• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Hỏi khả năng HMC ?

HMC hiện được khá nhiều anh em thích thú tìm nuôi.

tìm hiểu thì thấy HMC có nhiều điểm hay về ngoại hình, cá tính và bản năng giữ nhà tốt.v.v.

Có ai biết về khả năng di chuyển ở các thể loại địa hình của giống này như nào ? về khả năng bơi lội, vượt rào, vượt tường...làm ơn chia sẻ!

Không rõ vì sao HMC khá ít (nếu không nói là không thấy có ) video,anh em nuôi HMC sao không bổ sung cho phong phú, cũng là 1 cách bày tỏ niềm tự hào với tư cach 1 người chủ !
 

vanglai213

Active Member
bạn hỏi cái vụ này đúng là rất người ít biết đến đấy..khả năng vượt rào thì mình cũng có thể biết là HMC trèo rào tốt vượt rào chắc được thôi..còn cái bơi đó là do chủ chó phải cho cún làm quen với nước từ nhỏ giống 2 em nhà anh kiều ấy thì chúng mới có khả năng dạn nước> còn nhiều các bài đọc của forum bạn tìm hiểu xem sao
 
bạn hỏi cái vụ này đúng là rất người ít biết đến đấy..khả năng vượt rào thì mình cũng có thể biết là HMC trèo rào tốt vượt rào chắc được thôi..còn cái bơi đó là do chủ chó phải cho cún làm quen với nước từ nhỏ giống 2 em nhà anh kiều ấy thì chúng mới có khả năng dạn nước> còn nhiều các bài đọc của forum bạn tìm hiểu xem sao
ý em muốn nói về bản năng bơi lội có phải sở trường của HMC hay không, tại vì đuôi quá cụt , bơi không biết ra sao. cũng biết phải cho làm quen thì mới dạn nước ( con người còn vậy mà ), nhưng em cái " máu " cũng là yếu tố quan trọng : ví như con Malinois, Lab... vậy!

thêm nữa về mức độ nhanh nhạy và linh họat, em chỉ hi vọng anh em nào nuôi HMC thì chịu khó quay vài video như bác ĐB vậy, để bàn dân thiên hạ rõ hơn về HMC
 
Trên Hà Giang khá nhiều H'mông cộc đấy bác ạ. Mấy bác bảo ít vện và đen tuyền em đi có ngày lần được 1- 3 e, vện là chuyện thường.
Nhưng đừng lần ở chợ các bác nhé. Vì dân vùng cao họ không thích nuôi H';mông cộc lên có thì vào bản lần là chuẩn nhất biết cả tổ tông và nguồn gốc nó như thế nào mới tốt.
 

vanglai213

Active Member
[animal RESCUE];344591 nói:
ý em muốn nói về bản năng bơi lội có phải sở trường của HMC hay không, tại vì đuôi quá cụt , bơi không biết ra sao. cũng biết phải cho làm quen thì mới dạn nước ( con người còn vậy mà ), nhưng em cái " máu " cũng là yếu tố quan trọng : ví như con Malinois, Lab... vậy!

thêm nữa về mức độ nhanh nhạy và linh họat, em chỉ hi vọng anh em nào nuôi HMC thì chịu khó quay vài video như bác ĐB vậy, để bàn dân thiên hạ rõ hơn về HMC
không có đuôi cũng không thể nói là HMC bơi kém bạn à..vi du như chó PQ ta chân có các vế thịt dầy ở kẽ chân như là con vịt lên chó phú quốc có khả năng bơi tốt đó là yếu tố rất hay.con mali có thể cản nước tốt.vây HMC thì sao chưa ai được nhìn nó bơi quá.có khi anh em ta nuôi nó chưa thử cho nó bơi có khi ^^ >nhưng theo nhận định của mình thì nó cũng có thể bơi tốt khi ta biết cách huấn luyện.như người cũng vậy cũng phải luyện tập như anh chàng macherfill gì gì đó của mĩ 8 cái huân chương vàng thế giới đó kaka cũng từ luyện tập mà lên>lên bạn cứ yên tâm sẽ có người pót chó HMC bơi....:D
 

hoang an

Member
[animal RESCUE];344573 nói:
HMC hiện được khá nhiều anh em thích thú tìm nuôi.

tìm hiểu thì thấy HMC có nhiều điểm hay về ngoại hình, cá tính và bản năng giữ nhà tốt.v.v.

