• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Tập huấn chào mừng Festival VietPet 2010

vanglai213

Active Member
Video Maliois Với Những Chiếc đĩa Rất ấn Tượng

MALI KHÔNG NHỮNG LÀ NHỮNG CHÚ CHÓ NGHIỆP VỤ TUYỆT VỜI MÀ CẢ TRÍ TUỆ LẪN TƯ DUY TUYỆT VỜI CỦA CHÚNG CÓ THỂ GÂY CHO BẠN 1 ẤN TƯỢNG LỚN MÀ ÍT GIỐNG CHÓ CÓ ĐƯỢC..

http://www.youtube.com/watch?v=bRI28liBtfo&NR=1.... CÁC BẠN XEM VÀ HÌNH DUNG 1 BÀI BIỂU DIỄN VỚI NHỮNG ĐỘNG TÁC NHẢY BAY VỒ CHỘP VỚI NHỮNG ĐỘNG TÁC MỀM DẺO CỦA CHỦ VÀ MALI BẠN SẼ THẤY SỰ KHÁC LẠ..ĐÂY LÀ LOẠI TRÒ CHƠI KHÁ KÍCH THÍCH MALIOIS VÀ GÂY CHO CHÚNG SỰ HƯNG PHẤN..LÀM LÊN NHIỀU PHA BIỂU DIỄN ĐẸP :D:D
 
'' Hạn chế hay không là do cách em dạy và huấn luyện thôi. Ở chung cư, thì sáng sớm cho nó xuống đường đi vệ sinh, đón ánh nắng mặt trời. Chiều đi làm về cho nó xuống độ 15 phút. Tối đi dạo cũng người yêu thì dắt nó đi theo. Trông vừa lãng mạn lại vừa an toàn, thằng nào xin đểu em, em cứ hô một tiếng. Malinois chơi mấy phát vào đùi, vào bụng thì có mà chạy như Tào Tháo đuổi. :))''
Dạ, thế bác minhcuong có thế làm thế nào để con chó đốm nhà em cũng làm đc như bé taza nhà vanglai213 không ạ, e thích đoạn bác viết: thằng nào xin đểu em, em cứ hô một tiếng, làm mấy phát vào đùi, vào bụng thì có mà chạy như Tào Tháo đuổi''.
Cho em xin bí quyết ạ, em xin đa tạ trước.hí hí
 

vanglai213

Active Member
đi cùng bảo kê anh đi TZ lúc nào cũng đi theo em luôn đó còn cún đốm nhà em cho đi ăn theo. hĩ hĩ @@
 

minhcuong

Active Member
Phần này không có trong huấn luyện.

Tarzan chuyên gia vượt ngục.

Công nhận Tarzan của Đạo nhiều chiêu thức thật. Tối thì chui gầm rường, ngày thì vượt rào, leo trèo.

Lúc nào rảnh kể chuyện Tarzan (malinois) đánh nhau với Bin (Labrador) quyết tử để dành người tình Carla (malinois).
 

minhcuong

Active Member
Post lên nốt cho chọn bộ video.

Tarzan huấn luyện truy đổi và tấn công tầm xa (khi không có chủ ở đó). Các cụ thường có câu "Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng". Do đó cần huấn luyện làm sao chú chó không có mặt chủ ở đó, vẫn phải cắn nhiệt tình, không ngán đối thủ. Một bài học hết sức vỡ lòng nhưng cần thiết
 

minhcuong

Active Member
'' Hạn chế hay không là do cách em dạy và huấn luyện thôi. Ở chung cư, thì sáng sớm cho nó xuống đường đi vệ sinh, đón ánh nắng mặt trời. Chiều đi làm về cho nó xuống độ 15 phút. Tối đi dạo cũng người yêu thì dắt nó đi theo. Trông vừa lãng mạn lại vừa an toàn, thằng nào xin đểu em, em cứ hô một tiếng. Malinois chơi mấy phát vào đùi, vào bụng thì có mà chạy như Tào Tháo đuổi. :))''
Dạ, thế bác minhcuong có thế làm thế nào để con chó đốm nhà em cũng làm đc như bé taza nhà vanglai213 không ạ, e thích đoạn bác viết: thằng nào xin đểu em, em cứ hô một tiếng, làm mấy phát vào đùi, vào bụng thì có mà chạy như Tào Tháo đuổi''.
Cho em xin bí quyết ạ, em xin đa tạ trước.hí hí
Xin lỗi em gái Nouvo, anh trả lời chễ,

Chó bảo vệ là chó bảo vệ. Chó pet thì nên làm chó pet. Nếu huấn luyện Đốm nhà em làm chó bảo vệ. Ra đường, mọi người vẫn tưởng nó thân thiện, sờ đầu nó thì cũng không hay lắm đâu.:)
 

vanglai213

Active Member
Phần này không có trong huấn luyện.

Tarzan chuyên gia vượt ngục.

Công nhận Tarzan của Đạo nhiều chiêu thức thật. Tối thì chui gầm rường, ngày thì vượt rào, leo trèo.

Lúc nào rảnh kể chuyện Tarzan (malinois) đánh nhau với Bin (Labrador) quyết tử để dành người tình Carla (malinois).
=))=))=)) chuyên gia vượt ngục chốn đi chơi 1 mình đó anh à..cái chắn đó của anh ko tác dụng với nó đâu....và cũng là chuyên gia ngủ ngầm giường gầm ghế , từ đầu em cũng thấy lạ lắm cu cậu về nhà em đột nhiên chui tọt xuống gầm giường tìm bóng ,mà người nó lại to con lúc đâu em nghĩ nó không chui ra được lên lâng giường lên cho nó chui ra,sáng hôm sau dậy tìm chó không thấy đâu ai ngờ cu cậu nằm dưới ngay chân em thò cái đầu cái lưỡi ra cứ như là nó trêu em.....=))=))=)) nó ở với anh 1 thời gian anh còn biết nhiều thứ nữa đó....cu cậu gáy đêm =))=)) em còn tưởng có nguười trong nhà nói chuyện cơ.Chuyên gia ngủ mơ nữa :worried::worried: ở với em này anh sẽ còn ngạc nhiên đấy
 

minhcuong

Active Member
Anh Cường có thử huấn luyện Pitbull hoà nhập xã hội không?
Ý tưởng rất hay. Nếu mình có một chú Pitbull từ lúc 8 tuần tuổi, chắc chắn sẽ huấn luyện thành một chú chó ngoan, hiền nhưng sẽ bảo vệ được chủ và tài sản.

