• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Những câu chuyện về động vật

amifidele

Member
(Dân trí) - Câu chuyện tình giữa hai con gấu túi bị bỏng nặng trong trận bão lửa tồi tệ nhất lịch sử Australia, cướp đi sinh mạng của hơn 180 người, đã khiến cho người dân nơi đây cảm thấy ấm lòng đôi chút.




Sam sau khi được cứu.

Câu chuyện tình giữa Sam và người bạn trai mới của cô nàng, Bob, nảy nở sau khi người lính cứu hỏa tình nguyện Dave Tree dùng điện thoại di động quay phim nàng gấu túi (kaola) nằm rúm ró trong một cánh rừng bị thiêu rụi tại Mirboo North, cách đông nam Melbourne 150km.​

Những bức hình và đoạn video của Tree, 44 tuổi, cho thấy anh tiến lại gần “cô nàng” trong khi nói những lời vỗ về, rồi sau đó cho “cô nàng” uống nước. “Cô nàng” đã đặt những móng bị cháy sém trong bàn tay ướt và lạnh của anh. Đoạn video trên mạng chia sẻ YouTube về nàng Sam đã nhanh chóng chiếm được tình cảm của mọi người.


Sam và Bob quấn quýt bên nhau.

Sau khi tới được nơi trú ẩn an toàn Sam đã gặp và kết bạn với Bob, cũng được một nhân viên bảo vệ động vật hoang dã cứu vào hôm thứ sáu tuần trước, hai ngày trước Sam, tại Boolarra, cách Melbourne khoảng 180km.

Tree cho biết, rất hiếm khi có thể tiếp cận gần được một con gấu koala, vì vậy anh đã nhờ đồng nghiệp Brayden Groen, 20 tuổi, quay phim hộ mình.


Sam khi được lính cứu hỏa Tree cho uống nước.

“Bạn có thể làm gì khi cô nàng dừng lại và tiến về phía tôi, nhìn tôi như thể nói: “Tôi không thể đi được nữa, tôi yếu và đau lắm, hãy giúp tôi thoát khỏi sự đau đớn này”, Tree nói.

“Tôi đã gọi lấy nước và ngồi xuống với nó, cho nó uống. Nó nằm trong tay tôi, với lấy chai nước và sau đó đặt chiếc móng phải vào tay trái tôi, lúc đó rất lạnh, để nó có thể giảm đau đôi chút. Và nó cứ để thế. Thật lạ thường”.

Câu chuyện tình cảm động

Sam được đưa đến khu bảo tồn động vật hoang dã Southern Ash ở Rawson. Câu chuyện tình của Sam khiến người ta nhớ đến con gấu túi Lucky, sống sót trong trận cháy rừng năm 2003, khiến 500 ngôi nhà bị phá hủy và 4 người chết ở thủ đô Canberra. Lucky đã trở thành biểu tượng hi vọng khi đó.

Colleen Wood hiện đang chăm sóc cho Sam và Bob. Cô cho biết hai con gấu rất hòa thuận với nhau. Sam bị bỏng độ hai ở móng và sẽ phải mất 8 tháng mới có thể bình phục. Còn Bob thì bị bỏng ở ba móng chân độ ba và có thể trở về với tự nhiên trong khoảng 4 tháng nữa.


Sam gặp lại ân nhân Tree tại trung tâm cứu động vật hoang dã.

“Chúng cứ đặt tay lên nhau và ôm hôn nhau. Chúng thực sự đã kết bạn cùng nhau. Thật tuyệt khi nhìn thấy những điều như thế trong tình hình kinh khủng hiện nay”, Wood nói.

“Dựa vào số răng, Sam có thể đã 2-4 tuổi. Còn Bob cũng khoảng 4 tuổi. Vì vậy cả hai ở tầm tuổi nhau”.

Được biết có khoảng 20 con gấu kaola đã được mang đến trung tâm của Wood trong những ngày gần đây. Tuy nhiên không có con nào gây được sự chú ý của độc giả trên mạng như Sam.

Tree, lính cứu hỏa tình nguyện thuộc cơ quan cứu hỏa Victoria, đã tới thăm Sam và rất vui khi thấy “cô nàng” tìm được bạn trai Bob.

“Chúng thực sự đã chết mê chết mệt nhau bởi chúng đều bị cháy sém và có cùng mùi cháy như nhau”, anh nói. “Trái tim tôi đã quá mệt mỏi, buồn đau cho những người phải trải qua đợt cháy rừng vừa qua. Chính vì vậy mọi người khi thấy những điều như thế này có thể được an ủi đôi chút. Nó đã cho mọi người một chút hi vọng”.

