Xin thất lễ làm người đầu tiên "xông đất" mục này...
Tình cờ tìm lại được bài báo đã cắt ra lưu giữ khoảng 5 năm nay, hunglvq liền gõ ra định post lên chia sẻ với anh em. Ai dè gõ bằng code VNI, copy paste vào bài viết chỉ hiện ra chữ Campuchia không thôi. May mắn là có ông anh chỉ cho chức năng "đảo mã" của Unikey nên không phải lọ mọ gõ lại. Mừng rơn!
Đây là một dự án của nhà nước, chỉ thấy đề cập nhiều về chó cỏ. Tuy nhiên em thấy vẫn có thể áp dụng cho các giống chó khác. Các bác đọc nhé!
===============
Luyện chó nhà săn bắt chuột
Tác giả: Đỗ Hữu Khôi
Tạp chí Thế Giới Mới, số xuất bản vào khoảng năm '99 / 2000
“Người Việt Nam thông minh hơn người Nhật vì người Nhật mới chỉ biết dùng mèo để bắt chuột”. Đó là lời cuả một phóng viên đại diện Đài truyền hình Nhật Bản NDN nói với các cán bộ huấn luyện viên cuả Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ, thuộc Khoa chăn nuôi – thú y, trường Đại Học Nông nghiệp 1 Hà Nội, khi họ sang Việt Nam làm 1 phóng sự về cách huấn luyện chó săn bắt chuột (SBC)
Từ trước tới nay, bằng khả năng gieo rắc bệnh tật kinh hoàng, nhất là đặc tính phàm ăn khủng khiếp, loài chuột là mối hiểm họa đối với đời sống con người. Loài chuột có tốc độ sinh sản cao, khả năng thích nghi và sự tinh khôn hiếm có đã làm cho con người với nhiều vũ khí, phương tiện từ thô sơ đến hiện đại trong tay, mà nhiều khi vẫn cảm thấy bất lực. Mấy năm gần đây, ở nước ta, do nhiều nguyên nhân, loài chuột đã phát triển đến mức trở thành “quốc nạn”. Theo tổng kết công tác bảo vệ thực vật của bộ NN&PTNN, đến hết năm 1997, đã có 238.600 ha cây trồng bị chuột phá và có xu hướng gia tăng vào thời gian tiếp theo.
Nhân dân ta cũng có khá nhiều biện pháp diệt chuột phổ biến như sử dụng các loại thiên địch của chuột là mèo, rắn… Đây là biện pháp truyền thống có hiện quả và tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ môi trường. Nhưng thời gian gần đây, lượng mèo, rắn bị giảm số lượng một cách nhanh chóng nên không thể chỉ dựa vào chúng để giải quyết nạn chuột. Biện pháp sử dụng các loại bẫy cũng góp phần đáng kể trong việc tiên diệt đàn chuột. Tuy nhiên, loài chuột có hệ thần kinh cao cấp khá phát triển nên chúng ngày càng tinh khôn, vì thế việc sử dụng các loại bẫy ngày càng kém hiệu quả. Biện pháp tiêu diệt được số lượng chuột nhiều nhất là sử dụng các loại mồi, bả chuột. Nhưng biện pháp này cũng ngày càng hạn chế do loài chuột rất cảnh giác và điều nguy hiểm hơn cả là biện pháp này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đôi khi còn gây tai hoạ cho người và vật nuôi. “Qua khảo sát, nghiên cứu và thử nghiệm, chúng tôi thấy trong các phương thức đấu tranh với loài chuột thì phương thức đấu tranh sinh học hiện nay được chúng ta quan tâm hàng đầu vì hiệu quả và ưu điểm của nó. Chó thực sự là khắc tinh số 1 của loài chuột, đặc biệt là chuột ngoài đồng. Thực tế nhiều chuyến diệt chuột ngoài đồng không mang lại hiệu quả, không diệt được tận gốc do chúng ta không xác định được vị trí ẩn nấp của chuột. Mà lũ chuột rất tinh khôn, có rất nhiều cách ngụy trang khiến con người khó có khả năng phát hiện được, do đó dẫn đến hiện tượng đào bới hang chuột bừa bãi, hiệu quả diệt chuột thấp, lại ảnh hưởng xấu đến công tác thuỷ lợi.
