BỆNH GIUN ĐŨA
(Ascariasis)
I. NGUYÊN NHÂN:
Bệnh giun đũa do Toxocara canis và Toxocara nina gây ra, ký sinh trong ruột non của vật, là bệnh phổ biến của chó, mèo con từ 1-4 tháng tuổi. Chó, mèo nhiễm bệnh do ăn phải trứng giun có lẫn trong thức ăn, nước uống hay liếm phải các đồ dùng có mầm bệnh, trứng phát dục tới giai đoạn ấu trùng cảm nhiễm, ấu trùng cảm nhiễm trong ruột chui ra khỏi trứng xuyên vào thành ruột, lột xác trở thành giun trưởng thành; lại tiếp tục đẻ trứng và sinh sôi nảy nở gây bệnh cho loài chó, mèo.
Ấu trùng của loài giun Toxocara canis còn có thể qua hệ tuần hoàn của chó mẹ khi mang thai và đi vào bào thai, do đó con sau khi sinh ra đã mang sẵn mầm bệnh trong cơ thể, đến 21 ngày tuổi gây thành bệnh nặng cho chó con.
II. TRIỆU CHỨNG:
Giun ký sinh trong ruột non của chó mèo gây tác hại cơ giới, chiếm đoạt chất dinh dưỡng và tiết độc tố.
Chó, mèo trưởng thành khi bị nhiễm giun đũa thường không biểu hiện rõ nét, chỉ gầy còm, lông xơ xác, đôi khi nôn khan, nhưng nó là vật chủ mang mầm bệnh. Bệnh giun đũa gây tác hại chủ yếu ở chó, mèo nhỏ từ 20 ngày tuổi đến 2-3 tháng tuổi.
Biểu hiện:
Thân gầy còm, lông xơ xác, kém ăn, suy nhược thiếu máu:
- Bụng phình to như bụng cóc, căng tròn, thỉnh thoảng có từng đoạn ruột non nổi lên nhu động, ấn tay vào đó có cảm giác cứng chặt, đó là đoạn ruột bị giun lèn chặt.
- Chó, mèo nôn mửa, tiêu chảy, rên rỉ do đau bụng, có khi nôn ra giun hay phân thải ra ngoài màu xám trắng, thối khẳm và ra cả giun.
- Chó, mèo nhỏ bị bệnh nặng, các ấu trùng do quá trình di hành trong cơ thể làm tổn thương gây ra viêm gan, thận, phổi, có khi tắc ruột, tắc ống mật, đôi khi giun đũa chọc thủng ruột. Độc tốc giun đũa có thể tác động đến thần kinh trung ương co giật.
III. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
1. Phòng bệnh:
- Vệ sinh trong ăn uống: ăn chín, ăn sạch và uống sạch.
- Định kỳ vệ sinh chuồng, cũi nhốt chó mèo và môi trường xung quanh để diệt mầm (phun Dipterex 1% diệt trứng giun. Chloramin B 0,5% trong 10 phút hay nước vôi 10%).
- Định kỳ kiểm tra phân chó mèo phát hiện mầm bệnh để dự phòng.
- Hàng ngày dọn chuồng thu nhặt phân đổ vào hố xử lý.
- Không thả rông chó mèo, không cho chó mèo tiếp xúc với bên ngoài và các chó, mèo khỏe để hạn chế lây nhiễm mầm bệnh.
- Tẩy giun cho chó mèo định kỳ, tẩy cho chó mẹ để lây phòng lây nhiễm cho đàn con bằng một trong các loại hóa dược sau đây: Piperazin, Santonin, Vermox, Decaris, Levamisol, Niclosamide.
2. Điều trị:
Dùng một trong các hóa dược sau:
- Piperazin adipinat: Trộn thuốc với sữa, cháo cho ăn hay hòa nước cho uống, liều 0,1 - 0,3g/kg thể trọng.
Hiệu lực tẩy đạt 90 - 100%, thuốc an toàn không gây phản ứng phụ.
Với chó mèo nhỏ hòa thuốc với nước cháo cho vào bình bú, hay cho vào bơm tiêm nhựa vào miệng cho từng con.
Nếu bệnh nặng có thể cho uống lần 2 và cần kết hợp với thuốc bổ trợ như truyền sinh lý mặn ngọt, uống vitamin C, vitamin B1, vitamin B.complex.
- Vermox (Mebendazol, Mebenvet): Thuốc ở dạng viên nén 100mg/viên. Chó mèo uống liều 80 - 100mg/kg thể trọng, chia làm 2 lần, uống trong 2 ngày để tẩy giun đũa.
- Levamisol: Dùng tẩy một lần, hiệu lực cao và an toàn, cho chó mèo uống với liều 15-20mg/kg thể trọng.
- Lopatol: Thuốc do hãng CIBA (Thụy Sĩ sản xuất). Thuốc có hiệu lực cao trong việc tẩy giun tròn và sán dây cho chó mèo từ 3 tuần tuổi và cả chó, mèo cái đang mang thai.
Hiệu lực tẩy giun đạt 90-95%.