Xem các đoạn Video dưới đây (vì đang chạy trong rừng nên chất lượng ảnh đoạn đầu hơi khó xem)
http://www.youtube.com/watch?v=-XSPx7S4jr4
http://www.youtube.com/watch?v=zhFmbJ5pBoA



Quan chức phụ trách cứu động vật hoang dã hôm qua cho hay họ đang làm việc cật lực để giúp động vật sống sót trong trận bão lửa tồi tệ nhất lịch sử Australia. Tuy nhiên họ cho biết có thể hàng triệu động vật đã bị chết thiêu trong vạc lửa. Xác kangaroo nằm rải rác khắp vệ đường, trong khi gấu túi sống sót chui lên khỏi hang bị nhuộm đất đen và không có gì để ăn.
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
(Báo Đất Việt, 13/02/2009) - Mỗi năm một lần, khu vực Menton của Pháp lại tổ chức lễ hội chanh. Với chủ đề năm nay là Âm nhạc của thế giới, các nghệ nhân dùng loại trái cây này làm vật liệu để sáng tác những kiến trúc rất đẹp và lạ mắt.


Menton được mệnh danh là "Thủ đô chanh" của Pháp bởi khí hậu nơi đây rất phù hợp với loại cây này.

Người dân nơi đây đều tổ chức lễ hội này trong tháng hai, thời gian thích hợp để thu hoạch chanh.


Lễ hội này kéo dài từ ngày 13/2 - 4/3 hàng năm. Giá vé không hề rẻ: 9 - 22 euro một lần thăm quan.

Một nghệ nhân hoàn tất những bước còn lại cho tác phẩm.

Chiếc đàn piano độc nhất vô nhị bằng chanh.


Cây đàn ghi ta là sự kết hợp giữa các loại chanh tươi và chanh vàng sậm.

Các nhân vật hoạt hình cũng được sáng tác tại đây.

Vận động viên bóng bầu dục bị chanh tươi bao vây.

Đức Phật cũng có mặt tại Menton.​
 
Đối với những ai muốn tỏ tình vào ngày lễ đặc biệt này thì giờ có lẽ đến sở thú là một ý kiến hay hơn là một bữa ăn lãng mạn hay một chuyến đi chơi xa.
Các chuyên gia nói rằng khi chứng kiến những hình ảnh như thế này thì đối phương của bạn cũng cảm động và giờ đây khi bạn ngỏ lời, mũi tên thần Cupid chắc chắn bắn trúng đích.

Kiss nhau nè

Theo như phát ngôn viên của vườn thú Twycross, nơi đang nuôi những con thú đáng yêu này, cho biết thì ngày Valentine vào đúng đầu mùa sinh sản khiến nhiều động vật tại vườn thú bắt đầu rục rịch đi tìm bạn đời cho mình. Và khi chứng kiến những cảnh âu yếm giữa động vật thế này, rất nhiều chàng trai đã bắt chước theo.



Chỉ có cái chết mới chia lìa đôi ta

"Tình củm" chưa?
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Phát hiện sự đối xứng sinh thái ở hai vùng cực

Trong dự án nghiên cứu sinh vật biển, các nhà khoa học phát hiện, có ít nhất 235 loài sinh vật cùng xuất hiện ở 2 cực của trái đất.

Cho đến nay, vùng nhiệt đới (nằm giữa 2 chí tuyến) được xem như là một rào cản tạo ra sự khác nhau giữa hệ sinh thái ở hai vùng cực. Một ví dụ điển hình, gấu trắng chỉ sống ở cực Bắc và chim cánh cụt chỉ sống ở Nam Cực. Chỉ có cá voi xám to lớn hay loài nhạn biển có thể thực hiện những chuyến di cư dài mới xuất hiện ở hai nơi này.


Động vật thân mềm không vỏ hay sên biển,họ sên clione, đã được tìm thấy ở cả Bắc Cực và Nam Cực.

Tuy nhiên, phát hiện mới của Census of Marine Life cho thấy: Các loài gồm giun nước lạnh, động vật giáp xác, hải sâm biển và các động vật thân mềm giống sên có mặt ở cả hai vùng cực.

Ron O'Dor, nhà khoa học cấp cao của Census of Marine Life đã nói : “Hệ sinh thái Bắc Cực và Nam Cực đa dạng và phong phú hơn chúng tôi nghĩ”. Những cuộc kiểm tra di truyền đang được tiến hành để có thể chắc chắn rằng 235 loài đã được nhận dạng.

"Kết của của các cuộc thám hiểm và phát hiện này đặt ra câu hỏi về sự xuất hiện của các loài sinh vật ở cả 2 vùng cực của Trái đất”, Rond O'Dor cho biết.

Hiện tồn tại một lý thuyết cho rằng, ấu trùng của một số loài có thể được cuốn về phía Bắc từ cực Nam bởi các dòng biển lạnh di chuyển sâu trong lòng của Đại Tây Dương. Tuy nhiên, lý thuyết này gặp trở ngại là cần chứng minh sự tồn tại của các loài sinh vật chịu lạnh ở vùng biển xích đạo.

Việc tìm thấy loài cá đá Nam Cực có tên Chionodraco Hamatus sống được ở môi trường có nhiệt độ làm đông máu của các loại cá khác đang mở ra hy vọng cho lý thuyết này. Tuy nhiên, theo Julian Gutt, nhà khoa học thuộc Viện Alfred Wegener, Đức, có thể Kỉ Băng hà có thể đã giúp quá trình di cư được diễn ra vì một loài sinh vật cá thể không nói lên điều gì.

