Tối hôm đó, trong tăng xá của chùa Chia-cu Tây, như thường lệ, cha tôi ngủ rất sớm. Trời vừa tối ông đã lên kháng, nhưng không tài nào chợp mắt được. Ông nghĩ mình là phóng viên mới chân ướt chân ráo đến thảo nguyên Chinh-cô-ama đã thành thương binh, chẳng lấy được mẩu tin, viết được bài báo nào. Dù toà soạn không giục nhưng cũng không thể cứ dây dưa mãi thế này được. Ngày mai phải rời chùa Chia-cu Tây đến thảo nguyên, đến các bộ lạc, đến nhà bạt của tù trưởng mới được. Ông cảm thấy mình đã giành được thiện cảm của các vị tăng lữ trong chùa, lại học được kha khá tiếng Tạng với lạt ma gậy sắt Tạng Cha-xi, cũng ít nhiều hiểu được tôn giáo ở thảo nguyên, những công việc tiếp theo chắc sẽ dễ dàng hơn.
Đang nghĩ bỗng cha tôi nghe tiếng động dưới đất. Ông châm đèn, buộc miệng kêu: “Na-rư!” Con Ngao đen Na-rư hôm qua chỉ nhích được mấy bước, thế mà hôm nay đã đi lại được khắp phòng. Na-rư nghẹo đầu dùng con mắt bên phải không bị thương nhìn cha tôi, rồi đến hếch môi chà chà vào đùi ông. Sau đó nó đi đến cửa, dùng đầu hẩy cửa mãi. Cha tôi xuống giường đến xoa xoa lông nó: “Mày muốn gì? Muốn ra ngoài à?” Nó khàn khàn gừ 1 tiếng coi như câu trả lời. Cha tôi mở cửa ra. Nó cẩn thận bước qua bục, đứng ở cửa sủa mấy tiếng. Vì vết thương ở bụng chưa khỏi hẳn nên nó không sủa to được. Tuy tiếng sủa nhỏ, nhưng chó ở gần đó đều nghe thấy cả. Chúng cũng sủa lại, rồi chó trong chùa cũng sủa theo. Đây là lời chào, 1 sự thoả thuận, 1 thứ ám hiệu. Khi bầy chó chào hỏi xong, mọi thứ lại rơi vào yên tĩnh. Na-rư quay lại nhìn cha tôi 1 cái, tiến về đằng trước rồi mệt mỏi nằm xuống cạnh bức tường đá khắc kinh Ma-ni sáng như gương trong đêm tối. Cha tôi đến gần hỏi: “Sao thế? Sao lại nằm ở đây?” Lúc đó cha tôi còn chưa biết con Ngao đen Na-rư là chó lãnh địa, chỉ cần đi lại được, nó không bao giờ chịu ở trong nhà. Đó là bản năng, là sự trung thành với chức trách của mình.Tất cả những con chó lãnh địa và những con Ngao Tạng đều là những kẻ ngang tàng, tung hoành 4 phương, đã quen với đêm tối gió lộng, quen với việc phi như tên bắn và gầm thét như sấm.
Cha tôi trở về tăng xá. Nghe động, con Cang-rư-sân-cơ ngẩng đầu lên, dáng như muốn gượng dậy, nhưng không gượng dậy nổi. Cha tôi ngồi xuống bên cạnh nó, hỏi nó muốn gì. Nó chớp chớp mắt, kêu ư ử như cún con. Đầu nó càng ngẩng cao hơn. Cha tôi chăm chú quan sát, hiểu con Cang-rư-sân-cơ muốn cha tôi dìu nó đứng dậy. Ông liền dịch đến sau lưng nó, cố hết sức đỡ nó dậy. Nó đứng dậy rồi, 4 chân đứng vững trên mặt đất rồi, nhưng khi cha tôi thử buông tay ra, nó lại uỵch ngay xuống. Cha tôi vỗ về: “Chưa được đâu. Chú mày cứ nằm yên đấy, còn phải nghỉ dưỡng thêm vài ngày nữa.” Cang-rư-sân-cơ không nghe, đầu nó vẫn ngẩng cao, nhìn cha tôi với ánh mắt thúc giục và nài xin được trợ giúp lần nữa. Cha tôi lại xốc nó dậy, cố hết sức đỡ nó. 4 chân nó cuối cùng đã đứng vững, nhưng cha tôi không dám buông nó ra, cứ thế đỡ mãi.
