Tặng các bạn nào yêu thích Ngao Tạng nhé
CHÓ NGAO TÂY TẠNG
Tác giả: Vương Chí Quân
Người dịch: Ngô Thái Quỳnh
Tất cả đều bắt nguồn từ nỗi niềm thương nhớ da diết đối với cha tôi, cũng như với những con Ngao Tạng.
Năm tôi lên 7, cha tôi đem 1 con Ngao Tạng từ thảo nguyên Ngọc Thụ – thuộc địa phận Tam Giang cho anh em chúng tôi. Cha nói, Ngao Tạng là của báu của dân Tây Tạng, chúng giỏi lắm, các con hãy nuôi nó khôn lớn. Khổ nỗi, cún Ngao Tạng rất lạnh nhạt thờ ơ với anh em tôi, chẳng bao giờ thấy nó chịu lắc đầu vẫy đuôi. Hai anh em tôi đem nó đổi lấy 1 con chó Nhật. Cha giận lắm, nhưng cũng không bắt chúng tôi đổi nó về. 2 ngày sau, cún Ngao Tạng tự tìm đường chạy về. Cha tôi cười hể hả nói: “Thấy chưa? Cha biết mà, thế nào nó cũng về. Đấy gọi là lòng trung thành, biết chưa?”
Đang tiếc là chúng tôi vẫn không thích cún Ngao Tạng không biết lắc đầu vẫy đuôi này. Cha thở dài rồi đem nó về thảo nguyên.
Thế mà chớp mắt đã 14 năm trôi qua. Trong 14 năm đó, tôi đi lính, rồi phục viên, học đại học, sau đó trở thành phóng viên của tờ “Nhật Báo Thanh Hải”. Lần đầu tôi xuống khu chăn nuôi viết bài, gần đến vọng gác của bà con Tây Tạng, xa xa, một con Ngao Tạng to và đen thui, thấy tôi đã định vồ tới. Bốn chân nó đập vào mặt đất ầm ầm vang như tiếng trống. May sao nó bị xích bằng một cọc gỗ chôn chặt dưới đất. Thế mà cái cọc gỗ bị nó kéo đến lung lay như sắp bật ra khỏi mặt đất. Tôi hoảng hốt đứng như trời trồng không còn biết làm gì nữa, bất động, vô cảm.
Nhưng cách tôi chỉ còn 2 bước, con Hắc Ngao không vồ nữa. Tôi nhiên nó dừng lại, ngồi xuống, nhìn tôi chằm chằm. Chú Gia người Tây Tạng chạy ra và cho tôi biết, con Hắc Ngao đó chính là con Ngao Tạng đã đến nhà tôi 14 năm trước. Nó đã nhận ra tôi.
Từ đó, tôi nảy sinh tình cảm với Hắc Ngao. Tôi chỉ nuôi nó 1 tháng, 14 năm sau, nó vẫn coi tôi là người thân. Làm chủ nó một ngày, nó nhớ anh suốt đời. Cho dù nó chỉ là con chó, như thế cũng đủ để tôi cúi người kính trọng. Sau khi Hắc Ngao uy phong hùng tráng như con sư tử đen chết đi không lâu, tôi trở thành phóng viên thường trú tại Tam Giang suốt 6 năm. Trong 6 năm sống ở thảo nguyên, tôi đã gặp rất nhiều Ngao Tạng. Dù chúng có hung hẵn đến mấy, nhìn thấy tôi đều không nhe răng vồ, nên tôi có cảm giác chúng và tôi đã quen biết từ lâu. Thoạt tiên chủ của chúng cũng cảm thấy lạ, nhưng khi biết tôi là ai thì họ lại vỡ lẽ. Họ nói: trên người anh có mùi của cha anh đấy. Trời sinh ra lũ chó là chúng đã nhận biết anh rồi.
