• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Kiến thức chung về huấn luyện chó

Status
Không mở trả lời sau này.

Hoan2008

Member
6. Huấn luyện chó tìm kiếm các vật theo dấu vết của người huấn luyện

Đối với những con chó có hứng thú tìm kiếm đồ vật (đặc biệt là những con chó tính hung dữ rất yếu hoặc rất mạnh) thì có thể huấn luyện chúng việc đánh hơi theo dấu vết của người huấn luyện bằng các vật thể.

Người huấn luyện tìm một địa hình phù hợp cho việc tập luyện và buộc chó vào gốc cây. Sau đó cầm vật mồi và bắt đầu dền dứ chó, sao cho không để nó vồ được vật thể đó. Sau khi đã làm cho chó tức giận, người huấn luyện bỏ đi và gây nên một con đường mang dấu vết từ 75-100m, theo một hình vòng cung. Tại điểm tận cùng của con đường, người huấn luyện chó đặt vật mồi tại đó và trở về theo đúng con đường đã đi. Để tạo được các dấu vết khá đậm, người huấn luyện nên kéo lê giầy lệt sệt trên đường đi hoặc buộc dây kéo vật thể theo sau người.

Sau khi đi theo con đường cũ trở về, người huấn luyện đi tới chó và ra lệnh "theo", đồng thời giơ hay tay ra hiệu cho chó là ở anh ta không còn vật mồi đó nữa. Sau đó, người huấn luyện tháo dây buộc và chỉ vào các dấu vết rồi ra lệnh "dấu vết" và dẫn chó đi theo con đường mang dấu vết. Việc điều khiển chó đánh hơi cũng giống như trong các phương pháp đã kể trước.

Ở tại điểm tận cùng, người huấn luyện dẫn chó tới vật thể đó và khi chó nhặt vật đó lên thì người huấn luyện ra lệnh cho nó "đưa đây" và cầm lấy vật thể, đồng thời cổ vũ chó và thưởng cho nó bánh kẹo rồi dẫn chó đi dạo.

Mỗi một buổi học, bài tập được lặp lại 2-3 lần và mỗi một lần mức độ phức tạp phải nâng cao hơn.

Ta biết rằng, mục đích cuối cùng của quá trình huấn luyện đó là việc tìm ra được người chứ không phải vật. Do đó, phải chuyển chó từ chỗ đánh hơi người huấn luyện sang đánh hơi người giúp việc mang chính vật mồi. Với mục đích đó trên một địa hình đã chọn trước, người huấn luyện buộc chó vào gốc cây và đặt trước nó sao cho chó không thể vồ được. Người giúp việc theo chỉ thị ra khỏi hầm và từ từ đi tới gần chó. Sau đó nhặt lấy vật mồi vung vẩy vật đó trên đầu chó để kích động chó, rồi bỏ đi để lại một dấu vết 200 - 250m có hình vòng cung. Tại điểm tận cùng, anh ta đặt vật đó lại và nấp kín vào hầm. Người huấn luyện đưa chó đi đánh hơi và cuối cùng nhận lại đồ vật từ chó, và nhớ việc cổ vũ khen ngợi và tặng thưởng bánh ngọt cho chó. Sau đó, người giúp việc từ trong hầm bất ngờ tấn công vào chó. Người huấn luyện phải tạo điều kiện cho chó rồi giữ được áo của người giúp việc. Sau một cuộc vật lộn ngắn ngủi với chó, người giúp việc vùng dậy bỏ chạy, tạo nên một dấu vết mới 100-150m. Việc lùng sục theo dấu vết này cũng được kết thúc bằng kết quả bắt giữ được người giúp việc. Tới thời điểm này cần phải dạy cho chó cách đuổi bắt người chạy trốn.

Kết quả của những bài luyện tập đó đã tạo cho chó thói quen đánh hơi sục sạo tìm người. Ngoài ra còn gây cho chúng được thói quen thành thạo phân biệt được các mùi vị của đồ vật của người giúp việc để lại trên các vật thể. Về sau, mức độ phức tạp càng được nâng dần lên và trên dấu vết còn có cả những vật thể khác.

Ưu điểm của phương pháp này là chó lần theo dấu vết một cách bình tĩnh và ngay trong những buổi học đầu tiên, chó đã có thể nhặt các vật thể trên các dấu vết.

Nhưng cần hiểu rằng, không phải tất cả mọi con chó đều hứng thú đi theo dấu vết của người huấn luyện. Ngoài ra, luyện tập cho chó theo phương pháp này đòi hỏi khá nhiều thời gian.
 

Hoan2008

Member
7. Huấn luyện chó tìm người giúp việc có mang theo thức ăn

Khi huấn luyện những con chó có tính hung dữ rất kém và càng không hứng thú trong thói quen nhặt các đồ vật, nhưng lại rất nhạy cảm với những kích thích về thức ăn, thì người ta sử dụng phương pháp huấn luyện sau đây, trong đó để đóng vai trò của kích thích không điều kiện, người ta sử dụng thức ăn.

Người huấn luyện đặt trước chó một giỏ đựng thức ăn sao cho nó có thể với tới và ăn được (tất nhất là để cho chó thật đói). Khi chó vừa bắt đầu ăn thì từ hầm trú ẩn, người giúp việc đi ra và tới xách giỏ thức ăn đi một khoảng cách chừng 200m rồi đặt tại một điểm đã định sẵn, còn bản thân thì chui vào hầm ẩn náu. Khi người giúp việc đã làm xong mọi hành động cần thiết, thì người huấn luyện đưa chó đi lùng sục và tại điểm cuối cùng có thể cho chó ăn những thức ăn đặt ở nơi đặt thức ăn, trong khi chó đang ăn thì một lần nữa người giúp việc lại đi ra khỏi hần và tới xách giỏ thức ăn đi một quãng nữa, tạo nên phần dấu vết thứ hai. Sau khi lần theo dấu vết tìm được giỏ thức ănm có thể cho chó ăn một phần còn lại trong giỏ.

Để đề phòng người giúp việc trong khi giật giỏ thức ăn có thể bị chó cắn, người huấn luyện viên phải giữ chó bằng một đoạn dây cương ngắn. Về sau, khi tính hung dữ của chó đã phát triển, thì sau khi đánh hơi, người ta để chó bắt giữ người giúp việc, còn sau đó sẽ đưa thức ăn cho nó (một mẩu thịt hoặc một loại thức ăn bình thường nào đó).
 

Hoan2008

Member
8. Dạy chó tìm người huấn luyện theo dấu vết, việc điều khiển chó do một người thứ hai đảm nhiệm

Gặp trường hợp khi mối quan hệ giữa người huấn luyện và chó rất chặt chẽ, và không thể buộc chó đánh hơi theo phương pháp đã viết ở trên, thì có thể áp dụng phương pháp sau đây:

Ban đầu phải tạo cho chó được mối quan hệ tốt với người huấn luyện thứ hai. Sau đó đưa chó tới bãi tập. buộc vào cây và hạ lệnh "lại đây", rồi chạy trốn vào hầm để lại một dấu vết dài 100-150m. Người huấn luyện thứ hai theo dõi tất cả những sự việc đó rồi đi tới chó, cởi nó khỏi gốc cây rồi dẫn nó tìm theo dấu vết. Khi chó tìm được chủ nhân của chó thì lập tức người huấn luyện thưởng cho nó bánh ngọt và dẫn chó đi dạo.

Về sau, khi chó đã bắt đầu thực sự đánh hơi dấu vết thì chuyển sang việc huấn luyện đánh hơi người giúp việc theo một trong các phương pháp đã trình bày ở trên.

Trong phương pháp này, việc bỏ chạy chỉ sử dụng trong trường hợp thật cần thiết, vì điều đó ảnh hưởng tiêu cực với chó trong khả năng hoài nghi người lạ mặt.

Trong quá trình huấn luyện chó đánh hơi theo dấu vết để tìm người, cần phải làm đúng theo các quy tắc dưới đây:

Những bài học đầu tiên nhất thiết phải được tiến hành dưới sự chỉ đạo của huấn luyện viên và công việc đầu tiêu của huấn luyện viên là xác định các phương pháp phù hợp nhất cho từng con chó cụ thể.

