• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Căn Cứ Bồ Câu Thịt Miền Bắc

bocauthit

New Member
Mở căn cứ đã.Mình vừa làm một bài giới thiệu nhưng không post lên được.Quên không lưu lại nên bị mất luôn rồi.Giờ làm lại nản quá.Thôi để lúc khác mình làm nhé.Rất vui được làm quen với tất cả các bạn yêu chim bồ câu(vì lí do gì cũng được)Có gì nhờ mọi người giúp đỡ.Mình ở Thành Phố Bắc Ninh,cách Hà Nội 40 cây số.:D.Mình đã theo dõi diễn đàn từ rất lâu rồi,nhưng ở miền bắc mình không tim thấy giống chim bồ câu bay.Mình nuôi tạm một dôi chim ta.Các bạn xem hộ mình có phải một đôi trống mái không nhé,và con nào là con trống,con nào là con mái.Cám ơn các bạn rất nhiều!
Đây là hình con thứ nhất


Đây là con thứ hai


Và đây là cả hai con


Tiện thể nhờ các bạn chỉ mình cách post hinh đầy đủ luôn nhé.Để mình sửa,đỡ mất công các bạn phải kích chuột vào cái hình bé xíu.
 
Chào mừng bocauthit đến với diễn đàn yêu bồ câu :nailbitting::thingking:, mong rằng bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báo từ diễn đàn, cũng như chia sẻ với mọi người những kinh nghiệm mà bạn có, các anh ở đây rất nhiệt tình>:D<, hãy tận dụng mọi khả năng "05 giác quan" để "moi móc" học hỏi hết kinh nghiệm của các anh ấy nhé:D. Chúc bạn vui.:wel:
 

thang_Q5

Active Member
Chừng nào vô TPHCM thì liên hệ chấn PG thì chấn sẽ tặng bạn 5>10 đôi :whew:về nuôi làm giống luôn nha :D ai chứ chấn giàu tình cảm lắm ai ở xa xin là chấn sẵn sàn cho àh :rolling eyes::rolling eyes::rolling eyes:
 

thipham

Member
chào mừng bồ câu thịt đến với câu lạc bộ, bạn cho mình số điện thoại đi,vài tháng nữa mình có việc phải ra hà nội, minh sẽ đem ra tặng bạn 2 đôi bồ câu để bạn gầy đàn bồ câu thịt hihihi , nói vui thôi, để bạn có vài em đua cho miền quê mình biết đến bồ câu đua là như thế nào
 

bocauthit

New Member
Chim bồ câu và vị thuốc cáp điểu

Chim bồ câu (Columba livia domestica Gmelin) thuộc họ Bồ câu (Columbidae), tên khác là bồ câu nhà, chim câu, là loài chim nuôi rộng rãi khắp các châu lục. Có nhiều giống rất khác nhau về kích thước và màu sắc, được phân chia thành 4 nhóm như bồ câu đưa thư, bồ câu bay lượn, bồ câu cảnh và bồ câu thịt. Trong đó, chỉ có bồ câu thịt được dùng phổ biến làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh.

Trong y học cổ truyền, chim bồ câu được dùng với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết) và phân chim (cáp điểu phẩn). Trong một số trường hợp, trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng. Tuệ Tĩnh còn nêu tên khác của chim bồ câu là gia cưu hay phi nô và làm thuốc dùng thứ lông trắng thì tốt.

- Thịt chim: Chứa 22,14% protid, 1% lipid và các muối khoáng, có vị mặn, tính bình, hơi ấm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hóa. Thịt chim rất thích hợp với thể trạng người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em dưới dạng nấu cháo rồi ăn nóng. Người uống được rượu, hằng ngày ăn thịt chim tẩm rượu, nướng vàng cũng rất tốt.

Để chữa chứng liệt dương, thiếu máu, hoa mắt hay choáng váng, lấy chim bồ câu non 1 con và chim sẻ 5 con, làm thịt, bỏ lòng ruột, cắt nhỏ, sấy khô giòn, tán bột mịn; đỗ trọng 120g sao tồn tính, tán nhỏ cùng với muối rang 4g. Trộn đều các bột, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống hai lần, mỗi lần 15 viên với nước ấm (thuốc bổ thận tráng dương).

