minhcuong
Active Member
Trong các môn thi IPO, Schuztund, French Ring, Belgian Ring, Mondio Ring... luôn luôn có phần kỹ năng đi cạnh có dây và không dây (heel on leash - heel off leash).
Đây là một kỹ năng tưởng là đơn giản mà hoá rất khó. Nhiều huấn luyện Malinois bỏ qua kỹ năng này, mà thường tập cho Malinois của mình những kỹ năng leo trèo, nhảy vượt rào, tấn công. Những động tác cần tốc độ cao, độ bật nhảy thực ra là lúc Malinois giải phóng năng lượng. Nó rất muốn được làm, chỉ cần có người chủ ra lệnh, và động viên là nó làm. Còn đi cạnh với những dòng chó năng động như Malinois, tự chủ như Phú Quốc, ương bướng như Ngao Tạng thì lại là một thử thách lớn với huấn luyện viên. Hoặc HLV cố tình lờ kỹ năng khó này hoặc buông xuôi, đã không dạy được thì chuyển sang kỹ năng khác hoánh tráng trong mắt người xem hơn.
Vậy tại sao Malinois hay một con chó không muốn đi cạnh chủ?
1. Nó muốn đi chơi. Với chó, được chạy lang thang, hít ngửi là một thú vui cuộc đời.
2. Nó chưa thực sự thuần phục và biết sợ huấn luyện viên. Hoặc HLV thường nhu nhược trước hành động giật xích, lôi chủ đi theo hướng chó muốn.
3. Đôi khi cũng muốn thử thách ông chủ xem mình quan trọng hơn hay ông chủ sẽ chiều theo ý mình.
Trong một bầy sói tự nhiên, sói di chuyển như thế nào? Con đầu đàn thường đi trước và cả đàn phải đi theo nó. Những con đực khác thường đi cuối và hai bên để bảo vệ cả đàn. Con nào đi chệch khỏi đàn, thì sẽ lạc lõng và bị tụt hậu, kết quả nó sẽ bị tiêu diệt bởi những con thú ăn thịt khác, hoặc sẽ không được chia phần gì cả.
Ngày nay chó nuôi ở nhà, được ăn uống đầy đủ, đến bữa là ăn, ngày được dắt đi dạo trong mươi phút, hoàn toàn trái ngược 100% với thói quen, bản năng của tổ tiên nó.
Nguyên nhân một HLV nghiệp dư thất bại trong việc dạy chó đi cạnh?
1. Anh ta không hành xử như một con chó đầu đàn:
a. Chủ chạy lại với chó trong khi đúng ra chó phải chạy lại đến chủ.
b. Chủ cúi mặt xuống nhìn chó, trong khi đúng ra chó phải ngước mắt dõi theo chủ.
c. Chủ quăng thức ăn cho chó một cách dễ dãi, trong khi đúng ra chó phải chạy lại, ngồi yên, hướng mặt lên chủ để được ban phát thức ăn.
d. Đi đâu chó cũng đòi chạy trước chủ, trong khi hành động này trong tự nhiên sẽ bị trừng phạt.
2. Chó con bị tách khỏi đàn quá sớm. Chó mẹ không kịp dạy dỗ theo bản năng của loài chó. Bản thân con chó mẹ vụng, bị xích nhốt hoặc quá cưng chiều, cũng đã không được dạy thói quen tôn trọng con đầu đàn.
3. HLV đôi khi quá nghiêm khắc, thích ra oai. Điều này khiến con chó thấy rất sợ hãi, buộc phải đi cạnh khi dắt xích, còn khi thả xích, lập tức nó phải lảng đi thật xa.
4. Con chó năng động thái quá, thiếu tập trung hoặc đã đến tuổi trung niên, nó hiểu rằng hoặc H làm cho nó hiểu nhầm rằng, đi cạnh là trò tầm phào, làm cũng được, không làm cũng có làm sao.
5. Tâm trạng của người HLV lúc đó xao động, bất an. Tâm lý xuê xoa dễ dãi.
Có mấy loại đi cạnh?
1. Đi cạnh tự nhiên có dây dắt: người chủ dắt chó đi dạo. Chó nhịp bước cùng chủ thong dong. Không nhất thiết chó lúc nào cũng phải đi gần sát chủ, nhưng nó hoàn toàn quy phục, đi cùng hướng với chủ. Nó có thể mất tập trung đôi chút, nhưng khi chủ nhắc nhở, thu dây, nó lại tiếp tục đi cạnh.
