tieumaongoc
Member
Nguồn : http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/08/3BA12B34/
Phát hiện chú chó đen đang lang thang, cả tổ lao xuống. Cũng chặn đầu, tròng thòng lọng nhưng lần này chú cún nhanh chân tẩu thoát. Đoạn phố vẳng lại tiếng ăng ẳng. Cả tổ vội lên xe, bỏ ngoài tai sự kỳ thị, phản ứng của một số người dân.
Với hai bảng cảnh báo đề phòng chó lang thang đính gần suốt hai hông, chiếc xe với 5 thành viên của đội bắt chó rong ruổi khắp 21 quận, huyện.
Xe đang lăn bánh trên đường Trường Chinh, quận Tân Bình, chợt phát giác một chú chó trắng đang co chân tè vào cột điện, tổ viên Trương Văn Na nhanh chóng nhảy xuống chặn một đầu. Hai thành viên khác cũng lao xuống bao vây chú khuyển.
Ngoặt một cái, cây thòng lọng đã tròng vào cổ chú chó, siết chặt và thoắt đã thấy tất cả yên vị trong xe.
Một ngày săn bắt chó thả rông
Đến đường Phan Huy Ích, quận Tân Bình, phát hiện chú chó đen đang lang thang bên lề đường, cả tổ lại lao xuống. Cũng chặn đầu, tròng thòng lọng nhưng lần này chàng cún nhanh chân luồn qua tẩu thoát. Đoạn phố vẳng lại tiếng ăng ẳng. Cả tổ lên xe tránh phản ứng của một số người dân hiếu kỳ.
Xe chạy sang phường Tân Thới Nhất, Quận 12, lại một chú chó đi rông ngoài phố. Thấy động tĩnh, chú chó cuống cẳng chạy ngay vào ngôi nhà ven đường. Chủ nhà xông ra to tiếng làm huyên náo cả một góc đường. Cả đội vội ra hiệu cho tài xế vọt xe, tránh phiền phức.
Nhanh tay tóm gọn một chú chó chạy rông bên đường. Ảnh: Quốc Triều.
Từ nhiều năm nay, để đảm bảo an toàn cho người đi đường, phòng chống bệnh dại trong cộng đồng..., TP HCM đã thành lập Đội săn bắt chó đi rông. 7 thành viên trong đội, tính luôn cả tài xế, đội trưởng, hàng ngày chia ca nhau rảo khắp phổ phường Sài Gòn để thu gom chó thả rông, tạm giữ ở trụ sở 252 Lý Chính Thắng chờ chủ đến nộp phạt.
Tại chuồng nhốt, phần lớn các chú chó được chăm sóc khá kỹ, đặc biệt là khâu phòng chống bệnh dại lây lan. Sau 48 giờ, nếu chủ nhân không đến đóng phạt và nhận lại, người ta sẽ đem đi tiêu hủy. Thường những chú chó này được tiêm một liều thuốc và sau đó hỏa thiêu.
Tuy gánh trách nhiệm đảm bảo vệ sinh phòng dịch cho cộng đồng bằng cách lùng bắt, ngăn chặn chó đi rông, song các thành viên tổ bắt chó thường xuyên bị người dân phản ứng. Hơn mười năm gắn bó với nghề bắt chó thả rông, anh Lê Văn Quới trầm ngâm cho biết, đã không ít lần anh bị người dân chửi mắng, xua đuổi “thậm chí nhiều người dân còn đuổi theo ném đá, chửi bới”. Đó là chưa kể các tai nạn “nghề nghiệp” thường xảy ra.
Mới đây anh Trương Văn Na phải nằm viện vì bị tai nạn xe tông ở Nhà Bè trong lúc vây bắt một chú cún. “Nghề chọn người, chúng tôi làm nghề bắt chó vì được xã hội giao trách nhiệm mà cũng là mưu sinh nuôi gia đình nữa. Thế nhưng vì sự kỳ thị của nhiều người dân mà công việc thường khi rất nguy hiểm”, anh Na chia sẻ.
Việc bắt chó thả rông thường diễn ra trong 2 tiếng buổi sáng. Buổi chiều, những công việc còn lại là trực hoặc tiêm thuốc, có ai kêu đi bắt chó tiếp thì đi. Thu nhập cũng chỉ đủ để nuôi gia đình.