Trong 6 năm đó, cha và con Ngao Tạng mà cha đem từ Ngọc Thụ về cùng sống trong thành phố, còn tôi sống trên cao nguyên, sống giữa những huyền thoại về cha tôi và những con Ngao Tạng của ông. Cha tôi sống trên thảo nguyên bao la này gần 20 năm. Ông đã từng là phóng viên, dựng trường dạy học, viết văn, cũng đã từng làm lãnh đạo. Trên thảo nguyên còn lưu truyền rất nhiều câu chuyện về ông và những con Ngao Tạng; không hoàn toàn như tôi miêu tả trong tiểu thuyết, nhưng cũng không kém phần ly kỳ hấp dẫn. Cha tôi bất kể đảm nhận công tác gì, trong nhà lúc nào cũng nuôi vài con Ngao Tạng, hơn nữa lại là Ngao Tạng cái, “vừa đẹp người vừa đẹp nết”.
Những con Ngao Tạng đẻ hết lứa này đến lứa khác, cha đem biếu những ai yêu thích và cần đến chúng. Chính vì vậy những con Ngao Tạng quen biết cha tôi và cha cũng quen chúng. Khắp trên thảo nguyên vùng Tam Giang đều có chó mà cha tôi từng nuôi qua.
Một cán bộ Tây Tạng nói với tôi: “Trong “đại cách mạng văn hoá”, phe phái ông ta muốn lôi cha tôi ra đấu tố, nhưng bàn nát óc 4 đêm mà không dám ra tay, vì sợ những con Ngao Tạng của cha tôi phục thù. Tôi mừng cho cha tôi, mừng cho chính mình, chính vì có những con Ngao Tạng thông minh, có linh tính, oai phong uy vũ này khiến tôi nhìn rõ cha tôi, cũng như nhìn rõ chính bản thân mình. Tôi có “gen” của cha tôi, hay nói đúng hơn, tôi rất giống cha.
Suốt 6 năm thường trú tại Tam Giang, gen của cha tôi luôn phát huy tác dụng, khiến tôi rất tự nhiên hoà mình vào thảo nguyên như chính cha tôi đã hoà mình vào. Tôi sống hoàn toàn như 1 người dân Tây Tạng thực thụ. Trong thời gian đó, tôi rất ít khi ở thị trấn Kết-cô, nơi đặt văn phòng của Châu uỷ, mà cắm rễ tại thảo nguyên Tra-tô Chiu-ma-lai và thảo nguyên Lan-chiên của người Khang-ba, một vùng sâu vùng xa của thị trấn. Có lúc tôi ở nhà của chủ nhà trước đây cha tôi từng ở, lúc thì ở trong lán vải của dân du mục, hoặc ở trong khu xá phật tăng trong chùa. Ngày nào tôi cũng thấy những con Ngao Tạng mà giờ đây ngày càng hiếm, và tôi trở thành bạn của chúng. Tôi mặc áo dân tộc Tạng, cưỡi con ngựa cao to, tham gia tất cả các hoạt động sản xuất của dân du mục, cũng như lễ tết hội hè, và các hoạt động cùa nhà Phật. Tôi hoà mình vào dân du mục, uống rượu bằng bát, ăn những tảng thịt nướng, cùng đi chăn súc vật, cùng cho chó ăn, cùng họ hàng huyên chuyện gia đình, giúp họ giải quyết những khúc mắc giữa mẹ chồng nàng dâu, giữa làng xóm. Phóng viên thời đó, đặc biệt là phóng viên công tác tại vùng du mục xa xôi, khối lượng công việc không lớn. Cứ 1-2 tháng viết 1 bài phóng sự là coi như làm tròn bổn phận. Bởi thế tôi có thời gian để toàn tâm toàn ý làm những việc mình muốn. Tôi thường cưỡi ngựa, dát theo con Ngao Tạng của chủ nhà hay của nhà Chùa, phi ngựa đến những vùng thảo nguyên xa lắc xa lơ, rồi cùng dân du mục uống rượu say mềm trong lán. Lý tưởng của tôi lúc đó là: lấy 1 cô vợ Tây Tạng, nuôi 1 đàn có Ngao như cha tôi. Mùa đông thì ở trong ngôi nhà ấm áp, ăn thịt, uống rượu, mùa hè đi chăn dê chăn ngựa. Hoà hoằn nếu muốn mạo hiểm thì dắt những con Ngao Tạng vào tận rừng sâu núi thẳm đầy tuyết để săn bắn. Tôi cố gắng thực hiện ước mơ của tôi, hầu như quên bẵng mình là 1 phóng viên thường trú.
