• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Những câu chuyện về động vật

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Từ lâu, người ta nghe đồn có những con cá mập “quỷ” khổng lồ sống trong sông Breede ở Zambia (thuộc châu Phi), nhưng không mấy ai dám quả quyết nó ra sao.


Tháng 1/2009, nhóm nhà nghiên cứu và ngư dân địa phương đã bắt được một con cá mập bò cái (Zambezi) nặng khoảng 500-600 kg, dài 4m, là con cá mập nước ngọt lớn nhất khoa học từng biết đến (trước kia con dài nhất chỉ 3,5m).

Hiện nó đang ở con sông này để đẻ con. Ban ngày nó bơi đi tìm mồi, đêm xuống nó quanh quẩn bên những chiếc tàu đánh cá, có lẽ vì thế mà ngư dân thường nhìn thấy nó và thổi phồng câu chuyện lên thành cá mập “quỷ”!

ANTG
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Tại sân bay quốc tế Shiphol ở Amsterdam xuất hiện một “nhân viên bảo vệ” mới để đảm bảo an ninh cho việc máy bay cất và hạ cánh. Đó là một chú chim ưng - robot.


Người ta khởi động nó bằng điều khiển từ xa để dọa các loài chim thật, vì việc máy bay va chạm với chúng có thể dẫn đến tai nạn hàng không. Từ lâu sân bay này đã tiến hành đối phó với những con chim thích đến quanh một hồ nằm không xa sân bay.

Sân bay Shiphol có một bộ phận đặc biệt lo việc bảo vệ suốt ngày đêm cho các máy bay. Các nhân viên tại đó ghi lại những tiếng kêu báo động để dọa chim, họ vẫn dùng ôtô chạy dọc các đường băng. Nhưng ban quản lý sân bay cho rằng biện pháp này là chưa đủ và rất hy vọng vào việc chim thật sợ các loài ăn thịt, dù là nhân tạo

ANTG
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Tại thành phố Suffolk (Mỹ), người ta phát hiện thấy một đàn cáo “làm tổ” trên ngon của một cây cao, cách mặt đất chừng 10m.

Nơi đàn cáo kì lạ này sinh sống là một ngọn cây cao trong vườn gia đình cô Donna Martell. Cũng chính cô Martell là người đầu tiên phát hiện ra sự có mặt của đàn cáo.

Cô cho biết đàn cáo hay nói đúng hơn là gia đình nhà cáo gồm cáo bố, cáo mẹ và các con đã sống trong vườn nhà cô từ giữa tháng 2.


Ngọn cây - nơi trú ngụ của bầy cáo hoang

Cô Martell kể: “Lúc mới nhìn tôi cứ tưởng rằng có một con mèo đang mắc kẹt trên cành cây. Nhưng rồi sau đó, khi nhìn gần và kĩ hơn một chút thì tôi mới phát hiện ra rằng đó là một con cáo. Kế tiếp, không phải là một con mà là hai, và nhiều hơn nữa. Tôi thực lòng không tin vào mắt mình nữa. Thật kì lạ!”.

Julian Roughton, Chủ tịch Quỹ bảo vệ Độg vật hoang dã thành phố Suffolk cho biết: “Cáo leo trèo khá cừ khi cần thiết. Tuy nhiên, việc làm tổ trên một ngọn cây quả là một điều trước nay chưa từng thấy. Thông thường, họ nhà cáo trú ngụ trong các hang sâu dưới lòng đất”.

Ông cũng đưa ra nhận định: “Rất có thể là ban đêm chúng xuống đất, đi tìm thức ăn như những con cáo bình thường. Ban ngày, chúng thích ngả lưng trên những cành cây và tắm nắng. Có lẽ ngọn cây chính là nơi an toàn và hứng được nhiều ánh nắng mặt trời hơn cả”.

Nguồn Tin
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Thượng sơn hỏi chuyện “Đệ nhất" cá chình

Chưa đầy 3 năm với nghiệp săn chình, Quang đã đủ vốn dựng một ngôi nhà 2 tầng to đùng ở mé nguồn Son. Dân Xuân Sơn trố mắt kinh ngạc, ngỡ Quang bắt được vàng của Vua Hàm Nghi


Cá chình săn về nuôi vào bể

Mưa, lạnh, khách du lịch đến Phong Nha vắng hẳn. Thưa thớt một vài chiếc xe bus to đùng mang biển số 52 chở khách từ TPHCM ra tham quan. Có lẽ ở cái xứ “Anh ở trong này chưa thấy mùa đông” nên cứ ngỡ Phong Nha mùa này cũng đang đầy nắng.

Khách vắng nên đội thuyền phục vụ đông gần 400 chiếc nhàn hạ nằm bờ. Có chiếc cả tháng trời mới có một chuyến đưa khách vào thăm Đệ nhất động.

Người chạy thuyền rỗi, nên tôi mới có dịp được ngồi với một tay anh chị khét tiếng “Đệ nhất chình” ở đầu nguồn sông Son của di sản này. Gã có tên là Nguyễn Văn Quang (Xuân Sơn - Bố Trạch - Quảng Bình), bây giờ đã “rửa tay gác kiếm”, ngoan ngoãn về cầm lái một con thuyền chở khách du lịch. Gã ngồi trước mặt tôi đây, tuổi ngoài 30, thấp đậm và rắn đanh như một súc gỗ lim. Khi gã cười, hiền khô và thân thiện.

Chuyện của Quang sẽ không cần phải kể nếu như Phong Nha - Kẻ Bàng không là di sản thiên nhiên thế giới (TNTG)... Nơi đây, người dân Xuân Sơn sống bình lặng nép mình bên dòng sông Son huyền thoại. Những mái nhà tranh nhỏ, thấp, lô xô suốt dọc triền sông.

Để mưu sinh, họ chỉ dựa vào rừng và con sông nhỏ này. Người có sức khỏe thì vào rừng khai thác gỗ, còn lại thì chở cát sạn và đánh bắt cá tôm. Nguồn thủy sản ở đây thì nhiều vô kể với các loại “danh ngư” mà những người sành ăn nào nghe đến cũng phải ước ao được một lần nếm thử. Cá vược, cá chình, cá trẻm, tôm càng đất... thì mùa nào cũng có, mùa nào cũng sẵn.

Bố của Quang nuôi anh em Quang khôn lớn cũng từ cái biệt tài săn cá chình trứ danh này. Bao nhiêu lần rồi cùng bố vào rừng, tìm đến đầu ngọn nguồn khe suối săn chình, Quang đã được ông truyền dạy cho bí quyết. Ông mất. Quang lấy vợ.

Sức dài vai rộng, Quang không chịu theo nghiệp của bố mà cùng trai làng vào rừng khai thác lâm sản. Trầm, huê, mun, lim... không có thứ gì mà Quang chưa từng trải qua. Nhưng rồi tất cả dần dần cạn kiệt. Đổi cả máu và mồ hôi cũng chỉ đắp đổi qua ngày. Một chuyến tay không trở về từ rừng, Quang nghĩ mãi và thử vận may từ nghề mà bố đã truyền dạy.

