• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Các bệnh về ký sinh trùng

Candy_018

Member


BỆNH GIUN ĐŨA
(Ascariasis)

I. NGUYÊN NHÂN:

Bệnh giun đũa do Toxocara canis và Toxocara nina gây ra, ký sinh trong ruột non của vật, là bệnh phổ biến của chó, mèo con từ 1-4 tháng tuổi. Chó, mèo nhiễm bệnh do ăn phải trứng giun có lẫn trong thức ăn, nước uống hay liếm phải các đồ dùng có mầm bệnh, trứng phát dục tới giai đoạn ấu trùng cảm nhiễm, ấu trùng cảm nhiễm trong ruột chui ra khỏi trứng xuyên vào thành ruột, lột xác trở thành giun trưởng thành; lại tiếp tục đẻ trứng và sinh sôi nảy nở gây bệnh cho loài chó, mèo.
Ấu trùng của loài giun Toxocara canis còn có thể qua hệ tuần hoàn của chó mẹ khi mang thai và đi vào bào thai, do đó con sau khi sinh ra đã mang sẵn mầm bệnh trong cơ thể, đến 21 ngày tuổi gây thành bệnh nặng cho chó con.

II. TRIỆU CHỨNG:

Giun ký sinh trong ruột non của chó mèo gây tác hại cơ giới, chiếm đoạt chất dinh dưỡng và tiết độc tố.
Chó, mèo trưởng thành khi bị nhiễm giun đũa thường không biểu hiện rõ nét, chỉ gầy còm, lông xơ xác, đôi khi nôn khan, nhưng nó là vật chủ mang mầm bệnh. Bệnh giun đũa gây tác hại chủ yếu ở chó, mèo nhỏ từ 20 ngày tuổi đến 2-3 tháng tuổi.
Biểu hiện:
Thân gầy còm, lông xơ xác, kém ăn, suy nhược thiếu máu:
- Bụng phình to như bụng cóc, căng tròn, thỉnh thoảng có từng đoạn ruột non nổi lên nhu động, ấn tay vào đó có cảm giác cứng chặt, đó là đoạn ruột bị giun lèn chặt.
- Chó, mèo nôn mửa, tiêu chảy, rên rỉ do đau bụng, có khi nôn ra giun hay phân thải ra ngoài màu xám trắng, thối khẳm và ra cả giun.
- Chó, mèo nhỏ bị bệnh nặng, các ấu trùng do quá trình di hành trong cơ thể làm tổn thương gây ra viêm gan, thận, phổi, có khi tắc ruột, tắc ống mật, đôi khi giun đũa chọc thủng ruột. Độc tốc giun đũa có thể tác động đến thần kinh trung ương co giật.
III. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

1. Phòng bệnh:
- Vệ sinh trong ăn uống: ăn chín, ăn sạch và uống sạch.
- Định kỳ vệ sinh chuồng, cũi nhốt chó mèo và môi trường xung quanh để diệt mầm (phun Dipterex 1% diệt trứng giun. Chloramin B 0,5% trong 10 phút hay nước vôi 10%).
- Định kỳ kiểm tra phân chó mèo phát hiện mầm bệnh để dự phòng.
- Hàng ngày dọn chuồng thu nhặt phân đổ vào hố xử lý.
- Không thả rông chó mèo, không cho chó mèo tiếp xúc với bên ngoài và các chó, mèo khỏe để hạn chế lây nhiễm mầm bệnh.
- Tẩy giun cho chó mèo định kỳ, tẩy cho chó mẹ để lây phòng lây nhiễm cho đàn con bằng một trong các loại hóa dược sau đây: Piperazin, Santonin, Vermox, Decaris, Levamisol, Niclosamide.

