• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Dog Breeder

Neapolitan thân mến!

Thế là Vietpet đã có được một chuyên gia cỡ Quốc tế về nhân giống chó và các thủ tục, giấy tờ để công nhận một giống chó đẳng cấp. Anh em hào hứng đọc và biết thêm nhiều thông tin về Dog Breeders, mối quan hệ giữa các Hiệp hội chó giống...

Nhân đây, xin được hỏi đôi chút về Các bước quản lý giống chó:

1. Từ việc công nhận cha, mẹ.

2. Xác nhận phối giống, quản lý và lập hồ sơ của đàn con được sinh ra.

3. Khi lớn lên : thẩm định chất lượng nuôi dưỡng ra sao để cuối cùng có một con chó " chính thống", có phả hệ được AKC công nhận.

Tuy Việt nam ta tất cả chỉ là bắt đầu, nhưng các hiểu biết quan trọng trong topic này cũng là mong muốn của những người nuôi chó về một Hiệp Hội Chó Giống Việt nam đẳng cấp chuyên nghiệp, uy tín sau này.

Thanks.
1-Theo em được biết,ở bên Đức những con chó bố mẹ muốn được công nhận để sinh sản thì phải qua một đợt sát hạch mà tiếng đức gọi là Ankörung. Khi một con chó đi làm Ankörung thì nó phải thứ nhất đạt tiêu chuẩn về HD và ED, sau đó người chấm điểm (Körmeỉste) sẽ xét con chó các tiêu chuẩn về kích thước, vóc dáng, chất lông,răng, cơ quan sinh dục, sự vận động (quan sát các bước đi, chạy, nhảy, phải đủ sức chạy theo xe đạp 20 km), các bài tập về BH (Begleithund) giống như điều lệnh đội ngũ của bộ đội, các bài tập về FH (Fährtehund) tức là ngửi hơi tìm theo dấu vết, các bài tập về SchH (Schutzhund) có nghĩa là các bài tập về cắn, tấn công v.v.

Khi đã đạt được các bài kiểm tra trên thì con chó sẽ được cấp một giấy chứng nhận gọi là Körschein. Ankörung có Kkl1-2-3, tốt nhất là Kkl1, từ loại 2 trở đi là không tốt, con chó bị một hay nhiều lỗi nào đó. Những con đạt loại 1 sẽ được cho sinh sản. Ankörung lần thứ nhất thường có giá trị trong 2 năm, khi ấy con chó ít ra cũng đã 2 tuổi vì phải học rất nhiều. Sau 2 năm chủ nuôi phải cho đi sát hạch 1 lần nữa để đạt mức LBZ (Lebzeit) có nghĩa là trọn đời. Thông thường thì lúc này con chó đã 4 tuổi.

2-Sau khi con chó được angekört (sát hạch xong) nếu chó đực thì chủ nuôi phải đăng ý với hiệp hội để lấy mẫu Deckschein (Giấy chứng nhận phối-có giá trị như hoá đơn đỏ ở ta) mỗi khi cho phối với con cái nào thì điền những thông tin về cả 2 con chó cũng như chủ nuôi. Giấy này sẽ gửi cho hiệp hội làm cơ sở cho việc cấp giấy chứng nhận cho đàn con sau này. Nếu chó cái thì chủ nuôi phải đăng ký sinh sản cho con chó mẹ. Hiệp hội sẽ cấp cho mỗi con chó bố mẹ một mức độ đánh giá về chất lượng gọi là Zuchtwert (ZW). Mức độ này sẽ thay đổi hàng năm, nếu trong năm qua có thêm một con là con của chúng đoạt giải cao trong các cuộc tranh tài thì giá trị của bố mẹ sẽ được nâng lên,ngược lại con của chúng có con nào bị lỗi ví dụ như lỗi về HD-ED thì giá trị của chúng lại bị tụt xuống. Vì vậy khi đi mua chó con người ta rất chú ý đến điểm ZW của bố mẹ. Khi chó con được sinh ra chủ nuôi phải báo cho hiệp hội về tình hình của lứa chó con (mấy con,đực cái,sống bao nhiêu chết bao nhiêu) bằng văn bản.

Khi chó con được 4-6 tuần tuổi hiệp hội sẽ cử người đến xăm tai,chủ nuôi phải đặt tên cho từng con + số xăm tai gửi về hiệp hội để làm giấy.

3-Kể từ lúc này tất cả chó con đều đã được hiệp hội công nhận. Tất cả những con chó con đều có xuất phát điểm như nhau và người chủ nuôi có thể bán đi hay giữ lại tuỳ ý. Từ nay,để trở thành một con chó "chính thống" như anh nói hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ nuôi dạy của người chủ, và nó có "thành đạt" hay không thì tất nhiên nó lại phải vượt qua các kỳ thi tuyển! (Em định chèn vào mấy tấm ảnh về Deckschein và Körschein mà không hiểu sao không được)
 