Có điều cái bao tay, áo giáp huấn luyện phải làm dầy gấp đôi. Mặc hơi nặng :)
 

cuongtb

Member
Mình mê cái thông minh, thân thiện của GSD. Thích cái trầm tĩnh và lỳ lợm của Rott. Sau khi đọc những bài viết những video clip của Minh Cương về Malinois mình mới thấy được ưu điểm và khả năng làm việc của Malinois. Và điều này cũng giải thích được cho mình một thắc mắc là: Tại sao Malinois lại được sử dụng rất nhiều trong quân đội và cảnh sát nước ngoài. Xin cảm ơn Minh Cương đã chia xẻ những thông tin đầy bổ ich.
 

minhcuong

Active Member
Mình mê cái thông minh, thân thiện của GSD
Chỉ có GSD Show người ta mời chọn những con dáng bắt mắt, thân thiện với chó khác và người lạ.
Bởi khi đi show, một dàn GSD xếp cạnh nhau, những con nào có cáu kỉnh sủa, hoặc tấn công con khác là bị loại ngay.

Với GSD làm chó bảo vệ (protection work) thì người ta lại chọn những con to khỏe và có tính khí hung hăng, thích bắt nạt (dominating characteristic), sau đó chỉ tập trung rèn luyện để nó cân bằng và trầm lại. Huấn luyện một con nhút nhát, hiền lành thành chó bảo vệ thì lâu công hơn hoặc khó có cơ hội thành công.

GSD để đánh hơi thì con nào kiên trì và có năng khiếu là được. Ở kỹ năng đặc biệt, 10 con chưa chắc chọn được 1.

Thích cái trầm tĩnh và lỳ lợm của Rott
Thực ra Rott cũng không trầm tĩnh như bạn nghĩ. Nhưng những con Rott to, nó thường không thích vận động nhanh, chỉ tổ tốn sức. Còn khi cần tấn công nó mới giải phóng năng lượng. Một điểm thú vị, trước đấy một số con Rott cũng được huấn luyện làm chó chăn cừu. Nếu chỉ coi một đàn ít, nó làm cũng khá tốt, nhưng bởi người ta biết đến nó như một dòng chó bảo vệ tốt nên chả xếp nó vào dòng chăn cừu nữa. Rott hay được dùng để chống bạo động, holligan, đánh giáp lá cà trong cự ly gần, đối tượng dùng vũ khí thô sơ, đông. Ví dụ trên các sân bóng đá của Brazil thích dùng Rott đặc trị những băng nhóm cổ động viên quá khích thích ẩu đả.

Nuôi Malinois đã lâu, mình nhận thấy như sau:
1- Malinois kích cỡ trung bình <32kg so với GSD 35-45kg, Rott 45-60kg
2- Lực cắn của Malinois chắc không bằng Rott hay Pitbull, mặc dù khi cần cắn rất chặt, khỏe, nhưng nếu thấy bất lợi nó nhả rất nhanh. Không như Rott hay Pitt khi bị kích thích, hai hàm khóa chặt lại.
3- Cách cắn của Malinois khi tấn công rất nhanh, đối thủ thường không kịp tránh né, cảm thấy đau buốt, thì nó đã lùi ra 3-4 mét rồi. Đây là cách cắn đặc trưng của chó chăn cừu, để tránh bị cừu hay bò nó đạp hậu.

Những bài cắn bao tay được huấn luyện từ khi Malinois 10 tuần tuổi có mục đích để kích thích ham muốn cắn và giúp Malinois hứng phấn, kéo dài thời gian cắn, thay vì cắn nhanh rồi nhả. Như vậy Malinois được tập võ một cách đúng đắn sẽ có thể cắn dai dẳng như Rott và Pittbull, mà cũng có thể cắn nhanh như bản năng vốn có. Răng nanh và các răng phía trước của Malinois rất sắc nhọn, cổ nó khỏe, nên dù lực cắn khiếm tốn, nhưng nó biết cách lắc cổ để giằng xé vật. Cái này từ bé cũng được huấn luyện thông quá việc tập cắn dẻ. Dẻ thì mềm do đó nó không phải hùng hục nghiến răng cắn, mà phải lắc đi lắc lại để xé.

Tại sao Malinois lại được sử dụng rất nhiều trong quân đội và cảnh sát nước ngoài
Để trả lời câu hỏi này, mình xin kể một số trào lưu chó nghiệp vụ ở Mỹ. Nhu cầu của Mỹ sẽ ảnh hưởng lớn đến các breeder trên thế giới trong đó có châu Âu.

Thời kỳ của GSD
Thế chiến 1, 2, diễn ra chủ yếu ở các nước châu Âu. Đức là nước tham chiến nhiều nhất và là bên khởi xướng. GSD được dùng rất hiệu quả, và là nước đi đầu trong việc sử dụng chó nghiệp vụ. Hồi đó GSD có màu xám, bạc bạc, người nhỏ nhắn cỡ như Malinois bây giờ. Nguyên nhân là màu xám, bạc bạc rất dễ hòa vào màu tuyết + đất, khiến GSD dễ dàng di chuyển khi làm chó trinh sát. Nếu so sánh những con GSD Đức Quốc Xã hồi đó với ShowGSD bây giờ thì khác nhau khá nhiều. Màu lông của ShowGSD rõ ràng đẹp và bắt mắt hơn. Hiện giờ ở Tiệp, Nga còn lại dòng working GSD khá nguyên thủy.