2. Điều trị:
Dùng một trong các hóa dược sau:
- Piperazin adipinat: Trộn thuốc với sữa, cháo cho ăn hay hòa nước cho uống, liều 0,1 - 0,3g/kg thể trọng.
Hiệu lực tẩy đạt 90 - 100%, thuốc an toàn không gây phản ứng phụ.
Với chó mèo nhỏ hòa thuốc với nước cháo cho vào bình bú, hay cho vào bơm tiêm nhựa vào miệng cho từng con.
Nếu bệnh nặng có thể cho uống lần 2 và cần kết hợp với thuốc bổ trợ như truyền sinh lý mặn ngọt, uống vitamin C, vitamin B1, vitamin B.complex.
- Vermox (Mebendazol, Mebenvet): Thuốc ở dạng viên nén 100mg/viên. Chó mèo uống liều 80 - 100mg/kg thể trọng, chia làm 2 lần, uống trong 2 ngày để tẩy giun đũa.
- Levamisol: Dùng tẩy một lần, hiệu lực cao và an toàn, cho chó mèo uống với liều 15-20mg/kg thể trọng.
- Lopatol: Thuốc do hãng CIBA (Thụy Sĩ sản xuất). Thuốc có hiệu lực cao trong việc tẩy giun tròn và sán dây cho chó mèo từ 3 tuần tuổi và cả chó, mèo cái đang mang thai.
Hiệu lực tẩy giun đạt 90-95%.
- Tetramison: Hiệu lực tẩy đạt 100%, an toàn không gây phản ứng phụ. Chó, mèo chó thể cho uống với liều 10mg/kg thể trọng, nếu dùng để tiêm với liều 7,5mg/kg thể trọng.
Cho chó, mèo uống một lần sau khi ăn, không dùng cho chó, mèo đang mang thai ở giai đoạn cuối vì thuốc kích thích thần kinh phó giao cảm và cơ trơn.
* Giới thiệu một số bài thuốc nam tẩy giun sán:

+ Bài 1:
Lá cây dầu giun 100mg
Vỏ cây Đại 50mg
Rửa sạch, giã nhuyễn hai thứ trên, trộn lẫn với thức ăn và cho ăn trong 2 buổi sáng. Tinh dầu giun được cho uống trực tiếp với liều 1ml/20kg thể trọng, cho uống vào buổi sáng, trước khi cho ăn. Sau khi cho uống 2 giờ dùng tẩy Natri sulfat hay Magie sulfat với liều 30g hòa với 100ml nước sạch cho uống. Sau 12 giờ giun sẽ theo phân thải ra ngoài.

+ Bài 2: Sử quân tử 50g tán nhỏ thành bột mịn.
Cho ăn với liều 10-20g/con nhỏ, 20-30g/con lớn, 30-40g/con trưởng thành. Cho ăn vào 2 buổi sáng.

+ Bài 3: Hạt keo đậu 100g, rang vàng, tán nhỏ thành bột và bảo quản chỗ khô ráo.
Cách dùng: Trộn thức ăn cho ăn liều 10g/lần/con nhỏ; 20g/lần/con lớn; 50g/lần/con trưởng thành. Cho ăn 3 buổi sáng liền. Kết quả ra giun rất tốt, thuốc ít độc.

+ Bài 4: Củ Bách bộ (bỏ lõi) 100g
Nước sạch 300ml
Đun sôi, cô đặc còn 100ml. Liều dùng cho uống 0,5ml/2 kg thể trọng. Dùng liên tục trong 3 buổi sáng.
BỆNH GIUN MÓC
(Ascylostomatosic)

I. NGUYÊN NHÂN:
Bệnh giun móc do Ascylostomatosic canium gây nên, một trong những bệnh giun tròn gây thiệt hại nhiều nhất cho chó, mèo và một số loài ăn thịt thuộc họ chó (canidae). Bệnh phân bố rộng khắp nơi trên thế giới và quanh năm. Chó, mèo non thường mắc bệnh nặng hơn chó, mèo trưởng thành.
Chó, mèo nhiễm bệnh giun tròn biểu hiện đặc trưng là thiếu máu, viêm ruột cấp và mãn tính, có kèm theo chảy máu ruột, đặc biệt chó mèo non từ 2 - 4 tháng tuổi, khi mắc bệnh tỷ lệ chết cao từ 60-80%.
Trứng giun móc theo phân thải ra ngoài, nở thành ấu trùng rồi thành ấu trùng nhiễm bám vào thức ăn, nước uống và môi trường xung quanh.
Chó, mèo nuốt phải ấu trùng cảm nhiễm qua thức ăn nước uống vào đường tiêu hóa, những giun trưởng thành sống ở ruột non, tập trung ở phần tá tràng.
Ấu trùng cảm nhiễm thải ra môi trường xung quanh, có thể qua da mà gây bệnh cho con vật. Khi qua da chó meofcon, ấu trùng không gây ra phản ứng cục bộ, nhưng khi qua da chó mèo trưởng thành, ấu trùng gặp sự phản ứng mạnh mẽ của da, thể hiện viêm tấy rõ rệt do ấu trùng chết tạo ra.



