• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Kiến thức chung về huấn luyện chó

Status
Không mở trả lời sau này.

Hoan2008

Member
19. Dạy chó vượt chướng ngại vật

Tập vượt chướng ngại vật sẽ giúp cho chó phát triển thể lực, tăng thêm tính thông minh, lòng dũng cảm và phối hợp hành động. Thói quen vượt chướng ngại vật là rất cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Những kích thích có điều kiện: mệnh lệnh "tiến" và động tác vẫy tay phải về hướng có chướng ngại vật

Những kích thích không điều kiện: thưởng mồi cho chó, kéo căng dây dắt và những động tác khác của người huấn luyện viên

Để bắt chó vượt chướng ngại vật, người ta sử dụng những phản ứng cơ bản vốn có ở chó, đó là phản ứng tự vệ bị động và phản ứng thức ăn.

Dạy chó vượt chướng ngại vật phải tuân thủ đúng những điều kiện và những quy tắc sau:

Dạy trên bãi tập đặc biệt có bố trí những chướng ngại vật khác nhau (như rào chắn, thang, hào, hố, cầu thăng bằng). Sau đó nên sử dụng những hàng rào các kiểu, tường chắn, hào (rãnh) thường gặp trong quá trình luyện tập trên sân bãi để làm chướng ngại vật.

Phải bắt đầu tập từ những động tác dễ nhất. Ví dụ, bắt đầu phải dạy chó vượt chướng ngại vật (rào chắn) không cao (đến 60-70cm), vượt rào hẹp (đến 1m) và tiếp tục tăng thêm điều kiện luyện tập có chú ý đến tình trạng sức khoẻ và mức độ huấn luyện của chó.

Để tránh gặp phải những trường hợp bất trắc, nên thường xuyên cho chó vượt chướng ngại vật từ những hướng khác nhau.

Trước mỗi chướng ngại vật và sau khi vượt qua chướng ngại vật đó, chó phải tự ngồi xuống và đợi lệnh của người huấn luyện viên. Đó là điều rất cần thiết để hoàn chỉnh tốt nhiệm vụ.

Khi vượt chướng ngại vật không được để chó bị tổn thương (vấp đau). Sau mỗi lần vượt chướng ngại vật xong phải động viên chó. Những bài tập có liên quan đến động tác nhảy, không lên cho chó tập ngay sau khi chó vừa ăn.
Những ngày đầu dạy chó vượt một chướng ngại vật bất kỳ nào để cần phải bắt đầu từ cho chó làm quen với chướng ngại vật bằng cách cho chó đi dạo chơi sát đó.

19.1. Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện

Để huấn luyện cho chó động tác vượt chướng ngại vật kiểu này, người ta làm tường chắn giả chắc chắn và ổn định, có chiều cao giới hạn là 2m, chiều rộng là 2,5m. Phần đất ở cả hai phía chân tường giả này phải được xới tơi. Vấn đề làm tường giả phải tháo dời được để có thể mang đi lưu động.

Những động tác đầu tiên phải được tập với tốc độ cao của tường giả không quá 60-70cm.

Có thể tập phản xạ có điều kiện bằng một số phương pháp.

Phương pháp thứ nhất: Người huấn luyện viên cùng với chó nhảy qua tường giả. khi đứng cách xa chướng ngại vật 5-6m, tay trái người huấn luyện viên dắt chó bằng dây dắt ngắn. Sau đó chạy đến gần chướng ngại vật và nhảy vọt lên, đồng thời kéo chó nhảy theo. Trong khi đang nhảy, ra lệnh "tiến". Khi chó vừa mới vượt qua chướng ngại vật phải kịp thời động viên thưởng mồi cho chó.

Động tác này được tập đi tập lại nhiều lần. Sau đó, người huấn luyện viên không nhảy cùng với chó mà chạy đến gần chướng ngại vật và ra lệnh "tiến", bắt chó tự nhảy qua. Người huấn luyện viên nhanh chóng vượt sang phía bên kia chướng ngại vật và động viên chó.

Phương pháp thứ hai: Người huấn luyện viên dắt cho bằng dây dắt dài, đưa chó tiến đến gần chướng ngại vật còn khoảng cách 2-3m, ném đầu dây dắt qua phía bên kia và bước qua theo dây dắt.

Sau đó gọi chó "lại đây", dùng dây dắt kéo cho chó vượt qua. Lúc chó đang nhảy hô "tiến", và sau đó thưởng mồi cho chó, cho chó đi dạo chơi.

Hai phương pháp vừa trình bày trên đây là những phương pháp chủ yếu và phổ biến nhất. Nếu không có điều kiện dạy chó vượt qua chướng ngại vật bằng những phương pháp này thì có thể áp dụng các phương pháp khác.

Phương pháp thứ ba: Xua chó hãy ra ngoạm vật, nhảy qua chướng ngại vật, đuổi theo vật gì đó do người ném đi ở hướng phía trước mặt chó. Lúc chó nhảy, ra lệnh "tiến".

Phương pháp thứ tư: Bắt những con chó đã quen nhảy giỏi lần lượt nhảy qua chướng ngại vật. Thả cho cần dạy nhảy theo những con đã biết nhảy. Đôi khi phương pháp này đạt kết quả tốt.

Nếu khi nghe lệnh "tiến", chó tự nhảy một cách mạnh dạn qua chướng ngại vật, thì khi đó có thể bổ sung thêm những điều kiện huấn luyện sau:

- Tăng dần chiều cao của chướng ngại vật

- Luyện giữ chó trước khi nhảy

- Dạy chó nhảy qua chướng ngại vật khác nhau: bụi rậm, bằng rào gỗ…

Cứ sau 3-4 lần tập nhảy, phải tăng chiều cao của chướng ngại vật lên 10-15cm. Khi tăng chiều cao của chướng ngại vật, một số chó sợ không dám nhảy. Trong trường hợp này, người huấn luyện viên phải giúp chó khi chó đang nhảy. Lúc chó chưa nhảy tới chướng ngại vật, người huấn luyện viên đỡ cho chó trước vào mép trên của chướng ngại vật. Cũng đúng lúc đó, người huấn luyện viên hô "tiến". Dùng dây dắt để thúc chó nhảy phải biết cách, không làm cho chó bị đau vì nếu bị đau, chó sẽ từ chối không chịu nhảy nữa.
Mỗi khi chó nhảy đạt được yêu cầu, người huấn luỵên viên phải kịp thời nhảy theo sang qua chướng ngại vật thì phải giảm tốc độ cao đó xuống. Nếu chó bị đau hoặc bị mệt quá do tập nhiều thì không nên cho chó tiếp tục vượt chướng ngại vật nữa, mà phải cho nó nghỉ.

Khi chó đã quen nhảy thạo qua chướng ngại vật, cần luyện động tác giữ cho chó trước và sau khi nhảy. Để tập động tác này, khi chó chó ngồi cách chướng ngại vật khoảng 3-4m, người huấn luyện viên đứng cách chó một bước ở bên phải và phía trước, đồng thời ra lệnh "ngồi". Khi chó định nhảy qua chướng ngại vật, người huấn luyện viên lại nhắc lại mệnh lệnh 'ngồi" và giật dây dắt. Sau khi giữ chó không lâu, khoảng 10-15 giây, người huấn luyện viên ra lệnh hoặc làm hiệu cho chó vượt qua chướng ngại vật.

Không nên cho chó tập nhảy qua những chướng ngại vật cao quá 2m, vì trong hoàn cảnh thực tế chó rất ít gặp những trường hợp như thế.

Không nên cho chó tập nhảy ở khoảng cách quá gần (dưới 3-4m), vì không lấy đà chó có thể không nhảy qua được chướng ngại vật. Những trường hợp như thế làm cho chó sợ chướng ngại vật và từ chối không chịu nhảy.

Tuỳ theo mức độ tăng chiều cao của chướng ngại vật mà chuyển sang dạy chó động tác nhảy không có dây dắt. Khi vượt chướng ngại vật cao, chó đeo dây dắt có thể sẽ bị vướng và làm chó đau.

Ở giai đoạn cuối của thời kỳ luyện tập động tác này, song song với việc tăng cường thói quen cho chó vượt chướng ngại vật tiêu chuẩn, cần luyện cho chó vượt tốt những chướng ngại vật tự nhiên khác nhau khi làm nhiệm vụ khám xét hiện trường và tìm dấu vết.

Nếu theo mệnh lệnh lần đầu hoặc cử chỉ làm hiệu, chó vượt qua các chướng ngại vật khác nhau có chiều cao đến 2m một cách thành thạo, lúc đó là chó đã có thói quen vượt chướng ngại vật.

19.1. Những thiếu sót có thể có ở huấn luyện viên

1. Tăng chiều cao của chướng ngại vật không tính đến khả năng của thể lực và mức độ được huấn luyện của chó, làm cho chó từ chối không chịu vượt qua chướng ngại vật.

2. Thường hay tập những động tác vượt chướng ngại vật gây cho chó bị mệt mỏi và từ chối không chịu vượt qua chướng ngại vật nữa.

3. Cho chó vượt chướng ngại vật chỉ từ một phía và theo trình tự giống nhau
 

Hoan2008

Member
20. Dạy chó leo cầu thang

Dạy chó leo cầu thang được tập song song với các động tác vượt các chướng ngại vật khác nhau.

Cầu thang dùng để huấn luyện chó, có các kiểu kết cấu khác nhau:

1. Đối với chó nhỏ: dùng loại cầu thang có bậc rộng, phẳng, không cao.

2. Cầu thang hỗn hợp là hai cầu thang có bậc khác nhau về chiều rộng, được đặt nghiêng dưới một góc khác nhau so với chân cầu thang

Tuỳ theo đặc điểm riêng của chó mà người ta dạy chó leo cầu thang bằng những phương pháp khác nhau.

Phương pháp phổ biến nhất là người dạy cùng đi với chó trên cầu thang. Mới bắt đầu phải cho chó tập trên những cầu thang thoải có bậc rộng. Người huấn luyện viên cho chó đi dạo chơi dọc cầu thang. Sau đó dắt chó đi bên cạnh bằng dây dắt ngắn, đến gần cầu thang và giữ chó cẩn thận bằng dây dắt, bước lên cầu thang đồng thời ra lệnh "tiến".

Khi đến bệ cầu thang, cho chó ăn mồi để động viên nó.

Dắt chó đi xuống cầu thang khó hơn khi đi lên, vì vậy người huấn luyện viên phải đi trước chó một bước và chú ý theo dõi để chó không sợ. Người huấn luyện viên giữ chó bằng dây dắt và ra lệnh "chậm thôi", khi chó bước chậm phải kịp thời động viên chó bằng giọng nói nhẹ nhàng "chậm thôi", "tốt' và thưởng cho chó mồi.

Nếu chó không chịu leo cầu thang, có thể dạy chó bằng một trong những phương pháp sau đây:

1. Dùng vật mà chó hay ưa ngoạm để kích thích sơ bộ chó, sau đó tung vật đó lên bệ ở đầu cầu thang và thúc chó đi theo.

2. Trên bậc cầu thang có đặt những miếng thịt hoặc đặt đĩa đựng thức ăn trên bệ ở đầu cầu thang, sau đó cho chó đi lên cầu thang

Những ngày đầu mới tập phải có người huấn luyện viên đi cùng với chó. Khi chó đã quen đi cùng với người huấn luyện viên lên cầu thang rồi, thì tăng thêm điều kiện luyện tập. Bắt đầu dạy chó đi lên cầu thang không cùng với người.

Khi mới bắt đầu dạy chó tự leo cầu thang một mình thì người huấn luyện viên phải đi lên trước, nếu thấy chó cũng đi lên theo thì dừng lại và ra lệnh cho chó đi tiếp. Sau đó, người huấn luyện viên để chó đứng cùng với mình ở trước cầu thang, cách 1-2m, tay kéo dây dắt và đồng thời bước đi, quay sang bên trái và sau khi giữ chó không lâu ra lệnh "tiến", tay ra hiệu cho chó đi lên cầu thang.

Khi chó vừa mới lên tới bệ cầu thang, người huấn luyện viên quay trở lại đi xuống và ra lệnh cho chó "lại đây" hoặc vẫy tay gọi chó. Nếu chó lao xuống nhanh, phải ra lệnh "chậm thôi".

Tiếp sau đó, tuỳ theo mức độ luyện thói quen, người huấn luyện viên để chó ở trên bệ cầu thang và ra lệnh "ngồi", "nằm", "đứng"… dạy chó vượt những cầu thang phức tạp hơn (bậc hẹp, tròn đặt ở những góc độ khác nhau).

Tiếp tục huấn luyện hoàn thiện thói quen cho đến khi thực hiện đúng nhiệm vụ trong khi tìm dấu vết ở những nơi đông dân, khi khám nhà (đặc biệt là chó béc giê). Khi gặp loại cầu thang có kiểu kết cấu khác thường làm chó khó leo thì người huấn luyện viên phải giúp chó.

Thói quen leo cầu thang được coi là đã thành thạo, nếu theo tín hiệu của người huấn luyện viên, chó mạnh dạ leo lên cầu thang, đồng thời thực hiện đúng các mệnh lệnh "ngồi", "nằm", "đứng", "cắn" khi ở trên bệ ở đầu cầu thang và khi đi xuống, chó không biết sợ.