Từ những năm 1930, phong trào nuôi GSD ở Mỹ dâng cao sau bộ phim Rin Tin Tin do nhiều chú GSD thủ vai một nhân vật chính là chú chó Rin Tin Tin có nhiều tài lẻ như tấn công kẻ chuẩn bị bắn trộm chủ, gậm một quả bộc phá chạy vào đồn địch, lẻn vào kho dắt một con ngựa để cùng chủ chạy trốn....Mỗi phim là một chiến công, GSD được đạo diễn và huấn luyện thú sắp đặt khéo léo để hiệu ứng phim ảnh là cao nhất.

Sau Rin Tin Tin còn vài serie phim truyền hình nữa mà GSD cũng là nhân vật quan trọng. Thế nên trong mắt người Mỹ, cảnh sát Mỹ, GSD là huyền thoại.

Thời kỳ của Doberman
Tiếp theo GSD, là phong trào Doberman vì hình dáng của Doberman cao, thon, đẹp. Bản thân sự ra đời của Doberman lại là một kỳ tích do con người lai tạo ra. Do đó tại thời điểm, Doberman được giới thiệu tại Mỹ, nó là một dòng chó tựa như Kỳ Lân vậy. Doberman cũng thông minh, nhanh và khả năng bảo vệ tốt, cắn kiểu giằng xé như Malinois.
Doberman cũng được dùng trong cảnh sát. Quân đội thì mình chưa nghe nói. Nhưng rồi phong trào Doberman đi xuống. Nguyên nhân thì mình không rõ. Phỏng đoán có thể là:
1- Doberman hơi to quá, chân cao thực ra lại là điểm dở khi dùng làm chó bảo vệ hoặc trấn áp. Nếu chọn làm chó trấn áp, mình chọn Rottweiller !
2- Doberman do con người lai tạo trong một thời gian rất ngắn, chưa đến 100 năm. Để đạt tốc độ lai tạo nhanh như vậy buộc người lai tạo (đi đầu là Louis Doberman) phải dùng đến chiêu thức inline breeding (lai phối cận huyết), điều nay giúp gia tăng những đặc tính người lai tạo mong muốn nhưng cũng tăng cao xác suất những gien lặn mang những bệnh nguy hiểm. Do đó Doberman lại tiềm tàng có nhiều bệnh tật. Chi phí chăm sóc Doberman gia tăng chủ yếu lại là từ chữa bệnh. Với người Mỹ đó là gánh nặng không nhỏ.

Thời kỳ Labrador
Từ năm 90 đến nay, Labrador đã trở thành chó phổ biến nhất ở Hoa Kỳ và nhiều nước khác trên thế giới. Tại sao:
1- Labrador thông minh, thân thiện, dễ hòa đồng
2- Ít bệnh mặc dù nó cũng có bệnh béo phì, hip..... Ăn uống rất đơn giản, cho gì ăn nấy, không khác chú ỉn nhà mình.
3- Labrador dùng vào rất nhiều việc. Đánh hơi, tìm kiếm, chữa bệnh.

Rõ ràng chi phí nuôi Lab không cao, hiệu quả sử dụng lại rất cao. Chỉ tiếc mỗi khoản Lab kém trong việc bảo vệ, tấn công.

Thời kỳ Malinois
Gọi là thời kỳ Malinois thì đúng là phóng đại. Bởi Malinois hiện mới phổ biến trong quân đội, cảnh sát các nước. Trong dân sự, phải những người có kinh nghiệm mới nuôi Malinois.

Malinois được dùng không phải vì do thị hiếu hay phong trào mà đơn giản là vì người Mỹ thực dụng. Chiến tranh vùng vịnh - Trung Đông hoàn toàn khác với châu Âu. Thời tiết nóng, khắc nghiệt hơn, ở đó cát nhiều, mà tuyết trắng không có. Do đó lại cần loại chó có màu lông không bắt nóng và hòa mình vào màu vàng của cát. Malinois có bộ lông vàng rất giống màu cát. Chưa kể Malinois rất phù hợp với chiến tranh hiện đại:
1- Kích thước nhỏ gọn, cơ động
2- Đánh hơi ở mức khá, nhưng bù lại rất chăm chỉ, động cơ làm việc lúc nào cũng thừa
3- Chó có nguồn gốc xa xưa, không bị ảnh hưởng các bệnh di truyền quái ác do inline breeding. Chi phí thuốc men ít.
4- Thời gian phục vụ quân dịch sớm hơn từ 12 tháng tuổi và kết thúc muộn hơn GSD khoảng 1-1.5 năm.
5- Dễ huấn luyện. Leo trèo, bơi, bảo vệ, canh gác, trấn áp, đánh hơi, dò mìn.... Dạy đúng cách là nó làm theo được.
6- Kỷ luật làm việc, khả năng chịu áp lực rất tốt. Các môn thi Belgian Ring, French Ring, Mondio Ring, IPO, Schuzthund chứng minh rõ điều này.
7- Đẻ khỏe, mỗi lứa 6-11 con. Trúng mìn, chết, có thể thay thế con khác được.
8- Lông ngắn, không phải tốn tiền trải lông.
9- Tại mỗi thời điểm, nó phục vụ trung thành với một chủ. Nhưng khi chuyển chủ, nó lại tiếp tục trung thành, phục vụ ông chủ mới. Tarzan của VangLai213 là một chứng minh. Trong quân ngũ, việc này cũng cần, lính A thuyên chuyển, bị thương hoặc chết, thì lính B phải tiếp nhận, điều khiển con chó tốt trong thời gian ngắn nhất.
....
Thực tế người ta không dùng Malinois ngay vào trong chiến tranh Trung Đông, mặc dù trước đó ở Bỉ, Malinois, Tervuren được dùng làm chó cảnh sát từ cách đó 200 năm. Malinois được dùng thử nghiệm và kiểm định rất bài bản tránh những vụ hớ như Anatolian Shepherd hay phong độ nhất thời kiểu Doberman. Đến nay quân đội, cảnh sát các nước dùng Malinois chưa thấy có phàn nàn gì cả. Họ phàn nàn chắc cũng không báo cáo cho mình. Cứ để thời gian trả lời. Gần VN ta như Trung Quốc, năm 2004, Malinois đã biểu diễn xuất sắc trong hội thao chó nghiệp vụ toàn quốc. Thái lan bắt đầu chuyển sang dùng Malinois.... Song hành với Malinois là Dutch Shepherd cũng rất hay. Dutch khôn, chém đinh, chặt sắt, nhưng màu lông đen, hoặc vện đen không phù hợp với chiến tranh ở Trung Đông.