Người huấn luyện viên nên nhớ rằng, trong tất cả mọi trường hợp gặp khó khăn thì có nhiệm vụ phải lưu ý giúp đỡ cho chó trong huấn luyện.

Một chú ý quan trọng huấn luyện chó đánh hơi dấu vết, đó là việc điều khiển chớ bằng dây cương. Về mức độ, lúc nào cũng phải mềm vừa đủ, không giật mạnh. Việc giữ chó quá chặt hay giật quá mạnh dây cương sẽ làm giảm sự hứng thú lùng sục theo dấu vết. Người huấn luyện luôn phải có một khoảng dây cương dự bị cần thiết để khi cần có thể buông lỏng phần đó ra, tránh cho chó bị giật mạnh.

Người huấn luyện viên phải theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động cũng như tư cách của chó. Người huấn luyện viên nhất thiết phải thực hiện đúng trình tự của sự mở đầu những điều phức tạp mới, tránh các điều kiện làm việc đơn thuần (bài học tiến hành trên một loại địa hình, dấu vết được tạo nên chỉ theo một hướng, người giúp việc ẩn náu chỉ bằng một loại hầm …)

Chỉ khi có lệnh "dấu vết" và chó bắt đầu đánh hơi theo dấu vết một cách say sưa thì mới tiến hành bổ trợ thêm những điều phức tạp mới:

Tăng thêm khoảng cách cũng như về thời gian của dấu vết

- Thay đổi hình dạng của con đường mang dấu vết, tức làm thành nhiều đoạn gấp khúc

- Đưa chó đánh hơi từ nhiều hướng và góc độ khác nhau, huấn luyện thói quen nhặt các đồ vật trên đường mang dấu vết.

- Dấu vết được tạo nên trên mọi địa hình khác nhau trong mọi điều kiện thời tiết và thời gian khác nhau

Tất cả các phức tạp của dấu vết được đưa vào và luyện tập một cách song song theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

- Tăng thời gian và khoảng cách dấu vết:

Sức khoẻ bền bỉ cũng như khả năng làm việc của chó được xây dựng một cách dần dần bằng cách tăng cự li của dấu vết lên 50m, còn thời gian giữ mùi của dấu vết tăng 5 phút sau 1-2 bài tập với điều kiện chó vẫn tích cực và hứng thú làm việc với dấu vết.

Thay đổi hình dạng của tuyến đường mang dấu vết:

Nếu trong những bài học đầu tiên, tuyến đường mang dấu vết có hình vòng cung thì trong những bài học sau, huấn luyện chó theo các con đường có các dạng gấp khúc khác nhau. Ban đầu con đường dấu vết chia thành 1-2 góc từ sau đó là góc vuông, góc nhọn, và sau cùng là hỗn hợp các loại góc. Sự phức tạp đó là cần thiết để tạo ra cho chó khả năng lùng sục tìm người tuyệt đối bằng khứu giác ngay cả khi hướng đi đột ngột bị thay đổi. Khoảng cách giữa các góc nên để đến hơn 200m. Trong thời gian đầu, khi chó đánh hơi tới gần đoạn gấp khúc thì nên ghìm nó lại bằng dây cương và giúp nó đánh hơi tiếp. Nhưng nên nhớ rằng, nếu giữ chậm một cách có hệ thống trước một điểm gấp khúc thì dễ gây cho chó một mối liên hệ không cần thiết là nó sẽ thay đổi hướng di chuyển trên các điểm gấp khúc đã do người huấn luyện giúp đỡ. Trong trường hợp này, nó sẽ chờ tín hiệu có điều kiện (kéo dây cương) hoặc sẽ quay quàng như thế nào đó phụ thuộc vào dây cương, thậm chí là quay vuông góc với dấu vết.

Bởi vậy về sau, khi chạy tới đoạn gấp khúc thì nhấn mạnh mệnh lệnh "dấu vết", và nếu cần mới hướng nó phía dấu vết. Không nên bắt chó phải cắm cúi suốt ở trên dấu vết, mà chỉ cần hướng nó về phía dấu vết tạo điều kiện cho nó tự lần mò ra dấu vết.

Nên tạo dấu vết thành những vòng tròn một cách có chu kỳ. Đối với những loại dấu vết có hình dạng như vậy, người huấn luyện cần phải theo dõi chặt chẽ hoạt động của chó, nhất là tại các thời điểm các dấu vết cắt nhau.
Nên nhớ rằng, phụ thuộc vào hình dạng của dấu vết (đường gấp khúc) và hướng gió mà chó có thể đi lệch khỏi đường dấu vết theo những hình thức khác nhau: con thì đi hầu như đúng theo đường dấu vết, con thì đi lệch hướng gió, và con thì đi dích dắc. Kiểu đi dích dắc được coi là tốt nhất, khi đó cứ khoảng 10-12m lại một lần chó đi cắt ngang qua đường dấu vết, khi thì từ phía này khi thì từ phía kia tới.

Khả năng tự quan sát lấy dấu vết và định hướng được kẻ bỏ đi chạy trốn có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vậy, nếu trong thời gian đầu đưa chó đi đánh hơi, bắt đầu từ điểm xuất phát và phải chỉ hướng đi cho chó thì về sau để nó xuất phát dưới góc độ nào đó với con đường mang dấu vết.

Ban đầu khi còn khoảng 10-15 bước nữa thì tới dấu vết, người huấn luyện lập tức ra lệnh "dấu vết" và chỉ tay về phía dấu vết bằng một góc độ tin cậy vào nó, về sau thì khoảng cách cũng như độ lớn của góc thả chó đánh hơi tăng dần lên, nếu qua nhiều lần cắt ngang dấu vết, nhưng chó vẫn không phát hiện ra, thì người huấn luyện dùng dây cương hướng nó theo dấu vết.

Càng về sau góc độ thả chó đánh hơi là bất kỳ (nhọn, tù, vuông) từ bên phải cũng như từ bên trái của con đường mang dấu vết.

Nếu chó nhặt các đồ vật vứt lại trên con đường có dấu vết của người chạy trốn thì người huấn luyện viên tin tưởng việc lùng sục như vậy là đúng. Sự xuất hiện các đồ vật trên dấu vết đó trong quá trình đánh hơi còn làm tăng hứng thú lùng sục cho chó. Bởi vậy cùng với sự phức tạp hoá các kiểu dấu vết, cần phải để các vật thể khác nhau lên các dấu vết. Nếu chó không tự nhặt được các đồ vật thì khi tới chỗ có vật thể đó, người huấn luyện phải hơi giữ chậm nó lại và đồng thời ra lệnh "nhặt" để buộc nó nhặt vật thể đó lên. Khi đó người huấn luyện mới cổ vũ nó và thưởng bánh ngọt cho nó, sau đó lại để nó tiếp tục đánh hơi. Sự phức tạp này sẽ dễ dàng huấn luyện khi chó đã được học cách đánh hơi theo các dấu vết của người huấn luyện có mang theo đồ vật.

Ngoài ra còn cần phải tăng dần mức độ phức tạp của hoàn cảnh. Dấu vết được tạo trên những địa hình trống trải, trên đất đã cày trong những điều kiện thời thiết phức tạp (mưa, gió) trong những khoảng thời gian khác nhau (ngày, đêm). Trong điều kiện có mưa và gió mạnh thì khoảng cách cũng như mức độ thời gian của dấu vết luyện tập cần phải giảm xuống.
 

Hoan2008

Member
9. Huấn luyện chó với những dấu vết "mù"

Những dấu vết mà ngay cả người huấn luyện cũng không được rõ thì gọi là những dấu vết "mù", nghĩa là người huấn luyện không hề hay rằng đâu là điểm xuất phát, đâu là điểm kết thúc và tuyến đường dấu vết ra làm sao. Đối với chó cũng như vậy - nó không hề hay biết một chút gì cả và nó chỉ có thể lùng sục bằng đánh hơi mà thôi.