Các nhà khoa học đã tính rằng trong một năm, một con mèo có thể diệt được 100 con chuột, một con rắn có thể ăn từ 200 đến 300 con chuột. Còn dùng chó SBC, chúng tôi đã trực tiếp quan sát chỉ trong chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, một con chó với một người hỗ trợ đã bắt được hơn 20 con chuột. Như vậy có thể thấy khả năng SBC của chó cao hơn mèo, rắn rất nhiều. Thêm nữa, chó là loài động vật có hệ thần kinh cao cấp, thuộc loại tinh khôn nhất trong các loài vật. Năng lực đặc biệt của chó là thính giác, khứu giác nên huấn luyện chó để phát huy tốt năng lực thì chuột không thể đánh lừa hay trốn chạy, ngay cả khi chuột lặn dưới nước chó cũng dễ dàng bắt được. Việc sử dụng chó SBC còn có tác dụng bảo vệ tốt môi trường – vấn đề mà chúng ta đang quan tâm hàng đầu hiện nay” – Thạc Sĩ Nguyễn Văn Thanh, Phó giám đốc trung tâm cho biết:
Qua nghiên cứu của trung tâm, loài chó săn có khả năng SBC với hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, các giống chó săn nước ngoài có giá quá cao nên khó có khả năng nhân rộng đàn chó trong nhân dân. Do đó, việc huấn luyện chó nhà SBC là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Qua thử nghiệm, các giống chó nội dù ở vùng cao, trung du hay đồng bằng đều có khả năng trở thành chó SBC có hiệu quả nếu biết tuyển chọn và huấn luyện. Việc đầu tiên là tiến hành chọn chó. Nên chọn những con có ngoại hình cân đối, với các biểu hiện như đầu to, trán dô (biểu hiện về năng lực thần kinh), mũi ướt, cánh to, mõm ống, mép bẹ, tai dỏng và cánh tai dài, chân trước của chó phải to, thẳng, các ngón chân chụm đế giày (bàn chân quả quýt), chân sau phải có hình gọng vó ở phần kheo (có sức bật tốt), đuôi hình vòng khuyên (chỉ thiên), bụng phải thon, ngực phải nở, lông trên mình càng dày càng tốt. Chó cần có thể lực mạnh khoẻ, đặc biệt chú ý những con có phản xạ tìm hiểu (chẳng hạn như thích tìm hiểu các đồ vật, hiện tượng xung quanh) để sau này huấn luyện cho chó những phản xạ có điều kiện cần thiết.
Tiếp theo là quá trình huấn luyện chó. Đầu tiên là việc “làm thân” giữa chó và chủ. Việc này đòi hỏi người chủ phải hàng ngày chăm sóc chó như cho ăn, cho uống, vuốt ve, làm cho chó thật sự quen chủ, quấn quýt với chủ, tin cậy ở người chủ và chó sẽ không tỏ ra sợ hãi với bất cứ tác động ngoại lai nào khi chúng ở bên cạnh chủ. Sau đó cho chó làm quen với mùi hơi chuột, tạo cho chó sự ham thích mùi hơi chuột rồi cho chó tiến hành săn chuột ở những nơi có địa hình đơn giản. Việc huấn luyện chó phải tuân thủ các nguyên tắc: từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Chẳng hạn muốn cho chó xác định được mục tiêu là chuột ở dưới nước, ban đầu phải cho chó xác định vị trí của chuột ở trên cạn, tiếp tục cho chó tìm chuột ở vị trí gần nước, ngập nông trong nước, dần dần dìm sâu chuột xuống nước. Trên đây là quá trình huấn luyện ban đầu, mất khoảng một tuần.
