• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Yêu Chim Bồ Câu đưa thư

kyoshari

Member
chuyện khó tin

hôm nay vào buổi sáng đẹp trời cặp bi của em mất 1 em sau 3 ngày đi đâu không rõ hôm nay tự nhiên bay về vậy là sao vay anh BF hay là em đẹp trai dễ thương nó bay về ta cũng có lắm nha và nhất là chắc nó bít em là 1 người yêu chim ... kakakaka ..... la lá la...lá là la... thật là hay hay hay:):D
 

Chấn PG

Member
chỗ của jerry Chấn thấy ngon đó :D =P~ chỗ đó là sân thượng hay sau nhà đó =P~sân thượng thì đã nữa :) ráng phát huy lên nha :)) nhìn thấy anh em nuôi mà ghiền quá >:) :x một thời gian nữa chắc kiếm xám 2 gạch nuôi quá anh vỹ ơi =p~
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Chiến binh đi bụi

Hi kyoshari, chuyện chim đi bụi là bình thường thôi :D! Có thể lần đầu tiên ra khỏi chuồng nó bay lạc hay nhập bầy chim khác hay bị người ta bắt giữ ... đi vài ngày là bình thường thôi!
 

Chấn PG

Member
hôm nay vào buổi sáng đẹp trời cặp bi của em mất 1 em sau 3 ngày đi đâu không rõ hôm nay tự nhiên bay về vậy là sao vay anh BF hay là em đẹp trai dễ thương nó bay về ta cũng có lắm nha và nhất là chắc nó bít em là 1 người yêu chim ... kakakaka ..... la lá la...lá là la... thật là hay hay hay:):D
Nghe anh bigflowerhorn nói nhà Khoa ở ở ngoài sau co op mart hả ::) phải cái nhà nuôi chim cu gáy hông :worried: sát trường Hậu Giang đó phải hông Khoa:party:nhà Chấn ở hẽm trước đó , cái hẻm bên bác sĩ Thi đó là hẻm trước của hẻm bên K đó :D
chủ nhật 28/09 có anh em nào offline ở 12 Luỹ Bán Bích hông? :love struck:
 
chỗ của jerry Chấn thấy ngon đó :D =P~ chỗ đó là sân thượng hay sau nhà đó =P~sân thượng thì đã nữa :) ráng phát huy lên nha :)) nhìn thấy anh em nuôi mà ghiền quá >:) :x một thời gian nữa chắc kiếm xám 2 gạch nuôi quá anh vỹ ơi =p~
jerrykid0290 còn có 1 chỗ ngon hơn nhìều anh big-pic đã từng ghé thăm nhưng tạm thời do việc học cũng như gia đình chưa cho phép nên chưa tận dụng được thôi!^^ khi nào có dịp lên bình dương thì ghé căn cứ mình chơi.mình mời café sân vườn!:love struck:
 

kyoshari

Member
Yêu chim bồ câu

0e nhà mình õ đắng sau siêu thị có cái quán nước đó bạn đường hẽm quán nước đó:)
 
Thoát nghèo nhờ chim câu

Thoát nghèo nhờ chim câu

Báo nông nghiệp số 104 ra ngày 26/5/2003



Chỉ có 3 công ruộng, nhưng tới 13 nhân khẩu, cuộc sống của gia đình chú Ba Râu không mấy gì sung túc nếu không nói là hết sức khó khăn.

Vốn là nhà giáo nên chú hết sức đắn đo khi tim kế sinh nhai để “nghèo cho sạch, rách cho thơm". Lúc thì bán meo, khi mua nấm đóng thùng chuyển từ TT huyện Vị Thuỷ (Cần Thơ) lên TP.HCM. Nhưng tuổi 67 khiến chú không còn đủ sức để đi lại trên đoạn đường hàng trăm cây số. Thế rồi vận may đã đến, một người bạn hướng dẫn chú nuôi chim bồ câu siêu thịt, mỗi con nặng từ 1,2 kg trở lên. Loại bồ câu này ít bệnh, dễ nuôi. Lúc đầu, chú nuôi thử 20 con (vốn 300.000 đồng), sau 6 tháng nuôi chú bán được 10 triệu đồng. Trừ chi phí, chú thu lãi 5.000.000 đồng, chưa kể 20 con bồ câu bố mẹ. Năm 2002, chú mở rộng chuồng trại thêm 150m2, nuôi 70 con bồ câu bố mẹ. Chia thành 2 khu vực: Khu vực bồ câu thịt, khu an dưỡng chờ đẻ tiếp, trong đó dành 50m2 làm ổ cho bồ cáu đẻ, ấp. Theo kinh nghiệm của chú, muốn bồ câu mau lớn, khoẻ mạnh phải cho chúng ăn bắp, đậu xanh hột. Lúc bình thường cho chúng ăn lúa trộn với một ít thức ăn công nghiệp của vịt để bồ câu chóng lớn và mắn đẻ. Bồ câu ngoại nhập siêu thịt đẻ trung bình mỗi đợt 2 trứng, sau 3 ngày rồi ấp khoảng 18 ngày sau mới nở; 24 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán. Hiện nay, mỗi ngày chú bán ra từ 10-15 cặp cho khách từ các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Cần Thơ, TPHCM đặt hàng với giá bồ câu 30 ngày tuổi là 250.000đ/cặp (2 con); bồ câu bố mẹ: 400.000đ/cặp. Chú cho biết, thực sự mà nói, không đủ bồ câu để bán cho khách nữa.

