• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Xin hỏi về việc chọn lọc chó thuần chủng

manty

Member
Không biết cách học của tôi có đúng không nhưng xin mạnh dạn đưa ra để học hỏi. Khi học lý thuyết, tôi thường học tổng thể rồi mới tới chi tiết. Khi thưc hành thì ngược lại.
Vậy nên xin hỏi về dòng tôi đang quan tâm nhất: Giống chó thuần chủng Việt nam.
Như các bác đều biết: Hiện nay các giống chó Việt đều có tỷ lệ thuần chủng không cao, rất khó tìm được cá thể hoàn toàn thuần chủng, nếu không muốn nói là không thể. Tôi đọc cũng rất nhiều trên VP nhưng vân chưa có câu trả lời thoả đáng cho mình.
Vậy xin hỏi các bác: Cách nào để có thể chọn lọc được chó thuần chủng nhanh nhất? Dựa vào những đặc điểm nào và cách khai thác các đặc điểm đó từ bố mẹ để di truyền sang chó con.
Tôi cũng biết cần phải chọn những con mang gen trội để có thể con chúng mang gen trội, nhưng có cách nào để khai thác đựoc gen lặn mang đặc tính tốt của chúng? Phải chăng là chọn cách phối đồng huyết và cận huyết để trông chờ vào may rủi? Còn cách nào khác ngoài cách này?
Ví dụ cụ thể: Muốn lọc lấy 1 dòng chó Phú Quốc, H'Mông cộc và Bắc Hà thuần chủng trên thực trạng hiện nay thì nên làm gì và làm như thế nào cho hiệu quả.
Tôi là người hiểu biết ít trong lĩnh vực này, có thể có những câu hỏi ngô nghê, xin các bác lượng thứ và chỉ dạy cặn kẽ.
Xin cám ơn trước.:nerd:
 

minhcuong

Active Member
Gửi anh Manty,

Việc chọn lọc nhân giống chó, trước đây làm bằng phương pháp kết hợp di truyền có chọn lọc theo cảm tính của nhà nhân giống. Còn nào breeder ưng thì giữ lại để line breeding. Còn hiện này để đẩy nhanh tiến độ cần phải ứng dụng phương pháp sinh học cao phân tử. Phương pháp này dựa chủ yếu trên phân tích DNA.

Bộ gien của nhiều giòng chó đã được lấy mẫu và phân tích DNA. Ở Mỹ có dịch vụ 60USD cho phép chủ chó biết con chó của mình có bao nhiều phần trăm thuộc dòng chó nào. Lấy mẫu gien, gửi về trung tâm, một thời gian sẽ có kết quả, theo nhiều người trong cuộc cảm nhận là chuẩn xác 1 cách ngạc nhiên.

Sản phẩm BioPet bán trên Amazon
Thông tin thêm sản phẩm

Muốn lai giống được chó ta thuẩn chủng em nghĩ cần phải tìm một số cá thể mà breeder thống
nhất là chuẩn, sau đó line breeding, để tăng cường xác suất các gien mong muốn kết hợp

Trội+Trội = Trội
Lặn+Lặn = Lặn
Trội + Lặn = Trội

Puppy nào không phù hợp tiêu chuẩn thì triệt sản cho làm pet.....

Em chưa nuôi chó đẻ bao giờ, nhưng trước em cũng thích nghiên cứu ít sinh học DNA nên nói vậy. Có gì chưa chuẩn các bác góp ý thêm.

Quyển sách này sẽ giúp breeder có kiến thức khá tốt để nhập cuộc
http://www.amazon.com/Complete-Book-Dog-Breeding/dp/0764138871/ref=sr_1_1?ie=UTF8&s=books&qid=1265213664&sr=8-1

 

Neapolitan

Active Member
Phương pháp DNA để nhận biết con chó có bao nhiêu phần trăm lai với giống chó nào chỉ có thể làm ở những loại chó phổ biến và lâu đời, vì những loại này có nằm trong hệ thống data base DNA, muốn có được trong hệ thống data base DNA thì phải thí nghiệm qua rất nhiều con chó cùng loại, tốn rất nhiều tiền và thời gian . Đối với những giống chó bản địc VN thì không thể nào làm được, trừ khi đã qua 1 loạt thí nghiệm và lưu trử hồ sơ trong data base .