Những sai sót có thể xảy ra

1. Khi chó tự leo cầu thang một mình vẫn để dây dắt ở cổ chó, vì vậy dây dắt sẽ mắc vào vật khác làm chó đau hoặc bị ngã

2. Không được bắt chó leo cầu thang hoàn toàn dựng đứng, chó có thể bị ngã

3. Không được cho chó nhảy từ trên bậc cao của cầu thang xuống đất.
 

Hoan2008

Member
21. Dạy chó đi cầu thăng bằng

Dạy chó đi cầu thăng bằng được tiến hành song song với dạy chó vượt các chướng ngại vật. Công việc huấn luyện được bắt đầu trên cầu tập. Cầu thăng bằng là một khúc gỗ tròn có chiều dài 5-6m, đặt trên hai cột chôn xuống đất, có chiều cao đến 1m. Ở hai đầu có hai dốc thoải. Đối với những động tác mới bắt đầu tập phải dùng loại cầu có mặt phẳng. Khi cho chó đi dạo chơi dọc theo cầu trượt, người huấn luyện viên dắt chó bằng dây dắt ngắn và tay trái tiếp cận với cầu. Sau đó, tay phải cầm dây dẳt, dắt chó đi lên cầu. Khi chó bắt đầu bước lên cầu, ra lệnh "tiến".

Thường hay gặp trường hợp, thời gian mới bắt đầu tập, chó vừa mới leo lên được phần dốc thoải đã định nhảy xuống. Trong trường hợp này, người huấn luyện viên phải dùng tay phải cầm dây dắt quay vòng đeo cổ xuống phía dưới, cìn tay trái đỡ lấy bụng chó và dẫn chó sang tận đầu cầu bên kia, đồng thời ra lệnh "tiến", "tốt". Trong khi đi trên cầu, nên chó chó ăn mồi. Sau khi cho chó đi qua cầy lại thưởng mồi và cho chó ở trạng thái tự do.

Sau đó, người huấn luyện viên giảm dần phần giúp chó vượt cầu, mà nên để cho chó tự lực nhiều hơn.

Khi chó bắt đầu tự lực và mạnh dạn đi trên cầu được rồi thì có thể tăng cường thêm mức độ phức tạp của động tác tập. Cho chó tập những động tác vượt hào, sông nhỏ (kênh), hố nước ván lật… Dạy chó thực hiện những động tác khác nhau trên cầu thăng bằng (ngồi, nằm), luyện giữ chó trước và sau khi đi cầu thăng bằng.

Nếu khi thấy mệnh lệnh ban đầu hoặc động tác làm hiệu, chó mạnh dạn và bình tĩnh vượt qua cầu thăng bằng các kiểu khác nhau, thì coi như chó đã thành thạo với động tác này.

Những sai sót có thể xảy ra

1. Giật dây dắt làm tăng phản ứng tự vệ bị động của chó

2. Làm giảm đột ngột nhịp đi nhanh của chó khi đang ở trên cầu thăng bằng, do đó chó có thể bị mất thăng bằng và nhảy trước dự định.
 

Hoan2008

Member
22. Dạy chó bơi

Khi đi làm nhiệm vụ, đặc biệt là khi tìm dấu vết, thường phải vượt qua chướng ngại vật nước, vì vậy chó nghiệp vụ cần phải được huấn luyện vượt sông, hồ… theo tín hiệu của người huấn luyện viên.

Những kích thích có điều kiện: Mệnh lệnh "tiến" và động tác làm hiệu - vẫy tay phải theo hướng đi

Những kích thích không điều kiện làm kích thích chó bước xuống nước bơi gồm: cho chó ăn mồi, cho vật ngoạm, nhiệt độ không khí cao (trời nóng) và người huấn luyện viên dắt chó xuống nước một cách thận trọng (không cưỡng bức).

Tập thói quen bơi trên cơ sở phản xạ không điều kiện - khả năng giữ chó ở dưới nước và bơi.

Song không phải bất cứ chó nào cũng tự động lội xuống nước và biết bơi đúng. Vì vậy, nhiệm vụ của người huấn luyện viên là ở chỗ, khi tác động bằng những kích thích nhất định, kích thích (bắt chó) lội xuống nước, dạy chó bơi theo tín hiệu trên hướng đã vạch ra và tập cho chó bơi êm, không phát ra tiếng động, không quẫy mạnh hai chân trước trong nước. Dạy chó bơi phải được bắt đầu sau khi đã dạy cho nó thói quen với kỷ luật chung, về mùa hè, vào những ngày ấm áp.

22.1. Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện

Trước hết, phải dạy chó không sợ nước, mạnh dạn lội xuống nước, ngâm trong nước một cách thoải mái. Đối với những buổi tập ban đầu, nên chọn hồ (ao) có bờ thoải và sâu dần

Vào những ngày trời nóng, dạy chó bơi dễ hơn, chó thích lội xuống nước hơn
Có thể dạy chó bơi bằng một vài phương pháp:

Phương pháp thứ nhất: đối với những chó hay ưa ngoạm, thì dùng vật ngoạm để nhử nó xuống nước. Cách làm như sau: Người huấn luyện viên ném một vật xuống nước, hướng mặt chó và cách bờ không xa, sau đó xua chó lội xuống bắt lấy vật đó bằng mệnh lệnh "ngoạm", khi chó mạnh dạn lội xuống nước và bơi một cách bình tĩnh thì lúc đó ném thê vật khác, và cứ như thế ném tiếp.

Khi mới bắt đầu tập, xua chó lội xuống nước ngay sau khi vừa ném vật xuống, về sau này có giữ chó lại không lâu.

Phương pháp thứ hai: Khi cho chó dạo chơi gần nước, người huấn luyện viên cho chó quen dần với nước. Nếu chó không chịu lội xuống nước theo người huấn luyện viên thì người huấn luyện viên đứng dưới nước cách bờ không xa gọi chó đến với mình bằng giọng mệnh lệnh 'lại đây" và đưa mồi ra nhử.

Nếu chó vẫn không chịu lội xuống nước, người huấn luyện viên bế chó lên tay và đặt xuống nước cách bờ không xa, động viên và chấn tính bằng cách cho chó ăn mồi. Tiếp sau đó, khi chơi đùa với chó ở dưới nước, người huấn luyện viên nhử chó xa bờ dần. Khi chó lội đến chỗ sâu, để giữ chó nổi được trong nước, chó bắt đầu đập đập hai chân trước trong nước, người huấn luyện viên luồn tay vào bụng chó để đỡ nhẹ cho chó nổi và lúc đó lệnh "tiến".

Sau hàng loạt những động tác kết hợp như thế, chó quen với nước và quen bơi đúng, không có tiếng động.

Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được bắt chó xuống nước bằng cách cưỡng bức (ném xuống nước) vì làm thế chó sẽ sợ nước.

Trong những buổi tập tiếp theo, tập cho chó ở dưới nước lâu hơn, bắt chó bơi ra cách bờ hoặc cho chó xuống nước nhiều lần có nghỉ giải lao không lâu, xen kết hợp tìm dấu vết được giả định trong khi vượt chướng ngại vật nước và cho chó bắt giữ người.

Nếu khi chó đã dám mạnh dạn lội xuống nước, ở lâu dưới nước và vượt qua những chướng ngại vật nước có khoảng cách (chiều rộng khác nhau) thì coi như chó đã thành thạo với động tác này.

22.2. Những sai sót có thể xảy ra

1. Ném chó xuống nước, làm cho chó sợ nước

2. Mới bắt đầu tập, cho chó tập ở chỗ nước sâu hoặc chỗ nước chảy xiết, đôi khi xảy ra những chuyện đáng tiếc
 

Hoan2008

Member
23. Dạy chó không nhận thức ăn, ăn khi chưa cho phép

Để đầu độc hoặc quyến chó đi, người lạ thường hay dùng kế để lại trên sân những thức ăn có tẩm độc (thịt, cá, giò chả…)

Để bảo vệ chó, cần phải tập cho chó có thói quen từ chối ăn thức ăn của người lạ cho hoặc ngẫu nhiên chó gặp.

Kích thích có điều kiện: mệnh lệnh "phu"

Kích thích không điều kiện: giật dây dắt, đánh bằng roi, tác động bằng vòng đeo cổ kiểu chật và bằng dòng điện

Dạy chó từ chối nhận thức ăn lạ phải được bắt đầu sau khi dạy chó có thói quen kỷ luật chung, trong đó có thói quen ngừng những hành động không vừa theo ý mệnh lệnh "phu". Thường thường nó là phần cuối cùng của khoá huấn luyện chó nghiệp vụ

23.1. Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện

Trước hết, phải dạy chó ăn thức ăn người huấn luyện viên cho và khi được ăn sau khi đã được người đó cho phép.

Bắt đầu tập ngay trong bữa ăn hàng ngày của chó ở trong trại nuôi

Người huấn luyện viên để đĩa thức ăn trước mặt chó. Khi chó định ăn thì ra lệnh cấm "phu" và giật dây dắt.

Sau 20-30 giây cho phép chó ăn thức ăn bằng mệnh lệnh "ăn đi"

Sau kết hợp nhiều lần (thường 5-6 ngày), chó được tạo nên phản xạ có điều kiện không ăn thức ăn khi người huấn luyện viên không cho phép. Giữ chó ngồi trước đĩa thức ăn đến một vài phút.

Sau đó dạy chó không ăn thức ăn tìm thấy trên đất

Phương pháp tập như sau: Người huấn luyện viên có người giúp việc đi đặt những miếng thịt gần những chỗ dễ nhận ra nhất. Người huấn luyện viên đặt chó bằng dây dắt dài và khi cho chó đi dạo chơi, dẫn cho đến gần chỗ có đặt những miếng thịt sẵn. Trong khi đó phải chú ý theo dõi hành vi của chó.
Nếu chó đi sát qua miếng thịt mà không để ý đến nó, thì người huấn luyện viên ra lệnh "đi chơi" và tiếp tục đi dạo chơi.

Trong những ngày mới bắt đầu tập, nên dắt chó đi dạo chơi bằng dây dắt ngắn và không nên cho những con chó có phản ứng mạnh mẽ với thức ăn đi gần những miếng thịt đã đặt sẵn.

Sau đó, điều kiện trở lên phức tạp hơn:

- Đặc điểm địa hình của sân bãi được thay đổi

- Để những miếng thịt nhỉ và ở những chỗ khuất khó nhìn thấy

- Khi chó đi dạo chơi chỉ dùng dây dắt dài

Khi tăng cường điều kiện luyện tập, cũng giống như những ngày đầu khi mới bắt đầu tập, cần chú ý theo dõi cử chỉ của chó, không để chó ăn no những thức ăn mà chó tìm được.

Nếu khi đứng trên khoảng cách bằng dây dắt dài mà chó không ăn thức ăn thu được thì cũng như chó đã có thói quen không tự ý ăn thức ăn khi chưa có lệnh của người huấn luyện viên. Thói quen này của chó được tập lại trên bãi, như có vật những miếng thịt ở những chỗ mà người huấn luyện viên cũng không rõ.

Sau đó, dạy chó không ăn thức ăn của người lạ khi có mặt và khi vắng mặt người huấn luyện viên.

Thói quen từ chối không nhận thức ăn được huấn luyện trong toàn bộ sự phát triển tính hung dữ, phương pháp này sẽ làm cho chó không tin người lạ.

Những động tác dạy chó không ăn thức ăn của người lạ được tiến hành như sau:

Trước hết, phải hướng dẫn người giúp việc (người đứng ở chỗ nào đó để có thể tiếp cận với chó và hành động được dễ dàng…)

Người huấn luyện viên buộc chó vào cột. Người giúp việc, một tay cầm miếng thịt, còn tay kia cầm roi giấu sau lưng, bình tĩnh và tất nhiên đi tới gần chó và đưa thức ăn cho nó. Khi chó định đớp miếng thịt, người huấn luyện viên ra lệnh "phác" đồng thời chỉ tay vào người giúp việc. Người giúp việc đánh khẽ chó và bỏ đi. Lúc đầu, người giúp việc mang theo thịt, sau đó khi bỏ đi thì vứt lại trước mặt chó. Người huấn luyện viên nên ra lệch "phác", "tốt", "phác" và động viên chó.

Nếu chó định đớp miếng thịt vừa ném xuống, người huấn luyện viên ra lệnh "phu" với giọng đe doạ và giật dây dắt. Nếu chó không có phản ứng với miếng thịt, người huấn luyện viên nhanh chóng chạy đến gần chó, động viên và thưởng mồi và cho đi dạo chơi.

Khi dạy chó không ăn thức ăn của người lạ, phải dùng những loại thức ăn khác nhau, vì chó có thể chỉ quen khong ăn thức ăn có mùi nhất định nào đó, nhưng khi chó thức ăn có mùi khác thì chó lại ăn.

Sau này, người giúp việc không tiến cận với chó mà chỉ đứng ở xa ném thức ăn lại rồi bỏ đi. Nếu chó định nhặt lại thức ăn, người huấn luyện viên ra lệnh "phu", sau đó "phác". Nên thả chó (không cần dắt).

Nếu chó có phản ứng thức ăn, và nó không từ chối thức ăn như trong những trường hợp nói ở trên, có thể dùng máy phát điện (cái tự cảm) phát ra cường độ dòng điện không quá 0,5A và công suất không quá 16W. Cần chú ý dùng máy phát điện một cách rất thận trọng. Được sử dụng máy phát điện, phải có dòng lò đo đạc biệt kiên (dụng cụ để dạy chó). Chỉ có thể tiến hành dạy chó thói quen không nhận thức ăn của người lạ bằng phương pháp này dưới sự chỉ đạo của người hướng dẫn có kinh nghiệm.

Nếu khi vắng mặt người huấn luyện viên mà chó không ăn thức ăn của người lạ hoặc thức ăn tìm thấy ở dưới đất, coi như chó đã có thói quen không ăn thức ăn lạ.

23.2. Những sai sót có thể xảy ra

1. Tiến hành luyện tập chó chỉ ở trên một sân bãi và chỉ có một người giúp việc

2. Chỉ dùng một thức ăn, do đó chó chỉ quen không ăn một thứ thức ăn đó thôi, còn những thức ăn khác chó vẫn ăn

3. Cho phép chó ăn những thức ăn tìm thấy trên sân hoặc thức ăn do người giúp việc để lại, do đó chó không quen phân biệt rõ ràng.