Có ai biết về khả năng di chuyển ở các thể loại địa hình của giống này như nào ? về khả năng bơi lội, vượt rào, vượt tường...làm ơn chia sẻ!

Không rõ vì sao HMC khá ít (nếu không nói là không thấy có ) video,anh em nuôi HMC sao không bổ sung cho phong phú, cũng là 1 cách bày tỏ niềm tự hào với tư cach 1 người chủ !
Chào bạn!
Tôi thấy bạn hỏi toàn câu có thể trả lời quá dễ mà. Chắc bạn biết là người H'Mông thường ở những nơi cao nhất trên những đỉnh núi do đó giống chó của họ nuôi từ đời này qua đời khác đương nhiên có thể di chuyển ở mọi loại địa hình rồi. Tôi thấy chó ta con nào cũng biết bơi cả do đó dân gian mới có câu bơi chó nó là bản năng rồi. Còn vượt rào vượt tường tôi nghĩ cái này cần tập luyện!

Theo tôi chó HMC rất hay bạn hãy nuôi thử nó đi, sẽ rất thích đấy!
 

hoangtkv

Active Member
Trên Hà Giang khá nhiều H'mông cộc đấy bác ạ. Mấy bác bảo ít vện và đen tuyền em đi có ngày lần được 1- 3 e, vện là chuyện thường.
Nhưng đừng lần ở chợ các bác nhé. Vì dân vùng cao họ không thích nuôi H';mông cộc lên có thì vào bản lần là chuẩn nhất biết cả tổ tông và nguồn gốc nó như thế nào mới tốt.
Vấn đề là cái chuẩn của H'mông cộc mà bạn trông thấy nó đã phải là chuẩn chưa. Mua về để chơi thì được nhưng dùng để sinh sản duy trì giống thì e lại không thể được.
 
Ví dụ sinh động

Vấn đề là cái chuẩn của H'mông cộc mà bạn trông thấy nó đã phải là chuẩn chưa. Mua về để chơi thì được nhưng dùng để sinh sản duy trì giống thì e lại không thể được.
Bây giờ mà nói là chuẩn hay không thì em cũng không rõ lắm. Vì giống chó nào đi nữa cũng bị lai tạo rất nhiều rồi. Em giám khẳng định điều đó, nhiều thành viên trong vietpet luôn nói theo kiểu tiêu chuẩn.
Em sẽ lấy ví dụ:
Đa phần các bác đi lần H'mông cộc toàn nhằm vào ngày chợ để mua chó H'mông. Khi mua ở chợ các bác có biết được bố mẹ nó ra sao không? Chỉ hỏi người bán vài cầu rồi mua về. Mặc dù hình thức rất đẹp nhưng chắc gì đã chuẩn. Một giống chó được người dân nuôi là thả dông thì thử hỏi chúng nó đến thời kỳ giao phối liệu có mít ter bin nhau không ạ? Bằng thực tế là nguồn gen tốt hay không đầu thủ thế nào ? Nhiều con mẹ không cộc nhưng bố nó cộc mà đẻ ra màu lẫn lộn, đầu thủ và các yếu tố khác khá đẹp.
Các bác thấy thế là tóm về đưa hình ảnh lên mọi người đánh giá, ai cũng khen là chuẩn và đẹp. Liệu số chuẩn đó có được 40% không ạ?
Đến nguồn gốc của người việt xưa là người dao chỉ, nhưng thử hỏi tìm nguồn gốc của người Việt cổ thì các bác nói là người Giao chỉ, nhưng người giao chỉ bây giờ chỉ là con số.... quá hiếm hoi.
Giống chó cũng thế qua nhiều thế hệ sự lai tạo là không thể tránh khỏi. Nếu nói là chuẩn thì theo em là.........
Theo ý kiến của em là như thế mong các bác lượng thứ.
 