Con dùng DNA phân tich genes trội để nhân giống ra chó đẹp thì chẳng giúp ích được gì, chỉ có trên lý thuyết thôi, DNA còn quá mới và còn rất nhiều bí ẩn chưa dược giải mã . Nếu dễ vậy thì mấy nhà nhân giống đã bỏ ra mấy chục đô để nhân giống ra 1 con đẹp bán với giá vài chục ngàn .

DNA hiện nay chỉ có thể chính xác khi xác định cha mẹ mà thôi . DNA cũng khá chính xác trong sự di truyền màu lông, nhưng cái này 1 breeder nhìn vô màu lông của gia phả con chó cũng đoán ra được . DNA cũng chỉ nói ra được sư di truyền màu lông, con này nhân giống với con kia có hể sẽ ra màu lông gì, những loại màu nào sẽ xuất hiện ở thế hệ sau . Nhưng DNA cũng chẳng thể biết được chắc chắn bầy con đẻ ra có bao nhiêu con mang màu lông gì, chỉ boiết đại khái sẽ xuất hiện những màu lông nào trong nhóm màu lông di truyền mà thôi .

Cải tạo 1 giống chó chỉ có con đường là chọn lọc mà thôi, và nhất định phải cần thới gian từ 10 tới 50 năm, nhanh hay chậm còn tuỳ mình có trong tay những con giống như thế nào, bao nhiêu phần trăm thuần chủng, và con tuỳ mình sàng lọc nhân giống như thế nào .

Cách nhanh nhất vẫn là dồn sức nhân giống những con có tính di truyền thuần chủng cao, tập trung những con tốt nhất để tạo ra 1, 2 cái line ổn định về di truyền, hình thái tạm ổn trước, sau đó mới cải tạo cho nó đẹp hơn .

cái cần thiết là cần có người và co chổ để giử lại cho con đạt tiêu chuẩn, sau đó sàng lọc thêm nhiều lần khi nó đạt độ tuổi, 6-12 tháng, và sau 2 tuổi ... để lựa ra những con có hình dáng gần đúng tiêu chuẩn nhất, và cũng để kiểm tra độ di truyền của chó cha và chó mẹ .

Nếu cho cha và mẹ đẹp nhưng đẻ con % đúng tiêu chuẩn thấp thì cũng phải bỏ, bỏ luôn bầy con không giử lại . Những con trung bình nhưng đẻ con độ thuần chủng cao, tuy con không đẹp nhưng vẫn đáng để giử lại .

Phải có kế hoạch từng bước, trong 5 năm dầu mình sẽ nhắm mục tiêu nhân giống ra những con như thế nào, sau đó sẽ là bước thứ hai cải tạo những gì ..... Cái gì cần tập trung nhân giống trước ..... 5 năm đầu chỉ cần chó đúng chuẩn, di truyền tạm ổn định chứ chưa cần đẹp .

Phối hợp nhịp nhàng đồng huyết, cận huyết và ngoại huyết, không ngại thí nghiệm những con trung bình nhưng cha mẹ, ông bà nó đẹp, hay những con đẹp nhưng cho ra chó con xấu, lần sau mình phối với con đực/ cái khác coi nó đẻ con ra sao, từ đó rút ra kinh nghiệm chó con xấu là do cha hay mẹ . Kiểm tra gia phả chặt chẻ những con nhân giống, giả phả rất quan trọng . Để ý mỗi con sẽ di truyền trội về cái gì .....
 