4. Kết hợp không đúng những kích thích không điều kiện, do đó có thể gây chó phản ứng tự vệ bị động.
 

Hoan2008

Member
24. Giảm nhịp đi của chó

Giảm nhịp đi của chó thường gặp trong những trường hợp sau đây:

- Vượt những chướng ngại phức tạp

- Tìm dấu vết phức tạp, đặc biệt khi điều khiển cho không có dây dắt

- Đi công vụ cùng với chó

Giảm nhịp đi của chó có ý nghĩa rất quan trọng khi huấn luyện những chó điều tra (truy tìm).

Chó có thói quen giảm nhịp đi theo mệnh lệnh “chậm thôi” sẽ cho phép người huấn luyện viên điều khiển chó đi tìm dấu vết. Khi đi chậm chó dễ phân biệt dấu vết mùi vị tìm được, phát hiện những đồ vật để lại và tìm ra người gây dấu vết và mùi vị của đồ đạc được chính xác hơn.

Kích thích có điều kiện - mệnh lệnh “chậm thôi”

Kích thích không điều kiện – kéo hoặc giật dây dắt.

24.1. Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện

Bắt đầu dạy chó thói quan giảm nhịp đi khi đã tạo cho chó phản xạ có điều kiện với mệnh lệnh “đi bên cạnh” và “tiến”.

Theo mệnh lệnh “tiến”, người huấn luyện viên hướng chó đi theo đường mòn về phía trước mình bằng dây dắt ngăn và bắt đầu đi với nhịp nhanh, sau đó thay đổi tốc độ đi theo chù kỳ (chậm, nhanh): Chó bị nhầm, bước sai nhịp.

Mỗi lần người huấn luyện viên sửa sai: ra lệnh “chậm thôi”, giật dây dắt.

Nếu chó không giảm nhịp đi, thì nhắc lệnh mệnh lệnh với giọng đe dọa “chậm thôi” và củng cố mệnh lệnh bằng cách giật dây đắt một vài lần mạnh hơn.

Nếu chó đi chậm lại thì động viên nó bằng giọng âu yếm “tốt”.

Tăng dần điều kiện luyện tập. Luyện tâp trong trường hợp có những kích thích làm lạc hướng.

1- Giảm nhịp đi của chó khi đi trên cầu thang bằng và cầu thang: Phần lớn chó khi đi trên cầu thang bằng muốn đi thật nhanh hoặc nhảy ra khỏi cầu. Người huấn luyện viên ngăn chặn ý đó của chó bằng mệnh lệnh “chậm thoi” và giật dây dắt.

2- Giảm nhịp đi của chó khi tìm dấu vết phải cho chó tập ở giai đoạn hai tập thói quen tìm người theo dấu vết. Lúc đầu cho chó tập tìm những dấu vết dễ thấy. Người huấn luyện viên thả chó theo dấu vết và chú ý theo dõi hành vi của nó. Nếu thấy chó đi nhanh, phải kịp thời ra lệnh “chậm thôi” và giật dây dắt. Khi chó vừa mới kịp giảm nhịp đi, người huấn luyện viên buông lỏng dây dắt và ra lệnh “tốt”, “chậm thôi”.

Động tác giảm nhịp đi của chó được tập đi tập lại một vài lần, đặc biệt là những chố có dấu vết có mùi không giữ được lâu hoặc bị nhiễm bởi những dấu vết. Không nên giảm nhịp đi của chó trong khi đang đi tìm dấu vết, vì làm như thế sẽ làm giảm sự hăng hái của chó khi làm nhiệm vụ (tìm dấu vết).
Nếu theo mệnh lệnh lần đầu “chậm thôi”, chó giảm nhịp đi trong khi tìm dấu vết cũng như trong các trường hợp khác, như vậy là chó đã có thói quen với động tác này.

24.2. Những sai sót có thể xảy raNhững sai sót có thể có ở người huấn luyện viên

1- Giật dây dắt quá mạnh, đặc biệt là khi tìm dấu vết, làm như thế sẽ dẫn đến giảm phản xạ có điều kiện của chó khi tìm dấu vết.

2- Luôn luôn kéo căng dây dắt, hành động đó gây ra quan hệ không tốt đẹp đối với chó (chó đi tìm dấu vết có điều kiện) và không phân biệt rõ khi có mệnh lệnh “chậm thôi”.
 

Hoan2008

Member
25. Dạy chó bình tĩnh khi nghe thấy súng nổ, thấy các kích thích khác bằng âm thanh và bằng ánh sáng

Có nhiều trường hợp, có nghiệp vụ phải làm việc trong điều kiện có những tiếng nổ, trên địa hình được chiếu sáng bằng tên lửa, đèn pha…

Chó có thể được vận chuyển bằng ô tô, xuồng máy, máy bay và máy bay lên thẳng.

Vì vậy, mỗi chó nghiệp vụ cần phải được huấn luyện cho quen, không biết sợ các loại kích thích không bình thường đối với chó. Tốt nhất nên bắt đầu dạy chó động tác này khi chó còn nhỏ. Song khi tổ chức và tiến hành huấn luyện chó đàn cần nhớ rằng chó có thể được phát triển và nuôi dưỡng trong những đsiều kiện khác nhau. Vì vậy, khi huấn luyện cần phải tuân thủ nguyên tắc trình tự nâng cao, điều kiện luyện tập, nguyên tắc đó được áp dụng đối với những chó trước đây chưa được dạy cho quen với tiếng nổ và với những kích thích khác.

Người ta thường bắt đầu dạy chó làm quen với tiếng súng, tiếng nổ ở những chố chó ở và chỗ nuôi chó.

Lúc đầu, cho phát ra những tiếng nổ (tiếng súng) ở cách xa nơi chó ở (200-300m). Nếu giữa lúc xảy ra tiếng nổ (tiếng súng) hoặc lúc chó khác có phản ứng tự vệ bị động, thì người huấn luyện viên phải trấn an chó bằng cách nô đùa với chó hoặc cho chó đi dạo chơi. Tùy theo mức độ chó quen phản ứng một cách bình tĩnh với tiếng nổ mà đưa chó đến gần hơn nữa.

Nếu gần chỗ chó ở có hồ hoặc trường bắn, trong thời gian có bắn tập nên cho chó đi dạo chơi khu vực gần đó, nhưng phải chấp hành các biện pháp an toàn.
Trong thời gian huấn luyện chúng cũng phải tập cho chó thói quen này.

Ngoài ra người ta còn thường phải đưa bãi tập đến gần những nơi mà chó có thể sẽ gặp những kích thích khác nhau (ô tô, tàu hỏa, những tiếng ồn sản xuất..) Nếu tay chó phản ứng quá mạnh với những kích thích tương tự (sủa hoặc sợ hãi), cần phải trấn tĩnh chó, đánh lạc hướng bằng cách vui chơi vuốt veư chó và thưởng mồi cho chó.

Khi dạy chó thói quen bình tĩnh với những phản ứng ở địa điểm tương đối xa, thì trong quá trình luyện tập phải dần dần đưa chó đến gần nơi đó.

Trong trường hợp này, lúc đầu cho gây ra những tiếng nổ (bắn súng) ở cách xa, sau đó cho đưa gần dần đến chỗ bãi tập. Cũng có thể bắn súng trong khi chó đi đến bãi tập hoặc ngược lại.

Dạy nhưng chó sợ súng riêng biệt với đàn chó chính. Để huấn luyện cho chó có thói quen này, lúc đầu nên dùng những tiếng động sột soạt, sau đó chuyển sang bắn bằng súng hiệu suất phát (dùng trong thi đấu thể thao) và chỉ sau đó mới bắn bằng súng thật.

Sau khi dạy chó quen với tiếng súng trong những buổi tập của khóa huấn luyện chung, trong thời gian thả chó bắt giữ người giúp việc, người ta dạy chó quen với những động tác này. Người bắn súng có thể là người huấn luyện viên hoặc cũng có thể là người giúp việc. Dạy chó quen với tiếng súng trong khi tìm dấu vết, khi khám xét hiện trường và trong những trường hợp khác.

Dạy chó không biết sợ súng và tia sáng trong đêm là một mục rất quan trọng. Người ta bắt đầu dạy chó quen với tiếng súng lúc nhá nhem tối, vào lúc bình minh và sau đó chuyển dần sang ban đêm vào những giờ khác nhau.
Khi dạy chó quen với máy bay, máy bay lên thẳng, xuống máy, đèn pha… phải chấp hành đúng những nguyên tắc và những quy định như đã nói ở phần trên.

Nếu chó thờ ơ (bình tĩnh) khi nghe thấy tiếng súng, tiếng nổ, với đèn pha và với những kích thích khác vào bất kỳ lúc nào trong ngày ở cự ly không xa các nguồn kích thích này, khi đó là lúc chó đã quen với những hiện tượng này.
Những sai sót có thể có ở người huấn luyện viên

1- Bắn súng (gây tiếng nổ) ở cự ly rất gần làm chó trở nên quá nhút nhát không đúng.

2- Tác động bằng những kích thích cơ học (giật dây dắt, dùng roi đánh trong khi có tiếng nổ chỉ làm cho chó thêm sợ).
 

Hoan2008

Member
26. Phương pháp huấn luyện chung cho chó đàn

Huấn luyện chung cho chó đàn góp phần củng cố kỷ luật chung của chó, tập cho chó thói quen phân biệt mệnh lệnh và cử đi của người huấn luyện viên với mệnh lệnh của những người khác, dạy chó sóng quen với nhau.

Những động tác huấn luyện đàn chó được tiến hành ngay từ những ngày đầu dạy cho chó thói quen với kỷ luật chung.

Những động tác huấn luyện dân chó sẽ nhanh chóng làm cho chó nắm vững nguyên tắc và phương pháp thực hiện những động tác, hòan chỉnh những thói quen thực tế kể cả những phản xạ tự nhiên của chó, củng cố thói quen kỷ luật chung của chó trong những điều kiện phức tạp.

Hầu như tất cả những động tác huấn luyện chung có thể tiến hành tập bằng phương pháp cùng cả đàn.

Phương pháp huấn luyện

Người chỉ huy buổi tập ra lệnh cho những người huấn luyện viên cùng với chó đứng htành một hàng cách nhau 3-4 bước. Nếu trong đàn có chó cái, phải cho chúng đứng xếp hàng xen với chó đực. Còn những chó địch thủ (chó công kích) phải đeo rọ mõm.

Người chỉ huy buổi tập ra lệnh cho những người huấn luyện viên làm các động tác đã được quy định cùng với chó.

Ví dụ, ra lệnh (hoặc làm hiệu) để chó đứng, ngồi, nằm, bên trái, bên phải. Theo mệnh lệnh những người huấn luyện viên thực hiện những động tác tập theo trình tự đã được quy định. Hoặc người chỉ huy buổi tập có thể ra lệnh: “Đứng cách chó bao nhiêu bước đó - bước”.

Khi bước mỗi người huấn luyện viên ra lệnh cho chó “ngồi” (nếu chó đang ở tư thế ngồi) “nằm” (nếu chó nằm), bước ra một khoảng cách đã được quy định và quay mặt lại phía chó. Khi bước đi, người huấn luyện viên quay sang bên trái để quạt sát chó. Có thể ra lệnh để gọi chó đến với những người huấn luyện viên theo thứ tự hoặc đồng thời cùng một lúc. Để những người huấn luyện viên về với chú, người chỉ huy buổi tập ra lệnh: “Về với chó - bước”. Theo lệnh, những người huấn luyện viên bước đều trở về chỗ với chó, động viên chó thưởng mồi cho chó và đứng vào chỗ cũ của mình thành hàng.

Nếu chó không thực hiện mệnh lệnh hoặc cử chỉ của người huấn luyện viên một cách kịp thời theo đúng cự ly, người huấn luyện viên phải nhanh chóng tiến đến chỗ chó, nhắc lại mệnh lệnh, dùng những kích thích không điều kiện thích hợp và bắt chó làm những động tác theo yêu cầu. Nếu chó bỏ chỗ, người huấn luyện viên bắt chó phải quay về chỗ cũ sau đó đứng thành hàng. Buổi tập chung cả đàn được tiến hành bằng cách xếp hàng và đi vòng tròn.

Tùy theo thói quen tập chung cả đàn mà cự ly giữa chó với nhau được rút ngắn khoảng cách người huấn luyện viên bước ra cách chó… được tăng lên.
Khi tiến hành tập trung cả đàn, người huấn luyện viên phải chú ý theo dõi chó của mình để kịp thời điều khiển chó khi chúng bỏ chỗ và không cho đánh nhau với chó khác
 

Hoan2008

Member
27. Nội quy đối xử với chó khi đứng trong hàng

Khi đứng trong hàng với chó nghiệp vụ của mình, người huấn luyện viên cần phải chú ý theo dõi mệnh lệnh của người hướng dẫn, thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của người hướng dẫn.

Khi thực hiện các động tác đội ngũ, người huấn luyện viên phải thường xuyên theo dõi động tác của chó và bắt chó phải thực hiện đúng và đầy đủ mọi công việc, kịp thời động viên chó khi chó thực hiện đúng các động tác.

Người huấn luyện viên cùng với chó đứng trong hàng.

Đứng xếp hàng cùng với chó nghiệp vụ theo mệnh lệnh “tập hợp”. Người huấn luyện viên ra lệnh “đứng bên cạnh” nhanh chóng đứng vào hàng, cầm dây dắt theo tư thế đứng trong hàng (tay trái cầm dây dắt cách vòng đeo cổ một khoảng chừng 15-20cm, còn tay phải cầm đầu dây dắt ra lệnh cho chó “ngồi” và để c ho chó ngồi gần chân trái, chân trước của chó nằm trên đường thẳng cùng với mũi giày, mặt nhìn thẳng về phía trước.

