• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Tây Bắc tầm cẩu ký sự - version 2009

TaiVenh

Active Member
Ảnh quá đẹp, tks bác PN.

Bác đi Trùng Khánh về có mang đặc sản nổi tiếng trên đó làm quà cho anh em HN không đấy? Hay là chưa đến mùa nhỉ?
 
Giờ mời các bạn xem phóng sự ảnh về thác Bản Giốc (Trùng Khánh - Cao Bằng)







Đây là phần thác nằm trên địa phận Việt nam




Cột mốc được cắm lại theo hiệp nghị biên giới trên bộ Việt Trung


Toàn cảnh chụp từ trên cao, phía bên Việt nam

 
Ảnh quá đẹp, tks bác PN.

Bác đi Trùng Khánh về có mang đặc sản nổi tiếng trên đó làm quà cho anh em HN không đấy? Hay là chưa đến mùa nhỉ?
Ai đã một lần ăn hạt dẻ Trùng Khánh thì sẽ khó quên được vị bùi, béo ngậy và đặc biệt là thơm của hạt dẻ Trùng Khánh. Về ngoại hình thì không khác gì hạt dẻ Trung Quốc bán đầy đường. Hạt dẻ thì phải khoảng 1 tháng nữa mới đến mùa, mà mùa của nó thì rất ngắn và đặc biệt là khó bảo quản. Chỉ 2, 3 ngày là có hạt đã hỏng. Nếu mua tại HN thì chắc chắn là hạt dẻ tầu có tẩm ướp rồi :p
 
Xin mời tiếp phóng sự ảnh - Động Ngườm Ngao. Có nghĩa là Hồ Gầm (cô hướng dẫn viên giải thích vậy). Đây là 1 động đá rất lớn và đẹp ở Việt Nam. Động dài 2,1 km. Có suối ở trong động. Ngày xưa đi động thì cực kỳ rùng rợn, sẽ bị ướt và bẩn, có lúc còn đi lạc, phải tìm đường (thích hợp với ai ưa mạo hiểm). Động vào thăm ở một cửa và ra khỏi động ở cửa khác. Hiện tại thì vào thăm động khá dễ dàng, thoải mái do đã được đầu tư làm đường, hệ thống chiếu sáng. Quãng đường thăm động là khoảng 900 m (không thích bằng ngày xưa - ý kiến cá nhân thôi :D)



Các nhũ đá trong động - rất đẹp. Cá nhân thì thấy đẹp hơn ở Phong Nha, Hạ Long ... Ghét nhất là ơ Phong Nha, Hạ Long còn chiếu sáng xanh đỏ tím vàng nữa.






Đài sen, cây vàng, cây bạc.... trong động còn có những chỗ do nước ăn mòn thành như các ruộng bậc thang, nhất là lúc nào có nước, đúng như phong cảnh của bản làng.





Ngày xưa thì chỗ này phải bò mới qua được. Mà khi đến đây thì tưởng rằng không có lối đi, thế nhưng khi đi qua thì thực sự ngạc nhiên với một không gian rộng (động có chỗ có thể chứa đến cả ngàn người)

 

KimCuong

Active Member
Cái ảnh này mà thêm cái gậy tre bên tay trái nữa thì quá đẹp. Đúng tố chất của ông Phước Hờ Nờ! Hehehehehe

 
Gửi tiếp các ACE phóng sự
Đây là 1 cá thể cộc tại Trùng Khánh, giới tính cái, nặng tầm 13-14 kg thôi. Chó được 5, 6 tuổi. Rất khôn (chủ nhà phải gọi mãi mới sang và cho chụp ảnh :D)





Em chó tơ này khá đẹp


Xôi nếp nương lá cẩm và thịt gà leo cây cho bữa trưa



và gà tre tầm tít. Gia chủ có một đàn, đây là con trống đầu đàn, nặng tầm 400 - 450g. Rất tiếc là không sắp xếp được chứ không phải bắt vài em về nuôi. Gà thuần và đẹp

 

TaiVenh

Active Member
2 cá thể gặp trên đỉnh đèo gió
Mầu đen tuyền, đẹp
Chú cẩu này trông ấn tượng quá nhỉ? Mặt mũi lừ lừ thế này trông nhà tốt phải biết :-bd.