Quang cười cười: Hồi đó, Phong Nha chưa trở thành di sản thế giới đâu. Khách du lịch chỉ lèo tèo. Còn người dân ở đây thì chưa biết ăn cá chình. Họ sợ. Có người thử ăn, cá béo quá thế là say chình, vừa nôn, vừa tống xanh cả mặt mày. Có bữa đi săn chình mang về cả nửa tạ. Bán chẳng ai mua. Cho chẳng ai ăn. Thế là vứt bỏ. Sau rút kinh nghiệm, hàng quán nào đặt trước rồi mới xách đồ đi săn chình. Cân chình chỉ có vài ngàn, nhưng cũng đủ sống qua ngày và sống nhàn hơn vào rừng.

Rồi có một di sản TNTG Phong Nha-Kẻ Bàng, khách du lịch đổ về như hội. Nhà hàng, quán ăn mọc lên như nấm. Thực khách không biết thông tin từ đâu, đồn thổi ăn thịt cá chình bổ âm, bổ dương chi đó. Rồi mật cá chình là thứ dược liệu quý trị bệnh thần kinh và chống dị ứng...Vậy nên, cứ vào quán là thực khách yêu cầu có món chình Phong Nha.

Giá của cá chình cứ thế tăng lên vùn vụt. 30 ngàn, 60 ngàn, 120 ngàn và có thời kỳ lên đến đỉnh trên 350 ngàn đồng/kg mà vẫn không có cá chình để bán. Đây là thời hoàng kim của Quang. Quang suốt ngày trên khe suối. Kỹ năng, kỹ xảo của bí quyết sát chình mà bố Quang truyền lại được vận dụng tối đa.

Quang đang kể chuyện của mình​

Theo Quang, muốn bắt được cá chình thì công viêc chuẩn bị cho chuyến đi phải rất kỹ, từ mồi, lưỡi câu, và quan trọng hơn cả là phải “tăm” cho được nơi ở của chình. Cá chình thường thích mồi tôm và ở những nơi có đá chồng xếp lên nhau tạo thành hang hóc.

Có những con chình ở tận tầng đáy nước sâu 10-15m. Muốn tìm ra được hang chình, người đi săn phải lặn xuống dò tìm. Thấy hang, lại phải một lần nữa lặn xuống thả câu đặt mồi. Khi cá chình dính câu, nếu là con nhỏ thì cứ thế kéo lên. Nhưng nếu gặp phải con chình từ 4 kg trở lên, nó chui vào hang đá, thì người đi săn lại phải một lần nữa lặn xuống vật lộn cùng với nó để đưa nó lên bờ.

Mỗi chuyến lên đầu khe, thác săn chình chừng vài ngày, lúc nào đủ gánh thì về nhập cho các nhà hàng, khách sạn. Việc săn chình của Quang xem ra đang phất. Có ngày thu nhập vài triệu đồng. Người ta đặt hàng tới tấp.

Tiếng của “Quang chình” nổi như cồn. Các địa danh đầu nguồn Son, ngã ba Chày, Phú Kinh, Ngân Sơn, Long Đại đều có bàn tay của gã sát chình này. Chình của Quang có mặt ở Đồng Hới, Đông Hà và khách Hà Nội, Sài Gòn đặt mua mang về làm quà nhiều đến mức nguồn chình Phong Nha, một mình Quang không thể nào lo đủ.

Thế là một “hiệp hội” săn chình ở vùng di sản này tự phát thành lập. Hội săn chình có lúc lên đến 50 người. Tập tõm biết đặt câu, biết thả mồi và mỗi ngày cũng kiếm được chừng 5-7 chục ngàn. Vùng đất này có được số tiền như thế coi như là ổn.

Cái thuận lợi nhất của hội săn chình thời kỳ đầu “ăn nên làm ra” là nhờ khi mới được công nhận là Di sản, lực lượng bảo vệ ở đây chỉ chú trọng bảo vệ lấy rừng và các sản vật từ rừng. Họ chưa chú ý gì đến nguồn thủy sản, nên nguồn cứ thế khai thác... vô tư.

Chưa đầy 3 năm với nghiệp săn chình, Quang đã đủ vốn dựng một ngôi nhà 2 tầng to đùng ở mé nguồn Son. Dân Xuân Sơn trố mắt kinh ngạc, ngỡ Quang bắt được vàng của Vua Hàm Nghi.

Quang kể: Có một lần tôi phát hiện được một con chình to, nó ẩn trong hốc đá dưới vực sâu hơn 10 m. Về nhà chuẩn bị lưỡi câu to, loại lưỡi câu 7 (bằng inox, to gần bằng đầu đũa) và nướng mồi tôm thơm nức lên lặn xuống đặt mồi.

Đêm đi thăm câu, thấy con chình này đã dính, thế là mặc cho trời rét căm, nhảy ùm xuống “chiến đấu” với nó cả tiếng đồng hồ mới xách được nó lên. Đây là con chình được coi là lớn nhất lúc đó. Nó dài gần 1,5m và to hơn bắp đùi người lớn. Cân nhập cho nhà hàng được...14 kg.

Sau này đệ tử của Quang đã có người săn được con chình 20 kg, theo Quang thì chưa ai phá vỡ được kỷ lục này. Giống chình cũng lạ lắm, Quang đã trực tiếp mổ thịt đến cả ngàn con, nhưng chưa bao giờ Quang gặp chình có trứng hay có con, nên Quang đến giờ vẫn không biết là cá chình đẻ trứng hay đẻ con nữa.

Người ta nói, chình Phong Nha, đến mùa sinh sản lại men theo nguồn Son xuống hạ du, ra cửa bể và đẻ trứng. Trứng nở, các con chình con lại men theo nguồn nước chảy ngược lên thượng nguồn. Có lẽ thế, nên chình Phong Nha mới có tính đặc hữu, mà không một loài chình ở nơi nào có được.

Khi những người quản lý ở đây bừng tỉnh để siết chặt việc bảo vệ tính đa dạng sinh học cho vùng di sản, thì nguồn chình Phong Nha đã đến lúc báo động. Người ta đang lập hồ sơ để đệ trình lên UNESCO công nhận di sản TNTG lần 2 cho Phong Nha- Kẻ Bàng ở tiêu chí đa dạng sinh học và không khỏi giật mình.

Trong 3 loài cá ở Phong Nha- Kẻ Bàng được ghi vào sách Đỏ Việt Nam thì đã có 2 loài cá chình. Đó là cá Chình hoa (Anguilla marmorota) và cá Chình mun (Anguilla bicolo). Việc săn chình ở đây đã trở nên khó khăn, nên hội săn chình rủ Quang đi tìm vùng đất khác. Nơi mà bọn họ chọn là sông Avương, thị trấn Ba Lừa (Đà Nẵng).

Quang bảo: Cá chình ở đó cũng nhiều lắm, mỗi ngày có thể bắt được vài ba chục kg. Nhưng bán ngay tại đó thì giá rẻ. Đưa về thì không bảo quản được chình tươi sống. Cá chình nhiều đạm, nên khi mà nó đã ươn thì khó tài nào ăn được.