Cang-rư-sân-cơ giơ 1 chân trước gập lại, rồi giơ chân kia gập lại. Nó lần lượt thử 2 chân sau như vậy. Ồ, khá lắm, vẫn chưa gãy xương. Dường như nó hiểu ra, nó thả dần từng tí một chân trước ra, rồi cũng làm như vậy với chân sau. Cha tôi thấy nó làm vậy hiểu ngay là nó muốn tự mình đứng không cần ông đỡ. Cha tôi nghi ngại hỏi: “Chú mày có đứng được không đấy?” Sau đó cha tôi dần dần thả 1 tay ra, rồi thả nốt tay kia. Cang-rư-sân-cơ vẫn đứng. Đã tự đứng được tức là không ngã xuống. Không ngã xuống tức là có thể tiến lên phía trước, tiếp tục bước những bước đi hùng mạnh dũng mãnh. Cang-rư-sân-cơ mãi mãi không bao giờ quên, bước chân đầu tiên tiến lên phía trước của nó là cha tôi giúp. Nó nhìn cha tôi, đôi mắt đầy cảm kích ươn ướt.
Cha tôi lại đỡ lấy nó, lần này vừa đỡ vừa đẩy nó đi. Nó bước 1 bước ngắn, rất ngắn về phía trước, rồi lại thêm 1 bước nữa. Những bước tiếp theo vẫn rất ngắn, nhưng là những bước nó tự đi. Cha tôi khẽ thả tay ra, không đỡ, cũng không đẩy nó nữa. Nó đi chầm chậm. Thân hình to lớn của nó cử động chậm chạp. Cha tôi động viên: “Đúng, cứ như thế, tiến về phía trước.” Ông vừa nói vừa lùi ra sau rất nhanh, ngồi phệt lên kháng. Con Cang-rư-sân-cơ mất đi sự dựa dẫm về tâm lý, nó lắc lư sắp ngã. Cha tôi kêu lên: “Hãy kiên trì, sư tử núi tuyết, phải kiên trì.” Cang-rư-sân-cơ hiểu điều cha tôi nói. Nó cố hết sức lên gân 4 chân, cố giữ thăng bằng cả thân hình đang lắc lư. Nó không ngã xuống, cuối cùng nó không ngã. Mấy giây, rồi mấy phút trôi qua, nó vẫn không ngã. Vẫn đứng đấy 1 cách uy phong lẫm liệt.
Con Cang-rư-sân-cơ không ngã xuống nữa. Nó đứng như vậy, thỉnh thoảng đi chầm chậm vài bước, nhưng chủ yếu vẫn là đứng. Đến tận sua nửa đêm, khi cha tôi ngủ thiếp đi, bỗng nghe thấy tiếng “u…u…” như trẻ con khóc của Cang-rư-sân-cơ. Nó vừa khóc nức nở vừa dựa vào bức tường gần cửa.
Lúc này cha tôi cũng nghe thấy con Ngao đen Na-rư sủa “gâu gâu”. Tuy tiếng sủa của nó vẫn còn rất nhỏ, nhưng cũng có được sự hưởng ứng của những con chó khác. Rất nhanh, tất cả chó trong chùa cùng sủa lên inh ỏi.
Cha tôi bước xuống kháng, thò đầu ra cửa nhìn màn đêm đen như mực. Ông khẽ gọi: “Na-rư, Na-rư!” Con Na-rư quay đầu lại khẽ sủa đáp lại. Cha tôi hỏi: “Na-rư sủa gì đấy? Đừng sủa ầm lên để các vị lạt ma còn ngủ chứ. Ngay mai các vị ấy còn phải đọc kinh đấy.” Nhưng ngày ở chùa Chia-cu Tây, đây là lần đầu tiên cha tôi nghe thấy nửa đêm có nhiều chó sủa như vậy. Con Ngao đen Na-rư không nghe lời cha tôi vẫn bướng bỉnh sủa ầm lên. Tiếng sủa ngày càng khàn, càng sủa càng yếu. Cha tôi trở về ngồi trên kháng không tài nào ngủ lại được nữa.
Rồi dần dần không còn nghe thấy tiếng Na-rư sủa nữa, rồi tiếng của đàn chó khác cũng dần lẻ tẻ rồi im bặt. Gió về đêm phảng phất tiếng ai đó cố hạ giọng đang đọc: “Ma-ha-cơ-la-pân-sân-pao…” như 1 câu thần chú huyền bí. Trong ánh đèn dầu gần tắt lúc mờ lúc tỏ, cha tôi thấy cái bóng của mình rùng 1 cái, bóng của Cang-rư-sân-cơ cũng rùng 1 cái. Tiếp đó cho tôi nghe thấy tiếng khóc nấc u…u… của Cang-rư-sân-cơ. Nó vẫn dựa ở bức tường cạnh cửa. Tiếng khóc u…u… của nó khiến câu thần chú “Ma-ha-cơ-la-pân-sân-pao” lại xuất hiện. Cha tôi bỗng nhớ ra đó chính là tiếng ông đã nghe hôm chân ướt chân ráo đến thảo nguyên Chia-cu Tây, khi 7 đứa trẻ chạy trốn thục mạng đã đọc: “Ma-ha-cơ-la-pân-sân-pao! Ma-ha-cơ-la-pân-sân-pao!”