Điều đáng nói ở đây là từ tiền bán bồ câu, chú sang được 5 công ruộng. Điều đó chứng minh rằng nếu ở nông thôn, người nghèo học cách làm của chú Ba Râu ở ấp 4, xã Vị Thuỷ (huyện Vị Thủy, tỉnh Cần Thơ) thì sẽ có cơ hội thoát nghèo.

Hưng Thịnh


--------------------------------------------------------------------------------

Nghề nuôi chim bồ câu

Báo nông nghiệp số 167 ra ngày 9/9/2002



Trước kia chim bồ câu được nuôi lác đác trong các hộ gia đình và hầu như chỉ là nuôi "văn nghệ" cho vui cửa vui nhà... Thế nhưng thời gian gần đây ở một số địa phương đã bắt đầu nổi lên nghề nuôi chim bồ câu với quy mô lớn và đang có rất nhiều triển vọng. Chúng tôi tìm đến nhà anh Lê Văn Lắm ở ấp Thọ Lâm 3, xã Phú Xuân, huyện Tân Phú (Đồng Nai), là một trong những hộ khá thành công với nghề nuôi chim bồ câu..."siêu thịt". Dẫn chúng tôi ra thăm mô hình chuồng nuôi chim câu sau nhà, anh Lắm vui vẻ cho biết: Gia đình tôi nuôi chim bồ câu đã lâu rồi nhưng trước kia chỉ là nuôi "văn nghệ" vài ba cặp cho vui chứ không nuôi nhiều như bây giờ. Nhưng vào thời điểm năm 2000, khi tình cờ anh gặp lại người bạn ở Lái Thiêu trên thành phố tặng anh mấy cặp bồ câu giống "siêu thịt Hà Lan" đưa về nuôi thử và chỉ sau ba tháng anh đã có được 10 cặp chim mới. Thấy giống bồ câu này sinh sản tốt, lại nhanh lớn, anh Lắm đã quyết định tự nhân giống lên và chuyển sang nuôi bồ câu với quy mô lớn. Chúng tôi hỏi về kỹ thuật nuôi chim câu, anh Lắm bộc bạch: Mới đầu anh cũng chỉ tự nuôi theo kinh nghiệm riêng của mình nhưng đến khi quyết định đầu tư và chuyển sang "nghề" nuôi chim, anh đã phải tự đi tìm mua sách về tham khảo thêm. Dần dần anh đã có được nhiều kinh nghiệm kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim câu, từ đó anh đã tìm mua thêm giống chim của Pháp-Hà Lan về nuôi. Đến nay, trại bồ câu nhà anh đã có khoảng gần 200 cặp chim đẻ đang cho thu nhập. Cứ khoảng 40 ngày, mỗi cặp bồ câu giống lại cho một cặp bồ câu ra ràng và bán được với giá từ 40.000 - 60.000 đồng/cặp. Tính ra mỗi lứa chim 40 ngày đã cho gia đình anh thu nhập khoảng 6 triệu đồng/lứa, nếu trừ hết chi phí thức ăn thì mỗi tháng cũng còn lãi được 4 triệu đồng. Với kinh nghiệm nuôi của mình, anh Lắm đã cho biết, nếu theo đúng Kỹ thuật trong sách pha chế thức ăn cho chim theo tỷ lệ gồm: 40% đậu xanh, 30% bắp hạt sống, 20% gạo lức và 10% lúa đem trộn đều với nhau. Nhưng để giảm được chi phí thức ăn, anh chỉ cho chim ăn gạo, lúa và pha thêm cám gà để giảm lượng đậu xanh. Theo anh Lắm, loại chim này ít bị bệnh dịch nên rất dễ nuôi, chỉ cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và phải giữ chế độ ăn uống của chim đều 3 cữ/ngày. Ngoài ra, nên tăng cường thêm một số chất khoáng, vôi vào khẩu phần ăn của chim để đảm bảo cho chim sinh sản và hơn nữa sẽ giúp chim luôn giữ được nhiệt để tiêu thụ thức ăn tốt. Điều quan trọng nhất là hãy luôn tạo cho chim có được môi trường tự nhiên thì chim sẽ mau lớn. Qua thực tế nuôi anh thấy, nuôi chim trong chuồng tỷ lệ đẻ và ấp đạt được từ 90% - 100%, nhưng khâu chăm sóc nhiều bơn, tốn công hơn. Còn khi nuôi thả thì tỉ lệ đạt khoảng 80%, nhưng có ưu điểm là chim khoẻ không bệnh dịch. Do chim câu rất ưa sống trong điều kiện chuồng trại đẹp thoáng mát, yên tĩnh nhẹ nhàng, cho nên trong khu vực chuồng cần có chỗ cho chim tắm và mỗi tuần pha một lần nước muối nhạt để chống rệp cho chim. Đồi với chim bồ câu thường đẻ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều do vậy cần hạn chế vào chuồng chim và cấm xua đuổi, đặc biệt chim câu kỵ nhất là gặp chuột, mèo hay rắn...bởi vì rất dễ gây hoảng loạn cho chim và có thể sẽ làm chim không hoặc ngưng đẻ ngay lập tức.