Mấy chuyến tham gia, không lời lãi bao nhiêu nên Quang trở về quê tìm hướng làm ăn khác. Và Quang vẫn luôn là một tay sát ngư trứ danh. Những lần lặn thả mồi bắt chình, Quang phát hiện thấy trong những chai nước khoáng mà khách du lịch vứt xuống dòng Son, tôm càng đất chui vào ẩn náu, Quang nghĩ ngay đến việc lấy những chiếc can nhựa 5 lít, chui những lỗ nhỏ bằng thân tôm, bỏ mồi vào và thả xuống sông. Kết quả thật bất ngờ. Có ngày Quang thu được 30-40 kg.

Tôm sạch, tôm tự nhiên này vỏ cứng, thịt chắc, ngọt và thơm, khách du lịch rất mê. Các nhà hàng nhập cho Quang 70-80 ngàn đồng/kg. Thế là từ đó Quang bỏ hẳn nghề săn chình mà chuyển sang nghề săn tôm ngoài vùng di sản.

Quang khoe: Chỉ hơn một tháng trong mùa du lịch này, riêng thu nhập từ tôm càng đất Quang đã có hơn 30 triệu đồng. Chỉ tay vào chiếc thuyền chở khách du lịch còn mới cáu, Quang bảo, nó được mua hoàn toàn từ tiền bán tôm...

Hai vợ chồng cùng 2 đứa con nhỏ trong ngôi nhà 2 gác với 2 chiếc thuyền chở khách tham quan, Quang cười mãn nguyện: 3 năm rồi bỏ hẳn nghề săn chình. Chả tiếc. Giờ ai có đặt hàng săn chình, giá có cao ngất trên trời cũng thôi. Còn di sản mình còn nhiều cơ hội làm ăn. Giờ chả ai dại gì cấu vào di sản để ăn dần nữa.

VietBao
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Gà trống 'đẻ trứng' hình hồ lô

Tiếng kêu thất thanh của chú gà trống kéo chủ nhà chạy ra chuồng và phát hiện dưới đất bên cạnh con gà có quả trứng nhỏ nóng hôi hổi mang hình dạng như một quả bầu hồ lô.

Quả trứng hình hồ lô​

Quả trứng này có kích thước rất nhỏ, chia thành 2 phần, hình dạng gần giống như một chiếc hồ lô, một đầu to một đầu nhỏ. Đường kính ở nửa lớn khoảng 1 cm, nửa nhỏ khoảng 0,5 cm.

Quả trứng được anh Nguyễn Chí Hoàng ở thôn An Trường, xã Phổ Ninh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) cất giữ kỹ lưỡng mấy hôm nay, không dám khoe với ai vì sợ mọi người đồn đại rồi kéo đến xem.

Anh Hoàng kể, vài hôm trước, vào một buổi trưa, bỗng con gà trống nhà anh kêu thất thanh. Sợ có ai bắt trộm gà nhà mình, anh chạy ra thì thấy dưới đất cạnh bên chú gà có một vật gì trắng trắng giống quả trứng. Anh đến gần nhặt lên thì ra là một quả trứng nhỏ còn nóng hôi hổi, có hình dạng giống như một chiếc hồ lô.

Theo anh Hoàng, đây không phải là lần đầu con gà trống này "đẻ trứng". Có điều những lần trước, các quả trứng đều có hình dạng bình thường tuy kích thước có nhỏ hơn so với trứng của gà mái.

Phó giáo sư Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện khoa học Việt Nam) cho biết trường hợp này phải có chuyên gia xem xét kỹ lưỡng mới kết luận chính xác được, bởi thường thì gà trống không đẻ trứng. Gà không phải là loài lưỡng tính, mà có giới tính đực cái rõ ràng.

"Gà trống đẻ trứng được thì có thể do đột biến nào đó nên cơ thể mang cả hai bộ phận đực cái, và chúng có trứng tiềm sinh, nhưng những trường hợp như vậy rất hy hữu", ông Cảnh nói.

Cũng theo ông, trứng gà khi còn ở trong cơ thể thì mềm, ngay lúc mới đẻ ra cũng vậy. Dưới một tác động nào đó nó mới bị biến dạng đi.

Zing
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Ảnh động vật trong tuần

Gấu trúc con trố mắt nhìn khách tham quan, voi nô đùa trong bể, vẹt âu yếm nhau, khỉ ngồi trầm ngâm là những hình ảnh ấn tượng về động vật trong tuần qua.

Pemba, chú gấu trúc lông đỏ 4 tháng tuổi, tỏ ra lạ lẫm khi xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng tại vườn thú Taronga, thành phố Sydney, Australia. Ảnh: AP.​
Con tinh tinh này tỏ ra phấn khích khi nhận được một viên đá lạnh để chống chọi với thời tiết oi bức ở vườn thú Dusit Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AP.​
Một con voi tắm trong vườn thú Dusit. Ảnh: Reuters.​
Nét trầm tư của con đười ươi trong vườn thú Dusit. Ảnh: AP.​
Chú chuột túi leo cây duy nhất tại vườn thú Singapore. Ảnh: AP.​
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Những con vẹt âu yếm nhau trong vườn thú Nam Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.​

Hổ trắng Bengal tại vườn thú Dusit Bangkok liếm đá lạnh để chống nóng. Ảnh: AP.

Kambula, con khỉ đột đực 32 tuổi, trong vườn thú Fort Worth, Mỹ. Ảnh: AP.​

Ếch vàng Panama cái và con của nó trong vườn thú Bronx New York, Mỹ. Da của ếch con có màu xanh lục để giúp chúng không bị động vật săn mồi phát hiện. Màu vàng sẽ thay thế màu xanh lục khi ếch bước vào giai đoạn trưởng thành. Ảnh: Reuters.

Vn Express
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Con cá vàng

Ba cha con người ngư dân mừng đến mất hồn khi nhìn ra cửa biển Ba Lạt mênh mông. Sông nước vừa trao tặng họ món quà đặc biệt mà cả đời chài lưới cũng không thể tin có ngày thành hiện thực. Chỉ một mẻ lưới chiều, họ đã bắt được con cá thủ vàng 75kg, bán trao tay tại ghe với giá 950 triệu đồng.

Chuyện thật như huyền thoại thêu dệt về loại cá đắt tiền nhất VN ở cửa sông này đã được giải mã.


Ông An vui mừng khi nói về con cá giá 950 triệu đồng

Chiều đầu năm, mưa xuân rả rích làm cửa biển Ba Lạt, sông Hồng ở huyện Tiền Hải, Thái Bình chìm trong sương mù lạnh lẽo. Nhiều ghe thuyền đánh cá đã quay đầu vào bãi nhưng cha con ông Trần Văn An vẫn cố gắng vớt vát mẻ lưới cuối ngày.