1 lần do uống quá nhiều rượu lúa mì thanh khoa, một loại rượu đặc sẳn của vùng Tây Tạng, tôi say tuý luý. Nửa đêm dậy đi tiểu, gặp phải gió, tôi nôn thốc nôn tháo. Con Ngao Tạng canh đêm theo chân tôi, chén sạch những thứ tôi vừa nôn ra. Thế là nó cũng say mềm, lăn ra bên cạnh. 2 chúng tôi ôm nhau ngủ say trên bãi cỏ cạnh lán. Hôm sau khi còn mơ màng, tôi vuốt ve con Ngao Tạng và nghĩ: ai nằm bên cạnh mình đây? Là anh chủ nhà Tai-chi-tung-chu sao? Ồ, sao người anh ta nhiều lông vậy?
Chuyện này trở thành giai thoại trên thảo nguyên. Các cô gái thấy tôi đều cười khúc khích. Bọn trẻ thấy tôi thì kêu lên: “Mọc lông rồi! Mọc lông rồi!” Sau này khi giới thiệu tôi, người ta không nói là phóng viên nữa, chỉ nói: “Đấy, người mà cùng uống say với con Ngao Tạng, nói ông Tai-chi-tung-chu mọc lông đấy.” Dân du mục mời tôi đến nhà chơi, đều nói: “Đi nào, đi uống với con Ngao Tạng nhà tôi một bát đi!”
Những ngày đó, hễ ai mời tôi đều đến chơi. 1 năm vào mùa hè, tôi đến nhà Tô-ran ở xã kết long chơi. Mới ở có 1 tuần mà con Hắc Ngao đã có tình cảm sâu đậm với tôi, đến nỗi không thấy tôi 1 ngày là nó đi khắp thảo nguyên tìm cho bằng được, khiến tôi cứ đoán già đoán non, phải chăng nó đã từng được cha tôi nuôi? Mấy năm sau, tôi rời thảo nguyên, xuất phát từ Kết Long. Con Hắc Ngao thấy tôi mang hành lý ngồi vào ôtô, nó biết đây là một chuyến ly biệt dài, bèn xông vào vồ cắn chiếc ôtô đến chảy máu răng. Trong suy nghĩ của nó, tôi chỉ là bất đắc dĩ phải chia tay với nó, mà nguyên nhân chính là chiếc ôtô chết tiệt kia. Sau đó tôi được nghe kể lại, sau khi tôi đi rồi, con Hắc Ngao bỏ không ăn uống suốt 1 tuần, nằm bẹp dí dưới đất như chết. Dường như toàn bộ sinh khí và ý niệm sống của nó đã theo tôi đi hết. Chủ nó hết cách đành phải giết 1 con dê, bứt ít lông sói từ miếng da sói dính vào con dê chết, vứt trước mặt nó quát: “Mày trông đàn dê thế này à? Sói cắn chết dê rồi mà mày cũng không để mắt đến. Tao nuôi mày làm gì chứ? Xem này, xem này, thấy lông sói chưa? Sói đâu? Còn không mau đi tìm!” Con Hắc Ngao bị kích thích mạnh. Giờ đây trên thảo nguyên còn rất ít sói, gần 1 năm nay nó chưa cắn được con sói nào. Không ngờ trong lúc tình cảm của nó bị tổn thương không gượng dậy được thì sói lại thừa cơ lẻn vào. Thế là nó gượng dậy, chân đi còn không vững, vội ăn uống một chút, theo bản năng, chức trách trời định cho Ngao Tạng đi bảo vệ đàn dê.
Đáng tiếc là sau này tôi có nhiều dịp về lại xã Kết Long, nhưng không gặp được người chăn dê và con Hắc Ngao đã quyến luyến tôi nữa. Nghe nói, họ đã di cư đến nơi khác vì thảo nguyên ở đây đã thoái hoá, không còn đủ cỏ để cho đàn dê, bò ăn nữa.