II. TRIỆU CHỨNG:
Trong quá trình ký sinh trong đường tiêu hóa, gin móc gây ra các biến đổi bệnh lý do hai yếu tố: Tác động cơ học và ảnh hưởng của độc tố.
- Vật bệnh nôn mửa liên tục,có khi nôn ra máu, bỏ ăn hay ăn rất ít do hậu quả chảy máu niêm mạc ruột. Giun móc khi bám vào ruột hút máu tiết ra một chất khoáng đông và đưa đến hiện tượng xuất huyết ruột, gây tổn thương, trên cơ sở đó các vi khuẩn gây bệnh có điều kiện phát sinh và gây các bệnh truyền nhiễm khác.
- Rối loạn tiêu hóa, viêm ruột cấp tính và mãn tính, do tác động cơ giới và độc tố của giun móc nên xuất hiện bệnh tiêu chảy dữ dội, phân có lẫn máu màu cà phê hoặc màu đen có dịch nhầy và mùi thanh khẳm.
Gia súc non thường chết do mất máu, mất nước.
- Xuất hiện hội chứng thần kinh do độc tố gin móc thấm vào máu đi khắp cơ thể.
- Khi gia súc khỏe và mắc giun móc lẫn đầu bệnh có thể nhẹ hơn và thời gian dài hơn, biểu hiện chủ yếu hội chứng thiếu máu, chảy máu ruột, tuy nhiên chỉ 2-3 tháng sau tự khỏi bệnh khi điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.
III. PHÒNG BỆNH VÀ CHỮA BỆNH


 

Candy_018

Member
1. Phòng bệnh:
- Vệ sinh trong ăn uống: Ăn chín, ăn sạch và uống sạch để ngăn ngừa ấu trùng giun móc.
- Định kỳ tẩy uế vệ sinh chuồng, cũi nhốt chó mèo và môi trường xung quanh để diệt mầm bệnh (phun Dipterex 1% diệt trứng giun Chloramin B 0,5% trong 10 phút hay nước vôi 10%).
- Hàng ngày dọn chồng, thu nhặt phân đổ vào hố xử lý.
- Định kỳ kiểm tra phân phát hiện mầm bệnh để dự phòng.
- Không thả rông chó mèo, không cho chó mèo bệnh tiếp xúc với bên ngoài để hạn chế lây nhiễm mầm bệnh.
- Định kỳ 4 tháng tẩy một lần để phòng lây nhiễm bằng một trong các loại hóa dược sau đây: Mebendazol, Dovenix.

2. Điều trị:
Nguyên tắc chung:
Tẩy giun móc bằng thuốc điều đặc trị
Điều trị triệu trứng và thuốc bổ trợ

- Thuốc tẩy: Có thể dùng một trong các loại thuốc

Mebendazol (Vermox): Loại thuốc chuyên dùng cho thú y do Hungari sản xuất, Mebendazol tẩy được hầu hết các loại giun tròn ký sinh đường tiêu hóa mà còn có tác dụng tẩy một số loại sán dây với vật nuôi.
Chó, mèo bệnh được cho uống với liều 80-100mg/kg thể trọng. Thuốc chia làm 2 lần, uống trong 2 ngày để tẩy giun đũa và chia làm 3 lần uống trong 3 ngày để tẩy giun móc, giun tóc và sán dây.
+ Dovenix: Thuốc do hãng Rhone – Merieux của Pháp sản xuất. Dovenix là dung dịch có chứa 25% hoạt chất của Nitroxynil, tác dụng tốt với giun móc chó, an toàn không phản ứng phụ.
Tiêm dưới da cho chó với liều 1ml/20-35kg thể trọng. Trước khi tiêm nên pha loãng thành 2,5%.
Chú ý: Dung dịch Dovenix có thể nhuộm màu làm bẩn tay và các dụng cụ khác, có thể làm sạch bằng Natri hyposulfit 5%.