Vật vã suốt từ tờ mờ sáng đến xế chiều, cha con ông An vẫn chưa gặp may. Giàn lưới của họ mới kéo được vài con cá vược, loại cá có giá khoảng 75.000 đồng/kg mà lâu nay là nguồn sống chính của họ. Ông An hết nhìn trời, nhìn lưới lại nhìn thùng cá mà thườn thượt thở dài. Tính kỹ ra thì họ vẫn chưa kiếm đủ tiền để trả tiền dầu dù đã bắt được ba con cá vược nặng hơn 10kg. Mây đen vần vũ kéo về làm mưa nặng hạt hơn. Cửa Ba Lạt cuồn cuộn sóng. Chiếc thuyền nhỏ rệu rạo của họ như chiếc lá chông chênh giữa biển nước. Mấy cha con phải tự trấn tĩnh, an ủi nhau: “Thôi, cố làm mẻ lưới cuối cùng. Được hay thất gì cũng về...”.

Lúc này, đồng hồ tay đã chỉ hơn sáu giờ chiều. Chiếc ghe của họ vật vã trên những cuộn sóng gần chân ngọn hải đăng Tiền Hải. Trời tối sầm. Mẻ lưới cuối ngày chìm trong màn mưa tầm tã. Chốc chốc, sấm sét lại gầm lên đinh tai với ánh sáng xanh lạnh lẽo. Không ai dám nghĩ đến một mẻ lưới trĩu nặng. Họ bặm môi thu lưới về. 5 phút rồi 10 phút trôi qua. Bất chợt ông An có cảm giác nằng nặng tay với một linh tính lạ.

Là một ngư dân có 50 năm lênh đênh sông nước, ông thuộc từng luồng lạch sông Hồng suốt từ cầu Nam Định ra đến tận cửa biển Ba Lạt. Ông thông thạo đặc tính mắc câu, dính lưới của từng loài cá, từ những thứ cá rẻ tiền đến những loài có giá cả tương đối như cá lăng, cá vược sông Hồng. Tuy nhiên, mẻ lưới này ông có cảm giác rất khác thường. Cái cảm giác mà ông nhớ mang máng hình như mình đã gặp từ cách đây gần 20 năm trước...


Ngôi nhà mái đúc 300 triệu đồng của ông An

Hét át tiếng mưa, ông An dặn các con thu lưới cẩn thận. Khi giàn lưới đã quây gần mạn ghe, bất chợt họ nghe tiếng cá lớn quẫy ầm ầm trên mặt sông. Cha con ông An đã từng kéo được những con cá vược gộc hơn 20kg nhưng tiếng vùng vẫy vẫn không lớn như tiếng này. Dưới ánh sét loang loáng, ông An nhác thấy một miệng cá bành bạnh khổng lồ ngoi lên mặt nước đớp không khí. Ông An sửng sốt, tim như thắt lại vì hồi hộp. Hình như...

Ông quát gọi mấy người con tập trung đèn rọi vào lưới. “Cá thủ vàng. Cá thủ vàng. Trúng rồi! Trúng rồi cha ơi!” - mấy người con ông An hét ầm lên. Ông đứng sững người, mặt mất hồn, mặc nước mưa tuồn tuột chảy vào cái miệng đang há hốc.

“Ông bà, cha mẹ ơi! Hà bá, thủy thần ơi!”. Qua cơn mất hồn, cha con ông An lại lảm nhảm mà không biết mình đang réo gọi gì. Sau đó, họ xúm nhau kéo rịt con cá thủ vàng mà bỏ quên luôn cả mấy con cá vược dính lưới, loại cá mà ngày thường họ kéo được là đã mừng lắm rồi. Rồi họ quay đầu ghe chạy miết về xóm chài của mình ở thôn Tam Bảo, xã Nam Hồng, huyện Tiền Hải. Mới chạy được nửa đường, ông An đã không thể kìm được?sốt ruột, móc điện thoại gọi cho ông Phạm Văn Duệ, thương lái duy nhất ở Tiền Hải có khả năng tài chính và đường tiêu thụ để thu mua loại cá đặc biệt này. “Thủ vàng à? Thật không? Vậy chờ nhé! Tôi tới ngay”. Giọng ông Duệ ở đầu kia cũng sửng sốt, hồi hộp không kém gì cha con ông An.

30 phút sau, ghe vừa về đến âu thuyền xóm chài Tam Bảo, cha con ông An đã thấy ông Duệ ra tận mép sông Hồng đón mình. Họ xúm nhau kéo con cá thủ vàng lên cân. Con cá óng ánh màu vàng pha đỏ nhạt mà trông xa giống như cá chép. Xóm chài bu đen đỏ chứng kiến. Kẻ tò mò, tiếc nuối tại sao người may mắn không phải là mình. Nhiều người khác thật tâm chia vui với gia đình ông An nghèo khó. Con cá cân được 75kg. Lùi khỏi đám đông, ông Duệ móc điện thoại thì thầm gọi ai đó.

Vài phút sau, ông ta quay lại, ra giá chắc nịch: “Đúng 950 triệu đồng chẵn. Tôi mua đứt nguyên con ngay”. Cả xóm chài ồ lên. Cha con ông An sững người, mất hồn với số tiền mà cả hai đời họ cũng chưa dám mơ được cầm trong tay.

Lát sau, ôtô của người nhà ông Duệ chở cục tiền xuống trao tận tay cho ông An và chở con cá đi. Đêm đó, cả nhà ông An mất ngủ. Nhiều người trong xóm chài Tam Bảo cũng khó ngủ...


Con cá thủ vàng 75kg, bán trao tay tại ghe với giá 950 triệu đồng


Ước mơ của xóm chài

Cửa Ba Lạt không chỉ quyến rũ bởi cảnh sắc cồn bãi, trầm tích lịch sử - văn hóa mà còn là những câu chuyện đổi đời kỳ lạ tưởng như chỉ có trong giấc mơ của các ngư dân nghèo khó. Cửa sông này nằm giữa đôi bờ huyện Tiền Hải của tỉnh Thái Bình và huyện Giao Thủy của tỉnh Nam Định. Dòng sông Hồng xuôi chảy từ Lào Cai về đến đây đã bớt độ dốc, nhưng dòng nước vẫn cuồn cuộn mà chỗ sâu nhất đến hàng chục sải tay.

Theo những ngư dân già đã nhiều đời cưỡi sóng Ba Lạt, chính đặc điểm dòng nước mênh mông, chảy mạnh ở cửa sông này đã thu hút cá thủ vàng về sinh sống. “Loại cá này đầu có bướu, thông minh như cá heo nên chỉ thích vùng vẫy ở luồng lạch cuộn xoáy. Đặc biệt, nó hay xuất hiện vào mùa đông nên cũng là mùa mơ ước đổi đời của dân chài”.