Công việc nghiên cứu vẫn đang được tiến hành sẽ đưa ra kết luận vào năm tới. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thường xuyên yêu cầu các tổ chức khoa học nghiên cứu sự tác động của ô nhiễm và đánh bắt cá tới biến đổi khí hậu.

Dưới đây là một số hình ảnh về các loài sinh vật biển vừa được phát hiện:

Loài sên biển cỡ hạt đậu,họ sên helicina đã băng qua vùng nhiệt đới để có thể sống ở cả 2 cực. Sinh vật này xoay một màng nhầy quanh đôi chân cánh giống như dụng cụ trộn thức ăn để lấy tảo và các mẩu thức ăn nhỏ khác để sống.


Một trong những loài cá băng Nam Cực, có thể chịu được nhiệt độ mà tất cả các loài cá khác bị đông máu.


Loài động vật không xương họ pelagonemertes rollestoni có dạ dày màu vàng đạt đến mức nuôi dưỡng cho tất cả các bộ phận của cơ thể.


Bọ cát hyperoche capucinus, một loài săn mồi phổ biến bơi trong nước vùng Cực.

Báo Đất Việt
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
(Zing, 17/02/2009) - Một số chú tinh tinh ở vườn thú Tama, Tokyo, Nhật Bản được huấn luyện ăn hành để giữ cho cơ thể thon thả và tránh cảm cúm.


Những chú tinh tinh đang ăn hành để giữ cơ thể thon thả.


Bức hình được chụp ngày 16/2 vừa rồi.

 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
ThienNhien.Net - Cá voi đực mõm khoằm không ăn bằng hai chiếc răng nằm ở ngoài hàm mà dùng chúng để giao tranh với các con khác. Một nghiên cứu gần đây còn cho biết, những chiếc răng đặc biệt này của cá voi đực mõm khoằm còn là một đặc điểm giới tính thứ hai giúp cá voi cái chọn bạn tình.


Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp nghiên cứu ADN để chứng minh sự tiến hoá của những chiếc răng này như một đặc điểm giới tính thứ hai giúp con cái chọn bạn tình phù hợp nhất.

Cá voi mõm khoằm nằm trong nhóm một số loài cá voi và cá heo ít được biết đến nhất. Một vài loài thậm chí chưa bao giờ được thấy khi còn sống mà chỉ được biết đến khi xác chúng dạt vào bờ biển.

Ông Scott Bakerm, phó giám đốc Viện Nghiên cứu động vật biển có vú thuộc Đại học bang Oregon, Mỹ cho biết: “Cá voi mõm khoằm là một trong những loài ít được biết đến nhất và cũng là loài cá voi kì lạ nhất đại dương. Chúng là loài động vật biển có vú duy nhất có răng nanh và các nhà khoa học vẫn luôn băn khoăn về lí do tại sao thức ăn chủ yếu của chúng lại là mực ống.”

Hình dáng của răng nanh hay còn gọi là ngà của các loài rất khác nhau. Ở một số loài, chúng làm cản trở việc tìm kiếm thức ăn vì chúng mọc bên ngoài hàm trên khiến cho khoang miệng không thể mở rộng hết cỡ.

Cá voi cái không có những chiếc răng này, và đây cũng là sự khác biệt giữa con đực và con cái, hay còn gọi là tính lưỡng hình giới tính, gần như là cách duy nhất để phân biệt giới tính của chúng.

Những chiếc răng này khác hẳn những chiếc ngà thon dài và xoắn được coi là bộ phận cảm ứng của loài kì lân biển.

Nhóm nghiên cứu trong đó có tiến sĩ Merel Dalebout đến từ trường đại học New South Wales, Sydney đã lấy mẫu ADN của 14 loài cá voi mõm khoằm và tạo nên một cây gia hệ miêu tả sự tiến hóa của các loài khác nhau

Một trong những giả thuyết tiến hoá của cá voi mõm khoằm là nhiều nhóm khác nhau đã sinh sống ở những khe đá ít nhiều tách biệt giữa đại dương và điều kiện sống này giải thích sự khác biệt về hình dạng của răng cá voi. Nhưng kết quả nghiên cứu gen lại cho thấy điều này không chắc có thực.

Phát biểu trên tờ Systematic Biology, tiến sĩ Baker cho biết: “Hoá ra những chiếc ngà chủ yếu là một vật trang trí và là đặc điểm nhận dạng khi chia loài. Những chiếc ngà giúp cho con cái nhận ra con đực giữa những loài khác vì nếu không sẽ rất khó nhận ra chúng giữa nhiều loài tương đối giống nhau về hình dạng và màu sắc”.

Nhờ hình dáng răng của cá voi đực, cá voi cái có thể chọn bạn tình đúng loài để giao phối. Cá voi cái dựa vào kích thước, hình dáng răng hoặc số vết sẹo trên mình con đực để chọn bạn tình. Điều đó cũng có nghĩa là những con đực chiến thắng là những con có hình dáng răng đặc trưng của loài nhất định đó. Nhờ đó hình dạng của loại răng này được duy trì và có thể phát triển hơn qua tiến hoá, trở thành một đặc điểm giới tính phụ.