Sau đó chó được huấn luyện ở mức độ chuyên sâu hơn. Có hai phương pháp huấn luyện chó trở thành chó săn chuột “chuyên nghiệp”. Phương pháp kết hợp phải dùng hai loại kích thích cùng lúc để tác động lên cơ thể chó, đó là kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện. Từ đó, chó sẽ đáp lại những kích thích đó bởi các phản xạ có điều kiện cần thiết. Chẳng hạn, huấn luyện chó động tác “ngửi”. Người huấn luyện hô khẩu lệnh “ngửi”, tay trái cầm cương chó, tay phải chỉ vào con chuột để kích thích phản xạ tìm hiểu ở chó. Chó tích cực ngửi, người huấn luyện vỗ về chó và khen chó “giỏi”. Như vậy khẩu lệnh “ngửi” là kích thích có điều kiện, con chuột là kích thích không điều kiện, con chó tích cực ngửi chuột sau khẩu lệnh là phản xạ có điều kiện đặt ra theo điều kiện ban đầu. Sau phản xạ “ngửi” cần huấn luyện chó phản xạ “tìm” cũng bằng phương pháp kết hợp. Phản xạ tìm này sẽ huấn luyện cho chó biết cách sục sạo ở các địa hình phức tạp khác nhau để phát hiện và SBC. Quá trình huấn luyện đó lặp đi lặp lại nhiều lần thì các phản xạ có điều kiện theo yêu cầu đặt ra được thiết lập ngày càng vững chắc. Chó sẽ có một năng lực tốt trong việc SBC. Phương pháp thứ hai là huấn luyện chó SBC bằng cách bắt chước. Đó là cách dùng những con chó đã SBC tốt làm trước và cho những con chưa biết SBC kiến tập và làm theo. Phương pháp này đòi hỏi người huấn luyện phải năng nổ, nhanh nhẹn, động tác phải dứt khoát và luôn luôn động viên chó trong quá trình tập luyện. Như vậy những con chó “tân binh” mới hưng phấn tiếp thu khoa mục, các phản xạ có điều kiện cần thiết mới nhanh chóng được thiết lập.
Thạc sĩ “Nguyễn Văn Thanh” cho biết: “Giá thành một con chó SBC từ tiền mua giống, chi phí thức ăn, đến chi phí huấn luyện chỉ vào khoảng 300 ngàn đồng. Như vậy có thể hoàn toàn nhân rộng đàn chó trong nhân dân để diệt chuột một cách có hiệu quả. Dùng chó SBC tạo cho người và chó có cảm giác được đi săn, gây được tâm lý hưng phấn nên hiệu quả làm việc rất cao. Một buổi sáng, một người kết hợp với một con chó có thể săn đến 100 con chuột”.
Muốn cho việc SBC đạt hiệu quả cao cần chuẩn bị một số dụng cụ để kết hợp với sự săn bắt của chó như thuổng, mai để đào cửa hang chính của chuột, vợt bằng loại lưới chắc, xô để múc nước đổ vào hang chuột, nùi rơm để hun những hang chuột ở xa nước. Bên cạnh đó, người săn chuột phải đưa chó đi ngược hướng gió. Như vậy, chó sẽ dễ dàng và nhanh chóng phát hiện được nguồn hơi cũng như nơi chuột ẩn náu. Cho chó đi trước chủ khoảng 10-15m để tiện hỗ trợ cho nhau là tốt nhất. Chú ý không để chó đuổi cắn trâu bò và các loại gia súc khác của nhân dân vì như vậy chó sẽ hình thành thói quen xấu và không tập trung cao độ vào việc SBC.
Nếu đi SBC bằng 1 đàn chó thì có thể áp dụng “chiến thuật bao vây” để đạt hiệu quả tốt. Cho chó vây thành vòng tròn, săn bắt từ ngoài vào đến tâm điểm. Hay có thể áp dụng chiến thuật “cuốn chiếu” bằng cách cho đàn chó dàn hàng ngang, săn hết diện tích này sang đến diện tích khác. /.