Việc huấn luyện với các dấu vết "mù" nhằm mục đích cơ bản là tạo cho người huấn luyện xử sự đúng đắn khi dùng chó để tìm người. Với các dấu vết "mù" đó sẽ là điều kiện tốt nhất để kiểm tra đánh giá khả năng của chó đã được chuẩn bị đến đâu cũng như trình độ điều khiển của chó của người huấn luyện.
Sự hiểu biết của người huấn luyện và các đặc tính của chó trong đánh hơi là yếu tố quan trọng nhất để có thể điều khiển chó làm việc. Vấn đề này được giải quyết ban đầu là đối với những dấu vết rõ, còn về sau là những dấu vết "mù". Nhưng việc tăng số các bài tập đối với các dấu vết rõ sẽ gây nên một số ảnh hưởng xấu.

Trong khi làm việc với những dấu hiệu rõ mặc dầu người huấn luyện đã được giao nhiệm vụ và nghiên cứu tỷ mỉ cẩn thận tư cách, hành động của chó nhưng sự thực thì không phải lúc nào anh ta cũng nhớ điều đó được có chăng là khi thiếu sự hiểu biết về con chó của mình thì không thể tiếp tục tìm ra dấu vết được. Có trường hợp khi chuyển từ dấu vết rõ sang dấu vết mù thì người huấn luyện chịu không biết nên bắt đầu từ đâu và điều khiển chó ra làm sao, sử dụng nó ra thế nào. Điều này chứng tỏ đối với những dấu vết rõ, người huấn luyện đã không kịp thời nghiên cứu tư cách hành động của chó.

Khi nhiều lần tập đi tập lại các bài tập đối với các dấu vết rõ người huấn luyện chỉ tập trung chú ý vào các vật thể cũng như những hành động thu hút ánh lạ. Để không bị lệch khỏi dấu vết, người huấn luyện chú ý nhiều tới các dấu vết nhìn thấy như dấu giầy hoặc các vật thể để lại trên đường để chọn con đường đó, thích hợp, còn rất ít khi lưu ý đến chó nhất là các đặc tính trong tư cách của nó khi đánh hơi. Từ đó ta thấy rằng đưa các dấu vết "mù" vào luyện tập càng sớm càng tốt. Sau 6 - 10 dấu vết nó thì nên bắt đầu tiến hành ngay. Nhưng khi chuyển sang luyện tập với dấu vết mù, phải lưu ý đến mức độ đã được chúng bị của cả người huấn luyện chó. Trước đó, người huấn luyện đã phải tự học được cách điều kiện chó trên các địa hình, còn chó thì luyện tập được thói quen tích cực và hứng thú làm việc với dấu vết với khoảng thời gian 10-15 phút.

Khi mới chuyển sang giai đoạn luyện tập với dấu vết "mù", nếu tiến hành 2-3 lần tập đánh hơi theo dấu vết "mù" để củng cố sự chú ý của người huấn luyện tới chó của mình. Sau đó thì có dấu vết rõ rồi dấu vết "mù" luân phiên nhau.

Việc huấn luyện chó trong việc đánh hơi theo dấu vết mù là do huấn luyện viên, liên tục bám theo người huấn luyện trong suốt cả đoạn đường dấu vết. Chỉ như vậy thì huấn luyện viên mới kịp thời giúp đỡ được người luyện chó khi cần thiết.

Quá trình luyện chó đánh hơi theo dấu vết mù trong thời gian đầu nên tiến hành như sau: Huấn luyện viên giao nhiệm vụ tạo dấu vết cho người giúp việc và theo dõi kỹ lưỡng các việc làm của anh ta để nắm vững được tuyến đường dấu vết. Sau 10-15 phút, huấn luyện viên cho gọi người dạy chó và giao nhiệm vụ cụ thể. Đồng thời giải thích sao cho anh ta rõ làm thế nào để buộc chó lục tìm dấu vết trên những dấu hiệu nào của chó cần được chú ý quan tâm và làm cách nào để thực hiện được những lời chỉ dẫn đó (với mục đích nhằm làm cho người huấn luyện bớt chú ý đến các đồ vật cũng như tuyến đường dấu vết cho bắt đầu xuất phát lùng sục tại một vị trí vuông góc với đường dấu vết). Huấn luyện viên theo sát người huấn luyện 10-15m đầu để chỉ cho người luyện chó thấy ở đâu chó đã đúng theo dấu vết ở đâu không, theo hướng nào và làm thế nào để tiếp tục tìm được dấu vết... Sau khi kết thúc bài tập, huấn luyện viên hỏi người huấn luyện về những điều đặc biệt trong tư cách của chó mà anh ta đã phát hiện đươợ và những hành động nào của anh ta là đúng, là sai và phương hướng cho bài tập sau.

Sau đó thì người huấn luyện viên nhận xét những ưu khuyết điểm của người huấn luyện, đồng thời chỉ ra cụ thể cách thức khắc phục những thiếu sót đó. Trong khi rút kinh nghiệm, điều quan trọng là phải chú ý tới tất cả mọi thiếu sót của người huấn luyện và tìm ra nguyên nhân của các thiếu sót đó, nếu không làm được như vậy thì qua vài lần tập các thiếu sót đó lại được lặp lại và trở thành vững chắc trong tư cách của chó như một thói quen.

Một trong những vấn đề quan trọng của việc dạy cho người luyện chó có thói quen tự mình xử lý được với dấu vết mà không cần sự giám sát của huấn luyện viên. Người huấn luyện được phép độc lập làm việc khi đã học được cách xử lý các dấu vết "mù" một cách tự tin và dũng cảm. Điều này đạt được bằng con đường sau đây:

Khi giao nhiệm vụ cho người giúp việc tạo dấu vết xong, huấn luyện viên ra chỉ thị cho người giúp việc tạo nên một đoạn dấu vết khác là "mù" đối với người huấn luyện chó.

Đoạn đường này trong thời gian đầy khoảng 200-250m. Để việc xử lý mới dấu "mù" phần nào dễ hơn thời gian của dấu vết được giảm xuống khoảng chỉ bằng một nửa thời gian của dấu vết rõ điều đó tất nhiên là người huấn luyện chó cũng được biết. Sau khi theo dấu vết rõ đến được điểm tận cùng, người luyện chó tiếp tục lùng sục phần dấu vết "mù" bằng sự điều khiển hành vi của chó, bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình. Dần dần cự ly dấu vết "mù" càng được tăng lên còn cự ly dấu vết rõ thì thu lại. Bằng phương pháp như vậy sẽ tạo cho người luyện chó làm việc với các dấu vết "mù" một cách vững vàng.
 

Hoan2008

Member
10. Huấn luyện chó đánh hơi không có dây cương

Một trong những phương pháp đánh hơi tìm người đạt hiệu quả nhất đó là phương pháp điều khiển chó đánh hơi không bằng dây cương. Chó sẽ đi theo dấu vết tốt hơn và kết quả lùng sục sẽ đạt được nhanh hơn.

Việc huấn luyện chó theo phương pháp này được tiến hành sau khi đã huấn luyện chó nó tích cực và hứng thú đánh hơi tìm dấu vết cũng như đã chuẩn bị cho nó một kỷ luật tốt, có khả năng thực hiện một cách chính xác mệnh lệnh của người huấn luyện trên khoảng cách không nhỏ hơn 20m.

Buổi đầu phải dạy chó thói quen ngồi xuống hoặc đi lại người huấn luyện một cách chính xác. Trong thời gian làm việc với dấu vết nhất là ở những địa hình phức tạp thì người huấn luyện phải thỉnh thoảng bắt chó ngồi hoặc nếu cần thì dùng dây cương. Sau mỗi một hành động mà chó thực hiện được tốt thì thưởng bánh ngọt cho nó.