manty

Member
Theo bài của bác Neo, có thể rút ra được cách làm như sau:
1/ Chịu khó tìm kiếm và thu nạp những con có vẻ ngoài thuần chủng làm chó giống. ( Việc này thì làm được, chỉ cần chịu khó và may mắn tí tẹo là OK)
2/ Cho phối và chọn lại chó con có những đặc điểm thuần chủng cao nhất làm giống thế hệ tiếp. ( Chọn được chó con đẹp từ BM đẹp cũng chưa chắc lắm - cần phải có thời gian)
3/ Quá trình phối nên kết hợp các phương pháp cận huyết, đồng huyết và ngoại huyết hợp lý. ( Vấn đề này phức tạp đây: Chắc chắn phhải có nhiều kiến thức và kinh nghiệm để biết thế nào là hợp lý)
4/ Trước hết chú trọng đến các đặc điểm thuần chủng và ưu tiên chọn các cá thể có đặc điểm này trước, sau khi có được dòng thuần chủng mới cái tạo đến tầm vóc. Theo như bác Neo nói: Việc tạo ta dòng thuần chủng mất khoảng 5-10 năm, nếu tính chu kỳ phối giống khoảng 6 tháng 1 lần trên 1 con cái và 18 tháng cho thế hệ mới. Vậy thì trường hợp tốt nhất và may mắn nhất cũng cần 4 thế hệ. ( Vụ này là đếm cua trong lỗ - xin thứ lỗi ^:)^). Xin hỏi thêm câu nữa: Để đạt được tầm vóc ổn định thì cần bao nhiêu thời gian ạ? Hôm trước, khi thăm nhà bác Quyên trong lúc Beo và Gấu phối giống, mấy anh em theo bác TV xem Bo. Thì em Bo này cao lớn hơn hẳn Gấu ( Gấu khoảng 18kg - Bo khoảng 25kg). Cảm nhận của riêng tôi: Bo cao lớn hơn nhưng cũng hơi béo hơn. Có lẽ do sự vận động ít bên cạnh ăn uống đủ chất nên tạo ra như vậy. Không biết cảm nhận này có đúng không và vóc của Bo có tạo được thành ưu điểm cho thế hệ sau không? Tôi hỏi câu này vì chúng ta đều đã thấy tại VN: Bố mẹ còi còi vẫn có con cao lớn và ngược lại ( xin loại trừ việc giống ông hàng xóm:p). Giá mà những con có nhiều đặc điểm thuần chủng cũng đều cao lớn cả thì sướng, nhưng chỉ e rằng: những con có đặc điểm thuần chủng lại toàn còi dí dị thì mệt.:sick:
Khi xem tận mắt chó Bắc Hà lông dài tại Bắc Hà, thấy chúng khá giống Ngao Tạng ở bộ lông xù và tầm vóc cao lớn ( tất nhiên ko thể to như Ngao tạng) và nhớ lại đã đọc đâu đó ở VP nói: Có giả thuyết về việc cùng tổ tiên giữa 2 giống này. Nhưng giá mà BH cũng cao to như Ngao Tạng biết đâu lại được gọi là Ngao Lào ( Cai ):)):)). Vấn đề vẫn ở việc cải tạo tầm vóc.
5/ Như trong các topic khác đã trao đổi thì số lượngc hó giống càng nhiều thì chọn lọc được càng nhanh và dễ dàng, nhưng các bác cũng biết: chúng ta không thể nuôi quá nhiều được - không đủ không gian và cả kinh phí cho chúng - Vậy mỗi Breeder nên nuôi bao nhiêu cái, bao nhiêu đực là tối ưu?
Xin cám ơn các bác đã đọc bài quá dài thế này. Xin lỗi vì không thể thu ngắn hơn nữa...
 

minhcuong

Active Member
Việc chọn giống bằng phương pháp chọn lọc, lai giống cổ điển hiện có rất nhiều sách trên Amazon hướng dẫn. Từ những lý thuyết nghe tưởng rất cơ bản đấy đến thành quả thực tiễn là một quá trì dài ít nhất 15-20 năm. Phương pháp này không cần công nghệ cao mà chỉ cần thời gian, sự chọn lựa đúng đắn, may mắn và tiền bạc của breeder hoặc có sự hỗ trợ của một cộng đồng.

Ví dụ Dutch Shepherd hay nhiều dòng chó tưởng tuyệt chủng còn tồn tại được cũng nhờ sự chung tay của cộng đồng. Mỗi người góp 1 ít.

Vai trò của nghiên cứu DNA ứng dụng vào việc nhân giống càng ngày càng có hiệu quả. Hiện giờ bản đồ gien của người và chó đã được giải mã. Với người là năm 2007 còn chó thì em không nhớ. Thông qua bản đồ gien này người ta xác định gen nào quyết định xác suất cao màu lông, màu mắt, các bệnh hay thường gặp ở chó, các đặc tính ưu việt: đánh hơi, chăm chỉ làm việc, thần kinh ổn định,....