Theo ông An, 20 năm trước cá thủ vàng chưa quý hiếm như bây giờ. Người ngư dân gặp may này kể năm 1990, thỉnh thoảng giàn lưới câu của nhiều bạn chài vẫn mắc dính cá thủ vàng nặng 30-50kg. Người ta xẻ thịt nó đem ra chợ bán như các con cá khác. Còn bong bóng vừa to vừa dai nhách của nó thì vất cho chó gặm hoặc ai tiếc của lắm thì treo lên gác bếp để làm mồi nhậu cho đỡ nhạt mồm trong ngày mưa bão không ra khơi được. Có lúc người ta cũng đổi được bong bóng cá này để lấy chút vải may rèm ghe hay rèm nhà, nhưng đó chỉ là loại vải xấu nhất, rẻ nhất mà người có tiền không thèm liếc mắt.

Mãi đến những năm 1995-1996, các ngư dân ở Ba Lạt mới bắt đầu nghe lời rỉ tai: “Cá thủ vàng có giá như vàng thật. Người Trung Quốc thu mua lấy bong bóng làm chỉ phẫu thuật tự hủy...”.

Lời đồn đại này hoàn toàn có thật khi cả hai bên bờ Tiền Hải và Giao Thủy xuất hiện thương lái chuyên săn mua cá này. Chuyện lấy bong bóng cá làm chỉ vi phẫu hay làm thuốc thì chưa ai thấy, nhưng chuyện một số ngư dân bỗng chốc đổi đời thì có rất nhiều người chứng kiến. Ban đầu, thương lái chỉ mua cá thủ vàng 50-70kg với giá 50-70 triệu đồng, nhưng đó cũng là số tiền đủ để ngư dân quê nghèo xây được nhà đúc lúc bấy giờ. Lái mua xong, mổ ngay bụng để lấy mỗi cái bóng, còn xác cá vất phạch lại cho ngư dân ăn mừng.

Theo chỉ dẫn nhiệt tình lẫn chút ganh tị của các ngư dân chưa gặp may, tôi tìm đến nhà những người bắt được lộc vàng của biển. Người gặp may trước năm 2000 thì còn thấp thoáng trong trí nhớ, nhưng gần đây cũng có gần chục cái tên lẫn địa chỉ để tôi có thể kiểm tra tính xác thực. Hóa ra ngay sát vách nhà ông An ở thôn Tam Bảo cũng có anh Hậu mới kéo được cá thủ vàng. Con cá trị giá hơn 200 triệu đồng của anh đã trở thành căn nhà xây kiên cố sát bờ sông Hồng.

Tôi trở lại với ngư dân làng chài Cao Bình, xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, một làng chài từng “khét tiếng” nghèo nhất tỉnh Thái Bình, nhưng giờ đã có vài chục căn nhà kiên cố, đẹp mọc lên nhờ cá thủ vàng. Chính ông An kể vanh vách kia là nhà ông Quỳnh trúng con cá hơn 100 triệu đồng, là ông Chiến được con cá gần 200 triệu, rồi là nhà ông Đương, ông Thắng, ông Lực, ông Thước, ông Đức... mỗi người đều từng được ít nhất một lần lộc vàng của biển từ 70-80 triệu đồng đến vài trăm triệu đồng. Đa số đã chuyển thành nhà kiên cố, một số ít thì đầu tư vào ghe tàu lớn. Khi được hỏi, chẳng ai giấu giếm mình từng là dân làng chài Cao Bình nghèo rách mồng tơi rồi đổi đời nhờ cá thủ vàng.

Trong gia đình ông An còn hai người đổi đời nhờ cá thủ vàng là người anh Trần Văn Định và người em Trần Văn Bình. Hai ông trúng năm 1998. Lúc ấy được giá 150 triệu đồng/con. Ông An cười sảng khoái và tâm sự thêm về “kế hoạch giải ngân” 950 triệu đồng của mình là trả dứt 200 triệu tiền nợ, xây căn nhà 300 triệu, tặng bà con một ít, cho con cháu đi học và dành phòng thân cho những mùa cá thất bát. Rời làng chài Cao Bình, tôi tìm về nhà thương lái Phạm Văn Duệ ở ngay trung tâm xã Nam Hồng, huyện Tiền Hải. Vợ chồng họ kín tiếng nhưng cũng tiết lộ chút ít về tình trạng cá thủ vàng ngày càng hiếm hoi. “Con cá 950 triệu đồng của bác An là con thủ vàng duy nhất tôi mua được trong hai năm gần đây, và cũng là con cao giá nhất từ trước đến giờ”.

TTOL
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Vương quốc những sinh vật "quái" nhất thế giới

Lợn 7 chân ở Phillippines; côn trùng hình que dài hơn nửa mét; cá sấu hai đầu chào đời ở Thái Lan là những thành viên nổi tiếng của vương quốc những động vật kỳ dị nhất hành tinh.

Chú lợn này chào đời với 7 chân tại một thị trấn ở phía bắc thủ đô Manila, Phillippines năm 2001. Nó được đặt tên là Kambal, có nghĩa là sinh đôi theo tiếng bản địa Tagalog.

Mèo 4 tai sinh ra tại Murnau, Đức năm 2004.​

George Beccaloni, người phụ trách bảo tàng lịch sử thiên nhiên Anh, đang trưng bày con côn trùng hình que dài nhất thế giới - 56cm.

Lợn 2 đầu tại Edgewood, Iowa (Mỹ).
Rùa hai đầu tại Đông Norriton, bang Pennsylvania, Mỹ.

Cá sấu 2 đầu chào đời tại trang trại cá sấu Samut Prakarn ở ngoại ô Bangkok, Thái Lan, năm 2001.

Dân Trí
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet

Eclyse là con lai của bố là ngựa vằn và mẹ là bạch mã thuần chủng, vì thế trên người nó chỗ trắng như tuyết, chỗ vằn loằn ngoằn. Trong ảnh Eclyse tại công viên Safari ở Schloss Holte-Stukenbrock, phía tây nước Đức.

Nai sáu chân ở Rome, bang Georgia, Mỹ.​
Một con hươu đùi vằn con đứng bên mẹ của nó tại vườn thú ở Brookfield, bang Illinois, năm 2006.​
Một con cá đuối gai độc nặng 352kg đã cắn câu tại khu vực sông Mêkông ở Thái Lan.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra sinh vật biển hình vòi nước kỳ lạ này ở độ sâu 4.000m thuộc khu vực ngoài khơi Tasmania.
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Nai sừng tấm Bắc Mỹ

Nai sừng tấm Bắc Mỹ (Alces alces) là một trong số những loài lớn nhất trong họ nhà hươu nai. Chúng cũng là một trong những loài động vật có vú lớn nhất hiện đang sinh sống tại Bắc Mỹ và Đông Á. Chúng sống chủ yếu trong rừng và bìa rừng, ăn cỏ, cây bụi, lá và vỏ cây. Mặc dù quê hương của loài nai sừng tấm này là ở Bắc Mỹ hay Đông Á nhưng chúng hoàn toàn có thể thay đổi để thích nghi với cuộc sống ở nơi khác như New Zealand, Argentina,…. Nai sừng tấm Bắc Mỹ được cho là quyến rũ với đôi chân mảnh khảnh và bộ gạc quá khổ. Ở độ tuổi trưởng thành, chúng có thể cao 1,8 -2,1m và nặng đến 270 - 720 kg. Trong ảnh là 2 chú nai sừng tấm Bắc Mỹ nhỏ, tên là Max và Mortiz, tại vườn thú Berlin của Đức.