CHÓ NGAO TÂY TẠNG
Tác giả: Vương Chí Quân
Người dịch: Ngô Thái Quỳnh
Lời tựa: Con Ngao Tạng của cha
Tất cả đều bắt nguồn từ nỗi niềm thương nhớ da diết đối với cha tôi, cũng như với những con Ngao Tạng.
Năm tôi lên 7, cha tôi đem 1 con Ngao Tạng từ thảo nguyên Ngọc Thụ – thuộc địa phận Tam Giang cho anh em chúng tôi. Cha nói, Ngao Tạng là của báu của dân Tây Tạng, chúng giỏi lắm, các con hãy nuôi nó khôn lớn. Khổ nỗi, cún Ngao Tạng rất lạnh nhạt thờ ơ với anh em tôi, chẳng bao giờ thấy nó chịu lắc đầu vẫy đuôi. Hai anh em tôi đem nó đổi lấy 1 con chó Nhật. Cha giận lắm, nhưng cũng không bắt chúng tôi đổi nó về. 2 ngày sau, cún Ngao Tạng tự tìm đường chạy về. Cha tôi cười hể hả nói: “Thấy chưa? Cha biết mà, thế nào nó cũng về. Đấy gọi là lòng trung thành, biết chưa?”
Đang tiếc là chúng tôi vẫn không thích cún Ngao Tạng không biết lắc đầu vẫy đuôi này. Cha thở dài rồi đem nó về thảo nguyên.
Thế mà chớp mắt đã 14 năm trôi qua. Trong 14 năm đó, tôi đi lính, rồi phục viên, học đại học, sau đó trở thành phóng viên của tờ “Nhật Báo Thanh Hải”. Lần đầu tôi xuống khu chăn nuôi viết bài, gần đến vọng gác của bà con Tây Tạng, xa xa, một con Ngao Tạng to và đen thui, thấy tôi đã định vồ tới. Bốn chân nó đập vào mặt đất ầm ầm vang như tiếng trống. May sao nó bị xích bằng một cọc gỗ chôn chặt dưới đất. Thế mà cái cọc gỗ bị nó kéo đến lung lay như sắp bật ra khỏi mặt đất. Tôi hoảng hốt đứng như trời trồng không còn biết làm gì nữa, bất động, vô cảm.
Nhưng cách tôi chỉ còn 2 bước, con Hắc Ngao không vồ nữa. Tôi nhiên nó dừng lại, ngồi xuống, nhìn tôi chằm chằm. Chú Gia người Tây Tạng chạy ra và cho tôi biết, con Hắc Ngao đó chính là con Ngao Tạng đã đến nhà tôi 14 năm trước. Nó đã nhận ra tôi.
Từ đó, tôi nảy sinh tình cảm với Hắc Ngao. Tôi chỉ nuôi nó 1 tháng, 14 năm sau, nó vẫn coi tôi là người thân. Làm chủ nó một ngày, nó nhớ anh suốt đời. Cho dù nó chỉ là con chó, như thế cũng đủ để tôi cúi người kính trọng. Sau khi Hắc Ngao uy phong hùng tráng như con sư tử đen chết đi không lâu, tôi trở thành phóng viên thường trú tại Tam Giang suốt 6 năm. Trong 6 năm sống ở thảo nguyên, tôi đã gặp rất nhiều Ngao Tạng. Dù chúng có hung hẵn đến mấy, nhìn thấy tôi đều không nhe răng vồ, nên tôi có cảm giác chúng và tôi đã quen biết từ lâu. Thoạt tiên chủ của chúng cũng cảm thấy lạ, nhưng khi biết tôi là ai thì họ lại vỡ lẽ. Họ nói: trên người anh có mùi của cha anh đấy. Trời sinh ra lũ chó là chúng đã nhận biết anh rồi.
