• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Kiến thức chung về huấn luyện chó

Status
Không mở trả lời sau này.

Hoan2008

Member
26. Huấn luyện chó canh gác

Đó là quá trình đào luyện chó khả năng thông báo kịp thời mọi sự xuất hiện bất ngờ của người lạ mặt. Trên vị trí canh gác, chó phải luôn luôn sẵn sàng và theo tín hiệu đầu tiên của người huấn luyện lập tức bắt giữ kẻ lạ mặt đó.
Kích thích có điều kiện: Mệnh lệnh chính "nghe đi" và bàn tay chỉ về phía người giúp việc, mệnh lệnh phụ "phu" và "tốt'.

Kích thích không điều kiện: những cú đánh bằng roi của người giúp việc
Huấn luyện chó canh gác dựa trên cơ sở những phản xạ tự nhiên của thói quen canh gác kết hợp với bản năng định hướng và phòng thủ của chó.

Đối với loại chó lùng sục thì việc huấn luyện canh gác được tiến hành vào giai đoạn cuối cùng của chương trình huấn luyện chuyên môn của chó nghiệp vụ, nhưng đối với loại chó canh gác thì phải tiến hành sớm hơn rất nhiều.

Huấn luyện chó canh gác theo thứ tự sau đây:

- Canh gác tại chỗ

- Canh gác trong trạng thái vận động

- Hoàn thiện khả năng canh gác kết hợp với những dạng huấn luyện chuyên môn khác, tức là tiến dần tới chỗ đào tạo hoàn thiện một con chó nghiệp vụ.

26.1. Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện chó canh gác tại chỗ

Để huấn luyện khả năng canh gác tại chỗ cho chó, người huấn luyện phải nghiên cứu kỹ tư cách hành vi của chó trong những kích thích động khác nhau được gây lên bởi người giúp việc, đồng thời làm giảm dần phản xạ sủa của chó trong khi phải canh gác lâu dài, và huấn luyện khả năng thông báo về sự xuất hiện người lạ không hề gây lên một tiếng động trong khu vực có thể nghe, nhìn thấy hoặc ngửi thấy.

Chọn địa hình có ít nhất những tác động ngoại cảnh, có cỏ mọc và các hầm hào, hố rãnh để người giúp việc có thể đi dần tới chó một cách bí mật. Ở những địa hình không có cỏ mọc, có thể dùng rơm rạ thay thế. Với những địa hình như vậy sẽ làm tăng tính cảnh giác của chó.

Địa hình cần phải được chọn trước. Những buổi học đầu tiên phải tiến hành dưới sự chỉ đạo của người hướng dẫn, ra hiện trường trước với sự có mặt của người huấn luyện viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn cụ thể cho người giúp việc, chỉ vị trí ban đầu của anh ta (cách chó 60-70m), đồng thời cho biết vị trí của người huấn luyện và chó, tín hiệu bắt đầu hành động, đường đi của người giúp việc và các đặc điểm khi đi, khi tấn công chó và khi bỏ chạy cũng như thứ tự thực hiện bài học. Vào một thời điểm nhất định, người giúp việc ra khỏi vị trí và chờ đợi tín hiệu.

Người huấn luyện theo dõi chó và cùng với nó tới địa điểm định sẵn, chọn nơi thuận tiện đứng quan sát sau khi để chó ngồi phía bên chân trái hơi nhích hơn phía trước, người huấn luyện giư chó bằng một đoạn dây cương 20-30cm. Tốt nhất là chọn điểm bị khuất cỏ để chó không nhìn thấy phía trước những vùng thấp hơn.

Người huấn luyện trấn an chó bằng một giọng thì thầm và thận trọng, rồi hạ lệnh "lắng nghe" và tay chỉ về phía người giúp việc ẩn nấp.

Người giúp việc theo tín hiệu hoặc theo thời gian đã định sẵn, bắt đầu bò dần về phía người huấn luyện và chó, thỉnh thoảng lại khẽ đánh rơi xuống đất, xuống cỏ ... chốc chốc người giúp việc lại dừng lại, không được gây tiếng sột soạt để chó có sự tập trung cao độ.

Khi người giúp việc vừa mới bắt đầu tiến vào, người huấn luyện lại nhắc lại mệnh lệnh một cách thầm thì "lắng nghe" và tay phải chỉ về hướng người giúp việc. Khi thấy chó rất tập trung theo dõi thì người huấn luyện cổ vũ nó bằng giọng rất nhỏ "tốt". Nếu chó sủa hoặc gầm gừ, rít lên, thì người huấn luyện phải phát lệnh cho nó "phu" bằng một giọng hăm dọa và giật mạnh dây cương. Nếu chó vẫn cứ tiếp tục sủa thì người huấn luyện phải dùng tay hoặc dây cương giữ lấy mõm của nó và nhắc lại mệnh lệnh "phu", sau mỗi lần làm cho nó ngừng sủa thì lập tức phải khen ngợi nó ngay.

Trong quá trình huấn luyện, nếu chó sủa thì trong những bài học đầu tiên, người giúp việc không được lộ diện, mà chỉ gây tiếng sột soạt, vụng trộm lén lút, rồi đi dần về phía khác để hạn chế sự kích động của chó, đồng thời chấm dứt tình trạng sủa nhanh chóng, trong trường hợp đó chó được thả đến bắt giữ người giúp việc.

Ngược lại, đối với những con chó phản ứng với những kích thích khác rất chậm, thì người giúp việc phải tiến sát tới dùng roi đanh vào nó rồi bỏ chạy, khi người giúp việc đã bỏ chạy cách khoảng 10-15m thì chó được thả ra để bắt giữ. Bài tập được kết thúc bằng việc thực hiện việc áp giải một quãng ngắn.

Việc thả chó để bắt giữ là rất cần thiết trong quá trình huấn luyện chó canh gác, vì vật lộn với người giúp việc sẽ tạo cho chó phát triển thói quen cẩn thận nghiêm ngặt.

Thứ tự nâng dần sự phức tạp:

Tuỳ theo mức độ đã được huấn luyện mà mức độ phức tạp dần dần được nâng lên. Khoảng cách giữa người giúp việc và chó tăng dần lên 200-250m. Người giúp việc không đi về phía chó mà về một hướng khác, khoảng cách đó mỗi một buổi học được tăng lên 40-50m. Việc tấn công vào chó mang tính chất chu kỳ nhưng mỗi một lần thả chó đuổi bắt thì đều được kết thúc bằng sự áp giải.

Tăng dần khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu đứng gác đến thời điểm người giúp việc hành động. Thời gian đó tăng dần lên tới một hai tiếng đồng hồ. Người giúp việc phải đi rất nhẹ nhàng để tránh gây tiếng sột soạt.

Hướng đi của người giúp việc cũng được thay đổi, ban đầu anh ta xuất hiện từ phía trước, về sau là từ bên cạnh và từ đằng sau.

