• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Hỏi khả năng HMC ?

ý chú Kiều cháu hiểu thế này...phải để cho măng cụt của ta chịu đói chịu rét như thể nó ở với đồng bào nghèo, nghĩa là ta có thể (thi thoảng) bỏ đói chúng nó 1 hoặc vài bữa :D , tắm mưa vài ần ( =.=! hay thường xuyên )...

Vậy tóm lại chó từ ngược về xuôi hay sinh ra ở xuôi có sao hay k cũng do vấn đề thổ nhưỡng mà thôi, vậy điều này không đáng lo. Đáng lo là làm sao để thổ nhưỡng 2 vùng khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo " được " chịu khổ như nhau.

Vậy câu hỏi tiếp theo :

Ngoài cách cho ăn, vận động...sao cho giống với "ngược", chủ có cần đối xử với măng cụt như đồng bào ta thường quán tâm tới chúng hay không ,vì cách măng cụt được yêu thương chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến bản tính "dân tộc thiểu số" của chúng?

câu hỏi này sẽ cực cực kì khó trả lời chính xác, vậy thì cứ suy luận, dù trái chiều, hay hỏi phản vấn nhau thì càng hay ạ !

Trước khi đàm đạo vấn đề này, nhờ chú Kiều thông tin về mối quan hệ/tình cảm giữa chủ và chó của người dân tộc ta thế nào ạ (cái này chú Kiều rành chắc rồi )?
 

Shakhi Viet

Active Member
Chả cứ miền
[animal RESCUE];384133 nói:
"ngược"
, trong Viện KH và CN Việt nam có 1 con vện cỏ làm nhiệm vụ trông 1 cái nhà để xe rộng mênh mông, nắng nóng hay gió rét đều nằm đất quanh năm. Cứ mỗi weekend là con vện cái nhỏ bé này phải nhịn đói 2 ngày liền, cơm hàng ngày thì phải gọi mèn mén bằng cụ. Bác chủ thì trông có vẻ thích chơi đốt rơm và ngửi mùi riềng. Mỗi khi được cho ăn vào ngày chủ quay lại làm việc, cả cái nhà xe ngập mùi xăng, dầu. May mà gần tường rào ngăn với cánh đồng nên cũng đỡ ô nhiễm.
Đấy, không cứ chó của đồng bào
[animal RESCUE];384133 nói:
"ngược"
phải chịu khổ đâu nhé. Có khi, với cá hồi, gà 3 năm, lơn cắp nách, thịt trâu xông khói, vv... anh em miền thấp phải ngước nhìn anh em miền
[animal RESCUE];384133 nói:
"ngược"
ấy chứ.
 

kieumailc

Active Member
Bác Kiều có thể chia sẻ với em về khẩu phần ăn của Măng cụt nhà bác không ạ . Con Măng cụt nhà em thì yên tâm là sẽ yêu đời dài dài rồi nhưng em nó vẫn còi quá khoảng 2 tháng hơn tí tị rồi mà mới 4.5 Kg hay vì em nó là con chót của đàn hay còn gọi là chó cọc như các cụ ta bảo thì nó nhỏ thó hơn so với các con khác trong đàn bác nhỉ ? Mong bác chỉ giáo thêm :-bd
Khà ! Cún nhà ĐB người ăn gì thì chúng ăn nấy thôi bác à; Em cộc của bác vậy là quá đạt rồi, nếu có vườn hay sân rộng bác nên thả em nó hoạt động tự do, cũng như quan tâm đến khẩu vị của chúng.:-bd
 

kieumailc

Active Member
[animal RESCUE];384133 nói:
ý chú Kiều cháu hiểu thế này...phải để cho măng cụt của ta chịu đói chịu rét như thể nó ở với đồng bào nghèo, nghĩa là ta có thể (thi thoảng) bỏ đói chúng nó 1 hoặc vài bữa :D , tắm mưa vài ần ( =.=! hay thường xuyên )...

Vậy tóm lại chó từ ngược về xuôi hay sinh ra ở xuôi có sao hay k cũng do vấn đề thổ nhưỡng mà thôi, vậy điều này không đáng lo. Đáng lo là làm sao để thổ nhưỡng 2 vùng khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo " được " chịu khổ như nhau.

Vậy câu hỏi tiếp theo :

Ngoài cách cho ăn, vận động...sao cho giống với "ngược", chủ có cần đối xử với măng cụt như đồng bào ta thường quán tâm tới chúng hay không ,vì cách măng cụt được yêu thương chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến bản tính "dân tộc thiểu số" của chúng?

câu hỏi này sẽ cực cực kì khó trả lời chính xác, vậy thì cứ suy luận, dù trái chiều, hay hỏi phản vấn nhau thì càng hay ạ !

Trước khi đàm đạo vấn đề này, nhờ chú Kiều thông tin về mối quan hệ/tình cảm giữa chủ và chó của người dân tộc ta thế nào ạ (cái này chú Kiều rành chắc rồi )?
Hầy dà ! hôm nào thu ngô hết, có thời gian chút ĐB trao đổi thêm về vấn đề này nha.

