• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Kiến thức chung về huấn luyện chó

Status
Không mở trả lời sau này.

Hoan2008

Member
24. Những điều kiện gây khó khăn và những điều kiện làm giảm nhẹ công việc của chó

Những nhân tố khác nhau của môi trường xung quanh ảnh hưởng đến tính năng của chó, những nhân tố này làm giảm nhẹ công việc của chó, những nhân tố khác lại có tính chất gây khó khăn.

Một trong những công việc phức tạp nhất của chó là tìm kiếm kẻ phạm tội theo dấu vết.

Đặc điểm của dấu vết bao gồm độ dài dấu vết, thời gian hiện của dấu vết và hình dạng đường đi của dấu vết.

Vậy, đặc điểm của dấu vết có ảnh hưởng thế nào đến công việc của chó?
Độ dài của dấu vết - đó là khoảng đường đi của kẻ phạm tội tính từ điểm dùng chó ở dấu vết đầu tiên đến lúc bắt giữ được kẻ phạm tội đó. Chiều dài của dấu vết hiển nhiên có ảnh hưởng đến tính chất công việc của chó, đến trạng thái sinh lý, đến độ nhạy của khả năng phân tích khứu giác. Dấu vết càng kéo dài thì chó càng bị mệt mỏi, và sự mệt mỏi chung sẽ làm giảm độ nhạy của khứu giác với dấu vết, lúc đó dấu vết sẽ không còn là yếu tố kích thích nữa. Người ta chia dấu vết (theo độ dài) thành dấu vết ngắn (khoảng 3km), dấu vết có độ dài trung bình (khoảng 5-6 km) và dấu vết có độ dài lớn (trên 6km).

Chó được huấn luyện thành thục có thể lần theo dấu vết vài chục cây số. Thời gian hiện của dấu vết - đó là khoảng thời gian tính từ lúc kẻ phạm tội bắt đầu lẩn trốn đến lúc thả chó lần theo dấu vết kẻ phạm tội.

Dấu vết được chia thành (theo tiêu chí thời hiệu) dấu vết mới nguyên (thời hiệu khoảng 1 giờ), dấu vết trung bình (khoảng 3 tiếng) và dấu vết để lâu (trên 3 tiếng).

Dấu vết càng để lâu thì chó càng khó tìm kiếm, vì các phần tử vật chất của hơi người còn lại sau khi kẻ phạm tội đi qua sẽ dần dần bốc hơi, càng để lâu hơi đó càng mất mùi dần và cuối cùng mất hẳn.

Hiệu lực của dấu vết là một phản xạ có điều kiện để chó có thể tìm kiếm theo dấu vết của các thời hiệu khác nhau, cần phải biết cách huấn luyện chó.
Thời gian hiệu và độ dài - đó là những đặc điểm quan trọng của dấu vết con người, quyết định rất nhiều đến phản xạ lùng kiếm của chó. Kinh nghiệm khi dùng chó vào việc tìm kiếm kẻ phạm tội cho thấy, nếu một con chó được huấn luyện thành thục có khả năng lần theo dấu vết của người có thời hiệu khoảng 10 - 14 giờ hoặc hơn nữa và kéo dài trong khoảng 10 - 14km. Có những tài liệu cho thấy rằng trong những điều kiện thuận lợi, chó có thể đi theo dấu vết có thời gian hiệu một ngày một đêm (24 giờ).

Hình dạng đường đi của dấu vết được xác định bởi những hình chữ chi và những chỗ ngoắt ngéo do con người tạo ra trong khi di chuyển. Đặc điểm đó cũng ảnh hưởng đến công việc của chó. Thường ở những chỗ ngoặt, chó thường bị mất hướng bỏ qua dấu vết và lại bắt đầu tìm dấu vết tiếp theo. Những động tác khéo léo và đúng lúc của huấn luyện viên sẽ giúp cho chó nhanh chóng tìm lại được dấu vết, bám sát kẻ phạm tội.

Việc đánh lạc hướng dấu vết bằng những dấu vết khác gây khó khăn không ít cho công việc của chó. Chó được luyện tập kém và sẽ làm mất dấu vết, phải tìm và bập vào những dấu vết khác.

Ngoài những đặc điểm của dấu vết gây khó khăn hoặc làm giảm nhẹ công việc cho chó, còn có thể là những nhân tố khác nữa ảnh hưởng của thời tiết đến công việc của chó.

Thời tiết nóng hay lạnh cũng gây khó khăn cho chó trong việc đánh hơi dấu vết. Thời tiết nóng và gió làm cho các phần tử hơi người bốc hơi nhanh hơn, làm giảm hiệu lực của dấu vết đi. Đồng thời, nhiệt độ không khí cao cũng ảnh hưởng đến cơ thể của chó, gây nên sự chóng mệt mỏi, làm cho cơ thể nóng bức, khiến chó thở gấp (gây ngạt thở), chó thường phải dừng lại, đôi khi còn bỏ công việc tìm kiếm.

Chó làm việc trong điều kiện thời tiết lạnh tốt hơn là nóng, nhưng băng tuyết lạnh giá cũng gây khó khăn cho chó trong việc đánh hơi. Chóp mũi và các móng chân dễ bị tê liệt vì băng giá. Khi thi hành nhiệm vụ phải đứng cố định ở một chỗ, người ta chống rét cho chó bằng chăn phủ bằng tấm lót nệm...
Trong điều kiện thời tiết nóng và lạnh, khả năng làm việc của chó phụ thuộc vào mức độ huấn luyện chó thành thạo công việc trong điều kiện như vậy và phụ thuộc vào sự thích nghi với những điều kiện thời tiết cụ thể. Cái này xác định ranh giới nóng và lạnh cao nhất mà chó có thể làm việc được. Đã có những trường hợp: chó săn đi theo dấu vết 30km trong nhiệt độ không khí 40 độ dương; trong những trường hợp khác, chó có thể đánh hơi trong điều kiện -35 độ (âm). Chó chốc chốc lại dừng lại và lấy chân chùi mũi. Nhận thấy điều đó, huấn luyện viên mỗi lần như vậy phải lấy găng tay lau mũi cho chó. Chó lần theo dấu vết tới 15km, và kẻ bị truy lùng đã bị bắt giữ.

Nếu huấn luyện chó càng nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và lạnh thì càng thu được kết quả cao khi sử dụng chó vào công việc trong những điều kiện như thế.

Điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất để tiến hành việc huấn luyện chó và sử dụng chó vào công việc có hiệu quả nhất là 25 - 18 độ dương.

Gió cũng có ảnh hưởng đáng kể đến công việc của chó (sức gió, hướng gió và tính chất công việc chó phải hoàn thành). Gió có ảnh hưởng đến công việc đánh hơi của chó ở mức độ cao. Các phần tử hơi người phần lớn bị gió cuốn đi, hơi người bị bốc mùi đi gây khó khăn cho chó trong việc tìm kiếm thủ phạm.

Có các loại gió ảnh hưởng đến công việc đánh hơi của chó: gió ngược chiều, gió xuôi chiều, gió tạt mạng sườn dưới các góc độ khác nhau.

Gió tạt mạng sườn cuốn đi phần lớn các phần tử khỏi đường đi của dấu vết, tạo nên một vết lớn hơi người có nồng độ phân tử hơi không lớn lắm, kết quả là làm cho chó bị lôi cuốn ra khỏi đường đi của dấu vết, bị đánh lạc hướng, nhất là ở những khúc ngoặt. Điều đó gây khó khăn cho chó trong việc tìm kiếm.

Gió ngược chiều tạo điều kiện cho phản xạ tìm kiếm của chó theo dấu vết khi lùng sục ở tại chỗ cũng như khi canh gác. Các phần tử hơi người bị gió ngược chiều đưa về hướng chó, chó không cần phải đánh hơi sát dưới đất mà chỉ việc cất hơi cao đầu lên và hít hơi gió ngược chiều, cảm nhận được kích thích mùi hơi của dấu vết một cách dễ dàng và không hề đi chệch khỏi hình tuyến của dấu vết. Trong điều kiện gió ngược chiều, những quãng đường có nhiều bụi và đâts gây khó khăn trong việc lùng bắt theo dấu vết vì bụi và cát sẽ bay vào khoang mũi của chó, làm giảm độ nhạy cảm của khứu giác và khíên chó khó hít thở.

Cần phải tính đến ảnh hưởng tiêu cực của gió ngược chiều trong công việc đánh hơi của chó ở giai đoạn đầu huấn luyện. Nếu trong khi tập luyện, cứ thường xuyên thả chó đánh hơi ngược chiều gió, chó sẽ quen đánh hơi theo chiều gió và không cúi sát xuống đánh hơi dưới đất, và điều đó sẽ gây khó khăn cho việc tìm kiếm trong những điều kiện khó khăn hơn khi đánh hơi những dấu vết có thời hiệu lớn, những lúc như vậy chó thường làm mất dấu vết.