Neapolitan

Active Member
1-Theo em được biết,ở bên Đức những con chó bố mẹ muốn được công nhận để sinh sản thì phải qua một đợt sát hạch mà tiếng đức gọi là Ankörung.Khi một con chó đi làm Ankörung thì nó phải thứ nhất đạt tiêu chuẩn về HD và ED,sau đó người chấm điểm (Körmeỉste) sẽ xét con chó các tiêu chuẩn về kích thước,vóc dáng,chất lông,răng,cơ quan sinh dục,sự vận động (quan sát các bước đi,chạy,nhảy,phải đủ sức chạy theo xe đạp 20 km),các bài tập về BH (Begleithund) giống như điều lệnh đội ngũ của bộ đội,các bài tập về FH (Fährtehund) tức là ngửi hơi tìm theo dấu vết,các bài tập về SchH (Schutzhund) có nghĩa là các bài tập về cắn,tấn công v.v. Khi đã đạt được các bài kiểm tra trên thì con chó sẽ được cấp một giấy chứng nhận gọi là Körschein. Ankörung có Kkl1-2-3,tốt nhất là Kkl1,từ loại 2 trở đi là không tốt,con chó bị một hay nhiều lỗi nào đó.Những con đạt loại 1 sẽ được cho sinh sản.Ankörung lần thứ nhất thường có giá trị trong 2 năm,khi ấy con chó ít ra cũng đã 2 tuổi vì phải học rất nhiều.Sau 2 năm chủ nuôi phải cho đi sát hạch 1 lần nữa để đạt mức LBZ (Lebzeit) có nghĩa là trọn đời.Thông thường thì lúc này con chó đã 4 tuổi.
2-Sau khi con chó được angekört (sát hạch xong) nếu chó đực thì chủ nuôi phải đăng ý với hiệp hội để lấy mẫu Deckschein (Giấy chứng nhận phối-có giá trị như hoá đơn đỏ ở ta) mỗi khi cho phối với con cái nào thì điền những thông tin về cả 2 con chó cũng như chủ nuôi.Giấy này sẽ gửi cho hiệp hội làm cơ sở cho việc cấp giấy chứng nhận cho đàn con sau này.Nếu chó cái thì chủ nuôi phải đăng ký sinh sản cho con chó mẹ.Hiệp hội sẽ cấp cho mỗi con chó bố mẹ một mức độ đánh giá về chất lượng gọi là Zuchtwert (ZW).Mức độ này sẽ thay đổi hàng năm,nếu trong năm qua có thêm một con là con của chúng đoạt giải cao trong các cuộc tranh tài thì giá trị của bố mẹ sẽ được nâng lên,ngược lại con của chúng có con nào bị lỗi ví dụ như lỗi về HD-ED thì giá trị của chúng lại bị tụt xuống.Vì vậy khi đi mua chó con người ta rất chú ý đến điểm ZW của bố mẹ.Khi chó con được sinh ra chủ nuôi phải báo cho hiệp hội về tình hình của lứa chó con(mấy con,đực cái,sống bao nhiêu chết bao nhiêu) bằng văn bản.Khi chó con được 4-6 tuần tuổi hiệp hội sẽ cử người đến xăm tai,chủ nuôi phải đặt tên cho từng con + số xăm tai gửi về hiệp hội để làm giấy.
3-Kể từ lúc này tất cả chó con đều đã được hiệp hội công nhận.Tất cả những con chó con đều có xuất phát điểm như nhau và người chủ nuôi có thể bán đi hay giữ lại tuỳ ý.Từ nay,để trở thành một con chó "chính thống" như anh nói hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ nuôi dạy của người chủ,và nó có "thành đạt" hay không thì tất nhiên nó lại phải vượt qua các kỳ thi tuyển!
Chắc bạn nói về GSD phải không ? chứ mấy loại chó khác thì làm sao kiểm tra kiểu đó được . Còn những người chỉ muốn chó của họ thi ở conformation show thôi, họ không thích chó của họ học schutzhund thì sao ? Tôi quen nhiều Neo breeders ở Italy nhưng đâu bao giờ nghe nói kiểm tra kiểu đó .
 
Chắc bạn nói về GSD phải không ? chứ mấy loại chó khác thì làm sao kiểm tra kiểu đó được . Còn những người chỉ muốn chó của họ thi ở conformation show thôi, họ không thích chó của họ học schutzhund thì sao ? Tôi quen nhiều Neo breeders ở Italy nhưng đâu bao giờ nghe nói kiểm tra kiểu đó .
Em quên mất,em đang nói về GSD,anh thông cảm em chỉ quan tâm đến dòng này,các dòng khác em ....mù tịt chẳng biết gì !!!
 

Neapolitan

Active Member
Để tiếp tục góp vui với các bạn trong chủ đề này, tôi xin được nói tới 1 vài khía cạnh nhân giống chó, để ta phân biệt ai là 1 breeder tốt . Các bạn hãy coi đây như là 1 cuộc nói chuyện trà dư tửu hậu, nói dóc với nhau ở quán nhậu, tại vì tôi chỉ viết theo nhận xét và kinh nghiệm cá nhân, có thể đúng, có thể sai .

Theo tôi thì nhân giống ra được 1 con chó đẹp thì người breeder cần có những điều sau: kiến thức + kinh nghiệm + may mắn + năng khiếu trời cho . Trong 4 cái này thì đã có 3 cái không có sách vỡ nào dạy mình rồi . Khi nhân giống chó phải hiểu nguyên tắc 1 + 1 không phải lúc nào cũng =2, không có nghĩa là cứ phối 2 con đẹp nhất thì sẽ cho ra chó con đẹp, điều này còn tuỳ vào sự di truyền của chó cha, chó mẹ, gene tốt của nó trội hay gene xấu trội, có khi con chó chỉ trội ỏ8 1 phần nào đó, như con của nó chỉ giống cái đầu thôi ...... và khi đi với con cái này thì trội phần này, đi với con khác thì trội phần khác, có khi đi cùng 1 con cái nhưng 2 bầy con ra khác nhau . Vì vậy người breeder cần vào trực giác rất nhiều, hơn nhau là ở chổ trời cho này .

Vì vậy bạn sẽ không lạ khi nghe 1 breeder có 1 con chó đẹp trong nhà nhưng không lấy giống mà lặn lội đường xa để lấy giống phải trả tiền 1 con chó rất bình thường . Đây là những breeder đang co 1 chương trình chấn chỉnh giòng chó (blood line) của mình, chứ nếu muốn đẻ chó con kiếm tiền thì lấy giống đại với con đẹp cho có tiếng rồi bán quách hêt chó con đi kiếm tiền .

Blood line là giòng gia phả của 1 trại chó nào đó, những breeder chú trọng tới giòng chó của mình thường tiếp nối những con chó nhiều đời trong trại của mình đề tạo ra 1 blood line của trại mình, làm vậy chó của trại mình mới có những nét khá đặc biệt, và quan trọng là mình hiểu được sức khoẻ và tính di truyền của từng con chó từ ơng cụ, ông cố ..... cho tới chó con mới đẻ ra .

Các bạn để ý sẽ thấy 1 con chó nổi tiếng nào thì chỉ duy trì những đặc trưng của nó 1 vài thế hệ thôi, sau đó thì có 1 con chó thuộc giòng khác nổi lên, đây là nhờ sự cải thiện giòng chó của 1 số breeder qua 1 thời gian dài, trong thời gian này họ sẽ im hơi lặng tiếng, lặng lẽ sàng lọc từng thê hệ chó của mình .