- Thuốc điều trị triệu chứng
+ Điều trị viêm ruột: Biseptol cho chó uống liều 1g/ngày, mèo uống 0,5g/ngày, ngày uống 2 lần.
Trimethoxazol 24%: Tiêm bắp thịt, liều 0,5-1ml/con.
Chống chảy máu ruột: Vitamin K: Tiêm bắp liều 1ml/con với chó; 0,5ml/con với mèo, ngày tiêm 2 lần.

- Bổ sung các thuốc trợ lực tăng sức đề kháng cơ thể như sau:
+ Truyền huyết thanh mặn ngọt đẳng trương 100 – 500ml/10kg thể trọng/ngày.
+ Glucoza 30%: Tiêm mạch máu với liều 3-5 ml/con.
+ Vitamin B1 2,5%, vitamin C, B. complex tiêm bắp liều 3-5ml/ngày.
+ Vitamin B12: Chống thiếumáu, liều 100g/ngày.
+ Promix (thành phần gồm Promethazine, Dipỉone, Dexamethasone): Giảm sót, an thần. Tiêm bắp 1ml/5kg thể trọng/ngày.

BỆNH SÁN DÂY
(Castodiosis)

I. NGUYÊN NHÂN

Bệnh sán dây là một bệnh phổ biến ở chó. Trên thế giới có khoảng 40 loài sán dây gây bệnh cho chó và các thú ăn thịt thuộc họ chó và mèo.
Một số loài sán dây gây bệnh cho chó mèo cũng là tác nhân gây bệnh cho người. Hiện nay có 8 loài sán dây gây hại cho chó phân bố ở hầu hết các vùng địa lý khác nhau, tuy nhiên chỉ có 2 trong 8 số loài ký sinh và gây bệnh cho chó nước ta là: Diphyllobothrium masoni và Dkipyllidium caninum.
Sán trưởng thành ký sinh trong ruột non chó mèo, (Teania solium). Sán trưởng thành bài xuất trứng qua phân ra ngoại cảnh, trứng sẽ hình thành ấu trùng và chui ra khỏi trứng sau 21 ngày, ấu trùng trôi xuống nước, xâm nhập vào các loài giáp xác, giáp xác được coi như là vật chủ phụ.
Ấu trùng phát triển thành ấu trùng gây nhiễm trong thời gian 20 ngày và ký sinh trong cơ hay phúc mạc của ếch nhái, ấu trùng gây nhiễm còn ký sinh ở chuột và một số động vật khác.
Chó mèo ăn phải ếch nhái có ấu trùng thì sau 13 ngày sẽ có sán trưởng thành. Sán gây bệnh cho chó do tác động cơ học và do độc tốt tiết ra.

II. TRIỆU CHỨNG

Sán dây gây tác hại cho chó mèo do chiếm đoạt chất dinh dưỡng, gây tổn thương cơ giới trên niêm mạc ruột, tiết độc tố gây rối loạn bệnh lý.
Chó mèo thường mắc ở 2 thể:

1. Cấp tính
- Thường gặp ở chó mèo nhỏ từ 1-4 tháng tuổi.
- Biểu hiện ăn kém, nôn mửa liên tục do sán bám vào vách ruột gây ra những tổn thương niêm mạc và kích thích gây nôn.
- Chảy máu ruột do đầu sán có nhiều móc bám vào vách ruột gây tổn thương nên phân có màu xám hoặc đỏ tươi.
- Viêm ruột thứ phát do những vi khuẩn đường ruột bội nhiễm như Salmonella, Proteus vulgaris, E.coli, Staphylococcus aures.
- Rối loạn tiêu hoá thường xuyên ở chó mèo nhỏ 1-4 tháng tuổi: lúc táo bón, lúc tiêu chảy, trong phân có niêm mạc ruột tróc da và có những đốt sán rụng ra. Nếu không được chăm sóc tốt và điều trị kịp thời, chó mèo nhiễm sán tỷ lệ chết cao 60-70% do viêm ruột, mất máu, mất nước và rối loạn điện giải.

