Xin hỏi tiếp bác TaiVenh nhé:
Em thì cũng rất thích và sưu tầm nuôi các "hàng độc" như gà H'mông, Đông Cảo (Đông Tảo) và cả "đặc sản" Phú Quốc như con Kỳ Cuốc (thuộc nhóm Kỳ Đà nhưng hiếm hơn) ngoài CPQ, em nghe đến H'mong Cộc em cũng có quan tâm mặc dù nhận thấy có thể nó sẽ không thích hợp lắm ở vùng nóng như trong Nam, nhưng em đọc đến bài "Lúa nước & Miêu Cương"
http://forum.vietpet.com/showthread.php?t=30548 của bác Snipper nên em cũng hơi băn khoăn cho mục tiêu chó bản địa hay hơn nữa là quốc khuyển chẳng hạn, bác có thể cho em thông tin thêm về giống này không?
Với lại em cũng có thông tin thêm để bác tham khảo ở bài học thứ 3, đó là những hiện tượng bác thấy hay bài học mà bác rút ra được khi chỉ gặp ở những người biết "chút chút" về CPQ rồi "dancing" thôi, còn những người hiểu biết nhiều về CPQ thì không ai huyễn hoặc. VD:
- Săn hổ: thật ra đó là nói quá mà nên hiểu 1 cách nôm na là con chó rất trung thành với chủ, được chủ dẫn dắt đi săn khi gặp phải cọp thấy chủ lâm nạn nên liều mình cứu chủ, mà CPQ thì sự liều lĩnh, gan lì là có thừa nhất là những con chó đi săn, chứ thật sự nói nó chủ động săn hổ thì có vẻ hơi quá. Mà nghe nói ngày xưa hổ trên đảo rất hiếm.
- Rắn cắn không chết, đúng ra phải nói đầy đủ là "rắn độc cắn không chết" (người ta thường đề cặp đến chó có lưỡi đốm nhất là lưỡi đen), trường hợp này cũng giống như săn hổ là quá thổi phồng. Có 1 thực tế rằng, hoặc con chó sẽ chết nếu chủ nó không cứu kịp hoặc có thể có trường hợp con rắn đã cắn qua nhiều con mồi khác nhau nên lượng độc tố đã giảm nên con chó vẫn còn sống, mà đi săn thì thường có nhiều con chó. Tuy nhiên, hiện nay 1 con CPQ cũng có chút giá trị ít ai dám thử, nếu ai dám tuyên bố việc này là có thì đem chó ra thử xem để kiểm nghiệm.
- Ngoài các báo chí đưa tin quá mức về con CPQ chứ nếu ai đã hiểu về con CPQ thì chưa bao giờ khẳng định con CPQ khôn hơn becgie mà chỉ rút tỉa ra rằng CPQ có những nết mà không cần được đi học vẫn có/hiểu/làm được trong khi đó 1 con GSD muốn có được thường phải được cho đi học. CPQ thường phát triển theo bản năng, còn GSD thì có kỷ luật sau khi qua trường lớp.
Bài học thứ 2: Với trường hợp là số lượng chó Hmông cộc còn rất ít hoặc những ai có sở hữu con chó là do anh em trong nhóm chuyển giao thì còn có thể giao kèo cam kết được, vậy trong những trường hợp mà người dân tự tìm, tự đi mua mà không có sự ràng buộc nào với nhóm (ngoài ràng buộc về cơ chế thị trường để chấp nhận nó hay không) thì các bác phát triển H'mong cộc sẽ kiểm soát bằng cách nào? Các bác cần chú ý đến giai đoạn nguồn gien tương đối 1 chút mà không kiểm soát tốt sẽ rất dễ lãng phí hoặc pha tạp nguồn gien? Vậy lúc này cần kiểm soát bằng cách nào?