Không có giòng chó của trại nào là hoàn hảo, vì vậy họ cần phải cải thiện (improve) liên tục, trong quá trình cải thiện này sẽ có chuyện họ chấp nhận nhân giống những con phạm lỗi .

Có những con chó phạm vài lỗi không thể đi show được, nhưng tính di truyền ở 1 vài điểm nào đó trên cơ thể thì thật là tuyệt vời, người breeder sẽ sẳn sàng nhân giống những con chó đó . Những lỗi mà ảnh hưởng tới sức khoẻ của thế hệ sau này như bệnh tim, HD, ED, tình thần không được bình thường ..... thì tuyệt dối không được nhân giống, còn những lỗi như to hay nhỏ hơn 1 chút, tướng đi không đẹp, răng không đều ... những lỗi này không đạt ở show nhưng nó vẫn có thể sống khoẻ mạnh và là 1 con chó gia đình tuyệt vời .

Khi nhân giống breeder sẽ sàng lọc những con theo ý họ, những con không đạt tiêu chuẩn bán ra ngoài (vì vậy bạn sẽ thấy ở những trại nổi tiếng vẫn thường bán ra những con chó không đủ tiêu chuẩn) . Cái khác của 1 người breeder tốt là họ sẽ nói thật với người mua rằng con chó này không đủ tiêu chuẩn, hay phạm lỗi gì đó, và không cho người mua sinh sản nó (trừ khi người mau là 1 breeder có khinh nghiệm thì lại là chuyện khác), còn breeder xấu thì họ sẽ không nói thật ra lỗi của con chó, có khi còn hướng dẫn sai lệch người mua .

Cải thiện giòng chó từ những con chó có lỗi là chấp nhận lỗi của nó để đổi lấy những ưu điểm tuyệt với khác của nó mà những con chó khác không có .
 
Em đính chính 1 chút:

FCI là FCI - không có FCI Mexico, FCI Puerto RIco đâu ạ. - các nước này chỉ là thành viên hoặc đối tác của FCI!

Cái vụ AKC không công nhận chó có giấy tờ của Puerto Rico thì em không chắc - nhưng có lẽ cũng có nguyên nhân nào đó - và nguyên nhân đó có thể cũng đã được ghi nhận / thông báo bằng văn bản (cái này đặc biệt không nói chơi được đúng không ạ)

Sẳn đây nói luôn, FCI trên thế giới công nhận AKC, nhưng AKC không công nhận FCI của 1 số nước, điều này tôi không rõ FCI nước nào không được AKC công nhận . Nhưng ngày xưa tôi có mua 1 con chó có giấy FCI Puerto Rico, cả AKC và CKC không công nhận giấy đó, họ nói FCI Puerto Rico làm ăn không đàng hoàng nên họ không chấp nhận . Điều này khi VN gia nhập FCI nên lưu ý .


CKC - AKC - KC về cơ bản giống nhau đến 99% => khác nhau tý chút là đợt trước (cách đây khoảng 2 năm) => FCi có một thời gian ngừng / không công nhận khai sinh của CKC, giờ thì bãi bỏ lệnh cấm đó rồi & lại công nhận tiếp!

CKC thì giống AKC 99%, và em nghĩ FCI cũng tương tự như vậy .

Cái này là em đang nói về chó làm giống mà bác Thuấn ơi!

Chứ đơn giản là chó làm nghiệp vụ thì cứ vào K9 của bất kỳ nước nào (dù là Mỹ, Canada, EU ...) thì cũng vẫn có đầy chó nghiệp vụ thuộc loại MIX-BREED , họ ghi rõ luôn là chó lai!

Mà thực tế kể cả ở châu Âu hay châu Mỹ vẫn tồn tại song song 2 dòng chó,đó là dòng để đi thi (Show Breeder-Körzucht) và dòng chó phục vụ cho công việc (Working Breeder-Leistungzucht).Không phải cứ Ovesize là bị loại,là bị đem đi ... "làm thịt" đâu.Những con hơi quá khổ một chút vẫn được phép sinh sản trong dòng chó lao động Working Dog (Leistunghunde)

Cái này thì hoàn toàn đúng! Và càng thuộc loại chó nhân tạo (như GSD, Doberman...)thì càng rõ rệt. Với những loại chó "đồ cổ" một chút (như Pharaoh, Ibizan, Collie...) thì mức độ ảnh hưởng có giảm đi!

Câu cuối của bác có thể hiểu thế này:
- Con chó nào mà chẳng có LỖI!
- LỖI nào được chấp nhân để nhân giống, LỖI nào không dùng để nhân giống?
- Làm sao có được con chó có ÍT LỖI và LỖI nhẹi nhất từ những con chó được dùng để nhân giống!
- Làm sao để lỗi con chó có ít lỗi tạo ra ngày càng giảm nhẹ!
- Làm được vậy thì dù "chính" hày "tà" cũng đều là cao thủ



Khi nhân giống chó phải hiểu nguyên tắc 1 + 1 không phải lúc nào cũng =2, không có nghĩa là cứ phối 2 con đẹp nhất thì sẽ cho ra chó con đẹp, điều này còn tuỳ vào sự di truyền của chó cha, chó mẹ, gene tốt của nó trội hay gene xấu trội, có khi con chó chỉ trội ỏ8 1 phần nào đó, như con của nó chỉ giống cái đầu thôi ...... và khi đi với con cái này thì trội phần này, đi với con khác thì trội phần khác, có khi đi cùng 1 con cái nhưng 2 bầy con ra khác nhau . Vì vậy người breeder cần vào trực giác rất nhiều, hơn nhau là ở chổ trời cho này .

Cải thiện giòng chó từ những con chó có lỗi là chấp nhận lỗi của nó để đổi lấy những ưu điểm tuyệt với khác của nó mà những con chó khác không có .

