• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Hỏi về xoáy của chó Phú Quốc

catsamac

Member
Xin ý kiến số lượng xoáy trên người chó PQ của mọi người? Đặc điểm đặc biệt?

Nói đến chó PQ ngoài cái dải lông mọc ngược còn là xoáy. Vậy mọi người thử thống kê số lượng xoáy, vị trí xoáy nha. Ai có chó Thái tiện thể cũng thống kê luôn để tiện so sánh.

2 con chó nhà mình có 13 cái xoáy:
- Xoáy bờm lưng: 02
- Xoáy dưới mõm: 02 cái (có 1 con mọc liền tạo thành dải lông mọc ngược dưới mõm)
- Xoáy ở cổ : 02 cái đối xứng nhau
- Xoáy ở khuỷ chân trước: 04 cái hai cái phía sau, hai cái phía trước (hơi lùi về phía cổ)
- Xoáy giữa ức: 01 cái
- Xoáy ở mông: 02 cái

Ngoài ra 2 con này đều chỉ có 9 vú?
 

yennhi

Member
Nói đến chó PQ ngoài cái dải lông mọc ngược còn là xoáy. Vậy mọi người thử thống kê số lượng xoáy, vị trí xoáy nha. Ai có chó Thái tiện thể cũng thống kê luôn để tiện so sánh.

2 con chó nhà mình có 13 cái xoáy:
- Xoáy bờm lưng: 02
- Xoáy dưới mõm: 02 cái (có 1 con mọc liền tạo thành dải lông mọc ngược dưới mõm)
- Xoáy ở cổ : 02 cái đối xứng nhau
- Xoáy ở khuỷ chân trước: 04 cái hai cái phía sau, hai cái phía trước (hơi lùi về phía cổ)
- Xoáy giữa ức: 01 cái
- Xoáy ở mông: 02 cái

Ngoài ra 2 con này đều chỉ có 9 vú?
Theo em nghỉ bao nhiêu xoáy không quan trọng mà vấn đền là xoáy cần phải đẹp và cân đối và sau này nếu chó PQ đ.c thi thố, so sánh nhiều thì trước là sẽ tuyển chọn về ngoại hình và kế tiếp là đến xoáy.

Em thấy chó Nam Phi người ta cũng đã có tiêu chuẩn này ( VD: trên dải long mọc ngược ấy có 2 xoáy thì 2 xoáy ấy phải cân = và đối xứng, họ còn so sánh độ cân = của xoáy với vai con chó..v..v..) con nào không đủ các tiêu chuẩn sẽ bị loại ( cái này em xem ở đâu đó nhưng giờ quên rồi ai biết nhờ bổ sung giúp :love struck: )

CÒn em PQ nhà ta cứ từ từ đả, dẩu biết là sẽ còn lâu nhưng với việc mọi người đang cố gắn và tâm huyết như lúc này thì nó là điều có thể ( hết nạt rồi sẽ tới mở thoi mà ) rồi em sẽ Good như ai kia...!:-bd

Quay lại vấn đề bao nhiêu xoáy thì ui thui PQ nhà em đếm không hết ^^!
 

dthong

New Member
sự di truyền của xoáy

Tình cờ thấy bài này nói về sự di truyền của xoáy trên chó Rhodesian Ridgeback . Có lẽ ở chó Phú Quốc nó cũng tương tự .
http://www.rhodesianridgebackhealth.org/resources/ridgegenetics.html

Theo đó thì xoáy là gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường (không phải nhiễm sắc thể giới tính) . Chỉ cần một trong hai bố mẹ có xoáy thì trong bầy chó có sẽ có con có xoáy . Điều đó có thể giải thích được vì sao có nhiều chó có xoáy nhưng trông rất tạp như chó xù, chó phốc . Nếu ta lấy một con chó xoáy xấu xí nào đó lai với một con chó săn ví dụ chó săn Tây Ninh thì sẽ có một con chó xoáy nhìn đẹp như chó Phú Quốc . Qua bài nói trên ta cũng thấy rõ rằng trong quần thể chó Rhodesian RB cũng có nhiều con sanh ra không có xoáy và ngay cả chó Thái cũng vậy, vẫn có con sanh ra cũng không có xoáy vì cả hai cha mẹ đều mang gene lặng không xoáy . Tuy nhiên người ta cũng không cố gắng loại gene không xoáy ra khỏi chó RRB vì theo các chuyên gia thì ngay cả những con chó Khoi Khoi tổ tiên của RRB cũng có con không xoáy cho nên việc loại gene không xoáy ra khỏi cho RRB là không cần thiết . Trong tương lai các nhà khoa học có thể kiểm tra máu chó và biết chúng có mang gene xoáy hay không.
 