Từ chỗ chỉ là nuôi "văn nghệ" nhưng đến nay mô hình nuôi chim bồ câu của gia đình anh Lê Văn Lắm đã trở thành một "nghề chính", giúp cho gia đình anh có được nguồn thu nhập cao. Giờ đây, với kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi chim bồ câu của mình, anh Lắm đã tạo được uy tín không chỉ trong vùng mà từ khắp các nơi mọi người đều biết anh như một "ông chùm" chim câu. Liên tục trong những ngày qua rất nhiều người tìm đến đặt mua giống chim câu với số lượng nhiều và học hỏi kinh nghiệm nuôi chim của anh. Hơn thế nữa, hiện anh Lắm đang chuẩn bị mở rộng quy mô chuồng trại nuôi để kịp thời cung cấp đủ lượng chim thịt cho các cơ sở làm cháo dinh dưỡng trẻ em và các nhà hàng khắp nơi đang nô nức tìm đến đặt hàng.

M.Sáng - T.Sơn


--------------------------------------------------------------------------------

Để nuôi bồ câu hiệu quả

Báo nông nghiệp số 57 ra ngày 20/3/2003



Chim bồ câu là vật nuôi có giá trị dinh dưỡng khá cao, rất bổ dưỡng cho người già, người mới ốm đậy, trẻ em suy dinh dưỡng. Nhưng thực tế rất ít người nuôi và ít ai nghĩ đây là vật nuôi mang hiệu quả kinh tế cao, có lãi lớn như anh Nguyễn Văn Ơi ở thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Đến thăm nhà, anh vui vẻ cho biết: So với nuôi lợn, gà, vịt thì nuôi chim bồ câu có lãi cao nhất. Nhưng đòi hỏi phải chịu khó học hỏi kinh nghiệm. Theo anh có 4 bí quyết để nuôi thành công đó là:

1. Tập làm quen với kẻ thù: Chim bồ câu sợ nhất là mèo và rắn, nên tập cho chim làm quen với chúng bằng cách: Cứ mỗi lần cho chim ăn anh kèm theo con mèo bên cạnh. Lần đầu cho chim thấy mèo, lần sau bắt 2 con lên tay, lần nữa thả mèo cùng ăn với chim. Dần dần 2 con gần gũi nhau, mèo không vồ chim, chim không sợ mèo. Bằng cách đó anh dùng con rắn nhựa làm quen với chim, cho rắn vào chuồng chim. Cứ như thế đàn chim của anh coi mèo, rắn là bạn bè vì thế mà không bỏ đi nơi khác.

2. Giữ chim ở lại chuồng tránh tình trạng chim bay bỏ chủ mà đi chủ khác: Theo anh để giữ chúng cần tập cho chim quen hơi chủ bằng cách nuôi chim càng non càng tốt.

3. Thường xuyên thăm nom các ổ chim mới nở tạo cho chim không bị sốc về sau, chim trở nên “dạn" gần gũi với chủ hơn.

4. Cho ăn đúng giờ tạo thói quen, dù có đi ăn xa khi đến giờ ăn chim rủ nhau về nhà để ăn thức ăn quen thuộc của chủ.

Ngoài ra vấn đề thức ăn cho chim bồ câu rất đơn giản, gồm có: Bắp hạt, thóc, đậu các loại và cám tổng hợp khi chim chuẩn bị vào kỳ đẻ trứng. Bình quân lượng thức ăn cho 1 con chỉ từ 0,1-0,15g.

Về khả năng sinh sản, theo anh Ơi muốn chim đẻ đều, tỷ lệ nở cao, con khỏe, nuôi chóng lớn thì cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 - 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 17 cặp con cháu. Đến nay đàn bồ câu gia đình anh Ơi lên tới 500 con. Với giá cả hiện nay 15.000 - 20.000 đồng/cặp, quả là một con số không nhỏ chút nào.

Nguyễn Thị Hường


--------------------------------------------------------------------------------

Từ 10 đôi chim bồ câu...

Báo nông nghiệp số 187 ra ngày 7/10/2002



Ông Hoàng Văn Phú ở thôn Bốn xã Hoàng Xá, một xã miền núi công giáo toàn tòng của huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) có đến 10 người con, các con đều đã trưởng thành. Ông bà vẫn ở ngôi nhà cũ lợp lá, với vài ba sào ruộng khoán, ông đan lát kiếm thêm, bà chợ búa, bán lặt vặt đời sống cũng tàm tạm. Năm 1996 ông bàn với bà nuôi thêm con gì đấy... Bắt đầu ông nuôi chim bồ câu. Ông mua được 10 đôi, dành hẳn gian buồng trước đây bà vẫn nằm mở cửa trước treo hệ thống chuồng. Chỉ sau một năm đàn chim phát triển lên gần một trăm đôi. Chuồng treo chồng lên nhau, chật 4 bức tường trong buồng, ngoài hiên vẫn không đủ chỗ cho bọn chúng. Ông phải dành thêm gian bếp nữa mới đủ. Từ đó đến nay đã 6 năm, đàn chim ổn định không dịch bệnh, thất thoát. Mỗi tháng cho 50 đôi khoảng 100 con, mỗi con bán 10 ngàn đồng.

Cũng trong gian buồng này ở dưới đất ông nuôi thỏ và chuột bạch. Ông mua 10 ngàn một con thỏ con, nuôi 3 tháng, mỗi con nặng 2,5 kg bán 50 ngàn đồng/con. Mỗi lứa nuôi 10 con. Năm dăm lứa cũng lãi được vài triệu. Còn chuột bạch ông nuôi để đến tháng 4 hàng năm bán cho các trường (đã đăng ký) làm giải phẫu.