Những đặc điểm giới tính phụ được nghiên cứu thành công bao gồm cả những nhánh gạc của hươu, nai. Chúng thường phát triển nổi trội ở con đực, thể hiện sức mạnh và dùng để chiến đấu.

Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là lần đầu tiên việc lựa chọn bạn tình dựa trên đặc điểm giới tính phụ được quan sát thấy ở động vật biển có vú.

Natacha Aguilar, người nghiên cứu cá voi mõm khoằm ở đảo Canary trong một thập kỉ qua thừa nhận sự hợp lí của giả thuyết này. Bà cho biết: “Chúng ta biết rất ít về tổ chức xã hội của loài cá voi mõm khoằm, nhưng ít nhất cũng biết một số loài sống theo nhóm kiểu hậu cung, tức là một con đực trưởng thành có thể chung sống với một nhóm con cái và các con cá voi chưa trưởng thành. Theo cách này, một con đực sẽ phải chiến đấu với những con đực khác để giành quyền tiếp cận và được con cái lựa chọn. Những thông số AND đưa ra giả thuyết về sự lựa chọn giới tính như một yếu tố tạo nên đặc điểm giới tính lưỡng hình nổi bật nhất ở loài cá voi mõm khoằm là những chiếc ngà.”

Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Aguilar thuộc Đại học La Laguna ở Tenerife đã tiên phong trong việc sử dụng phương pháp nhận diện bằng hình ảnh đối với loài cá voi mõm khoằm và chứng minh rằng những con cá voi có thể được nhận dạng bằng những vết sẹo trên mình chúng.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bí ẩn về nhóm động vật này chưa được lý giải, bao gồm cả câu hỏi: Có bao nhiêu con cá voi trên đại dương, chúng sống ở đâu và có chính xác bao nhiêu loài còn tồn tại?
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Các nhà khoa học ở trung tâm nghiên cứu và công nghệ Agro-Nutrition (Tây Ban Nha) đã lần đầu tiên nhân bản vô tính được động vật tuyệt chủng. Con vật được tái sinh là loài dê núi Pyrenean sinh sống ở vùng núi Alp (một loài phụ của dê núi Tây Ban Nha) tuyệt chủng vào năm 2000. DNA trích từ tế bào da trữ đông của một con dê núi Pyrenean chết vào năm 1999 được cấy vào trứng của dê nhà để tạo ra phôi nhân bản vô tính.


Dê núi Pyrenean đã tuyệt chủng vào năm 2000 Ảnh: TL

Phôi này sau đó được cấy vào tử cung của một loài dê núi Tây Ban Nha. Trong 208 phôi tạo được, chỉ có bảy phôi phát triển được trong tử cung dê núi Tây Ban Nha, và chỉ có một con dê núi Pyrenean chào đời, nhưng con vật chết chỉ sống được vài phút do chức năng hô hấp không hoạt động bình thường. Nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ cải tiến kỹ thuật để tiếp tục thực hiện các ca nhân bản loài dê núi này trong năm nay và năm tới.

Tuy nhiên, giới khoa học không tin rằng thành công bước đầu của việc nhân bản vô tính động vật tuyệt chủng sẽ mở đường cho sự xuất hiện trở lại của khủng long trên trái đất, vì loài này không có họ hàng thân thuộc nào còn sống đến ngày nay để nhận phôi nhân bản vô tính.

Sài Gòn Tiếp Thị
 
Các nhà khoa học Nhật vừa công bố một phát hiện thú vị: gián cũng có trí nhớ và có thể được dạy để tiết nước bọt theo cách giống như chó trong thí nghiệm về “phản xạ có điều kiện”.

Các chuyên gia cho rằng phát hiện này sẽ giúp họ có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về hoạt động của não bộ con người.

Kết quả thử nghiệm cho thấy gián cũng có thể được dạy để thực hiện phản xạ có điều kiện giống như chó



Từ trước tới nay, những trường hợp huấn luyện như thế chỉ có thể diễn ra đối với những đối tượng có trí nhớ và khả năng học, và phản xạ tiết nước bọt trong nghiên cứu mới này chỉ được chứng minh ở chó và người mà thôi.

Nhưng giờ đây, gián đã chứng minh nó chẳng thua kém gì chó về phương diện này.

Trong một bài viết trên tạp chí Public Library of Science (Mỹ), các chuyên gia cho biết họ hy vọng nghiên cứu thêm về não người bằng cách khám phá những gì đang diễn ra trong bộ não đơn giản hơn rất nhiều của loài gián.

Giáo sư Makoto Mizunami, thuộc trường Đại học Tohoku, phát biểu: “Tìm hiểu cơ chế nhận thức ở não của loài côn trùng có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những chức năng của não người”. Ông nhấn mạnh: “Có rất nhiều, rất nhiều điểm tương đồng”.