Thực hiện mệnh lệnh “nhìn thẳng hàng”, “nghiêm”, “nghỉ”

Chỉnh đống hàng ngũ khi người huấn luyện viên đứng trong hàng cùng với chó nghiệp vụ được dồn hàng về phía bên trái theo mệnh lệnh “nhìn bên trái thẳng”.

Khi nghe lệnh, tất cả quay đầu sang bên và dồn hàng đồng thời theo dõi chó của mình, nếu cần phải chỉnh đốn vị trí cho chó, sau đó tiếp tục dồn hàng cho đến khi có lệnh “nghiêm”.

Khi có lệnh “nghiêm” tất cả đứng theo tư thế nghiêm tay cầm dây dắt bỏ xuôi tự do và áp sát vào bên đùi.

Khi nghe lệnh “nghỉ”, người huấn luyện viên có thể đứng tự do chùng gối chân phải hoặc chân trái nhưng không được rời khỏi vị trí cho phép động viên chó bằng mệnh lệnh “tốt” hoặc thưởng mồi cho chó.
 

Hoan2008

Member
28. Quay tại chỗ

Quay tại chỗ theo mệnh lệnh “bên phải quay”, “bên trái quay”, “đằng sau quay”.

Khi thực hiện các động tác, cần kiểm tra vị trí của chó và động viên chó khi nó làm đúng động tác.

Động tác quay bên phải được thực hiện bằng cách đưa chân phải quay đi một phần tư vòng sang bên phải và quay người theo, sau đó đưa chân trái lên. Khi bắt đầu quay, ra lệnh “đứng bên cạnh” và vào lúc đưa chân trái lên thì tay giật dây dắt.

Động tác quay bên trái được thực hiện bằng cách đưa chân trái quay đi một phần tư vòng sang trái và đặt chân trái mình ngay trước chân trước của chó. Sau đó ra lệnh cho chó “đứng bên cạnh” và bước chân phải lên (H69).

Người huấn luyện viên quay 180 độ cùng với chó, theo vai phải để thực hiện động tác này, cần đưa chân phải về phía sau nửa vòng, dồn toàn bộ trọng lực lên chân phải. Khi quay thì ra lệnh cho chó “đứng bên cạnh” và cho chó ngồi, đồng thời đưa chân trái về.

Quay cùng với chó khi di chuyển

Quay cùng với chó khi di chuyển thực hiện theo khẩu lệnh “Bên phải quay”, “bên trái quay, “đằng sau quay”.

Với vòng quay bên trái có thêm khẩu lệnh đồng thời với việc đặt chân phải xuống đất. Theo khẩu lệnh này người huấn luyện bước một bước bằng chân trái ra lệnh cho chó đứng bên cạnh, quay vòng bằng mũi chân trái, đồng thời đưa chân phải về phía trước. Khen chó, và tiếp tục di chuyển theo hướng mới.
Với vòng quay bên trái, khẩu lệnh được đưa ra đồng thời với việc đặt chân trái xuống đất. Theo khẩu lệnh này, người huấn luyện bước lên một bước bằng chân phải, ra lệnh cho chó đứng bên cạnh, quay bằng mũi chân phải, đồng thời đưa chân trái về phía trước. Khen chó và tiếp tục di chuyển theo hướng mới.

Với động tác quay 180độ, khẩu lệnh đưa ra đồng thời với việc đặt chân trái xuống đất. Theo khẩu lệnh này, sau khi đã bước một bước về phía trước, người huấn luyện quay vòng theo hướng vai phải đồng thời hướng cho chó vòng quay chân trái, chuyển động bắt đầu từ chân phải.
 

Hoan2008

Member
HUẤN LUYỆN ĐẶC BIỆT CHÓ NGHIỆP VỤ​

Việc huấn luyện đặc biệt chó nhằm mục đích tạo cho chúng những thói quen mà nhờ các thói quen đó có thể sử dụng chó để tìm kiếm, canh gác, tuần tiễu, áp giải và những công việc khác.

Công việc huấn luyện đặc biệt chó nghiệp vụ bao gồm: phát triển đặc tính hung dữ của chó, huấn luyện việc bắt giữ kẻ phạm tội, áp giải và giam giữ những người bị bắt, dạy chúng tìm kiếm lại các đồ vật đã mất, tìm người bằng cách đánh hơi các đồ vật của người đó, hoặc đánh hơi tìm người theo con đường người đó đi qua, khám xét, sục sạo nhà ở và các địa phận cần thiết, huấn luyện chó canh giữ các đồ vật.

Căn cứ vào yêu cầu phục vụ mà việc huấn luyện chó đặt ra các yêu cầu phù hợp, đó là việc tạo cho chúng một số thói quen nhất định nào đó trong toàn bộ hoặc một phần của chương trình huấn luyện đặt biệt chó nghiệp vụ. Chẳng hạn đối với những con chó dùng để sục sạo thì cần phải đào tạo chúng có tất cả các khả năng nói trên, còn đối với loại chó dùng để tuần tiễu thì cần đức tính hung dữ, khả năng bắt giữ kẻ chạy trốn và thói quen tìm kiếm sục sạo thành thạo là đủ.
 

Hoan2008

Member
1. Phát huy tính hung dữ, huấn luyện chó việc bắt giữ áp giải và canh giữ người bị bắt

Phát huy tính hung dữ là cơ sở quan trọng nhất của việc huấn luyện những khả năng tiếp theo của chó như đánh hơi, sục sạo, tuần tiễu và áp giải.

Sự kích động có điều kiện, mệnh lệnh: “xa”, bàn tay phải chỉ về phía người giúp việc.

Sự kích động không có điều kiện, người giúp việc dùng roi thường hoặc roi ngựa đánh vào chó bằng những lực khác nhau.

Bản năng tấn công, phòng thủ luôn được sử dụng trong quá trình phát huy tính hung dữ của chó.

Quá trình phát huy tính hung dữ của chó được bắt đầu thực hiện khi mối quan hệ giữa người dạy chó và chó đạt đến mức độ tốt nhất trong quá trình huấn luyện

1.1 Phát huy bản năng hung dữ của chó

Trong những buổi học đầu tiên, cần phải luyện cho chó tinh can đảm và dạn dày với những ngón đòn của người giúp việc, còn trong khi “vật lộn” thì khôn khéo cắn chặt vào quần áo tập của người giúp việc.

Để làm được điều này, vị trí tập luyện phải được chọn sao cho không có những sự kích động ngoại cảm, đồng thời phải có cả hầm hố cho người giúp việc ẩn náu khi cần thiết. ở vị trí dùng cho “vật lộn” phải được chọn nơi không có các vật thể nhọn, cứng hoặc các bụi cây có gai, các đám cỏ cứng, sắc. Người giúp việc khoác áo tập, tay cầm roi và một nắm giẻ rách.

Khi có mặt người huấn luyện, người chỉ huy lớp học hướng dẫn và chỉ thị cho người giúp việc đứng ở vị trí nào đó và theo từng loại tín hiệu mà bắt đầu hành động.

Người hướng dẫn lớp học cũng như người dạy chó phải nắm được các cá tính đặc biệt của chó: người giúp việc phải kích động (trêu tức, chọc tức) chó với một chừng mực nào đó để tạo cho chúng phản ứng mang tính tấn công – phòng thủ đối với người giúp việc, đồng thời với mỗi một lần bằng phản xạ tấn công, phần thắng phải thuộc về chó.

Sau đó thì người giúp việc phải trốn xuống hầm còn người huấn luyện thì đưa chó xích vào cây, nhớ rằng dây xích phải không được quá ngắn làm cho chó khó chịu.

Khi chó đã nguôi giận, theo tín hiệu còi, người giúp việc từ từ đi ra khỏi hầm, đập đập roi lên mặt đất và tiến một cách dè dặt về phía chó. Người huấn luyện chỉ tay về phía người giúp việc và hạ lệnh “xa”. Đồng thời khuyến khích tính hung dữ của nó và khi ở chó bắt đầu biểu hiện phản ứng đó thì khen ngợi nó “tốt, tốt”.

Người giúp việc đi tới gần chó, tay vung vẩy và đập roi xuống đất xung quanh nó thỉnh thoảng đánh nhẹ vào sườn của nó để chọc tức.

Khi thấy chó đã bắt đầu nổi giận người chỉ huy thổi còi, ra tín hiệu ngừng hoạt động cho người giúp việc và người giúp việc khẩn trương chạy về hầm trú ẩn. Người huấn luyện vồ về an ủi chó. Sau 2-3 phút bài tập lại bắt đầu lặp lại.

Khi tính hung dữ của chó đã phát triển, người huấn luyện cần thiết phải xác định được thời điểm để báo cho người giúp việc phải ngừng ngay các hành động trêu tức: Việc chấm dứt sự “trêu chọc” này phải được thực hiện ngay khi sự nổi giận của chó đã lên đến tột đỉnh. Sự “trêu chọc” quá đà có thể gây cho chó một sự tức giận vượt cả giới hạn.

Qua một, hai buổi tập, khi tính hung dữ đã được phát huy, đồng thời chó cũng dạn dày dần với những ngọn roi của người giúp việc thì bắt đầu huấn luyện chó khả năng khôn khéo vồ bắt những nắm giẻ rách và tay áo của người giúp việc. Để làm được điều này người giúp việc cọc tức chó bằng cách dùng roi đánh vào nó và cầm nắm giẻ hông chặt, người giúp việc co kéo về mình để kích thích cho nó cắn giữ chặt hơn. Khi chó đã cắn giữ nắm giẻ rất chắc rồi thì người giúp việc buông tay và dùng roi đánh nhẹ vào nó, chọc tức nó sao cho đến khi chó tự nhả nắm giẻ đó đi vồ nắm giẻ thứ hai (người giúp việc phải có 2-3 nắm giẻ như vậy). Theo tín hiệu của người huấn luyện người giúp việc ngừng trêu tức và chạy về hầm, người huấn luyện vỗ về an ủi và đưa chó đi dạo.

Về sau thay thế cho những nắm giẻ rách và những vải bền và những tay áo bông đặc biệt. Song song với việc dạy vồ cắn là huấn luyện nhảy cho chó.
Muốn thế việc vẫy vẫy các tay áo trên mình chó mỗi lần một cao hơn. Việc trêu tức bằng các nắm giẻ xen kẽ với việc đánh nhẹ bằng roi, chỉ được đánh vào sườn, lưng, cấm đánh vào chân và đầu chó.

Có thể gặp phải con chó mà tính hung dữ phát triển chậm và rất khó khăn. Trong trường hợp này có thể phải sử dụng phương pháp kích động (phát triển kiểu nhóm tính hung dữ). Khi đó các con chó nhút nhát được đưa tới bên cạnh những con chó hung dữ. Nhưng cơn thịnh nộ ghê gớm của những con chó dữ trong nhiều trường hợp sẽ kích thích tính hung dữ cho những con chó hiền lành.

Có thể để 3-4 con chó còn non đứng gần nhau và lần lượt chọc tức chúng ta sẽ thấy mức độ phát triển, tính hung dữ cũng như sự can đảm của từng con sẽ khác nhau.

Trong huấn luyện theo nhóm, số lượng trong nhóm, không quá 0-1 con và thời gian chọc tức chung không nên quá hai phút. Nếu sự kích động kéo quá dài có thể làm cho chúng tức giận quá mức hoặc dẫn đến phản ứng lì lợm (sủa).

Với những con chó không quá nhút nhát thì những buổi đầu nên để nó làm quen với khung cảnh, trong vườn, xung quanh vườn cây hoặc thỉnh thoảng để ở các chuồng gỗ.

Khi đã tạo được cho chó sự hoài nghi người lạ mặt, vồ và cắn giữ chặt các nắm giẻ rách, tay áo thì mức độ phức tạp của huyện luyện được tăng lên.
Trong thời gian người giúp việc chọc tức chó, người huấn luyện dần dần rời xa khỏi chó và việc điều khiển chó chỉ bằng mệnh lệnh.

Cần phải huấn luyện cho chó thói quen giữ chân người giúp việc tại chỗ nghĩa là dạy nó vồ cần kết hợp với nhảy vào lưng, vào vai (xung quanh cổ áo) của người giúp việc. Đó là cách tấn công đúng vì nó làm cho người mất hết khả năng chống cự.

Để dạy cho chó cách thức vồ mồi tại chỗ một cách đúng đắn, người giúp việc mặc áo tập và khiêu khích chó bằng roi sau đó chạy xung quanh chó sao cho nó có thể chồm được vào vai. Điều này chỉ có thể đạt được khi giữa người giúp việc và người dạy chó kết hợp hành động khăng khít với nhau. Người giúp việc đưa vài và nghiêng người về phía chó, còn người dạy chó trong thời gian đó kéo dây xích về phía mình sao cho phần dây xích còn lại đủ cho chó có thể nhảy lên được. Khi người giúp việc tới gần chó, tại thời điểm đó người huấn luyện giúp chó nhảy vồ vào vai người giúp việc và dìm anh ta xuống. Sau đó ra hiệu cho người giúp việc ngừng chống đỡ bằng hiệu lệnh “đứng yên”. Người luyện chó khen ngợi nó “tốt, tốt”. Sau đó bước lên 1-2 bước và ra lệnh “Đi bên cạnh” đồng thời giật mạnh dây cương về phía mình. Để chó ngồi bên phía chân trái xong người luyện chó ra lệnh cho người giúp việc “nằm xuống”. Sau đó dẫn chó đi dạo. Gặp trường hợp chó cắn giữ người giúp việc rất chặt và nhất định không chịu nhả ra thì người luyện chó phải lệnh “Fu” và giật mạnh dây xích. Sau đó đưa chó trở về vị trí “bên cạnh”.

