Chào các bác,
Em thì không nuôi H'mông, nhưng nuôi chó ta + thấy các bác bòng bàn, em cũng có vài ý kiến thế này:
1) Với người dân tộc, họ nuôi con chó vì những lợi ích cụ thể (trông nhà, trông vườn, săn bắt - thậm chí là dọn chất thải ) . Đám chó này thì nuôi không tốn kém, dễ sống... túm lại là rất tiện lợi, nên đa phần người ta sẽ chỉ giữ lại những con chó tốt (trong mắt họ) để nuôi.
Với họ, thì một con chó "tốt", đã trưởng thành thì chắc chỉ có bỏ ra nhiều tiền hơn mức giá họ định thì mới mua được (VD: họ định giá 300K, chú nào trả 500K thì họ sẽ bán ngay. Ta mà trả đúng 300K thì họ không bán là đương nhiên)
Cho nên, để mua được con chó "tốt" - trong con mắt đánh giá của các bác - thì theo em, các bác phải lựa chọn:
- Bỏ thêm tiền để mua được những con chó trưởng thành "tốt".
- Lựa những con chó con tốt (giá thấp, dễ mua, mang về nuôi rủi ro bệnh tật khá cao ...) - tuy nhiên để lựa được con chó con tốt thì cũng phải khéo một chút. Em xin đóng góp một vài kinh nghiệm chọn chó con thế này:
+ Về vóc dáng, khuôn hình: đa phần phụ thuộc vào chó mẹ (dễ thôi), chó bố (rất khó xác định) và chế độ dinh dưỡng khi nuôi - chứ mua chó con lúc nó biết đi rồi thì rất khó xác định khuôn hình về sau.
+ Về tính cách: thể hiện khá nhiều từ khi còn nhỏ (dữ dằn, mạnh mẽ, thân thiện, nhút nhát...) - trên diễn đàn & các web khác cũng có viết nhiều. Ngoài ra, người dân tộc cũng có những cách chọn chó riêng như gí bó lửa vào ổ chó có con chó mẹ khôn, chó mẹ tha con nào đi thì con đấy có tính cách rất tốt (nhưng vóc dáng, thể hình thì có thể lại kém, lỗi ...)
+ Nếu bác TV nói về cái đệm bàn chân thì theo em thấy => chó các vùng đồi núi phía bắc đa phần đều có bàn chân chụm khít, đệm rất dày
+ Đặc điểm em thấy nổi bật ở giống này là cái đầu - cái đầu hình tam giác với phần sọ rất lớn, hàm khoẻ. Đây là một đặc điểm có thể nhìn khá rõ ở chó con (kể từ vài ngày tới 2-3 tháng). Thường những con chó con có xương hàm cong gồ , cộng thêm gốc mõm to, sống mũi trung bình / ngắn và đoạn chuyển từ gò má sang vùng mặt không có nếp gấp rõ rệt thì khi lớn mặt càng nổi rõ thành hình tam giác.
Về cái này thì em mạn phép nói bừa => con chó cái vện của bác haitrieu lúc lớn lên mặt sẽ không được đẹp lắm, vì cái mõm nó hơi dài và hơi nhỏ => khuôn mặt nhìn sẽ dài hơn so với khuôn mặt của con chó mà bác TV chụp lên làm mẫu.
+ Ngoài ra thì "sống lưng thẳng" luôn là một yêu cầu bắt buộc. Những con có sống lưng cong từ khi nhỏ thì lớn lên gần như rất khó có thể sửa được.
"Sống lưng thẳng" được tính cho đoạn kéo dài từ vai đến khoảng 35% người trước thôi, đoạn này chỉ có 2 kiểu là thẳng và võng xuống => con nào mà có đoạn này võng xuống thì cá nhân em sẽ không chọn với lý do như trên.
Còn đoạn sống lưng ở nửa người sau, kéo đến đuôi thì bao giờ cũng chỉ thẳng hoặc cong lên thôi, chứ không bao giờ võng cả. Và đoạn này thẳng hay cong lên thì cũng có những tác dụng khác nhau, tạm thời chưa bàn đến.
Những cái khác, như chân hạ bàn, tai cụp hoặc vểnh không đúng hướng ... thì với chó con có thể sửa được hết, do các yếu tố này ảnh hưởng một phần lớn từ chế độ nuôi dưỡng. Bác haitrieu chú ý cái tai con vện nhé.
Vài dòng ý kiến để các bác tham khảo!.