Nhìn đĩa xôi cẩm với đĩa gà vườn của ông Phước mà thấy nhớ núi rừng Tây Bắc quá. Nhưng hình như mâm cơm còn thiếu mấy cút rượu ngô thì phải. Nhìn cứ trống vắng thế nào ấy :D
 
Chú cẩu này trông ấn tượng quá nhỉ? Mặt mũi lừ lừ thế này trông nhà tốt phải biết :-bd.

Tôi cũng rất thích đôi cẩu này. Đặc biệt là con "Đen" - to con tầm 25 kg. Theo bà chủ quán thì đêm mới trông nhà tốt, còn bình thường thì lành do quán có nhiều người ra vào :D

Nhìn đĩa xôi cẩm với đĩa gà vườn của ông Phước mà thấy nhớ núi rừng Tây Bắc quá. Nhưng hình như mâm cơm còn thiếu mấy cút rượu ngô thì phải. Nhìn cứ trống vắng thế nào ấy :D
Có rượu chứ, nhưng hôm đó là rượu ong ngâm cả tổ, mới lại đất Cao Bằng không có rượu ngon, nhất là rượu ngô, có hôm về hồ Ba Bể uống rượu ngô với cá hồ thì ... chèm chẹp - NGON.
 
Tiếp - Hồ Ba Bể (Bắc Kan)

Nếp nhà sàn của người Tày nép mình bên hồ vào sáng sớm (bản pác ngòi - hồ Ba Bể)



Các chú cún đùa chơi vào sáng sớm - tại bản rất ít chó. Theo người dân ở đây thì họ không có thời gian chăm sóc cũng như phòng bệnh nên chó chết nhiều. An ninh của vùng thì đảm bảo nên không cân nuôi chó. Chó ở vùng này nhỏ con và phải nói là xấu so với Lào Cai, Sapa, Hà Giang ...





 

trangki

New Member
hay quá các chú ơi.Cháu là thành viên mới lại là dân 9x nhưng thật sự cháu rất mê chó.Chiều nay chau học tiết Tin tại trường mà "đành lòng" dành cả buổi học để xem.Cháu thấy những bức ảnh của các chú về cảnh nguwoif dân và đặc biệt là các chú cẩu rất rất đẹp.Nhà cháu cũng co một chú nhưng mà cháu vẫn mong có thể mang một em Cộc hay một em Bắc hà về nuôi.Chó Việt nam mình thật đẹp lại khoon nữa trông nhà thì khỏi chê luôn ước mong được một lần được đi tầm chó với các chú
 

Shakhi Viet

Active Member
Trích

Mở đường trên thượng nguồn sông Chảy...
Ông Lương và trưởng bản Sùng Seo Châu trong niềm vui đường vào Cốc Dế.

Ông Đỗ Minh Lương - Phó Chủ tịch UBND huyện Si Ma Cai (huyện mới tái lập, xa xôi, vất vả nhất của tỉnh Lào Cai) nổi tiếng là một người năng đi rừng leo núi, năng trải lòng với thôn xa bản vắng.