Trong quá trình phát triển tính hung dữ của chó cần phải lưu ý đặc biệt đến các động tác này. Có trường hợp chó cắn chặt người giúp việc và nhất định không nhả ra, người luyện chó đã bóp lấy cổ chó và ra lệnh “nhả ra” hòng kéo chó ra khỏi người giúp việc. Không nên làm như vậy vì với bản năng tự vệ của nó càng làm cho bộ xuông hàm nghiến chặt hơn. Đồng thời càng không nên giữ lấy hai bên sườn hoặc những nơi nhạy của của chó vì do giận dữ nó có thể cắn cả người huấn luyện.
 

Hoan2008

Member
1.2. Dạy chó đuổi bắt người chạy chốn

Bài tập này chỉ được bắt đầu tiến hành khi khả năng cắn giữ áo của người giúp việc đã đạt đến mức độ thành thạo. Nếu tiến hành việc này quá sớm sẽ làm cho thói quen vồ căns và bản năng hung dữ sẽ kém đi.

Bài tập đuổi bắt người chạy chốn được tiến hành như sau: Người luyện chó kéo dây cương còn một đoạn ngắn. Người giúp việc chọc tức chó bằng roi và chạy cách nó một khoảng ngắn, chừng vài bước. Người luyện chó hạ lệnh “Fax” và buông thả nó, người giúp việc khi thấy chó đã đuổi tới gần khoảng chừng năm bước liền dơ tay phải hoặc trái vẫy vẫy trên không. Hành động đó làm cho chó nhảy lên vồ vào cánh tay đó vì bằng tay đó người giúp việc dùng để tự vệ.

Sau khi bị cắn vào tay, người giúp việc chuyển roi sang tay khác và đánh nhẹ vào chó. Để cho chó bị đánh một lúc “tương đối”, người luyện chó mới lệnh cho người giúp việc “đứng yên”. Theo lệnh đó người giúp việc ngừng hành động và đứng nguyên tại chỗ. Còn người luyện chó đứng cách nó chừng hai bước khen ngợi và khuyến khích “tốt, tốt”. Chỉ khi chó đã tạm nguôi giận, người huấn luyện mới ra lệnh “đứng bên cạnh” và sau đó dùng dây cương kéo chó sang phía chân trái và chỉ tay về phía người giúp việc, đồng thời ra lệnh cho chó “giữ lấy”. Sau khi bị giữ tại chỗ một lúc, người giúp việc nằm xuống khi có lệnh “nằm xuống” còn chó được phép nghỉ ngơi. Để nhằm mục đích huấn luyện chó nhảy cắn vào từng người giúp việc khoác trên vai một tấm áo mưa. Khi chó cắn vào vải mưa, thì vứt nó đi và chuyển chó sang một tay khác.
Trong quá trình luyện tập tiếp theo khoảng cách buông thả chó càng tăng dần (cho tới 100m và xa hơn).

Đồng thời với việc tăng khoảng cách là sự thay đổi cung cách hành động của người giúp việc. Nếu trong thời gian đầu trước khi chó được thả người giúp việc tới gần chọc tức chó bằng roi thì càng về sau khoảng cách kể từ người giúp việc chó càng tăng dần.

Việc dạy chó đuổi bắt người chạy trốn trên khoảng cách xa được thực hiện như sau: Người giúp việc nằm ẩn náu ở dưới một cái hầm cách chó và người huấn luyện khoảng 50-60m. Theo hiệu lệnh người giúp việc ra khỏi hầm và đi về hướng đã định sẵn. Ban đầu vừa đi người đó vừa vung vẩy hai tây. Người dạy chó bằng cử chỉ hướng sự chú ý của chó tới người giúp việc và hạ lệnh “Fax”. Khi chó đã nổi giận, người huấn luyện ra lệnh cho người giúp việc “đứng lại” và sau đó cùng lệnh “Fax” thì buông lỏng chó và chạy theo sau nó. Việc bắt giữ được kết thúc bằng sự thất bại của người giúp việưc và người luyện chó cũng không quên khen ngợi vỗ về nó y như các bài tập trước.
Với mục đích huấn luyện sát với thực tế, các điều kiện của bài học phải rất thực và các mệnh lệnh cũng phải hô bằng các cường độ khác nhau. Người giúp việc ép tay vào ngực để buộc chó phải nhảy lên lưng và đi lại cũng như chạy theo mọi hướng khác nhau.

Việc dạy chó bắt giữ người được tiến hành ở mọi thời gian trong khoảng một ngày đêm và trên mọi địa hình khác nhau. Trong quá trình luyện tập có kết hợp cả việc bắn súng. Ban đầu các phát súng được bắn tại thời điểm khi chó đi gần tới người giúp việc.

Trong bài tập đuổi bắt người nhất thiết phải chú ý dạy cho c hó vồ cắn vào quần áo tập của người giúp việc.

Để luyện miếng vồ cho chó, ban đầu người giúp việc giả vờ dùng một tay tấn công, khi chó vồ được tay này thì bằng tay còn lại người giúp việc đánh nhẹ vào chó. Trong quá trình xảy ra các hành động đó, bản thân chó sẽ học được cách cắn vào tay (chân) mà người giúp việc định dùng để đánh nó.

Ở một vài con chó có thể có thói quen vồ lấy áo tập của người giúp việc vứt lại mà không hề mảy may để ý đến người giúp việc. Để tránh các hiện tượng đó, người giúp việc cần phải khoảng một mảnh áo mưa và khi chó cắn vào mảnh áo mưa đó thì vứt bỏ và dùng roi đánh vào chó để thu hút nó về mình.
Có trường hợp gặp những con chó có những miếng vồ “bất hạnh”. Đó là khi cắn vào con mồi, các cơ hàm của nó không thể nào nhả ra được. Kiểu vồ mồi đó thật đáng tiếc vì nó sẽ dễ dàng bị đối phương giết chết.

Vào giai đoạn cuối của bài tập này cần phải huấn luyện cho chó khả năng đuổi bắt một lúc vài kẻ chạy trốn và thói quen bảo vệ chủ khi bị đối phương tấn công.
 

Hoan2008

Member
1.3. Áp giải

Sau khi người giúp việc bị bắt giữ. Người luyện chó đứng cách anh ta 4-5 bước và hạ lệnh cho chó “giữ lấy”. Người giúp việc đứng yên, nếu chó có ý đồ tấn công anh ta thì người huấn luyện phải vồ về nó và giật dây cương.
Khi chó đã nguôi giận người huấn luyện lệnh cho người giúp việc “bước” và bắt đầu áp giải. Các người huấn luyện và chó đi sau người bị áp giải chừng 4-5 bước. Như vậy mới tạo điều kiện bảo vệ được khi bị tấn công bất ngờ. Phải để chó thường xuyên đê bên trái người huấn luyện và cách nhau bằng một đoạn dây cương ngắn.

Khi bắt đầu đi, người huấn luyện phải lệnh cho chó “bám sát”. Nếu chó lao lên gần người giúp việc thì lập tức người huấn luyện phải lệnh cho nó “đi bên cạnh” bằng một giọng hăm dọa và đồng thời giật dây cương. Quá trình áp giải được kết thúc bằng việc giao người bị áp giải cho một người khác (người phụ trách lớp học) hoặc bắn nằm xuống và giải phóng cho chó.

Với mục đích tạo cho chó thói quen theo dõi chặt chẽ mọi hành vi và ý đồ định tháo chạy hoặc tấn công người áp giải. Trong quá trình áp giải người giúp việc phải thường xuyên theo dõi chó, nếu nó tỏ ra lơ là chểnh mảng thì bất ngờ lao ra trước hoặc đánh trọc tức nó. Người luyện chó lập tức thả chó đồng thời ra lệnh “Fax”. Sau khi đã đuổi bắt được lại đàn chó đi ở vị trí “bên cạnh”, việc áp giải tiếp tục và kết thúc một cách tuần tự.

Khoảng cách áp giải càng ngày càng tăng dần nhưng thời gian đầu khoảng cách đó không nên đặt ra quá xa bởi vì như vậy sẽ làm cho khả năng tập trung chú ý vào người áp giải kém đi và tính hung dữ của nó cũng rút đi.
 

Hoan2008

Member
1.4. Huấn luyện chó việc bắt giữ nhiều người bỏ chạy cùng một lúc

Hai người giúp việc từ dưới hầm đi lên. Khi có lệnh “đứng lại” thì từ chỗ đang đi với nhau mỗi người bỏ chạy về một phía. Khi đó người luyện chó lập tức thả chó và chạy theo sau nó. Khi chó đã bắt được một trong hai người giúp việc thì người huấn luyện chạy tới và ra lệnh “nằm xuống” khi đó chó phải lập tức buông người bị bắt ra. Sau đó người huấn luyện phải hướng chó tới người giúp việc thứ hai. Để tạo điều kiện cho khả năng này được thực hiện một cách dễ dàng, người huấn luyện thả chó đuổi bắt một đoạn dây cương ngắn khi chó bắt giữ được người giúp việc thứ hai thì dẫn anh ta tới người giúp việc đầu tiên và cùng áp giải một thể.

Thứ tự và cách thức áp giải cũng giống như trường hợp áp giải một người.
Quá trình áp giải được kết thúc bằng việc giao hai người giúp việc cho một người thứ ba hoặc bắt cả hai nằm xuống.

Khả năng này được coi là thuần thục nếu khi có lệnh của người huấn luyện, chó tích cực đuổi bắt cùng một lúc có thể một hoặc nhiều người chạy trốn canh giữ cẩn thận, còn trong áp giải thì sẵn sàng bảo vệ người huấn luyện khi bị tấn công đột ngột.
 

Hoan2008

Member
1.5. Các sai lầm có thể xảy ra của người huấn luyện

1. Trong quá trình huấn luyện chỉ sử dụng loại áo tập có cùng một hình dạng và một màu sắc. Nếu như vậy sẽ đưa đến kết quả chó chỉ hành động đối với người có loại quảng cáo đó còn bàng quang vô tình đối với những người mặc bộ quần áo khác.

2. Chỉ sử dụng một người làm giúp việc:

3. Tiến hành huấn luyện chỉ trên một địa bàn quá quen thuộc, vì như vậy chó có thể từ chối làm việc ở những nơi mới lạ. Tốt nhất việc huấn luyện phải được tiến hành mỗi lần trên một địa bàn khác nhau.
 

Hoan2008

Member
2. Dạy cho chó tìm chọn các đồ vật

Việc huấn luyện chó tìm chọn các đồ vật để nhằm mục đích tạo cho chúng khả năng nhận biết được con người theo mùi vị (đánh hơi) trên các vật thể hoặc các dấu vết để lại của con người đó, ngoài ra việc tìm chọn các đồ vật còn tạo ra khả năng phân tích bằng khứu giác của chó và hoàn thiện các thói quen phân biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc huấn luyện chó nhận biết ra người cần tìm qua đồ vật và dấu vết.

Kích thích có điều kiện: Mệnh lệnh chính “đánh hơi” và động tác chỉ tay phải về phía đồ vật. Mệnh lệnh phụ “phu” “đem lại đây”.

Kích thích không điều kiện: Vật mới (có mùi vị quen thuộc) và bánh ngọt (kẹo) thói quen trọn các đồ vật được huấn luyện trên cơ sở các phản xạ có điều kiện, việc tìm chọn các đồ vật là sự tiếp tục (định mùi của vật với sự phức tạp đáng kể). Bởi vậy việc đó được tiến hành khi xác định của vật mới đã được hoàn thiện, trong đó bao gồm cả những bài tập dự bị đặc biệt.

2.1. Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện

Để huấn luyện chó chọn đồ vật cần thiết phải chuẩn bị những vật mới khác nhau để ở trong những va ly, hòm gỗ hoặc bao bì đặc biệt. Ghi hcú: Vật mới chỉ vật có mùi của người cần tìm. Đẩy với một nhóm huấn luyện từ 6-8 người thì chỉ cần có chung một bộ (hòm bao bì) các vật là đủ. Với hình thức như vậy các đồ vật sẽ không mang hơi của một ai cả.

Người phụ trách lớp học cần phải có một cái cặp đặt biệt bằng kim loại có đường kính khoảng 3-4mm và chiều dài 20-25cm. Thanh kim loại đó được gấp ở giữa còn các đầu cuối thì được uốn thành vòng tròn có đường kính 3-4cm. Bằng cái cặp như vậy sẽ rất tiện lợi trong sự xắp đặt các đồ vật.

Giai đoạn đầu tiên: Nhiệm vụ của giai đoạn này là huấn luyện cho chó tìm chọn được các đồ vật của người huấn luyện.

Trước hết đó là việc tập luyện cho nó chuyển từ việc nhận biết mới sang việc tìm kiếm các đồ vật. Trên một địa hình yên tĩnh tuyệt đối không có những kích thích ngoại cảnh không cần thiết, người chỉ huy lớp học lấy từ một hòm gỗ (bao bì) hai vật giống hệt nhau về hình dạng và không mùi vị và đặt chúng cách nhau 20-30cm. Người huấn luyện chó đứng cách các vật thể đó chừng 4-5 bước (để chó ngồi bên phía chân trái, không buộc cương, chân trái bước lên phía trước chó gần với chân trái của nó. Dùng tay trái giữ lấy mõm chó sao cho miệng của nó không há ra được và chỉ còn thở bằng mũi. Tay phải đưa vật mồi tới cách mũi nó chừng 2-4cm và 2-3 lần ra lệnh “ngửi” đồng thời theo dõi chó, khi nó bắt đầu ngửi thì người huấn luyện lập tức khen ngợi và cổ vũ “tốt, tốt” “ngửi nữa đi”.