catsamac

Member
theo bác "ghen xoáy là ghen trội" theo luật di truyền tạm ký hiệu là AA. gen không xoáy (các loại chó ko có xoáy) ký hiệu là aa. Theo một thí nghiệm trong sách giáo khoa phổ thông: bài Lai một cặp tính trạng

Giả sử cho lai giống thuần chủng (gen tất cả đều giống nhau khác mỗi ghen xoáy (AA) và ko xoáy (aa). Khả năng xuất hiện xoáy ở đời tiếp theo như sau:

F1: Aa: tất cả đều có xoáy

F2: 253 cá thể lai F1 cho lai tạo với nhau (F1xF1) số lượng chó có xoáy và không xoáy được tạo ra như sau

574 (A-): có xoáy 1850: không có xoáy (aa)

Vậy tại sao lại cần có xoáy: có xoáy sẽ khôn ---> không có cơ sở khoa học, nhiều loại chó khác không có xoáy vẫn rất khôn, săn bắt vẫn giỏi, chạy nhanh, khoẻ, trung thành,....!

Có xoáy sẽ tạo ra sự khác biệt về hình dáng: đúng ===> chỉ có 3 loại chó được công nhận có xoáy. ở đây nhấn mạnh đặc điểm của chó PQ là có xoáy, như vậy thì các con chó không có xoáy kể cả do chó PQ (có xoáy)sinh ra sẽ không coi là chó PQ. Tương tự với các đặc điểm khác. Vấn đề là khi ta đưa quá nhiều tiêu chuẩn vào để mô tả chó PQ thì nhiều khi chẳng có con chó nào đủ tiêu chuẩn gọi là chó PQ - theo cách đánh giá của chúng ta. Vì theo nguyên tắc khoa học khi đưa ra một tiêu chuẩn, một lý thuyêt,....thì nó sẽ mang tính chất tuyệt đối. Mỗi câu mỗi chữ phải chính xác, không thừa một từ. Khi kiểm chứng thực tế nếu có một trường hợp sai/ tỉ ttrường hợp đúng thì tiêu chuẩn hay lý thuyết đó sai. Tương tự nếu một ngàn đặc điểm đúng mà chỉ cần một đặc điểm không đúng theo phân loại thì cá thể sẽ không nằm trong loại được nhận dạng theo tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, thực tế thì chó PQ vẫn tồn tại khách quan không theo ý muốn áp đặt chủ quan của chúng ta. Kể cả FCI có công nhận hay không thì nó vẫn là nó!


Toàn bài: Lai một cặt tính trạng - Sinh học 9

LAI Một cặp tính trạng

1. KHÁI NIỆM VỀ LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG

ví dụ: Đậu hà lan
PTC: hạt vàng x hạt xanh
PTC: hạt trơn x hạt nhăn
Khái niệm: Lai một cặp tính trạng là phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng tương phản.

2. ĐỊNH LUẬT 1 VÀ 2 CỦA MENĐEN:

2.1.Thí nghiệm:

253 hạt lai được gieo thành công

2.2. Phát biểu định luật:


a. Định luật 1:

Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản thì con lai F1 chỉ biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ.
Tính trạng xuaât hiện ở F1 gọi là tính trạng trội, tính trạng không xuaât hiện ở F1 gọi là tính trạng lặn.

b. Định luật 2:

Tiếp tục cho các cơ thể lai thuộc thế hệ thứ nhất (F1) tự thụ phấn hoặc giao phấn với nhau thì ở thế hệ thứ hai (F2) có sự phân ly tính trạng theo tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.

CÁC KẾT QUẢ LAI ĐƠN TÍNH CỦA MENĐEN:

4. GIẢI THÍCH ĐỊNH LUẬT 1 VÀ 2 CỦA MENĐEN:

4.1. Theo Menđen:

Menđen cho rằng các tính trạng được xác định bởi nhân tố di truyền (element) mà sau này được gọi là GEN và có hiện tượng giao tử thuần khiết khi F1 hình thành giao tử.