Trong lúc phải canh gác, cảnh giới, gió ngược chiều tạo điều kiện truyền sóng âm thanh về hướng chó.

Gió cùng chiều ở mức độ vừa phải có ảnh hưởng thuận lợi tới phản xạ tìm kiếm của chó khi đánh hơi. Chuyển động của con người khi có gió cùng chiều để lại dấu vết hơi người ít tản mạn hơn và chó lần theo dấu vết không bị chệch hướng mấy, không bị gián đoạn ở những chỗ ngoặt của dấu vết, ít mắc lỗi hơn. Trong những điều kiện như vậy, chó thường phải ngửi sát mặt đất, nơi có dấu vết. Trong lúc canh gác, cảnh giới hoặc săn lùng tại chỗ, gió thuận chiều gây khó khăn cho công việc của chó. Độ thu nhận tiếng động và những âm thanh khác bị giảm đi. Gió thuận chiều trên những đoạn đường bụi và cát gây phiền phức đáng kể cho công việc của chó trong việc lục soát tại chỗ và săn lùng theo dấu vết.
 

Hoan2008

Member
24.1. Ảnh hưởng của mưa khí quyển đối với công việc của chó

Mưa và tuyết có ảnh hưởng đến công việc của chó và đến việc bảo tồn những phần tử hơi trên những dấu vết do người để lại. Dấu vết để lại sau khi có mưa hoặc tuyết rơi giữ lại mùi hơi rất lâu, và chó làm việc rất thuận lợi khi dò theo những dấu vết đó. Trong điều kiện mưa hoặc tuyết không lớn lắm, chó đánh hơi rất tốt nhưng cơn mưa kéo dài sẽ rửa sạch khỏi dấu vết những phần tử mùi hơi. Lớp tuyết dày trên dấu vết người gây khó khăn cho sự di chuyển của chó, nhưng ảnh hưởng không đáng kể đến việc cảm thụ mùi hơi của dấu vết.

Chó có thể phát hiện ra được những dấu vết, kể cả những dấu giầy do người để lại bị tuyết phủ lên (trong lúc tuyết rơi) một lớp khoảng 12 cm, chó khẩn trương đi theo hướng khởi đầu có mùi hơi đó với thời hiệu gây ra dấu vết khoảng 6 giờ.

Ảnh hưởng của mưa khí quyển đến việc bảo tồn dấu vết hơi người phụ thuộc vào đặc điểm của mặt đất và cây cỏ. Các phân tử mùi hơi trên mặt đất có cây cối được bảo tồn lâu hơn trên mặt đất không có cây cối kể cả trong điều kiện có mưa và tuyết, vì trên mặt đất trơ trụi mùi hơi của dấu vết dễ bị nước mưa rửa sạch.
 

Hoan2008

Member
24.2. Ảnh hưởng của đặc điểm mặt đất đến công việc đánh hơi của chó

Những loại mặt đất có khả năng giữ lại và bảo tồn lâu dấu vết hơi người là những loại mặt đất tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của chó khi lần theo dấu vết. Mặt đất ẩm ướt có cỏ mọc không dày lắm thuộc loại mặt đất kể trên (đồng cỏ). Mùi hơi còn được bào tồn ở trong rừng, trên thảo nguyên, trên mặt đất được cày bừa. Cỏ cao và dày tạo điều kiện bảo toàn các mùi, nhưng gây khó khăn với sự vận động của chó. Mùi của cây cỏ không gây ảnh hưởng tiêu cực đến công việc của chó - đối với chúng, cơ quan thụ cảm khứu giác của chó cảm nhận ít hơn. Những loại cỏ có gai khác nhau rất giảm đến công việc của chó.

Các bụi cây, lau sậy mọc cao gây khó khăn cho việc chuyển động của chó, chó luôn tỏ ra hèn nhát và không rẽ vào nơi có bụi cây hay lau sậy mọc. Rất cần phải dạy trước cho chó quen với công việc trong các điều kiện như vậy.
Đất cày và đất sét trong những ngày mưa ảnh hưởng rất tiêu cực đối với công việc truy lùng theo dấu vết có mùi của chó, bởi vì các dấu vết mà người để lại bị các lớp đất sét hoặc đất đen bao phủ và giày cũng không chạm trực tiếp với đất, do đó dấu vết có mùi để lại rất yếu ớt. Trong những ngày thời tiết nóng nực và khô thì nhiều bụi, bụi bay vào mũi chó, kích thích niêm mạc và làm giảm tính nhậy cảm khứu giác.

Nếu trên mặt đất, ngoài các dấu vết có mùi còn có các vết giầy của người đi qua để lại thì việc tìm tội phạm sẽ dễ dàng. Nhưng thông thường, công việc theo các dấu vết như vậy lại dẫn đến sự hình thành các kỹ năng ngoài ý muốn và chó đe theo các dấu vết có mùi rất kém khi không có các vết giầy để lại.
 

Hoan2008

Member
24.3. Ảnh hưởng của đặc điểm địa hình đối với hoạt động của chó

Địa hình bằng phẳng, không thay đổi, kín đáo và ít mấp mô sẽ làm cho chó hoạt động dễ dàng. Trên những địa hình như thế, không khí chuyển động rất ít và dấu vết có mùi bốc hơi chậm. Trên địa hình mà không khi luôn chuyển động (đồi núi, đồng bằng lô thiên ...) thì dấu vết có mùi sẽ bị mất hiệu lực nhanh hơn, chó khó phát hiện.

Trên địa hình lộ thiên, các kích thích làm lạc hướng có thể nhìn được thấy nhờ khoảng cách xa, và vì vậy chó có thể tác động đến hoạt động của nó bằng cách trì hoãn. Trên địa hình đồi núi, chó hoạt động khó khăn hơn vì lên dốc xuống dốc làm cho chó mau bị mệt mỏi.

Địa hình mấp mô nhiều làm cho chó hoạt động. Các dạng chướng ngại vật khác nhau (suối, sông, đầm lầy, hồ) sẽ làm mất dấu vết có mùi cần tìm. Ở vùng đông dân cư và nhưng nơi có nhiều đường xá làm cho chó gặp rất nhiều khó khăn thi tìm dấu vết, ở những nơi đó, đặc biệt là vào ban ngày, dấu vết có mùi cần tìm sẽ bị pha trên những mùi vị khác và chó rất khó phân biệt. Về ban đêm, khi ít người đi lại, các phương tiện giao thông ít hoạt động, dùng chó để tìm tội phạm theo dấu vết có mùi dễ dàng hơn. Trong điều kiện địa hình phức tạp và có nhiều kích thích làm lạc hướng chỉ có thể dùng chó đã được huấn luyện thành thạo để tìm dấu vết.
 

Hoan2008

Member
24.4. Ảnh hưởng của thời gian trong ngày đối với hoạt động của chó

Bản chất của loài vật được xác định bằng yếu tố không gian. Nhưng dù sao, thời gian cũng là điều kiện quan trọng của bản chất loài vật. Trong hoạt động thần kinh cao cấp của động vật, có hiện tượng chuyển đổi như: Cùng một kích thích đó, cũng có thể là tín hiệu có điều kiện của hoạt động khác nhau của cơ t hể, tùy theo tình huống lúc đó. Nguyên tắc chuyển đổi có liên quan đến số lượng các quy luật cơ bản của thần kinh cao cấp và có ý nghĩa lớn trong quá trình thích nghi của cơ thể với những điều kiện sống thay đổi vĩnh viễn.

Một trong những "chuyển đổi" của hoạt động phản xạ có điều kiện của chó có thể là thời gian, cùng một kích thích có điều kiện như nhau. Ví dụ, tìm dấu vết có mùi của người tùy theo hoàn cảnh và thời gian và thời gian trong ngày mà dẫn đến hoạt động khác nhau (khám xét hiện trường, lựa chọn theo mùi này) theo đặc tính riêng của mình, hoặc cùng một hoạt động đó dẫn đến phản ứng tìm dấu vết nói riêng, nhưng với cường độ và khoảng thời gian khác nhau... Thực tế đã chứng minh rằng, nếu chỉ huấn luyện chó tìm kiếm dấu vết vào buổi sáng thì vào những lúc khác khả năng làm việc của chó sẽ kém hơn, và nói chung đôi khi nó bị mất khả năng làm việc (chó từ chối không muốn làm theo ý người).

Ở đây, các yếu tố khác như độ ẩm và nhiệt độ không khí nói riêng là những yếu tố thay đổi vào những thời gian khác nhau trong ngày cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của chó. Thường thường vào buổi sáng, độ ẩm không khí cao hơn, trên mặt đất có sương, yếu tố đó hỗ trợ cho chó tìm dấu vết tốt hơn. Khi sương tan thì độ ẩm các phân tử mùi của dấu vết bay đi bằng cách bốc hơi của hơi nước, chó sẽ làm việc kém hơn vì thường thường dấu vết bị biến mất.