Về sau, khi làm việc với dấu vết người huấn luyện vứt bỏ dây cương (từng lúc, có tính chất chu kỳ) và việc điều khiển chó chỉ bằng mệnh lệnh và cử chỉ. Nếu chó đi rất nhanh và không thực hiện nhiệm vụ theo lệnh thì người huấn luyện buộc phải cầm lấy dây cương và củng cố thêm cho mệnh lệnh vừa ban ra bằng kích thích không điều kiện. Càng gần tới điểm cuối cùng của dấu vết chó thường tăng tốc độ. Trong trường hợp đó nên sử dụng dây cương để điều khiển.

Khi làm việc với dấu vết có trường hợp những yêu cầu cảu người huấn luyện khi đứng cách chó 12-15m không được nó thực hiện một cách hoàn thiện. Đối với những con chó như vậy thì nên điều khiển nó bằng một đoạn dây cương dài (nối hai dây cương với nhau), và việc điều khiển cũng giống như trường hợp dây cương ngắn. Theo mức độ huấn luyện của chó mà dần dần chuyển sang điều khiển bằng một dây cương dài.

Sau đó, khi chó đã ngoan ngoãn làm việc với dấu vết bằng cách thỉnh thoảng lại buông hẳn dây cương thì cởi hẳn dây để nó thực hiện lùng sục.

Trong những trường hợp khi sự sục sạo được huấn luyện trong rừng với mục đích xác định vị trí hiện thời của chó người ta dạy chó việc "bò" "giọng" khi có lệnh người điều khiển. Việc đó được luyện tập như sau: khi chó đang làm việc với dấu vết, cứ thỉnh thoảng có tính chất chu kỳ người huấn luyện lại buộc nó ngồi xuống và sủa theo lệnh. Vì sự hòa giọng đó không nên thưởng cho nó bánh ngọt. Ban đầu các bài tập luyện đó còn có cả dây cương điều khiển nhưng về sau thì bỏ hẳn dây cương.

Khi chó đã luyện tập được thói quen làm việc với dấu vết không có dây cương ở điều kiện ban ngày thì tiếp tục chuyển sang luyện tập ở điều kiện ban đêm. Phương pháp và kỹ thuật huấn luyện cũng giống như trong điều kiện ban ngày, nhưng để dễ dàng nhận thấy chó người t a buộc vào đai lưng một cái đèn pin đặc biệt.

Trong quá trình huấn luyện chó không có dây cương cần phải lưu ý mấy đặc điểm đặc biệt sau đây:

Khi để chó đánh hơi gần với những kích thích ngoại cảnh thì người huấn luyện phải đặc biệt chú ý để nếu cần thì phải điều khiển nó bằng dây cương.

Khi để chó liên tục đánh hơi không có dây cương và nó thu được thắng lợi một cách dễ dàng thì khi chuyển nó sang trạng thái điều khiển bằng dây cương thì kết quả sẽ thấp hẳn xuống. Bởi vậy, việc điều khiển bằng dây cương và không dây cương cần phải thực hiện luân phiên nhau.

Phụ thuộc vào các điều kiện môi trường và việc điều khiển chó có thể bằng dây cương hay không cần dây cương và khi làm việc với những dấu vết có tính luân phiên. Nghiêm cấm việc điều khiển chó không có dây cương trong các vùng dân cư cũng như những nơi đông người.
 

Hoan2008

Member
11. Huấn luyện chó đánh hơi trong những điều kiện phức tạp

Khi ở chó đã tạo được phản xạ có điều kiện đầu tiên theo dấu vết, nghĩa là chó có khả năng và hứng thú đánh hơi dấu vết được giữ chậm chừng một giờ và cự ly dấu vết chừng 2km một cách chính xác. Khi đó, người nâng dần sự phức tạp trong thời gian phân tích chi tiết các mùi vị theo dấu vết và đánh hơi một cách chính xác trong những điều kiện phức tạp.

Một trong các dạng phức tạp đó là việc tăng cự ly cũng như thời gian của dấu vết, chúng được thực hiện song song với những sự phức tạp khác.

Sự cắt ngang dấu vết cần tìm bằng những dấu vết khác

Trong quá trình xử lý các dấu vết cắt nhau ở chó sẽ tạo nên được thói quen phân biệt dấu vết cần tìm giữa những dấu vết khác.

Trong thời gian đầu tiên, điểm cắt nhau của các dấu vết phải cách điểm xuất phát ít nhất là 1km, đồng thời thời gian dấu vết nàu phải nhiều hơn dấu vết cần tìm từ 10-20 phút.

Dấu vết cắt ngang này được người giúp việc tạo nên theo quy định trước. Đầu tiên anh ta đi theo tuyến đường mà trên đó các dấu vết cơ bản sẽ tạo được lên.

Ban đầu, các dấu vết cắt ngang dưới một góc vuông, càng về sau góc độ đó càng thay đổi dần thành góc nhọn, góc tù và đồng thời sự khác nhau về thời gian giữa các dấu vết cũng sẽ được giảm xuống.

Sự cần thiết phải tạo nên các điểm cắt như vậy khi mà dấu vết cần tìm có cùng thời gian với dấu vết cắt ngang, hoặc lớn hơn hay nhỏ hơn. Các quan hệ cụ thể về thời gian giữa dấu vết cần tìm với dấu vết phụ được thay đổi một cách luân phiên. Về sau, người ta chuyển tới việc xử lý các dấu vết không chỉ có một mà có vài điểm cắt nhau. Khi dẫn chó tới chỗ cắt nhau của các dấu vết, người huấn luyện cần phải theo dõi hành vi của chó, nếu nó có ý đồ đi theo dấu vết lạ thì lập tức phải hạ lệnh cho nó "phu" và giật nhẹ dây cương để hạn chế tốc độ của nó. Su đó hướng theo dấu vết cần tìm.

Trong khi đang làm việc với dấu vết trên đường đi, chó có thể gặp những người khác, vốn không phải là người gây nên dấu vết cần tìm. Chó không được giữ những người đó, ngay cả khi họ ở rất gần dấu vết, chó chỉ được phép ngửi họ rồi tiếp tục đánh hơi theo dấu vết. Thói quen như vậy được tạo nên bằng cách trên đường dấu vết thỉnh thoảng để lại một người giúp việc.

Trên cự ly khoảng 500-600m kể từ điểm xuất phát, trong một cái hầm nào đó ở bên cạnh dấu vết có một người giúp việc thứ hai ẩn náu. Khi chó đi tới gần, người giúp việc đó cần phải đứng yên. Người huấn luyện theo dõi hành vi của chó và cho phép nó ngửi người đó. nếu chó có ý đồ vồ người đó thì người huấn luyện phải hạ lệnh "phu" và giật mạnh dây cương, sau đó tiếp tục hướng chó đi theo dấu vết cần tìm. Nếu chó bị tức giận không chú ý tới dấu vết nữa thì người giúp việc đó phải trốn kín vào hầm. Về sau số lượng những người giúp việc đó tăng lên, họ nằm rải rác xung quanh dấu vết, có thể là gần, có thể là xa hoặc ngồi hoặc đứng, hoặc đang đi lại.
 

Hoan2008

Member
12. Đưa chó đánh hơi và lùng sục gia đình

Đưa chó đi đánh hơi và lùng sục gia đình dưới những góc độ khác nhau có một ý nghĩa thực tế rất lớn, trước hết là tạo ra ở chó thói quenn độc lập xác định được hướng đi của người cần tìm. Thứ 2 là phát triển ở chó sự hứng thú lùng sục truy tìm người chạy trốn

Việc huấn luyện chó đánh hơi và lùng sục địa hình được huấn luyện theo thứ tự sau đây: Người huấn luyện đứng cách dấu vết 30-40m, thả chó ra với mệnh lệnh "tìm dấu vết". Trong trường hợp cần thiết, người huấn luyện có thể giúp đỡ nó bằng dây cương. Chó phải tự mình đi tìm dấu vết, lùng sục theo dấu vết đó và bắt giữ được người giúp việc.

Về sau, mức độ phức tạp của những bài tập đó được tăng lên bằng cách tăng dần khoảng cách sục sạo địa hình mà trên đó có dấu vết cần tìm.
 