2. Mãn tính
- Chó mèo trưởng thành thường bị bệnh mãn tính: ăn ít, gầy còm, xơ xác, rối loạn tiêu hoá, viêm ruột mãn tính, trong phân có đốt sán già rụng ra, khi đi ra ngoại cảnh đốt sán vẫn cử động được, đốt sán nhỏ trong giống hạt dưa nên gọi là “Sán hạt dưa”.
- Giai đoạn cuối biểu hiện các hội chứng thần kinh: run rẩy hoặc ngơ ngác, nằm lỳ một chỗ hoặc chở nên dữ tợn.
Nếu không được điều trị chu đáo gia súc trưởng thành chết trong trạng thái thiếu máu kéo dài do kiệt sức.
III. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

1. Phòng bệnh
- Vệ sinh trong ăn uống: ăn chín, ăn sạch và uống sạch, không cho ăn thịt động vật sống để tránh ăn phải ấu trùng sán dây.
- Thường xuyên tắm cho chó mèo, nếu có nhiều bọ chét thì có thể dùng dung dịch Dipterex 1% (nhớ phải dọ mõm cho chó) để tắm hay “Dear dogker” do Công ty Nam Dũng sản xuất, vì bọ chét chính là ký chủ trung gian truyền mầm bệnh cho chó mèo.
- Định kỳ tẩy uế vệ sinh chuồng, cũi nhốt chó, nơi ở của mèo và môi trường xung quanh để diệt mầm bệnh (phun Dipterex 1% diệt trứng giun, Chloramin b 0,5% trong 10 phút hay nước sôi 10%)
- Hàng ngày dọn chuồng thu nhặt phân đổ vào hố xử lý.
- Định kỳ kiểm tra phân và theo dõi chó mèo, phát hiện mầm bệnh để tẩy dự phòng.
- Không thả rông chó mèo, không cho chó mèo bệnh tiếp xúc với bên ngoài để hạn chế lây nhiễm mầm bệnh.

2. Điều trị
Nguyên tắc chung: Tẩy sán kết hợp với điều trị triệu chứng và trợ sức cho gia súc bệnh kết hợp nuôi dưỡng tốt.

- Tẩy sán dây cho chó, mèo: Có thể dùng một trong các loại thuốc tẩy sau:
+ Niclosamide: Chó, mèo uống với liều 80-100mg/kg thể trọng. Thuốc chỉ cho uống một nửa liều vào buổi sáng khi chưa cho ăn. Sau đó 1 giờ cho uống nốt nửa liều còn lại. 3 giờ sau khi uống thuốc mới cho ăn bình thường, sau 6-10 giờ sán bị chết và theo phân ra ngoài.
Sau 20 ngày nếu vẫn phát hiện thấy đốt sán trong phân chó, mèo phải tẩy lại 2 lần theo đúng quy trình như lần đầu.
+ Lopatol: Thuốc do hãng CIBA (Thuỵ Sĩ) sản xuất. Thuốc có hiệu lực cao tẩy sán dây chó, mèo (tẩy sạch sán 80-85%), an toàn không gây ảnh hưởng phụ. Có thể dùng cho chó hay mèo từ 3 tuần tuổi và chó mèo cái đang mang thai.
Thuốc có thể uống trực tiếp hay trộn với một ít thức ăn. Chỉ uống một lần, liều 50mg/kg thể trọng.
Cho chó, mèo uống khi đói và sau đó 1-2 giờ cho ăn uống bình thường, không phải kiêng hay nhịn ăn.
Nếu chưa sạch sán có thể tẩy lại lần 2 sau một tuần như quy trình lần đầu.
+ Mebendazol (Vermox, Mebenvet, Noverme, Antel): Cho chó, mèo uống với liều 80-100mg/kg thể trọng. Thuốc chia làm 3 lần uống trong 3 ngày để tẩy sán dây.