- Tetramison: Hiệu lực tẩy đạt 100%, an toàn không gây phản ứng phụ. Chó, mèo chó thể cho uống với liều 10mg/kg thể trọng, nếu dùng để tiêm với liều 7,5mg/kg thể trọng.
Cho chó, mèo uống một lần sau khi ăn, không dùng cho chó, mèo đang mang thai ở giai đoạn cuối vì thuốc kích thích thần kinh phó giao cảm và cơ trơn.
* Giới thiệu một số bài thuốc nam tẩy giun sán:
+ Bài 1:
Lá cây dầu giun 100mg
Vỏ cây Đại 50mg
Rửa sạch, giã nhuyễn hai thứ trên, trộn lẫn với thức ăn và cho ăn trong 2 buổi sáng. Tinh dầu giun được cho uống trực tiếp với liều 1ml/20kg thể trọng, cho uống vào buổi sáng, trước khi cho ăn. Sau khi cho uống 2 giờ dùng tẩy Natri sulfat hay Magie sulfat với liều 30g hòa với 100ml nước sạch cho uống. Sau 12 giờ giun sẽ theo phân thải ra ngoài.
+ Bài 2: Sử quân tử 50g tán nhỏ thành bột mịn.
Cho ăn với liều 10-20g/con nhỏ, 20-30g/con lớn, 30-40g/con trưởng thành. Cho ăn vào 2 buổi sáng.
+ Bài 3: Hạt keo đậu 100g, rang vàng, tán nhỏ thành bột và bảo quản chỗ khô ráo.
Cách dùng: Trộn thức ăn cho ăn liều 10g/lần/con nhỏ; 20g/lần/con lớn; 50g/lần/con trưởng thành. Cho ăn 3 buổi sáng liền. Kết quả ra giun rất tốt, thuốc ít độc.
+ Bài 4: Củ Bách bộ (bỏ lõi) 100g
Nước sạch 300ml
Đun sôi, cô đặc còn 100ml. Liều dùng cho uống 0,5ml/2 kg thể trọng. Dùng liên tục trong 3 buổi sáng.
BỆNH GIUN MÓC
(Ascylostomatosic)
(Ascylostomatosic)
I. NGUYÊN NHÂN:
Bệnh giun móc do Ascylostomatosic canium gây nên, một trong những bệnh giun tròn gây thiệt hại nhiều nhất cho chó, mèo và một số loài ăn thịt thuộc họ chó (canidae). Bệnh phân bố rộng khắp nơi trên thế giới và quanh năm. Chó, mèo non thường mắc bệnh nặng hơn chó, mèo trưởng thành.
Chó, mèo nhiễm bệnh giun tròn biểu hiện đặc trưng là thiếu máu, viêm ruột cấp và mãn tính, có kèm theo chảy máu ruột, đặc biệt chó mèo non từ 2 - 4 tháng tuổi, khi mắc bệnh tỷ lệ chết cao từ 60-80%.
Trứng giun móc theo phân thải ra ngoài, nở thành ấu trùng rồi thành ấu trùng nhiễm bám vào thức ăn, nước uống và môi trường xung quanh.
Chó, mèo nuốt phải ấu trùng cảm nhiễm qua thức ăn nước uống vào đường tiêu hóa, những giun trưởng thành sống ở ruột non, tập trung ở phần tá tràng.
Ấu trùng cảm nhiễm thải ra môi trường xung quanh, có thể qua da mà gây bệnh cho con vật. Khi qua da chó meofcon, ấu trùng không gây ra phản ứng cục bộ, nhưng khi qua da chó mèo trưởng thành, ấu trùng gặp sự phản ứng mạnh mẽ của da, thể hiện viêm tấy rõ rệt do ấu trùng chết tạo ra.
II. TRIỆU CHỨNG:
Trong quá trình ký sinh trong đường tiêu hóa, gin móc gây ra các biến đổi bệnh lý do hai yếu tố: Tác động cơ học và ảnh hưởng của độc tố.
- Vật bệnh nôn mửa liên tục,có khi nôn ra máu, bỏ ăn hay ăn rất ít do hậu quả chảy máu niêm mạc ruột. Giun móc khi bám vào ruột hút máu tiết ra một chất khoáng đông và đưa đến hiện tượng xuất huyết ruột, gây tổn thương, trên cơ sở đó các vi khuẩn gây bệnh có điều kiện phát sinh và gây các bệnh truyền nhiễm khác.
- Rối loạn tiêu hóa, viêm ruột cấp tính và mãn tính, do tác động cơ giới và độc tố của giun móc nên xuất hiện bệnh tiêu chảy dữ dội, phân có lẫn máu màu cà phê hoặc màu đen có dịch nhầy và mùi thanh khẳm.
Gia súc non thường chết do mất máu, mất nước.
- Xuất hiện hội chứng thần kinh do độc tố gin móc thấm vào máu đi khắp cơ thể.
- Khi gia súc khỏe và mắc giun móc lẫn đầu bệnh có thể nhẹ hơn và thời gian dài hơn, biểu hiện chủ yếu hội chứng thiếu máu, chảy máu ruột, tuy nhiên chỉ 2-3 tháng sau tự khỏi bệnh khi điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.
III. PHÒNG BỆNH VÀ CHỮA BỆNH