Ở Hàn Quốc, có một chú Labrador đánh hơi ma tuý và một chú Labrador khác có khả năng đánh hơi u hạch ung thư đã được nhân giống bằng sinh sản vô tính. Một bước tiến cao cấp hơn phương pháp chọn lọc cổ điển rất nhiều. Ở Hàn Quốc có một số trung tâm sinh học có dịch vụ nhân giống sinh sản vô tính cho các khách hàng có cún yêu quá đời.

Chó được sinh sản vô tính bắt đầu nhiệm vụ đánh hơi

Hàn Quốc thành công sinh sản vô tính chó lần đầu tiên (2005)

Cuộc chiến sinh sản vô tính thú cưng tại Hàn Quốc

6 lý do chúng tôi không tiếp tục dịch vụ sinh sản vô tính chó, thông cáo của BioArts rút lui khỏi thị trường cạnh tranh khốc liệt Đối thủ ở đây chủ yếu đến từ Hàn Quốc, chất lượng tin cậy, giá rẻ
 

TaiVenh

Active Member
Đề tài hay quá, em xin tham gia với ít kiến thức lĩnh hội được nhé. Theo em, đối với các giống bản địa của VN, khi mà bộ gen đã khá là hỗn loạn thì ta nên làm thế này:

1. Lựa chọn các cá thể có ngoại hình, tính cách tiệm cận tới bản tiêu chuẩn để làm giống. Tốt nhất là chọn chó trưởng thành. Với hmong cộc thì tốt nhất là tìm ở các bản hmong càng heo hút càng tốt (xác xuất pha tạp ít hơn hẳn)

2. Cho phối các cặp có các tính trạng tương đồng (ít nhất là về màu lông). Ở đây sẽ có 2 trường hợp:
a) Nếu cún con có độ đồng nhất cao và gần với chuẩn thì quá ổn. Có thể mưu đồ tiếp tục :D
b) Nếu không thì phải phối ghép lại các cặp bố mẹ, hoặc thậm chí loại bỏ nếu vẫn ko có kết quả tốt sau vài lần thử :at wits end:.

3. Khi đã có được cái tạm gọi là một số dòng ổn ổn, có thể tính đến việc cao hơn là lai giữa vài dòng với nhau để kết hợp được các đặc điểm tốt nhất của các dòng.

Tuy nhiên, ở hoàn cảnh hiện tại, em nghĩ anh em ta đang loay hoay ở bước 1 và 2. Sau vài năm nữa nếu triển khai tốt có thể chuyển sang bước 3.

Việc xét nghiệm DNA là rất tốt, trong tương lai sẽ cần đến, nhưng hiện tại thì có lẽ là chưa ạ.

Vụ anh Trí so sánh thể hình giữa Bo và Gấu: Cái này phụ thuộc vào dinh dưỡng nhiều lắm anh Trí ạ. Bo có thể tạm gọi là F1. Bố mẹ được chăm sóc tại HN khá tốt từ bé (2 tháng), bản thân Bo cũng được chăm sóc cực tốt. Gấu thì gian chuân hơn, sau 8 tháng mới có nhà cửa ổn định :p, thành thử còi cũng phải thôi :((.

Bo hiện vẫn béo vì là chó tơ, chưa đủ 1 tuổi. Sau khi phát triển hết và thành đàn ông thì chắc sẽ gọn gàng hơn :D
 

Neapolitan

Active Member
Trước tiên là nói tới đẹp và đúng chuẩn, muốn cải tạo 1 giống chó thì đương nhiên là phải có tiêu chuẩn của gống chó đó . Tiêu chuẩn thì xê dịch ít nhiều, ví dụ như chiều cao từ 55 tới 65 cm, 60 cm là lý tưởng (đẹp) . vậy những con rơi vào khoảng từ 55 - 65 là đúng chuẩn (hay gọi là chó trung bình cho dễ hiểu), ngoài ra là bị loại .

