• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Ai thích nuôi cu gáy thì vào đây nhá !

Theo hiểu biết của em ở hòa bình vẫn có người nuôi đẻ trong lồng được (vấn đề này chủ yếu do dinh dưỡng ,diện tích lồng ,đam mê ) .Em còn nghe bảo cu thường đẻ 2 quả trứng lúc ấp đẻ thường cho ra 2 con giới tính khác nhau ? cũng không biết đúng không ? Còn về chất giọng thì phải đam mê mới chơi được vì phải phân ra các chất giọng khác nhau (em lại không mang theo tài liệu lúc nào về mượn bố mới có) .Bác kim cương nói bị ức chế mới gáy em thấy rất hợp lí bởi lẽ bẫy cu suy cho cùng là dựa vào nguyên tắc sự khiêu khích của 2 con về chất giọng ,các bác còn thấy nhiều người họ dùng tay để cho cu gáy .NHân đây em có nhớ 1 câu về chơi cu tặng các bác lâu rồi cũng chỉ nhớ ý thôi các bác thông cảm (TRÊN ĐỜI CÓ 3 THỨ NGU đó là làm mai (lúc vợ chông nó chửi nhau lại lôi mình vào) câm chầu (có đoạn khen hay nhưng người khác lại chê dở ) gác cu (chờ đợi bẫy lâu mà phải đi khắp nơi tìm cu để bẫy cũng là chỉ sự vất vả của thú này)
 
Chim cu gáy thường đẻ 2 trứng trong đó có 1 trống, 1 mái điều đó khoa học đã chứng minh ( không tin lời em thì vào Google mà search :D ).
 

KimCuong

Active Member
NHân đây em có nhớ 1 câu về chơi cu tặng các bác lâu rồi cũng chỉ nhớ ý thôi các bác thông cảm (TRÊN ĐỜI CÓ 3 THỨ NGU đó là làm mai (lúc vợ chông nó chửi nhau lại lôi mình vào) câm chầu (có đoạn khen hay nhưng người khác lại chê dở ) gác cu (chờ đợi bẫy lâu mà phải đi khắp nơi tìm cu để bẫy cũng là chỉ sự vất vả của thú này)
Không phải 3 mà là 4 bác nhé!

Trên đời có 4 cái ngu: làm mai - gánh nợ - gác cu - cầm chầu.

1. Làm mai: là làm mối cho 2 người đến với nhau, nếu hay thì không ai nhớ tới bà mai nhưng nếu họ ly dị hoặc không hợp nhau thì cứ ghè đầu bà mai ra mà chửi.

2. Gánh nợ: là gánh nợ hộ đó là đi vay hộ người ta, xong người ta không trả mình thế là mình phải è cổ mà trả nợ người ta...

3. Gác cu: là trong lúc đi bẫy cu gáy thì ta có 1 con cu gáy giả để đấy để dụ bọn chim cu gáy đang bay trên trời xuống gần nó, rồi mình giật bẫy để bắt. Cái ngu ở đây là phải ngồi bất động chờ chim, cho dù kiến cắn muỗi đốt thì cũng không được la nếu mà cử động là bọn chim thật sẽ bat mất nên không biết là có bẫy được chim hay không mà đã phải chịu khổ rồi.

4. Cầm trầu: là người cầm trống trầu trong hát ả đào, khi nghe câu hát hay thì gõ trống hoặc để tâng ý của câu hát, nhưng người nghe thì chỉ khen cô ả đào hát hay chứ ông cầm chầu có gõ hay thì không ai để ý, nếu sơ ý mà gõ trống không đúng chỗ cần gõ để tán thưởng thì không gõ thì thính giả chửi ông cầm trầu.
 

hoang an

Member
Đặc điểm của chim Cu Gáy là giống chim bị dồn nén, bị ức chế thì mới cất tiếng gáy. Chính vì vậy mà Cu Gáy thường được nuôi trong 1 chiếc lồng chật chội.

