Em không có nhận xét, chỉ trích lại. Tư Mã Ý (TMY) không lừa nổi A man, dẫn chứng là trong 1 lần Khổng Minh "ra Kỳ Sơn". Nước Nguỵ khốn đốn, tưởng chừng thua đến nơi. Trong tình thế nguy cấp có người đề xuất việc dùng lại TMY để cản Khổng Minh, lúc này TMY đang "bị ngồi chơi xơi nước". Người khác lại can, bảo rằng ngày xưa Tào Thừa Tướng nhận xét TMY có tướng "cú nhìn, sói trực", quyết không được dùng. Sau đó tình thế nguy cấp quá nên TMY vẫn được giao binh quyền trở lại. Như vậy Tào Tháo đã nhận rõ bản chất của TMY, đã có dặn dò cẩn thận nhưng do thời thế thế thời nên hậu duệ phải thế. Hậu quả là 50 năm sau khi nhà Tào đoạt ngôi từ nhà Hán, nhà Tư Mã lại đoạt ngôi từ nhà Tào.
Trong cuộc chiến với Khổng Minh, TMY hay bị lấn át, nhiều phen hồn xiêu phách lạc nhưng TMY đã thật tỉnh táo khi đưa ra nhận xét về Không Minh: "Thừa Tướng ăn ít làm nhiều thì thọ làm sao được", thực tế đã khẳng định TMY đúng.
Còn vụ Không thành kế, em nghĩ do Khổng Minh sơ suất trong tính toán thôi, TMY không được coi là "hùng" trong vụ này. Thực ra TMY cũng có lần đoán được mưu kế của Khổng Minh, nhưng không chỉ với TMY Khổng Minh cũng bị Khương Duy bắt bài 1 lần.
Em đọc thấy vậy mong các anh chỉ giáo.
Cuối năm công việc bận rộn, cũng chẳng nhớ cả Khổng Minh lẫn Trọng Đạt
, Rượu ngon mà thiếu bạn hiền..!
((
Sở dĩ bây giờ mới nói tới Tư Mã Ý cũng bởi vì cái đặc biệt ở nhân vật này, ngoài gian hùng, ngoài mưu lược Trọng Đạt còn là kẻ biết người biết ta, tùy thời, tùy đối thủ mà tùy cơ đối phó...Gian chưa qua Tào Tháo, Hùng chưa vượt Khổng Minh...nhưng cái biết người biết mình của Trọng Đạt thì quả không thua kém gì ! càng ngẫm nhận vật này càng thấm ...bàn về Tư Mã Ý phải nhìn cả 1 quá trình, 1 hay 2 trận đánh không nói lên điều gì cả..!
( Trích dẫn TAM QUỐC )Bỗng có tin báo, Ngụy Chúa, một phía thân chinh đến Trường An, một phía cho Tư Mã Ý làm chinh Tây Ðô Ðốc , khởi binh đến chống Thục !
Khổng Minh nghe báo cả kinh.
Mã Tắc thưa :
- Tào Tuấn thân chinh thì quan hệ gì mà Thừa Tướng lo âu vậy ?
Khổng Minh đáp :
- Ta đâu sợ Tào Tuấn. Ta chỉ ngại Tư Mã Ý mà thôi ...!
......................................
Về đến Hán Trung , Khổng Minh kêu Vương Bình , Trương Ngưng vào mà nói :
- Hai ngươi hãy đem một ngàn quân đến giử Trần Thương mà chống Ngụy .
Vương Bình thất kinh thưa :
- Nay binh Ngụy xua hơn bốn mươi vạn binh , Thừa Tướng cấp cho tôi có một ngàn , sao ngăn nổi .
Khổng Minh nói :
- Không sao , cứ đi đi !
Hai người năn nỉ xin thêm binh, Khổng Minh cười nói :
- Ðêm qua ta xem thiên văn hay Sao Tất đến địa phận Sao Thái Âm, ấy là điềm mưa lớn . Binh Ngụy dẫu có bốn mươi vạn đi nữa cũng chỉ đóng lại đó chớ sao dám xâm nhập nơi hiểm yếu . Bởi vậy ta cứ đồn binh nơi Hán Trung nghĩ ngơi , chừng nào binh Ngụy lui , ta sẽ rượt theo đánh .
Hai người nghe rõ mới an lòng đi .
Khổng Minh lại truyền quân sĩ tích trử lương thực chờ binh Ngụy rút sẽ đánh.
Còn Tào Chân và Tư Mã Ý kéo đến Trần Thương rồi vào thành nghĩ ngơi . Ðêm ấy Ý xem thiên văn xong nói với Tào Chân rằng :
- Tôi thấy sao Tất gần sao Thái Âm , ắt có mưa lớn . Nếu kéo binh vào sâu sẽ nguy hiểm . Vậy hãy ở đây chờ hết mưa sẽ hay .
Tào Chân nghe nói bèn đồn binh nơi đó .
Cách mấy ngày sau trời đổ mưa tầm tả, bốn phía thành Trần Thương nước ngập hơn ba thước. Trong thành quân sĩ không có chỗ ẩn núp cho đủ, lừa ngựa lại thiếu cỏ ăn, chết vô số.
Tin này thấu đến Trung Nguyên .
......................................
Tào Tháo, Chu Du cũng nhiều lần đối đầu với Khổng Minh, nhưng thú vị nhất là những lần đối đầu của Khổng Minh với Tư Mã Ý Trọng Đạt ! có cảm giác như lúc này Khổng Minh mới có được đối thủ xứng tầm ..!
(Bài thơ mở đầu cũng là kết thúc TAM QUỐC)
Sông dài cuồn cuộc ra khơi ,
Anh hùng : sóng dập, cát vùi thiên thu...
Dở hay, thành bại nào đâu ?
Bể dâu chớp mắt , nghoảnh đầu thành mơ !
Non xanh còn đó trơ trơ ,
Tà dương lần lửa sưởi hơ ánh hồng .
Lão tiều gặp lại ngư ông ,
Bên sông gió mát , trăng trong , kho trời .
Rượu vò lại rót khuyên mời ,
Cùng nhau lại kể chuyện thời xa xưa...
Kể ra biết mấy cho vừa ?
Nói cười hỉ hả , say sưa quên đời...
.......................
Vẫn biết mưu đồ, tranh đoạt...cũng chẳng nghĩa gì, đọc chuyện xưa là để ngẫm chuyện nay mà.. tu thân, tề gia. học tranh bá chi bằng học đối nhân xử thế... bể dâu chớp mắt, nghoảnh đầu thành mơ ..!!!