Sau đó vật mồi được vứt tới chỗ 2 vật đã để từ trước và bằng cách nào đó người huấn luyện viên thu nhặt lấy vật vừa ném đó sao cho chó không nhìn thấy.

Để chó ngửi trong khoảng thời gian 3-4 phút một vật khác, sau đó đặt nó ở phía sau bên phải bản thân và dùng tay ra hiệu “ngửi” rồi để chó tự hành động.

Nếu chó tìm đúng vật cần tìm thì người huấn luyện viên cổ vũ nó “tốt” và gọi nó tới để cầm lấy vật đó và thưởng bánh ngọt cho nó.

Sau khi tìm được vật để chó đi tới trước người huấn luyện.

Nếu chó bị nhầm lẫn khi tìm chọn, nghĩa là không lấy đúng vật cần tìm, thì người huấn luyện cảnh cáo nó bằng hiệu lệnh “phu” một cách nhẹ nhàng, nếu sai lầm đó lặp đi lặp lại thì phải cao giọng hơn thậm chí cả hăm dọa nữa nếu thấy cần thiết.

Trường hợp chó không thể tìm ngay được vật người huấn luyện phải ra lệnh “ngửi” và buộc chó tìm bằng được vật của mình.

Trong thời gian 2-3 tiếng đồng hồ bài tập tìm kiếm vật giấu kín được lặp đi lặp lại 2-3 lần, đồng thời mỗi một lần không thả chó quá 2-3 lần tới nơi vị trí tìm chọn và mỗi lần cần nám một vật mới cho chó đi tìm ngửi. Không nên đặt một vật quá vài lần và việc huấn luyện chó tìm kiếm đồ vật chỉ theo hơi của người huấn luyện mà không phải theo mùi vị nước bọt của chính bản thân nó dây ra trên vật đó. Các vật thể làm cho chó nhầm lẫn thì cần phải thu hồi cất ngay.

Trong tất cả mọi trường hợp tìm kiếm đồ vật trừ hình thức tìm mò người luyện chó nhất thiết phải biết vị trí của các đồ vật cần tìm.

Nói chung không nên dừng lại lâu ở các bài tập mang tính chuyển tiếp, vì như vậy ở chó sẽ xuất hiện mối liên hệ bất lợi với mùi vị của các vật đó (Nó sẽ nhớ các mùi vị đó rất kỹ). Qua 5-6 buổi học khi chó đã bắt đầu chọn được các đồ vật của bản thân người huấn luyện trong mọi điều kiện khác nhau thì lập từ chuyển tới giai đoạn huấn luyện tìm kiếm các vật thể mang mùi vị của người lạ.

Trên một địa hình bằng phẳng giấu kín ba vật thể một trong ba vật đó mang mùi vị. Người huấn luyện cùng với chó dừng lại cách vật thể chừng 3-4 bước và ném vật thể, luyện tập của mình tới các phía các vật đặt trước, người hướng dẫn lớp học thu nhặt nó bằng cặp. Sau đó người huấn luyện đưa cho chó ngửi một vật khác rồi thả nó ra đi tìm ngửi. Việc điều khiển chó cũng được thực hiện giống như trong các bài tập trước.

Cách thức nâng dần sự phức tạp hóa trong huấn luyện tìm các đồ vật được tiến hành như sau: Nếu ban đầu chỉ đặt một vật có hơi của một người lạ còn hai vật khác không có mùi, thì càng ngày theo trình tự thời gian, càng đặt nhiều vật mang mùi vị và giảm bớt vật không mang mùi. Số lượng các vật thể đó có thể lên tới 6-8.

Trong huấn luyện tìm chọn đồ vật, nên sử dụng các vật khác nhau, tăng dần khoảng thời gian kể từ khi đặt vật thể tới khi thả chó đi tìm. Người huấn luyện viên và người giúp việc phải đặt các vật thể cùng một lúc để cho mùi vị của các vật không vì thời gian mà khác nhau. Để làm được điều đó, người huấn luyện phải đặt 2-3 vật, cách nhóm các vật thể của người giúp việc chừng 3-4m.

Khi chó đã có khả năng tìm chọn được từ 8-10 vật thể khác nhau về hình dạng, kích thước và mang mùi vị của người lạ thì có thể tiến hành huấn luyện giai đoạn hai.

Giai đoạn thứ hai: Nhiệm vụ của giai đoạn này là huấn luyện chó tìm chọn các đồ vật của người khác.

Ban đầu là những bài tập nhẹ nhàng mang tính thể nghiệm. Trên một khoảng trống đặt 2-3 vật thể được lấy từ hòm (bao bì). Cũng về phía các vật đó đặt tiếp 5-6 vật thể của người giúp việc (cách 3-4m) mang mùi vị của người giúp việc, nhưng tất cả các vật thể đó đều có chung màu sắc cũng như kích thước.
Người huấn luyện để chó ngồi cách các vật thể không mang mùi vị chừng 2m. Sau đó dùng panh lấy một trong các vật thể của người giúp việc để chung vào với nhóm các vật thể. Tiếp theo lại dùng phanh đưa cho chó ngửi một vật thể thứ hai của người giúp việc kèm theo lệnh “ngửi”. Sau khi đã cho chó làm quen với mùi vị của vật thứ hai thì đặt nó ra sau và thả chó đi tìm.

Việc điều khiển chó tiếp theo được thực hiện giống như giai đoạn đầu.

Bài tập được lập lại 2-3 lần cho mỗi vị trí, sau đó thì để chó nghỉ. Trong khoảng thời gian 2-3 tiếng đồng hồ của buổi học, bài tập tìm chọn vật thể được lặp lại từ 8-10 lần trên 3-4 vị trí khác nhau.

Nên nhớ rằng để hòan thành được bài tập trong nhiều lần cần phải có 10-12 vật thể của người giúp việc chính đặt ở vị trí tìm chọn.

Trong buổi tập có những con chó chỉ tìm được các vật thể của người huấn luyện mà không tìm các đồ vật của người giúp việc. Khi đó người luyện chó phải cao giọng lệnh cho nó “ngửi”. Nếu chó trở về mà không tìm được vật thể thì một lần nữa cho ngửi vật làm mồi và rồi lại để nó đi tìm lần nữa. Mỗi một lần luyện tập như vậy nhất thiết phải được kết thúc bằng kết quả là chó tìm lại được vật thể cho dù là nhờ sự giúp đỡ của người huấn luyện. Trong những buổi học đầu tiên có thể còn phải dùng thêm mệnh lệnh phụ để điều khiển chó cũng như không loại trừ việc chỉ tay về phía các đồ vật cần tìm.

Mức độ phức tạp cũng được nâng dần lên giống như trong giai đoạn đầu tiên nghĩa là phù hợp với sự tiến bộ của chó. Việc dừng lại lâu ở các bài tập có tính giao thời là không cần thiết vì vậy sẽ tạo cho chó mối liên hệ với những mùi vị rất bền. Khi mà chó có khả năng chọn được các vật thể của người giúp việc một cách chính xác từ số các vật thể không mang mùi thì cần phải chuyển sang giai đoạn luyện tập phản xạ phân biệt được vật thể cần tìm giữa một nhóm các vật thể mang mùi vị của những người khác.

Muốn thế, người ta đặt 3-4 vật giống hệt nhau, trong số đó, vật cần tìm mang hơi của người giúp việc, còn lại mang hơi người khác.

Việc thả chó ra tìm ngửi cũng giống như các bài tập trước. Thời gian đầu người huấn luyện cũng phải biết được vị trí đặt các vật cần tìm để có thể giúp đỡ chó thêm khi nó gặp khó khăn.

Để hoàn thiện các phản xạ có điều kiện trong các điều kiện phức tạp. Theo mức độ tuần tự tăng dần số lượng các vật thể. Sử dụng các vật thể khác nhau về hình dạng, màu sắc, kích thước cũng như về chất liệu của vật thể đó (gỗ, kim loại, cao su, xương…). Trước khi luyện tập việc chọn các vật thể mới lạ về hình dạng, kích thước cần phải sơ bộ xử lý việc nhận mùi của các vật thể đó.

Trước khi thả chó đi tìm vật thể mới lạ, cần phải đưa cho nó ngửi trước sau đó mới đem đi cất giấu.

Việc tìm các vật thể với khoảng thời gian giữ mùi ngày càng tăng dần có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình huấn luyện khả năng phân tích bằng khứu giác của chó. Với mục đích đó, theo hướng dẫn của người chỉ huy lớp học cùng một lúc số vật thể được đặt của nhiều người giúp việc, trong đó có đồ vật của người giúp việc là chủ yếu. Đồng thời pải đặt một vật thể của người đó ngay trong nhóm các vật thể khác, còn hai vật thể nữa thì đặt cách đó một đoạn. Hai vật thể này trong quá trình tìm ngửi của chó, tùy theo mức độ cần thiết mà người hướng dẫn lớp học dùng panh xếp chúng vào nhóm các vật thể. Trong trường hợp này việc tìm chọn bắt đầu tiến hành sau 5-10 phút, kể từ khi đặt chúng, sau đó tăng dần thời gian lên tới một, hai giờ. Tuyệt đối không nên thả chó tìm ngay đồ vật mà người giúp việc vừa mới cầm giữ. Vì như vậy, chó sẽ đánh hơi theo mùi vị nào mạnh nhất chứ không phải mùi vị nào đặc trưng cho tính cá nhân nhất.

Khả năng tìm kiếm của chó được đánh giá bằng khả năng tìm mò của nỏ, khi đó người huấn luyện cũng không biết được vị trí của vật thể đó. Việc tìm kiếm dưới sự chỉ đạo của huấn luyện viên.

Để không gây nên cho chó một mối liên hệ không cần thiết, vị trí điểm đặt các vật thể cần phải thay đổi và đóng vai người giúp việc chủ yếu cũng phải là những người khác nhau.

Giai đoạn thứ ba: có mục đích luyện cho chó khả năng tìm kiếm các vật thể thành thaọi trong mọi điều kiện phức tạp.
Việc tìm chọn liên tục các vật thể của nhiều người giúp việc (hai ba người) là một trong những hình thức phức tạp của bài tập tìm kiếm đồ vật. Người huấn luyện đi tới nhóm các đồ vật và thả chó đi tìm đồ vật của một trong các người giúp việc. Sau đó thay đổi người giúp việc và một lần nữa lại để chó đi tìm đồ vật của người thứ hai (đồ vật người này cũng phải được đặt cùng lúc với những vật của những người giúp việc khác), cũng tiến hành tương tự như vậy đối với người thứ ba. Nên để chó đánh hơi lần lượt theo những nhóm vật thể khác nhau, nghĩa là chọn đồ vật của một người giúp việc nào đó trong nhóm các vật thể, sau đó đến vật rhể của người giúp việc khác trong nhóm vật thể thứ hai và cứ lần lượt như vậy.

Dần dần chó học được cách chọn các đồ vật khi có mặt nhiều người trên bãi tập.Nên thỉnh thoảng thả chó tìm nhưng lại không đặt đồ vật cần tìm. Điều đó nhằm kiểm tra khả năng tìm chọn một cách chính xác cũng như sẽ không tạo nên ở chó mối liên hệ không cần thiết với vật thể.Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng những bài tập như vậy quá nhiều.

Khả năng tìm chọn đồ vật đượic coi là thành thục kho chó có thể chọn một cách chính xác vật thể của người khác từ một nhóm có 8-10 vật thể có hình dạng, kích thước cũng được cấu tạo từ những chất liệu khác nhau(gỗ, da, kim loại, cao su….)

2.2. Những sai sót có thể xảy ra

1- Chọn địa hình cho các buổi học trong giai đoạn đầu không đúng (Có nhiều mùi vị lạ, câu cỏ quá tốt , có nhiều kích thích ngoại cảnh).

2- Trong vai trò của người giúp việc chính chỉ dùng một người.

3- Sử dụng các đồ vật ngoài mùi vị đặc trưng có tính chất cá biệt còn mang các mùi vị khác (thịt, nước bọt chó và các chất thơm khác), làm hấp dẫn chó tìm chọn và nhặt các vật đó. Không sử dụng vật thể mà chính vật đó đã làm ckho chó một lần bị nhầm lẫn.

4- Sử dụng các đồ vật có mức độ hơi hướng khác nhau nghĩa là vật mà chó cần tìm trước khi đưa giấu được hơi thơm rất mạnh còn lại thì không được bôi thơm, do đó mùi vị của các vật còn lại sẽ kém. Điều này sẽ dẫn đến việc chó không đánh hơi theo mùi vị đặc trưng có tính chất cá biệt mà theo mức độ đậm nhạt của mùi vị.

5- Các hoạt động đi lại hoặc các mệnh lệnh “thừa” của người huấn luyện dẫn đến việc tạo một mối liên hệ không có lợi cho chó. Chẳng hạn các lệnh “theo” và “tốt” được người huấn luyện luôn sử dụng khi chó vừa có ý định nhặt vật thể, do vậy ở nó sẽ tạo nên mối liên hệ có hai là chỉ đánh hơi theo mệnh lệnh chứ không phải theo mùi vị.

Các cử chỉ dù nhỏ của người huấn luyện tại thời điểm tìm chọn có thể sẽ tạo nên cho chó như một tín hiệu báo trước về vị trí của vật thể đang cần tìm mà không cấn đánh hơi nó cũng biết được. Bởi vậy người huấn luyện chó phải biết tự kiềm chế.
 

Hoan2008

Member
3. Huấn luyện chó tìm người theo mùi vị trên đồ vật để lại của người đó

Việc tìm người bằng cách đánh hơi các đồ vật là yếu tố rất quan trọng dùng để nhận biết được người cần tìm (đang trong một đám đông) bằng cách đánh hơi các dấu vết hay các đồ vật của người đó đánh rơi hoặc cố tình vứt đi.