Trong một bận lếch thếch đi bộ nhiều tiếng đồng hồ hút mãi lên thượng nguồn sông Chảy giáp biên giới Việt - Trung, ghé vào kiểm tra tình hình ở bản Cốc Dế, xã Bản Mế, ông Lương đã suýt bỏ mạng vì trượt chân từ vách núi dựng trời xuống sông Chảy. Ai đó thở dài, biết bao giờ đường vào tới chỗ này.
... Cho đến một ngày, ông Lương rủ tôi đi thông xe, đi đặt tên mới Ậu Tu Đế cho con dốc chết người ở thượng nguồn sông Chảy.
Sông Chảy hứa sẽ chảy ngược
Có lần ông cùng đồng chí Sương - Bí thư Huyện uỷ Si Ma Cai (nay là Tổng Biên tập Báo Lào Cai) vào Cốc Dế. Mỗi người cầm một con dao, nai nịt từ đầu đến chân, vừa đi vừa mở đường men theo sông Chảy rậm rịt.
Đường ven sông cao và bé đến mức nó đã trở thành huyền thoại trong ký ức khiếp đảm của nhiều công an, bộ đội, giáo viên cắm bản và bà con thường qua lại. Bám vách đá cao vọi, ngoái nhìn xuống sông Chảy xanh nhờ thấy chóng mặt, đá tảng đùn lên lố nhố, đá ken dày ở hai bên bờ, rừng già lúp xúp bò lan ra sát mặt nước.
Đường, nhiều đoạn, chỉ gồm mấy mỏm đá bé đúng bằng bàn chân người. Đặt chân rồi thì phải bước, đường không đủ chỗ để hai cái chân đứng cùng một gờ đá. Trượt chân là mất mạng.
Với hơn bốn chục hộ dân, chủ yếu người Mông và người Tày sinh sống, bản Cốc Dế chưa bao giờ dám mơ có đường ôtô vào tới nơi. Vì những trái núi quá lớn án ngữ khắp hơn hai chục cây số đường dọc sông.
Cũng vì Cốc Dế là miền đất... ngõ cụt, thật hiếm tiềm năng "nóng hổi" nào có thể câu kéo nhà đầu tư sốt sắng mở đường lên thượng nguồn sông Chảy tít mù xa. Cụ già ở Cốc Dế thở hắt ra: Đường vào đến được bản tao, thì có mà sông Chảy chảy ngược dòng.
Ông Lương nghe mà thương quá: "Chúng tôi hứa, năm 2007, xe máy sẽ đi được vào bản". Cụ già người Mông vẫn lẩm bẩm: "Ta sống gần 100 năm rồi. Sông Chảy không hứa sẽ chảy ngược được đâu, cán bộ à".
Trưởng bản Sùng Seo Châu thấy "căng" quá mới đỡ lời cán bộ Lương, bằng tiếng Mông, tạm dịch: "Các cụ à, cán bộ hứa bao nhiêu lần rồi, có lần nào sai hứa đâu. Lần này, sông Chảy không chảy ngược được, đá không mọc trên đầu người được, nhưng các cụ cứ chờ đợi, đến năm 2007 xem đường có vào Cốc Dế ta không đã, rồi sẽ... có ý kiến". Mấy cụ già cùng thốt lên "chà chà" rồi xoa xoa tay nhìn cán bộ Lương. Đồng loạt cạn một bát rượu ngô, hy vọng.
Ông Lương thương bà con quá mà mạnh dạn hứa, dẫu biết rằng, mọi việc không đơn giản tí nào. Ai đó bảo, xin dự án, con đường phải hiệu quả này nọ cơ; mà Cốc Dế là bản cụt, chả có tiềm năng gì.
Ông quắc mắt: Hiệu quả kinh tế nào so sánh được với nỗi khát khao và niềm vui mở đường của bà con mình? Dẫu gì thì đi "xin" dự án, quy trình của nó vẫn hơi lâu. Thỉnh thoảng bà con về huyện lại chân đất, đi bộ đến gặp ông Lương, có hôm xách theo hũ rượu ngô nấu bằng nước bản Cốc Dế, ý nhị nhắc: Sao đường lâu về đến bản Cốc Dế thế, chú Lương à (?!).
Đỉnh điểm của việc "hối lộ" làm đường (theo cách nói vui) là khi ông Lương cùng cấp trên vào khảo sát tuyến đường, bà con biếu một con chó nhầng nhầng lớn về nuôi làm kỷ niệm.
Giống chó của người Mông, sống quen giữa khắc nghiệt hoang vu, cực kỳ tinh ranh. Ông Lương leo núi, chân bám đá như sơn dương. Đến quành sông Chảy có vách đá chìa ra, người phải bước dứt khoát, bám vào rễ cây vượt qua. Người nhảy được, nhưng chó thì không thể đu lên như... người. Thế là người phải cõng chó trong một cái gùi. Câu chuyện thật mà như huyền thoại. Kỷ niệm ấm áp, ngồ ngộ nhưng xé lòng.
Đặt tên cho dốc Cõng Chó
Lần đầu tiên có đường, người ta có thể đi bộ, đi ôtô, xe máy vào Cốc Dế thay vì leo trèo đu bám trên vách núi vực sông như trước đây.