Trong nghiên cứu, cứ mỗi lần cho gián ăn một dung dịch đường, các nhà khoa học cho chúng ngửi một mùi đặc trưng. Một thời gian sau, họ nhận thấy cứ mỗi khi được ngửi mùi đó thì chúng tiết nước bọt ra ngay mặc dù không được cho ăn.

Trong khi đó, một nhóm gián khác cũng được cho ăn một dung dịch đường nhưng không kèm theo mùi nói trên, và sau đó, khi được tiếp xúc với mùi đó thì chúng chẳng tiết thêm tí nước bọt nào cả.

Ông Mizunami nhận định: “Chắc chắn là gián có khả năng tiếp nhận và ghi nhớ thông tin”. Trường hợp này rất giống với thí nghiệm tương tự đối với loài chó.

Vào cuối thế kỷ 19, bác sĩ Nga Ivan Petrovich Pavlov đã nghiên cứu về một hiện tượng ở chó mà ngày nay được biết với tên gọi là “phản xạ có điều kiện”.

Trong nghiên cứu của mình, Pavlov nói với người nuôi chó khi mang thức ăn cho chó phải lắc chuông trước. Sau đó 1 tháng, khi đến giờ cho chó ăn, người nuôi chỉ cần lắc chuông thì các con chó đều tranh nhau chạy đến máng thức ăn để chờ sẵn.

Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng một phần của kết quả nghiên cứu về não của gián sẽ được ứng dụng cho con người. (Ảnh: Reuters)
Pavlov cho rằng đây là một loại phản ứng đối với sự kích thích từ bên ngoài, và ông gọi đó là "phản xạ có điều kiện" của động vật.

Nhưng cho đến tận ngày nay, dù khoa học đã tiến bộ vượt bậc, các nhà nghiên cứu vẫn còn biết rất ít về não của loài hữu nhũ và cơ chế thần kinh của não, bởi vì lĩnh vực này quá phức tạp.

Giáo sư Mizunami cho biết trong thời gian tới, nhóm của ông nhất định sẽ khám phá được những gì đã xảy ra trong não của gián.

Ông nói: “Trong não của gián, có vô số tế bào thần kinh và chúng ta phải tìm ra được tế bào nào thực sự có vai trò quyết định khả năng nhận thức”.

Về triển vọng của những nghiên cứu sắp tới, ông lạc quan nói: “Việc tìm hiểu một cơ chế để xác định thật cụ thể những hoạt động của não trong quá trình nhận thức là một điều rất quan trọng. Chúng tôi hy vọng rằng ít nhất là một phần của kết quả nghiên cứu sẽ được ứng dụng cho con người”.

Nghiên cứu nói trên của giáo sư Mizunami và các cộng sự vừa được công bố trên ấn bản điện tử của tạp chí Public Library of Science, ngày 13/06/2007.

Theo Vietnamnet
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Bé gái Gali Avni Magen người Israeli có một người bạn cực kì thân thiết là chú hổ con 8 tuần tuổi - Sylvester. Hai "người bạn nhỏ" quấn quýt với nhau như hình với bóng.
Chú hổ con Sylvester bị mẹ bỏ rơi và được các bác sĩ thú y đem về nuôi dưỡng tại vườn thú Biblical, thuộc thành phố Jerusalem, Israeli. Theo người đại diện của sở thú này cho hay, chú hổ con giống Sumatran này là một loài nguy hiểm và hiện tại chỉ còn khoảng 400 con tồn tại trong thế giới tự nhiên.

Cô Nili Avni Magen cũng là một trong những bác sĩ thú y chăm sóc cho chú hổ con này. Cô đã mang chú về nhà mình ở Zur Hadassa, gần thành phố Jerusalem và nuôi nấng như thể nó là một thành viên nhỏ trong gia đình. Chú hổ con Sylvester nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống gia đình cô và trở thành người bạn thân đặc biệt của cô con gái Gali.

Sylvester được cả gia đình bác sĩ thú y Nili và cô con gái Gali quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Hàng ngày Sylvester chơi đùa thân mật với Gali và cả hai người bạn nhỏ đều được chăm sóc trong những điều kiện tốt nhất.

24h.com

hinh như bạn copi nguyên văn bài gốc nên ảnh không có !
thôi post cho mọi người ngắm vậy
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Những khoảnh khắc kỳ diệu của động vật hoang dã châu Phi qua những bức ảnh vô cùng sống động của nhiếp ảnh gia Andy Biggs, khi ông lang thang khắp “lục địa đen” trong 6 năm qua.