Bài học được tiến hành trong mọi điều kiện thời gian khác nhau, buổi chiều tối, đêm khuya, sáng sớm, trong những hướng có khác nhau và đồng thời cả trong những điều kiện khó khăn khác nhau (mưa rét v.v...) khi đó cần phải thật sự quan tâm tới việc bảo vệ chó.
 

Hoan2008

Member
26.2. Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện chó canh gác trong khi đang hành quân

Đối với những con chó lùng sục, canh gác và áp giải nhất thiết phải được huấn luyện việc canh gác lâu dài cũng như thói quen thông báo kịp thời mọi sự xuất hiện của người lạ mặt một cách không tiếng động trong trạng thái hành quân.

Khả năng canh gác trong khi hành quân được tạo nên sau khi đã tập cho chúng được phản xạ có điều kiện canh gác khi có lệnh “lắng nghe” và tuyệt đối không hề sủa trong khi làm việc. Khả năng này đào tạo song song với khả năng canh gác tại chỗ.

Những buổi học ban đầu về cach gác trong trạng thái hành quân được tiến hành thứ tự như sau:

Chọn một địa hình có chiều dài 200-300m có cỏ tốt và nhiều hầm hào dùng cho người giúp việc. Tốt nhất là dọc theo địa chỉ đó có đường mòn hoặc một con đường nhỏ.

Người giúp việc được chỉ rõ vị trí ẩn náu, tín hiệu để liên lạc với người huấn luyện và các bước hành động. Trong những buổi học đầu tiên người giúp việc cần phải trốn sau một vật thể nào đó ở gần đường và trong tay cầm roi. Những bài học này tốt nhất là được tiến hành vào lúc nhá nhem (chiều tối hoặc sáng sớm).

Người huấn luyện cùng với chó đang đi theo tuyến đường đã định sẵn. Chó đi phía trước người huấn luyện chừng 2-3 bước. Người huấn luyện giữ chó bằng một đoạn dây cương dài. Cứ đi được một khoảng chừng 20-30m người huấn luyện lại dừng chó lại chốc lát và ra lệnh nhỏ cho nó "lắng nghe" và chỉ tay về phía người giúp việc và khi thấy chó vùng lên thì không quên tán thưởng "tốt" bằng một giọng rất nhẹ. Điều này còn được lặp lại một cách có chu kỳ cho tới lúc chó nghe được tiếng động do người giúp việc gây nên.

Khi chó vừa thoạt nghe được tiếng động, chững hẳn lại nghe ngóng người huấn luyện ra lệnh "Lắng nghe" và buông lỏng một đoạn dây cương dời là cho chó có thể tiến về phía người giúp việc theo dõi anh ta. Khi chó đã tới gần vị trí của người giúp việc ẩn náu, người giúp việc liền ra khỏi hầm và tấn công vào chó. Người huấn luyện thả chó bắt giữ sau đó áp giải người giúp việc đi một quãng.

Về sau phải tạo được cho chó thói quen phát hiện ra được người giúp việc một cách chính xác bằng mùi vị của anh ta. Với mục đích đó người giúp việc phải nằm cách con đường khoảng 10-15m và gió thổi theo hướng từ phía người giúp việc về phía con đường.

Người huấn luyện và chó vẫn đi theo con đường đó như trong những bài tập trước. Trong bài tập này có thể xảy ra trường hợp chó không phát hiện được người giúp việc bằng mùi vị cảu anh ta. Khi đó người huấn luyện sau khi đi cách người giúp việc một quãng 40-50m thì dẫn chó đi ngược lại.

Nếu trong trường hợp này chó vẫn không phát hiện ra người giúp việc thì người huấn luyện buộc phải rẽ khỏi con đường đang đi mà nên dẫn về gần vị trí ẩn nấp của người giúp việc tạo điều kiện cho chó dễ dàng phát hiện ra anh ta. Sau khi chó đã phát hiện được thì thả chó để bắt giữ và bài tập được kết thúc theo như thường lệ.

Thứ tự nâng dần độ phức tạp trong huấn luyện canh gác ở trạng thái hành quân. Sau khi đã tạo được cho chó được thói quen phát hiện người giúp việc ở gần đường bằng cách đánh hơi và lặng lẽ thông báo cho người huấn luyện thì mức độ phức tạp được nâng dần lên:

- Cự ly vận động được tăng dần lên (chừng 100m cho mỗi buổi học và cho tới khi đạt được khoảng vài cây số).

- Tăng dần khoảng cách kể từ vị trí người giúp việc tới con đường và tiếng động do người giúp việc gây nên càng ngày càng khẽ hơn.

- Thả chó bắt giữ kèm theo tiếng súng nổ và chiếu sáng địa hình bằng phát sáng của người huấn luyện và người giúp việc.

- Bài tập được tiến hành vào những thời gian khác nhau và trong những điều kiện thời tiết khác nhau.
 

Hoan2008

Member
26.3. Huấn luyện canh gác kết hợp với xử lý dấu vết và lùng sục địa hình

Việc phối hợp canh gác kết hợp với xử lý và lùng sục địa hình nhằm mục đích tiến dần sự huấn luyện tới những điều kiện về sau.

Bài tập về cách thức phối hợp có thể được xây dựng như sau:

Canh gác tại chỗ kết hợp với xử lý dấu vết và lùng sục địa hình

Người huấn luyện bí mật đi tới địa phận huấn luyện, tìm một vị trí thích hợp rồi để chó ngồi bên phía chân trái giống như trong bài tập về canh gác tại chỗ.
Sau một thời gian nào đó (phụ thuộc vào mức độ đã được huấn luyện của chó) người giúp việc bắt đầu vận động qua khoảng cách được canh giữ thỉnh thoảng lại tạo nên tiếng động và tiến một cách bí mật về phía chó. Sự chăm chú của chó phản ánh cho người huấn luyện biết về những điều đó. Khi chó đi tới gần người giúp việc, người huấn luyện sau giây lát giữ chó lại (2-3 phút) bắt đầu thả chó lùng sục với mục đích quan sát dấu vết. Sau khi phát hiện được dấu vết và bắt giữ người giúp việc thì tiến hành áp giải.

Trong những buổi học sau thời gian của dấu vết được tăng dần lên. Muốn thế người giúp việc phải tạo ra các dấu vết từ trước sau khi canh gác chó được thả ra lùng sục địa hình với mục đích truy lùng dấu vết. Trong các bài tập tổng hợp phải kết hợp cả việc lùng sục địa hình sau khi đã xử lý dấu vết.

Canh gác trong vận động kết hợp với xử lý dấu vết và lùng sục địa hình

Chó nghiệp vụ trong khi vận động cần phải quan sát không chỉ những người ở gần mà còn cả dấu vết để lại bởi những người lạ mặt đi qua con đường đó. Trong thời gian đầu, người giúp việc đi qua đoạn đường mà trên đó sau 5-10 phút, người huấn luyện và chó sẽ đi tuần tiễu tại điểm cuối cùng người giúp việc để lại một vật thể nào đó rồi ẩn nấp ở trong hầm.