Chào bạn!
Tôi thấy bạn hỏi toàn câu có thể trả lời quá dễ mà. Chắc bạn biết là người H'Mông thường ở những nơi cao nhất trên những đỉnh núi do đó giống chó của họ nuôi từ đời này qua đời khác đương nhiên có thể di chuyển ở mọi loại địa hình rồi.
Cái điều dân vùng cao thì khả năng di chuyển lanh lẹ lắm, em công nhận. Vấn đề em hỏi nó lại ở ngay đấy ạ! ai cũng biết đối với 1 con thú thì cái đuôi có vị trí quan trọng đặc biệt.
Ví dụ:
-khỉ,vượn: cái đuôi để giữ thăng bằng và đặc biệt với vọoc thì đấy là cái chi thứ 5
-chuột: các bác nhìn con chuột leo dây, cái đuôi nó khéo léo ra sao để giữ thăng bằng
- họ Mèo: đuôi là vật tối quan trọng để nó giữ thăng bằng , điển hình ở con báo sẽ thấy rõ con nào không đuôi thì chắc không sống nổi ( vì đuổi mồi làm sao được với cái bánh lái cụt ngủn ?). em cũng tò mò có 1 loại mèo gì đó em không rõ tên cũng cụt đuôi,không biết khả năng leo trèo thua kém đồng loại ra sao !

Vậy thì chó cũng vậy, cái đuôi dài rất hữu ích, con HMC đuôi ngắn ngủn vậy đáng lẽ ra khẳ năng bơi lội, thăng bằng và chuyển hướng khi đang chạy tốc độ cao rất kém...nhưng thực tế lại thấy anh em nuôi HMC tỏ ra rất tự hào về chú HMC của mình , chưa thấy ai góp ý về khẳ năng này của chúng. Vì thế em mới hoang mang và đem ra hỏi , chứ đơn giản là chó vùng cao thì di chuyển địa hình nào chả tốt , cái đó em biết từ khi em lớp 6 ^^!
Tôi thấy chó ta con nào cũng biết bơi cả do đó dân gian mới có câu bơi chó nó là bản năng rồi. Còn vượt rào vượt tường tôi nghĩ cái này cần tập luyện!
vậy mà chưa thấy có anh em nào chịu khó cho HMC tập bơi cả! hay tại chó vùng cao thì không cần biết đến vùng thấp ?
 
Trên Hà Giang khá nhiều H'mông cộc đấy bác ạ. Mấy bác bảo ít vện và đen tuyền em đi có ngày lần được 1- 3 e, vện là chuyện thường.
Nhưng đừng lần ở chợ các bác nhé. Vì dân vùng cao họ không thích nuôi H';mông cộc lên có thì vào bản lần là chuẩn nhất biết cả tổ tông và nguồn gốc nó như thế nào mới tốt.
ơ hơ ! em có đề cập vấn đề này đâu bác ơi !?
 

Shakhi Viet

Active Member
Theo mình biết, vấn đề Animal_Rescue đề cập đến đã được 1 người VN giải quyết 1 cách tổng quát hơn nhiều, đó là cụ Hoàng Tuỵ với "Tối ưu toàn cục".
Tạm hiểu thế này: Cái đuôi có vai trò rất quan trọng để hỗ trợ chó chuyển hướng khi đang chạy tốc độ cao, chó sói, chó hoang là loài sống dựa vào tốc độ đều có đuôi dài. Tuy nhiên khi chiến đấu, cái đuôi lại là điểm yếu, nếu để đối phương nắm được thì sẽ dễ bị thua. Lý thuyết tối ưu toàn cục của cụ Tuỵ bảo là: Xét toàn cục thì trong cuộc sống hoang dã thì:
(1) Khi cảm thấy không đánh lại thì chạy -> chạy nhanh + đổi hướng nhanh thì sống.
(2) Tốc độ cao + chuyển hướng nhanh đóng vai trò quan trọng trong việc săn được mồi hay không.
Từ (1) và (2) suy ra nếu xét toàn cục, cái đuôi là cần thiết.
Trong nhiệm vụ bảo vệ: Tốc độ cao cũng quan trọng, nhưng vì phạm vi bảo vệ thường nhỏ hơn phạm vi săn đuổi rất nhiều nên không cần tốc độ quá cao quan trọng hơn là có cú táp nhanh, mạnh, chân trụ vững, nhất là không được lộ yết hầu, đuôi. Cân nhắc theo tối ưu toàn cục, lùi 1 bước tiến 2 bước, ta giảm tốc độ 1 chút nhưng bù lại ta tiến 2 bước do không lo bị tóm đuôi trong khi chiến đấu.
Cái này cũng có thể được thấy rõ khi so sánh thể hình giữa vận động viên cử tạ và vận động viên chạy đường dài.
 

kieumailc

Active Member
Cảm ơn mike1803 !