- Điều trị triệu chứng:
+ Điều trị viêm ruột: Biseptol cho chó uống liều 1g/ngày, mèo uống 0,5 g/ngày, ngày uống 2 lần.
Trimethoxazol 24%: Tiêm bắp thịt, liều 0,5-1ml/con.
Chống nôn: Atropin 1% tiêm bắp thịt 1ml/chó; 0,5ml/mèo
Chống chảy máu ruột: Vitamin K tiêm bắp liều 1ml/con với chó 0,5ml/con với mèo, ngày tiêm hai lần.
- Bổ sung các thuốc trợ lực tăng sức đề kháng cơ thể như:
+ Truyền huyết thanh mặn ngọt đẳng trương: 100-150ml/10kg thể trọng/ngày
+ Glucoza 30%: Tiêm mạch máu với liều 3-5 ml/con.
+ Vitamin B1 2,5%, vitamin C, B. complex tiêm bắp liều 3-5ml/ngày
+ Vitamin B12: Chống thiếu máu, liều 100 g/ngày
+ Promix (thành phần gồm Promethazine, Dipirone, Dexamethasone): Giảm sốt, an thần. Tiêm bắp 1ml/5kg thể trọng/ngày.

- Giới thiệu một số bài thuốc nam tẩy sán ở chó, mèo


Bài 1: Tẩy sán xơ mít
Hạt bí ngô (bóc vỏ) 100g
Đường mía hay mật 50g
Hạt bí ngô rang khô tán nhỏ trộn với đường hay mật cho ăn trong 1 lần trong ngày. Sau 3 giờ cho uống thuốc tẩy Natri sulfat, Magiê sulfat hay cây chút chít, sán sẽ sổ ra

Bài 2 Nước sắc hạt cau
Hạt cau 100g (giã nhỏ)
Nước sạch 50ml
Đun sôi, cô đặc còn lại 200ml, lọc bỏ bã, cho uống liều 5-10ml/kg thể trọng.
Trước khi cho uống, cho nhịn ăn 4-5 giờ. Sau khi cho uống nước sắc hạt cau nửa giờ, cho uống thuốc tẩy MgSO4.
Chó, mèo sau khi uống nước sắc hạt cau vài giờ sán sẽ sổ ra.
Nước sắc hạt cau dễ bị kích thích gây nôn mửa, nên có thể dùng thêm các loại thuốc chống nôn.

+ Bài 3: Hạt bí ngô phối hợp với nước sắc hạt cau:
Nhân hạt bí ngô: 50 – 100g cho chó ăn lúc đói vào sáng sớm.
Hạt cau 60-80g cho thêm nước, đun sôi, sắc đặc cho uống, sau khi uống nửa giờ cho uống liều thuốc tẩy (Na2SO4, MgSO4).
Chúng ta biết rằng nước sắc hạt cau có tác dụng làm tê liệt đầu sán còn bí ngô có tác dụng làm tê liệt khúc giữa và khúc đuôi con sán. Do đó sự phối hợp này sẽ tẩy sán được triệt để hơn.

+ Bài 4: Tẩy sán (theo dược thư của Pháp)
Vỏ lựu khô tán vừa phải 60g
Nước sạch 100ml
Ngâm vỏ lựu trong khoảng 6 giờ, sau đó sắc còn 300ml, lọc bỏ bã, cho uống vào buổi sáng, chia làm 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 30 phút. Sau khi uống liều cuối cùng 2 giờ thì cho uống 1 liều thuốc này.
BỆNH LÊ DẠNG TRÙNG
(Babesiosis)