Nếu không được huấn luyện sơ bộ thì về ban đêm hiệu quả làm việc của chó sẽ bị giảm đi rất rõ rệt, một số chó định hướng rất kém, sợ những vật lạ khác nhau và không chịu làm việc. Nhưng nếu cho chó luyện tập một số động tác về ban đêm thì khi tìm dấu vết có mùi, khám xét hiện trường và làm nhiệm vụ cảnh giới đạt kết quả tốt. Về ban đêm có nhiều điều kiện thuận lợi vì ảnh hưởng của các kích thích làm phân tán giảm đến mức thấp nhất. Để chó tìm dấu vết được tốt, thường thường phải cho chó huấn luyện những thời gian khác nhau trong ngày.
 

Hoan2008

Member
25. Các yếu tố đảm bảo cho chó làm việc có chất lượng

Trong quá trình dạy chó không những chỉ coi trọng việc huấn luyện cho chó những thói quen cần thiết, mà còn phải thường xuyên củng cố lại cho chó những động tác đã được luyện tập để chó hoàn thành nhiệm vụ được tốt theo tín hiệu ban đầu của người huấn luyện viên. Chỉ trong những điều kiện như thế mới có thể sử dụng chó một cách tin tưởng để làm nhiệm vụ.

Chất lượng công việc của chó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Những yếu tố đó có thể là: Tuân thủ tốt trình tự huấn luyện các phản xạ có điều kiện, tính toán đúng các ảnh hưởng của các kích thích của các điều kiện xung quanh và của môi trường bên trong cơ thể chó, có chế độ huấn luyện cụ thể, rõ ràng thực hiện đúng các phương pháp huấn luyện thói quen, tập dượt, tiếp xúc riêng với chó khi huấn luyện, biết áp dụng các hình thức cưỡng bức, động viên, ngăn cản ... khi nuôi dạy chó.

Cưỡng bức là biết áp dụng kịp thời những kích thích cơ học chủ yếu để bắt chó phải thực hiện những hành động cần thiết khi tín hiệu đã được phát ra. Ví dụ, chó không phản ứng với mệnh lệnh "ngồi" vì bị phân tán bởi một con vật khác. Khi đó, người huấn luyện viên phải nhắc lại mệnh lệnh bằng giọng mạnh mẽ hơn và ấn mạnh tay xuống vùng thắt lưng chó. Chó ở tư thế ngồi (phản xạ tự nhiên) giống như trả lời với tác động vật lý. Đây là phản ứng tự vệ với hình thức bị động. Mệnh lệnh phát ra với giọng mạnh mẽ hơn là có ý nghĩa cưỡng bức có điều kiện.

Như vậy, việc cưỡng bức có liên quan với lên giọng khi ra lệnh và với tăng lực kích thích cơ học lên cơ thể chó.

Song sử dụng những tác động đó cần phải rất thận trọng, có lưu ý đến những đặc điểm riêng của chó về tính nết. Cách hợp lý hơn cả là làm ổn định thói quen được huấn luyện bằng cách không cần tăng lực kích thích cơ học. Nếu thường hay sử dụng mệnh lệnh với giọng đe dọa thì khi sử dụng mệnh lệnh một cách bình thường chó sẽ không có hành động đáp lại vì chó đã quen với phản xạ khi ra lệnh với giọng đe dọa. Cần phải biết kết hợp cưỡng bức với động viên theo phương pháp tương phản.

Ngăn chặn là hành động cần thiết khi nuôi dạy chó và khi sử dụng chó làm nhiệm vụ, ngăn chặn ở đây có nghĩa là làm ngừng những hành động của chó không đúng với ý nghĩa. Ví dụ, khi chó đuổi theo những con vật khác đuổi người qua lại và ngửi những vật rơi...

Để chấm rứt những hành động tương tự, không hợp với ý người, chó cần được huấn lưyện phản xạ ngừng khi nghe thấy mệnh lệnh "phu". Người huấn luyện viên củng cố mệnh lệnh này bằng kích thích cơ học với một lực lượng đối (giật dây dắt, dùng roi đánh ...). Luyện động tác này bằng cách nhắc lại nhiều lần mệnh lệnh "phu. Về sau, mệnh lệnh này có thể được sử dụng không những chỉ để ngăn chặn những hành động không cần thiết, mà còn để phòng ngừa (cảnh cáo).

Cần phải biết sử dụng mệnh lệnh cấm 'phu" khi nào thật cần thiết. Thường xuyên nhắc lại mệnh lệnh này mà không có sự củng cố sẽ dẫn đến làm giảm tác dụng ngăn ngừa. Mệnh lệnh "phu" phải được trở thành tín hiệu để ngăn chặn tất cả những hành động không cần thiết của chó. Chỉ trong những trường hợp khi chó có phản ứng tự vệ - bị động với kích thích lạ thì lúc đó mới không sử dụng mệnh lệnh ngăn chặn.

Một cách hợp lý để đánh lạc hướng chó với hành động kích thích bằng cách chơi đùa với chó, nhắc lại mệnh lệnh mà chó phải thực hiện hoặc đánh lạc hướng sự chú ý của chó đến kích thích bằng thức ăn. Trong trường hợp này, mệnh lệnh "phu" sẽ làm tăng thêm phản ứng tự vệ - bị động.

Mệnh lệnh "phu" được sử dụng một cách rất thận trọng khi dạy chó lựa chọn đồ vật theo mùi đã biết trước hoặc lựa chọn người trong số một tốp người theo mùi của dấu vết hoặc của đồ vật. Nếu chó bắt sai, định không bắt đồ vật hoặc người đã được chọn trước thì phải ra lệnh ngay một cách rất nghiêm túc "'phu" để ngăn chặn hành động không cần thiết và sau đó ra hiệu 'hãy ngửi'. Sau khi chó ngừng hành động không đúng với ý người, phải động viên chó bằng mệnh lệnh "tốt".

Động viên là sự tác động chó bằng kích thích sinh học có lợi nhằm mục đích củng cố những hành động của chó với tín hiệu của người huấn luyện viên. Điều đó rất cần thiết để nhanh chóng tạo nên thói quen cho chó và sau đó tiếp tục củng cố thói quen đó cho đến khi chó thực hiện một cách tự động (chó hành động đúng). Trong một số các trường hợp phải biết kết hợp động viên với cưỡng bức.

Để động viên chó, người ta thường dùng những miếng thịt (bánh kẹo), vuốt ve chó và kích thích có điều kiện - mệnh lệnh "tốt'.

Làm dịu sự kích thích chó bằng cách túm lấy quần áo và vò quần áo người lạ (người giúp việc cho huấn luyện viên) là điều kiện rất quan trọng khi phát triển phản ứng tấn công của chó và khi luyện phản xạ tự vệ. Trong trường hợp này, dùng mệnh lệnh "tốt" để động viên có điều kiện, nhưng không cần thưởng mồi cho chó, vì lúc đó phản ứng tự vệ sẽ bị chặn lại do xuất hiện phản ứng với thức ăn.

Vuốt ve chó và cho chó ăn mồi thường đi kèm theo với mệnh lệnh 'tốt' bằng giọng âu yếm. Trong khi kết hợp như thế, lời động viên "'tốt" sẽ trở thành tín hiệu xúc cảm tốt (động viên có điều kiện).

Khi luyện thói quen có ý nghĩa đặc biệt thường hay áp dụng động viên có điều kiện. Song cần đề phòng áp dụng mệnh lệnh này nhiều lần và không đúng chỗ, để làm cho chó không quan tâm đến mệnh lệnh đó.

Những yếu tốt động viên không những chỉ củng cố thói quen, mà còn góp phần làm dịu tình trạng bị đe dọa của chó và làm giảm phản xạ tự về bị động phát sinh ở một số chó sau khi sử dụng những kích thích cơ học.

Song song với việc áp dụng các hình thức cưỡng bức, ngăn chặn và động viên cần quan tâm đến các yếu tốt khác đảm bảo chó làm việc có chất lượng cao.
 

Hoan2008

Member
26. Đối xử có phân biệt và đặc điểm huấn luyện có lưu ý đến phản ứng phổ biến nhất tính nết chó

Nghệ thuật nuôi dạy chó là ở chỗ lựa chọn đúng các kích thích có điều kiện và không điều kiện với một lực đã được xác định, áp dụng các kích thích đó có theo chế độ luyện tập được quy định và các điều kiện phức tạp hóa khác nhau của môi trường xung quanh. Những điều kiện này làm thay đổi tính nết của chó theo xu hướng cần thiết bằng cách tạo cho chó thói quen để làm nhiệm vụ khác nhau. Kết quả huấn luyện chỉ được bảo đảm trong trường hợp khi tác động lên chó có tính chất rất cá biệt thuần túy.