Trong 6 năm đó, cha và con Ngao Tạng mà cha đem từ Ngọc Thụ về cùng sống trong thành phố, còn tôi sống trên cao nguyên, sống giữa những huyền thoại về cha tôi và những con Ngao Tạng của ông. Cha tôi sống trên thảo nguyên bao la này gần 20 năm. Ông đã từng là phóng viên, dựng trường dạy học, viết văn, cũng đã từng làm lãnh đạo. Trên thảo nguyên còn lưu truyền rất nhiều câu chuyện về ông và những con Ngao Tạng; không hoàn toàn như tôi miêu tả trong tiểu thuyết, nhưng cũng không kém phần ly kỳ hấp dẫn. Cha tôi bất kể đảm nhận công tác gì, trong nhà lúc nào cũng nuôi vài con Ngao Tạng, hơn nữa lại là Ngao Tạng cái, “vừa đẹp người vừa đẹp nết”.
Những con Ngao Tạng đẻ hết lứa này đến lứa khác, cha đem biếu những ai yêu thích và cần đến chúng. Chính vì vậy những con Ngao Tạng quen biết cha tôi và cha cũng quen chúng. Khắp trên thảo nguyên vùng Tam Giang đều có chó mà cha tôi từng nuôi qua.
Một cán bộ Tây Tạng nói với tôi: “Trong “đại cách mạng văn hoá”, phe phái ông ta muốn lôi cha tôi ra đấu tố, nhưng bàn nát óc 4 đêm mà không dám ra tay, vì sợ những con Ngao Tạng của cha tôi phục thù. Tôi mừng cho cha tôi, mừng cho chính mình, chính vì có những con Ngao Tạng thông minh, có linh tính, oai phong uy vũ này khiến tôi nhìn rõ cha tôi, cũng như nhìn rõ chính bản thân mình. Tôi có “gen” của cha tôi, hay nói đúng hơn, tôi rất giống cha.
Suốt 6 năm thường trú tại Tam Giang, gen của cha tôi luôn phát huy tác dụng, khiến tôi rất tự nhiên hoà mình vào thảo nguyên như chính cha tôi đã hoà mình vào. Tôi sống hoàn toàn như 1 người dân Tây Tạng thực thụ. Trong thời gian đó, tôi rất ít khi ở thị trấn Kết-cô, nơi đặt văn phòng của Châu uỷ, mà cắm rễ tại thảo nguyên Tra-tô Chiu-ma-lai và thảo nguyên Lan-chiên của người Khang-ba, một vùng sâu vùng xa của thị trấn. Có lúc tôi ở nhà của chủ nhà trước đây cha tôi từng ở, lúc thì ở trong lán vải của dân du mục, hoặc ở trong khu xá phật tăng trong chùa. Ngày nào tôi cũng thấy những con Ngao Tạng mà giờ đây ngày càng hiếm, và tôi trở thành bạn của chúng. Tôi mặc áo dân tộc Tạng, cưỡi con ngựa cao to, tham gia tất cả các hoạt động sản xuất của dân du mục, cũng như lễ tết hội hè, và các hoạt động cùa nhà Phật. Tôi hoà mình vào dân du mục, uống rượu bằng bát, ăn những tảng thịt nướng, cùng đi chăn súc vật, cùng cho chó ăn, cùng họ hàng huyên chuyện gia đình, giúp họ giải quyết những khúc mắc giữa mẹ chồng nàng dâu, giữa làng xóm. Phóng viên thời đó, đặc biệt là phóng viên công tác tại vùng du mục xa xôi, khối lượng công việc không lớn. Cứ 1-2 tháng viết 1 bài phóng sự là coi như làm tròn bổn phận. Bởi thế tôi có thời gian để toàn tâm toàn ý làm những việc mình muốn. Tôi thường cưỡi ngựa, dát theo con Ngao Tạng của chủ nhà hay của nhà Chùa, phi ngựa đến những vùng thảo nguyên xa lắc xa lơ, rồi cùng dân du mục uống rượu say mềm trong lán. Lý tưởng của tôi lúc đó là: lấy 1 cô vợ Tây Tạng, nuôi 1 đàn có Ngao như cha tôi. Mùa đông thì ở trong ngôi nhà ấm áp, ăn thịt, uống rượu, mùa hè đi chăn dê chăn ngựa. Hoà hoằn nếu muốn mạo hiểm thì dắt những con Ngao Tạng vào tận rừng sâu núi thẳm đầy tuyết để săn bắn. Tôi cố gắng thực hiện ước mơ của tôi, hầu như quên bẵng mình là 1 phóng viên thường trú.