Hôm nay, cuối tháng 12.2006, mượn chiếc xe Vitara hai cầu của Ngân hàng Chính sách huyện nghèo mới tái lập trên đá (cách TP.Lào Cai gần 100km), tôi, ông Lương và nhóm cán bộ huyện vào Cốc Dế để kiểm tra đường lần cuối trước giờ thông xe. Nhìn vách đá, Hoàng Quốc Toản, công an huyện cắm xã Bản Mế, ngồi trong ôtô cứ lắc đầu: Lúc mới về nhận công tác, em cứ nghĩ mình phải đầu hàng những vách núi kia. Giọng ông Lương hào hứng:
- Chỗ này đây, chỗ này tớ trượt chân suýt chết. Giời ơi, họ xẻ đôi được quả núi này rồi kia à?
Xe ôtô bé nhỏ như cái bao diêm trước mênh mông vách núi bờ sông. Sát mép vách núi dựng một tấm bảng lớn: "Đường Cốc Cọc - Cốc Dế. Chủ đầu tư: BQL Dự án giảm nghèo Lào Cai. Đơn vị thi công: Công ty TNHH Anh Nguyên. Khởi công, tháng 4 năm 2006...".
Đường ôtô sắp vào đến Cốc Dế. Ông Lương thầm thì: Gặp lại tôi, các cụ vui lắm, uống rượu thì phải biết. Không phải mang rượu ngô ra huyện "bôi trơn" dự án nữa nhé. Giá mà gặp Sùng Seo Châu, trưởng bản Cốc Dế ở đây, thì ông ấy sẽ sờ lên đầu phó chủ tịch huyện xem đá đã mọc lên đầu ông ta chưa.
- Trời ơi, chú Lương!
Giọng người đàn ông mặc chiếc áo ngành công an cũ sờn vọng ra từ sau khối đá lớn. Ra là trưởng bản Châu. Ông Châu 51 tuổi, nắm tay ông Lương giậm chân bành bạch, mặt lấp lánh niềm vui. Sùng Seo Châu kéo tuột đoàn khách về Cốc Dế, bữa tiệc núi rừng được dọn ra trong niềm vui mở đường của người Mông, người Tày.
Ông Lương kéo trưởng bản Sùng Seo Châu ra mép sông Chảy, dí dủm: Chỗ này là chỗ em cõng chó vượt núi đây này, bác Châu. Tiếng Mông cõng một vật gì trên lưng tức là gì hả bác? Là "Ậu". Được rồi, thế con chó gọi là gì, rồi: "Tu đế".
Em và bác sẽ đặt cái dốc khủng khiếp chòi ra sông Chảy từng doạ bao nhiêu mạng người này là dốc "Ậu Tu Đế". Bác Châu đồng ý không? Một cái dốc mà xưa kia, để dắt được con chó săn đệ nhất của bản Cốc Dế vượt qua nó, người ta phải cõng chó!
Dọc đường về, hỏi quê đâu ta, hoá ra ông Lương là người Phú Thọ lên bắc ải Lào Cai "đồn trú" đã ngót chục niên. Tôi buột miệng: Mấy cái Tết chưa được về thăm vợ con, suốt ngày leo rừng và hứa cho "sông Chảy chảy ngược" thế này, các anh thiệt thòi quá.
Ai ngờ, Phó Chủ tịch huyện Đỗ Minh Lương gay gắt: "Ô hay, mình hy sinh một tí, mang hạnh phúc cho bao nhiêu bà con. Mình phải vui vì điều đó mới phải chứ". Ông, lại thêm một lần bần thần: "Bà con mình tốt lắm".
Có thêm một con đường khảm trên đá cho bà con đi đến văn minh đã đành. Cái quan trọng hơn là con đường mà ông Lương và các đồng chí của mình đã, đang và sẽ theo đuổi: Nỗ lực đem thêm thật nhiều niềm vui và ánh sáng đến cho bà con mình. Nhất là bà con còn chịu nhiều thiệt thòi trên núi đá khắc nghiệt tít mãi nơi thượng nguồi biên ải, như Cốc Dế.