Tóm lại tình hình là như vậy, Malinois chưa là huyền thoại. Chắc huyền thoại thì chỉ nên có một. Còn nơi nào thấy cần, ngon, bổ, rẻ thì họ dùng.

Dùng Malinois trong dân sự, cần linh hoạt, hiểu biết, huấn luyện căn bản. Nếu không, kết quả cho một sự kỳ vọng thái quá là một con chó nghịch phá như quỷ trong nhà.
 

Scoobydoo

Member
Đường dài mới biết ngựa hay, hiện giờ mình thấy Malinois đang được ưa chuộng làm nghiệp vụ trên toàn thế giới, nhất là nước Mỹ. Tùy theo nhu cầu sử dụng và điều kiện để chọn dòng chó thích hợp, anh Minh Cường phải khuyến cáo điều này chứ, không các bạn xem clips của anh xong mê quá mà nuôi không đảm bảo lại thành tiếng xấu cho Mali. Cũng như Dobermann, nhiều người cứ cho nó là hung dữ, dòng chó nào cũng vậy, cần có một hiểu biết nhất định, ít nhất định là để kiểm soát nó. Tùy theo mục đích để làm gì, với Mali để làm chó nghiệp vụ là tuyệt vời.

Cảm ơn anh Minh Cường đã có những bài viết chất lượng về Mali, chúc anh thành công!
 
Chào bác MC,

Dạo này thấy bác "quảng cáo" :D :D cho Malinois cũng nhiều nhiều, nên phụ bác 1 tay:


Chó nào cũng thế, GSD hay Malinois cũng như nhau, ở những kỹ năng đặc biệt (đánh hơi dò thuốc nổ, ma túy ...) thì 100 con đâu như cũng không được tới 2 con!
GSD để đánh hơi thì con nào kiên trì và có năng khiếu là được. Ở kỹ năng đặc biệt, 10 con chưa chắc chọn được 1.

Malinois của bác mà 32kg thì ... béo quá . Chỉ khoảng 27-28kg (chó đực) là vừa!

Còn cách cắn của chó chăn cừu thì không đơn giản như bác nói đâu :D - bác xem đoạn trích ở dưới nhé! Bài đủ bác hỏi đ/c vanglai

Nuôi Malinois đã lâu, mình nhận thấy như sau:
1- Malinois kích cỡ trung bình <32kg so với GSD 35-45kg, Rott 45-60kg
3- Cách cắn của Malinois khi tấn công rất nhanh, đối thủ thường không kịp tránh né, cảm thấy đau buốt, thì nó đã lùi ra 3-4 mét rồi. Đây là cách cắn đặc trưng của chó chăn cừu, để tránh bị cừu hay bò nó đạp hậu.
Dòng working GSD của Tiệp (Séc) và Nga không nguyên thủy lắm ở phần tầm vóc và cân nặng!
Thời kỳ của GSD
Hiện giờ ở Tiệp, Nga còn lại dòng working GSD khá nguyên thủy.
Belgian sheepdog cũng mới chỉ được con người sàng lọc, nhân giống có định hướng hơn 100 năm nay - việc inbreed / line breed được sử dụng đặc biệt nhiều trong thời gian đầu và sau thế chiến 1 (1914) - thế chiến 2 (1945) nhằm tái tạo và phục hồi lại đàn chó!

Chỉ khác một chút với Doberman là Doberman được lai tạo mới từ các giống chó đang có!

Thời kỳ của Doberman
2- Doberman do con người lai tạo trong một thời gian rất ngắn, chưa đến 100 năm. Để đạt tốc độ lai tạo nhanh như vậy buộc người lai tạo (đi đầu là Louis Doberman) phải dùng đến chiêu thức inline breeding (lai phối cận huyết), điều nay giúp gia tăng những đặc tính người lai tạo mong muốn nhưng cũng tăng cao xác suất những gien lặn mang những bệnh nguy hiểm. Do đó Doberman lại tiềm tàng có nhiều bệnh tật. Chi phí chăm sóc Doberman gia tăng chủ yếu lại là từ chữa bệnh. Với người Mỹ đó là gánh nặng không nhỏ.

Thời kỳ Malinois
3- Chó có nguồn gốc xa xưa, không bị ảnh hưởng các bệnh di truyền quái ác do inline breeding. Chi phí thuốc men ít.
= = = = =

Đào tạo chó chăn cừu.

Giống như nhận định "một con chó săn tốt có một bản năng săn mồi bẩm sinh", một con chó chăn cừu tốt phải có bản năng canh gác đàn cừu được giao phó cho nó. Tuy nhiên, nó có thể sẽ có sự hăng hái quá mức trong công việc, đến mức nó sẽ trừng phạt và gây ra thương tích với những con cừu trong đàn khi chúng phạm lỗi, hoặc không tuân theo hướng dẫn, hoặc chậm trễ trong việc tuân theo hướng dẫn, thậm chí đôi khi theo giọng nói hoặc cử chỉ của người chăn cừu.

Nếu không được đào tạo, cũng có khi chúng lại mắc phải các thói quen xấu, chẳng hạn như sủa một các không liên quan đến công việc lùa cừu, cắn rách tai của các con cừu hoặc cắn sâu vào vai, mũi của những con cừu…vv.
......