Không hiểu sao trong lòng cha tôi có cái gì đó trào dâng lên. Ông nhảy xuống kháng, từ cửa sổ nhìn ra ngoài, thấy 1 hàng dài bóng người, cúi gập men theo tường đá khắc kinh Ma-ni, đi về hướng tăng xá.
Đang nghĩ bỗng cha tôi nghe tiếng động dưới đất. Ông châm đèn, buộc miệng kêu: “Na-rư!” Con Ngao đen Na-rư hôm qua chỉ nhích được mấy bước, thế mà hôm nay đã đi lại được khắp phòng. Na-rư nghẹo đầu dùng con mắt bên phải không bị thương nhìn cha tôi, rồi đến hếch môi chà chà vào đùi ông. Sau đó nó đi đến cửa, dùng đầu hẩy cửa mãi. Cha tôi xuống giường đến xoa xoa lông nó: “Mày muốn gì? Muốn ra ngoài à?” Nó khàn khàn gừ 1 tiếng coi như câu trả lời. Cha tôi mở cửa ra. Nó cẩn thận bước qua bục, đứng ở cửa sủa mấy tiếng. Vì vết thương ở bụng chưa khỏi hẳn nên nó không sủa to được. Tuy tiếng sủa nhỏ, nhưng chó ở gần đó đều nghe thấy cả. Chúng cũng sủa lại, rồi chó trong chùa cũng sủa theo. Đây là lời chào, 1 sự thoả thuận, 1 thứ ám hiệu. Khi bầy chó chào hỏi xong, mọi thứ lại rơi vào yên tĩnh. Na-rư quay lại nhìn cha tôi 1 cái, tiến về đằng trước rồi mệt mỏi nằm xuống cạnh bức tường đá khắc kinh Ma-ni sáng như gương trong đêm tối. Cha tôi đến gần hỏi: “Sao thế? Sao lại nằm ở đây?” Lúc đó cha tôi còn chưa biết con Ngao đen Na-rư là chó lãnh địa, chỉ cần đi lại được, nó không bao giờ chịu ở trong nhà. Đó là bản năng, là sự trung thành với chức trách của mình.Tất cả những con chó lãnh địa và những con Ngao Tạng đều là những kẻ ngang tàng, tung hoành 4 phương, đã quen với đêm tối gió lộng, quen với việc phi như tên bắn và gầm thét như sấm.
Cha tôi trở về tăng xá. Nghe động, con Cang-rư-sân-cơ ngẩng đầu lên, dáng như muốn gượng dậy, nhưng không gượng dậy nổi. Cha tôi ngồi xuống bên cạnh nó, hỏi nó muốn gì. Nó chớp chớp mắt, kêu ư ử như cún con. Đầu nó càng ngẩng cao hơn. Cha tôi chăm chú quan sát, hiểu con Cang-rư-sân-cơ muốn cha tôi dìu nó đứng dậy. Ông liền dịch đến sau lưng nó, cố hết sức đỡ nó dậy. Nó đứng dậy rồi, 4 chân đứng vững trên mặt đất rồi, nhưng khi cha tôi thử buông tay ra, nó lại uỵch ngay xuống. Cha tôi vỗ về: “Chưa được đâu. Chú mày cứ nằm yên đấy, còn phải nghỉ dưỡng thêm vài ngày nữa.” Cang-rư-sân-cơ không nghe, đầu nó vẫn ngẩng cao, nhìn cha tôi với ánh mắt thúc giục và nài xin được trợ giúp lần nữa. Cha tôi lại xốc nó dậy, cố hết sức đỡ nó. 4 chân nó cuối cùng đã đứng vững, nhưng cha tôi không dám buông nó ra, cứ thế đỡ mãi.
Cang-rư-sân-cơ giơ 1 chân trước gập lại, rồi giơ chân kia gập lại. Nó lần lượt thử 2 chân sau như vậy. Ồ, khá lắm, vẫn chưa gãy xương. Dường như nó hiểu ra, nó thả dần từng tí một chân trước ra, rồi cũng làm như vậy với chân sau. Cha tôi thấy nó làm vậy hiểu ngay là nó muốn tự mình đứng không cần ông đỡ. Cha tôi nghi ngại hỏi: “Chú mày có đứng được không đấy?” Sau đó cha tôi dần dần thả 1 tay ra, rồi thả nốt tay kia. Cang-rư-sân-cơ vẫn đứng. Đã tự đứng được tức là không ngã xuống. Không ngã xuống tức là có thể tiến lên phía trước, tiếp tục bước những bước đi hùng mạnh dũng mãnh. Cang-rư-sân-cơ mãi mãi không bao giờ quên, bước chân đầu tiên tiến lên phía trước của nó là cha tôi giúp. Nó nhìn cha tôi, đôi mắt đầy cảm kích ươn ướt.