Trận đánh ác liệt của hai con linh dương đầu bò ở khu bảo tồn thiên nhiên Ngorongoro, Tanzania

Đàn hươu cao cổ tung mình trong nắng thu ở khu bảo tồn Moremi Game, Botswana

Một gia đình voi đang chạy và vui đùa giữa vùng đồng cỏ ngập nước ở khu bảo tồn Moremi Game, Botswana

Kỳ diệu đàn chim hồng hạc tung cánh ở khu bảo tồn Ngorongoro, Tanzania

“Kỷ lục gia” chạy nhanh nhất đang chạy vụt xuống một cây khô ở công viên quốc gia Serengeti, Tanzania

TTO


Chú sư tư trông thật oai vệ giữa thiên nhiên hoang dã Ngorongoro, Tanzania

Con hà mã đang biểu diễn cái miệng “vô địch” của nó ở công viên quốc gia Serengeti, Tanzania

Con sư tử cái đang ẩn mình trong đồng cỏ vàng rực để phục kích con mồi ở khu bảo tồn Ngorongoro, Tanzania

Đàn ngựa vằn chạy trong mùa di trú ở công viên quốc gia Serengeti, Tanzania

Hai con voi đang âu yếm ở công viên quốc gia Tarangire, Tanzania
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Kết quả mối tình giữa dê và cừu, cá heo và cá voi, hổ và sư tử là gì? Hãy xem những con vật lai kỳ lạ dưới đây


Kekaimalu là con lai giữa cá heo mũi chai và một con cá voi. Nó còn được gọi với cái tên Wholphin.

Nikita (trái) chắc chắn là một trong những đứa con lai kỳ lạ nhất thế giới. Con vật nhỏ bé là kết quả mối tình giữa Linda, giống ngựa Shetland và con ngựa vằn Jonny.

Lisa là con lai giữa một con dê và một con cừu.

Tại vườn thú Osnabr ở Đức, một con gấu nâu đã hẹn hò với một con gấu Bắc cực để sinh ra một cặp gấu lai.

Một con chó lai giữa chó sói và chó nhà.


Đây là sản phẩm lai tạo giữa một con sư tử đực và một con hổ cái. Con vật lai này hiện đã 3 tuổi, nặng hơn hơn 400kg và vẫn đang phát triển.​

Nguồn: Internet

Cái này gọi là lai khác loài,rất hiếm xảy ra và thường có bàn tay con người trong đó,thí dụ lai giữa ngựa và lừa,sư tử và cọp(cách đây hơn 20 năm,một vườn thú ở Đông Đức đã có-con lai rất hiền và to lớn).Con lai sẽ không sinh sản được do bất thường bộ nhiễm sắc thể(không thể phân chia),còn con gấu lai và chó lai sói nói trên chắc là sẽ sinh sản được,do cùng loài,khác giống?.

Sư tử có thể cho giao phối chéo với họ hàng gần của nó là hổ (thông thường chủ yếu là hổ Siberi), khi bị giam cầm để tạo ra con lai rất thú vị. Trong tiếng Việt không có từ để gọi con lai như vậy, còn trong tiếng Anh là liger và tigon.

Liger sinh ra khi sư tử đực giao phối với hổ cái. Vì sư tử đực truyền cho con gen tăng trưởng, nhưng gen ngăn chặn tăng trưởng tương ứng từ hổ cái lại không có, nên liger to lớn hơn bố mẹ của chúng. Người ta nói rằng liger không ngừng lớn và sẽ lớn đều đều suốt trong cuộc đời của chúng, cho đến khi cơ thể của chúng không thể chịu đựng được kích thước to lớn của chúng lâu thêm nữa, đạt tới 500 kg. Liger chia sẻ một số đặc điểm của cả bố và mẹ (đốm và vằn) tuy nhiên chúng thích bơi lội, một hoạt động thuần túy của hổ, và chúng luôn luôn có lông màu cát giống như sư tử. Con liger đực là vô sinh, nhưng con liger cái có khả năng sinh sản.

Tigon là giao phối chéo của sư tử cái và hổ đực. Vì hổ đực không truyền gen tăng trưởng mà sư tử cái lại truyền gen kìm hãm tăng trưởng, nên tigon thông thường là rất nhỏ, và có thể được miêu tả tốt nhất giống như là "giống như con mèo nhà" về biểu hiện bề ngoài và kích thước, mặc dù chúng có tai tròn. Giống như liger đực, tigon đực là vô sinh, và chúng cả hai đều có đốm và vằn, với mắt màu vàng.

Liger và tigon cái có khả năng sinh sản và có thể thụ thai nếu được thụ tinh với hoặc là sư tử thuần chủng hoặc là hổ thuần chủng.

hai con ligon,cái và đực :





Nguồn: diendan.zing.vn
 
Vì chúng trong suốt nên đôi khi mắt người khó có thể phát hiện ra. Nhưng khi đã phát hiện ra rồi, chúng ta dễ dàng bị hình thù lạ lùng của chúng mê hoặc
1. Ếch trong suốt

Quê quán tại Venezuela, loài Ếch Thủy Tinh này thuộc loài lưỡng cư, bộ Ếch Nhái. Trong khi hầu hết những con Ếch Thủy Tinh đều có da màu xanh cốm thì một vài thành viên của chúng lại có bề ngoài trong suốt. Điều đó có nghĩa là toàn bộ tim, gan, lục phủ ngũ tạng của chúng đều bị nhìn xuyên thấu.
2. Loài cá có đầu trong suốt

Đây là con cá kỳ lạ sống ở vùng nước sâu, được gọi là Cá Mắt Thùng. Loài cá này có cái đầu trong suốt và mắt hình ống.