Magne – một trong những hiệu trưởng tốt nhất của các trường huấn luyện chó chăn cừu – nói rằng “một con chó chăn cừu di chuyển mà không cần lên tiếng, một con chó chăn cừu tốt sẽ chứng minh phẩm chất của nó, và người chăn gia súc sẽ không cần phải quan tâm tới chúng. Đào tạo một con chó chăn cừu, là cách huấn luyện để tạo ra một con chó thường xuyên canh gác, quây giữ một đàn cừu lớn ở một khu vực hợp lý, và đặc biệt không đe dọa những con cừu và không cắn chúng”

......

Người Mỹ có một cách đặc biệt để huấn luyện chó chăn cừu của mình. Charles Darwin - một nhân vật quá nổi tiếng, lúc 25 tuổi, đã công bố một công trình khoa học của mình ở phạm vi toàn cầu, có tên là Beagle, có nhấn mạnh rằng: “Trong thời gian lưu trú của tôi tại Estancia (một trong những điền trang ở châu Mỹ), tại Montevideo, một dịp rất tốt để có thể quan sát, tôi đã thấy rất ngạc nhiên khi nghe tường thuật và trong khi quan sát những cách huấn luyện được áp dụng cho các chú chó chăn cừu của đất nước này. Rất bình thường khi thấy những con chó chạy lùa đàn cừu lớn trên một diện tích rộng bao la, ở đó, với khoảng cách cỡ mười cây số từ ở bất kỳ điểm dừng để chăn thả nào, thậm chí không có một người chăn cừu nào kèm theo, việc trông lùa đàn cừu được giao phó cho một hoặc hai con chó. Tôi rất ngạc nhiên vì sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau của những con chó và mối liên kết giữa những con chó với bầy cừu. Nhưng ai đó có thể nói theo rõ ràng theo nghĩa đen là mối quan hệ này khởi nguồn từ chính những bầu vú của những con cừu”.

«Hệ thống huấn luyện này bao gồm trong đó sự tách riêng của những con chó nhỏ khỏi chó mẹ của chúng, và tập cho nó quen với đàn gia súc mà chúng sẽ trông coi sau này. Ba hay bốn lần mỗi ngày, một trong những người nuôi sẽ cho con chó con bú sữa của một con cừu cái, sau đó để nó nằm xuống một cái giường có lót len, và không bao giờ cho phép nó được giao tiếp với một con chó lạ hay với các thành viên khác trong gia đình của nó. Hơn nữa, họ có thể còn tiến hành triệt sản (thiến, hoạn) con chó, để làm cho đến khi trưởng thành, con chó không có nhiều những nhận thức về sự tồn tại của giống nòi chó của mình.

Kết quả từ sự huấn luyện này ít nhất cũng đã chỉ ra rằng, con chó trở nên có rất ít các nhu cầu và mong muốn tách khỏi bầy gia súc. Chúng gắn bó với bầy gia súc và sẵn sàng bảo vệ các con cừu trong bầy như bảo vệ chủ của chúng. Khi có một người hay các mối nguy hiểm khác tới gần đàn gia súc, con chó sẽ tiến về phía trước đàn cừu và sủa vang, chúng tạo ra những dấu hiệu gọi đàn cừu tập trung lại, quây quần lại với nhau ở phía sau nó. Những con chó này cũng thường rất dễ dàng lùa đàn cừu quay lại chuồng vào các buổi tối.

"Thiếu sót lớn nhất của những con chó này là khi còn nhỏ, chúng chỉ muốn chơi với những con cừu, không muốn rời khỏi bầy cừu và không hề để ý tới bất kỳ những cái gì khác, mà chúng có thể chơi đùa, tiêu khiển."

......

Magne nói "Một con chó tốt và được đào tạo, huấn luyện tốt có ích hơn là một người chăn gia súc, nhất là ở những nơi có các đàn gia súc đông”. Chúng đi tới, đi lui, chạy vòng tròn xung quanh đàn gia súc, chúng tăng tốc độ hoặc chạy chậm lại với những cử động nhẹ nhàng nhất, dùng các âm thanh của giọng sủa, dùng các chuyển động của bàn chân, chúng gìn giữ những thửa ruộng trong mùa thu hoạch, lùa bầy gia súc tới những vùng chăn thả, ngan không cho các con cừu rời khỏi đường đi và khu vực đồng cỏ chăn thả, tìm kiếm và lôi những con cừu bỏ trốn về…

Các con chó không tốt hoặc không được huấn luyện tốt luôn gây ra những vấn đề tai hại; chúng cắn vào các con cừu, gia súc, dồn ép những con cừu dẫn đến thường làm cho bọn cừu bị tai nạn và xảy thai.

Một con chó xấu tác hại trực tiếp, trong khi dồn ép hoặc cắn những con cừu / gia súc, và gián tiếp gây ra nỗi sợ cho đàn gia súc khi chúng bất ngờ lao tới, thậm chí chạy vào giữa bầy gia súc mà không có bất cứ mục đích gì.

“Theo cách thức mà chúng thực hiện các nhiệm vụ được giao, chúng đã tạo nên một sự khác biệt giữa những con chó chạy liên tục lùa cừu và những con chó canh chừng" - Felix Villeroy nói.

“Con chó lùa cừu là một con chó đầy đam mê, với bốn bàn chân, chúng chạy đi chạy lại, chạy dọc suốt theo đàn gia súc mà chúng chăn, chúng chạy liên tục cùng với các đàn gia súc. Nếu đàn gia súc được ăn cỏ trên một cánh đồng gần với một khu vực bị cấm, con chó chăn gia súc sẽ liên tục chạy để tạo thành một đường ranh giới mà đàn gia súc không được vượt qua. Tuy nhiên, chúng lại không, hoặc rất ít gây ra sự sợ hãi cho đàn gia súc, đến nỗi ngay sau khi nó chạy qua, đàn gia súc lại có thể đi qua ranh giới đó để “ăn trái cấm”. Những con chó này luôn gặp một sự mệt mỏi bất thường mà chúng không thể chống lại sau một thời gian dài. Và chúng không được coi là một con chó chăn cừu tốt