Chó có tính nết rất khác nhau. Tùy theo những phản ứng vốn có của tính nết, của thói quen mà chó có phản ứng khác nhau với điều kiện này hay điều kiện kia của môi trường bên ngoài, và nói riêng, với kích thích được người huấn luyện viên áp dụng. Một số chó được luyện thói quen tương đối dễ và nhanh, ngược lại một số chó khi luyện thói quen rất khó tiếp thu hoặc tiếp thu quá chậm. Vì vậy, trong quá trình huấn luyện, chó cần phải phân tích đúng tính nết của chó, lưu ý đến tình trạng cơ thể, tuổi, điều kiện nuôi dưỡng và đặc điểm của quá trình nuôi dạy trước đây đến phản ứng vốn có của tính nết, đặc điểm loại hình của hoạt động thần kinh cao cấp, tính năng động, thói quen tự nhiên ... và thay đổi phương pháp làm việc của mình cho phù hợp với những yếu tố nói trên.

Khi luyện thói quen kỷ luật chung cũng như thói quen đặc biệt, cần áp dụng những phương pháp và những biện pháp tác động chó phù hợp với phản ứng vốn có của tính nết. Như mọi người đều biết, phương pháp tương phản là phương pháp có hiệu quả hơn cả. Nó được áp dụng để luyện thói quen của những con chó có phản ứng vốn có khác nhau của tính nết. Nhưng ở đây cũng không loại trừ việc áp dụng những đặc điểm của kích thích cơ học cũng như của kích thích thức ăn khi huấn luyện mỗi chó. Nếu biết áp dụng phương pháp này, sẽ cho ta khả năng dạy chó làm nhiệm vụ tuần ra, điều tra, cảnh giới. Song, đối với những chó có phản ứng thức ăn vốn có, khi bắt đầu luyện chó thói quen tăng cường cho ăn (phương pháp động viên bằng thức ăn) sẽ hợp lý hơn. Nên áp dụng phương pháp động viên bằng thức ăn khi luyện thói quen cần thiết của những chó có phản ứng tấn công yếu. Trên cơ sở sử dụng những kích thích bằng thức ăn, có thể tăng cường tính hung dữ của chó đối với những người lạ. Thông thường, người ta dẫn chó lại gần khay đựng thức ăn và đúng lúc đó người lạ xuất hiện, định đuổi chó đi và thu lấy thức ăn. Chó bị kích thích với thức ăn và có thái độ ghen tức với người lạ. Động tác này sẽ làm tăng thêm tính hung dữ của chó.

Có thể áp dụng phương pháp động viên bằng thức ăn để dạy một số chó làm nhiệm vụ tìm dấu vết có mùi, đặc biệt là trong những trường hợp khi chó kém hung dữ, nhưng phản ứng với thức ăn lại rất tích cực (phản ứng mạnh).

Những chó có phản ứng công kích phát triển thì dễ huấn luyện, nhưng trong trường hợp này phải chú ý đến cá tính khi xuất hiện phản ứng tự vệ. Do vốn có tính kích thích cao nên ở những chó quá dữ kém phân biệt rõ được mùi khi tìm dấu vết, chúng thường bị đánh lạc hướng, không lựa chọn người một cách chính xác theo mùi của đồ vật hoặc của dấu vết, bị đánh lạc hướng khi khám xét hiện trường... Huấn luyện phát triển tính hung dữ phải được tiến hành rất thưa đối với chó quá hung dữ và rất thường xuyên đối với chó ít hung dữ.

Ngoài ra, cần phải cho chó luyện thói quen tấn công những người chạy trốn. Dạy những chó quá hung dữ phản ứng bình tĩnh điềm đạm hơn với những kích thích của môi trường xung quanh bằng cách cho đi dạo chơi và biết sử dụng mệnh lệnh kìm hãm.

Dạy chó tìm kiếm dấu vết có mùi hoặc lựa chọn người theo mùi của đồ vật để lại hoặc mùi của dấu vết là động tác rất phức tạp. Kết quả luyện tập những thói quen này được xác định lựa chọn riêng một cách khéo léo những kích thích gây cho chó phản ứng tìm kiếm dấu vết có mùi của người đã đi khỏi.
Đối với chó có tính hung dữ vừa phải dễ biểu lộ thói quen mang vác đồ đạc, đôi khi áp dụng biện pháp thả chó theo dấu vết của chú, sau đó theo dấu vết của người giúp việc, những người đó sẽ là người mang đồ đạc quan trọng đi trước dẫn đường cho chó.

Nếu chó có tính công kích tương đối và kém tích cực trong việc mang vác đồ đạc thì sẽ dễ dạy chúng tìm dấu vết do muốn đuổi theo và tấn công người lạ.
Cần lựa chọn điều kiện và phương pháp tác động lên chó, có lưu ý đến cá tính của chó. Nếu không thể dạy chó bằng một phương pháp thì phải áp dụng phương pháp khác.

Cần chú ý quan tâm đến cá tính của chó khi luyện cho chó thói quen lựa chọn người theo mùi ở đồ vật của họ. Dạy chó không túm lấy quần áo của người mà nhặt đồ vật mà người đó cầm trong tay.
 

Hoan2008

Member
27. Đặc điểm huấn luyện chó có quan tâm đến kiểu hoạt động của thần kinh cao cấp, tuổi chó và điều kiện nuôi dạy

Khi huấn luyện chó cần phải tính đến các yếu tốt sau đây: điều kiện nuôi dạy chó, đặc điểm tuổi của hệ thần kinh, phản ứng vốn có của bản chất, đặc điểm tính chất của các quá trình thần kinh, trình độ huấn luyện, tính dễ bảo khi huấn luyện tình trạng chung của cơ thể, đặc điểm của phẩm hạnh bên ngoài và có thói quen kiên nhẫn rất khó tính toán được đặc điểm kiểu hoạt động thần kinh cao cấp, bởi vì trong thực tế chỉ cần sử dụng các số liệu phỏng chừng biểu thị tính chất của các quá trình thần kinh.

27.1. Đặc điểm huấn luyện chó kiểu hoạt động thần kinh cao cấp có kích thích, không kích thích


Khi huấn luyện thói quen của chó kiểu có tính kích thích, cần chú ý nhớ rằng, các quá trình thần kinh của chúng không cân bằng, quá trình kiềm chế tương đối yếu hơn quá trình kích thích. Vì vậy, không được huấn luyện thói quen kiềm chế một cách vội vàng, phải hết sức thận trọng và dần dần cần phải luyện giữ một cách rất thận trọng, bắt đầu từ 4- 8 giây, tăng dần theo mức độ ổn định của phản xạ kiềm chế đến một vài phút. Khi huấn luyện quá trình kiềm chế từ ngày này sang ngày khác, có thể tăng quá trình đó lên đến mức độ nào đó gần bằng với mức độ bình thường của quá trình kích thích, khi tăng chất lượng làm việc của chó. Thực tế huấn luyện đã chứng minh rằng, có thể cho một số lượng hạn chế các động tác luyện thói quen kiềm chế đối với những kích thích. Ví dụ, khi dạy chó lựa chọn đồ vật theo mùi đã cho trước (biết trước) hoặc lựa chọn người theo mùi của dấu vết hoặc của đồ đạc, cần ôn lại bài luyện tập đó 2, 3 lần, vì tăng công việc sẽ làm giảm chất lượng công tác và làm cho khó luyện tập thói quen.

Khi thói quen đã được ổn định, phải tăng dần số động tác luyện tập lên. Nhờ có quá trình kích thích mạnh, những con chó kiểu này dễ chịu đựng được tác động của những kích thích tương đối mạnh và có khả năng làm việc hơn. Huấn luyện một con chó như thế có khó khăn hơn, đòi hỏi phải có sự chịu đựng và sự đối xử phân biệt khéo léo khi làm việc với chó. Nhưng sau khi huấn luyện chó sẽ có khả năng làm việc tốt hơn, tích cực hơn. Nên giao những con chó như thế cho những người huấn luyện viên điềm đạm, am hiểu hơn và có kinh nghiệm, hơn.

Những chó dễ kích thích, được huấn luyện để làm nhiệm vụ tuần tra. Nếu huấn luyện chúng để làm nhiệm vụ điều tra sẽ không đạt được kết quả mong muốn, dù chỉ là ở mức độ bình thường.
 

Hoan2008

Member
27.2. Huấn luyện chó kiểu hoạt động thần kinh cao cấp có kích thích linh hoạt

Những con chó kiểu này dễ và mau thích nghi với những điều kiện mới và dễ huấn luyện những loại công việc khác nhau. Các quá trình thần kinh của chúng khỏe, cân bằng và linh hoạt. Quán triệt phương pháp chung về luyện thói quen, giữ đúng trình tự và duy trì chế độ luyện tập nghiêm túc trong mỗi buổi tập sẽ rút ngắn được quá trình huấn luyện chó làm nhiệm vụ xác định nào đó.

