(Trao đổi tiếp…..)
Chim hót nói chung dùng tiếng hót của mình vì hai mục đích chủ yếu: Khẳng định chủ quyền và dụ cặp đôi với mái. Khi chim chưa có lửa thì dụ mái cũng k được mà khẳng định chủ quyền lại càng không. Vì thế trong đời sống tự nhiên khi mất lửa (thường là khi thay lông hoặc bệnh tật) chim hết hót, tìm chỗ dưỡng sức chờ thời.
Trước hết phải hiểu khái niệm về lửa: Lửa có được phải bao gồm hai yếu tố: sức khỏe + tinh thần, khái niệm này giống như điểm rơi của dân thể thao, phải bao gồm hai yếu tố sức khỏe và tinh thần. Nhiều khi sức khỏe có mà hưng phấn chưa thì “chim” nào cũng k cất lên tiếng hót được, ngược lại hưng phấn tràn đầy mà sức khỏe k có thì cũng đành chịu, có hót được, tiếng hót cũng chẳng ra sao! Các con chim nuôi trong lồng được ăn uống tẩm bổ, tắm rửa phơi nắng đầy đủ vài tháng là hầu hết đều đảm bảo sức khỏe nhưng những con bổi vẫn k có lửa- hay con gọi là mất lửa vd với Chích chòe lửa họng vẫn còn đen-tức là trước khi bắt về chim rừng đang có lửa, nhưng về lồng mất lửa chẳng qua là mất về mặt tinh thần (lạ cảnh, lạ lồng, nhát người). Vì vậy phải biết cách làm cho chim-hay nói đúng hơn là kích thích cho chim lấy lại tinh thần chim sẽ có lửa trở lại. Người ta thường kích thích chim bằng ba cách : Dùng chim mái xùy, cách này cũng hay nhưng không bền, các con chim lên lửa nhờ mái đều rất chóng xuống trở lại, sức bền khi thi đấu kém. Cách thứ hai là dùng một con trống khác kém lửa hơn kích thích bằng cách cho ở xa trùm kín, xáp lại gần mở ra cho chim vật đuôi dựng gáy khoác lác với nhau một tý rồi lại trùm kín cất ra xa, ngày vài lần như vậy, chim yếu hơn thì trùm, khỏe hơn thì mở áo . Cách này có tác dụng là cả hai con đều cùng được lợi. Cách thứ ba là treo lồng vào ra. Đầu tiên sau khi nuôi một thời gian cảm thấy chim đã có sức(lông đầy đủ-bắt đầu bóng mượt), quá trình này theo dõi xem chim hay thích treo ở đâu (quan sát thấy nơi nào chim hay đánh đuôi nhiều nhất) sau đó chuyển lồng vào chỗ khác cùng một chỗ với các con chim khác (cùng loài+khác loài) chừng vài ngày, sau đó bất ngờ sáng sớm tách chim ra treo vào chỗ mọi khi nó thích nhất, không cho nhìn thấy các con kia, nếu chim mở miệng thì cho nó hót chừng 5 phút rồi đưa vào, ngày làm ba bốn lần như vậy, đừng để chim ở đó luôn, nếu chờ chừng 15 phút mà k mở miệng thì cũng đưa vào, lúc sau lại đưa ra, liên tục cho đến khi chim mở miệng, trong quá trình này có thể kích thích bằng giọng huýt gió của mình, nhưng huýt thật ngắn, giọng dừng nửa chừng (giống như là có một con chim khác bắt đầu cất giọng thì phát hiện ra chim này nên sợ k giám hót nữa- điều này sẽ kích thích cho nó lầm tưởng có con chim khác đang sợ nó) Chim khi ra một chỗ vắng nó thường hay chứng tỏ bản địa của mình, nếu nghe thấy một con nào ở gần yếu lửa hơn là nó phấn chấn muốn chứng tỏ nó là chủ. Cũng có thể từ chỗ đang treo chung với nhiều con khác bạn đưa tất cả ra một chỗ khuất để lại duy nhất mình nó, khi đó nó cũng muốn chứng tỏ nó là ông chủ (việc đưa các con khác đi làm nó nhầm tưởng các con khác sợ nó đi ra chỗ khác rồi), hoặc có thể dùng một con khác loài cũng được như than,chóp mào, treo vào treo ra thoắt ẩn thoắt hiện ở một lùm cây gần đó cũng làm nó lên lửa.
Tất cả các động tác trên ngày làm vài lần, mục đích là tăng độ hưng phấn tinh thần cho chim, kết hợp với sức khỏe đã có sẵn chim sẽ rất mau lên, mau mở miệng.
Khi đi dợt chim chỉ cần dợt cho đến khi nào nó mở miệng một lúc là chuyển chỗ ngay, không để chim chỉ ở một cội.
Nói chung đây là một môn nghệ thuật thực thụ, rất mất thời gian và quan trọng hơn là phải luôn luôn quan sát để cảm nhận được con chim của mình, biết được độ của nó để có cách dợt thích hợp.
Chích chòe lửa nuôi k khó bằng than, nhưng Lửa mà nuôi chim chuyền lên thì ít con hay lắm, chỉ dạn và hót một mình thôi, còn đấu thì dở (cùng lắm là vào được vòng khuyến khích). Than thì nuôi chim con còn được.
Thức ăn cũng rất quan trọng, cào cào nhiều hoặc k thường xuyên là dễ thay lông lắm.
Hôm nào lại trao đổi tiếp ….