Tình cờ tìm lại được bài báo đã cắt ra lưu giữ khoảng 5 năm nay, hunglvq liền gõ ra định post lên chia sẻ với anh em. Ai dè gõ bằng code VNI, copy paste vào bài viết chỉ hiện ra chữ Campuchia không thôi. May mắn là có ông anh chỉ cho chức năng "đảo mã" của Unikey nên không phải lọ mọ gõ lại. Mừng rơn!
Đây là một dự án của nhà nước, chỉ thấy đề cập nhiều về chó cỏ. Tuy nhiên em thấy vẫn có thể áp dụng cho các giống chó khác. Các bác đọc nhé!
===============
Luyện chó nhà săn bắt chuột
Tác giả: Đỗ Hữu Khôi
Tạp chí Thế Giới Mới, số xuất bản vào khoảng năm '99 / 2000
“Người Việt Nam thông minh hơn người Nhật vì người Nhật mới chỉ biết dùng mèo để bắt chuột”. Đó là lời cuả một phóng viên đại diện Đài truyền hình Nhật Bản NDN nói với các cán bộ huấn luyện viên cuả Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ, thuộc Khoa chăn nuôi – thú y, trường Đại Học Nông nghiệp 1 Hà Nội, khi họ sang Việt Nam làm 1 phóng sự về cách huấn luyện chó săn bắt chuột (SBC)
Từ trước tới nay, bằng khả năng gieo rắc bệnh tật kinh hoàng, nhất là đặc tính phàm ăn khủng khiếp, loài chuột là mối hiểm họa đối với đời sống con người. Loài chuột có tốc độ sinh sản cao, khả năng thích nghi và sự tinh khôn hiếm có đã làm cho con người với nhiều vũ khí, phương tiện từ thô sơ đến hiện đại trong tay, mà nhiều khi vẫn cảm thấy bất lực. Mấy năm gần đây, ở nước ta, do nhiều nguyên nhân, loài chuột đã phát triển đến mức trở thành “quốc nạn”. Theo tổng kết công tác bảo vệ thực vật của bộ NN&PTNN, đến hết năm 1997, đã có 238.600 ha cây trồng bị chuột phá và có xu hướng gia tăng vào thời gian tiếp theo.
Nhân dân ta cũng có khá nhiều biện pháp diệt chuột phổ biến như sử dụng các loại thiên địch của chuột là mèo, rắn… Đây là biện pháp truyền thống có hiện quả và tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ môi trường. Nhưng thời gian gần đây, lượng mèo, rắn bị giảm số lượng một cách nhanh chóng nên không thể chỉ dựa vào chúng để giải quyết nạn chuột. Biện pháp sử dụng các loại bẫy cũng góp phần đáng kể trong việc tiên diệt đàn chuột. Tuy nhiên, loài chuột có hệ thần kinh cao cấp khá phát triển nên chúng ngày càng tinh khôn, vì thế việc sử dụng các loại bẫy ngày càng kém hiệu quả. Biện pháp tiêu diệt được số lượng chuột nhiều nhất là sử dụng các loại mồi, bả chuột. Nhưng biện pháp này cũng ngày càng hạn chế do loài chuột rất cảnh giác và điều nguy hiểm hơn cả là biện pháp này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đôi khi còn gây tai hoạ cho người và vật nuôi. “Qua khảo sát, nghiên cứu và thử nghiệm, chúng tôi thấy trong các phương thức đấu tranh với loài chuột thì phương thức đấu tranh sinh học hiện nay được chúng ta quan tâm hàng đầu vì hiệu quả và ưu điểm của nó. Chó thực sự là khắc tinh số 1 của loài chuột, đặc biệt là chuột ngoài đồng. Thực tế nhiều chuyến diệt chuột ngoài đồng không mang lại hiệu quả, không diệt được tận gốc do chúng ta không xác định được vị trí ẩn nấp của chuột. Mà lũ chuột rất tinh khôn, có rất nhiều cách ngụy trang khiến con người khó có khả năng phát hiện được, do đó dẫn đến hiện tượng đào bới hang chuột bừa bãi, hiệu quả diệt chuột thấp, lại ảnh hưởng xấu đến công tác thuỷ lợi.