Em thấy các bác bàn luận về vụ này sôi nổi quá, nhân tiện em còn giữ mấy cái clip về vận động của H'Mông xin gửi lên luôn để các bác xem chơi ạh .

http://www.youtube.com/watch?v=scztNLqToAw

http://www.youtube.com/watch?v=yif4-npdQWw

Còn các bài vượt rào theo hình zic zack em nó trc vẫn tập thường xuyên nhưng ko có người quay nên ko có clip ạh
Ấn tượng quá, cảm ơn mike1803 .:-bd:-bd:-bd
 
Theo mình biết, vấn đề Animal_Rescue đề cập đến đã được 1 người VN giải quyết 1 cách tổng quát hơn nhiều, đó là cụ Hoàng Tuỵ với "Tối ưu toàn cục".
Tạm hiểu thế này: Cái đuôi có vai trò rất quan trọng để hỗ trợ chó chuyển hướng khi đang chạy tốc độ cao, chó sói, chó hoang là loài sống dựa vào tốc độ đều có đuôi dài. Tuy nhiên khi chiến đấu, cái đuôi lại là điểm yếu, nếu để đối phương nắm được thì sẽ dễ bị thua. Lý thuyết tối ưu toàn cục của cụ Tuỵ bảo là: Xét toàn cục thì trong cuộc sống hoang dã thì:
(1) Khi cảm thấy không đánh lại thì chạy -> chạy nhanh + đổi hướng nhanh thì sống.
(2) Tốc độ cao + chuyển hướng nhanh đóng vai trò quan trọng trong việc săn được mồi hay không.
Từ (1) và (2) suy ra nếu xét toàn cục, cái đuôi là cần thiết.
Trong nhiệm vụ bảo vệ: Tốc độ cao cũng quan trọng, nhưng vì phạm vi bảo vệ thường nhỏ hơn phạm vi săn đuổi rất nhiều nên không cần tốc độ quá cao quan trọng hơn là có cú táp nhanh, mạnh, chân trụ vững, nhất là không được lộ yết hầu, đuôi. Cân nhắc theo tối ưu toàn cục, lùi 1 bước tiến 2 bước, ta giảm tốc độ 1 chút nhưng bù lại ta tiến 2 bước do không lo bị tóm đuôi trong khi chiến đấu.
Cái này cũng có thể được thấy rõ khi so sánh thể hình giữa vận động viên cử tạ và vận động viên chạy đường dài.
cám ơn bác, điều này nghe rất thuyết phục !
Như thuyết trên thì với nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ,HMC rất có lợi thế. nhưng nếu nói vậy có phải khả năng săn bắt của HMC kém hơn các giống khác?

Cùng đó lại thêm vấn đề nữa, khả năng bơi lội của HMC có bị hạn chế nhiều không với cái đuôi cộc đó . qua xem video của bác mike1803 cung cấp, em thấy có vè con HMC không hứng thú với nước cho lắm.
mong bác mike1803 bớt chút thời gian ghi lại những hoạt động của HMC nhà bác, thể hiện được bài tập nào đó cho thấy khả năng di chuyển linh hoạt :D và nếu bác cho cún đi bơi thì tốt quá :) anh em có điều kiện mở mang với HMC.
:eek:fftopic:
 
có 1 điều nói về chuyển động cuả HMC có liên quan tới cái đuôi của trong bản tiêu chuẩn tạm thời giống HMC như sau :

"...
CHUYỂN ĐỘNG

Đặc điểm nổi bật trong chuyển động của chó H’Mông cộc đuôi là sự khéo léo, sự phối hợp tuyệt vời giữa các động tác, luôn tính toán ở mỗi cử động, giúp cho chúng có khả năng leo dốc rất nhanh và dễ dàng vượt qua tất cả các chướng ngại vật. Những ưu điểm này bộc lộ khá rõ ở chó nhỏ ngay từ độ tuổi 1 – 2 tháng.