Em thì không nuôi H'mông, nhưng nuôi chó ta + thấy các bác bòng bàn, em cũng có vài ý kiến thế này:
1) Với người dân tộc, họ nuôi con chó vì những lợi ích cụ thể (trông nhà, trông vườn, săn bắt - thậm chí là dọn chất thải ) . Đám chó này thì nuôi không tốn kém, dễ sống... túm lại là rất tiện lợi, nên đa phần người ta sẽ chỉ giữ lại những con chó tốt (trong mắt họ) để nuôi.
Với họ, thì một con chó "tốt", đã trưởng thành thì chắc chỉ có bỏ ra nhiều tiền hơn mức giá họ định thì mới mua được (VD: họ định giá 300K, chú nào trả 500K thì họ sẽ bán ngay. Ta mà trả đúng 300K thì họ không bán là đương nhiên)
Cho nên, để mua được con chó "tốt" - trong con mắt đánh giá của các bác - thì theo em, các bác phải lựa chọn:
- Bỏ thêm tiền để mua được những con chó trưởng thành "tốt".
- Lựa những con chó con tốt (giá thấp, dễ mua, mang về nuôi rủi ro bệnh tật khá cao ...) - tuy nhiên để lựa được con chó con tốt thì cũng phải khéo một chút. Em xin đóng góp một vài kinh nghiệm chọn chó con thế này:
+ Về vóc dáng, khuôn hình: đa phần phụ thuộc vào chó mẹ (dễ thôi), chó bố (rất khó xác định) và chế độ dinh dưỡng khi nuôi - chứ mua chó con lúc nó biết đi rồi thì rất khó xác định khuôn hình về sau.
+ Về tính cách: thể hiện khá nhiều từ khi còn nhỏ (dữ dằn, mạnh mẽ, thân thiện, nhút nhát...) - trên diễn đàn & các web khác cũng có viết nhiều. Ngoài ra, người dân tộc cũng có những cách chọn chó riêng như gí bó lửa vào ổ chó có con chó mẹ khôn, chó mẹ tha con nào đi thì con đấy có tính cách rất tốt (nhưng vóc dáng, thể hình thì có thể lại kém, lỗi ...)
+ Nếu bác TV nói về cái đệm bàn chân thì theo em thấy => chó các vùng đồi núi phía bắc đa phần đều có bàn chân chụm khít, đệm rất dày
+ Đặc điểm em thấy nổi bật ở giống này là cái đầu - cái đầu hình tam giác với phần sọ rất lớn, hàm khoẻ. Đây là một đặc điểm có thể nhìn khá rõ ở chó con (kể từ vài ngày tới 2-3 tháng). Thường những con chó con có xương hàm cong gồ , cộng thêm gốc mõm to, sống mũi trung bình / ngắn và đoạn chuyển từ gò má sang vùng mặt không có nếp gấp rõ rệt thì khi lớn mặt càng nổi rõ thành hình tam giác.
Về cái này thì em mạn phép nói bừa => con chó cái vện của bác haitrieu lúc lớn lên mặt sẽ không được đẹp lắm, vì cái mõm nó hơi dài và hơi nhỏ => khuôn mặt nhìn sẽ dài hơn so với khuôn mặt của con chó mà bác TV chụp lên làm mẫu.
+ Ngoài ra thì "sống lưng thẳng" luôn là một yêu cầu bắt buộc. Những con có sống lưng cong từ khi nhỏ thì lớn lên gần như rất khó có thể sửa được.
"Sống lưng thẳng" được tính cho đoạn kéo dài từ vai đến khoảng 35% người trước thôi, đoạn này chỉ có 2 kiểu là thẳng và võng xuống => con nào mà có đoạn này võng xuống thì cá nhân em sẽ không chọn với lý do như trên.
Còn đoạn sống lưng ở nửa người sau, kéo đến đuôi thì bao giờ cũng chỉ thẳng hoặc cong lên thôi, chứ không bao giờ võng cả. Và đoạn này thẳng hay cong lên thì cũng có những tác dụng khác nhau, tạm thời chưa bàn đến.
Những cái khác, như chân hạ bàn, tai cụp hoặc vểnh không đúng hướng ... thì với chó con có thể sửa được hết, do các yếu tố này ảnh hưởng một phần lớn từ chế độ nuôi dưỡng. Bác haitrieu chú ý cái tai con vện nhé.
Vài dòng ý kiến để các bác tham khảo!.