Người huấn luyện cùng với chó đi đến khu vực đã định sẵn và chó được thả ra để lùng sục ban đầu ở trong trạng thái có dây cương dài. Khi đi đến khu vực, nơi người giúp việc đã đi qua người huấn luyện tăng cường sự chú ý của chó "Dấu vết". Khi chó đã phát hiện ra dấu vết thì người huấn luyện thả nó ra đánh hơi để bắt bằng được người giúp việc. Sau đó người huấn luyện tiến hành khám xét người bị bắt rồi giao người ấy cho một người khác.

Sau đó người huấn luyện thả chó lùng sục với mục đích tìm kiếm các đồ vật của người giúp việc còn bỏ lại. Các bài tập tổng hợp dần dần được phức tạp hoá bằng cách tăng dần chiều dài của đoạn đường và thời gian tuần tiễu đồng thời tăng cả chiều dài lẫn thời gian của dấu vết và kích thước của địa hình cần lùng sục.

Ngoài ra, các bài tập cần được tổ chức thực hiện trong mọi thời gian khác nhau và trên những địa hình khác nhau.

Các sai sót có thể xảy ra

1. Tiến hành các bài tập trên cùng một địa hình, làm cho chó quen với môi trường xung quanh và làm việc rất tốt trong địa hình đó nhưng rất tồi ở những địa hình khác.

2. Người giúp việc xuất hiện luôn luôn ở về một hướng.

3. Tiến hành các bài tập trong cùng một điều kiện thời gian như nhau

4. Thời điểm bắt đầu hành động của người giúp việc xuất hiện cùng một thời gian.

5. Vi phạm thứ tự nâng cao sự phức tạp.

6. Huấn luyện chó thiếu sự lưu ý tới các đặc tính cá nhân của chúng (các phản ứng mạnh nhất, mức độ đã được huấn luyện v.v…).
 

Hoan2008

Member
27. Huấn luyện chó tuần tiễu

Việc sử dụng chó tuần tiễu sẽ tăng cường sự canh giữ các mục tiêu và cho phép giảm số người canh gác xuống một cách đáng kể. Chó tuần tiễu phải được huấn luyện thói quen lên tiếng sủa to khi có người lạ tới gần mục tiêu và khả năng bắt giữ người, có ý đồ đột nhập vào mục tiêu cũng như khả năng lùng sục địa hình.

Những kích thích có điều kiện. Mệnh lệnh "Hãy giữ lấy" và cử chỉ - Tay chỉ về phía người giúp việc.

Những kích thích không điều kiện. Những cú đánh bằng roi của người giúp việc.

Việc huấn luyện chó đi tuần tiễu được tiến hành sau khi đã tạo nên ở chúng những phản xạ có điều kiện đầu tiên của sự vâng lời, sự phát triển tính hung dữ và huấn luyện chúng việc bắt giữ người bỏ chạy.

Phụ thuộc vào các điều kiện canh giữ, chó tuần tiễu được sử dụng ở các chòi canh và trên các bốt tuần tiễu độc lập. Trong tất cả các trường hợp, huấn luyện chúng đều theo một nguyên tắc nhất định, nhưng lưu ý tới các đặc điểm tại các bốt gác. Việc huấn luyện chó tuần tiễu bên các hàng rào chốt chó là phức tạp nhất. Sự huấn luyện ban đầu được tiến hành trên một bốt gác có tính chất giàng đường.

Trang bị của hàng rào chốt chó: Phụ thuộc vào độ dài của khoảng cách cần canh giữ mà hàng rào có thể xây dựng với chiều dài 100m. Muốn vậy người huấn luyện dùng hai cái cọc có đường kính 15-20cm chôn sâu dưới đất một mét. Chiều cao của cọc kể từ trên mặt đất từ 2m trở lên. Trên độ cao 2m của hai cọc đó người ta chăng một dây cáp đường kính 0,6-1m sao cho điểm giữa của dây không võng xuống và cách mặt đất 1,5m.

Trên hai đầu dây cáp làm thành hai vòng tròn để có điều kiện buộc chặt vào hai cọc, còn trên dây người ta lồng vào các vòng tròn hoặc là ròng rọc. Trên khoảng cách 2,5-3m kể từ các cọc người ta lắp các thiết bị han chế dưới dạng cắt vòng dây xoắn hoặc là hàn vào bằng các bản kim loại ở mỗi cọc có thêm dây chằng. Ở giữa hàng rào người ta xây ba chòi canh, gần mỗi một chòi canh có một lá chắn bằng gỗ kích thước 0,75 x 1m.

Do các đặc điểm của địa hình, đặc tính của mục tiêu cần canh giữ cũng như vật liệu hiện có mà có thể xây dựng hàng rào bằng nhiều cách khác nhau.
Trong tất cả mọi trường hợp thì giải đất dọc theo hàng rào phải rộng 10-12m bề mặt phải bằng phẳng không sỏi đá, không có sắc nhọn.

Có thể buộc dây cáp giữa hai cái trụ làm từ ba cái thang kết với nhau ở phía trên còn phía dưới chia về ba hướng khác nhau. Những hàng rào như vậy thường được trang bị tại các vùng đất mềm, ẩm ướt, khi các cọc không thể chôn vững xuống đất.

Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện

Đầu tiên người giúp việc được hướng dẫn cụ thể vị trí ẩn nấp ở trong hầm; con đường đi tới gần chó, khởi đầu và các bước hành động.

Khi cần canh giữ một mục tiêu bằng con chó thì cứ khoảng cách đó được chia ra nhiều đoạn, đoạn nó cách đoạn kia bằng các tấm ngăn cách.

Huấn luyện chó tuần tiễu độc lập được thực hiện theo một thứ tự nhất định. Người huấn luyện đưa chó ra chòi gác dẫn nó đi theo địa hình hoặc ngôi nhà để làm quen với vị trí khác. Trong hai, ba bài tập đầu chó được giữ bằng một đoạn dây cương ngắn. Trong thời gian làm quen với vị trí gác thỉnh thoảng người huấn luyện lại ra lệnh "giữ lấy".

Người giúp việc sau khi đã được hướng dẫn đi tới ngôi nhà trên, gây nên những tiếng sột soạt nhỏ và sau đó gõ vào tường để thu hút chó. Người huấn luyện sau khi nhắc lại mệnh lệnh "giữ lấy" thì hướng chó về phía người giúp việc.

Sau đó người giúp việc bò qua bờ rào vào phía trong và tấn công chó bằng cách dùng roi đánh nhẹ vào nó rồi lao vào vật lộn với nó. Bài tập được kết thúc bằng việc áp giải người giúp việc cho qua giới hạn canh giữ.