Tổ trưởng Vũ Quang Thông cho hay, công việc giữ vệ sinh an toàn, phòng chống dịch bệnh đã vất vả lại đòi hỏi sự theo dõi, quan sát và phối hợp với các đơn vị khác. Trung bình một ngày Đội bắt được khoảng 15 con, nếu thời tiết thuận lợi thì có thể còn cao hơn nhưng không phải người dân ai cũng thông cảm. “Anh em cũng vì mưu sinh cả thôi, nhưng ai mới về, không quen nghe những tiếng chửi rủa thì rất khổ”, ông trầm ngâm nói.
Ông Dương Thanh Đa, Đội trưởng kể ở đô thị người dân còn hiểu biết quy định, quản lý thú nuôi khá tốt không thả rông gây nguy hiểm cho cộng đồng, còn ở ngoại thành thì rất nhiều người coi chuyện thả rông là bình thường.
“Tôi nghĩ cần phổ biến nhiều hơn cho người dân hiểu và chấp hành các quy định về nuôi thú nuôi trong nhà, không nên để chó lang thang ngoài đường vì nguy hiểm cho cộng đồng. Chúng tôi bắt cũng chỉ làm theo quy định thôi”, ông Đa nói.
Theo quy định mới, từ 19/9 người nuôi chó phải đăng ký và được cấp sổ quản lý "Lúc đó việc thi hành nhiệm vụ của chúng tôi sẽ bớt khó khăn", ông đội trưởng hy vọng.
Đội bắt chó thả rông hoạt động mỗi ngày từ 6h đến 10h (trừ hai ngày cuối tuần). Bình quân mỗi ngày đội bắt được 15 con chó thả rông. Số chó này được tạm giữ tại 252 Lý Chính Thắng (quận 3). Khi đến nhận lại chó, chủ nuôi phải xuất trình chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh dại hợp lệ của chó bị bắt.
Chủ nuôi còn phải khai báo ngày giờ, địa điểm chó bị bắt và đặc điểm nhận dạng chó. Mức phạt hành chính có thể tới gần 400.000 đồng nếu chủ nuôi không có giấy chứng nhận tiêm phòng đầy đủ cho chó của mình (chưa tính chi phí nuôi dưỡng trong các ngày tạm giữ với mức 13.000 đồng một ngày).
Phú Sơn - Quốc Triều
Phát hiện chú chó đen đang lang thang, cả tổ lao xuống. Cũng chặn đầu, tròng thòng lọng nhưng lần này chú cún nhanh chân tẩu thoát. Đoạn phố vẳng lại tiếng ăng ẳng. Cả tổ vội lên xe, bỏ ngoài tai sự kỳ thị, phản ứng của một số người dân.
Với hai bảng cảnh báo đề phòng chó lang thang đính gần suốt hai hông, chiếc xe với 5 thành viên của đội bắt chó rong ruổi khắp 21 quận, huyện.
Xe đang lăn bánh trên đường Trường Chinh, quận Tân Bình, chợt phát giác một chú chó trắng đang co chân tè vào cột điện, tổ viên Trương Văn Na nhanh chóng nhảy xuống chặn một đầu. Hai thành viên khác cũng lao xuống bao vây chú khuyển.
Ngoặt một cái, cây thòng lọng đã tròng vào cổ chú chó, siết chặt và thoắt đã thấy tất cả yên vị trong xe.
Một ngày săn bắt chó thả rông
Đến đường Phan Huy Ích, quận Tân Bình, phát hiện chú chó đen đang lang thang bên lề đường, cả tổ lại lao xuống. Cũng chặn đầu, tròng thòng lọng nhưng lần này chàng cún nhanh chân luồn qua tẩu thoát. Đoạn phố vẳng lại tiếng ăng ẳng. Cả tổ lên xe tránh phản ứng của một số người dân hiếu kỳ.
Xe chạy sang phường Tân Thới Nhất, Quận 12, lại một chú chó đi rông ngoài phố. Thấy động tĩnh, chú chó cuống cẳng chạy ngay vào ngôi nhà ven đường. Chủ nhà xông ra to tiếng làm huyên náo cả một góc đường. Cả đội vội ra hiệu cho tài xế vọt xe, tránh phiền phức.
Nhanh tay tóm gọn một chú chó chạy rông bên đường. Ảnh: Quốc Triều.