Vụ Mollosser thì coi như em hỏi cho vui. Bỏ qua để nói chuyện tiếp!
 

songhuong

New Member
AKC là hiệp hội ló8n nhất và uy tín nhất của Mỹ, giấy chứng nhận của AKC được tất cả các hiệp hôi chó lớn trên thế giới công nhận . Có nghĩ là chó có giấy AKC có thể đi show bên ngoài nước Mỹ, nước nào mua chó của Mỹ có giấy AKC thì có thể chuyển qua giấy của hiệp hội nước đó . Ngoài AKC ra những hiệp hội khác của mỹ không được thế giới công nhận .

UKC là hiệp hội lớn thứ 2 ở Mỹ, nhưng giấy chỉ có giá trị ở Mỹ thôi . Vi dụ như bạn mua 1 con chó giấy UKC của Mỹ, nước bạn có FCI, giấy đó không được FCI công nhận, và con chó đó coi như không có giấy tờ, và con cái của nó đẻ ra cũng sẽ không có giấy tờ .

Điều này các bạn ở VN mua chó phải chú ý, sau này khi VN gia nhập FCI, những con chó có giấy mà không được FCI công nhận thì sẽ không làm giấy tờ được .

Còn những hiệp hội khác đều không có giá trị, có thể nói đó là những hiệp hội hạ đẳng (low class), chuyên làm giấy cho back yard breeder và puppy mill, tiệm ban chó mèo (pet store), dùng để gạt người không biết gì thôi .

Sẳn đây nói luôn, FCI trên thế giới công nhận AKC, nhưng AKC không công nhận FCI của 1 số nước, điều này tôi không rõ FCI nước nào không được AKC công nhận . Nhưng ngày xưa tôi có mua 1 con chó có giấy FCI Puerto Rico, cả AKC nà CKC không công nhận giấy đó, họ nói FCI Puerto Rico làm ăn không đàng hoàng nên họ không chấp nhận . Điều này khi VN gia nhập FCI nên lưu ý .
Cháu cảm ơn chú! Chú cho cháu hỏi tí nữa là trong cái hình bên thì ADBA có phải là một hiệp hội của UKC không?
 

Neapolitan

Active Member
Em đính chính 1 chút:

FCI là FCI - không có FCI Mexico, FCI Puerto RIco đâu ạ. - các nước này chỉ là thành viên hoặc đối tác của FCI!

Cái vụ AKC không công nhận chó có giấy tờ của Puerto Rico thì em không chắc - nhưng có lẽ cũng có nguyên nhân nào đó - và nguyên nhân đó có thể cũng đã được ghi nhận / thông báo bằng văn bản (cái này đặc biệt không nói chơi được đúng không ạ)





CKC - AKC - KC về cơ bản giống nhau đến 99% => khác nhau tý chút là đợt trước (cách đây khoảng 2 năm) => FCi có một thời gian ngừng / không công nhận khai sinh của CKC, giờ thì bãi bỏ lệnh cấm đó rồi & lại công nhận tiếp!




Cái này là em đang nói về chó làm giống mà bác Thuấn ơi!

Chứ đơn giản là chó làm nghiệp vụ thì cứ vào K9 của bất kỳ nước nào (dù là Mỹ, Canada, EU ...) thì cũng vẫn có đầy chó nghiệp vụ thuộc loại MIX-BREED , họ ghi rõ luôn là chó lai!




Cái này thì hoàn toàn đúng! Và càng thuộc loại chó nhân tạo (như GSD, Doberman...)thì càng rõ rệt. Với những loại chó "đồ cổ" một chút (như Pharaoh, Ibizan, Collie...) thì mức độ ảnh hưởng có giảm đi!

Câu cuối của bác có thể hiểu thế này:
- Con chó nào mà chẳng có LỖI!
- LỖI nào được chấp nhân để nhân giống, LỖI nào không dùng để nhân giống?
- Làm sao có được con chó có ÍT LỖI và LỖI nhẹi nhất từ những con chó được dùng để nhân giống!
- Làm sao để lỗi con chó có ít lỗi tạo ra ngày càng giảm nhẹ!
- Làm được vậy thì dù "chính" hày "tà" cũng đều là cao thủ






Vụ Mollosser thì coi như em hỏi cho vui. Bỏ qua để nói chuyện tiếp!
Mỗi nước thành viên của FCI chỉ là contract parners của FCI, họ có quyền ra luật lệ riêng để thich hợp hoàn cảnh, miễn sao không chỏi lại luật chung của FCI, vì vậy mới có FCI của từng nước . Bạn vô đây đọc nè:

http://www.wolfweb.com.au/acd/fcigenetics.htm


Bạn không tin chuyện FCI Puerto Rico thì có thể bốc phone gọi vô AKC hỏi . Chính tôi đã khổ sở vì mua 1 con chó có giấy FCI Puerto Rico vì cũng nghĩ đơn giản như bạn, FCI là FCI, không có FCI của nước nào, AKC chấp nhậ.n FCI thì FCI nước nào cũng phải chấp nhận .

tôi là thành viên của CKC, mỗi tháng đều nhận thơ và tạp chí của CKC, bạn bè breeders của tôi cũng nhiều, chuyện nhập chó từ châu Âu qua là chuyện quan trọng của breeders, sao FCI không nhận giấy của CKC mà tôi hông biết ?
 