Đấy, không cứ chó của đồng bào phải chịu khổ đâu nhé. Có khi, với cá hồi, gà 3 năm, lơn cắp nách, thịt trâu xông khói, vv... anh em miền thấp phải ngước nhìn anh em miền ấy chứ.
Khớ khớ! bác lại nói mát ĐB rồi kìa!
 

hai198x

Member
Khà ! Cún nhà ĐB người ăn gì thì chúng ăn nấy thôi bác à; Em cộc của bác vậy là quá đạt rồi, nếu có vườn hay sân rộng bác nên thả em nó hoạt động tự do, cũng như quan tâm đến khẩu vị của chúng.:-bd
Chỗ nhà em thả thì thoải mái vẫn cho em ý chạy tự do leo trèo rất ít khi xích em ý giờ chỉ có lúc đêm đi ngủ em mới xích em ý vào thôi bác ạ :D trộm vía em ý đã được 5.6kg ngày hôm nay em vừa cân xong :D . Bác có thể vào đây http://forum.vietpet.com/showthread.php?t=62711&page=2 xem và nhận xét giúp em con cộc này lúc mới về và bây giờ xem em nó phát triển vậy có được không hay cần bổ xung thêm gì :p
Mong bác chỉ giáo :-bd
 
Hầy dà ! hôm nào thu ngô hết, có thời gian chút ĐB trao đổi thêm về vấn đề này nha.
Ngô vụ này chắc xong lâu rồi chứ chú ĐỒng Bào KIỀU $-)

vẫn cứ ngóng cứ sự trao đổi thêm về vấn đề này của chú :coffee:
 

manty

Member
Về dinh dưỡng của HMC, bạn tham khảo trong topic Cải tạo tầm vóc chó bản địa của đ/c Tai Vểnh. Trong đó đề cập đầy đủ về dinh dưỡng cân đối cho HMC. Tuy nhiên nếu bạn chỉ nuối 1, 2 chú HMC thì hãy coi nó đúng là 1 con cún trong nhà. Cho ăn uống bình thường, lúc đang phát triển thì cho ăn thêm xương ống lợn/ bò sống hoặc chín định kỳ mỗi tuần 2 lần. Cơm và thức ăn thừa mỗi bữa ăn gia đình là quá ổn (Đừng cho ăn xương cá vì dễ bị hóc). Giai đoạn này nên cho ăn tương đối no, ngày 2 bữa và mỗi tuần nên cắt bớt khẩu phần 1, 2 bữa để tránh trường hợp ăn nhiều quá thành khảnh ăn. Chế độ vận động cũng được chú ý, nếu nhà rộng và có sân vườn thì quá vô tư, còn nhà chật thì tìm khoảng không gian để cho HMC chạy nhảy.
Khi cún trưởng thành có thể cắt bớt khẩu phần xương lợn/bò định kỳ, cũng nên cho ăn vừa đủ, không cho ăn thừa.
Cún nhà tôi khi nhỏ chăm tốt và cách ly cẩn thận, rất quấn người. Nhưng khi trưởng thành rồi, xích ở cổng thì cũng tự nhiên phát lộ ra bản năng canh gác: sủa rất tốt, không chịu vào chuồng nằm mà chỉ nằm ở ngoài. Thậm trí, nhảy xổ vào cắn người lạ nếu cố tình đi vào khu vực xích của cu cậu. Ít thời gian nữa, tôi sẽ chuyển chú này vào trong nhà để xem khả năng trông đồ có phát triển không.
Nói chung, HMC cũng có con này con kia. Không phải con nào cũng có khả năng như vậy. Khi mua vẫn cần chú ý chọn lọc cho được chú cún theo ý mình. Thêm 1 điều nũa cần lưu ý: Không phải chú nào cộc đuôi cũng là HMC cả đâu. Bạn nên nghiên cứu kỹ càng bản tiêu chuẩn của HMC, nên đến nơi có cún để chọn được chú cún ưng ý mình.
Chúc vui.
 
Bác Manty đáng tuổi đàn anh đàn chú cháu ạ ^^ cháu xin phép xưng hô thế này cho phải.
thực chất về tầm vóc và bữa ăn thì không phải khúc mắc lớn của cháu :) cháu muốn biết xem đồng bào miền núi đối xử, cư xử với con chó như thế nào :) vì cháu thấy chó bản sống cùng đồng bào bao thế hệ mà chẳng hề mai một bản năng hoang dã đi mấy, cái đó thực sự khiến cháu quan tâm ạ :) dĩ nhiên mình ở thành phố cũng nên biết để bảo tồn cái hay này, đồng thời thay đổi nếu cần cho phù hợp với điều kiện thành thị . Bản thân cháu thích thú và tôn thờ sự nguyên bản của tạo hóa ^^ vì thế mà quý con chó ta đấy ạ .

Thân chào các anh, các chú, các bác nuôi măng cụt ^^! một năm sắp tới thật thú vị cho mọi người !
 

manty

Member
Nếu bạn chứng kiến tận mắt cuộc sống của đồng bào, bạn sẽ thấy cuộc sống thiếu đói là thế nào? Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ, nhưng đa phần bà con dân tộc vẫn rất khó khăn. Đồ ăn cho người còn không đủ thì chó làm sao được chăm lo thỏa đáng. Nếu nhà có lợn, thì chó cũng chỉ ăn vụng cám của lợn. Thả rông suốt ngày, tư săn tìm, lục lọi con chuột, con nhái để ăn... chính vì vậy, thể hnhf ngày càng kém đi. Cúng có nhà có của ăn của để thì con chó cũng được ăn uống đầy đủ hơn. Tình hình chung là như vậy, còn Đồng Bào Kiều thì là trường hợp đặc biệt rồi, phải không ĐB? Nếu bạn tưởng tượng tất cả bà con dân tộc đều được như ĐB Kiều thì đó cũng chính là điều phấn đấu của các cán bộ lãnh đạo miền núi đó bạn ah. Tôi nói có đúng không đồng bào Kiều ơi....:D
 
Top