2. Đi cạnh tự nhiên không dây dắt: như trên, nhưng đòi hỏi người chủ tâm rất tĩnh, nhưng uy lực bao trùm một vòng tròn rộng, khiến con chó quy phục đi theo như cách tổ tiên nó đi theo bầy đàn.
3. Thi đấu thể thao: con chó đi sát HLV một cách máy móc, chủ tiến, chó tiến, chủ lùi, chó lùi…Thời gian thi kỹ năng này khoảng trong 1- 2 phút không dài hơn. Dài hơn nữa, nhìn trông cũng gượng ép vì nó không tự nhiên.
Bắt đầu dạy kỹ năng đi cạnh khi nào?
1. Càng sớm càng tốt. Từ lúc chó mở mắt, biết đi, khi chó con cai sữa mẹ.
2. Dạy kỹ năng đi cạnh sau khi dạy kỹ năng gọi lại, đồng thời với kỹ năng ngồi, nằm. Nếu bạn không thể gọi một con chó chạy lại cho bạn một cách tự nhiên, làm sao nó có thể đi cạnh bạn một đoạn mà không dắt xích cưỡng bức?
3. Kỹ năng đi cạnh sẽ phải được nhắc lại trong toàn bộ cuộc đời con chó, làm đi làm lại. Vì kỹ năng này, đảm bảo ngôi vị chủ tớ được duy trì, con chó được an toàn khi đi cùng chủ ~ thủ lĩnh đầu đàn.
Con chó nghĩ gì khi chạy lại và đi cạnh chủ?
1. Ông chủ có cái gì đó ngon cho ta ăn. Do đó mình phải đi cạnh để chờ ông ta thưởng.
2. Nếu mình không đi cạnh ông ta, chỉ một lát nữa thôi, mình sẽ bị xích lại và không được chạy nhảy tự do nữa.
3. Nếu mình chạy xa ông ta quá 2 bước chân, thế nào cũng bị giật xích cổ, chi bằng đi cạnh cho lành.
4. Nếu mình đi cạnh ông ta, chỉ một lúc nữa thôi, ông ta sẽ thưởng mình bằng cách cho mình nhạy vượt rào, hoặc gãi cổ mình.
5. Ông chủ thật vô duyên và chả có gì đặc biệt. Tốt nhất dừng đi cạnh và chạy đi chỗ khác chơi thích hơn. Đây là phản ứng hết sức tự nhiên của chó
Phần sau minhcuong sẽ trình bày tiếp.... các bác chịu khó chờ nhé. Rất đơn giản và tự nhiên thôi.
Đây là một kỹ năng tưởng là đơn giản mà hoá rất khó. Nhiều huấn luyện Malinois bỏ qua kỹ năng này, mà thường tập cho Malinois của mình những kỹ năng leo trèo, nhảy vượt rào, tấn công. Những động tác cần tốc độ cao, độ bật nhảy thực ra là lúc Malinois giải phóng năng lượng. Nó rất muốn được làm, chỉ cần có người chủ ra lệnh, và động viên là nó làm. Còn đi cạnh với những dòng chó năng động như Malinois, tự chủ như Phú Quốc, ương bướng như Ngao Tạng thì lại là một thử thách lớn với huấn luyện viên. Hoặc HLV cố tình lờ kỹ năng khó này hoặc buông xuôi, đã không dạy được thì chuyển sang kỹ năng khác hoánh tráng trong mắt người xem hơn.
Vậy tại sao Malinois hay một con chó không muốn đi cạnh chủ?
1. Nó muốn đi chơi. Với chó, được chạy lang thang, hít ngửi là một thú vui cuộc đời.
2. Nó chưa thực sự thuần phục và biết sợ huấn luyện viên. Hoặc HLV thường nhu nhược trước hành động giật xích, lôi chủ đi theo hướng chó muốn.
3. Đôi khi cũng muốn thử thách ông chủ xem mình quan trọng hơn hay ông chủ sẽ chiều theo ý mình.
Trong một bầy sói tự nhiên, sói di chuyển như thế nào? Con đầu đàn thường đi trước và cả đàn phải đi theo nó. Những con đực khác thường đi cuối và hai bên để bảo vệ cả đàn. Con nào đi chệch khỏi đàn, thì sẽ lạc lõng và bị tụt hậu, kết quả nó sẽ bị tiêu diệt bởi những con thú ăn thịt khác, hoặc sẽ không được chia phần gì cả.
Ngày nay chó nuôi ở nhà, được ăn uống đầy đủ, đến bữa là ăn, ngày được dắt đi dạo trong mươi phút, hoàn toàn trái ngược 100% với thói quen, bản năng của tổ tiên nó.
Nguyên nhân một HLV nghiệp dư thất bại trong việc dạy chó đi cạnh?