27.3. Huấn luyện chó kiểu hoạt động thần kinh cao cấp theo cách thụ động

Luyện thói quen cho những loại chó này phải chậm hơn so với những chó có kiểu hoạt động thần kinh linh hoạt và dễ kích thích.

Đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh của loại chó này là tính linh hoạt của các quá trình thần kinh thấp hơn. Chó chuyển từ trạng thái kích thích sang trạng thái kiềm chế và ngược lại, chậm chạp. Khi mới bắt đầu luyện thói quen cho những chó này cần phải giữ đúng khoảng cách tương đối giữa mệnh lệnh được phát ra, không nên để cho những mệnh lệnh có ý nghĩa trái ngược nhau được phát ra kế tiếp nhau. Luyện tập dần dần sẽ làm tăng thêm tính linh hoạt của các quá trình thần kinh và có thể sẽ đạt đến khả năng linh hoạt lớn hơn trong tính nết của chó.

Người huấn luyện viên phải đối xử với chó một cách khéo léo và điềm đạm, chấp hành đúng chế độ luyện tập. Tùy theo mức độ ổn định của những thói quen đã được luyện tập mà các yêu cầu đối với chó được tăng thêm, tính linh hoạt của thói quen được đẩy mạnh hơn.

Khi chó phát triển phản ứng công kích kiểu bình tĩnh, sẽ thấy rõ phản ứng kích thích yếu với người lạ. Chó thường giữ được bình tĩnh cho đến khi người giúp việc của người huấn luyện viên tấn công nó.

Nếu người huấn luyện viên không lưu ý đến đặc điểm của chó, thì thường khi người đó muốn kích thích chó, áp dụng những tác động đau đớn hơn, điều đó thường dẫn đến làm xuất hiện ở chó những phản xạ tự vệ bị động, khó huấn luyện chó hơn. Lặp lại những động tác tương tự làm cho chó không còn thích hợp với nghiệp vụ của nó, người giúp việc không được dùng những tác động quá đau đớn để làm khuất phục chó, ngay cả khi chó biểu hiện tính hung dữ không được áp dụng biện pháp đánh đập để tăng cường phản ứng công kích của chó, mà áp dụng cách sử dụng thế chung bề ngoài, nếu như biện pháp đó không có kết quả thì mới áp dụng biện pháp đánh (nhẹ) chó.

Người huấn luyện viên khi thả chó cho bắt giữ người chạy trốn thường hay muốn nhanh chóng chuyển chó sang trạng thái tự do, và nếu như mục đích đó không đạt ngay được, lai tác động mạnh lên chó, phương pháp đó làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng huấn luyện. Chó thường không muốn chuyển ngay từ hoạt động này sang một hoạt động khác, song có thể thực hiện được điều đó bằng cách huấn luyện thường xuyên và liên tục nhưng phải dần dần.

Chọn loại chó này để huấn luyện phân biệt mùi sẽ tiếp thu chậm hơn, nhưng sau khi thói quen của chó đã ổn định thì khả năng phân biệt mùi sẽ tương đối rõ hơn.

Nên giao nhiệm vụ huấn luyện những chó có kiểu hoạt động thần kinh thụ động này cho những người huấn luyện viên có nhiều kinh nghiệm hơn, biết phát hiện tốt những đặc điểm tính nết của chó và tác động lên chó một cách mạnh mẽ hơn. Thường thường loại chó này chịu đựng được những kích thích tương đối mạnh, nhưng nên áp dụng cưỡng bức đối với chúng một cách thận trọng và chỉ trong những trường hợp thật cần thiết.

Nếu chó có tính thụ động cao, uể oải, ít linh hoạt, thì việc huấn luyện những chó ấy không hợp lý, vì đạt hiệu quả thấp.
 

Hoan2008

Member
27.4. Đặc điểm huấn luyện chó kiểu hoạt động thần kinh cao cấp yếu

Loại chó này có các quá trình thần kinh yếu không cân bằng, ít linh hoạt và chậm thích nghi với điều kiện sống mới. Nếu nuôi dạy không đúng thì thường hay dẫn đến những phản ứng tự vệ bị động.

Có thể huấn luyện loại chó này với điều kiện xử thế có phân biệt và người huấn luyện viên có tính kiên trì. Tính yếu đuối của các quá trình thần kinh mà cho chó rất dễ nhạy cảm với các kích thích khác nhau, và thể lực của chó kém phát triển, gây ra tình trạng trì trệ toàn bộ hoạt động của chó. Loại chó này có thể được huấn luyện để làm nhiệm vụ điều tra và canh gác. Những chó có quá trình thần kinh yếu rõ rệt không được sử dụng vào các mục đích công vụ.
 

Hoan2008

Member
27.5. Đặc điểm huấn luyện chó có quan tâm đến độ tuổi của chúng và điều kiện nuôi dạy

Những chó có lứa tuổi khác nhau, được nuôi dưỡn trong những điều kiện khác nhau và trước đây đã được huấn luyện từng phần, được đưa vào các trường chuyên dạy để huấn luyện chó làm các loại nghiệp vụ khác nhau.

Để đạt được kết quả huấn luyện chó làm một nghiệp vụ nhất định nào đó, cần phải tính đến đặc điểm của chúng. Thường thường, ngay trong một đàn chó không nhiều cũng có sự khác nhau về lứa tuổi và thói quen, điều đó chứng tỏ những điều kiện nuôi dạy hoặc quá trình huấn luyện trước đây có khác nhau.

Chó có lứa tuổi khác nhau, có kiểu hoạt động thần kinh cao cấp khác nhau, phải được huấn luyện theo những phương pháp khác nhau. Hợp lý hơn cả là chọn những chó từ 1 - 1,5 tuổi để huấn luyện một cách có hệ thống. Thường thường, những con ít hơn tuổi này thì thể lực còn yếu, dễ nhạy cảm hơn với những kích thích được áp dụng khi huấn luyện.

Luyện tập đối với những chó non không được kéo dài. Triệt để chấp hành đúng chế độ luyện tập và tăng dần thời gian luyện tập của chó. Không nên vội vã tập giữ chó vì sự kiềm chế của những chó non ít biểu hiện hơn sự kích thích. Khi phát triển phản ứng công kích, luyện thói quen mang đồ đạc, vượt chướng ngại vật, bắt giữ người chạy trốn và luyện các thói quen khác thì áp dụng phương pháp huấn luyện bắt chước sẽ hợp lý hơn.

Huấn luyện chó nhiều tuổi hơn, cũng có những đặc điểm riêng. Thường thường chó này hay có thói quen không đúng, ví dụ hay muốn quấy nhiễu, hay chơi đùa với đồ vật hoặc hay ngậm đồ vật ở mồm...

Người huấn luyện viên thường phải mất nhiều công sức để ngăn chặn những thói quen không cần thiết (thói quen xấu) của chó làm thay đổi tính nết của chó.

Cũng có thể khi mong muốn đạt được mục đích đó một cách nhanh chóng hơn làm dẫn đến những kết quả xấu như: làm căng thẳng quá mức tính linh hoạt của các quá trình thần kinh, làm hư nết tốt vốn có, phát triển trạng thái thần kinh và thường thường không thể tiếp tục huấn luyện được nữa. Phải loại bỏ chó hoặc đưa đi điều trị dài hạn.

Cùng với những hiện tượng này, đối với chó lớn tuổi (từ 2 năm tuổi trở lên) có nhiều thói quen khó luyện hơn sp với chó còn ít tuổi, ví dụ: túm lấy quần áo người giúp việc, thói quen mang đồ đạc...

Trong những trường hợp như thế, cần phải quy định chế độ luyện tập đặc biệt là lựa chọn những phương pháp có hiệu quả hơn. Cần thực hiện đúng tính chất tăng dần và thận trọng trong khi luyện tập các động tác phẩm chất dứt những thói quen không cần thiết.

Khi huấn luyện chó, điều quan trọng là phải xem xét chó được nuôi dưỡng trong những điều kiện nào. Chó có thể được nuôi dưỡng ở trại của đơn vị hoặc do người nuôi riêng ở nhà, ở thành phố hoặc ở nông thôn.