Cha tôi lại đỡ lấy nó, lần này vừa đỡ vừa đẩy nó đi. Nó bước 1 bước ngắn, rất ngắn về phía trước, rồi lại thêm 1 bước nữa. Những bước tiếp theo vẫn rất ngắn, nhưng là những bước nó tự đi. Cha tôi khẽ thả tay ra, không đỡ, cũng không đẩy nó nữa. Nó đi chầm chậm. Thân hình to lớn của nó cử động chậm chạp. Cha tôi động viên: “Đúng, cứ như thế, tiến về phía trước.” Ông vừa nói vừa lùi ra sau rất nhanh, ngồi phệt lên kháng. Con Cang-rư-sân-cơ mất đi sự dựa dẫm về tâm lý, nó lắc lư sắp ngã. Cha tôi kêu lên: “Hãy kiên trì, sư tử núi tuyết, phải kiên trì.” Cang-rư-sân-cơ hiểu điều cha tôi nói. Nó cố hết sức lên gân 4 chân, cố giữ thăng bằng cả thân hình đang lắc lư. Nó không ngã xuống, cuối cùng nó không ngã. Mấy giây, rồi mấy phút trôi qua, nó vẫn không ngã. Vẫn đứng đấy 1 cách uy phong lẫm liệt.
Con Cang-rư-sân-cơ không ngã xuống nữa. Nó đứng như vậy, thỉnh thoảng đi chầm chậm vài bước, nhưng chủ yếu vẫn là đứng. Đến tận sua nửa đêm, khi cha tôi ngủ thiếp đi, bỗng nghe thấy tiếng “u…u…” như trẻ con khóc của Cang-rư-sân-cơ. Nó vừa khóc nức nở vừa dựa vào bức tường gần cửa.
Lúc này cha tôi cũng nghe thấy con Ngao đen Na-rư sủa “gâu gâu”. Tuy tiếng sủa của nó vẫn còn rất nhỏ, nhưng cũng có được sự hưởng ứng của những con chó khác. Rất nhanh, tất cả chó trong chùa cùng sủa lên inh ỏi.
Cha tôi bước xuống kháng, thò đầu ra cửa nhìn màn đêm đen như mực. Ông khẽ gọi: “Na-rư, Na-rư!” Con Na-rư quay đầu lại khẽ sủa đáp lại. Cha tôi hỏi: “Na-rư sủa gì đấy? Đừng sủa ầm lên để các vị lạt ma còn ngủ chứ. Ngay mai các vị ấy còn phải đọc kinh đấy.” Nhưng ngày ở chùa Chia-cu Tây, đây là lần đầu tiên cha tôi nghe thấy nửa đêm có nhiều chó sủa như vậy. Con Ngao đen Na-rư không nghe lời cha tôi vẫn bướng bỉnh sủa ầm lên. Tiếng sủa ngày càng khàn, càng sủa càng yếu. Cha tôi trở về ngồi trên kháng không tài nào ngủ lại được nữa.
Rồi dần dần không còn nghe thấy tiếng Na-rư sủa nữa, rồi tiếng của đàn chó khác cũng dần lẻ tẻ rồi im bặt. Gió về đêm phảng phất tiếng ai đó cố hạ giọng đang đọc: “Ma-ha-cơ-la-pân-sân-pao…” như 1 câu thần chú huyền bí. Trong ánh đèn dầu gần tắt lúc mờ lúc tỏ, cha tôi thấy cái bóng của mình rùng 1 cái, bóng của Cang-rư-sân-cơ cũng rùng 1 cái. Tiếp đó cho tôi nghe thấy tiếng khóc nấc u…u… của Cang-rư-sân-cơ. Nó vẫn dựa ở bức tường cạnh cửa. Tiếng khóc u…u… của nó khiến câu thần chú “Ma-ha-cơ-la-pân-sân-pao” lại xuất hiện. Cha tôi bỗng nhớ ra đó chính là tiếng ông đã nghe hôm chân ướt chân ráo đến thảo nguyên Chia-cu Tây, khi 7 đứa trẻ chạy trốn thục mạng đã đọc: “Ma-ha-cơ-la-pân-sân-pao! Ma-ha-cơ-la-pân-sân-pao!”
Không hiểu sao trong lòng cha tôi có cái gì đó trào dâng lên. Ông nhảy xuống kháng, từ cửa sổ nhìn ra ngoài, thấy 1 hàng dài bóng người, cúi gập men theo tường đá khắc kinh Ma-ni, đi về hướng tăng xá.