I. NGUYÊN NHÂN
Bệnh trùng lê ở chó do Babesia canis gây ra. Bệnh có ở hầu hết các tỉnh miền núi và đồng bằng.
Ve Rhipicephalus sanguineus là môi giới truyền bệnh cho chó, ve ở nước ta phát triển mạnh mạnh vào các tháng nóng ẩm từ tháng 4-9 và cũng chính là mùa lây lan bệnh lê dạng trùng ở chó.
Babesia canis ký sinh chủ yếu trong hồng cầu. Banesia sinh sản cả vô tính và hữu tính
Sinh sản vô tính: Từ một ký sinh trùng trong hồng cầu sẽ nẩy chồi thành 2 ký sinh trùng và thoát ra khỏi hồng cầu khi hồng cầu đó bị phá huỷ do tác hại ký sinh của chúng, rồi lại nhiễm vào một hồng cầu khác. Quá trình này xảy ra liên tục trong cơ thể chó.
Sinh sản hữu tính: Ve Rhipicephalus sanguineus là ký sinh chủ yếu trung gian của Babesiosis. Ve bám vào chó bệnh hút máu, ký sinh trùng vào ve qua quá trình phát triển sẽ trở thành bào tử. Khi ve hút máu chó sẽ truyền bào tử sang chó, bào tử đó xâm nhập vào hồng cầu và gây bệnh.
Chó nhập ngoại và chó non dưới 6 tháng tuổi dễ mắc và thường bệnh nặng, tỷ lệ chết cao (60-70%).
II. TRIỆU CHỨNG
Trong quá trình ký sinh B. canis bám vào hồng cầu chiếm đoạt chất dinh dưỡng, gây thương tổn cho hồng cầu làm chó đái ra máu và hoàng đản da. Độc tố của B. canis tiết vào máu gây ức chế quá trình sinh sản hồng cầu, tác động hệ thần kinh gây sốt.
Bệnh xuất hiện ở 2 thể cấp tính và mãn tính
1. Thể cấp tính
- Có sốt cao 39,5 – 40,50C, sốt kéo dài trong 2-4 ngày, ủ rũ và nằm bệt, các niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu, huyết cầu tố giảm thấp (20 – 30%), bạch cầu tăng (0-12 nghìn mm3)
- Nước tiểu lúc đầu trắng đục sau đỏ nâu
- Nhịp thở nhanh và khó khăn
- Có hiện tượng hoàng đản: da và các niêm mạc vàng
Chó con dưới 12 tháng tuổi thường chết sau 1 tuần với nhiệt độ hạ, huyết áp hạ và truỵ tim mạch.
2. Thể mãn tính
Chó ăn uống bình thường những mệt mỏi, gây xơ xác, không linh hoạt, ít hoạt động, lông rụng dần và suy nhược.
Chó sốt nhẹ (39-400C) sau đó lại giảm, ít lâu sau lại sốt trở lại và nước tiểu có màu nâu đỏ.
Nếu không điều trị kịp thời chó sẽ chết trong vòng 30 – 40 ngày vì kiệt sức và thiếu máu nặng.
III. PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH

1. Phòng bệnh
- Những nơi đã có bệnh phải định kỳ kiểm tra máu chó để phát hiện chó bệnh và chó mang trùng, điều trị kịp thời, hạn chế lây lan.
- Thường xuyên tắm chải và diệt ve trên thân thể chó bằng dung dịch Dipterex 1% (nhớ pahỉ do mõm cho chó) để tắm thay bằng “Dear dogker” do công ty Nam Dũng sản xuất, vì bọ chét chính là ký chủ trung gian truyền mầm bệnh cho chó mèo.
- Định kỳ tẩy uế vệ sinh chuồng, cũi nhốt chó, nơi ở của mèo và môi trường xung quanh để diệt mầm bệnh (phun Dipterex 1% diệt trứng giun, Chloramin B 0,5% trong 10 phút hay nước vôi 10%)
- Không thả rông chó, không cho chó bệnh tiếp xúc với bên ngoài để hạn chế lây nhiễm mầm bệnh
- Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt để chó tăng sức đề kháng chống đỡ sự xâm nhập mầm bệnh.