Ông còn có một số chuồng nuôi chăn mắt võng. Mỗi năm ông chỉ nuôi khoảng chục con, vừa với khả năng kiếm thức ăn của ông cho bọn chúng. Chúng ăn chuột, ông đánh chuột ở các cánh đồng trước nhà, chuột bị giữ lại không chết, đem về ông thả nuôi ngay trong các chuồng nuôi trăn. Được ăn đủ, chuột phát triển nhanh béo. Lúc nào đói trăn bắt ăn tự do, chán thì thôi, nên trăn cũng tăng trọng khá. Trăn giống ông mua từ dăm lạng đến 1 cân. Nuôi 1 năm mỗi con được trên dưới 1 yến. Giá tại chỗ 60 ngàn một cân, mỗi con ông cũng lãi dăm trăm ngàn.

Mấy năm gần đây, trừ mọi chi phí, ông bà thu lãi không dưới 20 triệu đồng mỗi năm.

Trần Nguyễn


--------------------------------------------------------------------------------

Nuôi chim bồ câu

Lao động số 127 Ngày 20.05.2002



Chim bồ câu là loại chim cảnh đẹp lại dễ nuôi và có giá trị dinh dưỡng cao. Nuôi chim theo mô hình nhỏ thuộc hộ gia đình được chị Ngô Thị Bản ở tổ 8B – khu 11, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng áp dụng có hiệu quả.

Nuôi chim bồ câu không yêu cầu nhiều về tiền vốn, chỉ cần khoảng 400.000-500.000 đồng để mua giống chim con và chi phí thức ăn, thuốc phòng bệnh cho chim. Bên cạnh đó, chăm sóc chim tuy không mấy vất vả nhưng đòi hỏi sự cẩn thận và cả lòng yêu chim. Sau 2-3 tháng chim trưởng thành sẽ bắt đầu đẻ, ấp trứng, nuôi con, khi chim con biết ăn, đủ lông mao và cất cánh bay được là có thể xuất chuồng với giá 20.000-25.000 đồng/cặp.

Chị Bản cho biết: Thoạt đầu chị chỉ nuôi vài cặp chim cho vui làm cảnh. Nhưng sau một thời gian, thấy chim khỏe, sinh sản tốt, giá cao nên mua thêm giống nuôi đại trà. Từ khi nuôi chim chị có thêm thu nhập để chi phí cho gia đình và tăng thêm nguồn dinh dưỡng cho bữa ăn từ thịt chim.

Nuôi chim bồ câu có lẽ không mấy xa lạ nhưng nuôi chim với mô hình nhỏ chính là bước đi mới đang được nhân rộng trong nhiều hộ gia đình của huyện.

Hồng Nhung


--------------------------------------------------------------------------------

Nuôi chim bồ câu

Anh Phạm Ngọc Xuân, sinh năm 1955 ở số nhà 561/5C, khu phố 2, phường An Phú Đông - quận 12 - TP.HCM, được xem như là gương mặt điển hình trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Anh đã từng là một công nhân nghỉ giảm biên chế. Cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Vợ đi mua từng bó rau đem bán để kiếm sống qua ngày. Nhờ đức tính chịu khó, cần cù, tích cóp được số vốn nho nhỏ, anh trồng mía, hoa lài, nuôi gà, heo nhưng do heo liên tục rớt giá, mặt khác nuôi heo lại ô nhiễm môi trường. Nhất là khi đất quận 12 đang trong quá trình đô thị hóa, điều kiện về vệ sinh môi trường ngày càng gắt gao. Điều đó đã thôi thúc anh chuyển sang nuôi chim bồ câu bán giống và bán thịt, trồng mai ghép.

Năm 1999, tình cờ anh qua nhà ông Ba Đặng chơi, thấy ông nuôi chim bồ câu xem ra cũng hiệu quả. Anh liền mua 60 cặp về nuôi thử nghiệm. Lúc đầu nuôi cũng hơi bỡ ngỡ sau quen dần, thấy dễ nuôi, đặc biệt chim sinh sản rất nhanh. Nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt, tỷ lệ đẻ cao, nở tốt. Dần dần trại chim lên tới 1.500 cặp. Qua tâm sự anh cho biết, cũng nhờ Hội Nông dân quận thường xuyên mở các lớp tập huấn, đi tham quan các mô hình làm kinh tế, bản thân chịu khó học hỏi, đúc kết kinh nghiệm, nên theo anh thực ra nuôi chim bồ câu rất đơn giản, hiệu quả kinh tế cao.