Ở trạng thái bình thường, mọi chuyển động của chó H’Mông cộc đuôi diễn ra từ tốn, tiết kiệm năng lượng. Khi chạy nước kiệu, chân trước và chân sau gần như hướng về một đường thẳng ở giữa. Rất phổ biến kiểu chạy nước kiệu ngắn (chân trước bên này và chân sau của bên kia cùng chuyển động ra phía trước hoặc phía sau), khi chó tăng tốc rất dễ chuyển thành kiểu chạy nước đại.

Khi chạy nước đại, mọi chuyển động của con chó trở nên sung mãn và mạnh mẽ. Chó H’Mông cộc đuôi có thể thay đổi hướng chuyển động dễ dàng và khéo léo, cũng như chuyển động với tốc độ cao trên những địa bàn có địa hình chia cắt phức tạp...."

các bác đưa ra bản tiêu chuẩn vẫn nhận định HMC di chuyển tốt một cách" dễ dàng và khéo léo" (với cái đuôi ngắn ngủn) lại cả 'tốc độ cao" . nhưng lại có thêm chữ " địa hình chia cắt phức tạp" :D vậy nghĩa là mấy giống chó nghiệp vụ khác ( không phải tất cả nhé các bác) không di chuyển nhanh như HMC ở địa hình " chia cắt phức tạp" :D
suy ra 1 kết luận tạm thời :D HMC được chọn để nuôi nấng thành chó nghiệp vụ phục vụ cho công tác nghiệp vụ ở vùng biên và vùng cao chăng :D? nên là không cần có khả năng bơi lội tốt,nghĩa là cái đuôi ngắn không ảnh hưởng xấu mà lại rất có lợi ?

vẫn khó hiểu quá, đuôi ngắn vậy sao nó vẫn khéo léo nhỉ, hay điều đặc biệt ở HMC là đây ???
 

mike1803

Member
Bạn đã bao h nhìn thấy H'Mông đuôi cộc di chuyển và tránh vật cản "xuất hiện bất ngờ chưa" ??? Bạn nên tìm hiểu thêm = cách nuôi thử 1 em H'mông từ nhỏ đến lớn, cho em nó ăn uống đúng cách và tập thử các bài tập khác nhau => sẽ có câu trả lời đầy đủ nhất :) .

Mình đã nuôi H'Mông 1 thời gian và cũng tạm rút ra đc 1 vài nhận xét sau :
- Học tập : tiếp thu bài rất nhanh và nhớ rất lâu.
- Vận động : rất linh hoạt , nhanh nhẹn , bạn cứ xem cách di chuyển qua các tảng đá của " loài Sơn dương " sẽ thấy có những điểm tương đồng với cách di chuyển của Mông cộc. Đặc biệt là cách bật nhảy = cả 4 chân để chuyển hướng ngay sau khi vừa tiếp đất và nhận ra có vật cản xuất hiện bất ngờ trước mặt .
- Chăm sóc : ko đòi hỏi nhiều về chăm sóc cho bộ lông , tuy nhiên nên có khẩu phần dinh dưỡng thích hợp trong từng giai đoạn phát triển cũng nhu trong thời gian tập luyện .
 
dạ vì em muốn lí giải cho những thắc mắc này mà bác:) thực chất là em cũng đang tìm cho mình 1 nguồn nào đó để em có thể tin tưởng bắt 1 chú HMC đây ạ !
cám ơn bác mike1803 nhiều ạ !
 