Đối với những bài tập sau thứ tự nâng dần mức độ phức tạp cũng được thực hiện giống như trường hợp đối với canh gác theo hàng rào.

Thói quen được coi là thành thạo nếu chó có khả năng canh gác một khoảng thời gian từ 8-10 giờ rất cẩn thận và khi xuất hiện người lạ mặt thì sủa lớn để thông báo. Đồng thời rất dũng cảm lao vào vật lộn và bắt bằng được người lạ mặt (trong khoảng 100m trở lại). Có khả năng lùng sục địa hình (100x100m) xung quanh địa phận canh gác. Tuyệt đối từ chối mọi thức ăn tìm được trên mặt đất cũng như của người lạ mặt.
 

Hoan2008

Member
28. Huấn luyện chó áp giải

Để việc áp giải thủ phạm được an toàn và bảo đảm nhiều trường hợp người ta sử dụng loại chó chuyên môn áp giải.

Việc huấn luyện chó áp giải được thực hiện theo phương pháp chung của chương trình huấn luyện chó lùng sục và canh gác, điểm khác nhau chỉ ở chỗ song song với chương trình huấn luyện chuyên môn thì một phần lớn thời gian được dùng để dạy chó canh gác và áp giải người bị bắt. Bởi vậy chỉ cần dừng lại ở thứ tự việc huấn luyện chuyên môn về khả năng áp giải.

Sau khi đã dạy chó có việc bắt giữ người giúp việc bỏ chạy tên một khoảng cách 25-30m thì tiến hành huấn luyện cho chó khả năng áp giải.
Đầu tiên thì huấn luyện cho chó áp giải từng người một nhưng về sau là cả một nhóm người đi bộ.

Công việc đó được tiến hành như sau:

Sau khi bắt giữ được người giúp việc, người huấn luyện hạ lệnh cho anh ta "Đứng lại", người giúp việc chấm dứt các hành động của mình và đứng yên. Người huấn luyện hạ lệnh cho chó "bên cạnh" đồng thời giật dây cương rồi để chú chó ngồi cách người giúp việc chừng 3-4 bước (cho phép được sủa) và khen ngợi nó bằng một giọng tán thưởng.

Sau một lúc, người huấn luyện chỉ tay về phía người giúp việc và hạ lệnh cho chó "giữ lấy". Nếu chó có ý đồ lao vào người bị bắt thì giật dây cương và ra lệnh cho chó "bên cạnh" bằng một giọng đe doạ.

Khi chó đã nguôi giận thì bắt đầu tiến hành áp giải người bị bắt. Khoảng cách giữa chó và người giúp việc chừng 4-5 bước. Với một khoảng cách như vậy sẽ dễ dàng theo dõi mọi hành vi của người bị bắt cũng như để đề phòng sự tấn công bất ngờ vào chó hoặc người áp giải.

Khi bắt đầu đi người huấn luyện ra lệnh cho người giúp việc "bước" và cho chó "giữ lấy" nếu chó có ý đồ lao vào người giúp việc thì lập tức phải ra lệnh cho chó "bên cạnh" và giật dây cương. Chỉ khi chó đã thực hiện đúng theo yêu cầu, người huấn luyện cổ vũ nó và hướng sự chú ý của nó tới người giúp việc bằng mệnh lệnh "giữ lấy" và tay chỉ vào người bi áp giải.

Trong quá trình áp giải thỉnh thoảng nhắc lại mệnh lệnh "giữ lấy", "tốt", "giữ lấy".

Trong thời gian áp giải người giúp việc phải theo dõi hành vi của chó, nếu lúc nào đó nó tỏ ra lơ là thì đột nhiên chạy vụt về phía trước (hoặc có khi đánh vào chó rồi bỏ chạy). Người huấn luyện lúc đó phải thả chó đuổi bắt kèm theo mệnh lệnh "Phát". Sau khi đã bắt giữ được người bỏ chạy. Sự áp giải lại tiếp tục. Khi lặp đi lặp lại những bài tập như vậy sẽ luyện cho chó sự tập trung chú ý cao độ tới một hành động của người bị áp giải.

Song song với điều này còn cần phải luyện tập cho chó khả năng bảo vệ người huấn luyện khi bị người giúp việc bất ngờ tấn công.

Để làm được điều đó, người giúp việc bất ngờ quay lại vung tay và dùng roi đánh vào chó. Người huấn luyện lập tức ra lệnh cho nó "Phát" và để chó lao vào người giúp việc.

Theo lệnh "Đứng yên" người giúp việc đứng lại, còn người huấn luyện kéo chó về mình khen ngợi nó và một lần nữa sự áp giải lại được tiếp tục.
Về sau tuỳ thuộc vào mức độ của chó đã được huấn luyện mà dần dần đưa vào bài tập những điều kiện phức tạp hơn.

Việc đưa dần những điều kiện phức tạp đó phải tuân thủ theo nguyên tắc từ đơn giản tới phức tạp. Ban đầu việc thả chó bắt giữ chỉ trên khoảng cách 10-15m nhưng về sau khoảng cách này được tăng dần tới 100m và xa hơn.
Điều quan trọng là phải luyện cho chó khả năng có thể áp giải trong một thời gian dài, nhưng luôn giữ được sự chú ý cao độ nếu ban đầu cự ly áp giải chỉ 20-30km và thậm chí còn nhiều hơn.

Điều kiện quan trọng là việc tăng số người giúp việc lên trong huấn luyện. Huấn luyện chó áp giải cẩn thận một người giúp việc xong thì chuyển sang áp giải hai và nhiều người hơn cùng một lúc. Ban đầu bài tập được tiến hành với hai người giúp việc.

Hai người giúp việc trong bộ quần áo tập đi ra địa hình đã chọn trước. Người huấn luyện để chó ngồi cách hai người giúp việc chừng 5m. Giây lát trôi qua người huấn luyện ra lệnh "Đều bước" và bắt đầu áp giải.Trong quá trình áp giải một trong hai người giúp việc thỉnh thoảng lại có ý đồ bỏ chạy. Những lúc đó người huấn luyện phải tăng cường sự chú ý của chó bằng mệnh lệnh "giữ lấy".

Theo ám hiệu định trước hoặc theo địa hình đã thống nhất ban đầu, một trong hai người giúp việc bỏ chạy. Người huấn luyện ra lệnh "dừng lại" và sau đó bằng mệnh lệnh "phá" rồi thả chó đuổi bắt còn bản thân thì chạy theo sau nó. Sau khi đã bắt được mọi bước hành động xảy ra hoàn toàn theo một thứ tự như trong huấn luyện việc bắt giữ. Sau đó người bị bắt được áp giải tới người giúp việc kia và quá trình áp giải hai người bị bắt lại được tiếp tục.
Sau đó từ bài học này tới bài học khác các bài tập được lặp lại và số người giúp việc được tăng lên đồng thời số người bỏ chạy cùng một lúc cũng được tăng lên, ngoài ra khoảng cách thả chó ra đuổi bắt cũng được không ngừng tăng lên.