Về con giống, anh nuôi giống của Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật. Thức ăn: Rất đơn giản chỉ cần dùng cám gà thịt và cám gà đẻ trộn lại cho ăn ngày 2 lần, sáng, chiều. Có một máng nước đổ đầy uống cả ngày. Chuồng trại: Có mái cao ráo, thoáng mát, lồng làm bằng dây kẽm (dây thép) 2ml, rộng 45 cm, cao 50 cm, hàn thành hình ô vuông, làm 4 tầng, dài tùy theo khổ đất. Mỗi chuồng nuôi 2 cặp. Chim bồ câu đẻ trứng, ấp 15-17 ngày trứng nở. Sau khi nở 10 ngày sau chim đẻ lại. Bí quyết thành công là kiểm tra nghiêm ngặt, nhất là phương pháp tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Trứng đẻ 5 ngày phải soi, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp chim nở, sẽ tách một cặp con dồn cho hai cặp nuôi. Cặp còn lại 7 ngày sau đẻ tiếp (kỹ thuật dồn trứng, dồn con). Chim từ khi nở nuôi 15-20 ngày là bán được. Hiện nay, giá chim thịt ( ra ràng) bán được 20.000 đ/con, chim giống 30.000 đ/con, chim bố mẹ 150.000 đ/cặp. Số chim thịt chỉ đủ cung cấp cho hai nhà hàng. Thức ăn rơi vãi, anh tận dụng nuôi hàng trăm con gà Lương Phượng, đặc biệt phân chim bồ câu ủ để bón hoa, kiểng, cây ăn trái. Nếu dư, anh bán với giá 10.000 đ/bao.

Với tổng diện tích 1,2 ha. Ngoài việc nuôi chim hiệu quả, anh còn trồng hàng ngàn chậu hoa mai ghép, cây kiểng, cây ăn trái. Mô hình làm kinh tế này được đông đảo nông dân trong và ngoài quận đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Anh rất sẵn sàng trao đổi, chỉ những bí quyết để mọi người cùng làm.

Một năm trừ chi phí, anh thu trên 300.000.000đ, 4 năm liền đạt danh hiệu nông dân SX kinh doanh giỏi cấp thành phố.

NNVN, 12/2003
 
Nuôi chim bồ câu siêu thịt

Có thể nuôi chim bồ câu với quy mô lớn. Chim bồ câu siêu thịt, có thể nặng từ 1,2 kg trở lên, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh, sinh sản tốt.

Chim bồ câu là vật nuôi có giá trị dinh dưỡng khá cao, rất bổ dưỡng cho người già, người mới ốm đậy, trẻ em suy dinh dưỡng.

Phân chim bồ câu ủ để bón hoa, kiểng, cây ăn trái.

Chim bồ câu còn là loại chim cảnh đẹp.

Con giống

Giống của Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật.

Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.

Dòng chim bồ câu Pháp : Titan & Mimas:

* Dòng "siêu lợi" Mimas có bộ lông đồng nhất màu trắng, khả năng sản xuất: 16-17 chim non/cặp/năm, khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 590g.

*Dòng "siêu nặng" Titan có bộ lông phong phú đa dạng hơn: trắng, đốm, xám, nâu, khả năng sản xuất: 12-13 chim non/cặp/năm, khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 700 g.

Phân biệt trống mái: Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt. Nên mua loại chim từ 4-5 tháng tuổi.

Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, nên thay chim bố mẹ mới.

Sinh sản

Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 - 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. 24 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 17 cặp con cháu.

Nuôi chim trong chuồng tỷ lệ đẻ và ấp đạt được từ 90% - 100%, nhưng khâu chăm sóc nhiều bơn, tốn công hơn.

Còn khi nuôi thả thì tỉ lệ đạt khoảng 80%, nhưng có ưu điểm là chim khoẻ không bệnh dịch.

Chim bồ câu thường đẻ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều do vậy cần hạn chế vào chuồng chim và xua đuổi chuột, mèo, rắn...bởi vì chúng làm cho chim hoảng loạn, không hoặc ngưng đẻ ngay lập tức.

Kỹ thuật dồn trứng, dồn con: Kiểm tra nghiêm ngặt, tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Trứng đẻ 5 ngày phải soi, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp chim nở, sẽ tách một cặp con dồn cho hai cặp nuôi. Cặp còn lại 7 ngày sau đẻ tiếp.

Chuồng trại

Với chuồng trại 200m2 có thể nuôi 70 con bồ câu bố mẹ, trong có 50m2 làm ổ cho bồ câu đẻ, ấp; ngoài ra có khu vực bồ câu thịt, khu an dưỡng chờ đẻ tiếp. Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Nên tạo cho chim có được môi trường tự nhiên, chuồng trại đẹp thoáng mát, có đủ ánh sáng mặt trời, có mái cao ráo, yên tĩnh nhẹ nhàng, tránh gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, tránh mèo, chuột, rắn, có độ cao vừa phải... có chỗ cho chim tắm, mỗi tuần pha một lần nước muối nhạt để chống rệp cho chim.

Chuồng trại, lồng làm bằng tre, gỗ, hay lưới kẽm (dây thép) 2mm, ghép từng ô, có thể làm nhiều tầng.

Mật độ nuôi: Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).

Chuồng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi: Dành cho một cặp trống mái sinh sản: Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Trên đó đặt ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung.

Chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi: dài: 6m x rộng: 3,5m x cao: 5,5m (cả mái).

Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi): Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Mật độ 45-50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối thiểu.

ổ đẻ: Đường kính: 20-25cm x cao: 7-8cm: Trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ, một ổ đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. ổ có thể làm bằng gỗ, nhựa, khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh thay rửa thường xuyên.

Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: dài: 15cm x rộng: 5cm x sâu: 5-10cm. Nên đặt ở những vị trí tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi. Có thể dùng máng bằng tre hoặc bằng tôn. Kích thước máng ăn :

Máng uống cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5-6cm x cao: 8-10cm. Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia...), cốc nhựa...