4.2. Theo thuyết NST:

Thuyết NST cho rằng các GEN nằm trên NST ở các vị trí xác định thì sự phân ly và tổ hợp của các cặp NST dẫn đến sự phân ly và tổ hợp của cặp GEN tương ứng.
Tất cả hạt vàng
Gt:
F1:
Giải thích phép lai sau theo thuyết NST:
Tỉ lệ kiểu Gen: 1AA : 2Aa : 1aa
Tỉ lệ kiểu hình : 3 hạt vàng : 1 hạt xanh
GF1:

3. TRỘI KHÔNG HOÀN TOÀN:

VD: Hoa Dạ Lan
PTC: hoa đỏ (AA) x hoa trắng (aa)
Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ .

5. NHỮNG ĐIỀU KIỆN NGHIỆM ĐÚNG CỦA ĐỊNH LUẬT 1 VÀ 2 CỦA MENĐEN :

- Các cặp bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai.
- Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
- Số cá thể phân tích phải lớn

6. Ý NGHĨA CỦA ĐỊNH LUẬT 1 VÀ 2 CỦA MENĐEN:

a) Lai phân tích: Là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu Gen.

VD:

b) Ứng dụng vào thực tiễn sản xuất : Tạo ưu thế lai, ...

(A A)
(A a)


 

catsamac

Member
Trên đây là một lý thuyết rất cơ bản sơ khai về di truyền học. Theo mình nghĩ các thành viên muốn bảo tồn chó PQ cần quan tâm. Vì nếu không làm một cách khoa học thì chúng ta sẽ trở thành những người phá hoại nguồn ghen quý này. Đơn giản vì nhiều người rất giỏi đã nghiên cứu ra các lý thuyết này để những người nhân giống tiết kiệm được thời gian công sức và tiền bạc. Các nhà khoa học này đã mở cho chúng ta một con đường cao tốc để cho chúng ta đi, tại sao ta không chịu học hỏi mà đi theo lại cứ băng rừng băng ruộng để đi nhỉ?

Vậy ở Đại học một sinh viên tìm hiểu về nhân giống vật nuôi sẽ phải học những gì:
Dưới đây là đề cương môn học Chọn và nhân giống vật nuôi của PGS.TS Nguyễn Minh Hoàn ĐHSP Huế

SNL34. CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI

2. Số đơn vi học trình: 2

3. Trình độ: cho SV năm thứ 3

4. Phân bổ thời gian

- Lên lớp: 25 tiết

- Tham quan cơ sở vật nuôi: 5 tiết (nếu có điều kiện)

5. Điều kiện tiên quyết

Học phần này học sau khi đã học di truyền động vật, hóa sinh động vật, giải phẫu, sinh lý động vật, xác suất thống kê.

6. Mục tiêu của học phần

Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể nhận biết được đặc điểm của các giống vật nuôi, phân loại đánh giá giống vật nuôi, biết được các phương pháp chọn lọc và nhân giống vật nuôi. Trên cơ sở các hiểu biết đó, sinh viên có thể đề xuất các biện pháp công tác giống phù hợp với điều kiện chăn nuôi đem lại năng suất và hiệu quả tốt hơn.

7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần này bao gồm các nội dung về lịch sử hình thành giống vật nuôi, công tác giống ở nước ta sau khi hòa bình lập lại đến nay. Nguồn gốc và sự thuần hóa, thích nghi của vật nuôi và đặc điểm của các giống vật nuôi ở nước ta. Các khái niệm về ngoại hình thể chất, sinh trưởng, phát dục, sức sản xuất của vật nuôi. Khái niệm về chọn lọc và nhân giống vật nuôi, các phương pháp chọn lọc, nhân giống. Các biện pháp tổ chức công tác giống ở nước ta.

8. Nhiệm vụ của sinh viên

Sinh viên phải theo học và làm đầy đủ các công việc theo yêu cầu của các quy chế và quy định về đào tạo của Trường ĐHSP Huế.

- Tham quan cơ sở chăn nuôi (nếu có điều kiện)

9. Tài liệu học tập

a. Giáo trình chính:

1. Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Minh Hoàn, Lê Đình Phùng (2006), Chọn giống và nhân giống vật nuôi, NXB ĐH Huế.

- Tài liệu tham khảo:

2. Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng (1999), Cơ sở di truyền chọn giống động vật, NXB Giáo dục.