k9trainer

New Member
1-Theo em được biết,ở bên Đức những con chó bố mẹ muốn được công nhận để sinh sản thì phải qua một đợt sát hạch mà tiếng đức gọi là Ankörung.Khi một con chó đi làm Ankörung thì nó phải thứ nhất đạt tiêu chuẩn về HD và ED,sau đó người chấm điểm (Körmeỉste) sẽ xét con chó các tiêu chuẩn về kích thước,vóc dáng,chất lông,răng,cơ quan sinh dục,sự vận động (quan sát các bước đi,chạy,nhảy,phải đủ sức chạy theo xe đạp 20 km),các bài tập về BH (Begleithund) giống như điều lệnh đội ngũ của bộ đội,các bài tập về FH (Fährtehund) tức là ngửi hơi tìm theo dấu vết,các bài tập về SchH (Schutzhund) có nghĩa là các bài tập về cắn,tấn công v.v. Khi đã đạt được các bài kiểm tra trên thì con chó sẽ được cấp một giấy chứng nhận gọi là Körschein. Ankörung có Kkl1-2-3,tốt nhất là Kkl1,từ loại 2 trở đi là không tốt,con chó bị một hay nhiều lỗi nào đó.Những con đạt loại 1 sẽ được cho sinh sản.Ankörung lần thứ nhất thường có giá trị trong 2 năm,khi ấy con chó ít ra cũng đã 2 tuổi vì phải học rất nhiều.Sau 2 năm chủ nuôi phải cho đi sát hạch 1 lần nữa để đạt mức LBZ (Lebzeit) có nghĩa là trọn đời.Thông thường thì lúc này con chó đã 4 tuổi.
2-Sau khi con chó được angekört (sát hạch xong) nếu chó đực thì chủ nuôi phải đăng ý với hiệp hội để lấy mẫu Deckschein (Giấy chứng nhận phối-có giá trị như hoá đơn đỏ ở ta) mỗi khi cho phối với con cái nào thì điền những thông tin về cả 2 con chó cũng như chủ nuôi.Giấy này sẽ gửi cho hiệp hội làm cơ sở cho việc cấp giấy chứng nhận cho đàn con sau này.Nếu chó cái thì chủ nuôi phải đăng ký sinh sản cho con chó mẹ.Hiệp hội sẽ cấp cho mỗi con chó bố mẹ một mức độ đánh giá về chất lượng gọi là Zuchtwert (ZW).Mức độ này sẽ thay đổi hàng năm,nếu trong năm qua có thêm một con là con của chúng đoạt giải cao trong các cuộc tranh tài thì giá trị của bố mẹ sẽ được nâng lên,ngược lại con của chúng có con nào bị lỗi ví dụ như lỗi về HD-ED thì giá trị của chúng lại bị tụt xuống.Vì vậy khi đi mua chó con người ta rất chú ý đến điểm ZW của bố mẹ.Khi chó con được sinh ra chủ nuôi phải báo cho hiệp hội về tình hình của lứa chó con(mấy con,đực cái,sống bao nhiêu chết bao nhiêu) bằng văn bản.Khi chó con được 4-6 tuần tuổi hiệp hội sẽ cử người đến xăm tai,chủ nuôi phải đặt tên cho từng con + số xăm tai gửi về hiệp hội để làm giấy.
3-Kể từ lúc này tất cả chó con đều đã được hiệp hội công nhận.Tất cả những con chó con đều có xuất phát điểm như nhau và người chủ nuôi có thể bán đi hay giữ lại tuỳ ý.Từ nay,để trở thành một con chó "chính thống" như anh nói hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ nuôi dạy của người chủ,và nó có "thành đạt" hay không thì tất nhiên nó lại phải vượt qua các kỳ thi tuyển!(Em định chèn vào mấy tấm ảnh về Deckschein và Körschein mà không hiểu sao không được)
Theo như tiêu chuẩn đánh giá sinh sản của SV thì chỉ cần chó có HD-ED, tối thiểu có bằng schh1(đương nhiên là có BH) chứ không cần có FH và SchH2 hoặc 3, tuy nhiên sẽ là giá trị hơn nếu đạt được các danh hiệu trên. Và một điều quan trọng nữa là SV chỉ công nhận BH và SchH để đánh giá chó giống do trọng tài SV chấm mà thôi, do đó các GSD breeders ở các nước như Mỹ đều phải tham gia các cuộc thi có trọng tài do SV chỉ định nếu muốn chó mình được đánh giá koerklass. Còn về koerklass thì chỉ có kkl1 và kkl2 tức là khuyến khích nhân giống và cho phép nhân giống mà thôi. Trước kia phần lớn working dogs chỉ đạt kkl2( chủ yếu là do không đạt được một số tiêu chuẩn về thể hình) và show dogs chỉ đạt schH1 hoặc 2 (vì thiếu khả năng làm việc). Ngày nay do SV có các chính sách khuyến khích sinh sản thích hợp để kéo nhỏ khoảng cách giữa hai dòng chó working và show nên ngày càng có nhiều chó show có bằng schh3 thậm chí FH1,2 và nhiều chó work được đánh giá kkl1 lbz. Có hai web site uy tín để tham khảo về các tiêu chuẩn của GSD đó là SV www.schaeferhund.de (tiếng Đức) và USA www.germanshepherddog.com (tiếng Anh).
 
Bác ơi, em thấy FCI họ công nhận các kiểu thành viên thế này (không rõ em dịch ra có đúng không nữa):
1) Thành viên chính thức, là các hiệp hội quốc gia- federated member => Puerto Rico thuộc nhóm này
2) Thành viên dự bị, là các hiệp hội quốc gia - associated member
3) Đối tác theo thoả thuận - contracted partner => AKC, CKC thuộc loại này!

danh sách thành viên trong hai nhóm trên ghi ở đây ạ: http://fci.be/circulaires2009.aspx - Circular 16/2009

Do vậy em mới không rõ về vụ Puerto Rico & hỏi lại! Chứ em chưa rõ thoả thuận của FCI & AKC ra sao nên không dám nói!



Mỗi nước thành viên của FCI chỉ là contract parners của FCI, họ có quyền ra luật lệ riêng để thich hợp hoàn cảnh, miễn sao không chỏi lại luật chung của FCI, vì vậy mới có FCI của từng nước . Bạn vô đây đọc nè:

http://www.wolfweb.com.au/acd/fcigenetics.htm


Bạn không tin chuyện FCI Puerto Rico thì có thể bốc phone gọi vô AKC hỏi . Chính tôi đã khổ sở vì mua 1 con chó có giấy FCI Puerto Rico vì cũng nghĩ đơn giản như bạn, FCI là FCI, không có FCI của nước nào, AKC chấp nhậ.n FCI thì FCI nước nào cũng phải chấp nhận .
 
về vấn đề này thì em đang nói trên giấy tờ, thông báo đó bác ạ. bác tham khảo nhé. Em xin phép không dịch:

Mục 1: Thông báo hạn chế CKC:

CIRCULAR 125/2006 22.11.2006

Canadian Kennel Club pedigrees and judges

On the occasion of its meeting in Rome on October 25th and 26th, 2006, the FCI General Committee made the following decision:

Due to the continuous lack of communication and response from the Canadian Kennel Club, due to the fact that the CKC does not recognise the pedigrees from many of our members and contract partners and due to the lack of common orientation between the two organisations, the Canadian Kennel Club judges will no longer be allowed to officiate at FCI international CACIB shows as from January 1st 2007.