Máng đựng thức ăn bổ sung: nuôi nhốt nên cần chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống, nên dùng gỗ hoặc nhựa, không nên làm bằng kim loại.

Thức ăn:

Chế độ ăn uống của chim đều 2-3 cữ/ngày. Bình quân lượng thức ăn cho 1 con chỉ từ 0,1-0,15g.

Cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Có thể cho ăn bắp, đậu xanh hột, lúa trộn với một ít thức ăn công nghiệp của gà, vịt (thịt, đẻ).

Pha chế thức ăn cho chim theo tỷ lệ: 40% đậu xanh, 30% bắp hạt sống, 20% gạo lức và 10% lúa trộn đều với nhau. Có thể trộn gạo, lúa và pha thêm cám gà để giảm lượng đậu xanh, giảm chi phí thức ăn.

Ngoài ra, nên tăng cường thêm một số chất khoáng, vôi vào khẩu phần ăn của chim để đảm bảo cho chim sinh sản và giúp chim luôn giữ được nhiệt để tiêu thụ thức ăn tốt.

Chuồng phải có máng nước đổ đầy uống cả ngày. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hằng ngày. Có thể bổ sung vào trong nước Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml/ngày.

Một số kinh nghiệm:

1. Tập cho chim làm quen với mèo và rắn: mỗi lần cho chim ăn mang kèm theo con mèo bên cạnh, tập cho an chung, gần nhau, mèo không vồ chim, chim không sợ mèo. Với rắn: dùng con rắn nhựa cho làm quen với chim, rồi cho rắn vào chuồng chim. Chin sẽ dạn dĩ dần với động vật lạ.

2. Giữ chim ở lại chuồng tránh tình trạng chim bay bỏ chủ mà đi chủ khác: Tập cho chim quen hơi chủ bằng cách nuôi chim càng non càng tốt. Thường xuyên thăm nom các ổ chim mới nở, làm chim trở nên “dạn" gần gũi với chủ hơn.

3. Cho ăn đúng giờ tạo thói quen, dù có đi ăn xa khi đến giờ ăn chim rủ nhau về nhà để ăn thức ăn quen thuộc của chủ.

Chế độ chiếu sáng

Chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng. Sự đẻ trứng chỉ phụ thuộc vào một phần ánh sáng nhưng sự ấp trứng lại phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố ánh sáng. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng ban ngày tối thiểu là 13 giờ. Do đó chuồng trại thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Tuy nhiên, ở miền Bắc, ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40W chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5W/m2 nền chuồng với thời gian 3-4h ngày.



TLTK: Nuôi chim bồ câu Pháp, NXB Nông nghiệp, 2001



Quy trình Kỹ thuật nuôi chim bồ câu pháp
?1. Nhu cầu dinh dưỡng

?? Nhu cầu về dinh dưỡng của chim bồ câu tuỳ theo giai đoạn phát triển của chim. Sau đây là nhu cầu cần thiết cho chim sinh sản:

Năng lượng (kcal/ME): 2900-3000

Protein thô (%): 13,4-14,4%

Ca (%): 2-3%

P (%): 0,6-0,8%

NaCl (%): 0,3-0,35

Methionin (%): 0,3

Lizin (%): 0,3-0,7

?? Chim bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, do đó phải thường xuyên bổ sung vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do.

? 2. Các loại thức ăn thường sử dụng nuôi? chim

Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo... và một lượng cần thiết thức ăn đã gia công chứa nhiều chất khoáng và vitamin.

+ Đỗ bao gồm: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương,...Riêng đỗ tương hàm lượng chất béo nhiều nên cho ăn ít hơn và phải được rang trước khi cho chim ăn.

+ Thức ăn cơ sở: thóc, ngô, gạo, cao lương,..trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt.

Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi,? giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt: dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên đưa sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn (trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix).

3. Cách phối trộn thức ăn

Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng): Khoáng Premix: 85%; NaCl: 5%; Sỏi: 10%

Bổ sung liên tục trong máng cho chim ăn tự do. Tuy nhiên hỗn hợp được trộn nên dùng với một lượng vừa phải. Không nên để thức ăn bổ sung quá nhiều trong một thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp.

Khi phối trộn thức ăn, càng nhiều thành phần càng tốt, đảm bảo đủ chất lượng và bổ sung hỗ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên nguyên? liệu khác nhau cách phối hợp cũng khác nhau, thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25-30%; ngô và thóc gạ 75-75%.?

Sau đây là 2? khẩu phần đang được ứng dụng nuôi chim bồ câu Pháp:

Khẩu phần 1: (Sử dụng nguyên liệu thông thường)

Nguyên liệu & GTDD
Chim sinh sản
Chim dò

Ngô (%)
50
50

Đỗ xanh (%)
30
25

Gạo xay (%)
20
25

Năng lượng ME (kcal/kg)
3165,5
3185,5

Protein (%)
13,08
12,32

ME/P
242,08
258,5

Ca (%)
0,129
0,12

P(%)
0,429
0,23


Khẩu phần 2: (Sử dụng kết hợp cám gà công nghiệp)

Nguyên liệu & GTDD
Chim sinh sản
Chim dò

Cám viên Proconco C24 (%)
50
33

Ngô hạt đỏ (%)
50
67

Năng lượng ME (kcal/kg)
3000
3089

Protein (%)
13,5
11,99

Xơ thô (%)
4,05
3,49

Ca (%)
2,045
1,84

Phot pho tiêu hóa (%)
0,40
0,25

Lizin (%)
0,75
0,52

Methionin (%)
0,35
0,29


4. Cách cho ăn

- Thời gian:

2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15 h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.