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

- Dự lớp: điểm chuyên cần chiếm 10%

- Kiểm tra học trình chiếm 20 %

- Thi kết thúc học phần: điểm thi học phần chiếm 70%

11. Thang điểm: 10 (Mười)

12. Nội dung chi tiết của học phần

Chương I. Lịch sử hình thành giống vật nuôi. Công tác giống ở nước ta

I. Lịch sử hình thành giống vật nuôi

II. Định nghĩa, phân loại giống vật nuôi

III. Công tác giống ở nước ta

Chương II. Nguồn gốc và sự thuần hóa vật nuôi

I. Nguồn gốc vật nuôi

II. Sự thuần hóa vật nuôi

1. Những thay đổi của thú hoang qua quá trình thuần hóa

2. Những thay đổi của bản thân thú hoang qua quá trình thuần hóa

III. Sự thích nghi của vật nuôi

1. Khái niệm về thích nghi

2. Cơ sở đánh giá thích nghi

3. Ứng dụng của thích nghi trong công tác giống vật nuôi

IV. Đặc điểm của một số giống vật nuôi ở nước ta

Chương III. Ngoại hình và thể chất của vật nuôi

I. Khái niệm về ngoại hình

II. Đặc điểm ngoại hình theo hướng sản xuất

III. Khái niệm về thể chất của vật nuôi

IV. Phân loại thể chất

V. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành thể chất

VI. Thể trạng của vật nuôi

Chương IV. Sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

I. Khái niệm về sinh trưởng và phát dục

II. Các quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi

III. Phương pháp đánh giá sinh trưởng, phát dục của vật nuôi

IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi

Chương V. Sức sản xuất của vật nuôi

I. Khái niệm về sức sản xuất và ý nghĩa của việc đánh giá sức sản xuất

II. Sức sinh sản của vật nuôi

III. Sức sản xuất sữa của bò sữa

IV. Sức sản xuất thịt

V. Sức sản xuất trứng của gia cầm

Chương VI. Chọn lọc và nhân giống vật nuôi

I. Khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi

II. Các phương pháp chọn lọc

1. Chọn lọc theo quan hệ huyết thống

2. Chọn lọc theo số lượng tính trạng

III. Nhân giống vật nuôi

1. Giao phối cận huyết

2. Nhân giống thuần chủng

3. Ưu thế lai

4. Các phương pháp lai tạo giống

Chương VII. Tổ chức công tác giống vật nuôi

I. Mục đích, yêu cầu

II. Định hướng phát triển chăn nuôi

III. Chương trình công tác giống

IV. Mô hình hóa cấu trúc nhân giống

V. Các biện pháp tổ chức quản lý

13. Cấp phê duyệt: Trường

Người viết đề cương

PGS.TS Nguyễn Minh Hoàn


Thực sự nhiều vấn đề hơn tôi nghĩ! Mà ở cấp độ sinh viên này cũng chưa là gì cả, bằng chứng sv ra trường vẫn chưa đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Vẫn còn phải học nân cao hơn những kiến thức này!

Nhìn thấy cái đề cương này choáng quá, không biết có nên tiếp tục con đường bảo vệ nguồn ghen chó PQ nữa hay chỉ nuôi cho vui thôi! Nếu không hội đủ các kiến thức cơ bản thì có thể tôi lại trở thành một kẻ phá hoại hơn là một người đóng góp để bảo tồn chó PQ. .
 

kiwii

New Member
Mình có nuôi 1 chú chó PQ được 8 tháng tuổi rồi. Anh em cho mình hỏi xoáy của nó thuộc loại nào vậy ?
Sao nó có tới 3 xoáy ? Đuôi nó thì không tốt rồi. Không phải đuôi chuột. Không lẽ nó bị lai ? Khi trường thành nó có lớn hơn bây giờ không ? Chứ hiện giờ mình thấy nó bắt đầu chậm lớn rồi.







 

kiwii

New Member
Chú chó của mình không biết có phải là loài tai chuồn mặt lỳ không. Mình có đọc bài "KIẾN THỨC NHỎ VỀ MỘT LOÀI CHÓ LỚN – CHÓ PHÚ QUỐC" của bác tribm.ts thì thấy em nó hơi giống.
 

puk_inter

Member
Nếu xoáy ko bị lem ra ở phần giữa thì đây là 1 cái xoáy đẹp ( theo thẩm mỹ cá nhân ).
 

catsamac

Member
Xoáy này cơ bản hình mũi tên pha một chút của xoáy bản đồ. Tiếc là xoáy bị lệch (dư một cái xoáy), tuy nhiên có móng neo bù lại cũng tạm ổn! Chó của bạn mấy tháng rồi? cao bao nhiêu vậy.
 

yennhi

Member
Xoáy này thuôc dạng xoáy kiếm, nhưng trên ( dẩy long mọc ngược ) ngoài 2 cái xoáy chuẫn ở vai lại xuất hiện thêm 1 xoáy ở giữa dẩy long làm mất nét đẹp vốn có.
Àh con này nhiều móng đeo thật.
Anh có thể cho mọi người và em biết anh bắt nó ở đâu, chiều cao, cân năng của nó đ.c không ạh...!
 