Bác hoang an có nhất trí với câu trả lời này của KC không? :thingking:
Hoàn toàn nhất trí với đc KimCuong, chính xác 100% đây là một đặc điểm rất quan trọng trong tâm lý của con Gáy mà người nuôi Gáy nên để ý!

Còn 4 cái ngu cũng chính xác 100% không ngờ đc KimCuong lại thạo về nhiều món vậy!( mình cũng đã trót mắc vào 3 cái ngu, cũng may bây giờ không cón hát ả đào nếu không thì....)

To kennedy: đúng là Gáy đẻ ra đa phần là 1 đực 1 cái giống bồ câu

To Cao Đạt: bạn nói chính xác nuôi Gáy đẻ thì cần phải đáp ứng theo nhu cầu của nó như ở ngoài thiên nhiên

Thưa các bác vẫn còn vế 2 của em mà các bác chưa trả lời ạ. Rất mong những anh em có kinh nghiệm nuôi và chọn Gáy vào cho thêm ý kiến để mọi người cùng tăng thêm hiểu biết cho thú chơi tao nhã này!
 
Các bác cứ nghĩ gác cu chỉ bị kiến cắn muỗi đốt thôi sao. Cái câu này đã được lưu truyền từ nhiều đời trước, vào thời đó kiến cắn muỗi đốt là bình thường, đáng sợ hơn là còn bị nhiều nguy hiểm khác như bị rắn độc cắn, bị cọp beo vồ ăn thịt nữa; có người đi gác cu lúc vào cao trào thấy 2 con gáy đá nhau mê mẫn đến nỗi cọp nó tới kế bên mà còn không hay nữa kìa. Nguy hiểm tới tính mạng là vậy nhưng mà người ta mê thì vẫn mê. Còn cái này nữa mới ác nè, 1con gáy hay thà "sống nuôi chết chôn" chứ ngàn vàng không đổi nhưng mà đã thích người nào thì cho người đó . Đó mới chính là những lí do khiến người xưa xếp gác cu vào 1 trong 4 cái ngu đó.
 

con này là con còn lại của nhà trình các bác . To bác kim cương :lâu rồi em cũng quên mong bác thông cảm .Bác nào chơi loại này nhớ tránh mua nhầm bon cu ngói (o có cườm mà chỉ có 1 vệt đen ,chân đen chứ chân o đỏ ) .Bây giờ nhà còn nuôi thêm mấy loại này trình các bác luôn thể .







 
xin hỏi các bác tại sao người ta nuôi Gáy lại nuôi vào cái lồng chật chội thế này tại sao không nuôi lồng rộng cho nó thoải mái

Và khi nuôi Gáy trong lồng chật thế này thì cần phải chú ý điều gì và tại sao?
Xin phép các bác cho thằng em ba hoa chích choè 1 tí.
Chim gáy rất sợ người nên khi bắt chim bổi về người ta thường nuôi trong những cái lồng chật hẹp, nan lồng thưa (đừng thưa quá không thì nó chui ra được) để hạn chế việc nó hoảng sợ mà nhảy toác đầu. Và nếu nuôi làm chim mồi thì người ta còn cắt bớt lông đuôi nữa.
Còn bác KC nói nuôi trong lồng chật hẹp là khiến cho nó bức bối trong người mà gáy thì em thấy sao sao ấy, nhưng không đủ kiến thức để giải thích là nó ra sao. Nhưng em nghĩ đã là chim thì bất cứ con chim nào có tiếng hót hoặc tiếng gáy thì càng sung sức nó sẽ hót, gáy nhiều.
 

hoang an

Member
Xin phép các bác cho thằng em ba hoa chích choè 1 tí.
Chim gáy rất sợ người nên khi bắt chim bổi về người ta thường nuôi trong những cái lồng chật hẹp, nan lồng thưa (đừng thưa quá không thì nó chui ra được) để hạn chế việc nó hoảng sợ mà nhảy toác đầu. Và nếu nuôi làm chim mồi thì người ta còn cắt bớt lông đuôi nữa.
Còn bác KC nói nuôi trong lồng chật hẹp là khiến cho nó bức bối trong người mà gáy thì em thấy sao sao ấy, nhưng không đủ kiến thức để giải thích là nó ra sao. Nhưng em nghĩ đã là chim thì bất cứ con chim nào có tiếng hót hoặc tiếng gáy thì càng sung sức nó sẽ hót, gáy nhiều.