Mắt của nó cực nhạy với ánh sáng và nó nhìn được những thứ ở trên đầu. Đôi mắt có hình ống bị đậy nắp bởi những thấu kính màu xanh sáng. Hey, nhưng mà 2 điểm lồ lộ ở trên miệng nó không phải là mắt cá nhé. Chúng có chức năng để ngửi như cơ quan khứu giác vậy.
3. Bướm trong suốt

Được phát hiện tại Trung Mỹ, từ Mexico đến Panama, con Bướm Thủy Tinh này thuộc loài bướm chân bàn chải. Cánh của nó trong suốt. Các tế bào giữa gân cánh của nó trông y hệt như thủy tinh trong.

4. Mực ống trong suốt


Được tìm thấy tại khu vực đại dương của Nam Bán cầu, mực trong suốt có những cơ quan phát sáng trên mắt, và có khả năng cuộn vào như 1 quả bóng. Nó là mồi của nhiều loài cá vùng nước sâu (cá mập, cá voi chẳng hạn) và của các loài chim biển khác.

5. Cá ngựa vằn trong suốt được tạo ra bởi các nhà khoa học

Con cá ngựa vằn này do các nhà khoa học tạo ra vào năm 2008 để có thể nghiên cứu dễ hơn các quá trình khi bệnh phát triển. Sự trong suốt giúp các nhà nghiên cứu tại Viện Nhi Boston nhìn thấy rõ ràng các cơ quan nội tạng cũng như quá trình lớn lên của khối u.
6. Cá băng Channichthyidae trong suốt


Những con cá Channichthyidae được tìm thấy tại các vùng nước lạnh xung quanh Nam Cực và miền Nam Nam Mỹ. Chúng ăn loài nhuyễn thể, những động vật thuộc bộ chân kiếm và các loài cá khác. Máu của chúng trong suốt, đơn giản vì trong máu không có hồng cầu.
7. Loài giáp xác chân hai loại trong suốt


Được gọi là Phronima, một trong những sinh vật khác thường nhất hành tinh này "bị" phát hiện trong khu vực Bắc Atlantic.
8. Ấu trùng tôm trong suốt


Người ta tìm thấy nó gần Hawaii.
9. Động vật trong suốt dạng sứa: con Salp (động vật có túi bao)

"Con Salp (động vật có túi bao), được nhiều người coi là thành viên bậc thấp trong chuỗi thức ăn ở biển, có thể quan trọng đối với số phận của khí nhà kính cacbon đioxyt ở biển hơn là trước đây người ta đã nghĩ.

Trong tạp chí Nghiên cứu Biển Sâu, các nhà khoa học thông báo con Salp, có kích thước bằng ngón tay cái của người, bơi thành đàn hàng tỷ con ở các “điểm nóng”, có thể vận chuyển hàng tấn cacbon mỗi ngày từ bề mặt biển xuống biển sâu làm cho cacbon không trở lại khí quyển được nữa. Salp là động vật biển hình thùng, bán trong suốt, di chuyển trong nước bằng cách kéo nước ở đầu phía trước và đẩy nước ra phía sau như lực đẩy phản lực. Nước đi qua một màng nhầy làm sạch tất cả các vật liệu ăn được" (trích dẫn từ Mạng thông tin khoa học và công nghệ VN).
10. Sứa trong suốt


Nhiều con sứa trong suốt đến nỗi cực kỳ khó phát hiện ra chúng.

"Sứa bơi và nổi lên trên mặt nước và phần lớn cơ thể có dạng hình chuông được hình thành từ chất liệu như thạch đông có màu trong suốt do có tới 98% là nước" (theo wikipedia).



Kênh 14
 
7 bức ảnh động vật hoang dã đẹp nhất năm 2008

Hình 1. Báo tuyết trong bão tuyết ở Himalaya -
Giải nhất thuộc về nhiếp ảnh gia người Mỹ Steve Winter
(tạp chí National Geographic).
Hình 2. Người và cá voi đối mặt - Ảnh do Brian Skerry chụp.
Hình 3. Ếch và rắn - David Maitland.
Bức ảnh chụp cuộc chiến giữa con ếch xanh
và con rắn mắt mèo trong khu rừng
nhiệt đới ở Belize thuộc Honduras.

Hình 4. Bầy hắc tinh tinh đi săn - Cyril Ruoso.
Hình 5. Khỉ bờm đen - Pix của nhiếp ảnh gia Stefano Unterthiner.
Hình 6. Những con Đại Bàng - nhiếp ảnh gia Antoni Kasprzak.
Hình 7. Sư tử cái vờn hươu cao cổ - Ảnh do teengirl người Anh
Catriona Parfitt (15 tuổi) chụp. Với tấm hình này, bạn í đã
giành giải "Nhiếp ảnh gia trẻ tuổi" đấy!
Những bức ảnh trên đều được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London, nước Anh.
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Dự án phục dựng di tích Hổ Quyền ở thôn Trường Đá (xã Thủy Biều, thành phố Huế) bằng công nghệ kỹ thuật số 3D, do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp với Trường Công nghệ văn hóa sau ĐH (thuộc Viện Khoa học công nghệ kỹ thuật cao Hàn Quốc - KAIST) vừa khởi động.

