Trên đây là một lý thuyết rất cơ bản sơ khai về di truyền học. Theo mình nghĩ các thành viên muốn bảo tồn chó PQ cần quan tâm. Vì nếu không làm một cách khoa học thì chúng ta sẽ trở thành những người phá hoại nguồn ghen quý này. Đơn giản vì nhiều người rất giỏi đã nghiên cứu ra các lý thuyết này để những người nhân giống tiết kiệm được thời gian công sức và tiền bạc. Các nhà khoa học này đã mở cho chúng ta một con đường cao tốc để cho chúng ta đi, tại sao ta không chịu học hỏi mà đi theo lại cứ băng rừng băng ruộng để đi nhỉ?
Vậy ở Đại học một sinh viên tìm hiểu về nhân giống vật nuôi sẽ phải học những gì:
Dưới đây là đề cương môn học Chọn và nhân giống vật nuôi của PGS.TS Nguyễn Minh Hoàn ĐHSP Huế
SNL34. CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
2. Số đơn vi học trình: 2
3. Trình độ: cho SV năm thứ 3
4. Phân bổ thời gian
- Lên lớp: 25 tiết
- Tham quan cơ sở vật nuôi: 5 tiết (nếu có điều kiện)
5. Điều kiện tiên quyết
Học phần này học sau khi đã học di truyền động vật, hóa sinh động vật, giải phẫu, sinh lý động vật, xác suất thống kê.
6. Mục tiêu của học phần
Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể nhận biết được đặc điểm của các giống vật nuôi, phân loại đánh giá giống vật nuôi, biết được các phương pháp chọn lọc và nhân giống vật nuôi. Trên cơ sở các hiểu biết đó, sinh viên có thể đề xuất các biện pháp công tác giống phù hợp với điều kiện chăn nuôi đem lại năng suất và hiệu quả tốt hơn.
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần này bao gồm các nội dung về lịch sử hình thành giống vật nuôi, công tác giống ở nước ta sau khi hòa bình lập lại đến nay. Nguồn gốc và sự thuần hóa, thích nghi của vật nuôi và đặc điểm của các giống vật nuôi ở nước ta. Các khái niệm về ngoại hình thể chất, sinh trưởng, phát dục, sức sản xuất của vật nuôi. Khái niệm về chọn lọc và nhân giống vật nuôi, các phương pháp chọn lọc, nhân giống. Các biện pháp tổ chức công tác giống ở nước ta.
8. Nhiệm vụ của sinh viên
Sinh viên phải theo học và làm đầy đủ các công việc theo yêu cầu của các quy chế và quy định về đào tạo của Trường ĐHSP Huế.
- Tham quan cơ sở chăn nuôi (nếu có điều kiện)
9. Tài liệu học tập
a. Giáo trình chính:
1. Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Minh Hoàn, Lê Đình Phùng (2006), Chọn giống và nhân giống vật nuôi, NXB ĐH Huế.
- Tài liệu tham khảo:
2. Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng (1999), Cơ sở di truyền chọn giống động vật, NXB Giáo dục.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
- Dự lớp: điểm chuyên cần chiếm 10%
- Kiểm tra học trình chiếm 20 %
- Thi kết thúc học phần: điểm thi học phần chiếm 70%
11. Thang điểm: 10 (Mười)
12. Nội dung chi tiết của học phần
Chương I. Lịch sử hình thành giống vật nuôi. Công tác giống ở nước ta
I. Lịch sử hình thành giống vật nuôi
II. Định nghĩa, phân loại giống vật nuôi
III. Công tác giống ở nước ta
Chương II. Nguồn gốc và sự thuần hóa vật nuôi
I. Nguồn gốc vật nuôi
II. Sự thuần hóa vật nuôi
1. Những thay đổi của thú hoang qua quá trình thuần hóa
2. Những thay đổi của bản thân thú hoang qua quá trình thuần hóa
III. Sự thích nghi của vật nuôi
1. Khái niệm về thích nghi
2. Cơ sở đánh giá thích nghi
3. Ứng dụng của thích nghi trong công tác giống vật nuôi
IV. Đặc điểm của một số giống vật nuôi ở nước ta
Chương III. Ngoại hình và thể chất của vật nuôi
I. Khái niệm về ngoại hình
II. Đặc điểm ngoại hình theo hướng sản xuất
III. Khái niệm về thể chất của vật nuôi
IV. Phân loại thể chất
V. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành thể chất
VI. Thể trạng của vật nuôi
Chương IV. Sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
I. Khái niệm về sinh trưởng và phát dục
II. Các quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi
III. Phương pháp đánh giá sinh trưởng, phát dục của vật nuôi
IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi
Chương V. Sức sản xuất của vật nuôi
I. Khái niệm về sức sản xuất và ý nghĩa của việc đánh giá sức sản xuất
II. Sức sinh sản của vật nuôi
III. Sức sản xuất sữa của bò sữa
IV. Sức sản xuất thịt
V. Sức sản xuất trứng của gia cầm
Chương VI. Chọn lọc và nhân giống vật nuôi
I. Khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi
II. Các phương pháp chọn lọc
1. Chọn lọc theo quan hệ huyết thống
2. Chọn lọc theo số lượng tính trạng
III. Nhân giống vật nuôi
1. Giao phối cận huyết
2. Nhân giống thuần chủng
3. Ưu thế lai
4. Các phương pháp lai tạo giống
Chương VII. Tổ chức công tác giống vật nuôi
I. Mục đích, yêu cầu
II. Định hướng phát triển chăn nuôi
III. Chương trình công tác giống
IV. Mô hình hóa cấu trúc nhân giống
V. Các biện pháp tổ chức quản lý
13. Cấp phê duyệt: Trường
Người viết đề cương
PGS.TS Nguyễn Minh Hoàn
Thực sự nhiều vấn đề hơn tôi nghĩ! Mà ở cấp độ sinh viên này cũng chưa là gì cả, bằng chứng sv ra trường vẫn chưa đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Vẫn còn phải học nân cao hơn những kiến thức này!
Nhìn thấy cái đề cương này choáng quá, không biết có nên tiếp tục con đường bảo vệ nguồn ghen chó PQ nữa hay chỉ nuôi cho vui thôi! Nếu không hội đủ các kiến thức cơ bản thì có thể tôi lại trở thành một kẻ phá hoại hơn là một người đóng góp để bảo tồn chó PQ. .