Các nhà khoa học đã tính rằng trong một năm, một con mèo có thể diệt được 100 con chuột, một con rắn có thể ăn từ 200 đến 300 con chuột. Còn dùng chó SBC, chúng tôi đã trực tiếp quan sát chỉ trong chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, một con chó với một người hỗ trợ đã bắt được hơn 20 con chuột. Như vậy có thể thấy khả năng SBC của chó cao hơn mèo, rắn rất nhiều. Thêm nữa, chó là loài động vật có hệ thần kinh cao cấp, thuộc loại tinh khôn nhất trong các loài vật. Năng lực đặc biệt của chó là thính giác, khứu giác nên huấn luyện chó để phát huy tốt năng lực thì chuột không thể đánh lừa hay trốn chạy, ngay cả khi chuột lặn dưới nước chó cũng dễ dàng bắt được. Việc sử dụng chó SBC còn có tác dụng bảo vệ tốt môi trường – vấn đề mà chúng ta đang quan tâm hàng đầu hiện nay” – Thạc Sĩ Nguyễn Văn Thanh, Phó giám đốc trung tâm cho biết:
Qua nghiên cứu của trung tâm, loài chó săn có khả năng SBC với hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, các giống chó săn nước ngoài có giá quá cao nên khó có khả năng nhân rộng đàn chó trong nhân dân. Do đó, việc huấn luyện chó nhà SBC là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Qua thử nghiệm, các giống chó nội dù ở vùng cao, trung du hay đồng bằng đều có khả năng trở thành chó SBC có hiệu quả nếu biết tuyển chọn và huấn luyện. Việc đầu tiên là tiến hành chọn chó. Nên chọn những con có ngoại hình cân đối, với các biểu hiện như đầu to, trán dô (biểu hiện về năng lực thần kinh), mũi ướt, cánh to, mõm ống, mép bẹ, tai dỏng và cánh tai dài, chân trước của chó phải to, thẳng, các ngón chân chụm đế giày (bàn chân quả quýt), chân sau phải có hình gọng vó ở phần kheo (có sức bật tốt), đuôi hình vòng khuyên (chỉ thiên), bụng phải thon, ngực phải nở, lông trên mình càng dày càng tốt. Chó cần có thể lực mạnh khoẻ, đặc biệt chú ý những con có phản xạ tìm hiểu (chẳng hạn như thích tìm hiểu các đồ vật, hiện tượng xung quanh) để sau này huấn luyện cho chó những phản xạ có điều kiện cần thiết.
Tiếp theo là quá trình huấn luyện chó. Đầu tiên là việc “làm thân” giữa chó và chủ. Việc này đòi hỏi người chủ phải hàng ngày chăm sóc chó như cho ăn, cho uống, vuốt ve, làm cho chó thật sự quen chủ, quấn quýt với chủ, tin cậy ở người chủ và chó sẽ không tỏ ra sợ hãi với bất cứ tác động ngoại lai nào khi chúng ở bên cạnh chủ. Sau đó cho chó làm quen với mùi hơi chuột, tạo cho chó sự ham thích mùi hơi chuột rồi cho chó tiến hành săn chuột ở những nơi có địa hình đơn giản. Việc huấn luyện chó phải tuân thủ các nguyên tắc: từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Chẳng hạn muốn cho chó xác định được mục tiêu là chuột ở dưới nước, ban đầu phải cho chó xác định vị trí của chuột ở trên cạn, tiếp tục cho chó tìm chuột ở vị trí gần nước, ngập nông trong nước, dần dần dìm sâu chuột xuống nước. Trên đây là quá trình huấn luyện ban đầu, mất khoảng một tuần.