Chú nói vậy anh nghĩ là không chính xác đâu. Thứ nhất chim mộc khi mua về người ta không dùng lồng thưa mà dùng lồng nan rất mau để nhốt nó nếu dùng lồng thưa thì nó sẽ chui tọt đầu qua rồi mắc cổ ở đấy(cái này chính anh đã gặp vài lần nhưng không phỉa là Gáy mà là chim khác), lồng của Gáy phía trên đan rất mau em nhìn lồng của em là thấy. Chim mộc nào vào lồng người ta cũng đều cắt cụt đuôi cả. Mà anh thấy mọi người dùng nhiều từ chim 'mồi' không hiểu từ 'mồi' ở đây là gì?

Cái mà KC nói về chuyện tại sao con Gáy phải nuôi vào lồng chật là hoàn toàn chính xác, không phải bàn cãi!

Còn chuyện gác cu nữa cũng đúng đó. Em cũng biết là con Gáy rất nhát người kể cả khi nó ngủ hay nó đứng Gáy, Gù thường là rất kín người hiếm khi nhìn thấy. Để tiếp cận con Gáy rất khó nên mới có chuyện như KC nói!
 
Cảm ơn bác hoang_an đã góp ý. Chim mồi là con chim được nuôi để đánh bẫy đó bác ( chim hoang = chim bổi ).
Quên hỏi các bác:
1.-Nên cho chim gáy ăn những gì là tốt nhất ?
2.-Chim gáy có mấy loại âm giọng ?
 

KimCuong

Active Member
Thôi thì mạn phép các cao thủ về Cu Gáy của Vietpet ví dụ như anh Ánh Hà Nam, hoan_nc.... KC được phép lấy ít kinh nghiệm về Cu Gáy của mình qua tài liệu sau để góp vui với anh em.

Chim mồi

Chim mồi là chim rừng ta đã đánh bắt được, nuôi lâu ngày thành quen, hết sợ bóng người, gáy tự nhiên như khi còn hoang dã. Chim mồi phải gáy hay, gáy càng hay càng được đánh giá cao vì sẽ rất đắc lực lúc đem đi "đánh" chim hoang. Người ta lại còn phân biệt mồi "lỡ" và mồi "giỏi". Mồi "lỡ" là thứ mới đem đi đánh một vài lần. Mồi "giỏi" hay còn gọi là mồi "chai" là thứ đã đi đánh nhiều lần, đã có bản lĩnh và quen trận mạc!

Một con chim gáy trống nuôi lâu (Chim thuộc) thường phải gáy đủ 3 loại tiếng sau:

Gáy gọi:

Đây là tiếng gáy lúc sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều. Giọng gáy này anh em ta vẫn gọi là bổ.
Tất cả chim gáy cả trống và mái đều gáy được kiểu này.

Liều trơn: cúc cu cu
Liều bổ một: cúc cu cu, cu
Liều bổ hai: cúc cu cu, cu cu
Liều bổ ba: cúc cu cu, cu cu cu

Quí nhất là con gáy liều bổ ba: cúc cú cu, cu cu cu. Có người gọi nó là con chim mồi "kim bất hoán", ngụ ý nói đem vài ba chỉ vàng đổi nó, chủ nhân cũng không muốn đổi.