In addition, pedigrees issued by the CKC as from January 1st 2007 will no longer be recognized by the FCI.

Finally, the title of CKC Champion is no longer accepted for the entry in Champion Class at FCI International CACIB shows as from January 1st 2007.

We thank the member organisations and contract partners to inform URGENTLY all their shows organisers. In case this decision would not be observed, the organisers would be sanctioned.


Mục 2: Xoá bỏ lệnh cấm trọng tài

Circular / Circulaire / Zirkular / Circular : 27/2009 15/04/09

CANADIAN KENNEL CLUB JUDGES

On the occasion of its meeting held on March 26‐27th, 2009, the FCI General Committee
approved the recommendations proposed by Mr M.A. Martínez, appointed as FCI mediator
for the relations between the Canadian Kennel Club (CKC) and the FCI, with regard to the
participation of CKC judges at FCI international and national events.

From April 1st, 2009, the following rules will apply :
a) CKC judges are allowed to judge in the FCI member countries, all‐breed, group and
specialty national shows, only and exclusively the breeds they are approved to judge
in Canada.
b) CKC judges who have already judged international FCI CACIB shows before
December 31st, 2007, are allowed to award CACIB at international FCI CACIB shows
as well as at FCI World and Sections shows to the breeds they are approved to judge
in Canada only and exclusively.
c) CKC‐judges who have judged four (4) national shows in four (4) different FCI
member countries by the FCI breed standards are allowed to award CACIB to the
breeds they are approved to judge in Canada only and exclusively.

We please ask you to inform the show organizers of your country accordingly. It is up to the
members to check, case per case, that the judge who is scheduled to judge complies with
the above conditions. The FCI‐office remains at your disposal for any further information in
case of doubt


Giữa hai thông báo này còn một cơ số các thông báo khác. Tất cả đăng ở đây ạ: http://fci.be/circulaires2009.aspx



Mục 3: Em chưa tìm thấy thông báo của FCI xoá bỏ việc công nhận khai sinh của CKC



tôi là thành viên của CKC, mỗi tháng đều nhận thơ và tạp chí của CKC, bạn bè breeders của tôi cũng nhiều, chuyện nhập chó từ châu Âu qua là chuyện quan trọng của breeders, sao FCI không nhận giấy của CKC mà tôi hông biết ?
 

Neapolitan

Active Member
Cám ơn bạn, cái vụ trọng tài thì tôi biết, tại bạn nói không làm giấy của CKC nên tôi mới làm lạ . Nhưng mà thôi, bỏ chuyện này qua 1 bên đi .
 

Neapolitan

Active Member
Nói tới breeders thì phải nói tới dog show, trong bài này tôi không nói tơi những luật lệ của những dog show, điều này các bạn có thể tìm rất dễ trên net, tôi muôn nói tới mặt trái của những tấm huy chương, những tấm hình với danh hiệu champhion trên các websites dùng để nhát ma con người ta .

Từ dog show chỉ dùng để chỉ conformation show, tức là thi chó đẹp . Những cuộc thi khác như: Schutzhund (bảo vệ), Agility (nhanh nhẹn), Obedience (vâng lời), Flyball (bắt banh), Disc dog (bắt đĩa) .... không dùng từ dog show .

- Schutzhund: http://www.youtube.com/watch?v=epPchMTazZM&feature=related

- Agility: http://www.youtube.com/watch?v=JLE2e-oZ850&feature=related

- Disc dog: http://www.youtube.com/watch?v=OdRy3wEbtpk&feature=related

- Obiedience: http://www.youtube.com/watch?v=1iRClTnp3xE&feature=related

- Flyball: http://www.youtube.com/watch?v=PzRRpqCljcQ&feature=channel

Có 3 dog shows lớn nhất thế giới được được tổ chức hàng năm:

- Crufts (Anh Quốc): http://www.youtube.com/watch?v=NdEvBx9oDqY&feature=channel

- World dog show (thay phiên hàng năm các nước thành viên FCI): http://www.youtube.com/watch?v=eBoWvsoazkU

- Westminster (Mỹ): http://www.youtube.com/watch?v=QOW4KwyaPGc&feature=related
 

Neapolitan

Active Member
Hoành tráng quá phải không ? những cuộc dog shows mục đích là duy trì những giống chó, tuyên dương và khích lệ những breeders, nhưng khi mà những con chó thắng giải đáng giá vài chục ngàn đô, thậm chí cả trăm ngàn đô, và con cái của nó giá cũng tăng vùn vụt .... dog show không còn có nghĩa ngây thơ trong trắng nữa . Để theo đuổi trò chơi này bạn phải tốn rất nhiều tiền, và phải là 1 nhà nuôi chó chuyên nghiệp . Thắng ở những giải lớn là niềm vinh dự của breeders, nhưng không phải breeder nào cũng đam mê trò dog show này .