Nếu chó con được nuôi dưỡng ở trại gây giống, là nơi áp dụng những biện pháp nuôi dạy theo kế hoạch và hợp lý, nhằm phát triển và tạo cho chó những thói quen tốt, thì thường chó phát triển toàn diện. Những chó này thường không có thói quen xấu và được chuẩn bị tốt hơn để huấn luyện một cách có hệ thống. Trong thực tế, những chó này đã được tập nhiều thói quen và chỉ cần hoàn thiện thêm những thói quen đó mà thôi, yếu tốt đó làm rút ngắn được thời gian huấn luyện và nâng cao chất lượng của chó nghiệp vụ.
Nếu chó con được nuôi dưỡng không theo một chế độ nuôi dưỡng đã được quy định, tự phát trong một điều kiện không thay đổi, ở cách xa những vùng đông dân cư, thì thường thường chất lượng của chó được nuôi dưỡng trong những điều kiện như thế sẽ thấp hơn. Loại chó này thường hay có phản ứng tự vệ bị động với những kích thích khác nhau của môi trường xung quanh và còn phản ứng định hướng đối với tình huống mới diễn ra một cách quyết liệt. Điều đó làm khó khăn cho việc huấn luyện những chó như thế và cần phải lựa chọn những điều kiện và phương pháp thích hợp để luyện thói quen cho chó. Trong trường hợp này, cần phải có chế độ huấn luyện riêng biệt trong hoàn cẩnh có một số lớn các kích thích làm lạc hướng và phải tăng dần những điều kiện phức tạp hơn. Cưòng độ những kích thích được sử dụng phải phù hợp với những đặc điểm tính chất của chó.

Thời hạn huấn luyện những chó như thế để làm một nghiệp vụ nào đó phải được tăng lên (kéo dài rất nhiều).

Bất kỳ một con chó nào được nuôi dưỡng trong điều kiện cá lẻ (nuôi ở nhà riêng) cũng đều có điểm tốt và điểm xấu. Điểm tốt là ở chỗ chó thường xuyên được nuôi dạy tốt đối với hoàn cảnh khác nhau và với những kích thích bên ngoài khác nhau. Nếu như được huấn luyện trong khi nuôi dưỡng ở điều kiện này mà đúng, thì chó sẽ phát triển toàn diện; có thể được nuôi dưỡng trong điều kiện gia đình ít được dùng để huấn luyện làm một nghiệp vụ nào đó, do không được nuôi dưỡng đúng, chó thường có thói quen đần độn làm ảnh hưởng đến công tác huấn luyện về sau. Cũng do điều kiện nuôi dạy ở nhà như thế, chó không phát triển được những phản ứng có lợi. Ở những loại chó này ta thường thấy kém phát triển phản ứng công kích, sợ tiếng nổ, không biết vồ (túm) hay có thói quen làm phiền nhiều - dùng đồ vật trong nhà làm đồ chơi, bộ phận phân tích khứu giác kém phát triển, hay tấn công các gia súc trong nhà, âu yếm người lạ, quen chơi với chủ bằng cách bám hai chân trước lên người chủ ...

Những phản xạ có điều kiện không đúng tương tự như thế trở thành những tật xấu đối với chó, điều đó gây khó khăn rất lớn cho việc huấn luyện và đòi hỏi phải có phương pháp đặc biệt đối với chế độ làm việc. Người huấn luyện viên phải mất rất nhiều công sức để khắc phục những thói quen đần độn như thế và công việc huấn luyện thói quen có ích cần thiết trở nên phức tạp hơn nhiều.

Nếu trước đây chó đã được huấn luyện một trong những thói quen thì sau này khi huấn luyện, người huấn luyện viên cần phải biết một cách cụ thể là chó đã có những thói quen như thế nào và những thói quen đó được củng cố lại ở mức độ nào. Nhiệm vụ của người huấn luyện viên lúc đó sẽ bao gồm hai phần chính là luyện tập củng cố, hoàn thiện những thói quen vốn có và dạy chó những phản xạ có điều kiện mới để làm nghiệp vụ.
 

Hoan2008

Member
28. Những sai sót khi huấn luyện và tập dượt chó

Những thói quen mắc phải khi huấn luyện sẽ làm khó khăn cho công việc luyện những thói quen cần thiết cho chó và thường dẫn đến làm xuất hiện những phản xạ không tốt làm giảm khả năng sử dụng chó làm công tác nghiệp vụ.

Nguyên nhân chính của những sai sót đó là:

- Người huấn luyện viên kém hiểu biết những nguyên tắc huấn luyện và tình hình sinh lý chủ yếu của hệ thần kinh cao cấo của chó

- Thiếu kinh nghiệm thực tế trong công tác huấn luyện chó

- Theo dõi không đầy đủ diễn biến tình hình của chó và những ảnh hưởng của môi trường xung quanh đối với chó

- Không biết đối xử phân biệt đối với chó và không biết phân tích những tác động thực tế của mình đối với chó

- Không thực hiện đúng các phương pháp huấn luyện chó ...

Những sai sót mắc phải trong quá trình huấn luyện chó nghiệp vụ có thể được chia ra thành những sai sót có tính chất chung, là những sai sót dẫn đến làm phát sinh nhiều phản xạ có điều kiện không tốt ở chó đang được huấn luyện, và những sai sót có tính chất cá biệt, là những sai sót chỉ làm ảnh hưởng đến những điều kiện luyện tập cho chó một thói quen cụ thể nào đó.

Những sai sót mà người huấn luyện viên mắc phải khi luyện những thói quen khác nhau cho chó, hậu quả của những sai sót đó và quan hệ phản xạ có điều kiện không thỏa đáng giữa người và chó được đề cập đến trong phần nói về phương pháp luyện thói quen có tính kỷ luật chung và những thói quen đặc biệt (kỹ thuật huấn luyện chó).

Chúng ta sẽ nghiên cứu những sai sót quan trọng nhất có tính chung thường hay gặp trong huấn luyện chó.
 

Hoan2008

Member
28.1. Sự hiểu biết chủ quan về thực chất tính nết của chó

Chỉ những người huấn luyện viên kém hiểu biết về quy luật tâm lý của động vật mới phạm phải những sai sót đó. Họ làm cho chó mang tính chất sinh lý mà chó không có. Họ cho rằng chó hiểu biết tất cả, và vì vậy tác động lên chó những kích thích khác nhau bằng một lý thuyết máy móc, đặt ra những yêu cầu quá sức. Ví dụ, thường hay để chó xông vào cắn nhau. Người huấn luyện viên thiếu kinh nghiệm để can ngăn chó đưa chó của mình về một chỗ và phạt (dùng roi đánh), cho rằng làm như vậy là chó biết bị đánh về tội gì. Đôi khi người huấn luyện viên bắt đầu quan tâm đến "trí tuệ' và "khuyên răn' chó, tăng thêm cho chó "tính lười biếng", hoàn toàn cho rằng chó không thể hiểu mình mà chỉ tác động bằng ảnh hưởng của các kích thích gây ra hành động vô thức hoặc hành động phản xạ vốn có.

Mỗi người huấn luyện viên cần phải nhớ rằng, hoạt động thần kinh cao cấp của chó khác hoạt động sinh lý của người về chất lượng.

Chó không thể có hoạt động được suy nghĩ trước theo kế hoạch đã được xác định. Hoạt động thần kinh cao cấp của chó xuất phát từ những phản xạ có điều kiện với những tín hiệu cụ thể của thức ăn, của sự nguy hiểm ... Những phản xạ có điều kiện này tạo nên hệ thống tín hiệu ban đầu của hoạt động bộ não của chó.

Hoạt động sinh lý của bộ não người là có nhận thức. Con người không những chỉ có phản ứng có điều kiện với các tín hiệu cụ thể (hệ thống tín hiệu thứ nhất) mà còn có phản xạ có điều kiện với các tín hiệu ngôn ngữ tạo nên hệ thống tín hiệu thứ hai của hoạt động của bộ não, đó là hệ thống tín hiệu vốn có của người, tiếng nói tác động lên người không phải bằng sự kết hợp âm thanh của mình mà bằng nội dung bên trong. Tiếng nói đối với con người là tín hiệu trừu tượng, khi đối với chó chỉ là sự kết hợp cụ thể của âm thanh.
 

Hoan2008

Member
28.2. Vi phạm quy tắc về trình tự luyện thói quen và lựa chọn những điều kiện phức tạp hơn

Quá trình huấn luyện gồm một hệ thống các bài học đã được nghiên cứu trước quá trình đó được xác định bằng nội dung của các bài học, những thói quen nào phải được luyện theo trình tự nào. Trình tự lựa chọn những điều kiện phức tạp hơn để củng cố lại thói quen. Nếu người huấn luyện viên làm việc không theo một hệ thống nghiêm túc thì đôi khi người có ý muốn nhanh chóng đạt được kết quả và lựa chọn điều kiện phức tạp cho bài học không đúng lúc (sớm trước thời hạn). Hiện tượng đó không phải là làm rút ngắn mà ngược lại kéo dài quá trình huấn luyện chó và đôi khi chó không chịu huấn luyện đầy đủ để làm nghiệp vụ.

Điều chủ yếu trong khi nghiên cứu hệ thống phức tạp của các phản xạ có điều kiện là tăng dần theo trình tự và huấn luyện. Ví dụ, khi chưa dạy cho chó thói quen ngồi theo mệnh lệnh thì không được dạy chó nằm hoặc khi chưa dạy chó mang vác đồ đạc thì không được dạy chó thói quen lựa chọn đồ đạc theo mùi đã cho trước.