Những con gáy gọi 4 tiếng (bổ tứ) là phần nhiều, người ta coi như gáy gọi tiếng Đủ còn những con gáy gọi 5 tiếng thì coi là tiếng Thừa

Tiêu chuẩn này ko quan trọng để đánh giá 1 con chim hay

Nhiều người có cu gáy thấy nó gáy gọi 4 hay 5 tiếng ko biết cứ nói chim gáy của tôi gáy tiếng lèo 4 hay 5 tiếng chim Cu có cả thảy 5 giọng là giọng Trơn, giọng Một, giọng Hai, giọng Ba, và giọng Cà lăm.

- Giọng Trơn: Cúc cu cu ( mỗi lần gáy chỉ thốt ra ba tiếng đơn giản, cụt ngủn).

- Giọng Một: Cúc cu cu...cu ( có thêm một tiếng cu hậu ở dằng sau, nghe hay hơn).

- Giọng Hai: Cúc cu cu... cu cu ( có thêm hai tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn).

- Giọng Ba: Cúc cu cu... cu cu cu ( có ba tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn nữa. Ở đâu mà có con cu rừng nào hót hay như thế này thì dù có xa xôi cách mấy, người gác Cu cũng mò đến bắt cho bằng được, vì đây là chim quí khó tìm).

- Giọng Cà lăm: Con chim này gáy giọng khi thế này lúc lại thế khác, tiếng nọ xọ tiếng kia, nghe không ra làm sao cả...chỉ có đem thịt mà thôi.

Trong các giọng trên thì các cụ xưa rất quý con chim có giọng trơn ròng (tuyệt đốI không bao giờ gáy giọng một), ngoài ra chim giọng hai ròng cũng được xem là chim quý vì thường thì chim gáy giọng đôi (giọng hai), đôi khi nó vẫn gáy giọng chiếc (giọng đơn). Chim giọng ba (liều bổ ba thì thường không có giọng ba ròng, thương nó gáy giọng ba vớI tỷ lệ nhiều hơn giọng đôi)

Gáy trận:

Đây là tiếng gáy mà các nghệ nhân, hoặc người chơi chim gáy có kinh nghiệm dùng để đánh giá con chim hay dở. Chỉ chim trống mới gáy kiểu này cũng có những con mái sắp đẻ nuôi nhốt cũng gáy tiếng trận nhưng tiếng nhỏ và không sung. Một con chim gáy được đánh giá là chim hay khi phải có đủ: chu, lèo, vấp nhưng rất hiếm con gáy nào có cả chu lèo vấp

Khi gáy trận chim nằm xuống sàn lồng và máy nhẹ hai cánh và gáy: cúc cu cu, cúc cu cu liên tục có khi hàng giờ đồng hồ

Chỉ khi chim gáy thật căng mới có kiểu này, và đầu nó chúc hẳn xuống đáy lồng người ta hay gọi là Sà cầu máy cánh.

Thường thì bất cứ giống chim nào cũng có thời điểm sung mãn và trùng, chim gáy ko ngoại lệ, khi mình nuôi thì gáy căng được như thế này chỉ có thời điểm nhất định thôi

+ Chu: là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ
VD Cúc cu cu, Cúc cu cu..cu,Cúc cu cu..cu

+ Lèo: là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. VD Cúc cu cu, Cúc cu cu… Cục cù cù. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục.

+ Vấp: Khi gáy tiếng trận đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Vd Cúc cu cu, cúc…….,cúc cu cu

+ Dặm (Dặt?): Khi gáy tiếng trận sau ba tiếng cúc cu cu chim thêm vào 1 hay 2 tiếng gù: cù… grù (vd: cúc cu cu, cù … grù cúc cu cu, cù … grù). Chim mồi gáy dặm nhiêù làm cho chim rừng rất mau nổi nóng.