TheAnh-3H

Member
Ái chà, con này nhìn mặt đẹp trai ra phết , chỉ mỗi tội là soáy kiếm bị hỏng uổng ghê á .
Mà thôi bác ơi , như vậy là tuyệt rồi .Hôm nào bác mang lên off cho anh em cùng chiêm ngưỡng .
 

Songbac

.....................
Mình có nuôi 1 chú chó PQ được 8 tháng tuổi rồi. Anh em cho mình hỏi xoáy của nó thuộc loại nào vậy ?
Sao nó có tới 3 xoáy ? Đuôi nó thì không tốt rồi. Không phải đuôi chuột. Không lẽ nó bị lai ? Khi trường thành nó có lớn hơn bây giờ không ? Chứ hiện giờ mình thấy nó bắt đầu chậm lớn rồi.

Mình thấy xoáy của nó như Đoản Đao (kiểu dao găm) hay bạn cứ gọi là xoáy Đoản Đao cho máu, cho sang :)
Đùa tí cho vui, còn vụ chậm lớn thì ngay con nhà mình 6 tháng đã thấy chậm hơn trước rồi, trước đây trông to lên hàng ngày luôn. Nghe nói cỡ 1 năm gì đó nó mới lớn chậm hẳn lại.
Không phải Phú Quốc nào cũng đuôi chuột, con thế này con thế khác. Theo mình thì không hẳn như vậy đã là lai đâu :)
 

catsamac

Member

Nhiều tên gọi xoáy quá! Theo mình nên chuẩn hóa tên gọi xoáy đi. Người Thái mô tả 8 loại xoáy đã được công nhận rồi. Vậy chúng ta sẽ đưa ra các loại xoáy nào nữa ngoài các loại xoáy

1- Hình Kim
2- Hình Yên Ngựa
3- Hình bàn tay chúa.
4- Hình Mũi tên
5- Hình quả bàng
6- Hình đàn lute
7- hình đàn violin
8- hình bowling

Các loại xoáy mình đã nghe ngoài các loại này: xoáy kiếm? xoáy bản đồ? ai có thể mô tả chính xác bằng hình vẽ được không?
 

kiwii

New Member
Xoáy này thuôc dạng xoáy kiếm, nhưng trên ( dẩy long mọc ngược ) ngoài 2 cái xoáy chuẫn ở vai lại xuất hiện thêm 1 xoáy ở giữa dẩy long làm mất nét đẹp vốn có.
Àh con này nhiều móng đeo thật.
Anh có thể cho mọi người và em biết anh bắt nó ở đâu, chiều cao, cân năng của nó đ.c không ạh...!
Cám ơn anh em. Túm lại em nó xoáy mũi tên nhưng mà bị phá tướng :D. May mà nó có móng huyền + đốm lưỡi để bù lại.
Mình không trả lời bằng Multi Quote được đành trả lời từng anh em. Click vô tab đó là bị lỗi javascript.
@yennhi : Chó này ba mình xin của 1 nhà sư ở Thủ Đức. Chiều cao và cân nặng thì để tối nay mình về đo thử.

@catsamac : chó mình được 8 tháng tuổi rồi. Có vẻ nó hơi nhỏ con :(

@TheAnh-3H : Chắc là vậy rồi. Hôm nào offline ở Tp HCM mình sẽ đem nó đi cho nó mở mang tầm mắt Dog Eye. Chỉ sợ anh em chê cười thôi. Nhỏ đến lớn nó ở nhà không hà. Không cho nó ra ngoài đường vì sợ đạo chích .
 

