Ngoài việc tưới phân Kali đậm đặc để cây trút lá già thay lá non hoặc cũng có thể tuốt bỏ lá già bằng phương pháp thủ công bằng tay (tốt nhất lấy kéo bấm chứ đứng tuốt ngược làm tước vỏ thân cây, nhưng hơi mệt nếu cây to, nhiều lá) thì đối với lộc vừng các bác phải lưu ý đến nước, cây này ưa ẩm lắm. Tất nhiên ánh sáng là đương nhiên với nhiều loại cây.
Một điều đặc biệt lưu ý là tại sao rất nhiều bác trồng lộc vừng đã tạo thế rất ít khi ra hoa trong khi trồng hoang ở ngoài thì ra rất nhiều hoa đó là vì cây đã tạo thế các bác hay tỉa tót làm mất đi những đầu cành già - mà hoa thì lại chỉ ra ở những ngọn của cành già. Thế nên khi đã tạo thế ổn định - có nghĩa là cây đã có dáng, thế cơ bản theo ý rồi thì phải để các cành vươn không được cắt tỉa nhiều sau đó áp dụng tưới phân, cắt lá là cây sẽ cho hoa các bác ạ. Hoa lộc vừng cũng có hai loại: Lộc vừng hoa trắng (phần đỏ ít) thì hoa ngắn, không thơm và chuỗi quả để lại thưa còn lộc vừng hoa đỏ thì hoa dầy, thơm và khi kết trái sẽ cho những chuỗi quả rất đẹp, dầy như tràng hạt vậy. Và khi mua các bác lại phải phân biệt với 1 loại cây nữa cũng có hoa đỏ như lộc vừng nhưng hoa to hơn, lá to hơn đó là cây Gừa (chắc cũng cùng họ thôi) nhưng vì lá to, thưa, hoa mỏng nên tạo thế không được đẹp. Bác nào có điều kiện mời về Hà Nam em sẽ mời các bác vào ngắm vườn lộc vừng và sanh thế của em, hiện có mấy cây lộc vừng rất đẹp mà hôm nào vào vườn em sẽ chụp ảnh để các bác thưởng thức
(Cũng chính vì đặc điểm nêu trên cho nên khi tạo thế cho lộc vừng các bác không nên gò chúng về các thế cổ truyền mà nên tạo các dáng thế gần với tự nhiên như ở ngoài để tạo điều kiện cho các cành có thể vươn, bay thoải mái một chút mà không làm ảnh hưởng nhiều tới dáng, thế của cây. Tất nhiên là thích thì vẫn có thể tạo các thế cổ truyền như long giáng, phụ tử, huynh đệ....nhưng chơi thế kỹ thì hoa sẽ bị hạn chế vì phải cắt tỉa nhiều - một vài kinh nghiệm nho nhỏ xin các bác bỏ qua nếu có chót múa rìu qua mắt thợ nhé)