Việc tìm người theo hơi hướng của đồ vật đồng thời sẽ kết thúc ở chó thói quen phân tích chi tiết các mùi vị khác nhau để sử dụng trong công việc lùng sục theo dấu vết.

Kích thích có điều kiện: Mệnh lệnh chính “ngửi” và động tác: dùng tay phải chỉ về phía mấy người đang đứng trước mắt. Mệnh lệnh phụ “tốt” “lại đây” “đưa đây” và “phu” hạ giọng.

Đóng vai trò các kích thích không có điều kiện là những vật mồi, người giúp việc và bánh ngọt.

Thói quan đánh hơi đồ vật tìm người được tạo nên trên cơ sở các phản xạ tấn công – phòng thủ hoặc thói quen tìm măng các đồ vật.

Việc đánh hơi tìm đồ vật, tìm người được bắt đầu huấn luyện khi đã tạo nên ở chó được khả năng tìm chọn các đồ vật của người khác. Trong giai đoạn này đồng thời cũng nên cho chó làm quen dần với việc đánh hơi theo dấu vết.

3.1. Phương pháp huấn luyện

Ban đầu nên dạy chó tìm được người cần thiết giữa một nhóm 4-5 người giúp việc mặc những bộ quần áo khác nhau (áo mưa, bành tô…) đứng thành một hàng ngang, người nọ cách người kia một bước. Một trong số người giúp việc để lại một vật gì đó cách 3-4 bước về phía trước hoặc ở một bên hàng người đứng. Người huấn lulyện đưa chó tới dùng panh cầm vật đó lên đưa cho nó ngửi, sau đó đặt vật đó về phía sau rồi dùng lệnh cũng như bằng cử chỉ thả chó đi tìm chủ nhân của đồ vật đó. Người huấn luyện cần phải giữ chó bằng một đoạn dây cương ngắn.

Trong thời gian đầu, có thể chó không tìm ra được người có vật thể đó, mặc dù nó đang đứng trước người giúp việc, nhưng nó lại có chiều hướng muốn bỏ đi. Khi đó người giúp việc phải rung động nhẹ áo mưa làm cho nó vồ lấy người đó, cắn vào tay áo. Người huấn luyện lập tức cổ vũ nó “tốt, tốt” và kéo dây cương sao cho chó kéo người giúp việc đó ra khỏi hàng.

Sau khi người giúp việc đã ra khỏi hàng, người huấn luyện ra lệnh cho anh ta “đứng lại”, người giúp việc đứng yên. Người huấn luyện lại ra lệnh cho chó “bên cạnh” và kéo nó về phía mình. Khi chó đã ở vị trí “bên cạnh” người giúp việc đó lập tức chạy trở về hàng đứng ở một vị trí khác. Để chó không phát hiện được việc làm người đó, người huấn luyện quay chó về phía ngược lại hoặc dẫn nó đi nơi khác.

Chỉ khi người giúp việc đã đứng yên ở trong hàng thì người huấn lyện mới lại đưa cho ngửi vật thể ban đầu và lại để nó tìm chọn một lần nữa.

Bài tập được lặp lại như vậy từ 2-3 lần. Để là đối với loại chó có tính hung dữ vào loại trung bình. Còn đối với loại có tính hung dữ kém thì cần phải sử dụng một phương pháp khác. Theo sự hướng dẫn của người chỉ huy lớp học 3-4 người giúp việc khoác áo mưa đứng ở trong hầm cách chó 25-30cm. Một trong số những người đó đi tới chó và dùng roi chọc tức nó. Khi có lệnh của người huấn luyện “đứng yên” người giúp việc đứng lại. Sau đó tiến hành để chó áp giải chừng 10-15m để chó làm quen với “hơi” của người giúp việc đó, người huấn luyện viên và chó đi gần người giúp việc đó cách khoảng 1-2 bước. Khi còn khoảng 10-15 bước nữa thì tới hầm, nơi những người giúp việc khác đang ở đó, người giúp việc này liền vung vẩy 2-3 lần vạt áo về phía chó và bỏ chạy về hầm, khi gần tới nơi cố tình bỏ rơi một đồ vật của mình. Trong quá trình người giúp việc bỏ chạy về đứng vào nhóm những người giúp việc khác, người huấn luyện phải tìm cách che khuất chó, để nó không nhìn thấy người giúp việc đó đứng ở vị trí nào. Sau đó theo lệnh “ngửi” chó được thả đi tìm (ban đầu nên để một khoảng dây cương ngắn). Sau lần tìm ngửi lần thứ nhất, người giúp việc đó lại trêu tức chó một lần nữa và lại đứng vào hàng sao cho không để cho chó nhìn thấy. Trước khi để chó tìm lần thứ hai, người huấn luyện đưa vật đó cho chó đánh hơi. Quá trình tìm chọn người tiếp theo chỉ tăng sự đánh hơi theo mùi vị của vật thể chứ không kích động chó hoặc áp giải thêm một lần nào nữa.

Có một vài con chó sẽ lần theo dấu vết cuối cùng mà tìm một cách chính xác ra người giúp việc đó. Trong tìm chọn người theo mùi vị vật thể, do sự nóng giận quá mức mà chúng có thể phạm phải nhiều sai lầm và vồ lấy bất kỳ một người giúp việc nào trong số đó. Đối với những con chó như vậy nên sơ bộ huấn luyện chúng tìm người theo dấu.

Theo hướng dẫn của người chỉ huy lớp học, một người giúp việc cố tình để lại những dấu vết trên một khoảng cách chừng 150-200m và đi tới đứng vào trong một nhóm chừng 2-3 người, cũng chính người đó để lại một đồ vật nào đó cách hai người chừng 5-10m.

Chờ một vài phút người huấn luyện đưa chó lần theo dấu vết. Sau khi để nó ngửi đồ vật của người giúp việc để lại, chó bắt đầu việc tìm chọn chủ nhân của đồ vật đó. Sau lần tìm chọn thứ nhất, bài tập được lặp lại một lần nữa và cũng cho ngửi chính đồ vật đó trước khi nó tìm chọn. Việc điều khiển chó được thực hiện theo một thứ tự bình thường.

Nhược điểm lớn nhất của các phương pháp kể trên là ở chỗ chúng được xây dựng trên cơ sở của phản ứng tấn công – phòng thủ của chó. Do đó thường thường chó nhảy lên người giúp việc một cách rất dữ tợn và kèm theo hành động cắn. Làm cho người giúp việc hoảng hốt lo sợ nhưng chính điều đó lại càng thúc đẩy tính hung dữ của nó. Do sự tức giận dữ dội mà chó thường phạm sai lầm trong quá trình tìm chọn.

Việc huấn luyện chó theo mùi vị của vật thể có thể được xây dựng trên cơ sở của thói quen nhận biết mùi (đối với những con chó thích thú tìm mang các vật mồi) và việc tìm chọn đồ vật.

Trong thực tế huấn luyện, phương pháp này sẽ đạt được nhiều kết quả tốt.
Với mục đích đó cần phải huấn luyện cho chó việc tìm chọn các đồ vật của người khác cũng như tạo cho chúng khả năng thành thạo nhận biết các đồ vật của chủ nhân nằm trong tay người huấn luyện khác (xem giai đoạn cuối cùng của việc nhận biết mùi).

Sau khi đã tạo được thói quen tìm chọn được các đồ vật của người ngoài, bài tập về tìm chọn người theo mùi vị được tổ chức như sau: Chừng 3-4 người giúp việc mặc một loại quần áo giống hệt nhau (trừ áo mưa), trong tay họ là những vật thể giống nhau về hình dạng kích thước (găng tay, giẻ rách hoặc áo mưa). Một trong số người giúp việc đặt đồ vật của mình sang một bên cách khoảng 4-5 bước chân.

Người huấn luyện giữ chó bằng một đoạn dây cương ngắn và dẫn nó đi xung quanh những người giúp việc một, hai lần sau đó đưa vật thể cho nó ngửi rồi lại đem về trả cho chủ nhân của nó. Cần phải che kín chó không để nó nhìn thấy người nhận lại vật thể đó. Xong mọi việc mới để chó đi tìm ngửi, khi chó tìm đúng đồ vật, người giúp việc bước lên một bước và đưa lại vật đó cho chó.
Người huấn luyện kéo chó về phía mình thu lấy đồ vật và thưởng nó bánh ngọt. Nếu chó chọn nhầm vật thể của người khác thì người huấn luyện cảnh cáo “phụ” và giật nhẹ dây cương và hướng nó đi tìm ở người khác.

Mỗi lần tập thả chó đi tìm ngửi 2-3 và mỗi lần nên thay một vật thể. Nếu chó rất chậm nhận biết được đồ vật thì cần phải cầm đồ vật thếp xuống cách mặt đất 10-15cm. Khi huấn luyện những con chó dữ để khỏi bị cắn thì nên buộc các vật thể bằng dây nhỏ.

Càng ngày điều kiện luyện tập càng phức tạp hơn. Đồ vật mà chó đã ngửi thì không hòan lại chủ nhân của nó, mà vẫn để nguyên tại chỗ. Người giúp việc đó cầm một vật thể khác. Tất cả mọi người giúp việc đều giấu các vật thể trong thắt lưng và chó được huấn luyện gỡ nhẹ nhàng từ trong thắt lưng đó vật thể cần tìm. Về sau các đồ vật còn được giấu kỹ hơn, trong ngực, trong túi và chỉ đưa ra khi chó đã tìm đúng.

Với mục đích huấn luyện chó hít ngửi một cách nhẹ nhàng và giữ người tìm được một cách cẩn thận bằng cách câu vào phía trên của áo, đóng vai trò vật mồi là những mẩu vải có kích thước 40-50cm và cũng có màu của mằu áo người giúp việc đang mặc. Trong quá trình hít ngửi tìm chọn của chó, các màu vải được kịp trong thắt lưng ở về phía thân áo trước của người giúp việc.
Mục đích cuối cùng của những bài tập đó là dạy cho chó cắn giữ lấy áo của người giúp việc đang cần tìm một cách thành thạo.

Huấn luyện chó theo phương pháp vừa nói trên, chó sẽ ít nổi giận hơn và việc tìm chọn sẽ đạt được những kết quả chính xác hơn.

Việc giúp đỡ chó chỉ thực hiện ở trong giai đoạn đầu của quá trình huấn luyện. Còn về sau không những không giúp đỡ mà còn không nên giúp đỡ bởi vì có thể gây cho chó những mối liên hệ không cần thiết.

Việc tạo cho chó phản xạ có điều kiện ban đầu bằng mệnh lệnh “ngửi” và cử chỉ được chuyển sang luyệnt ập ở mức độ phức tạp trung bình tiến hànhnhư sau:

- Nhóm những người giúp việc tăng lên 5-6 người.

- Những người giúp việc đó cụm vào nhau có các trạng thái khác nhau (ngồi, nằm…)

- Việc tìm chọn tiến hành ở các thời điểm khác nhau, trong những điều kiện thời tiết khác nhau.

- Chó được hòan toàn thả lỏng (không có dây cương).

Vào giai đoạn cuối cùng của quá trình huấn luyện là những bài tập nhằm cũng cố thói quan đến mức độ thành thạo trong mọi điều kiện phức tạp:

- Việc tìm chọn được tiến hành trong những ngôi nhà khác nhau và ở những nơi tập trung đông người.

- Tăng số người giúp việc lên 7-8 người.

- Việc tìm chọn đối với một nhóm người không hề có quan hệ trực tiếp với chó.

- Việc tìm chọn tới một vài người một cách lần lượt từ một nhóm những người giúp việc đó.

Việc tìm chọn tới một vài người được tiến hành như sau: Chó được đưa tới đánh hơi tìm người theo mùi vị của một vật thể để ở phía trước của nhóm người đó. Sau khi đã tìm được chủ nhân của vật đó, một lần nữa chó lại được giao nhiệm vụ đánh hơi theo mùi vị của một thể thuộc về người khác. Chó phải tìm ra được chủ nhân của vật thể thứ hai này. Cũng có thể tiến hành như vậy đối với người thứ ba. Lúc này những người mà chó đã tìm thấy được một lần thì sẽ không trở về hàng nữa mà đứng ở một vị trí khác.

Thời gian giữ chậm hơi hướng của vật thể cũng được dần dần tăng lớp. Sự tập luyện như vậy là vô cùng cần thiết nhất là cho việc đào tạo một con chó lùng sục, bởi vì thông thường để đến khi tìm nhận một người cần tìm thì mùi vị của người đó để lại trên vật thể cũng đã trôi qua một thời gian dài. Trong thời gian đầu, chó đánh hơi vật thể vừa mới vứt ra trước khi tìm chọn. Nhưng về sau, trước khi tìm chọn, tất cả mọi người giúp việc đều đặt đồ vật của mình theo một hướng và sau một thời gian việc tìm chọn mới bắt đầu được tiến hành. Ban đầu mùi vị tăng lên và những con chó sau cùng thì việc tìm chọn bằng đánh hơi các đồ vật lúc này đã có một thời gian giữ mùi vị rất dài.
Khoảng thời gian này tăng dần lên tới một vài giờ. Muốn vậy các vật thể dùng cho chó ngửi được đặt ở tại một vị trí nhất định đã chọn trước và tiến hành đưa chó tìm chọn được bắt đầu sau một thời gian định sẵn.

Khả năng của chó được coi là thành thạo khi nó có thể đánh hơi đồ vật tìm người một cách chính xác trong mọi điều kiện phức tạp từ một nhóm 7-8 người.

3.2. Những sai sót có thể có

1- Chỉ sử dụng đơn độc 1 người giúp việc làm mẫu và vị trí trong hàng của người đó lại luôn ở một nơi cố định.

2- Đưa chó đánh hơi tìm kiếm chỉ ở một bên của hàng người giúp việc.

3- Sử dụng những người giúp việc có cùng một loại quần áo.