“Chó canh chừng , ngược lại, thường nằm ở duới chân người chăn gia súc, hoặc trong một góc đồng cỏ ở chỗ mà bầy gia súc không được vượt qua. Nhắm hờ nửa con mắt, chúng có vẻ như đang nằm ngủ lơ mơ. Tuy nhiên, ngay khi mà người chăn cừu gọi tên chúng, hoặc ra một ký hiệu bằng tay, hoặc là nó thấy một con gia súc vượt qua ranh giới của vùng đồng cỏ đã được khoanh lại, chúng sẽ bật dạy như lò xo, lao tới giống như một mũi tên và bắt con gia súc phạm lỗi đó tuân theo trật tự. Những chú chó này có được sự tôn trọng của bầy gia súc mà không cần thiết phải gây ra các thương tổn cho bầy gia súc của chúng chăn; chúng ít bị mệt mỏi hơn, chúng có thể làm việc lâu hơn, và chắc chắn chúng là những con chó tốt nhất. Trí thông minh của chúng thực sự là rất đáng ngưỡng mộ, và tôi thường là rất ngạc nhiên khi thấy khi chúng hiểu được từ ngữ, hiệu tay, thậm chí là hiệu còi thổi của người chăn gia súc.

......

Trong những nước có nền văn hóa phát triển, nơi mà chó sói đã không còn tồn tại trong cuộc sống, việc bảo vệ bầy gia súc thường xuyên được giao phó cho những con chó có kích thước nhỏ, với đuôi và tai để dài, linh hoạt và luôn sẵn sàng, mong muốn được làm việc, chúng là những con chó tốt nhất; chúng chỉ được sử dụng để giúp người chăn cừu trong việc kiểm soát và giám sát các đàn gia súc. Nhưng ở những nơi mà sói vẫn còn rất nhiều, như ở Nga chẳng hạn, những con chó thường có kích thước lớn hơn, mạnh mẽ và dũng cảm hơn, và rất cần thiết là cắt ngắn đôi tai và đuôi nhằm giảm bớt khả những con sói sẽ cắn và giữ ở những vùng này. Những con chó chăn gia súc thường được lai với các giống chó ngao hoặc các giống chó lớn vùng núi. Việc lai tạo này một việc luôn luôn được đề cập tới.

“Vì vậy, mà các con chó có thể chống lại chó sói rất tốt", Magne đã viết, "rất cần thiết từ khi còn nhỏ, chúng cần được các cá nhân khác cùng giống nòi huấn luyện”.

Khi chúng đã đuổi theo chó sói hai hoặc ba lần, và chúng được những người chăn cừu khích lệ, sau đó chúng sẽ luôn bộc lộ sự háo hức để hoàn thành nhiệm vụ của mình; chúng thường đi đến những khu rừng, chúng chạy qua tất cả những khúc quanh trong rừng, chúng nghe chó sói rên rỉ gọi bầy, và ngay lập tức, chúng sẵn sàng một mình đi về hướng cất lên những tiếng gọi của bầy sói đó”

Các con chó cái nói chung là tốt hơn so với chó đực; chó đực đôi khi tỏ ra khoan dung với những con sói cái.

Các chú chó thường được trang bị vòng cổ làm bằng kim loại, hoặc bằng da rất dày với các đinh nhọn bằng sắt, bởi vì chó sói thường tìm cách cắn vào cổ và để siết đám chó xuống.

......

Chúng tôi rất hài lòng với các đặc tính tốt về tính cách, thần kinh – như là những phẩm chất vô giá - ở phần lớn các con chó chăn cừu. Tuy nhiên, trong một số chó còn tồn tại những thiếu sót, lỗi lầm nhất định, mà đặc biệt trong đó là cắn các con cừu cái hoặc sủa không ngừng.

Bất kỳ con chó nào mà thường xuyên cắn thủng da của cừu cần phải được loại bỏ khỏi các đàn gia súc; chúng tạo ra nhiều thiệt hại hơn những lợi ích. Đặc biệt lo ngại đối với những con chó hay cắn vào cổ họng con cừu, hoặc vào các vùng cơ ở cẳng chân trước, hay đặc biệt hơn là cắn vào vùng vai chân trước của con cừu.

Nếu con chó cho rằng mình có nghĩa vụ phải cắn để buộc những con cừu phải tuân lệnh, nó cần phải biết cắn vào phía trên khối xương cổ chân của các con trong bầy gia súc.

......

Mọi người cho rằng con chó tốt sẽ tấn công con cừu vào tai, mũi, chân, nhưng không mang lại bất cứ tổn thương nào cho con cừu.

Một lỗi lớn của chó là cắn vào các búi lông và xé ra, nhất là với lông cừu vì lông cừu thường rối lại thành từng búi. Việc này gây ra thiệt hại trực tiếp tới chủ sở hữu đàn gia súc.

Bất kỳ con chó nào quá năng động, đến nối chúng lùa các con cừu cái một cách quá gắt gao, thường xuyên và liên tiếp tạo ra các va chạm, xung đột với con cừu cái và làm con cừu cái bị xảy thai. Nó sẽ rất khó khăn để trở thành một con chó chăn cừu có thể làm tốt mọi việc liên quan đến chăn đàn gia súc. Thường những con chó như thế sẽ được giao cho chăn những đàn cừu nuôi lấy thịt.


”Sủa” là một lỗi được ban giám khảo cuộc thi chó chăn cừu (Scheep Dog Trial) ở Cureghem coi là một lỗi nghiêm trọng. Đối với mỗi cất lên tiếng sủa, thí sinh dự thi sẽ bị trừ mất 5 tới 10 điểm trên tổng số 100 điểm.

Tuy nhiên, quan điểm ở đây vẫn bị chia rẽ ở chỗ nếu chó không sủa sẽ có thể tạo ra những bất lợi, đặc biệt trong việc chỉ rõ chúng đang ở chỗ nào. Những người canh gia súc thậm chí còn khiếu nại nhiều lần về việc này sau đó. Đây là một điểm cần thiết để tiếng nói của họ có thêm trọng lượng, bởi với một đàn gia súc lớn, khoảng 1000-1500 cừu được phân tán, khi người chăn cừu ra hiệu, con chó có thể cất tiếng sủa ba hay bốn lần để người chăn cừu có thể nghe được, từ đó, có thể tập hợp tất cả các con cừu lại, và giảm bớt những khó khăn, rắc rối trong khi tìm kiếm chúng.