Thịt chim bồ câu tần với yến sào, đỗ xanh, nếp vàng, mộc nhĩ hoặc nấm hương, gia vị lại là thức ăn ngon, vị thuốc bổ, rất tốt cho mọi lứa tuổi.

- Tiết chim: Chứa nhiều chất đạm, chất sắt, huyết sắc tố, có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng giải độc, điều kinh. Để chữa kinh nguyệt không đều, kinh bế lâu ngày không thông, lấy tiết chim trộn với bột xơ mướp đốt tồn tính làm thành bánh, phơi khô; khi dùng, tán nhỏ, ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói.

Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta dùng chim bồ câu cùng với những dược liệu khác dưới dạng món ăn – vị thuốc khá phổ biến để bổ tỳ, tăng cường khí huyết, nhất là cho người mới ốm dậy. Cách làm: Chim bồ câu non 1 con, làm thịt, bỏ ruột, chặt nhỏ; hoàng kỳ 30g, câu kỷ tử 30g, phơi khô, thái nhỏ, trộn đều, thêm nước, hấp cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị, rồi ăn cái, uống nước. Cứ 3 ngày ăn một lần. Dùng 3-5 lần. Đễ chữa đái tháo đường, lấy thịt bồ câu 1 con nấu chín với mộc nhĩ trắng 15g hoặc hoài sơn 30g và ngọc trúc 20g. Ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày. Trứng chim bồ câu có vị ngọt, chua, mặn, tính bình, có tac dụng ích khí, giải độc.
:)]
 

bocauthit

New Member
Mắt Chim Bồ Câu

Mắt Chim Bồ Câu



--------------------------------------------------------------------------------

Bà nội Ấn nuôi chim bồ câu lâu năm khéo tay lắm, nên viết về chim bồ câu thì Ấn có thể viết một mạch cả chục trang giấy học trò không ngưng nghỉ.

Bà nuôi tài nhất xóm như thế này: Bấy giờ cả xóm Ấn ở, bao nhiêu người thích nuôi chim bồ câu, người ta ganh tài với bà nội Ấn cũng có phần đúng, và để có cái hứng cho người ta mua chim bồ câu về nuôi.

Tốn kém lắm, vì "thóc ở đâu, bồ câu ở đó". Nhà nào nhà nấy mua thóc về, rồi mua chim về.

Nhưng chim ở chả được mấy ngày thì chim bồ câu không trở về nữa. Dân chúng chung quanh rình rập, tìm ra được là chim của họ đang ở nhà bà nội Ấn.

Họ vu oan cho bà Ấn là "bắt cóc chim" của họ. Bà Ấn nghe được tiếng đồn thổi như thế. Bà bắn tiếng cho những ai mất chim và nhận ra được là chim của họ đang ở nhà bà thì cứ đến bắt đem về. Bà bảo:

"Tối hãy đến bắt chim mang về, vì ban ngày không thể rượt chúng được vì chúng thấy đường, chúng bay mất"

Tối đến nhiều người hàng xóm qua nhà bà nội Ấn để đòi chim. Bà Ấn cứ để họ tự nhiên bắt. Bà chẳng cần phải canh chừng xem họ có lấy lộn chim của bà không. Có mấy người khác thật thà hỏi bà Ấn tại sao không kiểm soát.

Bà bảo: " Chim của tôi, chúng nó biết nhà tôi."

Bà chỉ sợ họ đem về rồi ăn thịt mất thôi, chứ không, thế nào nó cũng trở về nhà bà. Ðặc tính này mà người ta dùng chim bồ câu để mang thư.

Trong thế chiến, người ta dùng chim bồ câu để đưa thư từ Pháp về London. Người ta nghiên cứu làm sao chim bồ câu bay qua biển đường dài như vậy ? Rồi người ta khám phá ra là chim bồ câu có nghỉ cánh, đôi khi chỉ đậu lên một vật gì đó nổi trên mặt biển là bồ câu có thể đứng đó nghỉ một chút được rồi.

Người ta thì nưng niu chiều chuộng để chim bồ câu ở lại nhà họ. Trong khi đó thì bà chẳng màng chăm xóc. "Sống chết mặc bay" thế mà có con nào rời khỏi bà đâu, mà chúng còn "rủ rê" các con khác đến nữa. Ðàn chim bồ câu của bà mỗi ngày mỗi đông.

Chồng của bà là con cây một cành nhưng sao con cháu bà đông qúa thế không biết.