- Định lượng:

Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn= 1/10 trọng lượng cơ thể:

- Chim dò (2-5 tháng tuổi): 40-50g thức ăn/con/ngày:

- Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi)?

+ Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày

+ Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày

- Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50kg

1. Chim sinh sản (6 tháng tuổi trở đi)

Sau khi được nuôi tập trung ở giai đoạn chim dò đến 5 tháng tuổi và đã ghép đôi tự nhiên, mỗi đôi đó được chuyển sang 1 ô chuồng riêng đã được chuẩn bị sãn sàng về máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung như đã hướng dẫn ở trên. Giai đoạn này có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng riêng.

a. Thời kỳ đẻ và ấp trứng

Khi ghép đôi xong, quen với chuồng và ổ, chim sẽ đẻ. Trước khi chim đẻ, chuẩn bị ổ (chỉ dùng 1 ổ). Dùng rơm khô, sạch sẽ và dài để lót ổ. ở những lứa đầu tiên chim thường có hiện tượng làm vãi rơm gây vỡ trứng, do đó nên bện 1 vòng rơm lót vừa khít đường kính của ổ.

- Nơi ấp trứng? phải yên tĩnh, đặc biệt với chim ấp lần đầu nên giảm bớt tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp trứng.

- Theo dõi ngày chim đẻ bằng sổ sách ghi chép cụ thể hoặc? nếu máng ăn được làm bằng tôn thì dùng bút dạ ghi trực tiếp lên máng. Nhờ vậy chúng ta có thể ghép ấp những quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 2-3 ngày (số lượng trứng ghép ấp tối đa: 3 quả/ổ)

- Khi chim ấp nên định kỳ kiểm tra: xem trứng có thụ tinh không (soi trứng khi ấp được 7 ngày) trứng không được thụ tinh thì loại? ngay. Có thể dựa vào kinh nghiệm để nhận biết được trứng có phôi hay không thông qua màu sắc của vỏ trứng.

Khi chim ấp được 18 -20 ngày sẽ nở, nếu quả trứng nào mổ vỏ lâu? mà chim không đạp vỏ trứng chui ra thì người nuôi cần trợ giúp bằng cách bóc vỏ trứng để chim non không chết ngạt trong trứng.

Những đôi chỉ nở 1 con thì chúng ta cũng có thể ghép nuôi con vào những ổ 1 con khác với ngày nở chênh lệch nhau 2-3 ngày (có cùng ngày nở là tốt nhất), số lượng con ghép tối đa: 3 con/ổ

b. Thời kỳ nuôi con

Trong thời kỳ nuôi con (từ khi nở đến 28 ngày tuổi), cần thay lót ổ thường xuyên (2-3 ngày/lần), để tránh sự tích tụ phân trong ổ vì đó là nơi lý tưởng cho ký sinh trùng, vi khuẩn và virus.?

Khi chim non được 7-10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi tách mẹ, ổ đẻ tương ứng được bỏ ra rửa sạch, phơi khô để bố trí lứa đẻ tiếp theo.

2. Chim dò (2-5 tháng tuổi) nuôi hậu bị sinh sản

Sau khi được 28-30 ngày tuổi chúng ta tiến hành tách chim non khỏi mẹ.

Chim dò được nuôi thả ở chuồng quần thể với lứa tuổi tương đương nhau. Sau khi rời ổ, chim non chuyển sang một giai đoạn mới phải tự đi lại, tự ăn. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ sinh bệnh. Do đó cần chú ý công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Giai đoạn này nên bổ sung Vitamin A, B, D, các chất kháng sinh...vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hoá và chống các bệnh khác. Trong giai đoạn đầu có một số con chưa quen cuộc sống tự lập không biết ăn, uống do đó người nuôi phải kiên nhẫn tập cho chim non.

3. Nuôi vỗ béo chim lấy thịt

Tiến hành tách mẹ lúc 20-21 ngày tuổi (khối lượng cơ thể đạt 350-400g/con) dùng nhồi vỗ bé

- Địa điểm: Nhà xây, lán trại, khu nuôi riêng, dùng lồng như chuồng cá thể đã trình bày ở trên cần đảm bả sạch sẽ, thoáng mát, tuyệt đối yên tĩnh, chỉ có ánh sáng khi cho chim ăn, uống.

- Mật độ: 45-50 com/m2 lồng, không để không gian cho chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn,uống thì thời gian ngủ là chính.

- Thức ăn dùng để nhồi: Ngô: 80%, đậu xanh 20%

- Cách nhồi: Thức ăn được nghiền nhỏ,? viên thành viên nhỏ ngâm cho mềm rồi sấy khô đảm bảo tỷ lệ? thức ăn/nước: 1:1

+ Định lượng: 50-80 g/con

+ Thời gian: 2-3 lần/ngày

+ Phương pháp :

* Nhân công: Dùng tay nhét thức ăn vào miệng chim

* Dùng máy nhồi như vịt

- Khoáng vẫn được bổ sung tự do, các loại vitamin, thuốc bổ khác? được bổ sung trong nước uống.
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Bồ câu siêu thịt

vinhnguyentom ơi, hôm nay bạn nghĩ đến kinh doanh bồ câu siêu thịt tẩm mật ong quay ở nhà hàng luôn hả :)) :)) :))!