Tại sao phải show chó ? Show chó có nghĩa là đem con chó mình ra nơi công cộng (tức là dog show) để mọi người thấy con chó của mình, chứ ai cũng ngồi ở nhà rồi nói con chó mình đẹp nhất trên đời thì ai mà tin . Đem chó của mình đứng cạnh những con chó khác để coi nó ra sao, nhiều khi cứ ngắm con chó ở nhà thì thấy nó đẹp lắm, nhưng khi đứng cạnh những con chó đẹp khác thì mới biết mình chỉ là .... ếch ngồi đáy giếng, dog show là nơi học hỏi tốt nhất . Đây là ý nghĩa dog show của những breeders chân chính, họ không show chó vì cái chức champion để kiếm tiền, họ chỉ tham dự những show lớn thôi, không đi show liên tục để "ráng" kiếm cái chức champion . (đây chỉ nói tới những con trung bình và khá, chứ có những con đẹp thiệt đẹp, trăm năm khó tìm, nếu không đi show để vang danh thiên hạ thì thiệt là chuyện lạ)

Ở bên này chức chó Champion được tính bằng điểm: Thắng 1 con trong cuộc thi được 1 điểm, 2-3 con được 2 điểm, 6-9 = 3 điểm, 10-12 = 4 điểm, 13 con trở lên được 5 điểm (trong 1 show chỉ được tối đa là 5 điểm), dog show được tổ chức chia đều ở các tỉnh, mỗi tháng 1 tỉnh, 1 năm chỉ có 1 cuộc show lớn thôi, và những cuộc show nhỏ thường thì không nhiều chó lắm . Vì vậy có những con chó rất thường nhưng người chủ cứ đem nó đi show hoài thì nó cũng đủ điểm để làm champion thôi, đó là chưa nói nhiều trại đem tới 5, 7 con chó của trại mình để thắng với chó của mình để kiếm điểm . Những breeders chính phái sẽ không bao giờ làm như vậy, làm vậy thiên hạ cười chết, và cái chức vô địch của con chó mình chẳng danh dự chút nào, nhưng tụi tà phái thì ... ai nói gì kệ tụi bay, miễn sao tao kiếm được cái chức vô địch để ghi vô Pedigree của tao, chụp hình để lên webiste khè mấy đứa không biết gì . Nói tóm lại là nhiều con champion chỉ là những con chó bình thường thôi, miễn nó không phạm lỗi gì lớn, không .... bị què là có thể làm champion, vì vậy khi bạn mua chó đừng để mấy tấm hình và cái chức champion đó khè bạn, phải hỏi nó có thắng ở giải lớn nào chưa ? bao nhiêu lần best of breed (đẹp nhất giống chó)? best of group (đẹp nhất nhóm chó)? best in show (đẹp nhất cuộc thi)? nhiều con chưa bao giờ thắng best of breed nhưng vẫn có thể làm champion .

Viết tới đây tôi lại phải giải thích sơ về dog show để các bạn hiểu .

(Còn nhiều lắm, giờ bận, chút viết tiếp)
 

Neapolitan

Active Member
All breed dog show (Show của tất cả các loại chó): đó là 1 show thông thường, trước tiên là show từng giống chó riêng biệt, trong show này chia chó đực và chó cái show riêng . Chó đực chia theo tuổi để show, nhóm 6-12 tháng, nhóm 12-18 tháng, nhóm trên 18 tháng . Mỗi con đứng nhất mỗi nhóm tuổi sẽ gặp nhau chọn ra con đực đẹp nhất . Chó cái cũng y như vậy . Sau đó 2 con đực và cái đẹp nhất gặp nhau, con nào thắng sẽ là "Best of breed" (Đẹp nhất giống chó đó).

Mỗi con Best of breed sẽ đại diện giống chó của mình vô vòng để thi với nhóm chó của mình (nhóm toy, working, sport, hunting ...), con nào thắng sẽ được giãi : Best of group (đẹp nhất của nhóm chó đó) . Vòng này có giám khảo khác .

Và con Best of group sẽ đại diện nhóm chó của mình vô thi với những con Best of group của những nhóm khác, con thắng sẽ đạt danh hiệu cao nhất của cuộc thi: Best in show
. Vòng này cũng có giám khảo khác

(Hồi nãy quên nói, ở Canada chó được 10 điểm sẽ là champion, còn ở Mỹ thì 15 điểm)

Specialty dog show: Mỗi năm mỗi giống chó sẽ có 1 cuộc thi riêng của giống chó của mình, do hội đại diện của nhóm chó đó tổ chức (hội này được gọi là mother club, đại diện cho giống chó đó trên cả nước) . Trong cuộc thi này chỉ có 1 giống chó thi mà thôi, tất cả giống chó đó của cả nước kéo về dự thi, những con đẹp nhất của giống chó đó sẽ gặp nhau ở cuộc thi .

Giám khảo (Judge): Giám khảo nắm mọi quyền sinh sát trong tay, vì vậy trước khi đi thi người ta phải nghiên cứu coi giám khảo này là ai, là breeder của loại chó nào (điều này ảnh hưởng tới tâm lý ăn sâu trong đầu của giám khảo), mình có phục cách chấm điểm của người này hay không ? nếu không thì đừng đi cho tốn thì giờ, hoặc nghiên cứu đem con nào đi thì dễ thắng với giám khảo này .

Giám khảo là người được AKC và CKC lựa chọn từ những breeder lâu năm, có uy tín, đã nhân giống ra nhiều con champion . Phải trải qua nhiều cuộc kiểm tra để cấp bằng, có nhiều loại bằng khác nhau cho giám khảo, bằng càng cao thì có quyền chấm nhiều loại chó và những cuộc thi lớn . Nếu người thi có gì không hài lòng có thể làm đơn khiếu nại lên AKC hay CKC, và họ sẽ điều tra . Thường thì giám khảo của AKC và CKC rất uy tín, tôi chưa từng nghe vụ hối lộ nào xảy ra (nhưng bên châu Âu, trọng tài FCI thì tôi có nghe đồn nhiều, nghe đồn thôi, chứ không có bằng chứng) . Nhưng dù sao giám khảo cũng là người, nên thiên vị hay thành kiến là phải có, vì vậy sau mỗi cuộc thi lớn đều có lời ra tiếng vào .

Breeders chân chính không coi nặng thắng thua thì họ không qua tâm lắm về giám khảo, bởi vì đi show ngoài giám khảo chấm điểm con chó của mình còn có khán giả và những breeders khác chấm điểm chó của mình ở trong lòng, và mình cũng chấm điểm chó của mình và những con chó khác, nhiều khi chó của mình không phải là nhà vô địch trong mắt giám khảo nhưng lại là vô địch trong lòng khán giả và những breeders khác . Vì vậy bạn thường thấy người thắng giải thường hay chụp hình chung với giám khảo, để cho thấy giám khảo này chấm con chó của bạn, tên của giám khảo càng uy tín thì giải của bạn càng có giá trị .