Gù:

Chim trống gù chim mái hoặc đánh nhau. Đa số chim thường gù: cù …grù . Nhưng có những con chim gù ngắt ra thành 2 nhịp trong cùng 1 hơi gù: Cụ …grù..cù. Gù kiểu này gọi là gù chồng đấu. Chim hay là chim phải có nước gù cao, trung bình chim chỉ gù một lần không quá 8 tiếng liên tục, chim hay có nước gù khoảng từ 12-14 tiếng, chim có nước gù khoảng 18-20 tiếng được xem là hiếm. Ngoài ra khi gù một con chim dữ có khả năng gù chồng 2-3 lần (vd: một con chim gù 20 tiếng liên tục/lần khi gù chồng 3 lần nó sẽ gù 60 tiếng liên tục không ngắt quãng).

Tiếng gáy ta có thể chia làm 2 loai chính

Thứ 1 là chim gáy có tiếng Thổ có nghĩa là giọng trầm, ấm,(âm thanh ở tần số thấp)

Thứ 2 là chim gáy có tiếng Còi có nghĩa là giọng thanh ,cao (âm thanh ở tần số cao)

Còn chim gáy có tiếng gáy ở giữa 2 thứ giọng trên là gọi là tiếng Pha(Thổ nhiều Còi ít gọi là Thổ Pha hay Còi nhiều Thổ ít gọi là Còi Pha)

Thường thường cu gáy tiếng Thổ bao giờ cũng gáy chậm ko nhanh như tiếng còi và hay có Dặt và Chu

Còn cu gáy tiếng Còi hay gáy mau hơn và ra nhiều tiếng Nhịu và Vấp

Nghe giọng chim Cu gáy xong, ta còn phải xem cái âm của nó hay dở ra sao nữa. Đây là một việc cực kỳ khó khăn mà chỉ những người lão luyện trong nghề mới phân tích được kỹ càng, dù là tai họ chỉ mới nghe phớt qua.Còn người mới vào nghề thì chắc chắn không tài nào hiểu nổi.

Nếu xét kỹ hơn thì Giọng chim Cu gáy có bốn loại âm chính: Âm thổ, âm đồng, âm son và âm kim. có nhiều âm điệu: đồng thổ, đồng pha, thổ pha

- Âm Thổ: Chim gáy có âm thổ thì giọng trầm. Loại chim này được đánh giá là loại chm khôn nhất. Trong âm thổ còn có bốn âm sau đây:

1/ Thổ đồng: âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng.

2/ Thổ bầu: âm trầm mà ồm to lên.

3/ Thổ sấm: âm trầm mà rền như tiếng sấm.

4/ Thổ dế: âm trầm mà rỉ rả nỉ non như tiếng dế gáy.

- Âm Đồng: Chim gáy có âm đồng thì tiếng ngân vang. Ân đồng cũng có nhiều loại như sau:

1/ Đồng pha thổ(âm ngân vang nhưng lại trầm trầm).

2/ Đồng pha son(âm càng lúc càng ngân vang)

3/ Đồng pha kim(âm càng lúc càng nhỏ, nhưng vẫn vang xa).

- Âm Son: Chim gáy có âm son, có người gọi là âm chuông, vì giọng chim ngân vang như tiếng chuông rền, nghe có vẻ hùng tráng, oai vệ. Âm son cũng có nhiều loại như:

1/ Son pha đồng(âm to mà rền vang như tiếng sấm).

2/ Son pha kim âm khởi đầu rền vang như tiếng chuông ngân, nhưng sau cứ nhỏ dần...).

- Âm Kim: Chim gáy có âm kim thì tiếng nhỏ và vang xa. Trong âm kim cũng có nhiều loại như:

1/ Kim pha son

2/ Kim pha thổ

3/ Kim pha đồng

...muốn phân tích một giọng chim Cu thật chính xác không phải là chuyện dễ dàng. Ai hiểu thấu đáo được điều này chắc chắn người đó sẽ gặp nhiều điều thú vị khi lắng tai nghe chim đang gáy.Đến đây, thì chắc chúng ta không còn ngạc nhiên nhiều khi biết tại sao người ta lại có thể say mê nuôi một con chim có bề ngoài không sắc sảo này đến thế!....Vì rằng, chọn được con chim mồi vừa ý, những đặc điểm ưu việt kể trên đâu phải là chuyện dễ. Đôi khi trăm con, hoặc ngàn con mới có một ! Chắc gì trong một đời người có thể chọn được cho mình một hoặc hai con mà nuôi? Do đó, giá trị con Cu mồi tốt nhất cũng độ nửa lượng vàng, nhưng người ta vì quá quí nó đến nổi có người dù nghèo, nhưng ai mua với giá nào cũng không bán, thề"sống nuôi chết chôn"; đôi khi họ còn dám đem thân mình bảo vệ cho chim."