Hoan2008

Member
13. Phân biệt người theo mùi vị của dấu vết

Huấn luyện cho chó việc tìm người theo dấu vết được tiến hành như sau:

Sau khi bắt giữ ở tại điểm tận cùng của dấu vết, người giúp việc đột ngột bỏ chạy tới một người giúp việc thứ hai, khoảng cách đó 100-150m. Một lần nữa chó lại lần theo dấu vết và tới chỗ có hai người giúp việc, người huấn luyện ra lệnh "ngửi" và giúp đỡ chó tìm ra người giúp việc bỏ chạy. Khi chó đã có khả năng phân biệt tìm ra người giúp việc cần thiết sau khi đã lùng sục theo dấu vết thì chuyển sang việc huấn luyện chó phân biệt ra người cần biết ngay tại điểm tận cùng của đoạn đường mang dấu vết chính. Số người giúp việc tăng lên từ 5-6 người. Sau khi đã tìm ra được người cần thiết thì cho phép chó cắn giữ vào áo của người giúp việc. Bài tập được kết thúc bằng việc bắt người giúp việc nằm xuống và giải phóng cho chó.

Tìm dấu vết theo mùi của đồ vật:

Thông thường tại các vị trí xảy ra sự kiện đều còn lại một vật gì đó của thủ phạm. Khi cần thiết tìm dấu vết của thủ phạm giữa những dấu vết của những người khác, thì trước khi để chó đi tìm dấu vết, cần phải đưa cho nó ngửi đồ vật của thủ phạm.

Đối với loại chó lùng sục cần phải tạo cho nó khả năng thực hiện được những nhiệm vụ phức tạp. Muốn thế, trước khi thả chó đi đánh hơi, cần phải đưa cho nó ngửi đồ vật của người giúp việc để lại ngay trong khu vực của điểm xuất phát. Về sau, từ một điểm, người giúp việc thức hai tạo dấu vết đi theo hai hướng khác nhau; một trong hai dấu vết đó là do người giúp việc thứ hai tạo nên, chiều dài của dấu vết này từ 100-150m. Chó được thả ra đánh hơi sau khi đã cho ngửi đồ vật của người giúp việc chính. Nếu chó bị nhầm lẫn và có ý đề đi theo dấu vết phụ thì lập tức ra lệnh "phu" và giật dây cương, rồi hướng nó theo dấu vết cần tìm.

Về sau, ở ngay gần điểm xuất phát, người ta tạo ra một vài dấu vết phụ đi theo các hướng khác (song song, vuông góc, dưới một góc tù) và thả chó đi đánh hơi sau khi đã cho ngửi đồ vật.
 

Hoan2008

Member
13. Phân biệt dấu vết cần tìm giữa những dấu vết khác tại những điểm gấp khúc

Đây là hình thức luyện tập cho chó đánh hơi tại những điểm cắt nhau của các dấu vết. Trên khoảng cách 500-600m kể từ điểm xuất phát, và từ một góc độ nào đó (góc từ hoặc góc vuông), một người giúp việc thứ hai từ một hướng khác đi tới và bỗng nhiên thay đổi hướng đi, đi ngược lại dấu vết chính. Trong những buổi học đầu tiên, thời gian của những dấu vết phải lớn hơn dấu vết cần tìm. Việc điều khiển chó được thực hiện giống như trường hợp các dấu vết cắt nhau.

Theo mức độ đã được huấn luyện của chó mà việc đánh hơi trên các điểm gấp khúc càng ngày càng được phức tạp hơn. Những người giúp việc đồng thời đi tới cùng một điểm thay đổi hình dạng của các góc ngoặt, các dấu vết được tạo nên có thời gian khác nhau...
 

Hoan2008

Member
14. Lùng sục dấu vết trong các vùng dân cư và lân cận

Khó khăn nhất đó là việc lùng sục người chạy trốn theo dấu vết trong các vùng dân cư hoặc các vùng lân cận. Bởi vậy, xử lý trường hợp này đòi hỏi phải có sự chú ý cao độ.

Để làm việc với các dấu vết gần các vùng đông dân cư thì trước đó phải huấn luyện cho chó được thái độ không lưu ý tới bất kỳ một kích thích ngoại cảnh nào. Trong những buổi học đầu tiên, người giúp việc khi đi tới các vùng dân cư thì dừng lại và sau 30-40 phút thì tiếp tục tạo ra những dấu vết mới trên khoảng cách 200-300m trong các vùng dân cư. Sự làm việc của chó ở trong các vùng dân cư gặp phải nhiều khó khăn do sự thu hút của nhiều mùi vị hấp dẫn. Bởi vậy, trong những buổi đầu, thời gian của dấu vết cần phải không lớn lắm. Tốt nhất là bắt đầu khi sáng sớm và buổi tối, khi đó những kích thích ngoại cảnh đã giảm đi (người đi lại, các phương tiện vận tải...).

Về sau, cự ly của dấu vết trong các vùng dân cư được tăng lên và thời gian gián đoạn giữa các dấu vết giảm xuống.
 

Hoan2008

Member
15. Xử lý các dấu vết gián đoạn

Các dấu vết gián đoạn nhận được bằng cách, người giúp việc trên một khoảng cách nào đó không để lại dấu vết hoặc các dấu vết đó bị mất đi. Thông thường đó là việc duy trì người qua sông nước hoặc qua các đoạn đường mà sự đi lại rất nhiều, qua đường sắt hoặc đi theo đường sắt. Khi đó, một trong các điểm đặc biệt xảy ra trong quá trình đánh hơi của chó đó là việc mất dấu vết, và vấn đề đặt ra là phải tìm được dấu vết ở đoạn đường tiếp tục để lùng sục. Nhiều con chó đã được huấn luyện làm việc với những dấu vết liên tục nhiều lân, khi gặp phải dấu vết đứt đoạn thì không tiếp tục đánh hơi được.

Trong thời gian đầu khoảng gián đoạn được tạo nên khi đi ngang qua đường.
Muốn vậy, người giúp việc phải đi vào giữa đường khoảng 20-30m rồi rẽ sang hướng khác. Về sau những đoạn sông suối có thể lội qua dễ dàng được dùng làm những khoảng gián đoạn của dấu vết.

Trong tất cả mọi trường hợp bị mất dấu vết, thì phải để chó lùng sục địa hình để tìm lại dấu vết, nhất là về hướng mà thủ phạm theo dự đoán có thể đi về hướng đó.

Dấu vết cũng có thể bị mất khi thủ phạm đi vào các phương tiện giao thông hoặc do nhiều người hoặc thú vật giẫm lên.
 

Hoan2008

Member
16. Xử lý các dấu vết giảo hoạt

Việc huấn luyện chó xử lý các dấu vết mang tính chất giảo hoạt, khôn khéo nhằm mục đích hoàn thiện khả năng đánh hơi của chó trong nhiều điều kiện phức tạp và điều quan trọng hơn đó là rèn luyện cho người luyện chó phân biêt, phát hiện được những điều giảo hoạt khôn khéo đó của thủ phạm trong quá trình chạy trốn.

Những hình thức ranh mãnh đơn giản nhất có thể là:

- Thỉnh thoảng, có tính chất chu kỳ lại thay đổi giầy

- Cố tính đi vài những đoạn đường rất hiểm trở, gây khó khăn cho việc đi lại của chó hoặc những nơi có nhiều mùi vị thu hút chó (các điểm phục vụ, bãi thả gia súc, lòng đường sắt...)

- Dùng các hình mẫu bàn chân của động vật để tạo những dấu vết giả vờ gây hoài nghi cho người huấn luyện và chó.

Một trong những dạng giảo hoạt đó là việc tạo dấu vết bởi các chất hóa học, thuốc lá, làm ảnh hưởng mạnh tới khứu giác của chó. Trong khi luyện tập, khi gặp những chất đó thì phải giữ chậm lại để chó có thể giữ được khứu giác khỏi bị phá hủy và sau một giây lát nghỉ ngơi, chó có thể tiếp tục đánh hơi theo dấu vết.
 