2. Điều trị
- Điều trị nguyên nhân:
Nguyên tắc chung: Điều trị nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng và trợ sức chăm sóc cho gia súc bệnh.
Có thể dùng một trong các loại thuốc đặc trị lê dạng trùng sau:
+ Heamospridin: Thuốc pha với nước cất hay nước sinh lý 0,9% theo tỷ lệ 2%. Tiêm vào bắp thịt với liều 0,0005g/kg thể trọng, sau 15 ngày có thể tiêm lại lần 2.
- Berenyl (Azidin): Thuốc có hiệu lực cao diệt các đơn bào ký sinh, thuốc rất an toàn không gây phản ứng phụ, không tạo ra các chủng đơn bào kháng thuốc. Berenyl sử dụng thích hợp cho cả chó non và chó trưởng thành. Thuốc pha với nước cất 5-10%, tiêm vào bắp thịt hay mạch máu, dùng với liều 4-5mg/kg thể trọng.
Nếu cần thiết có thể tiêm nhắc lại sau khi tiêm mũi thứ nhất 15 – 20 ngày
Điều trị triệu chứng:
+ Giảm sốt: Tiêm bắp Promix (thành phần gồm Promethazine, Dipirone, Dexamethasone) có tác dụng giảm sốt, an thần,liều 1ml/5kg thể trọng/ngày
+ Chống xuất huyết: Vitamin K 1ml/con, ngày tiêm 2 lần
+ Vitamin B12: Chống thiếu máu, liều 100g/ngày
+ Chống vàng da hoàng đản: Có thể sử dụng một số bài thuốc nam để hạn chế vàng niêm mạc, vàng da, nước tiểu đỏ nâu...

Theo kinh nghiệm của nhân dân có thể dung một số bài thuốc nam để chữa triệu chứng và hỗ trợ cho sự lành bệnh của cơ thể.


+ Bài 1: Xích đồng nam 1kg
Bạch đồng nữ 1kg
Xích đồng nam và Bạch đồng nữ: Thu hái, rửa sạch, chặt nhỏ thành từng đoạn 5-6cm
Cho thêm khoảng 3 lít nước, đun sôi cô đặc còn khoảng 1 lít, lọc bỏ bã và cho thêm một ít đường mía cho chó uống. Liều lượng 3ml/kg thể trọng. Ngày uống 2 lần thay nước uống hàng ngày.

+ Bài 2:
Hạt ý dĩ 50g
Vỏ quả cau già (Đại phúc bì) 50g
Nhân trần 100g
Chi tử (Quả Dành dành) 50g
Nước sạch 1500ml
Đun sôi, cô đặc còn 500ml cho chó uống trong ngày, chia làm 2-3 lần

+ Bài 3:
Rau má 100g
Sinh địa 50g
Nghệ già 50g
Thân, lá, rễ cây rau má 100g
Nước sạch 1500ml
Đun sôi, cô đặc còn 500ml cho chó uống hàng ngày

+ Bài 4: Chữa phù toàn thân, phù bụng, lợi tiểu
Đại phúc bì (vỏ ngoài, vỏ giữa của quả cau phơi khô): 10-12g. Cho thêm nước đun sôi, sắc đặc cho gia súc uống trong ngày.
- Bổ sung các thuốc trợ lực tăng sức đề kháng cơ thể như sau:
+ Truyền huyết thanh mặn ngọt đẳng trương: 100 – 150ml/10kg thể trọng/ngày.
+ Glucoza 30%: Tiêm mạch máu với liều 5ml/con
+ Vitamin B1 2,5%, vitamin C, B.complex tiêm bắp liều 3-5ml/ngày
+ Cafein 5%: Tiêm bắp liều 5ml/con.Spactein tiêm bắp liều 3ml/con, hay long não nước 10% tiêm bắp cho chó liều 5-6ml/ngày.

Nguồn: rottweiler.com.vn
 

tun_sun

New Member
mọi người cho mình hỏi em chow chow của mình được hơn 4 tháng e bị ho và sốt cao hơn 40 độ đi khám thì bác sĩ nói bị ho vs bị kí sinh trùng máu .. cho mình hỏi bị bệnh này cần chăm sóc cún như thế nào là tốt và bao lâu thì chó khỏe :((
 
Bị ký sih trùng máu thì fai tang suc de kháng truoc khi tiem thuoc dac tri,cho minh cug bi,vua chich dc 1 tuan
 
Top