Thực ra để chọn được 1 con cu gáy hội đủ các tiêu chuẩn trên thật khó,mỗi con mỗi giọng chẳng con nào giống con nào,con chim hay chơi được là con chim gáy có tiếng và luyến láy nhiều giọng lên cao xuống thấp đừng gáy đơn điệu giọng đều đều là chim chơi được

Mà chim cu gáy thường thì chim già mình bẫy về nuôi dù có hơi vất vả thuần nó lúc đầu nhưng về sau tiếng gáy của nó hay ,bền và ổn định hơn chim nuôi non. Chim nuôi non lên tiếng gáy của nó thường ko bền ,thất thường (vd: chim già gáy đấu (gáy trận) liên tục ít khi đang gáy đấu chuyển sang gáy gọi chứ chim non nuôi lên đang gáy đấu 1 lúc lại chuyển sang gáy gọi và tiếng ko bền, đặc biệt cu gáy non nuôi lên khi gặp con gáy già đánh bẫy thường hay chịu thua tiếng gáy hễ con già gáy đấu căng là im tiếng luôn thỉnh thoảng mới mở mồm gáy gọi vài tiếng).

Đi sâu vào cu nghề nuôi Gáy khi đã hiểu càng ngày càng thích, nên kiếm được con cu có tiếng gáy hay lại hội đủ tiêu chuẩn CHU, LÈO, DẶT, VẤP khác nào đi tìm hoa hậu vừa đẹp người lại đẹp nết

Để đánh giá tiếng gáy 1 con chim cu gáy có chất giọng hay thật sự suất sắc là người ta muốn nói đến chất giọng đặc biệt của nó mà ko phải con chim nào cũng có được,đơn giản là âm thanh của nó đã hay nhiều tiếng lại còn sang sảng,thánh thót ,nghe trong văn vắt mà bất cứ nghe xa hay gần đều cho cái chất giọng đó ko bị lẫn 1 tiếng rè nào cả,quí hiếm và hay là ở chỗ đó.

Tạm hiểu chim cu gáy có chất giọng đấy thì người ta coi là chim có tiếng Thổ đồng hay Còi đồng.

Ai mà đang có những con cu gáy như vậy thì là đang có bộ sưu tập chim cu gáy đặc sắc đấy( dừng hiểu lầm là như ca sỹ thật đấy nhé >>>VD cho sinh động thôi )

Rất mong nhận được những đóng góp của anh em. Thú thực, ngoài Hoạ Mi thì Cu Gáy cũng là 1 dòng mà KC thích và đang có 1 - 2 em tàm tạm cũng nuôi được 4-5 năm rồi.

Cảm ơn anh em./.
 

KimCuong

Active Member
Quên hỏi các bác:
1.-Nên cho chim gáy ăn những gì là tốt nhất ?
Ca dao ta có câu:

Cu cu ăn đậu, ăn mè,
Bồ câu ăn lúa, chích chòe ăn khoai


Có một số kinh nghiệm làm chim gáy căng là cho chúng ăn thức ăn chính vẫn là thóc (luá) nhưng thêm hạt kê, đỗ xanh, vừng thỉnh thoảng 1 vài hạt lạc (khi thay đổi thức ăn thường là chim hay bị thay lông bất thường, đừng lo khi cho chế đọ ăn ổn định thường xuyên thì ko còn hiện tượng này nũa) nói lại là cho ăn thóc là phần nhiều nhất . Trong cóng thức ăn nên cho thêm sỏi nhỏ để kích thích tiêu hoá ( tăng thêm sự co bóp của dạ dày ). Có người thi thoảng còn cho thêm cục đất để Cu ăn ( khi Cu thiếu 1 chất gì đấy )