1. Anh ta không hành xử như một con chó đầu đàn:
a. Chủ chạy lại với chó trong khi đúng ra chó phải chạy lại đến chủ.
b. Chủ cúi mặt xuống nhìn chó, trong khi đúng ra chó phải ngước mắt dõi theo chủ.
c. Chủ quăng thức ăn cho chó một cách dễ dãi, trong khi đúng ra chó phải chạy lại, ngồi yên, hướng mặt lên chủ để được ban phát thức ăn.
d. Đi đâu chó cũng đòi chạy trước chủ, trong khi hành động này trong tự nhiên sẽ bị trừng phạt.
2. Chó con bị tách khỏi đàn quá sớm. Chó mẹ không kịp dạy dỗ theo bản năng của loài chó. Bản thân con chó mẹ vụng, bị xích nhốt hoặc quá cưng chiều, cũng đã không được dạy thói quen tôn trọng con đầu đàn.
3. HLV đôi khi quá nghiêm khắc, thích ra oai. Điều này khiến con chó thấy rất sợ hãi, buộc phải đi cạnh khi dắt xích, còn khi thả xích, lập tức nó phải lảng đi thật xa.
4. Con chó năng động thái quá, thiếu tập trung hoặc đã đến tuổi trung niên, nó hiểu rằng hoặc H làm cho nó hiểu nhầm rằng, đi cạnh là trò tầm phào, làm cũng được, không làm cũng có làm sao.
5. Tâm trạng của người HLV lúc đó xao động, bất an. Tâm lý xuê xoa dễ dãi.
Có mấy loại đi cạnh?
1. Đi cạnh tự nhiên có dây dắt: người chủ dắt chó đi dạo. Chó nhịp bước cùng chủ thong dong. Không nhất thiết chó lúc nào cũng phải đi gần sát chủ, nhưng nó hoàn toàn quy phục, đi cùng hướng với chủ. Nó có thể mất tập trung đôi chút, nhưng khi chủ nhắc nhở, thu dây, nó lại tiếp tục đi cạnh.
2. Đi cạnh tự nhiên không dây dắt: như trên, nhưng đòi hỏi người chủ tâm rất tĩnh, nhưng uy lực bao trùm một vòng tròn rộng, khiến con chó quy phục đi theo như cách tổ tiên nó đi theo bầy đàn.
3. Thi đấu thể thao: con chó đi sát HLV một cách máy móc, chủ tiến, chó tiến, chủ lùi, chó lùi…Thời gian thi kỹ năng này khoảng trong 1- 2 phút không dài hơn. Dài hơn nữa, nhìn trông cũng gượng ép vì nó không tự nhiên.
Bắt đầu dạy kỹ năng đi cạnh khi nào?
1. Càng sớm càng tốt. Từ lúc chó mở mắt, biết đi, khi chó con cai sữa mẹ.
2. Dạy kỹ năng đi cạnh sau khi dạy kỹ năng gọi lại, đồng thời với kỹ năng ngồi, nằm. Nếu bạn không thể gọi một con chó chạy lại cho bạn một cách tự nhiên, làm sao nó có thể đi cạnh bạn một đoạn mà không dắt xích cưỡng bức?
3. Kỹ năng đi cạnh sẽ phải được nhắc lại trong toàn bộ cuộc đời con chó, làm đi làm lại. Vì kỹ năng này, đảm bảo ngôi vị chủ tớ được duy trì, con chó được an toàn khi đi cùng chủ ~ thủ lĩnh đầu đàn.
Con chó nghĩ gì khi chạy lại và đi cạnh chủ?
1. Ông chủ có cái gì đó ngon cho ta ăn. Do đó mình phải đi cạnh để chờ ông ta thưởng.
2. Nếu mình không đi cạnh ông ta, chỉ một lát nữa thôi, mình sẽ bị xích lại và không được chạy nhảy tự do nữa.
3. Nếu mình chạy xa ông ta quá 2 bước chân, thế nào cũng bị giật xích cổ, chi bằng đi cạnh cho lành.
4. Nếu mình đi cạnh ông ta, chỉ một lúc nữa thôi, ông ta sẽ thưởng mình bằng cách cho mình nhạy vượt rào, hoặc gãi cổ mình.
5. Ông chủ thật vô duyên và chả có gì đặc biệt. Tốt nhất dừng đi cạnh và chạy đi chỗ khác chơi thích hơn. Đây là phản ứng hết sức tự nhiên của chó
Phần sau minhcuong sẽ trình bày tiếp.... các bác chịu khó chờ nhé. Rất đơn giản và tự nhiên thôi.