Dog show là chọn ra con đẹp nhất trong cuộc thi ngày hôm đó dưới mắt 1 người (đó là giám khảo), nếu trong cuộc thi đó toàn là những con xấu thì con xấu ít nhất sẽ thắng (thằng chột giữa đám mù). Còn nếu như toàn là những con đẹp thì chỉ có 1 con đẹp được thắng thôi .


Nhiều breeders trước khi thi cũng dò coi có con nào đẹp tham dự hay không ? nếu có thì tốt nhất là ở nhà, nếu đi thì cũng thua thôi . Nhiều khi trong nhóm với nhau giàn xếp, nếu hôm nay tôi đem con này đi thì anh có con đẹp ngang ngửa để ở nhà cho tôi thắng, lần sau sẽ tới phiên anh .... Vì vậy trước ngày thi AKC và CKC sẽ không công bố bao nhiêu con chó dự thi, và cũng không thông báo tên tuổi .

Dog show cũng là nơi để những kẻ thù trong ngành so tài cao thấp, sau 1 thời gian chửi bới nhau, ai cũng cho là chó mình đẹp, cách giải quyết tốt nhất là hẹn gặp ở show ring để phân cao thấp . Con gà ghét nhau tiếng gáy, nếu bị thua sẽ ấm ức và tìm mọi cách thắng cho bằng được . Mấy năm gần đây phong trào người TQ qua bên này săn chó đẹp rất nhiều, tất cả cũng chỉ để phục vụ phong trào dog show mới ra đời ở TQ .

Trong giới breeder lâu năm và uy tín rất ít khi đi show con chó họ mua về cho dù nó rất đẹp, họ chỉ show chó chính tay họ nhân giống ra mà thôi, vì show chó người khác tức là show giùm người ta, con chó thắng giải thì người nhân giống ra nó (breeder) được danh dự chứ người chủ mua nó không có danh dự gì hết . Trừ khi con chó đó có liên quan tới những con chó của mình trong gia phả, hay là chó của bạn bè trong nhóm . Những người mới vô nghề thì hay show những con chó mua vì họ chưa có chó, nhưng có 1 số breeders chuyên môn đi mua chó đẹp về show lấy tiếng để bán chó con cao giá, mục đích chủ yếu của họ là kiếm tiền .

Cũng như tất cả các cuộc chơi khác, những trò mánh mung, gian lận lúc nào cũng chực chờ cơ hội để ra tay .

Ngày hôm nay có nhiều con chó được nhân giống ra chỉ vì 1 mục đích để thắng show, vì vậy bên này có cái câu: Breed for trophy (chó đẻ ra vì cái cái cúp), vì vậy nhiều người bằng mọi giá làm sao để có chó đẹp thắng giải, có nhiều con thắng nhiều giải lớn nhưng chết rất sớm (chuyện này thì bí mật, người ngoài rất khó biết), và con cái của nó không đẹp như người ta mơ tưởng, vì đó được nhân giống bằng cách gượng ép chứ không phải di truyền 1 cách tự nhiên . Khi 1 con chó thắng giải lớn và nổi tiếng, có quá nhiều người hỏi mua chó con, khó tránh lòng tham của breeder không nổi lên, đâu có ai mà chê tiền đâu, vì vậy sẽ có những cuộc nhân giống vội vàng, cẩu thả để kịp bán chó con, vì vậy chưa chắc gì mua chó con của nhà vọ địch này nọ là tốt .

Chuyện chích steroids hay cho chó uống thuốc tăng lực khi ra show cũng có đó các bạn .


Tôi nghĩ tới đâu viết tới đó, chắc là nhất thời không nhớ hết tất cả, cac bạn có thắc mắc gì cứ hỏi, nếu biết tôi sẽ trả lời, chủ yếu là mong các bạn hiểu thêm về giới breeder và dog show để mua chó từ nước ngoài không bị gạt, không bị những danh hiệu này nọ hớp hồn rồi mua với giá cao, và bị những thằng lâu năm trong nghề thấy mình mới nó ăn hiếp (tôi từng bị qua nên tôi biết ... hihihi......)
 

chungnhoc

Member
Tiếp đi anh Neo....bài viết rất ý nghỉa và bổ ích.Đặc biệt rất cần thiết cho các anh em ở VN khỏi bị dính chưởng...thanks very much
 

oainguyen69

New Member
đầu tiên xin cám ơn những gì bạn đã giúp cho anh em mê chó cứ tiếp tục phát huy nữa đi bạn, đừng lo là bạn dọn đường cho hưu chạy, vì ở việtnam lái chó theo kiểu LÝ THÔNG nhiều lắm bạn ạ!
 

phuonghuynh

New Member
càng đọc càng thấy giền...mà sao mấy hôm nay chưa viết tiếp vậy bác?..e đang chờ bài tiếp theo của bác.cám ơn.
 
Nhờ anh nói thêm về các kinh nghiệm đau thương trong nghề,chắc chắn mấy điều này rất có ích trong thời điểm hiện nay vì hiện nay giới chơi có xu hướng nhập con giống từ nước ngoài về VN cũng tương đối nhiều,cám ơn anh!
 

Neapolitan

Active Member
Cám ơn các bạn khích lệ, động viên .

Chuyện lừa bịp nhau thì nghành làm ăn nào cũng có, muôn hình vạn trạng, để tôi từ từ sắp xếp cho có đầu đuôi rồi sẽ kể các bạn nghe chơi.

Lý thuyết thì cũng đơn giản lắm, nhưng đụng chuyện thì mới biết được, nên nhớ không có 1 thằng tào lao nào tự nhiên nó lừa được mình, mà nó phải có cái vỏ bề ngoài đầy uy tín và chuyên nghiệp, hay là quen biết mình, làm cho mình tin tưởng trước rồi mới gài chơi mình 1 cú lớn .

Thật ra làm ăn cũng còn tuỳ vào tánh của mỗi người, có phong hiểm thì mới có hồi báo cao, nhưng ăn chậm no lâu, cày sâu tốt lúa ... thì rất khó ai gạt được mình, có gạt được thì cũng không to lớn lắm .
 
Top