Thiên Nhiên
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Cận cảnh sát thủ đại dương

Với hàm răng lớn lởm chởm nhiều lớp, sắc lẹm, có khả năng đớp gọn cả những con mồi cỡ lớn, các loài cá mập được coi là sát thủ của đại dương.


Hàm răng gớm ghiếc của con cá mập hổ. Loài cá này không bao giờ quay lại những điểm từng "gây án" để săn mồi. Ảnh: Corbis.
Con mắt của cá mập chanh, loài cá mập lớn sống ven bờ biển ở phía tây Đại Tây Dương. Ảnh: Corbis.​
Cá mập đầu búa không nguy hiểm như những anh em họ khác như cá mập trắng hay cá mập hổ. Tổ chức thống kê các vụ tấn công của cá mập (ISAF) cho biết, mới chỉ 21 vụ tấn công của loài cá mập này được ghi nhận, trong đó hai vụ gây chết người. Ảnh: Corbis.​

Một đàn cá mập đầu búa. Một con cá trưởng thành thuộc loại này có trọng lượng khoảng 240 kg. Ảnh: Getty.

Hàm răng của cá mập nhám. Mỗi hàm gồm từ 55 đến 60 chiếc răng và mỗi chiếc có lại có nhiều ngạnh. Ảnh: Corbis.
Cá mập trắng, sát thủ hung dữ nhất trong các loài cá mập. Ảnh: Corbis.​
Một góc khác của cá mập trắng. Ảnh: Corbis.​
Phần đầu của cá mập Port Jackson. Chưa có vụ tấn công nào của loài này được ghi lại từ trước đến nay. Ảnh: Corbis.​

Vn Express
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Hổ và cá heo... "tỏ tình"

Giống như một con mèo sẵn sàng lao đến bát đầy cá, Akaasha – chú hổ con đã bị "cảm nắng" bởi một chú cá heo mặc dù cả hai bị chia cách nhau bởi một bức tường kính.
Tính tò mò và hiếu kì khiến cả Akaasha và Mavrick – một chú cá heo 14 tháng tuổi có thể làm tâm điểm chú ý của đám đông khi họ đến gần và theo dõi những gì diễn ra xung quanh bể kính tại một công viên ở Californian.

Đầu tiên là trao cho nhau ánh mắt yêu thương​

Nhân viên chăm sóc Akaasha đã 6 tháng hàng ngày đi bộ xung quanh Six Flags Discovery Kingdom và bất chợt nhìn thấy Mavrick – chú cá heo đến từ Đại Tây Dương 14 tháng tuổi đang gần gũi với chú hổ con.

Gần hơn chút nữa​

Cặp đôi này đã tự “khám xét” nhau từ mọi góc độ có thể sau đó con cá heo lao đến và “tỏ tình” với chú hổ con. Tình huống trên đã được nhân viên chăm sóc phát hiện vào ngày 6/3.

Chuẩn bị cho một nụ hôn?​

Mavrick vểnh cái đầu của mình khi Akaasha cố gắng tiến sát vào bức tường kính. Có lẽ nó rất băn khoăn và không hiểu tại sao nó có thể cảm nhận được một thứ hương thơm mới từ một thế giới khác.

Đây phải chăng là sự khởi đầu của một mối quan hệ lãng mạn?

Tin247
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Nụ hôn của lòai vật

Hai con vẹt này không chịu rời nhau đến nửa tấc mỏ. Màn “khóa mỏ” này xứng đáng đứng trong top đầu danh sách cách tỏ tình của thế giới loài chim
Chỉ thơm má thôi nhé! Chú mèo này chưa dám vượt quá giới hạn của tình yêu giữa hai loài vật luôn bị coi là “khó đội trời chung”
Ngại gì nào! Khác màu da nhưng cùng là sư tử biển thì việc tỏ tình việc gì phải xấu hổ​
Chó và cầy: tìm hiểu đối thủ hay là chuẩn bị “khóa môi” nhau đây​
Còn gì lãng mạn hơn trong một không gian tràn ngập yêu thương. Hai con cún này chẳng khác gì cặp “tân lang, tân nương” trong ngày cưới​

Tay trong tay, môi kề môi hai chú sóc này có vẻ đã thành người lớn rồi đó

Gần hơn 1 chút nào, kiểu này thì ngã mất​
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Thằn lằn đực ngụy trang để tránh bị ăn thịt

Các nhà khoa học cho biết, trong tự nhiên, thằn lằn đực trưởng thành khi tìm con cái để giao phối thường gặp phải các con đực khác tấn công và xua đuổi.

Để quá trình giao phối được hoàn thành và thuận lợi, những con thằn lằn đực này cần một khoảng thời gian ngắn để thay đổi màu sắc trên cơ thể mình sao cho thật giống với thằn lằn cái nhằm tránh bị tấn công.

Trong một phát hiện mới nhất của mình, PGS Scott Keogh-Viện sinh vật học, Đại học Quốc gia Úc cho biết: “màu sắc của thằn lằn đực trưởng thành trông rất bắt mắt, do đó nó càng có ý thức về vùng lãnh địa của cá thể. Còn màu sắc của con cái thông thường là màu nâu nhạt. Vì vậy, con đực trưởng thành thường phải thay đổi cả màu sắc ở phần bụng và thân của mình.

Thằn lằn tự thay đổi màu sắc để tránh bị tấn công...​

Bởi nếu chúng chỉ là thay đổi màu sắc của phần lưng hoặc hai bên, thì chúng rất dễ bị nhận ra là con đực. Ngón đòn giới tính này có thể nói là ưu thế cho loại thằn lằn đực trưởng thành trong mùa sinh sản. Như vậy chúng có thể sẽ được ở cùng với con cái suốt trong mùa sinh sản, có điều dù chúng nguỵ trang thế nào thì mùi hôi của chúng vẫn là mùi hôi của con đực.

Nhóm nghiên cứu của Scott Keogh đã ra cánh đồng hoang bắt một số thằn lằn nói trên, đồng thời loại bỏ tất cả những phần liên quan đến giới tính của chúng. Sau đó gắn thẻ phân biệt kèm chất dịch có mùi của con cái lên con cái và con đực giả dạng con cái đặt phía trước các con thằn lằn đực điển hình. Các con đực điển hình này bèn dùng lưỡi liếm lên các thẻ có mùi hôi, thì các con cái đeo thẻ lập tức có những phản ứng riêng của nó, riêng các con đực giả dạng con cái thì không có những phản ứng đặc trưng này.

Do đó nhóm nghiên cứu cho rằng, con đực trưởng thành sẽ bị bề ngoài mê hoặc, nhưng không thể mê hoặc chúng bởi mùi hôi giới tính.

Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện những con đực giả dạng con cái này dùng hết tâm sức cố gắng “cắn cuống lưỡi” giữ một khoảng cách “ân ái” với những con đực điển hình, đề phòng con đực điển hình phát hiện ra bí mật của chúng. Các loài động vật khác, như loài cá chẳng hạn, thông thường cũng áp dụng ưu thế về giới tính này để nguỵ trang.

Loại nghiên cứu này lần đầu phát hiện ở động vật bò sát cũng có kiểu đánh lừa như thế, đồng thời ngoài nghiên cứu đặc biệt nhất này thì cũng phân tách được mối liên hệ của thị giác và khứu giác.

Nhóm nghiên cứu phát hiện, không phải tất cả các con thằn lằn đực trưởng thành nào cũng biết sử dụng "kỹ xảo" tự nguỵ trang như thế này. Năng lực tự thay đổi màu sắc của thằn lằn rất mạnh, giới tính là một loại tránh chiến tranh của Thằn lằn mà biến sắc lại là sở trường của chúng khiến chúng được mệnh danh bằng một mỹ từ ”rồng biến sắc”.

Thay đổi màu sắc giống màu cây của thằn lằn khi ánh nắng mặt trời chiếu xuyên qua vùng khô, thì màu sắc toàn thân trở thành màu nhạt còn phần đầu và cổ của chúng sẽ trở thành màu đỏ, nếu chúng nhảy sang một nơi ẩm thấp thì màu đỏ trên đầu và cổ chúng sẽ dần biến mất, màu sắc toàn thân sẽ tối dần. Sự thay đổi màu sắc của Thằn lằn là một loại thay đổi của hành vi sinh lý không phải tuỳ tiện.

Vietbao
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Cá mập voi nhỏ nhất thế giới

Các nhà hoạt động môi trường Philippines vừa cứu được một con cá mập voi có kích thước chỉ bằng cổ tay người và đây có thể là cá thể nhỏ nhất của loài cá vốn lớn tương đương chiếc xe buýt này.

Con cá mập voi được cứu ở phía đông Philippines. Ảnh: WWF.​

Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) cho biết, con cá dạt vào bờ biển gần thành phố Pilar, phía đông Philippines, tuần trước. Nó có chiều dài 38 cm và trở về biển ngay sau khi được cứu. Phát hiện này cho thấy vùng bờ biển có thể là nơi sinh sản của cá mập voi. Các chuyên gia của WWF hiếm khi nhìn thấy cá mập voi mới sinh. Vì thế, họ buộc phải so sánh kích thước của con cá mập voi con gặp nạn này với một bào thai trong bụng cá đã chết tìm thấy năm 1996.

Cá mập voi là loài cá lớn nhất thế giới và có thể đạt kích thước tương đương một chiếc xe buýt. Chúng không phải là cá voi nhưng cũng không phải là thú. Cá mập voi sinh sống trong các đại dương vùng nhiệt đới và vùng nước ấm của thế giới. Được coi là sống ngoài đại dương nhưng chúng cũng tụ tập lại theo mùa ở một vài khu vực ven bờ.

Tuy to lớn nhưng cá mập voi là động vật hiền lành. Các thợ lặn có thể bơi gần chúng mà không sợ bị tấn công. Chúng ăn sinh vật phù du, tảo lớn, nhuyễn thể, các loại mực và động vật có xương sống nhỏ. Những chiếc răng nhỏ xíu không giúp ích gì cho quá trình ăn uống của cá mập voi. Thay vào đó, nước bị hút vào qua miệng và đi qua mang lược, sau đó bị tống ra khỏi bằng mang cung. Cá nuốt tất cả những thứ còn sót lại ở mang lược.

Người ta ít khi thấy cá mập voi bơi thành đàn do chúng thích sống cô độc. Giới khoa học tin rằng chúng sống di trú, nhưng các chuyên gia vẫn không rõ chúng có thể di cư xa bao nhiêu. Cá mập voi dừng chân dọc theo các bờ biển phía đông của Philippines từ tháng 12 tới tháng 5 hàng năm. Tuy nhiên, người ta biết rất ít về địa điểm và hành vi sinh sản của chúng.

Vnexpress
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Cuộc “đột kích” dũng mãnh của đại bàng đầu trắng

Cứ đến mùa xuân, những con chim đại bàng đầu trắng (The Bald Eagle - Haliaeetus Leucocephalus) lại có dịp trổ tài “đột kích” săn mồi ở vùng biển đông nam vịnh Alaska khi vào mùa này hàng triệu con cá trích trưởng thành bơi đến đây đẻ trứng.

John Hyde - nhiếp ảnh gia của những bức ảnh ngoạn mục dưới đấy nói: “Cá trích là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào đầu tiên cho đại bàng đầu trắng vào lúc chiều tối khi chúng đi kiếm mồi”.

Đại bàng đầu trắng thực hiện cuộc “đột kích” bất ngờ từ trên không,…​
...nó bổ nhào xuống mặt biển…​
…và “chộp” được một con cá trích ngon lành trong đôi vuốt sắc nhọn​

Thiennhien
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Chuột chũi và quá trình chống lão hóa thành công

Chuột chũi trụi lông trông giống như một cái xúc xích màu hồng, nhăn nhúm với hàm răng kiếm. Chúng sẽ không thể thắng bất cứ cuộc thi sắc đẹp nào, kể cả trong số những loài gặm nhấm. Nhưng loài vật phía Đông châu Phi này lại thọ nhất trong các loài gặm nhấm. Chúng sống lâu gấp 9 lần các loài chuột có kích thước tương tự. Chúng không chỉ có vòng đời rất dài, mà còn giữ được sức khỏe tốt trong phần lớn cuộc đời và có khả năng chống chịu ung thư đặc biệt xuất sắc.

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm khoa học sức khỏe Đại học Texas tại San Antonio đang nghiên cứu cơ chế hình thành sức khỏe rất tốt và quá trình lão hóa chậm của chuột chũi trụi lông trong đàn chuột lớn tại Học viện nghiên cứu tuổi thọ và lão hóa Barshop. Trong số ngày 3 tháng 3 của Proceedings of the National Academy of Sciences, các nhà khoa học báo cáo một đặc tính khác thường nữa của loài vật này – mô của chuột chũi trụi lông đặc biệt hiệu quả trong việc loại bỏ những protein bị tổn thương và do đó giữ lại những protein ổn định và có chất lượng cao.

Đồng tác giả Rochelle Buffenstein, giáo sư sinh lý học tại Học viện Barshop và một trong những chuyên gia hàng đầu về lão hóa ở chuột chũi trụi, cho biết: “Những con chuột chũi không có lông không mang những biểu hiện thông thường của lão hóa, ví dụ như mãn kinh hoặc suy giảm chức năng não. Chúng có vòng đời khỏe mạnh mà tất cả chúng ta đều mong muốn”.