Hoan2008

Member
17. Huấn luyện chó đánh hơi theo từng cặp

Một trong những phương pháp sử dụng chó để truy tìm thủ phạm, đó là để nó đánh hơi theo từng cặp. Phương pháp này cho phép lùng sục một cách chính xác và nhanh chóng, đồng thời tạo điều kiện dễ dàng tìm lại dấu vết khi đã cố tình bị xóa.

Những con chó lùng sục dùng để đánh hơi theo từng cặp phải được huấn luyện một cách đặc biệt. Nhiệm vụ đó được tiến hành sau khi đã quá 2/3 của chương trình huấn luyện. Khi đó, trước hết phái có được hai con chó đã được huấn luyện giống nhau và đối xử với nhau hoàn toàn thân thiện. Khả năng vận động theo dấu vết cũng giống nhau. Có thể dùng hai con chó cùng giới hoặc khác giới.

Trên một địa hình có rất ít những kích thích ngoại cảnh, người ta tạo nên hai dấu vết song song có thời gian và chiều dài vừa phải. Ban đầu khoảng cách giữa hai dấu vết chừng 100-150m.

Về sau khoảng cách đó dần dần được thu nhỏ lại , nhât là càng gần điểm cuối hai dấu vết đó càng xít vào nhau và hầu như là thành một.

Những người huấn luyện viên cùng một lúc thả chó đánh hơi và theo dõi chúng chặt chẽ, không để chúng lơ là với dấu vết. Gần tới điểm cuối của dấu vết, hai con chó tới gần với nhau và cùng đánh hơi theo một dấu vết chung do hai người giúp việc tạo ra và kết quả là chúng bắt giữ được cả hai người đó.

Về sau thì chỉ tạo mỗi một dấu vết, nhưng đồng thời lại để hai con chó cùng xử lý. Những người giúp việc phải điều khiển chó sao cho cả hai cùng đi song song với nhau. Trong trường hợp các dây cương chéo nhau, chó đổi chỗ cho nhau, thì người huấn luyện phải giữ lấy dây cương sao cho nó không bị giật mạnh hoặc các dây cương bị rối vào nhau. Theo mức độ huấn luyện mà về sau có thể cởi bỏ dây cương trong luyện tập.

Có thể tạo nên các dấu vết kiểu sau: Khi gặp nhau thì hai người giúp việc lại đi ra hai hướng khác nhau. Như vậy, ban đầu kể từ thời điểm xuất phát, hai con chó đánh hơi với nhau, nhưng sau đó thì tách ra mỗi con theo một dấu vết riêng.

Theo mức độ được huấn luyện trong hình thức đánh hơi theo từng cặp mà càng về sau, các dạng phức tạp và mức độ đều được đưa vào và nâng cao.
Để tránh những mối liên hệ không cần thiết được tạo nên ở chó, việc huấn luyện đánh hơi theo từng cặp và riêng rẽ được tiến hành luân phiên nhau.
 

Hoan2008

Member
18. Xử lý dấu vết theo hướng ngược lại

Trong khi thực hiện các nhiệm vụ truy lùng, các con chó lùng sục thường được áp dụng để xử lý các dấu vết có hướng ngược lại, tức là bắt đầu từ điểm kết thúc (nơi bắt giữ) cho tới điểm xuất phát.

Để huấn luyện được thói quen này, người giúp việc phải để lại tại điểm xuất phát một đồ vật gì đó và sau đó trên đường đi, cứ cách 300-400m lại đặt một vật và kết thúc dấu vết tại điểm đã định sẵn. Trong trường hợp đó, buộc chó phải đánh hơi theo các dấu vết nhìn thấy.

Thời gian của dấu vết ít hơn các loại dấu vết thông thường hai lần cho những lần đầu, còn sau đó là một giờ.

Sự làm việc của chó theo các dấu vết trong hướng ngược lại được kích thích bởi các đồ vật người giúp việc để lại trên dọc đường. Mỗi lần chó nhặt các vật đó lên thì người huấn luyện viên phải thưởng bánh ngọt cho nó.

Theo các dạng định phức tạp đã khảo sát, người huấn luyện viên cần phải biết rằng, nếu cần phải xác định hướng vận động của thủ phạm, thì cần phải đưa chó đánh hơi bằng việc sục sạo địa hình, và chỉ trong trường hợp khi người huấn luyện đã thực sự tin tưởng vào hướng vận động của thủ phạm (theo các dấu vết tìm thấy)thì mới buộc chó đánh hơi trực tiếp trên các dấu vết đó theo hướng trước mặt hay ngược lại.
 

Hoan2008

Member
19. Xử lý các loại dấu vết bằng các biện pháp đặc biệt

Phần cuối cùng của quá trình huấn luyện cho chó đánh hơi theo dấu vết, đó là việc đưa vào tập luyện tổng hợp các loại dấu vết đặc biệt và đã chừng mực nào đó giống với các điều kiện thực tế.

Đầu tiên, nó là việc để chó lùng sục địa hình và tìm được các đồ vật còn vứt lại trên đó, sau đó thì quan sát dấu vết và lần theo dấu vết đó.

Có trường hợp, sau khi đánh hơi theo dấu vết rồi bắt được người giúp việc, thì cho chó nghỉ một lúc rồi lại để nó tiếp tục lùng sục địa hình (xung quanh điểm tâm cùng của dấu vết) với mục đích tìm kiếm các đồ vật của người giúp việc để lại. Có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau trong việc xử lý các dấu vết.

Trong thực tế huấn luyện, không ít trường hợp cho mất hết nhiệt tình làm việc tới dấu vết, do vi phạm các quy tắc trong việc nâng dần sự phức tạp trong huấn luyện, do làm giảm sút tính hung dữ cũng như do nhiều nguyên nhân khác. Để phục hồi lại khả năng làm việc của nó, cần phải thực hiện các bài học sau đó với một vài dấu vết nóng hổi (dấu vết có khoảng thời gian ngắn). Cũng có thể thình thoảng, người giúp việc phải dừng lại (có tính chất chu kỳ) để giảm khoảng thời gian của dấu vết xuống và làm tăng cường độ của nó.

Có một vài con chó mà khả năng quan sát dấu vết rất kém, không thể để nó đi đánh hơi được. Để làm tăng cường độ của dấu vết cũng như kích thích chó làm việc, khoảng 20-30 phút trước khi thả chó đánh hơi, người giúp việc đi lại một lần nữa trên con đường đã có dấu vết một khoảng cách 150-200m, sau đó trở lại. Dấu vết chính được tạo theo hình bán nguyệt. Khi đó, chó sẽ dễ dàng nhận ra được dấu vết và truy tìm theo nó suốt cả chặng đường.

Khó khăn nhất đó là việc loại trừ những mối liên hệ không cần thiết ở chó trong khi đánh hơi có ý đồ tìm kiếm người giúp việc bằng mắt. Để dạy chó ngửi dấu vết, nên tiến hành huấn luyện chó đánh hơi một vài dấu vết vào ban đêm.

Những sai sót có thể xảy ra

1. Tạo các dấu vết cùng một thể loại (có cùng một hướng, có cùng một góc độ gấp khúc). Điều này sẽ dạy cho chó chạy chứ không phải đánh hơi các dấu vết.

2. Sử dụng mỗi một người giúp việc làm cho chó chỉ tìm có người này, còn mùi vị của các người khác không được chó quan tâm.

3. Tạo các dấu vết ở trên những địa hình thành những dấu vết nhìn thấy có tính chất hệ thống (trên cát, trên tuyết...), làm cho chó chỉ đi theo dấu vết bằng thị giác chứ không phải đánh hơi bằng khứu giác.

4. Giữ chậm chó lại trên các điểm gấp khúc hay trước những đồ vật có tính chất hệ thống, làm cho chó chỉ có việc chạy thẳng chừng nào người huấn luyện chưa giữ nó lại trước những điểm ngoặt và các vật thể đã đặt trước.

5. Liên tục lặp đi lặp lại mệnh lệnh "dấu vết" làm cho chính lệnh này trở thành tín hiệu đối với chó là tiến lên phía trước loại trừ mùi vị của dấu vết.