Từ nhiều năm nay, để đảm bảo an toàn cho người đi đường, phòng chống bệnh dại trong cộng đồng..., TP HCM đã thành lập Đội săn bắt chó đi rông. 7 thành viên trong đội, tính luôn cả tài xế, đội trưởng, hàng ngày chia ca nhau rảo khắp phổ phường Sài Gòn để thu gom chó thả rông, tạm giữ ở trụ sở 252 Lý Chính Thắng chờ chủ đến nộp phạt.
Tại chuồng nhốt, phần lớn các chú chó được chăm sóc khá kỹ, đặc biệt là khâu phòng chống bệnh dại lây lan. Sau 48 giờ, nếu chủ nhân không đến đóng phạt và nhận lại, người ta sẽ đem đi tiêu hủy. Thường những chú chó này được tiêm một liều thuốc và sau đó hỏa thiêu.
Tuy gánh trách nhiệm đảm bảo vệ sinh phòng dịch cho cộng đồng bằng cách lùng bắt, ngăn chặn chó đi rông, song các thành viên tổ bắt chó thường xuyên bị người dân phản ứng. Hơn mười năm gắn bó với nghề bắt chó thả rông, anh Lê Văn Quới trầm ngâm cho biết, đã không ít lần anh bị người dân chửi mắng, xua đuổi “thậm chí nhiều người dân còn đuổi theo ném đá, chửi bới”. Đó là chưa kể các tai nạn “nghề nghiệp” thường xảy ra.
Mới đây anh Trương Văn Na phải nằm viện vì bị tai nạn xe tông ở Nhà Bè trong lúc vây bắt một chú cún. “Nghề chọn người, chúng tôi làm nghề bắt chó vì được xã hội giao trách nhiệm mà cũng là mưu sinh nuôi gia đình nữa. Thế nhưng vì sự kỳ thị của nhiều người dân mà công việc thường khi rất nguy hiểm”, anh Na chia sẻ.
Việc bắt chó thả rông thường diễn ra trong 2 tiếng buổi sáng. Buổi chiều, những công việc còn lại là trực hoặc tiêm thuốc, có ai kêu đi bắt chó tiếp thì đi. Thu nhập cũng chỉ đủ để nuôi gia đình.
Tổ trưởng Vũ Quang Thông cho hay, công việc giữ vệ sinh an toàn, phòng chống dịch bệnh đã vất vả lại đòi hỏi sự theo dõi, quan sát và phối hợp với các đơn vị khác. Trung bình một ngày Đội bắt được khoảng 15 con, nếu thời tiết thuận lợi thì có thể còn cao hơn nhưng không phải người dân ai cũng thông cảm. “Anh em cũng vì mưu sinh cả thôi, nhưng ai mới về, không quen nghe những tiếng chửi rủa thì rất khổ”, ông trầm ngâm nói.
Ông Dương Thanh Đa, Đội trưởng kể ở đô thị người dân còn hiểu biết quy định, quản lý thú nuôi khá tốt không thả rông gây nguy hiểm cho cộng đồng, còn ở ngoại thành thì rất nhiều người coi chuyện thả rông là bình thường.
“Tôi nghĩ cần phổ biến nhiều hơn cho người dân hiểu và chấp hành các quy định về nuôi thú nuôi trong nhà, không nên để chó lang thang ngoài đường vì nguy hiểm cho cộng đồng. Chúng tôi bắt cũng chỉ làm theo quy định thôi”, ông Đa nói.
Theo quy định mới, từ 19/9 người nuôi chó phải đăng ký và được cấp sổ quản lý "Lúc đó việc thi hành nhiệm vụ của chúng tôi sẽ bớt khó khăn", ông đội trưởng hy vọng.
Đội bắt chó thả rông hoạt động mỗi ngày từ 6h đến 10h (trừ hai ngày cuối tuần). Bình quân mỗi ngày đội bắt được 15 con chó thả rông. Số chó này được tạm giữ tại 252 Lý Chính Thắng (quận 3). Khi đến nhận lại chó, chủ nuôi phải xuất trình chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh dại hợp lệ của chó bị bắt.
Chủ nuôi còn phải khai báo ngày giờ, địa điểm chó bị bắt và đặc điểm nhận dạng chó. Mức phạt hành chính có thể tới gần 400.000 đồng nếu chủ nuôi không có giấy chứng nhận tiêm phòng đầy đủ cho chó của mình (chưa tính chi phí nuôi dưỡng trong các ngày tạm giữ với mức 13.000 đồng một ngày).
Phú Sơn - Quốc Triều