Song song với các bài tập đó còn cần thiết phải tăng dần sự phức tạp trong điều kiện môi trường để nhằm mục đích huấn luyện cho chó thực sự tập trung cao độ vào việc áp giải ngay cả khi xuất hiện những kích thích ngoại cảnh rất thu hút.

Về sau sự áp giải được kết hợp với việc lùng sục địa hình và đánh hơi dấu vết. Muốn vây, theo hướng dẫn trước cả mấy người giúp việc đều bỏ chạy cùng một lúc và một trong số họ tạo nên những dấu vết theo quy định trước. Người huấn luyện thả chó bắt giữ và sau khi bắt được một trong số họ thì chuyển chó sang đánh hơi người khác.

Nếu ứng dụng việc thả chó ra lùng sục địa hình sau khi đã bắt giữ được người chạy trốn. Muốn thế trong quá trình áp giải nhiều người đến một thời điểm nào đó một trong số họ liền bỏ chạy và trước khi bị bắt đã kịp thời quẳng lại 2-3 vật thể gì đó. Tại thời điểm này người huấn luyện cũng hành động giống mọi lần khi bắt được kẻ chạy trốn và khi trao kẻ đó cho một người thứ ba rồi trấn an chó và sau đó thả nó lùng sục địa hình. Việc lùng sục địa hình được thực hiện theo các quy tắc chung. Sau khi lùng sục song người huấn luyện cùng với chó tiếp tục áp giải nhóm người bị bắt theo con đường đã định sẵn.
Trong huấn luyện áp giải nên kết hợp với cả việc nổ súng. Muốn thế trong quá trình huấn luyện chúng phải tạo cho chó cảm giác không sợ hãi và thậm chí không quan tâm tới các tiếng súng, tiếng mìn. Chỉ có như vậy thì mới có thể huấn luyện chó áp giải có kèm theo tiếng súng.

Huấn luyện chó áp giải trong ô tô

Trước hết phải lưu ý đến điều kiện sau đây. Để huấn luyện cho chó khả năng này thì trước hết phải luyện cho nó thói quen không sợ hãi các phương tiện vận tải (ô tô) cũng như đi trên ô tô, thói quen nhảy từ ô tô xuống đường và ngược lại. Nếu huấn luyện chó tiếp xúc với ô tô trong giai đoạn đang trưởng thành của nó nếu không thì phải tiến hành những bài tập thực sự cho nó.

Đầu tiên việc luyện tập tiến hành khi xe đứng yên tại chỗ.

Một hoặc hai người giúp việc trong bộ quần áo tập được áp giải tới ô tô. Sau đó người huấn luyện và chó sắp xếp ngồi ở phía trước của thùng xe. Những người bị áp giải ngồi xuống sàn xe.
Trong thời gian xe chạy nhanh thỉnh thoảng người huấn luyện lại lưư ý chó bằng mệnh lệnh "giữ lấy" và chỉ tay về phía những người bị áp giải.

Sau một thời gian nhất định nào đó một trong hai người giúp việc nhấp nhổm đứng dậy và có ý đồ nhảy xuống khi đó người huấn luyện lập tức ra lệnh "Phá" và buông lỏng dây cương để chó có thể chồm tới giữ lấy người đó. Sau khi bị cắn giữ vào áo người giúp việc lại ngồi xuống chỗ ban đầu của anh ta. Người huấn luyện lại lệnh cho chó "Bên cạnh" và cổ vũ nó bằng bánh ngọt rồi thỉnh thoảng lại nhắc lại các mệnh lệnh "giữ lấy", "tốt", "giữ lấy".

Trong quá trình áp giải đó tới một lúc nào đó khi xe chạy chậm một trong hai người giúp việc bất ngờ nhảy xuống và bỏ chạy. Người huấn luyện ra tín hiệu dừng xe cho tài xế rồi cùng với chó nhảy xuống truy kích người giúp việc. Sau khi đã đuổi kịp và vật lộn với người giúp việc, chó lại cùng với người huấn luyện áp giải người giúp việc đó tới ô tô và người huấn luyện lại sắp xếp cho chó ngồi phía trước còn người giúp việc lại ngồi vào chỗ cũ của mình, rồi ra lệnh cho tài xế nổ máy, cuộc áp giải tiếp tục.

Trong quá trình huấn luyện thói quen nói trên cần dần dần phải đưa những điều kiện phức tạp vào để luyện tập đó là việc tăng số người bị áp giải, tăng cự ly áp giải. Và về sau việc bắt giữ người bỏ chạy được kết hợp với hình thức để chó lùng sục địa hình xử lý dấu vết trong điều kiện có nhiều kích thích ngoại cảnh thu hút.
 

Hoan2008

Member
29. Huấn luyện chó việc canh giữ đồ đạc

Việc huấn luyện chó canh giữ đồ đạc là một trong các dạng huấn luyện chuyên môn. Chó được để bên cạnh một đồ vật và nó phải thực hiện nhiệm vụ là không cho phép ai lạ mặt được tới gần đồ vật đó. Khi người lạ mặt đó có ý đồ cầm lấu đồ vật đó mang đi thì chó lập tức sủa to để báo cho người huấn luyện.

Kích thích có điều kiện. Mệnh lệnh "giữ lấy".

Kích thích không điều kiện. Người giúp việc, đồ vật làm thu hút chó và bánh ngọt.

Việc huấn luyện chó canh giữ được tiến hành sau khi đã phát hiện được tính hung dữ của chó cũng như đã tạo được khả năng bắt giữ người chạy trốn.
Các bài tập ban đầu được tiến hành như sau: Người huấn luyện buộc chó vào một vị trí vốn đã quen thuộc với nó và đặt trước mặt chó một vật thể rất có sức hấp dẫn chó (vật để ngoạm, túi xách, áo mưa). Khoảng cách giữa chó và vật đó phải ở chừng mực nào đó để chó không với tới được. Người huấn luyện đứng gần chó chỉ tay vào đồ vật nói trên và ra lệnh "giữ lấy".

Sau 20-30 giây một người giúp việc đã được hướng dẫn trước xuất hiện và một hai lần lặng lẽ đi phía trước mặt chó. Trong lần thứ hai khi đi qua người giúp việc dơ tay định với lấy đồ vật đó. Khi đó người huấn luyện lập tức chỉ tay vào vật và ra lệnh "giữ lấy".