6. Việc tìm ra người giúpviệc ở tại điểm tận cùng của dấu vết luôn luôn được thực hiện bởi những điển hình như nhau, làm cho chó đi tìm người giúp việc không phải theo dấu vết mà theo các vật thể quen thuộc của địa hình.
 

Hoan2008

Member
20. Huấn luyện chó lùng sục địa hình và lục soát nhà ở

Một trong những hình thức sử dụng chó nghiệp vụ, đó là việc sử dụng nó để lùng sục địa hình, lục soát nhà ở và những phương tiện vận ải. Bởi vậy, cần phải tạo cho nó thói quen tích cực, hứng thú và có tổ chức trong việc tìm người và các đồ vật.

Những kích thích có điều kiện: Các mệnh lệnh chính "hãy tìm đi", tay phải chỉ về hướng cần thiết, các mệnh lệnh phụ "ngoạm lấy", "tốt", "đưa đây"
Đóng vai trò các kích thích không có điều kiện, đó là các vật thể dùng để cho chó ngoạm, bánh ngọt và người giúp việc.

Các khả năng tìm kiếm đồ vật và con người được tạo nên trên cơ sở sử dụng các thói quen đã được huấn luyện từ trước của chó, như thói quen ngoạm các đồ vật và thói quen bắt giữ người. Việc huấn luyện bắt đầu tiến hành sau khi đã tạo được ở chó các khả năng ngoạm các đồ vật, phát triển tính hung dữ, áp giải người bị bắt và đánh hơi theo dấu vết để tìm.

20.1. Huấn luyện chó lùng sục địa hình

Ban đầu cần phải lập ra các bài tập cần thiết về các thói quen ngoạm các vật thể. Các bài tập lục soát địa hình được bắt đầu với những điều kiện sau đây:

- Bài tập được tiến hành vào đầu buổi học khi chó còn đang sung sức

- Chọn một diện tích bằng phẳng với kích thước 40x60cm được bao phủ bằng một lớp cỏ và có ít nhất những kích thích ngoại cảnh

- Cần phải để ý tới hướng gió (gió thổi thẳng vào chó)

- Người giúp việc theo hướng dẫn của người huấn luyện quảng ba vật thể sao cho chúng tạo thành một tam giác, cái nọ cách cái kia không quá 30-40m trên diện tích đó. Vật thứ nhất, vật thứ ba nằm về phía phải, vật thứ hai ở bên trái. Nên quẳng những vật thể tạo nhiều hứng thú cho chó ngoạm.

Người huấn luyện đưa chó tới gần địa hình đó để nó ngồi ở bên chân trái. Bằng mệnh lệnh "hãy tìm đi" và tay phải chỉ về phía địa hình trên, dòng dây cương dày cho chó lùng sục, còn bản thân thì theo sau chó. Khi chó tìm được vật thể đầu tiên, người huấn luyện gọi nó tới để chó ngồi trước mặt rồi cầm lấy vật thể đó, đồng thời không quên tặng thưởng bánh ngọt chó nó. Sau đó lại chỉ tay và bằng mệnh lệnh hướng chó tới vật thể thứ hai và đi theo sau nó.
Khi chó nhặt được vật thể thứ hai, người huấn luyện cầm lấy và đưa cho chó bánh ngọt, rồi hướng nó tới vật thể thứ ba. Việc lùng sục kết thúc, chó quay về và người huấn luyện đưa nó đi dạo. Nếu chó đi tới vật thể nhưng lại không nhặt nó lên, người huấn luyện lập tức phải ra lệnh "ngoạm lấy' để buộc chó phải nhặt lên.

Trong thời kỳ đầu, để chó lùng sục địa hình, dưới một đoạn dây cương dài và nhằm mục đích hướng nó vào những điểm cần thiết, đồng thời tạo cho nó thói quen của tính tổ chức tìm kiếm. Cách tìm kiếm như vậy gọi là tìm kiếm kiểu con thoi.
 

Hoan2008

Member
20.2. Phức tạp hoá các điều kiện lùng sục địa hình

Theo mức độ đã được luyện tập, điều kiện lùng sục địa hình được nâng dần lên về mức độ phức tạp, tăng kích thước của địa hình tập luyện lên 100-150m và khoảng cách giữa các vật thể từ 50-70m. Tại các điểm ngoặt không để vật thể để tránh gây cho chó một mối liên hệ không cần thiết - thay đổi hướng tìm chỉ khi đã tìm ra được vật thể. Chó phải thay đổi hướng đi theo tín hiệu đầu tiên của người huấn luyện (cử chỉ và mệnh lệnh).

Hướng đi của người giúp việc dần dần trở thành đường thẳng, nghĩa là người huấn luyện đi ở giữa địa hình để điều khiển chó, chứ không đi đến gần vật thể. Khi chó nhặt được vật thể, người huấn luyện để nó ngồi xuống rồi đi tới gần nó cầm lấy vật thể đó và tán thưởng nó bằng bánh ngọt.

Chó nghiệp vụ cần phải được huấn luyện lùng sục địa hình khi có dây cương và cả khi không có dây cương. Bởi vậy, cần phải huấn luyện nó ở hai trạng thái đó một cách luân phiên nhau, phụ thuộc vào đặc điểm của địa hình và thời gian lùng sục.

Đặc điểm của địa hình lùng sục được tăng dần mức độ phức tạp, sử dụng những địa hình có các kênh đào, các bụi cây tự nhiên. Các bài tập được tiến hành trong những điều kiện thời tiết và thời gian khác nhau.

Trong mỗi một buổi học, khoảng thời gian kể từ lúc người giúp việc đặt vật thể cho đến khi thả chó lùng sục cần phải tăng dần. Nên nhớ rằng, càng để vật thể lâu bao nhiêu thì mùi vị từ nó toát ra càng nhiều và chó càng dễ dàng tìm thấy.

20.3. Huấn luyện chó lùng sục địa hình với mục đích tìm người

Khi chó đã tích cực và hứng thú lùng sục các vật thể của người giúp việc, thì tiến hành huấn luyện chó việc truy tìm người ẩn náu ở trên địa hình đó.
Trên địa hình đã chọn trước, người giúp việc để một vật thể, còn bản thân thì trốn ở phần cuối của địa hình đó. Đầu tiên, thả chó lùng sục địa hình với mục đích tìm kiếm các vật thể. Sau khi đã tìm thấy được tất cả các vật thể đó, thì tiếp tục truy tìm người giúp việc.
 

Hoan2008

Member
21. Huấn luyện chó việc tìm kiếm các vật thể khác nhau về hình dạng và kích thước (nặng, nhẹ)

Cần phải dạy cho chó thói quen lên tiếng sủa khi gặp những vật thể nặng hoặc treo cao và cả người giúp việc ở vị trí mà chó không tới được. Theo hướng dẫn của người huấn luyện, người giúp việc để lại trên địa hình một vài vật thể khác nhau. Khi chó phát hiện được vật thể hoặc người giúp việc thì đầu tiên người huấn luyện khen thưởng nó bằng bánh ngọt và cho phép nó nhặt lấy vật thể đó hoặc cầm giữ người giúp việc.

Điều khiển một cách hệ thống những đặc tính tương tự sẽ tạo nên ở chó một thói quen tự lên tiếng sủa khi gặp vật thể hoặc người giúp việc ở những vị trí nó không thể tới được.

22. Huấn luyện chó phát hiện người giúp việc và đồ vật ở trong hầm

Để dạy chó phát hiện đồ vật hoặc người giúp việc ở trong những vị trí không nhìn thấy được (trong hố, trong các khe rãnh), thì cần phải chuẩn bị trên hiện trường những hầm hố trú ẩn hoặc tận dụng địa hình làm nơi ẩn náu cho người giúp việc (đống rơm, đống củi, cỏ khô).