kiwii

New Member
Chú chó của mình không biết có phải là loài tai chuồn mặt lỳ không. Mình có đọc bài "KIẾN THỨC NHỎ VỀ MỘT LOÀI CHÓ LỚN – CHÓ PHÚ QUỐC" của bác tribm.ts thì thấy em nó hơi giống.
Còn vụ này sao ta ? Không biết nó có thuộc loại “Ngực Sa Dạ Thắt” không và nhìn như thế nào thì biết nó là “Ngực Sa Dạ Thắt” ?
Đây là đoạn trích dẫn từ bài viết của bác Tribm.ts
"Trong 3 loài này thì loài tai chuồn mặt lỳ (mép tai bằng ra sang ngang hoặc hướng lên trên một ít so với đầu tạo thành hình tam giác, lòng tai hướng ra phía trước từ dưới lên có dạng hình ống tam giác) sau sẽ rất dữ chó, ít sủa, thường giọng trầm, tính thổ, cục tính, điềm tĩnh, ít linh hoạt hơn so với hai loài còn lại, nuôi loại này phải rèn giũa ngay từ đầu nếu không sau dễ tấn công người, tuy nhiên loại này rất trung thành với chủ, nhớ chủ, rất tình cảm và nghe lời chủ, tính tình cao thượng, hiếm khi thấy nó ăn tranh của chó con và chó cái. Loài này thích hợp nuôi trong nhà có diện tích hẹp hơn so với hai loài kia. Nhà tôi có con tên BEO cứ chó cái và chó con lại thì giống như những con tai chuồn khác, nó nhường phần ăn của mình ngay lập tức, chưa bao giờ thấy nó cắn chó con và chó cái kể cả chó hàng xóm. Nhiều hôm tôi phải nhốt riêng nếu không nó sẽ nhường hết suất ăn của mình luôn, (thật là một con chó rất Galăng) tuy vậy nó không ưa người lạ cho lắm.
"
 

wanfu

New Member
kiwii ơi bạn có thể cho mình số phone để liên lạc ko vậy.Mình muốn phối giống chó con chó PQ ở nhà thank trước nha
 

ngoc_anh

Member
Em này hôm nọ bị mắc bệnh biếng ăn cơm đây mà! Kể cái xoáy không có xoáy nhỏ ở giữa "phá" thì quả là một cái xoáy đẹp.
Ngực sa dạ thắt" hiểu nôm na là ngực nở rộng, sâu (thường mép biên dưới của ngực ngang với khuỷ chân trước). Bạn nhìn ảnh số 4 sẽ thấy rõ. Còn dạ thắt tức là bụng em nó eo, nhỏ (giống các cô đang nhịn ăn để phấn đấu). Thường con chó có eo nhỏ chạy nhanh, linh động, bật nhảy tốt. Em này cho ăn nhiều hay sao mà bụng chưa được eo cho lắm đâu (ở ảnh 4).
 

catsamac

Member
kiwii ơi bạn có thể cho mình số phone để liên lạc ko vậy.Mình muốn phối giống chó con chó PQ ở nhà thank trước nha

ko biết chó nhà kiwii đã sẵn sàng chưa! Nếu chưa sẵn sàng thì bạn call cho mình. "Chàng trai" nhà mình máu lắm rồi mà chó cái chưa sẵn sàng. Toàn bị chó cái cắn cho can tội "ve vãn" chưa đúng lúc, thấy tội quá. Lại mắc thêm cái tội són đái ngay đúng chỗ chó cái đái! Em này rất khôn, mình nuôi nhiều chó rồi nhưng chưa con nào bằng. Nó được hơn 8 tháng.

Đang kiếm vợ cho em nó đây! bạn thấy ok thì call 098.8885368 nha:









 

kiwii

New Member
kiwii ơi bạn có thể cho mình số phone để liên lạc ko vậy.Mình muốn phối giống chó con chó PQ ở nhà thank trước nha
Chó nhà mình được 8 tháng tuổi. Không biết đã đủ tuổi làm "người lớn" chưa :D ?.
Số điện thọai của mình : 0908 096 870.
YM : jvtrieu. Giờ hành chánh thì lúc nào cũng online ;)
 

kiwii

New Member
Em này hôm nọ bị mắc bệnh biếng ăn cơm đây mà! Kể cái xoáy không có xoáy nhỏ ở giữa "phá" thì quả là một cái xoáy đẹp.
Ngực sa dạ thắt" hiểu nôm na là ngực nở rộng, sâu (thường mép biên dưới của ngực ngang với khuỷ chân trước). Bạn nhìn ảnh số 4 sẽ thấy rõ. Còn dạ thắt tức là bụng em nó eo, nhỏ (giống các cô đang nhịn ăn để phấn đấu). Thường con chó có eo nhỏ chạy nhanh, linh động, bật nhảy tốt. Em này cho ăn nhiều hay sao mà bụng chưa được eo cho lắm đâu (ở ảnh 4).
Cám ơn ngoc_anh. Chú nó hơi bị mập. Kéo da lên 1 nguyên một mảng da theo luôn. Mập quá mà.
 
Top