Khi chó băt đầu sủa và nhảy xổ về phía người giúp việc thì anh ta liền bỏ chạy vào hầm. Người huấn luyện khen ngợi và tặng thưởng bánh ngọt cho nó. Nếu chó chỉ phản ứng lại người giúp việc mà không chú ý tới đồ vật đó thì người giúp việc phải làm "sống dậy" đồ vật đó. Để làm việc này phải dùng một sợi dây (dây kim loại, dây thép) với đường kính 1,5 đến 2mm, với độ dài khoảng 1m buộc vật lại. Để cho chó luôn luôn nhin thấy vật chuyển động. Sự chuyển động còn vật thu hút chó và nó bắt đầu theo dõi vật cũng như theo dõi người giúp việc.

Tuỳ theo mức độ của việc hình thành kỹ năng giữ vật mà tăng cường sự phức tạp hoá điều kiện huấn luyện.

Trước hết chó quen với việc giữ vật một cách độc lập, khi không có người giúp việc. Để làm việc này ở mỗi giờ tập luyện huấn luyện viên phải dần dần cách xa chó nhiều hơn. Huấn luyện viên điều khiển chó bằng cách khẩu lệnh tương ứng trong khoảng cách. Mỗi lần khi bài tập kết thúc tức là khi huấn luyện viên đi lại phía chó phải khuyến khích chó bằng cách cho chó kẹo và cho chó đi dạo.

Phải tiến hành tập luyện với sự có mặt của hai người giúp việc. Trong khi một trong hai người giúp việc đánh lạc hướng chó thì người kia giả vờ cố chiếm lấy vật. Huấn luyện viên lúc đầu đứng gần chó dùng các khẩu lệnh để điều khiển chó sau đó dần dần cứ xa chó, đồng thời bắt chó phải chú ý đến hai người giúp việc và vật.

Việc huấn luyện giữ các vật khác nhau của huấn luyện viên có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó sau khi giáo dục (dạy) được cho chó có phản xạ có điều kiện đầu tiên rồi thì phải đặt trước mặt chó các vật khác với các hình dạng và kích thước khác nhau.

Trong khi dạy cho chó giữ đồ vật cần phải nhớ rằng, các bài tập để dạy chó giữ vật không nên biến thành các bài tập phát huy tính hung dữ ở chó. Toàn bộ sự chú ý của chó là cần phải hướng vào việc bảo vệ vật. Do đó, người giúp việc không được trêu chó.
 

Hoan2008

Member
HUẤN LUYỆN CHÓ NGHIỆP VỤ​

1. Tình hình chung

Huấn luyện chó nghiệp vụ là những môn tập có hệ thống cho chó về củng cố, phát triển và hoàn thiện những thói quen được áp dụng trong điều kiện cụ thể khi sử dụng chó làm nhiệm vụ. Công tác huấn luyện nhằm mục đích:

- Củng cố lại các phản xạ có điều kiện (thói quen) đã được luyện tập trong quá trình nuôi dạy.

- Hoàn thiện những thói quen đã được luyện tập trước đây cho đến khi thực hiện đúng trong điều kiện làm nhiệm vụ thực tế.

- Tăng cường (làm phát triển) khả năng hoạt động của các cơ quan khứu giác, thính giác, thị giác của chó, khả năng phân hoá rõ mùi và luyện sức chịu đựng của thể lực.

Huấn luyện chó có hệ thống theo kế hoạch cho phép hoàn thiện chất lượng công tác của chó, dạy chó làm việc tốt vào bất kỳ lúc nào. Khi có những kích thích làm lạc hướng, ở những địa hình khác nhau và trong bất kỳ thời tiết nào. Không được huấn luyện một cách có hệ thống sẽ dẫn đến làm mất đi những phản xạ có điều kiện đã được luyện tập trước đây, làm giảm nhanh khả năng làm việc của chó hoặc bị mất hoàn toàn chất lượng công tác.

Trong quá trình huấn luyện, ngay cả thói quen thực hành của các chuyên gia về sử dụng chó nghiệp vụ trong những hoàn cảnh khác nhau.

Huấn luyện chó nghiệp vụ cần phải được tiến hành một cách có kế hoạch, có tổ chức và có mục đích rõ rệt. Người chỉ huy huấn luyện sử dụng các giáo trình, tính toán các điều kiện địa hình, kể cả trình độ huấn luyện của chó và của người huấn luyện viên để lập kế hoạch huấn luyện cho chó. Thường thường kế hoạch được lập trong kỳ hạn sáu tháng: Kế hoạch thu - đông và kế hoạch xuân -hè. Khi thực hiện kế hoạch này, người huấn luyện viên (chủ chó) sẽ lập thời gian biểu trong tuần, trong đó có ghi rõ những nhiệm vụ (những bài tập), nội dung huấn luyện có thể thời gian và số giờ tập, kể cả địa điểm tiến hành kế hoạch huấn luyện.

Sau mỗi buổi tập phải ghi vào nhật ký riêng những vấn đề sau đây: hình thức, thời gian và địa điểm huấn luyện, điều kiện huấn luyện của động tác đó, chó thực hiện mỗi động tác như thế nào và đánh giá kết quả huấn luyện chó. Người chỉ huy hoặc nếu không có người chỉ huy thì chuyên gia (chủ chó) huấn luyện chó sẽ đánh giá.
 

Hoan2008

Member
2. Những quy tắc cơ bản huấn luyện chó nghiệp vụ

Để công tác huấn luyện đạt được hiệu quả, cần phải chấp hành những quy tắc đã được quy định. Các chuyên gia cần phải biết rõ những đặc điểm sử dụng chó nghiệp vụ, những yêu cầu đối với đặc điểm đó và đối với chó, và ghi chép những yêu cầu đó trong quá trình huấn luyện. Cần phải huấn luyện chó trong những điều kiện như thường hay gặp trong thực tế khi chó làm nhiệm vụ, mặt khác cũng phải huấn luyện một cách có hệ thống, không được linh động tuỳ tiện. Không đơn giản hoá các điều kiện huấn luyện, không thay đổi thời gian huấn luyện đã được dự định trong kế hoạch (ngày, giờ) khi thấy không thật cần thiết. Khi huấn luyện cần cố gắng giảm bớt những quan hệ (thói quen) không hợp ý vốn có của chó.

Công tác huấn luyện phải được tiến hành vao những giờ khác nhau trong ngày, trong điều kiện thời tiết khác nhau và trên những sân bãi có địa hình khác nhau.

Trước khi ra bãi tập cần phải hướng dẫn kỹ cho người giúp việc, giải thích rõ trình tự những động tác của người đó trong khi huấn luyện.

Giải quyết vấn đề trong quá trình huấn luyện cần phải làm cho chó "Tin tưởng" để nâng cao lòng nhiệt tình của chó đối với công việc của nó. Ví dụ, khi huấn luyện tìm dấu vết, sau khi giữ người giúp việc phải cho chó vồ quần áo của người đó.

Trong quá trình huấn luyện, chuyên gia dạy chó phải tăng cường khả năng quan sát của mình, luyện nghe và nhìn, nghiên cứu môi trường xung quanh, tập nhận ra những mánh khoé và mưu kế khác nhau của tội phạm.