Cái quan trọng nhất nuôi Cu là phải hạ thổ để lấy sinh khí từ mặt đất. Tuần có thể hạ 1 hay 2 lần, mỗi lần khoảng 2 tiếng, tất nhiên càng nhiều và càng lâu càng tốt. Hạ thổ là để cả lồng chim ( có thể tháo máng đựng phân ) và để xuống mặt đất . Và cũng như các loại chim khác cũng cần phải tắm nước, tắm nắng, nhưng mật độ thưa hơn, 1 lần/ tuần vào mùa hè, 2 tuần/1 lần vào mùa đông là được rồi. Chim gáy thường rất ít khi cho tắm như họa mi được nhưng tháng vài lần ta cho tắm theo kiểu phun mưa nhẹ vào chim hay là gặp trời mưa ta cho chim tắm tự nhiên là hay nhất (thời gian độ 10'>15'), nên hạ vào chỗ có nhiều mùn giun, thỉnh thoảng cho ăn giun đất. Có thể tạo mùn giun bằng cách đặt một viên gạch lát nền lên mặt đất sau đó giun sẽ đùn nhiều mùn ở dưới viên gạch.

Nuôi cu gáy trống gần 1 chị cu mái nữa là làm chim cũng căng lên nhiều,ta cho lồng cu trống gần lồng cu cái 1 vài hôm xong lại dật ra vài ngày lại ghép gần (mất vợ anh nào chẳng kêu ầm lên).

Chờ ý kiến anh em! Thân./.
 
Con gáy của em nó gáy như thế này: trước tiên là cù cú cu 2 lần; tiếp sau đó nhiều lần gáy 4 tiếng cúc cu cu, cu ; rồi kết thúc bằng 5 tiếng cúc cu cu, cu cu. Như vậy có vấn đề gì không các bác.
 

KimCuong

Active Member
Vừa rồi KC có bắt cho dungvoi_hp 1 em cu gáy đẻ, hình như dungvoi_hp có kinh nghiệp về loại này. Đề nghị bachhacdungvoi_hp có ý kiến nhé! Thanks./.
 

hoang an

Member
Xin thỉnh giáo!

Đọc bài của đ/c KC xong thấy 'hoa mắt chóng mặt", đoạn thì hiểu đoạn thì lờ mờ.

Theo tôi đã gọi là chim Gáy thì con nào cũng gáy cả từ chim đực đến chim mái. Chim mái chỉ gáy cúc cù cu thôi, còn chim đực thì vừa gáy cúc cù cu vừa gù cục cù cu...cu. Con đực thì gáy có thể là cúc cù cu đó là gáy gọi, hoặc cục...cùcù hai tiếng sau rất liền nhau nên nhiều người tưởng là chỉ gáy 2 tiếng đó là gáy dồn như KC đã nói.

Khi gáy gọi con Gáy gáy rất thong thả đứng trên cầu và hơi cúi đầu còn khi gáy dồn nó thường cúi thấp đầu có con còn xoay vòng tròn(nhiều người nuoi chim Gáy non lên khi thấy người vào nó thường gáy kiểu này và mọi người cho là nó chào khách cái này tôi cho là không phải nhưng không bàn).

Khi nó gù thì thường là cục cù cu...cu có con là cục cù cu...cu cu cái này tôi thấy gọi là lèo 5 những người chơi Gáy mà tôi biết họ không thích lèo 5 vì gáy như vậy không hay.

Trước tiên các bác các chú anh em cho ý kiến về chuyện này trước nhi?

Vẫn còn câu hỏi của tôi ở vế trước không bác nào cho ý kiến một vế KC đã trả lời!

