền lương, chứ không thể nào giành cho kẻ làm ác. Những sự khổ đau giận hờn phiền não buồn lo, nói xấu người khác, nói lời không thật, hung dữ, chửi mắng, mạ lị, mạt sát v.v... không giành cho những người hiền lương. [/FONT]


[FONT=&quot]Tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự, bất động tâm trước các ác pháp và các cảm thọ, không phóng dật là giành cho những người hiền lương, chứ không thể giành cho những người làm ác. Lòng thương yêu rộng lớn vô bờ bến như trời biển là giành cho những người hiền lương, chứ không giành cho những người làm ác. [/FONT]


[FONT=&quot]Hôm nay chúng ta tu học và rèn luyện đức hiếu sinh, vì đức hiếu sinh giành cho người hiền lương, chứ không giành cho những người tâm còn tham, sân, si, mạn, nghi. Cho nên tu sinh còn tham, sân, si, mạn, nghi là đức hiếu sinh chưa có. Đức hiếu sinh có là người ấy sống không làm khổ mình khổ người. Vì vậy mục đích của đạo Phật đến đây là giúp con người thoát khổ chứ không phải giúp con người làm trò biểu diễn năng lực siêu việt vô hình để lừa đảo những người ưa thích thần thông. Vì vậy thần thông và thế giới siêu hình không phải của Phật giáo. Phật giáo chỉ là nền đạo đức nhân bản - nhân quả với lòng thương yêu vô bờ bến. [/FONT]


(Trích từ Giáo Án Rèn Nhân Cách Tập 1 - Đức Hiếu Sinh )
 
Top