Người giúp việc dưới sự chỉ đạo, đi tới địa hình và trốn kín ột trong các hầm hố, sao cho chó không nhìn thấy. Sau một thời gian bắt đầu thả chó ra lùng sục. Người huấn luyện giúp đỡ chó phát hiện người giúp việc, sau đó đưa anh ta từ dưới hầm lên và giao cho chó cắn giữ vào áo. Về sau, người giúp việc trốn kỹ hơn và chỉ còn thở qua lỗ thông hơi. Trong tất cả các trường hợp bị chó phát hiện thì lên để chó cắn giữ vào áo người giúp việc.

Khi lùng sục địa hình có các hầm hố cho người giúp việc ẩn náu, người huấn luyện cần phải lưu ý đến hành vi của chó. Ở trên hầm trú ẩn của người giúp việc, chó dừng lại đào bới đất và thỉnh thoảng sủa.

23. Huấn luyện chó lục soát nhà ở

Song song với việc hoàn thiện thói quen lùng sục địa hình, người ta tiến hành huấn luyện chó khả năng lục soát nhà ở. Để làm điều đó trong quá trình huấn luyện chung, cần phải dạy cho nó tìm kiếm các đồ vật của mình và giữ lại người giúp việc trong nhà. Bài học được tổ chức ở trong một căn phòng đặc biệt. Những bài học ban đầu về lục soát nhà ở được xây dựng như sau: người giúp việc sau khi được hướng dẫn, mặc quần áo tập và trốn vào một chỗ đã định trước (trên trần nhà, trên sân thượng, ở môt góc vườn nào đó ...), người huấn luỵên ra lệnh "đi tìm" và chỉ tay về hướng cần thiết, đồng thời theo sau nó. Khi chó phát hiện được người giúp việc, người huấn luyện để nó cắn giữ và đưa ra khỏi phòng. Về sau, nên thả chó ra lục soát (một cách có chu kỳ) chỉ một mình nó. Trong trường hợp đó, người huấn luyện đi vào phòng ngay.
 

Hoan2008

Member
24. Lùng sục địa hình kết hợp với xử lý dấu vết

Trong giai đoạn cuối của việc huấn luyện chó lùng sục địa hình và lục soát nhà ở, cần phải được thực hiện trong những điều kiện gần giống với yêu cầu của thực tế.

Lùng sục địa hình và lục soát nhà ở kết hợp với việc xử lý các dấu vết gần với những kích thích ngoại cảnh. Tổng hợp quá trình điều khiển được tạo nên theo một trình tự nhất định. Đầu tiên, người giúp việc theo sự hướng dẫn để lại trên địa hình một đồ vật nào đó, sau đó đi khỏi địa hình đó và tạo ra các dấu vết tiếp theo. Sau một khoảng thời gian, người huấn luyện thả chó lùng sục địa hình sao cho đầu tiên chó sẽ tìm đựơc vật thể, còn sau đó sẽ là dấu vết. Khi chó đã nhặt được vật thể và phát hiện ra dấu vết thì người huấn luyện giữ chó bằng một đoạn dây cương dài và đưa chó đánh hơi theo dấu vết cho tới lúc bắt được người giúp việc.

Một hình thức thứ hai của bài tập tổng hợp được tiến hành như sau: Đầu tiên, đó là việc xử lý dấu vết và 5-10 phút giải lao, chó được đưa tới một địa phận trong khu vực của điểm tận cùng dấu vết để lùng sục tìm kiếm đồ vật đã được người giúp việc cố tình để lại đó.

Với một thứ tự đại thể như vậy sẽ tạo ra được bài tập về xử lý dấu vết và lục soát nhà ở. Đầu tiên, tạo ra dấu vết cho tới một ngôi nhà, sau đó để chó theo dấu vết đó đi vào lục soát ngôi nhà đó với mục đích tìm bằng được người giúp việc đang ẩn náu trong đó.

Nên tiến hành lục soát nhà ở kết hợp với canh gác.
 

Hoan2008

Member
25. Những điều đặc biệt trong huấn luyện chó lục soát tàu thuỷ, tàu hoả và nhà ga

Để huấn luyện chó có được khả năng sử dụng các công việc này, điều cơ bản vẫn là công tác huấn luyện chó thói quen lục soát nhà ở. Nhưng phải lưu ý đến những đặc biệt sau trong quá trình huấn luyện.

Để huấn luyện chó lục soát tàu hỏa, cần phải chuẩn bị cho chó một loạt bài tập cả về chương trình huấn luyện chung lẫn cả chương trình huấn luyện chuyên môn. Trong những buổi học của chương trình huấn luyện chung, cần phải dần dần dạy cho chó thói quen không lưu ý tới những toa tầu cũng giống như tới mọi kích thích khác gặp trên đường sắt (tiếng còi, tiếng động, các mùi vị đặc biệt ...) để nó hoàn toàn bình tĩnh lùng sục tìm kiếm bằng được đồ vật của người giúp việc đã được giấu kín ở một chỗ nào đó của toa tầu. Đồng thời, dạy chó cả việc đi lại trên những thang và những cầu bắc tạm.

Song song với những việc đó là phát triển tính hung dữ cho chó và thả nó làm nhiệm vụ bắt giữ ở gần những toa tầu. Đầu tiên, người giúp việc trốn trong những toa rỗng hoặc các toa chở hàng. Phải luyện cho chó thật tích cực lùng sục người giúp việc.

Sau khi đã trải qua những bài tập có tính chất chuẩn bị nói trên, thì bắt đầu tiến hành luyện tập những bài tập đặc biệt về cách thức lục soát tìm kiếm đồ vật cũng như bản thân người giúp việc ẩn náu trong các toa tàu hàng và đồng thời tạo cho chúng được nhiệt tình hứng thú đối với những công việc đó.

Trong thời gian đầu bài học, có thể tiến hành như sau: Người giúp việc giấu trong một toa đồ vật mang mùi vị rát đậm (găng tay, áo véc cũ, áo bông, mũ lông ...). Người huấn luyện hạ lệnh "tìm kiếm" và thả chó ở toa cách toa có vật thể cần tìm 4-5 toa về phía ngược gió. Trong thời gian đầu, nên sử dụng những toa không.

Về sau, điều kiện luyện tập càng được phức tạp dần dần lên. Các đồ vật ở trong toa là rất nhiều và khác nhau, tăng thêm số lượng các toa tàu phải lục soát, tiến hành lục soát vào ban ngày, ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết.
Sau khi đã huấn luyện chó tìm được đồ vật thì tiến hành huấn luyện cho lùng sục tìm người.

Các bài tập này, ban đầu được tiến hành đại thể như sau: Người giúp việc sau khi đã được hướng dẫn, mặc quần áo tập vào rồi trốn vào một trong các toa tàu trống hoặc sau một đồ vật nào đó trong nhà ga. Người huấn luyện thả hẳn chó được tự do truy tìm tại một điểm cách người giúp việc ẩn náu chúng 5-6 toa và về phía ngược gió. Nếu chó không phát hiện được người giúp việc thì người huấn luyện phải giúp đỡ bằng các mệnh lệnh cũng như cử chỉ.

Về sau, điều kiện tập luyện được phức tạp lên, người giúp việc ẩn náu rất kín ở một vị trí trong toa tàu hoặc trong nhà ga giữa những hàng hóa.

Những sai sót có thể xảy ra

1. Các vật thể được người giúp việc bỏ lại chỉ nằm ở một phía của địa hình hoặc quá gần nhau về khoảng cách.

2. Chỉ luyện tập trên một địa hhình làm cho chó quen dần với những điều kiện nhất định nào đó.

3. Sử dụng chỉ một loại vật thể nên khi gặp phải đồ vật khác, chó không chịu nhặt lên.

4. Thời gian tiến hành lùng sục là nhất định, làm cho chó chỉ quen với một hoàn cảnh thời gian nhất định nào đó, ban ngày hay ban đêm.

5. Vị trí của các đồ vật cũng như của người giúp việc ở gần những vật thể giống nhau của địa hình gây cho chó thói quen truy tìm chỉ ở những vị trí nhất định.

6. Sử dụng những con chó chưa thật tuyệt đối vâng lời để lùng sục, nên khi bỏ dây cương chó không làm theo mệnh lệnh người huấn luyện.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top