Cảm ơn KC đã đưa ra rất nhiều vấn đề để anh em bàn luận còn một số vấn đề ở bài của KC tôi xin đưa ra sau.
 

hoang an

Member
Cu cu ăn đậu, ăn mè,
Bồ câu ăn lúa, chích chòe ăn khoai
Cái này chắc đúng với bồ câu và cu, còn chích chòe ăn sâu bọ

Có một số kinh nghiệm làm chim gáy căng là cho chúng ăn thức ăn chính vẫn là thóc (luá) nhưng thêm hạt kê, đỗ xanh, vừng thỉnh thoảng 1 vài hạt lạc (khi thay đổi thức ăn thường là chim hay bị thay lông bất thường, đừng lo khi cho chế đọ ăn ổn định thường xuyên thì ko còn hiện tượng này nũa) nói lại là cho ăn thóc là phần nhiều nhất . Trong cóng thức ăn nên cho thêm sỏi nhỏ để kích thích tiêu hoá ( tăng thêm sự co bóp của dạ dày ). Có người thi thoảng còn cho thêm cục đất để Cu ăn ( khi Cu thiếu 1 chất gì đấy )
Cái này chính xác

Cái quan trọng nhất nuôi Cu là phải hạ thổ để lấy sinh khí từ mặt đất. Tuần có thể hạ 1 hay 2 lần, mỗi lần khoảng 2 tiếng, tất nhiên càng nhiều và càng lâu càng tốt. Hạ thổ là để cả lồng chim ( có thể tháo máng đựng phân ) và để xuống mặt đất . Và cũng như các loại chim khác cũng cần phải tắm nước, tắm nắng, nhưng mật độ thưa hơn, 1 lần/ tuần vào mùa hè, 2 tuần/1 lần vào mùa đông là được rồi. Chim gáy thường rất ít khi cho tắm như họa mi được nhưng tháng vài lần ta cho tắm theo kiểu phun mưa nhẹ vào chim hay là gặp trời mưa ta cho chim tắm tự nhiên là hay nhất (thời gian độ 10'>15'), nên hạ vào chỗ có nhiều mùn giun, thỉnh thoảng cho ăn giun đất. Có thể tạo mùn giun bằng cách đặt một viên gạch lát nền lên mặt đất sau đó giun sẽ đùn nhiều mùn ở dưới viên gạch.
Cái này theo tôi người ta hạ thổ nói là để lấy sinh khí từ đất nhưng thật ra để nó làm tí sỏi nhỏ vào diều để nghiền thóc cho dễ tiêu. Chim Gáy như gà vậy nó không tắm nước mà tắm cát như gà, làm một xẻng cát vàng đổ vào chỗ nào hay hạ thổ rồi đặt lồng như KC bảo. Thức ăn của nó là các loại hạt nhưng chủ yếu là thóc. Khi các bạn cho ăn thêm đỗ, kê hay lạc chú ý chỉ cho ăn it thôi và cẩn thận không đỗ lạc bị mốc dẫn đến Gáy bị đi ngoài, thường Gáy chỉ hay gặp bệnh này còn chẳng mấy khi bệnh.

Nuôi cu gáy trống gần 1 chị cu mái nữa là làm chim cũng căng lên nhiều,ta cho lồng cu trống gần lồng cu cái 1 vài hôm xong lại dật ra vài ngày lại ghép gần (mất vợ anh nào chẳng kêu ầm lên).
Cái này cũng chính xác nhiều loại chim dùng chiêu này!
 
Vừa rồi KC có bắt cho dungvoi_hp 1 em cu gáy đẻ, hình như dungvoi_hp có kinh nghiệp về loại này. Đề nghị bachhacdungvoi_hp có ý kiến nhé! Thanks./.
Bác KC biết cách bắt gáy mái àh. Nếu vậy thì chỉ cho anh em cách phân biệt chim gáy trống và mái nha. Thân!
 
Top