Bà thường nói: "Ðất lành chim đậu, Duyên nợ cũng thế"


Ấn thường hay đi kiểm soát chim với bà buổi tối. Bà cho Ấn nhiều bí quyết thực tế: "Nhân sao vật vậy".
Cháu "*** tôn" (đích tôn) của bà mà.
Bà chỉ cần giảng dậy cho Ấn về chim bồ câu của bà là Ấn hiểu bài rồi, không cần diễn nghĩa.

Bà cho Ấn bài học về chim bồ câu không cô đơn. Ghép đôi chúng rất khó để cho chúng sinh sản. Nhưng khi nó đã dính thì hơn keo dính hồ.

Muốn "ghép đôi" chúng, ban ngày phải xem xét trước, con nào hay "đi" với con nào. Ði đây đừng tưởng là chúng sẽ tự nhiên thành đôi với nhau đâu ! nếu không "ghép đôi" chúng.

Dọn sẵn cho chúng một lỗ chuồng thật sạch sẽ, tối đến bắt hai con vào một lỗ chuồng rồi lấy viên gạch xây nhà bịt lỗ chuồng lại không cho chúng ra nữa và làm sao trong đó càng tối càng tốt.
Không cho ăn vài ngày, chỉ cho uống thôi, rồi lại cho ăn, rồi lại cho nhịn ăn. cứ thế kéo dài cả tháng 30 ngày. Bà bảo thế mới đủ "Chu kỳ kinh nghiệm".
Ấn có nhiều thắc mắc của tuổi dậy thì. Bà ôn tồn bảo rằng cháu cứ nhớ thế và làm thế. Chứ còn cắt nghĩa thì dài dòng lắm bà cũng không đủ chữ để mà nói. Bà lấy một ví dụ:
"Cháu ăn, thấy dễ hơn hay là học một bài người ta ăn uống, rồi tiêu hóa ra sao ?"
Ấn phục cách bà lập luận quá. Khi vào tuổi "yêu" cứ thế mà "yêu... khờ":

"Anh khờ khạo lắm ngu ngơ qúa.
"Chỉ biết yêu thôi chả biết gì.


Và khi một trong hai của một cặp chết rồi, thì không bao giờ bà có thể "ép duyên" chúng được nữa. Chỉ còn nước làm món ăn

Chim bồ câu thì bà không bao giờ cắt tiết, nhưng lại bóp cổ cho nó chết. chỉ vài phút thôi. Người nào không biết làm thịt xúc vật thì thấy thương "nước mắt cá sấu" cho con chim bị nghẹt thở chết. Vật lông chim bồ câu cũng giản dị, không cần nước nóng như cạo lông gà vịt.
Lấy ruột ra thế là thịt chim sẵn sàng để hấp.

Món này, thì qúi hoá lắm, vì bà có thuốc bắc để "tiềm" chưng cách thủy với thịt chim bồ câu.
Ấn chẳng được ăn bao giờ, vì một con chim bồ câu thì chỉ cho một tô nhỏ thịt và nước tiềm.
Nếu có hỏi bà tại sao Ấn và các trẻ em không được ăn. Bà lại đem luân lý giáo khoa thư ra giảng dạy:

"Cháu đừng dài dòng hỏi tại sao. Người lớn mới được ăn".

Thế là Ấn cứ ước ao được "lớn" để được "yêu" và được ăn thịt bồ câu tiềm.
Ấn khám phá ra bài học để dụ chim bồ câu hàng xóm. chẳng có gì khó cả,

Chim bồ câu thích sạch là một,
Thích chuồng đẹp là hai,
Thóc là ba,
Hạt dưa hấu là bốn

Ðược những đặc tính này thì chim bồ câu mê chủ như người nghiện điếu thuốc lào. Dù đã chôn điếu xuống, thề đi thề lại: là sẽ không bao giờ, thế này thế nọ. Nhưng được mấy ngày ? đâu lại như cũ.