Trong hầu hết các sinh vật, protein được đánh dấu để tiêu hủy, và một bộ phận chuyên loại bỏ rác thải, gọi là “proteasome” sẽ chọn lựa những protein bị tổn thương và tái sử dụng amino axit để hình thành protein mới. Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy rất ít những protein bị đánh dấu để tiêu hủy ở loài chuột chũi này, điều này cho thấy chúng có những protein tốt hơn cũng như cơ chế loại bỏ những protein bị tổn thương hiệu quả hơn. Kết quả là những protein bị tổn thương không tích lũy và tàn phá tế bào.


Chuột chũi trụi lông nằm trong một cuộn giấy vệ sinh. (Ảnh: Đại học Texas, Trung tâm khoa học sức khỏe)​

Tác giả của bài báo Asish Chaudhuri, giáo sư tiến sĩ sinh hóa thuộc Học viện Barshop, cho biết: “Chúng tôi tin rằng mức độ protein tổn thương ở chuột chũi trụi lông không quan trọng bằng khả năng loại bỏ những phần tổn thương một cách hiệu quả”.

Các nhà khoa học so sánh mô của chúng với mô của chuột thí nghiệm. Mẫu vật từ chuột chũi tốt hơn rất nhiều trong việc đối phó với protein bị tổn thương do căng thẳng.

Tác giả chính Viviana Perez, nhà nghiên cứu bậc sau tiến sĩ tại Học viện Barshop, cho biết: “Chúng tôi nhận định rằng những cụm protein tổn thương hợp thành những khối độc hại đối với tế bào, và những khối này đóng vai trò quan trọng trong những bệnh suy giảm thần kinh liên quan đến tuổi tác như bệnh Alzheimer, Parkinson, Huntington và Lou Gehrig. Tìm ra cách bắt chước khả năng loại bỏ protein tổn thương hiệu quả như chuột chũi có thể là tiền đề để tìm ra những loại thuốc mới cho những căn bệnh nói trên”.

Bước tiếp theo của các nhà nghiên cứu là xác định liệu mô của các loài động vật sống lâu khác, ví dụ như một số loài chim, có khả năng loại bỏ protein tổn thương tương tự hay không. Cuối cùng, mô từ linh trưởng và thậm chí con người có thể được nghiên cứu để kiểm chứng tính phổ thông của “lý thuyết loại bỏ protein”, tiến sĩ Chaudhuri nhận xét.

Tiến sĩ Buffenstein kết luận: “Tìm hiểu làm thế nào chuột chũi kiểm soát chất lượng protein có thể đưa ra những kiến thức mới về việc làm thế nào con người có thể giữ được sức khỏe tốt. Chúng tôi cũng có thể học được điều gì đấy về việc chữa trị những căn bệnh liên quan đến tuổi tác”.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Cá cũng có tiếng sét ái tình

Loài cá vòi voi không chỉ có phần hàm kéo dài trông giống như chiếc vòi voi, mà chúng còn phát điện. Các tế bào cơ biến đổi gần đuôi của chúng có thể phóng các xung điện vào trong nước.

Con cá sử dụng điện trường để phát hiện các vật thể xung quanh, đây là một kỹ xảo hữu dụng trong môi trường tăm tối ở các con sông Châu Phi nơi chúng trú ngụ. Chúng cũng sử dụng các xung điện này (biến đổi về cường độ, tần số và thời lượng) để giao tiếp với nhau. Một nghiên cứu mới cho biết chúng còn dùng điện trường để tìm bạn đời cùng loài.

Cá vòi voi sử dụng điện trường để phát hiện các vật thể xung quanh, đây là một kỹ xảo rất hữu ích trong môi trường tối tăm của các con sông Châu Phi nơi chúng trú ngụ. Chúng cũng sử dụng điện trường này để tìm bạn đời. (Ảnh: Frank Kirschbaum)​

Trong phòng thí nghiệm tại Đại học Potsdam, Đức, Philine G.D. Feulner và các cộng sự đưa con cá vòi voi cái họ Campylomormyrus compressirostris trong tình trạng sẵn sàng đẻ trứng tiếp xúc với các xung điện khác nhau được máy tính tạo ra. Ở một đầu bể cá, các xung điện bắt chước con đực cùng loài, ở đầu kia các xung điện lại bắt chước một loài khá gần gũi với nó cùng sống chung trong một môi trường. Xung điện tạo ra bởi loài họ hàng kéo dài hơn gần 100 lần so với loài kia, kết quả là con cá cái lảng tránh xung điện đó.

Feulner cùng nhóm nghiên cứu cho rằng sự ưu ái của con cái đối với các tín hiệu điện nhất định có lẽ chính là nhân tố khiến hai loài cá vòi voi tách biệt nhau. Bên cạnh đó, các nhân tố khác có lẽ đã gây ra sự tách biệt ban đầu, sự ưu tiên chọn lựa xung điện tiến hóa sau đó có lẽ nhờ vào cái giá lớn phải trả nếu giao phối nhầm loài. Nghiên cứu được công bố chi tiết trên tờ Biology Letters.

G2V Star (Theo LiveScience)
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Khỉ biết dạy con đánh răng

Viện nghiên cứu động vật linh trưởng thuộc Đại học Kyoto (Nhật Bản) phát hiện ra rằng, nhiều khỉ cái macaque đuôi dài ở tỉnh Lopburi, Thái Lan dạy con cách làm sạch răng bằng sợi tóc người. Trong cuộc sống hàng ngày lũ khỉ vẫn dùng tóc người để lấy thức ăn bám trong các kẽ răng, nhưng thời gian làm việc đó sẽ tăng gấp đôi khi chúng đứng trước khỉ con. Điều đó cho thấy những con khỉ mẹ chủ ý dạy con cách vệ sinh răng miệng.

Một con khỉ cái đang dạy con cách vệ sinh răng bằng sợi tóc người. Ảnh: Xinhua.​

"Tôi ngạc nhiên vì từ trước tới nay chúng ta luôn nghĩ rằng chỉ có con người mới có hành vi dạy nhau cách sử dụng công cụ lao động", giáo sư Nobuo Masataka, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu. Ông cho biết thêm, nghiên cứu của ông và cộng sự mới ở giai đoạn đầu. Trong thời gian tới họ sẽ tập trung vào việc quan sát lũ khỉ con để tìm hiểu xem hành vi dạy dỗ của khỉ mẹ có giúp chúng học được cách làm sạch răng miệng hay không.

Khỉ macaque sống ở khắp mọi nơi trên trái đất, từ châu Phi tới Nhật Bản. Có 22 loài khỉ đuôi dài, trong đó một số được sử dụng thường xuyên trong các thí nghiệm khoa học. Chúng là một trong những động vật linh trưởng được giới khoa học quan tâm bởi trí thông minh và khả năng thích nghi với môi trường sống.

Trong vườn thú, khỉ macaque nổi tiếng với khả năng vồ hoa quả của khách tham quan và chấm thức ăn nhạt vào muối. Trong thiên nhiên hoang dã, chúng biết bắt cua, côn trùng và cá. Một nghiên cứu gần đây cho thấy khỉ đực macaque còn biết cách chải lông cho khỉ cái để được các cô nàng cho giao phối.

Minh Long
 
Top