Sau đó chó được huấn luyện ở mức độ chuyên sâu hơn. Có hai phương pháp huấn luyện chó trở thành chó săn chuột “chuyên nghiệp”. Phương pháp kết hợp phải dùng hai loại kích thích cùng lúc để tác động lên cơ thể chó, đó là kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện. Từ đó, chó sẽ đáp lại những kích thích đó bởi các phản xạ có điều kiện cần thiết. Chẳng hạn, huấn luyện chó động tác “ngửi”. Người huấn luyện hô khẩu lệnh “ngửi”, tay trái cầm cương chó, tay phải chỉ vào con chuột để kích thích phản xạ tìm hiểu ở chó. Chó tích cực ngửi, người huấn luyện vỗ về chó và khen chó “giỏi”. Như vậy khẩu lệnh “ngửi” là kích thích có điều kiện, con chuột là kích thích không điều kiện, con chó tích cực ngửi chuột sau khẩu lệnh là phản xạ có điều kiện đặt ra theo điều kiện ban đầu. Sau phản xạ “ngửi” cần huấn luyện chó phản xạ “tìm” cũng bằng phương pháp kết hợp. Phản xạ tìm này sẽ huấn luyện cho chó biết cách sục sạo ở các địa hình phức tạp khác nhau để phát hiện và SBC. Quá trình huấn luyện đó lặp đi lặp lại nhiều lần thì các phản xạ có điều kiện theo yêu cầu đặt ra được thiết lập ngày càng vững chắc. Chó sẽ có một năng lực tốt trong việc SBC. Phương pháp thứ hai là huấn luyện chó SBC bằng cách bắt chước. Đó là cách dùng những con chó đã SBC tốt làm trước và cho những con chưa biết SBC kiến tập và làm theo. Phương pháp này đòi hỏi người huấn luyện phải năng nổ, nhanh nhẹn, động tác phải dứt khoát và luôn luôn động viên chó trong quá trình tập luyện. Như vậy những con chó “tân binh” mới hưng phấn tiếp thu khoa mục, các phản xạ có điều kiện cần thiết mới nhanh chóng được thiết lập.
Thạc sĩ “Nguyễn Văn Thanh” cho biết: “Giá thành một con chó SBC từ tiền mua giống, chi phí thức ăn, đến chi phí huấn luyện chỉ vào khoảng 300 ngàn đồng. Như vậy có thể hoàn toàn nhân rộng đàn chó trong nhân dân để diệt chuột một cách có hiệu quả. Dùng chó SBC tạo cho người và chó có cảm giác được đi săn, gây được tâm lý hưng phấn nên hiệu quả làm việc rất cao. Một buổi sáng, một người kết hợp với một con chó có thể săn đến 100 con chuột”.
Muốn cho việc SBC đạt hiệu quả cao cần chuẩn bị một số dụng cụ để kết hợp với sự săn bắt của chó như thuổng, mai để đào cửa hang chính của chuột, vợt bằng loại lưới chắc, xô để múc nước đổ vào hang chuột, nùi rơm để hun những hang chuột ở xa nước. Bên cạnh đó, người săn chuột phải đưa chó đi ngược hướng gió. Như vậy, chó sẽ dễ dàng và nhanh chóng phát hiện được nguồn hơi cũng như nơi chuột ẩn náu. Cho chó đi trước chủ khoảng 10-15m để tiện hỗ trợ cho nhau là tốt nhất. Chú ý không để chó đuổi cắn trâu bò và các loại gia súc khác của nhân dân vì như vậy chó sẽ hình thành thói quen xấu và không tập trung cao độ vào việc SBC.
Nếu đi SBC bằng 1 đàn chó thì có thể áp dụng “chiến thuật bao vây” để đạt hiệu quả tốt. Cho chó vây thành vòng tròn, săn bắt từ ngoài vào đến tâm điểm. Hay có thể áp dụng chiến thuật “cuốn chiếu” bằng cách cho đàn chó dàn hàng ngang, săn hết diện tích này sang đến diện tích khác. /.