Phóng sự của Đỗ Doãn Hoàng
 

Shakhi Viet

Active Member
Mình tìm được bài này, chỉ đích địa điểm có chó HMông mà chả có ai ấn nút Cám ơn
Ngóng mãi
 

tuyluy

Member
Mình tìm được bài này, chỉ đích địa điểm có chó HMông mà chả có ai ấn nút Cám ơn
Ngóng mãi
Tuyluy vừa đi họp ở Sapa về, vội vàng phải cảm ơn bác SHAKHI ngay đây :D May quá chị đã có em PAO cộc rồi chứ nếu không mà đi theo chỉ dẫn đến Cốc Dế thì có mà......! :)) có ngay.

Ở Sapa chị gặp 2 em chó to thù lù này, trông cứ lừ lừ, tùy không có vẻ nguy hiểm gì, nhưng trông mặt nó mình thấy cũng ngại không dám lại gần, chụp ảnh em nó cũng phải rón rén.

Em PAO cộc nhà chị được 5 tháng rồi, tai vẫn còn hơi hơi cánh cụp cánh xòe, nhưng phải nói là "tư cách giữ nhà của em PAO" so với tất cả đàn chó nhà tuyluy thì Hmông Cộc là Number ONE các bác nhé. Hôm nào phải tổng kết lại sau.

Đây là ảnh 2 em chó có lẽ là Hmong đuôi dài, cũng đến từ Côc Dế về SAPA hay sao ấy.Dog Eye





 

ngoc khoa

Member

nhìn cún thứ 2 từ trên xuông giông chú này em cũng gặp ở bản cát cát không biết có phải không chị nhỉ
 

tuyluy

Member

nhìn cún thứ 2 từ trên xuông giông chú này em cũng gặp ở bản cát cát không biết có phải không chị nhỉ
Đúng rồi em đó ở bản Cát cát đấy, trông em nó lừ lừ mình chụp ảnh phải rón rén. Còn em to lù lù kia hình như là đã già rồi nên có vẻ lờ đờ, em này ở ngõ đi vào khách sạn Châu Long, Cầu Mây. Mà có vẻ như cả Sapa có mỗi 2 em này là chó Mèo thì phải, ngoài ra toàn thấy chó lai, chó phốc, chó Nhật, chó Berger...gì gì nữa. Ngay ở trong bản Cát cát cũng chẳng thấy chú chó Mèo nào có vẻ thuần chủng như chú chó đen trong ảnh này. Có thể là chị nhầm, nhưng quả thật chẳng gặp chú nào hay hơn. :D
 
lâu quá rồi , đọc lại thấy háo hức thật , có ai làm chuyến nữa post cho anh em tham khảo với
 

ngoc khoa

Member
Cũng đã lâu lắm rồi, hôm nay mới lại trở lại diễn đàn bở những cảm xúc ùa về khi nhận cuộc gọi từ Mr. Phước. Một người bạn một người đàn anh quen nhau trong chuyến đi vài năm về trước- Tây bắc tầm cẩu.. Mình thấy hình như dạo này diễn đàn không còn được nhộn nhịp như 2 năm về trước nữa thì phải, có phải do cơm áo gạo tiền đã lấy đi của các bạn, các anh, và các chị quá nhiều thời gian? Có lẽ nào
 
Top