Dự án sẽ thực hiện: lập dữ liệu, chụp ảnh, quay phim và thu thập tư liệu về Hổ Quyền để phục dựng không gian, kiến trúc Hổ Quyền và khu vực xung quanh bằng kỹ thuật 3D, làm cứ liệu phục vụ công tác nghiên cứu sau này.


Tái hiện cảnh Vua và quan lại đang xem voi hổ thi đấu tại Hổ Quyền.​

Theo đó, một bộ phim nổi 3D về cảnh đấu voi – hổ từng diễn ra trước đây và về di tích Hổ Quyền sẽ được thực hiện để chiếu phục vụ khách tham quan. Dự án hoàn thành vào tháng 5/2009.

Khu di tích Hổ Quyền hiện còn tương đối nguyên vẹn và được đánh giá là di tích vô cùng độc đáo, còn lại rất ít trên thế giới. Khu Hổ Quyền được xây dựng dưới thời Minh Mạng vào năm 1830, dùng để tổ chức các cuộc thi tử chiến giữa voi và hổ, nhằm phục vụ vua, quan và một bộ phận dân chúng. Theo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, trận đấu voi - hổ cuối cùng được ghi nhận diễn ra tại Hổ Quyền dưới thời vua Thành Thái, tức năm 1904.

Phục dựng Hổ Quyền là giai đoạn hai của dự án phục dựng di tích Hoàng Thành Huế bằng công nghệ kỹ thuật 3D do Hàn Quốc tài trợ, với kinh phí hơn 100.000 USD.

Đất Việt
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Trước tuyên bố của Nhật Bản cho rằng sự suy giảm nguồn cá thương mại là do loài cá voi, các nhà nghiên cứu đã phản biện bằng một bài viết trên tờ Science rằng không phải cá voi mà chính việc đánh bắt cá của ngư dân đã gây ra hiện tượng đó.


Cá voi lưng gù ở vùng biển Alaska (Ảnh: Mongabay.com)

Phân tích số liệu sản lượng cá đánh bắt và số lượng cá voi trên vùng biển Caribê và Bắc Đại Tây Dương, Ông Leah R. Gerber và các đồng sự của mình đã chỉ ra rằng lượng cá mà ngư dân đánh bắt lớn hơn nhiều so với số lượng mà cá voi tiêu thụ.

Các tác giả cũng cho biết: “Hiện nay số lượng nhiều loài cá, kể cả cá voi có xu hướng giảm sút nghiêm trọng, nhưng chính sự đánh bắt cá quá mức mới là nguyên nhân cốt lõi của vấn đề. Một khi các nước đang phát triển nằm trong vành đai nhiệt đới bị thuyết phục rằng “Chính cá voi đã nuốt chửng nguồn cá thương mại của họ”, thì các nước này sẽ có nguy cơ đi chệch khỏi vấn đề thực sự mà ngành ngư nghiệp phải đối mặt đó là: Sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên biển bằng các đội tàu đánh bắt xa bờ”.

Vin vào lý do “quản lý hệ sinh thái”, các quốc gia đánh bắt cá voi như Nhật Bản tự biện hộ cho mình và coi việc đánh bắt cá voi như một giải pháp giành lại nguồn cá đã mất do khai thác quá mức và gia tăng sản lượng đánh bắt. Trong số thành viên của Ủy ban quốc tế về cá voi (IWC), một vài quốc gia đang phát triển - những quốc gia có lợi ích kinh tế hoặc chính trị trong việc ủng hộ những quốc gia có truyền thống đánh bắt cá voi - cũng đã lên tiếng đồng tình với quan điểm: “Chính cá voi đã nuốt chửng nguồn cá”.

Bài viết của các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng thay vì tranh cãi có hay không áp dụng khái niệm “quản lý sinh thái” vào quản lý số lượng loài cá voi, nên có sự bàn luận vấn đề một cách toàn diện.

Cần phải có một nỗ lực nhằm khuyến khích các nhà khoa học và các nhà quản lý của các quốc gia đồng thuận với quan điểm của Nhật bản tự tiến hành các điều tra nghiên cứu trong chính khu vực hệ sinh thái của mình. Trong nhiều trường hợp, quan chức ngành ngư nghiệp ở các quốc gia đang phát triển, như các quốc gia vùng biển Caribê, không nhất thiết phải tin vào cái lí lẽ gọi là “cá voi nuốt chửng các loài khác” nhất là khi cái lý lẽ ấy bị chi phối bởi mối quan hệ kinh tế của quốc gia đó với Nhật Bản, đặc biệt là trong nghành thủy sản.

Thiên Nhiên
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Tới đảo Sentosa (Singapore), du khách sẽ được xem tài nghệ nhào lộn và làm xiếc của các chú cá heo.









Ngoisao.net
 
Top