Nói chơi thôi, cám ơn bạn cho mọi người có cái nhìn cơ bản:

- Về thức ăn cũng như mức năng lượng cần thiết cho chim! Qua đó mình có cơ sở để thí nghiệm điều chỉnh hàm lượng thức ăn tạo ra năng lượng thích hợp cho việc bay với bồ câu đua!

- Về cách nuôi chim đẻ để tạo ra những chiến binh tài ba kế thừa được hết những tinh hoa từ chim bố mẹ.

- Và các bệnh tật mà chim hay mắc phải: về vấn đề này đối với bồ câu đua thì vệ sinh phòng bệnh là ưu tiên số một còn khi chim đã lâm bệnh nặng là loại trực tiếp luôn vì không có tương lai! Chim không có thể lực thì đừng hi vọng có thành tích tốt!​

Cám ơn bạn vinhnguyentom.
 

bivietnam

New Member
thich bo cau bi(xam hoac den)

chào diển dàn. mình rất thích nuôi chim bồ câu. từ lúc nhỏ đã thích chúng nó. mình đã nuôi qua rất nhiều loại bồ câu. giờ thì mình nuôi bồ câu bi thôi. bồ câu thái lan đua mình nuôi cũng nhiều nhưng chỉ cho nó vú nuôi bi con thôi.
 

kyoshari

Member
anh BF ơi cặp bồ câu thái em đưa anh đi thã được chưa anh em nuôi được 1 tháng 10 ngay 2 rồi:):):)
 

Chấn PG

Member
chào diển dàn. mình rất thích nuôi chim bồ câu. từ lúc nhỏ đã thích chúng nó. mình đã nuôi qua rất nhiều loại bồ câu. giờ thì mình nuôi bồ câu bi thôi. bồ câu thái lan đua mình nuôi cũng nhiều nhưng chỉ cho nó vú nuôi bi con thôi.
Bữa nào anh em trong chuyên mục "yêu chim bồ câu đưa thư" tổ chức thả bồ câu thì bạn có thể đem bồ câu thái hoặc bồ câu Bi thả chung với anh em cho vui ;)
:wel:
 
anh BF ơi cặp bồ câu thái em đưa anh đi thã được chưa anh em nuôi được 1 tháng 10 ngay 2 rồi:):):)
kioshari ơi mình thấy bạn nên huấn luyện thêm trước khi gởi anh big cho đi xa,giục tốc thì bất đạt,đừng nôn nóng quá bạn ạ,bây giờ thả xa quá mình e là hơi mạo hiểm dễ mất chim như chơi,nhất là những chú chim non chưa có kinh nghiệm!
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Welcome Bivietnam

:wel::wel::wel::wel::wel::wel::wel::wel::wel::wel::wel:
:wel::wel: Chào mừng bạn Bivietnam tham gia diễn đàn bồ câu :wel::wel:
:wel::wel::wel::wel::wel::wel::wel::wel::wel::wel::wel:

=D> =D> =D> =D> =D> =D> =D> =D> =D> =D> =D>​
 

tullyking

Member
Chào mọi nguòi, mình cũng rất mê bồ câu . Hồi đó sống bên vn, mình nuôi bi đen và xám thôi . Giò sống bên California, nuôi mấy con racing trắng, nhìn thì không đuọc đẹp, nhung bay thì hết thuốc, nhanh hon bi nhiều . Mình cũng đang kiếm bi đen để nuôi lại bên đây, nhung không biết tiếng anh gọi là gì, cho nên đành bó tay . Nếu ai biết thì làm on chỉ dùm (hình nhu gọi là Spanish Barb thì phai???). Đây là link để mọi nguòi tham khão . http://www.youtube.com/watch?v=fR0fEmT_VUo
 
Chào Tullyking
Xem cái link mà bạn đưa thì đúng là bi rồi trước đây còn gọi là bồ câu chạp, còn con racing trắng của bạn nghe tên là thấy tốc độ rồi .Còn ở bên đây thì có bồ câu Thái là tốc độ nhất có thể bay cả 1000 km trong vòng 4 ngày, không biết con racing như thế nào, bạn cho mình hình ảnh va thông tin của con racing ở California .CÁm ơn
 

kyoshari

Member
một ngày buồn...

chấn ơi bạn õ khúc nào vậy bũa nào gặp mặt uống cafe nha :):worried:;)$-)
 

bocau

Member
bồ câu bi

hi các bro!
Xin đính chính bồ câu bi là giống bồ câu ở việt nam phối ra từ bồ câu chạp nhưng đẹp hơn nhiều, hiện giờ bi cũng có nhiều giống như ; bi đen, bi xám, bi phấn, bi không gạch. Hiện nay phong hcào nuôi bồ câu rộ lại raất nhiều, mình có người quen mới vừa bán 1 cặp bi đen chuẩn với giá 1100usd, có thể các bạn ko tin nhưng giá đó là thật.
Bồ câu bi được nhiều người chơi bồ câu chuyên nghiệp thích nuôi vì tính cách thông minh của chúng, bay cũng đẹp, dáng bồ câu bi bay lên trời thì rất đẹp , với đầu tròn, mắt xanh (khi nuôi ko thả), mũi to, miệng dầy càng làm tăng giá trị của bồ câu bi việt nam.
 
Top