Thảo nào cứ lâu lâu Ấn phải sơn lại chuồng chim bồ câu. Lỗ chim bồ câu cắt vòng tròn thì cũng phải viền cho nó mầu xanh đậm. còn các chỗ khác thì phải màu trắng.
Nó lại thích tắm, cứ thùng phi nước nào, buổi sáng Ấn múc nước đầy vào, thì chúng đứng chung quanh tắm, rồi soi mặt qua mặt nước. Có những nơi bà còn để gương cho chúng soi nữa. Nhưng nó không ích kỷ giữ sắc đẹp riêng cho mình như công chúa Narcissism, cô soi mình qua ánh nước rồi cô ôm chầm lấy sắc đẹp của cô phản ảnh trong ánh nước rồi chết chìm.

Chim bồ câu có con mắt tròn lồi nổi lên. A` , không còn là hột nhãn nữa. Không biết tại sao Ấn lại tả như lòng đỏ trứng để trên đĩa. chỉ khác mầu thôi.
Phải hỏi Ca, xem Ca có từ nào tả mắt chim bồ câu không.
Dĩ nhiên là mắt chim bồ câu thì đẹp rồi. Nhưng có một nghĩa bóng là "bồ câu biết nhìn đẹp"

Lan Anh 08:40 am 08 June 2001
 

bocauthit

New Member
Chào các bạn tienthanh263,bạn ChấnPG, bạn Thắng quận 5, bạn thipham,ban tonypham, và các bạn đã rẽ qua đây.Hai bài trên mình đã đọc từ lâu trên mạng,mình cảm thấy rất hay nên post lên đây để cùng chia sẻ với các bạn yêu chim bồ câu.Các bạn nhớ phát biểu cảm tưởng nhé.Và làm ơn nói hộ mình đôi chim bồ câu của mình có phải một đôi trống mái không nhé.Các bạn đừng phân biệt chủng tộc tội nghiệp lũ chim của mình nhé!!!
 
Bài báo về bà Ấn này hình như có đâu đó trong diễn đàn thì phải.

Chúc mừng đã tham gia diễn đàn vietpet. Khi nào có dịp vào nam thì alo anh em nha, anh em sẽ tặng vài con đem về bắc vừa nuôi thịt vừa nuôi thả bay, gầy bầy đàn cho đồng đội miền bắc nuôi chơi cho vui. Ngoài HN hay HP cũng có mấy thành viên của vietpet đó bạn, (Chưa biết tuổi nên kêu bạn đại cho rồi), có gì thì giao lưu học hỏi làm quen với nhau cho vui.
 
chào bạn bocauthit nhìn hình thì khó phân biệt thiệt vả lại là chim tơ nữa theo mình thì là 1 đôi trống mái khả năng con xám 2 vạch là mái còn em kia là trống hii
 

bocauthit

New Member
Cám ơn bạn

Chào bạn Dương nhé ,bài báo này mình hay nên post lại thôi,lục tìm trong diễn đàn cũng không thấy nhưng nói chung là mình sưu tầm đọc lai cho vui thôi.Nếu rảnh các bạn rẽ qua đây nhé http://vn.myblog.yahoo.com/verry-good đây là blog của mình,lập hẳn một blog có tên bồ câu.Nói chung ở Hà Nội có bạn Piegon phải không?Dạo này mình để ý thấy hình như bạn ấy không post bài nữa.Không biết còn nuôi bồ câu không nữa.Để hôm nào mình qua Long Biên sẽ ghé vào hỏi nhé.
 
Ngoài HN còn có Cường và một thành viên gì nữa ấy, không biết tên. Ngoài đó họ cũng bận việc thì phải nên ít post bài lắm.
 

le quan8

Member
Chừng nào vô TPHCM thì liên hệ chấn PG thì chấn sẽ tặng bạn 5>10 đôi :whew:về nuôi làm giống luôn nha :D ai chứ chấn giàu tình cảm lắm ai ở xa xin là chấn sẵn sàn cho àh :rolling eyes::rolling eyes::rolling eyes:
thang_Q5 nhiều chim quá tại sao không tặng? Mà kêu chấn PG tặng vậy anh bạn?
 

bocauthit

New Member
Các bạn miền nam thật tốt bụng và hay đùa quá.Như thế cũng vui nhỉ.Nếu có điều kiện mình sẽ ghé thăm từng bạn một.Uống cafe là sở thích của mình đó.Đợt vừa rồi mình vào Đaklal hôm nào cũng đi uống cafe một mình buồn ghê ghớm.Mình không cần quà tặng đâu.Nếu gặp nhau mà đúng là các bạn có sở thích nuôi bồ câu là mình rất vui rồi.Người ta gọi đó là bạn tri kỉ đó.Mình còn nhiều sở thích khác nữa,hi vọng được tham gia diễn đàn để được làm quen với tất cả các bạn.Thân!
 