Chỉ có thể dạy chó tìm người theo dấu vết có mùi sau khi đã luyện cho chó các thói quen khác theo một hệ thống đầy đủ.

Dạy phản xạ mới cho chó phụ thuộc vào hệ thống phản xạ mà chó đã được luyện tập. Ví dụ, không nên dạy chó vượt chướng ngại vật cao 2m ngay khi mới bắt đầu tập, vì tập như vật chó sẽ không đủ sức.

Hoàn cảnh để tiến hành luyện thói quen cho chó giữ vai trò rất quan trọng. Không nên tác cách bố trí phản xạ có điều kiện khỏi cách định hướng trong không gian.

Để dạy chó tình huống mới và khác nhau, cần phải thay đổi dần các điều kiện làm việc của chó và tính chất phức tạp của các điều kiện đó.
 

Hoan2008

Member
28.3. Người huấn luyện viên vi phạm chế độ luyện tập thói quen cho chó

Thiếu chế độ luyện tập hoặc vi phạm chế độ luyện tập khi tập cho chó những thói quen khác nhau là những sai sót hay thường gặp trong khi huấn luyện. Người huấn luyện viên muốn nhanh chóng đạt được mục đích đã đề ra, nhiều lần lặp lại kết hợp các kích thích có điều kiện và không điều kiện, không có nghỉ ngơi. Do đó, chó kém phát triển thói quen, và cuối cùng hoàn toàn không chịu làm việc, tiến tới bị lãng quên phản xạ có điều kiện.

Để tránh những sai sót phải huấn luyện trở lại lần thứ hai, cần phải tiến hành luyện tập theo hệ thống các bài đã được chuẩn bị trước, có chế độ luyện tập cụ thể khi luyện thói quen riêng biệt cho chó. Trong quá trình huấn luyện, chỉ làm sáng tỏ thêm những cá tính của mỗi chó và điều chỉnh chế độ luyện tập đã được quy định tùy theo các cá tính đó.

Những sai sót của người huấn luyện viên trong việc áp dụng các kích thích có điều kiện và không điều kiện.

Nếu người huấn luyện viên không nắm vững các quy tắc luyện tập các phản xạ có điều kiện thì người đó có thể sẽ kết hợp không đúng phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Trong một trường hợp, kích thích không điều kiện được áp dụng sớm hơn kích thích có điều kiện, ví dụ: khi luyện thói quen cho chó đi bên cạnh, người huấn luyện viên thường hay ra lệnh "đi bên cạnh" sau khi giật dây dắt, như vậy sẽ không bảo đảm luyện được thói quen đó của chó.

Trong trường hợp khác, một số huấn luyện viên để khoảng cách lớn thời gian giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện và tiếp sau đó áp dụng phản xạ không điều kiện. Điều đó gay khó khăn cho việc tạo nên phản xạ và làm cho việc luyện tập không trùng hợp và phản xạ có điều kiện diễn ra theo sau. Chó sẽ chỉ thực hiện hành động cần thiết sau khoảng thời gian nhất định kể từ khi phát ra tín hiệu. Song, điều đó không phải luôn luôn hợp lý đối với người huấn luyện viên.

Một sai sót rất hay thường gặp là nhắc lại nhiều lần một mệnh lệnh và chỉ sau đó mới áp dụng kích thích không điều kiện. Khi đó chó sẽ chỉ thực hiện hành động đã được xác định, sau khi nhắc lại nhiều lần tín hiệu có điều kiện (mệnh lệnh), nghĩa là được luyện phản xạ có điều kiện chậm và độc đáo, điều đó không nên.

Áp dụng không đúng kích thích bằng thức ăn đó cũng là sai sót thường thấy của người huấn luyện viên thiếu kinh nghiệm. Trước hết, nó biểu hiện ở chỗ cho ăn mồi không đúng lúc và đúng chỗ. Ví dụ, người huấn luyện viên dạy chó mang vác đồ đạc, chó vật đồ xuống và tiến đến chỗ người huấn luyện viên rồi ngồi xuống. Trong khi đó, người huấn luyện viên mở túi lấy mồi ngay trước mặt chó và thưởng mồi cho chó khi còn sớm. Chó phản ứng với mồi (thức ăn) và nhả vật ở mồm ra trước khi có lệnh "đưa đây".

Sai sót ở đây là thiếu chế độ cụ thể trong khi cho mồi. Ví dụ, khi mới bắt đầu tập, người huấn luyện viên cho chó ăn mồi và cuối buổi tập thì không cho ăn mồi. Do đó, chó chỉ tích cực làm việc khi mới bắt đầu tập. Dùng mồi để động viên không đúng sẽ làm giảm vai trò của nó khi luyện thói quen cần thiết cho chó.
 

Hoan2008

Member
28.4. Sai sót của người huấn luyện viên khi dùng dây dắt để tác động lên chó

Biết dùng dây dắt ngắn hay dây dắt dài để tác động chó khi cần thiết sẽ làm rút ngắn được quá trình luyện cho chó thói quen cần thiết.

Nhưng dây dắt của người huấn luyện viên thiếu kinh nghiệm thường là gánh nặng, người huấn luyện viên phải luôn luôn giữ dây dắt ở tay, đầu dây vắt vẻo đập vào chó và làm cản trở cho việc luyện thói quen cần thiết của chó. Những người huấn luyện như thế thường hay giật dây dắt không cần thiết, làm chó đau nhức nhối, đai cổ (vòng đeo cổ) làm nghẽn thở. Hiện tượng này thường thấy khi cho chó tìm dấu vết có mùi, đặc biệt là khi làm việc trên những địa hình mấp mô, khi có bụi rậm ... Đặc biệt là khi chó tăng tốc độ vận động, còn người huấn luyện viên thì rớt lại phía sau làm cho dây dắt bị kéo rất căng, gây cho chó cảm giác đau đớn. Những động tác như thế gây khó khăn cho việc luyện thói quen cho chó.

Một số huấn luyện viên cho chó vượt chướng ngại vật khi mang dây dắt dài làm cản trở đến sự vận động thoải mái của chó và làm cản trở công việc của chó. Khi cho chó tìm người theo mùi, có thể để chó mang dây dắt dài là hợp lý. Trong nhiều trường hợp khi cho chó tìm dấu vết, thì tốt nhất là không cho chó mang dây dắt, nhưng một số người huấn luyện viên không tin chó, giật dây dắt làm chó đi chệch mất dấu vết và việc tìm kiếm trong những trường hợp như thế sẽ không đem lại kết quả.

Phản ứng tìm kiếm tích cực của chó bị hạn chế bởi dây dắt và những hành động không đúng của người huấn luyện viên. Khi thả chó đi theo dấu vết mà không mang dây dắt, chó sẽ giữ được tinh thần tích cực công việc tìm kiếm theo dấu vết có mùi của tội phạm trên khoảng cách rất xa. Mặt khác, nhịp độ đi bám theo sẽ được tăng lên vì nó không bị cản trở bởi dấy dắt và ít mệt mỏi hơn. Người huấn luyện viên đi theo chó không phải đi theo bằng những bước lắt léo, mà có thể đi thẳng.

Những con chó được đào tạo tốt để huấn luyện chúng và huấn luyện đặc biệt là những con chó ổn định, không phân biệt đối xử với những kích thích lạ (người, gia súc, chim chóc ...) được dùng để tìm kiếm dấu vết có mùi mà không cần đeo dây dắt. Đó phải là những con chó khỏe, có khả năng tiếp tục tác chiến độc lập cho đến khi có đồng đội đến chi viện. Nhưng ở những nơi đông người và những nơi khác, chó có thể xông vào cắn người đi đường cùng, cắn gia súc hoặc bị lạc, thì cho chó tìm dấu vết phải đeo dây dắt.
 

Hoan2008

Member
28.5. Những sai sót của người huấn luyện viên gây cho chó những phản xạ có điều kiện (thói quen) không nên có trong hoàn cảnh và thời gian của một ngày

Nếu người huấn luyện viên sử dụng tất cả thời gian trong một tình huống thì thường thường tạo nên mối liên hệ bền vững có điều kiện đối với tình huống này. Ví dụ, nếu người huấn luyện viên thường hay dạy chó khám xét hiện trường ở một khu vực, còn đồ đạc hoặc người lạ ở những chỗ kín khác (dưới hố, trong bụi...) cũng ở ngay khu vực đó, thì chó sẽ chạy ngay đến chỗ có vật quen thuộc ở khu vực đó mà sẽ ít muốn đánh hơi để tìm kiếm. Vì vậy, cần phải thay đổi tình huống luyện tập một cách có hệ thống.