Ở những phần khác của cuộc thi, con chó được yêu cầu giữ im lặng. Ví dụ cụ thể, khi đàn gia súc xâm phạm vào một cánh đồng đang vụ thu hoạch trong khi người chăn cừu có mặt ở đó.

Cụ thể hơn, những người chăn gia súc ở từ Đức, trong quá khứ, thường được thuê để dẫn những đàn cừu lấy thịt sử dụng đến Paris, đã luôn tìm kiếm những con chó biết im lặng. Những người chăn cừu không dám chắc là trong suốt chuyến đi dài từ 400 tới 600 km của họ, đàn gia súc sẽ không thường xuyên xâm phạm vào những cánh đồng mà chúng không được phép đi vào, và họ không muốn đường đi của họ bị lộ ra chỉ vì những tiếng chó sủa. "Các con chó đôi khi phải sủa", Villeroy nói, "nhưng chúng phải làm việc đó theo lệnh của chủ". Các con chó sủa mà liên tục sẽ làm những con gia súc quen với những tiếng sủa đó và chúng không thèm để ý một chút nào tới những tiếng sủa đó nữa, và những con chó sủa liên tục như vậy sẽ bị mất sức, mệt mỏi không cần thiết.

......

 

tuanphuthai

Active Member
Chào bác MC,

Dạo này thấy bác "quảng cáo" :D :D cho Malinois cũng nhiều nhiều........

[/COLOR][/I]
Công nhận dạo này thấy bác minhcuong viết nhiều bài về Malinois thật. Mà bác cho tôi hỏi chú Malinois nhà bác sắp đẻ chưa vậy? Nếu nó đẻ thì bác nhớ báo tin sớm để mọi người mừng cho bác nhé.:)):)):))
 

vanglai213

Active Member
Về Mặt Này Bác 6997 Nói Rất đúng , điểm Cố Hữu Của Mali đó Là Quá Ham Cắn Nhưng Bù Lại Ta Biết Khống Chế Và Kiểm Soát Về Mặt Này Thì Mali Lại Là Một Chú Chó Tiếp Thu Khá Chuẩn Và Nhanh đặc Biệt Là Hiệu Quả Rất An Toàn Khi Làm Việc Nghiệp Vụ.có Thể Nói Về Không Gian Trật Hẹp ,kiểm Soát Gần Mali Là 1 Chú Chó Phản ứng Nhanh Và Mau Lẹ ,độ Cắn Giật Rất Tốt điểm Này Các Chú Chó To Khó Làm được.
Về Việc Những Chú Chó Mali Làm Việc Chăn Cừu Từ Xưa đến Nay Như Bác Nói ,cũng Chải Qua Mấy Trăm Năm Cái Vụ Chó Chăn Cừu Show được Tổ Chức Vẫn Thường Xuyên Chứng Tỏ Mali đã Trải Nghiệm Rất Nhiều để đạt được Những Cú Cắn Hay Khi Bảo Vệ Và Lùa Cừu..các Show Hiện Nay Về Những Chú Chó Lùa Cừu Mali Có Con đạt đến Trình độ Lùa Cắn Cấp độ Rất Cao..
Em Nuôi Mali Em Cảm Thấy Nó Rất Hiền Và Ngoan Dễ Bảo Quấn Chủ....huấn Luyện Cảm Thấy Rất đơn Giản Không Bị Tâm Lý Khi Dậy Các Con Cún Khác ,chỉ Cần Mình Biết Lựa Nó Lúc Cần Thì Rất Dễ...thứ 2 Nó Trông Nhà Thì Hehehe Dữ Ngang Rott Luôn ,mali Như Các Bác Biết Tính Cẩn Trọng Khủng Khiếp...ai Muốn Sờ Vào Người Nó Cũng Trải Qua 1 Quá Trình Làm Quen Phải Do Người Chủ Hướng Dẫn Không Có Chủ Chó Không Thể Làm Quen Với Nó được Kể Cả Em Nó được Hòa đồng Xã Hội Tốt,nhưng Biết Cách Cũng Chỉ Vài Phút Là Ok,như Chị Thu Và Bác Minhcuong Kìa ...bác Minhcuong Trước đó Còn Bị Nó Cắn Trượt Phát @@ Khi Anh Mc Vuốt Ve Nó Em Còn Cảm Giác đôi Mắt Của Nó Vẫn Còn Nhăm Nhe đòi Cắn Xé Bác Mc Ra ấy Chứ Và Xu Hướng Vẫn Còn Muốn Cắn Tiếp Phải Xoa Dịu Cu Cậu 1 Lúc Mới Yên đó.nhưng Không Hiểu Sao Lúc đó Bàn Tay Mát Mẻ Của Chị Thu Xoa Nó đột Nhiên Thay đổi Tính Nết Và Thần Sắc đôi Mắt Nó Hết đỏ, đôi Tai Cụp Ra Sau @@ Lúc đó Vẫn Còn Rọ Mõm Nha .kết Hợp Sự Hòa đồng Thay đổi Tính Của 1 Chú Chó Mali Cũng Rất Là Nhanh ,...xu Thế Cảnh Giác Cao Khiến Nó Khác Nhiều So Với Gsd ,kiểm Nghiệm Là Em đã Từng Sờ Vào Nhiều Chú Gsd Mà Không Mất 1 Chút Gi Lo Lắng @@ ...nhưng Tùy Vào Từng Chú Gsd Nhé ...
Nếu Các Bác Nào Lo Lắng Sử Dụng Mali Trong Căn Hộ Trật Hẹp Như Nhà Em Thì đừng Lo Em Cũng Chia Sẻ Vài Kinh Nghiệm Nhỏ Này Thôi...mali Thật Ra Cũng Như Những Chú Chó Khác ,chúng Rất Thích được đi Chơi Vận động Với Cường độ Cao.tuy Bạn Mà Có Không Gian Trật Hẹp Như Nhà Mình 75m Có đường Chạy Thẳng Dọc Xuống Bếp Bật. Mí Cho Các Bạn đây Chính Là Sân Chơi Hàng Ngày Của Mali Nhà Mình..cách Vận động Của Riêng Mình Cho Cún Tập,nguyên Nhân Mình Không Thể Làm Gì Hơn Cho Cún Các Bạn đã Biết Mình Thế Nào Rồi...
Các Bạn Khỏe Mạnh Có Thời Gian Trong Ngày 2 Buổi Sáng Chiều đưa Chó đi Chơi Như Bác Mc Khoang 30p đến 1h Là Rất Ok.luyện Tập Mali Thế Nào, Chạy Bộ,đi Xe đạp Cho Cún Chạy Theo,ném Bóng Cún Nhặt...đây Là Những Thứ Cần Thiết Của Mali Mà Không đòi Hỏi Nhiều Thời Gian Lắm.về Nhà Thì Cho Cún 1 Không Gian Riêng để đi Lại...chăm Sóc đơn Giản Thi Thoảng Tắm Hoặc Trải Lông Nhẹ Qua Không Cần Nhiều ...còn Việc Kia Là Còn Lại Như Huấn Luyện Ai Cũng Chỉ Giành Lúc Chơi Cho Cún đi Dạo Cần Vừa Chơi Vừa Hoặc 30 P Sáng Chiều Là Ok Sen Lẫn....mình Thì Nhiều Thời Gian Rỗi Trong 1 Ngày Lắm Nhưng Không Thể Cho Cún Ra Ngoài Nhiều để Hòa Nhập Xã Hội Tốt,mình Nghĩ Các Bạn Làm Tốt Hơn Mình Việc Này,làm Sao Mà Không Nghĩ Lên Nuôi 1 Em Maliois Chứ Nhỉ.mà Hãy Nuôi đi Các Bạn Sẽ Biết được đặc Tính Của Chúng Hay Thế Nào @@
 