thipham

Member
tớ cũng là dân hà nội chính gốc đây, nhưng vô nam sống lâu rồi, nếu có cơ hội cậu vào nam thì đừng quên phone cho tớ nhé, tớ sẽ cùng vài anh em trong dđ thiết cậu một chầu bia ra chò đấy, đây cũng là một trong những sở thích của anh em tớ khi ngồi lại trao đổi với nhau về kinh nghiệm. đt của tớ 0902511515, tớ tên chương, vào nam thì cứ điện cho tớ nhé
 

bocauthit

New Member
Chào bạn Chương,tớ chỉ ở gần Hà Nội thôi,tớ quê Bắc Ninh mà.Nếu có cơ hội vào đó nhất định tớ sẽ phone cho cậu.Hai hôm nữa tớ bắt thêm một đôi bồ câu Pháp lai Mĩ nữa.Dạo này tớ cho bồ câu ăn toàn cơm thừa không biết có tốt không.Hôm trước tớ ngủ dậy muộn,lũ chim ăn hết cả một vốc muối tớ để sắn ở đó.Lại ăn hết cục xỉ than tớ để cho đỡ bẩn nữa.Lũ chim nhà cậu có thế không.Và cậu ở Hà Nội đoạn nào vậy?Rất vui được làm quen với cậu.Nếu rảnh thì cậu rẽ qua blog của tớ chơi nhé.http://vn.myblog.yahoo.com/verry-good
 

Chấn PG

Member
Nghe bạn nói vậy là chim của bạn thiếu chất rồi, ra đường lấy 1 bao đất (có đất đỏ cũng ok) rồi trộn thêm cát xây dựng + muối làm khoáng cho chim ăn nha bạn :). Hoặc cho chim ăn thêm rau như mấy bác ở Trung Quốc cho ăn đó :D.
 

bocauthit

New Member
Chiều nay tớ lên xem thấy 2 chú bồ câu đã biết gù gù thay vì kêu chíp chíp như mọi hôm.Tuổi của đôi chim nhà tớ chưa đầy 2 tháng.Đây có phải chuyện lạ không các bạn.Bạn ChấnPG à,tớ đã xúc một xô cát xây dựng để sẵn trên đó rồi.Bọn chim nhà tớ định làm tổ luôn ở đó.Trông 2 chú nằm trong chậu cây kiểng đầy cát thật dễ thương.Có phải bọn chúng sắp đẻ không nhỉ?
 
Chiều nay tớ lên xem thấy 2 chú bồ câu đã biết gù gù thay vì kêu chíp chíp như mọi hôm.Tuổi của đôi chim nhà tớ chưa đầy 2 tháng.Đây có phải chuyện lạ không các bạn.Bạn ChấnPG à,tớ đã xúc một xô cát xây dựng để sẵn trên đó rồi.Bọn chim nhà tớ định làm tổ luôn ở đó.Trông 2 chú nằm trong chậu cây kiểng đầy cát thật dễ thương.Có phải bọn chúng sắp đẻ không nhỉ?
Gù gù là biểu hiện của chim bắt đầu hết tuổi nhi đồng. Người ta thường xem thay lông cánh để biết chim sắp đẻ hay chưa. Khi xoè cánh ra thì lông lớn ngọn lông có hai hướng đi ra và đi vào, nhóm lông hướng đi ra là 10 cọng, cũng có con 9 hoặc 11 cọng. Chi thay từ giữa thay ra, thay gần hết thì có con đã đẻ. Bình quân 15 ngày một cọng lông rụng, và đến hơn 5 tháng hoặc sang tháng thứ 6 chim mới đẻ. Chim gù từ tháng thứ 2 là chuyện bình thường, còn nằm vào ổ cát là biểu hiện chim nằm nghỉ ngơi chứ không phải là xoáy ổ đâu bạn ơi.

Nuôi chim ai cũng muốn chim mau đẻ, nhưng mong là một chuyện còn đẻ thì phải đến tuổi mới đẻ chứ. Chẳng ai nuôi chim mà 2 tháng đã đòi đẻ đâu ;;). Mà có đẻ thì chim đó cũng không nên nuôi.
 
Top