Các buổi huấn luyện chó phải được trang bị những phương tiện cần thiết (quần áo huấn luyện viên v.v…).
 

Hoan2008

Member
3. Huấn luyện chó điều tra và chó tuần tra tìm dấu vết

Huấn luyện chó điều tra và chó tuần tra tìm dấu vết bằng cách cho chó đến chỗ xảy ra "sự kiện" là nơi có dấu vết của "bọn tội phạm" hoặc những số liệu khác về dấu vết, hoặc bằng cách để chó tự phát hiện ra dấu vết.

Trong trường hợp thứ nhất, người chỉ huy huấn luyện giao nhiệm vụ cho người giúp việc của người huấn luyện viên, làm dấu vết có tính đến trình độ được huấn luyện của chó và ý đồ của người huấn luyện viên. Người giúp việc để lại huấn luyện những dấu vết có thể nhìn thấy rõ hoặc đồ vật của mình ở điểm xuất phát, đi theo hướng đã được vạch sẵn và cuối cùng trốn vào chỗ khuất hoặc sau những công trường xây dựng, ở lại đấy cho đến khi nào chó phát hiện ra được, hoặc đến một lúc nào đó do người chỉ huy huấn luyện quy định. Sau đó người chỉ huy đưa người huấn luyện viên vào hướng của tình huống huấn luyện và giao nhiệm vụ tạo dấu vết. Người chỉ huy huấn luyện theo dõi công việc tạo dấu vết của người huấn luyện viên và sau khi kết thúc buổi tập có nhận xét (đánh giá) tóm tắt.

Trong trường hợp thứ hai, khi xuất hiện ở điều kiện xuất phát, người giúp việc không để lại dấu vết nào cả, mà để lại dấu vết ở những chỗ khác nhau bằng 2-3 vật. Khi đã đạt đến đích (đến điểm cuối cùng) thì người giúp việc xoá hết hướng đi. Sau một hồi lâu, người chỉ huy huấn luyện giao nhiệm vụ cho người huấn luyện viên điều tra hiện trường để phát hiện và nghiên cứu dấu vết. Người huấn luyện viên cho chó đến điều tra hiện trường để phát hiện dấu vết có mùi và nghiên cứu dấu vết đó khi phát hiện thấy. Khi phát hiện thất dấu vết người huấn luyện viên báo cáo cho người chỉ huy huấn luyện biết điều đó.
Cũng giống như trong trường hợp thứ nhất, sau kết thúc buổi tập, người chỉ huy có nhận xét tóm tắt.

Khi huấn luyện chó tìm dấu vết cần chú ý đến những tình hình sau đây:

Thường thường phải huấn luyện chó tìm đến dấu vết "mùi", chỉ có bằng phương pháp đó thì người huấn luyện viên mới có thể hoàn thiện được thói quen thực tế của mình, mới phát triển được khả năng nhận thức, biết định hướng trên hiện trường và trong tình huống, tìm cách giải quyết đúng trong điều kiện phức tạp. Những dấu vết được để lại theo nhiệm vụ của chính bản thân người huấn luyện viên, nghĩa là những dấu vết mà người huấn luyện viên đã rõ, phải được để lại với mật độ rất thưa.

Để đạt được những yêu cầu trên đây, chó phải biết phân tích đúng những dấu vết khác nhau. Trong khi huấn luyện phải có những người khác nhau, mặc quần áo khác nhau để lại dấu vết đó. Trong điều kiện này, chó sẽ tìm dấu vết theo mùi riêng của người, mà không theo mùi sản xuất hoặc sinh hoạt của đoàn người đó.

Mưa (tuyết) có ảnh hưởng rất lớn đến công việc của chó. Vì vậy, cần phải cho chó tập định hướng trong những điều kiện khác nhau. Ban đầu, người ta tạo nên những dấu vết ngay sau khi mưa, trong điều kiện có nhiều hơi nước ngưng tụ trong không khí, trong môi trường như thế, dấu vết có mùi sẽ được giữ lâu. Sau đó người ta tạo dấu vết khi có mưa vừa và cuối cùng là tạo dấu vết khi có mưa to. Phân tích các dấu vết rất mới vừa để lại trong mưa.

Cần phải luyện chó ở ngay cả những vùng đông dân cư, vì ở đây có nhiều mùi khác nhau nên chó phải được huấn luyện nhiều về mục phân tích mùi. Tìm dấu vết trên đường, đường mòn và những chỗ dấu vết bị cắt ngang là một công việc rất phức tạp đối với chó.

Thường thường, người ta bắt đầu huấn luyện chó tìm những dấu vết bị cắt ngang (đan chen nhau). Sau đó, người làm dấu vết đi ra đường. đi dọc một vệt trên mặt đường và sau đó để lại dấu vết ở ngoài lề đường. Song không nên quá thiên về phương pháp huấn luyện như thế để chó không tập thói quen tìm dấu vết trên đoạn đường người đã đi qua.

Cần phải huấn luyện chó tìm dấu vết một cách có hệ thống khi không có dây dắt, nhưng cũng phải huấn luyện chó tìm dấu vết khi có dây dắt theo từng thời kỳ, vì chó cần phải biết tìm dấu vết đúng khi không có dây dắt cũng như khi có dây dắt.
 

Hoan2008

Member
4. Huấn luyện chó tìm dấu vết trong điều kiện đặc biệt

Khi làm việc ở những vùng sa mạc nóng, chó gặp nhiều khó khăn. Thời tiết làm khô niêm mạc ở mũi, bụi lọt vào mũi làm cho chó bị kích thích thường xuyên. Tất cả những hiện tượng đó làm cho chó bị mệt mỏi, gây ảnh hưởng không tốt đến khứu giác của chó. Vì vậy, chỉ khi biết huấn luyện theo phương pháp tăng dần mới cho phép huấn luyện chó làm việc trong điều kiện này.

Khi tìm dấu vết ở vùng rừng núi, chó cũng gặp khó khăn, đặc biệt là ở những nơi có dốc dựng đứng. Cần phải đưa chó đến huấn luyện ở những nơi có địa hình rừng núi phức tạp. Dấu vết huấn luyện nên để lại trên những tuyến đường đi qua hang, đường mòn, sườn núi, suối v.v…Mỗi lần đặt dấu vết cần phải thay đổi tuyến đi để sau này chó có thể tìm dấu vết ở những miền rừng núi trong điều kiện bất kỳ nào đó.
 