minhcuong

Active Member
Công nhận dạo này thấy bác minhcuong viết nhiều bài về Malinois thật. Mà bác cho tôi hỏi chú Malinois nhà bác sắp đẻ chưa vậy? Nếu nó đẻ thì bác nhớ báo tin sớm để mọi người mừng cho bác nhé.:)):)):))
Chơi Malinois thấy hay mà không chia xẻ thì sướng một mình. Người ta cứ gọi là tự sướng. Biết thì chia xẻ, làm phong phú thêm nội dung của VietPet. Không được đả kích , phê phán vô căn cứ là được :)

Chứ ai cũng "Em có con XYZ, xin mời các bác đánh giá", post dăm cái ảnh. Làm như thế nội dung VietPet sẽ đi đến chỗ nhàm chán.

Tặng bác một video Malinois cái nhà tôi chơi mà tập hôm 26/09/2010
 

tuanphuthai

Active Member
Rất ngạc nhiên khi thấy bác minhcuong phán 1 câu như thế này
Doberman cũng được dùng trong cảnh sát. Quân đội thì mình chưa nghe nói.
Nếu thực sự bác không biết thật thì tôi xin giới thiệu bác cuốn sách này để bác đọc Always faithful: a memoir of the Marine dogs of WWII của William W. Putney link http://books.google.com.vn/books?id...resnum=17&ved=0CFYQ6AEwEA#v=onepage&q&f=false

Cả thế giới đều thừa nhận doberman là giống chó có đóng góp rất lớn cho chiến tranh thế giới thứ II, là giống chó được quân đội Mỹ sử dụng đầu tiên và rất rộng rãi phục vụ trong chiến tranh Thái Bình Dương (Thủy quân lục chiến).
Đội khuyển chiến đầu tiên của quân đội Mỹ có tên Marine war dogs được thành lập từ năm 1942 và giống chó đầu tiên có nhiều ưu điểm được lựa chọn lúc đó là doberman. Mãi đến những năm 1970-1980 doberman vẫn được ưa chuộng sử dụng nhiều trong cả nghiệp vụ và dân sự (cảnh sát, quân đội) đặc biệt là những năm 1970 (một loạt phim ảnh mà nhân vật chính là doberman như: Doberman Gang, Daring Doberman, The Amazing Doberman...mình ấn tượng nhất là phim Eyes of an Angel(1991) ) chứ không phải "nổi" nhất thời như một số bác nói.
Nói chung mỗi giống chó đều có những ưu, nhược điểm riêng, làm sao, dùng thế nào để phát huy được ưu điểm của chúng trong những hoàn cảnh cụ thể, phù hợp là do chủ của chúng quyết định.
Gửi tặng các anh em mọt số hình ảnh doberman trong chiến tranh thế giới thứ II này



Còn nhiều nhiều nữa nhưng post ở đây không tiện, có cái ảnh chú doberman được đúc thành tượng thờ các chú chó nghiệp vụ thường qua đó để tưởng nhớ nữa này
 

minhcuong

Active Member
Chú chó ngồi dưới là Malinois đấy. Nó ngước lên nhìn tượng đài Doberman thầm nhủ
"Anh là cầu thủ được đúc tượng, còn em mới là cầu thủ đang được ra sân thi đấu"

:))
Just kidding,

Cảm ơn bác. Bây giờ tôi đã có thông tin Doberman đã tham gia chiến sự.
Link đây

Lúc nào rảnh tôi sẽ trích dịch thông tin ở đây nhé Dog for defense
 

vanglai213

Active Member
Đồng chí VangLai213 giữ gìn trong sáng của tiếng Việt giùm cái. Gõ chữ hoa ở từng từ đọc mắt nổ đom đóm :((
2 CÁI MẮT CỦA EM ĐÓ BÁC KHÔNG PHẢI CHỮ GÌ HẾT ĐỪNG DỊCH VÔ ÍCH BÁC À :D:D:D
 
Top