Khi cho chó đi theo vết giầy nhìn thấy rõ, thì khi đó chó sẽ có phản xạ tìm kiếm với toàn bộ kích thích gồm mùi của dấu vết và vết giầy nhìn thấy. Do đó, chó có thể sẽ kém nhận ra dấu vết có mùi khi không có dấu vết nhìn thấy hoặc cũng có thể chó hoàn toàn không chịu làm theo yêu cầu. Để tránh hiện tượng nói trên, về mùa đông nên làm dấu vết ở những khu vực lầy hoặc vào lúc có tuyết rơi để tuyết xuống sẽ phủ kín các vết giầy.

Như đã nói ở trên, thời gian cũng là kích thích có điều kiện, nó có thể là "bộ chuyển mạch" của hoạt động phản xạ có điều kiện.

Nếu huấn luyện chó chỉ vào một thời gian trong ngày thì sẽ tạo nên cho chó mối quan hệ có điều kiện với thời gian. Nếu thường xuyên cho chó làm việc vào ban ngày, thì chó sẽ làm việc kém vào ban đêm hoặc sẽ hoàn toàn không thể làm việc vào ban đêm.

Cần chú ý thực hiện đúng nguyên tắc chuyển dần dần hoạt động của chó từ ban ngày sang ban đêm. Để chó có thể hoạt động tốt đều vào những thời gian khác nhau trong ngày, cần phải huấn luyện nó cùng với điều kiện như thế, nghĩa là vào những thời gian khác nhau trong ngày. Khi chuyển từ tập ban ngày sang tập ban đêm, cần chú ý là trong điều kiện trời tối, trường lực vỏ dạ não giảm đi và mức phản xạ có điều kiện cũng giảm. Sau khi luyện tập được một thời gian thì sự khác nhau về khả năng hoạt động theo thời gian sẽ giảm dần và chó sẽ hoạt động tốt về ban đêm. Nên cho chó luyện tập vào những điều kiện thời tiết khác nhau.
 

Hoan2008

Member
28.6. Những quan hệ phản xạ có điều kiện không hợp ý đối với người giúp việc, người huấn luyện viên và với quần áo của người đó

Thói quen thường gặp của người huấn luyện là chỉ dùng một số người nhất định nào đó làm người giúp việc cho mình. Như vậy, sẽ tạo nên cho chó thói quen phản ứng với mùi riêng nhất định nào đó mà thôi. Chó sẽ tìm đúng người giúp việc của người huấn luyện viên, vì chó đã quen mùi của người đó, và nếu như khi có người lạ nào khác làm người giúp việc cho huấn luyện viên, thì chó sẽ khó tìm vì không quen mùi.

Phản ứng mang tính chất phản xạ có điều kiện không đúng rất thường gặp là chó quen với quần áo của người giúp việc cho người huấn luyện viên. Nếu trong suốt thời gian huấn luyện, chỉ sử dụng một bộ quần áo, đặc biệt quần áo bảo hộ lao động, thì chó sẽ rất hung hăng nhảy xổ vào người mặc bộ quần áo đó. Vì vậy, quần áo đặc biệt (quần áo bảo hộ lao động khi dạy chó) của người giúp việc để chống chó cắn phải có dáng khác nhau, ít khác với quần áo bình thường của mọi người.
 

Hoan2008

Member
28.7. Những quan hệ phản xạ có điều kiện không dúng của chó với những kích thích bằng ánh sáng và âm thanh mạnh

Chó nghiệp vụ phải được huấn luyện phản ứng một cách bình tĩnh với tiếng súng và với những kích thích âm thanh và ánh sáng mạnh khác. Nếu không có chế độ luyện tập đúng thì chó thường hay sợ những kích thích này và không thể dùng nó làm chó nghiệp vụ được, vì rất khó khắc phục nhược điểm đó, hoặc có khi không thể khắc phục được. Mỗi lần cần phải thay đổi điều kiện tập, không chỉ để người giúp việc bắn, mà có khi phải do chính người huấn luyện viên hoặc người thứ ba nào khác bắn.

Cần phải có trình tự luyện tập để chó sợ tiếng súng, tiếng nổ, ánh sáng đèn pha hoặc pháo sáng.
 

Hoan2008

Member
28.8. Những sai sót của người huấn luyện viên khi huấn luyện chó

Không thường xuyên cho chó đi tìm dấu vết có mùi, đoạn trường có dấu vết có mùi người huấn luyện viên đã biết rõ (dấu vết kiểm tra). Trong trường hợp này, người huấn luyện viên thường hay dùng dây dắt để hứng chó đi theo đoạn đường có dấu vết, đi chậm hoặc dừng lại ở những chỗ có đồ đạc để lại ở dấu vết, giữ dây dắt ở những chỗ dấu vết chuyển hướng (ở góc ngoặt)... chó quen phản ứng tìm kiếm bị động theo sự tác động của người huấn luyện viên khi đó dấu vết có mùi cũng như kích thích giữ vai trò thứ yếu, chó chạy theo hướng chung tùy theo mức kéo căng và lực giật dây dắt. Khi người huấn luyện viên vừa kịp kéo căng dây dắt hoặc giảm nhịp đi, thì chó bắt đầu tìm đồ vật hoặc thay đổi hướng đi và tiến lên phía trước không phụ thuộc vào dấu vết có mùi cho đến khi người huấn luyện viên thôi không kéo dây dắt nữa, có tín hiệu thay đổi hướng đi hoặc tín hiệu vật nằm trên dấu vết.

Những thói quen như thế làm cho chó không được dùng để tìm dấu vết của tội phạm được vì khi điều tra người ta cho chó đi theo dấu vết trên đoạn đường chưa được biết rõ (dấu vết "mù"). Chó sẽ bị lạc hướng với dấu vết hoặc nói chung không muốn tiếp tục tìm dấu vết nữa.

Để tránh tình trạng này, chỉ có thể thay đổi điều kiện học tập và động tác của chính người huấn luyện viên. Chó phải tìm kiếm dấu vết có mùi, dây dắt phải được để chúng. Người huấn luyện viên phải cùng với chó tiếp tục tìm kiếm dấu vết chưa rõ, gọi là dấu vết "'mù".

Nếu tổ chức huấn luyện không đúng khoa mục tìm dấu vết chưa rõ cho những chó làm nghiệp vụ điều tra, thì có thể chó sẽ mắc thói quen đúng với mục đích luyện tập làm giảm chất lượng công tác nghiệp vụ của chó. Nếu người huấn luyện viên không có kinh nghiệm cho chó đi tìm dấu vết chưa rõ mà không có người tố chức huấn luyện đi theo, thì người huấn luyện viên thường giật dây dắt làm cho chó lạc hướng với dấu vết, không biết cách tác động lên chó, không thể xác định được tính nết của chó, không biết chó có đi theo dấu vết hay không, và thường có khi đi quá bước (tiến lên trước) chỗ dấu vết, cuối cùng tìm thấy người để lại dấu vết đó. Khi thường xuyên luyện tập những tác động tương tự như thế, chó sẽ chạy mà không cần đánh hơi một cách tích cực với những dấu vết có mùi tích cực của phản ứng tìm kiếm giảm đi rõ rệt, và nói chung trong điều kiện phức tạp chó sẽ không muốn tiếp tục tìm dấu vết có mùi nữa. Nên tạo ra những điều kiện như thế nào đó để chó luôn luôn đi theo mùi của dấu vết và cuộc truy lùng phải được kết thúc bằng sự phát hiện ra người để lại dấu vết đó tấn công người đó và chiến đấu với người đó. Nếu không thực hiện được đúng trình tự của các phản ứng đã được luyện tập, ở điểm kết thúc không để cho chó tấn công vào người giúp việc (chó sợ) thì tất cả những hiện tượng đó sẽ làm giảm tính tích cực của phản ứng tìm kiếm và nói chung chó có thể đi theo dấu vết có mùi.

Nếu người huấn luỵên viên có những hành động thô bạo đối với chó, đặc biệt là khi mới bắt đầu ở điểm xuất phát đi tìm kiếm dấu vết hoặc trong khi đang đi tìm dấu vết, thì thường sẽ dẫn đến làm cho chó không chịu làm nhiệm vụ tìm kiếm dấu vết trong một thời gian rất lâu dài. Cần có thái độ rất thận trọng trong quan hệ với chó khi làm nhiệm vụ phức tạp (tìm dấu vết có mùi, lựa chọn người, đồ vật theo mùi đã được định trước ...). Một điều hết sức quan trọng là ở điểm kết thúc của dấu vết, người giúp việc phải biết hành động khéo léo và thận trọng, không gây cho chó những tác động đau đơn. Thường thường, những hành động thô bạo của người giúp việc ở điểm cuối cùng của dấu vết sẽ làm giảm rất nhiều tính tích cực của phản ứng tìm kiếm dấu vết có mùi đối với chó.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top