Hoan2008

Member
5. Huấn luyện chó khám xét hiện trường lựa chọn đồ vật và lựa chọn người theo mùi của đồ vật

Huấn luyện chó môn này nhằm mục đích phát triển và hoàn chỉnh thói quen tìm kiếm tích cực và sốt sắng trong những khu vực khác nhau của hiện trường (ngoài trời) và ở trong nhà vào những thời gian khác nhau và với điều kiện thời tiết bất kỳ nào đó để phát hiện những người đã ẩn trốn và đồ đạc theo mùi của người đó. Công tác huấn luyện thường thường được tiến hành với toàn bộ công tác điều tra và theo dõi, nhưng cũng có thể được tiến hành riêng biệt. Thời gian biểu của công tác huấn luyện không cố định, các buổi tập được tiến hành vào những thời gian khác nhau trong ngày, trong tháng, trong năm, với những điều kiện thời tiết khác nhau và khi có những kích thích khác nhau làm lạc hướng.

Khi huấn luyện môn lựa chọn đồ vật cần đặc biệt chú ý đến nhịp độ tăng dần thời gian có hiệu lực của mùi. Thường thường, chó được huấn luyện lựa chọn đồ vật theo mùi của người được để lại trên đồ vật khác. Trong những trường hợp như thế không nhất thiết phải có người giúp việc. Một người nào đó có thể để lại hai ba đồ vật và sau đó đi làm công việc của mình.

Lựa chọn người theo dấu vết cũng cần được tiến hành luyện tập một cách có hệ thống. Cách tổ chức cũng giống như khi nuôi dạy vậy, nhưng trong những điều kiện địa hình khác nhau và vào những thời điểm khác nhau.
 

Hoan2008

Member
6. Huấn luyện chó phát triển tính hung dữ, bắt giữ người, các phương pháp huấn luyện chung

Khi huấn luyện chó băt giữ người, cần chú ý luyện chó tóm chắc. Ngoài ra, cũng còn cần phải huấn luyện luôn môn đi áp tải và bảo vệ người huấn luyện viên khỏi bị tấn công. Khi huấn luyện cần giữ đúng những phương pháp nuôi dạy các động tác này, nhưng có quan tâm đến những đặc điểm công tác của mỗi con chó cần được huấn luyện.

Huấn luyện những động tác rèn luyện chung cũng giống như khi nuôi dạy vậy. Cần đặc biệt chú ý củng cố thêm phần phục tùng chung, tập ngoạm, dạy chó phản ứng bình tĩnh với tiếng súng và tiếng nổ, với pháo súng.

8. Huấn luyện chó canh phòng, tuần tra và hộ tống

Huấn luyện chó canh phòng, về nguyên tắc cũng giống như huấn luyện chó điều tra, nhưng về phần tìm dấu vết có yêu cầu thấp hơn. Cần đặc biệt chú ý huấn luyện các động tác khi canh gác tại chỗ và khi đi lưu động. Về tổ chức và phương pháp huấn luyện các động tác này cũng giống như khi nuôi dạy. Thường thường phải dạy chó canh phòng toàn bộ công tác tìm dấu vết, khám xét hiện trường và bắt giữ tội phạm, phần này sẽ nâng cao tinh thần hăng hái và tính tích cực của chó khi làm nhiệm vụ canh phòng.

Huấn luyện chó tuần tra được tiến hành ở những nơi chó làm nhiệm vụ chủ yếu là vào ban đêm. Trong trường hợp này chó sẽ rất mau quen với những đặc điểm của khu vực cần được bảo vệ và chó sẽ làm nhiệm vụ một cách tích cực hơn và khẩn trương hơn.

Trong quá trình huấn luyện cầm tập cho chó khả năng làm việc căng thẳng lâu dài, phản ứng nhanh với những tiếng động rất nhẹ, tiếng sột soạt và sủa mạnh trong trường hợp khi thấy người lạ đến gần khu vực bảo vệ.
Song song với những động tác gọi chó sủa mạnh khi có tiếng sột soạt và những kích thích âm thanh khác, mỗi tuần ít nhất là hai lần cho chó tập bắt giữ người định xâm nhập vào khu vực bảo vệ. Phương pháp và kỹ thuật điều khiển chó trong thời gian huấn luyện về cơ bản giống như nuôi dạy chó tuần tra.

Ngoài những bài tập đặc biệt trong khu vực bảo vệ, cần phải huấn luyện cho chó phát triển tính hung dữ, các động tác kỷ luật chung và các động tác khác trên bãi tập.

Khi huấn luyện chó đi hộ tống (áp giải) cần tập trung chú ý đến sự phát triển phản ứng tấn công và gọi chó bắt giữ một hoặc một tốp người chạy trốn. Hoàn thiện những thói quen kỷ luật chung và những thói quen khác cũng giống như khi huấn luyện chó điều tra.

Hết

:love struck::love struck::love struck::nailbitting::nailbitting::nailbitting:
 
Post hết bao nhiêu nội dung thì cũng công phu lắm rồi.Nếu hấp thụ được hết nhiêu đây thì chắc công lực cũng tăng đáng kể,tiếc là đa số trường hợp ko thực hành được vì thiếu điều kiện, kiến thức lẫn kinh nghiệm
 

natuan01

Member
Quả là khối lượng kiến thức đáng kinh ngạc, không biết có bác nào đủ kiên nhẫn đọc hết k. Cảm ơn bác nhiều
 

AmDuongTu

New Member
Rất cám ơn vì những thông tin rất thú vị và bổ ích .
Bác có thể cho biết tài liệu gốc của những bài viết này được không?
Thân
ADT
 

nhokung

New Member
cố gắng làm được một phần nhỏ nhỏ trong cái giáo trình này của bác :p
Cảm ơn bác về tinh thần chia sẻ với mọi người như vậy :X
 

anhvuanh

New Member
cho hỏi mồi ở đây cụ thể là gì vậy bạn. Mình có thể tự làm mồi được không? Xin cảm ơn,
 

Phi Anh

Member
Bác mất bao lâu để có được khối lượng thông tin "khủng" như vậy ạh? ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^ Nhà bác có pải ở Nam Sách không nhỉ? Hay ở đâu cho em xin cái địa chỉ để hôm nào e đến xin thỉnh giáo chút xíu ạh. E ở Tiền Trung bác ạh. Nếu có thể bác mail cho em nhe. Cảm ơn bác
Phi Anh: 098 868 3242
dongshipping@gmail.com

Bác mất bao lâu để có được khối lượng thông tin "khủng" như vậy ạh? ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^ Nhà bác có pải ở Nam Sách không nhỉ? Hay ở đâu cho em xin cái địa chỉ để hôm nào e đến xin thỉnh giáo chút xíu ạh. E ở Tiền Trung bác ạh. Nếu có thể bác mail cho em nhe. Cảm ơn bác
Phi Anh: 098 868 3242
dongshipping@gmail.com
 

EMYMAE

New Member
Cảm ơn những thông tin rất bổ ích của anh, em đọc quá chừng luôn. Thx
 

Namlun91

New Member
ý, bác ơi, sao ko có fần dạy cún kon đi vs đúng chỗ :|
Rù sao cũng rất thấy khâm phục pác :D
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top