hoangtkv

Active Member
Theo mình nghĩ: Không có cái gì là không có nguyên nhân cả đặc biệt là về sinh vật. Theo thuyết tiến hóa và di truyền thì các sinh vật sẽ tiến hóa để thích nghi với môi trường từ đời này qua đời khác. Cái này thì có lẽ ai cũng biết. Thế cho nên không phải tự dưng hầu hết các con chó đều có đuôi dài (dài so với H'mong cộc) và cũng không phải tự dưng dòng chó chạy đua ai nhìn cũng biết nó sẽ chạy nhanh, dòng chó sói ai nhìn cũng biết nó săn mồi rất giỏi. Từ đó có thể nói không phải tự dưng vùng núi cao nơi dân tộc Mèo sinh sống có giống chó Mèo và đuôi nó bẩm sinh cộc. Để nghiên cứu kỹ về dòng chó này theo mình nghĩ chỉ có cách là vào hẳn bản và hỏi kinh nghiệm người chủ đã nuôi H'mong cộc và quan sát nó trong môi trường nó đang sinh sống. Các anh các chị đưa nó về thành phố nuôi nấng từ bé và quan sát chắc có lẽ chỉ hiểu được phần nào chứ không thể coi là khái quát về giống chó này được.

Đó chỉ là ý kiến cá nhân, mọi người đừng hiểu nhầm.
 

Shakhi Viet

Active Member
Sẽ trở thành dễ hiểu (tuy phải trình bày dài dòng) nếu trước khi trình bày đoạn sau
[animal RESCUE];345446 nói:
có 1 điều nói về chuyển động cuả HMC có liên quan tới cái đuôi của trong bản tiêu chuẩn tạm thời giống HMC như sau :

"...
CHUYỂN ĐỘNG

Đặc điểm nổi bật trong chuyển động của chó H’Mông cộc đuôi là sự khéo léo, sự phối hợp tuyệt vời giữa các động tác, luôn tính toán ở mỗi cử động, giúp cho chúng có khả năng leo dốc rất nhanh và dễ dàng vượt qua tất cả các chướng ngại vật. Những ưu điểm này bộc lộ khá rõ ở chó nhỏ ngay từ độ tuổi 1 – 2 tháng.

Ở trạng thái bình thường, mọi chuyển động của chó H’Mông cộc đuôi diễn ra từ tốn, tiết kiệm năng lượng. Khi chạy nước kiệu, chân trước và chân sau gần như hướng về một đường thẳng ở giữa. Rất phổ biến kiểu chạy nước kiệu ngắn (chân trước bên này và chân sau của bên kia cùng chuyển động ra phía trước hoặc phía sau), khi chó tăng tốc rất dễ chuyển thành kiểu chạy nước đại.

Khi chạy nước đại, mọi chuyển động của con chó trở nên sung mãn và mạnh mẽ. Chó H’Mông cộc đuôi có thể thay đổi hướng chuyển động dễ dàng và khéo léo, cũng như chuyển động với tốc độ cao trên những địa bàn có địa hình chia cắt phức tạp...."

các bác đưa ra bản tiêu chuẩn vẫn nhận định HMC di chuyển tốt một cách" dễ dàng và khéo léo" (với cái đuôi ngắn ngủn) lại cả 'tốc độ cao" . nhưng lại có thêm chữ " địa hình chia cắt phức tạp" :D vậy nghĩa là mấy giống chó nghiệp vụ khác ( không phải tất cả nhé các bác) không di chuyển nhanh như HMC ở địa hình " chia cắt phức tạp" :D ???
Các định nghĩa về thế nào là:
"tiết kiệm năng lượng"
" sung mãn mạnh mẽ"
"địa hình chia cắt phức tạp"
"tốc độ cao"
Hoặc cho thang để đánh giá mức độ.
Vì có các ngưỡng để so sánh định lượng nên
Lúc đó sẽ thấy rõ là tuy HMC chạy nhanh nhưng chưa phải là nhanh nhất trên đường thẳng so với giống chó đua. Nhưng lại nhanh hơn các giống chó đua trên đường lắt léo (do thể hình gọn gàng, các giống chó đua tuy có đuôi để hỗ trợ lái nhưng lại có thân và chân dài quá).
Đồng thời, qua đo lường ta còn thấy là trên đường lắt léo, HMC chưa chắc hơn PQ (Xoài, chuối) nhưng chỉ kém tí chút, có thể chấp nhận được. Tương tự như Malinois, tuy hơi kém hơn GSD 1 chút nhưng vẫn nằm trong khu vực "hiệu năng cao" đồng thời lại rẻ hơn, dễ nuôi hơn, thích nghi thời tiết tốt hơn.
 
Top