1 lần do uống quá nhiều rượu lúa mì thanh khoa, một loại rượu đặc sẳn của vùng Tây Tạng, tôi say tuý luý. Nửa đêm dậy đi tiểu, gặp phải gió, tôi nôn thốc nôn tháo. Con Ngao Tạng canh đêm theo chân tôi, chén sạch những thứ tôi vừa nôn ra. Thế là nó cũng say mềm, lăn ra bên cạnh. 2 chúng tôi ôm nhau ngủ say trên bãi cỏ cạnh lán. Hôm sau khi còn mơ màng, tôi vuốt ve con Ngao Tạng và nghĩ: ai nằm bên cạnh mình đây? Là anh chủ nhà Tai-chi-tung-chu sao? Ồ, sao người anh ta nhiều lông vậy?
Chuyện này trở thành giai thoại trên thảo nguyên. Các cô gái thấy tôi đều cười khúc khích. Bọn trẻ thấy tôi thì kêu lên: “Mọc lông rồi! Mọc lông rồi!” Sau này khi giới thiệu tôi, người ta không nói là phóng viên nữa, chỉ nói: “Đấy, người mà cùng uống say với con Ngao Tạng, nói ông Tai-chi-tung-chu mọc lông đấy.” Dân du mục mời tôi đến nhà chơi, đều nói: “Đi nào, đi uống với con Ngao Tạng nhà tôi một bát đi!”
Những ngày đó, hễ ai mời tôi đều đến chơi. 1 năm vào mùa hè, tôi đến nhà Tô-ran ở xã kết long chơi. Mới ở có 1 tuần mà con Hắc Ngao đã có tình cảm sâu đậm với tôi, đến nỗi không thấy tôi 1 ngày là nó đi khắp thảo nguyên tìm cho bằng được, khiến tôi cứ đoán già đoán non, phải chăng nó đã từng được cha tôi nuôi? Mấy năm sau, tôi rời thảo nguyên, xuất phát từ Kết Long. Con Hắc Ngao thấy tôi mang hành lý ngồi vào ôtô, nó biết đây là một chuyến ly biệt dài, bèn xông vào vồ cắn chiếc ôtô đến chảy máu răng. Trong suy nghĩ của nó, tôi chỉ là bất đắc dĩ phải chia tay với nó, mà nguyên nhân chính là chiếc ôtô chết tiệt kia. Sau đó tôi được nghe kể lại, sau khi tôi đi rồi, con Hắc Ngao bỏ không ăn uống suốt 1 tuần, nằm bẹp dí dưới đất như chết. Dường như toàn bộ sinh khí và ý niệm sống của nó đã theo tôi đi hết. Chủ nó hết cách đành phải giết 1 con dê, bứt ít lông sói từ miếng da sói dính vào con dê chết, vứt trước mặt nó quát: “Mày trông đàn dê thế này à? Sói cắn chết dê rồi mà mày cũng không để mắt đến. Tao nuôi mày làm gì chứ? Xem này, xem này, thấy lông sói chưa? Sói đâu? Còn không mau đi tìm!” Con Hắc Ngao bị kích thích mạnh. Giờ đây trên thảo nguyên còn rất ít sói, gần 1 năm nay nó chưa cắn được con sói nào. Không ngờ trong lúc tình cảm của nó bị tổn thương không gượng dậy được thì sói lại thừa cơ lẻn vào. Thế là nó gượng dậy, chân đi còn không vững, vội ăn uống một chút, theo bản năng, chức trách trời định cho Ngao Tạng đi bảo vệ đàn dê.
Đáng tiếc là sau này tôi có nhiều dịp về lại xã Kết Long, nhưng không gặp được người chăn dê và con Hắc Ngao đã quyến luyến tôi nữa. Nghe nói, họ đã di cư đến nơi khác vì thảo nguyên ở đây đã thoái hoá, không còn đủ cỏ để cho đàn dê, bò ăn nữa.