4- Các hoạt động đi lại không cần thiết các mệnh lệnh nhắc lại quá nhiều lần. Khi điều khiển chó bằng dây cương thường tạo nên cho nó một thói quen tìm người theo tín hiệu của người huấn luyện thông qua dây cương.
 

Hoan2008

Member
4. Huấn luyện chó tìm người theo dấu vết mùi vị

Để tạo nên được những con chó lùng sục canh gác và áp giải thì việc huấn luyện chúng đánh hơi tìm người theo dấu vết là rất quan trọng.

Cần phải huấn luyện cho nó tự động quan sát dấu vết và xác định hướng đi của người chạy trốn, say sưa tìm kiếm, và tìm kiếm một cách chính xác theo các dấu vết mùi vị để lại. Chó được huấn luyện một cách thành thạo khi có thể tìm người theo dấu vết vô hình (theo mùi vị người đó).

Kích thích có điều kiện, áp dụng các mệnh lệnh chính: “dấu vết” và mệnh lệnh phụ “ngửi”, “tốt”. Mùi vị của dấu vết (khi đánh hơi) cũng trở thành những kích thích có điều kiện.

Người giúp việc chính là một kích thích không có điều kiện cơ bản. Ngoài ra phụ thuộc vào các đặc tính cá nhân của mỗi con chó mà trong vai trò những kích thích không điều kiện có thể sử dụng thêm đồ ăn, các vật mồi và ngay chính người luyện chó.

Việc đào tạo thói quen đánh hơi theo dấu vết được gây dựng trước hết trên cơ sở bẩm sinh tức là những phản xạ tự nhiên của nó, sục sạo tìm kiếm người và thú vật. Trong luyện tập phản xạ này có thể được tạo nên trên cơ sở các phản xạ không điều kiện phức tạp: tấn công- phòng thủ, ăn uống, định hướng và cả thói quen.

Phụ thuộc vào mức độ của từng con chó mà quá trình luyện tập được bắt đầu tiến hành sau khi đã tạo cho nó được một ý thức kỷ luật ban đầu, phát triển tính hung dữ đạt đến mức độ tương đối cũng như khả năng bắt giữ kẻ chạy trốn trên một cự ly ngắn.

Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện

Trước khi dạy chó đánh hơi dấu vết, một nhiệm vụ đặt ra trước người huấn luyện. Đó là việc bắt chó phải ngửi các dấu vết vô hình do người giúp việc để lại, tức “buộc chó lần theo dấu vết”.

Với mục đích đó, trước hết cần phải xác định đúng phương pháp luyện tập, cách thức hấp dẫn chó tới các dấu vết vô hình.

Phụ thuộc vào các đặc tính của từng con chó riêng biệt mà buổi đầu luyện tập chó đánh hơi được áp dụng theo từng phương pháp khác nhau. Các phương pháp thông dụng nhất đó là:

- Lùng sục người giúp việc theo dấu vết mà không chọc tức chó.

- Lùng sục người giúp việc theo dấu vết sau khi đã chọc tức chó.

- Lần tìm vật thể theo dấu vết của người huấn luyện (chủ nhân).

Nếu luyện tập theo các phương pháp kể trên mà không đạt được kết quả thì có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

- Lùng tìm theo dấu vết của người huấn luyện, người này có mang theo thức ăn.

- Lùng sục theo dấu vết của người huấn luyện đã trốn kín, việc điều khiển chó do người huấn luyện thứ hai đảm nhiệm.

Trong những buổi học đầu nên lưu ý những điều kiện sau đây:

- Việc luyện tập được tiến hành vào buổi sáng, trên địa hình tuyệt đối không có những kích thích ngoại cảnh. Địa hình mang tính chất hoàn toàn tự nhiên, có cỏ mọc, hố rãnh, hầm hào.

- Chó ở trong trạng thái khỏe mạnh.

- Dấu vết để lại trùng theo hướng gió.

- Người huấn luyện phải biết rõ dấu vết nghĩa là nắm vững điểm xuất phát, điểm cuối cùng cũng như con đường đi của người giúp việc.

- Vị trí dùng để quyến rũ chó với các dấu vết cần phải được chọn sao cho chó không thể tìm các phản xạ không điều kiện (người giúp việc, thức ăn, hoặc vật mồi) bằng tai hoặc bằng mắt được. Chỉ trong điều kiện đó mới buộc chó phải sử dụng khứu giác để lùng sục.

- Mùa đông khi có tuyết phủ, những thời gian đầu được luyện tập trên những địa hình nhất định. Trong trường hợp này thời gian các dấu vết lạ nhất thiết cần phải lâu hơn dấu vết cần tìm hiểu nhiều.

Huấn luyện chó tìm kiếm người giúp việc theo dấu vết mà không cần phải chọc tức chó. Phương pháp này sử dụng để luyện tập cho những con chó có tính hung dữ từ trung bình trở lên và rất ham thích đuổi bắt.

Trên một địa hình đã chọn trước, người chỉ dẫn lớp học giao nhiệm vụ cho người giúp việc, chỉ rõ điểm xuất phát, tuyến đường đi và điểm kết thúc của dấu vết, đồng thời xác định các bước hành động của người giúp việc tại điểm kết thúc sau khi chó đã lần theo dấu vết. Cự li dấu vết khoảng 200-250m.
Người giúp việc cần phải khoác lại áo sao cho chó cắn giữ dễ dàng. Trong những buổi học đầu tiên dùng loại áo khoác tập. Nếu chó đã được huấn luyện dũng cảm vồ bắt loại áo bạt dùng cho luyện tập thì người giúp việc nên dùng loại áo đó.

Sau khi nhận nhiệm vụ người giúp việc bắt đầu sắp đặt dấu vết, người hướng dẫn lớp học và người huấn luyện theo dõi hành động của anh ta để xem anh ta làm đúng yêu cầu không. Người huấn luyện theo sự hướng dẫn của người chỉ huy lớp học dắt chó đi dạo và dần dần tiến tới “con đường” dấu vết của người giúp việc. Cách 10-15m thì tới dấu vết người huấn luyện chỉ tay về phía đó và khi chó vừa đi qua đường có dấu vết thì ta lệnh “dấu - vết”. Nếu chó đã được huấn luyện việc chọn các đồ vật thì kèm thêm một mệnh lệnh phụ nữ “ngửi”. Có những con chó ngay khi vừa gặp dấu vết là lập tức đánh hơi và đi theo con đường có dấu vết. Trong trường hợp nếu chó không quan tâm tới dấu vết nghĩa là không ngửi các mùi vị của dấu vết, thì người huấn luyện phải hướng chó qua dấu vết bên này sang bên kia và ngược lại, đồng thời tịnh tiến dọc theo con đường mang dấu vết. Thông thường những con chó có mức độ dữ tợn cỡ trung bình thì chúng bắt đầu hít ngửi dấu vết ngay từ lần cắt ngang đầu tiên hoặc thứ hai con đường mang dấu vết.

Khi chó bắt đầu đánh hơi theo dấu vết, người huấn luyện lập tức khen ngợi “tốt, tốt” và buông lỏng dây cương rồi đi kèm theo nó và lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ “dấu vết”, “tốt”, “dấu vết”. Vào cuối con đường dấu vết, chó có thể nhảy xổ vào người giúp việc và cắn giữ lấy áo của người đó. Trên điểm cuối cùng của con đường dấu vết người giúp việc cần phải náu kỹ mình chừng nào chó chưa đánh hơi đến tận nơi.

Để tránh bị chó cắn người giúp việc dùng gậy đẩy áo mưa ra khỏi người nhưng không vứt áo mưa lại. Người huấn luyện cần phải theo dõi chặt chẽ tư cách của chó và có thể điều khiển nó bằng dây cương để dài.

Sau một cuộc vật lộn ngắn ngủi người giúp việc theo lệnh của người huấn luyện nằm yên tại chỗ con chó được giải phóng. Sau đó người huấn luyện cùng với chó trở về theo con đường của mình.

Mỗi một buổi học nên để chó thực hiện 1-2 lần đánh hơi với cự ly 200-250cm với khoảng cách giữa hai lần 30-40 phút.

Trong quá trình luyện tập như vậy “dấu vết” và mùi vị của dấu vết dần dần trở thành những tiní hiệu dùng để lùng sục người giúp việc theo dấu vết mùi vị của nó để lại.

Dạy chó đánh hơi theo phương pháp này đạt được hiệu qủa cao, phải chú ý các điểm sau đây:

- Người huấn luyện chó phải theo dõi chặt cho việc tạo dấu vết của người giúp việc.

- Mỗi một lần đánh hơi nhất thiết phải đưa tới kết quả là chó cắn giữ được vào áo người giúp việc. Điều này sẽ kích thích chó trong việc lùng sục.

- Trong những buổi học đầu tiên, chỉ đạo viên phải lưu ý giúp đỡ người huấn luyện trong việc điều khiển chó.

Phương pháp huấn luyện chó đánh hơi tìm người vừa nói trên đây là một phương pháp cơ bản được áp dụng rộng rãi nhất trong việc huấn luyện các loại chó lùng sục. Trong phương pháp này, chó hòan toàn được bình tĩnh hít ngửi dấu vết và ngay trong những buổi học đầu tiên, chó đã được huấn luyện việc đánh hơi dấu vết bằng khứu giác.

Tuy nhiên trong luyện chó lùng sục phương pháp này không phải luôn luôn được áp dụng.
 

Hoan2008

Member
5. Huấn luyện chó đánh hơi theo dấu vết bằng phương pháp kích động chó

Phương pháp này được áp dụng đối với những con chó mà tính hung dữ của nó rất kém.

Người chỉ huy lớp học giao nhiệm vụ cụ thể cho người giúp việc và chỉ rõ vị trí ẩn náu của người giúp việc trước khi chọc tức chó, thứ tự các bước khi kích động nó, điểm xuất phát, tuyến đường (200-250m) điểm kết thúc và thứ tự hành động ở thời điểm vật lộn với chó. Đồng thời ghi nhớ phần thứ hai của tuyến đường có dấu vết.

Cũng giống như trong trường hợp huấn luyện chó đánh hơi không cần sự kích động, người giúp việc phải mặc loại quần áo dễ cho chó cắn giữ.

Người huấn luyện chó dẫn chó tới và buộc cương vào gốc cây để một khoảng tự do từ 1,5 – 2m. Đối với những con chó rất khỏe thì phải buộc nó bằng xích. Vị trí buộc chó phải bảo đảm để chó không nhận ra được tuyến đường đi của người giúp việc. Chỉ có trong điều kiện đó mới buộc chó phải sử dụng khứu giác để tìm người giúp việc.

Theo tín hiệu của người huấn luyện người giúp việc ra khỏi hầm trú ẩn và đi tới cầm roi đánh vào chó, sau đó bỏ chạy theo con đường đã định sẵn. Trong khi chạy cố tình kéo dây lệt sệt để các dấu vết để lại sẽ có cường độ hơi hướng mạnh hơn. Người huấn luyện phải biết rõ những dấu vết đó. Dấu vết kéo dài khoảng 200-250m theo hình vòng cung. Cuối đường chạy người giúp việc chui vào hầm ẩn náu. Người huấn luyện phải theo dõi chặt chẽ các hành động của người giúp việc cũng như tuyến đường đi của anh ta.

Sau khi người giúp việc đã ngồi yên trong hầm, người huấn luyện mới tháo dây cương buộc ở gốc cây và để khoảng 1-2m cho chó được tự do rồi dẫn nó tới dấu vết. Đồng thời với việc chỉ tay xuống các dấu vết, người huấn luyện liền hạ lệnh “dấu vết”. Nếu chó đã được huấn luyện việc tìm chọn đồ vật thì thêm cả mệnh lệnh phụ “dấu vết, ngửi”.

Trong những buổi học ban đầu người huấn luyện trong nhiều trường hợp buộc phải dắt chó theo dấu vết, hướng nó đi theo con đường có dấu vết bằng dây cương. Có một số con chó thì hướng tới người giúp việc bằng mắt. Trong những trường hợp tương tự như vậy thì cần phải điều khiển nó bằng một đoạn dây cương ngắn hơn và nhắc lại mệnh lệnh “dấu vết”, đồng thời với việc chỉ tay xuống dấu vết. Cứ như vậy hướng dẫn nó để đến tận cùng của dấu vết.
Nếu chó đánh hơi và đi đúng theo con đường có dấu vết thì dây cương phải buông lỏng hơn để phần nào nó được tự do hít ngửi theo dấu vết. Tại thời điểm cuối cùng, chó có thể nhẩy xổ vào người giúp việc và cắn vào áo. Sau một sự vật lộn ngắn ngủi với chó, người giúp việc vùng dậy chạy theo con đường định sẵn, đoạn đường thứ hai mang dấu vết lại được tạo nên và bài tập được kết thức giống như trong trường hợp không có sự kích động của người giúp việc.

Cần phải lưu ý rằng, việc kích động chó trong phương pháp thứ hai này chỉ thực hiện đối với những buổi học đầu tiên. Khi ở chó đã xuất hiện sự hứng thú lùng sục người giúp việc thì chấm dứt việc kích động chó trước khi để nó đánh hơi theo dấu vết.

Ưu điểm của phương pháp này là ngay trong những ngày đầu tiên đã gây cho chó được hứng thú lùng sục tìm kiếm người giúp việc.

Đối với những con chó mà tính khí của nó cực kỳ hung dữ thì không nên sử dụng phương pháp kích động. Những con chó như vậy thường do sự tức giận ghê gớm mà nó có thể rất nhanh chóng tìm ra người giúp việc bằng mắt, bằng tai và hầu như không cần phải ngửi và dĩ nhiên nó sẽ cắn xé tả tơi người giúp việc nếu không kịp thời ngăn chặn.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top