Không nên thấy con nào đẹp thì nhân giống, mà nên chia những con đẹp thành nhiều lines khác nhau, mỗi line cần khoảng 12 con đẹp, tức 6 cặp, nhân giống các thế hệ f1, f2, f3, f4, f5 ...... loanh quanh trong 1 cái line thôi, nếu thấy con nào đẹp khác nhưng không nằm trong cái line của mình thì cũng đừng nhân giống, chỉ có cách này mới bảo vệ ngườn genes mình muốn và gạt bỏ những thứ lai tạp .

1 con chó thuần chủng cần có 5 đời thuần chủng, hay nói 1 cách khác 1 con chó có độ di truyền tạm ổn dịnh thì cần có ít nhất 5 đời sàng lọc kỹ càng (tuỳ coi độ lai tạp của giống chó đó bao nhiêu để cần bao nhiêu đời)

1 con chó khi mua về mình hoàn toàn không biết nó bị lai tạp bao nhiêu phần trăm, nhìn nó gần giống tiêu chuẩn nhưng làm sao biết được trong người nó genes di truyền thuần chủng là bao nhiêu ?

5 đời thì cần tất cả 62 con chó, nếu mình cho nhân giống 2 con nhìn giống thuần chủng với nhau, và cho ra F1 cũng nhìn giống thuần chủng, vậy là ta có 2/62 thuần chủng . Và cứ như vậy F2, F3, F4 .... sẽ tăng độ thuần chủng lên .

Từ 6 cặp nói ở trên, chúng ta cho thế hệ F1 của 6 cặp này đi với nhau, rồi sàng lọc, lựa chọn trong thế hệ F2 đi với nhau, cứ vậy mà làm cho tới f5, f6 ..... Nếu trong quá trình nhân giống mình thấy những cặp nào phối giống ra con quá đẹp, độ thuần chủng quá cao, đây là 1 cặp tốt, mình phải dùng đồng huyết, hay cận huyết gần để quay lại nhân giống với nó . Trong 6 cặp này cứ coi như có 3 cặp không thành công phải loại bỏ, vẫn còn lại thế hệ f1, f2 của 3 cặp kia , phối hợp ngoại huyết rồi lại cận huyết cho tới f5 . Khi nhân giống phải tính xa tới vài thế hệ, hôm nay mình nhân giống cặp này, sẽ tính tới thế hệ sau của nó sẽ cho đi với những con nào .....

Phải bám vô cái line của mình thật chặt, đừng đem thế hệ f1, f2 nhân giống với 1 con mình thấy đẹp mới mua về, hay không rõ lai lịch, vậy cũng giống như làm lại từ đầu .

Chia ra nhiều lines riêng biệt như vậy để làm, sẽ có nhiều line thất bại, nhưng bảo đảm sẽ có vài lines thành công . Chỉ cần 2 lines thành công sau 5 năm là coi như chúng ta đã thành công 80% . Sau đó dùng thế hệ f5 của các lines này phát tán no ra và bắt đầu nâng cao cho nó đẹp hơn .


Kiểu nhân giống này cũng áp dụng gần giống như vậy ở các giống chó lâu đời . 1 breeder kinh nghiệm sẽ không bao giờ thấy 2 con chó đẹp thuộc 2 lines xa lạ mà mua đại về nhân giống hết, tui thấy điều này rất phổ biến ở VN hiện nay, cứ thấy con nào đẹp, có số má, vô địch là mua về nhân giống, làm như vậy là làm theo kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia, khó lòng cho ra chó đẹp lắm . Hôm nào tui sẽ nói về vấn đề này .
 

TaiVenh

Active Member
Xin bác Neo chia sẻ với anh em kinh nghiệm để phân biệt và lựa chọn để chia thành các dòng (lines) như thế nào?

Để cung cấp thêm thông tin cho bác Neo, em xin giới thiệu sơ lược về tình hình giống chó Hmong cộc tại VN nhé.

Giống chó này phổ biến được nuôi ở các bản người Hmong, chủ yếu thuộc các tỉnh Hà Giang, Lào Cai (Yên bái, Lai Châu cũng có, nhưng ít hơn và xấu hơn). Do tập tính của người Hmong là sống trên các đỉnh núi cao, đường xá xa xôi hiểm trở nên cơ hội giao tiếp với các tộc người khác (đặc biệt là người Kinh) là khá thấp. Chính nhờ vậy nên so với các giống chó bản địa khác của VN thì hmong cộc có vẻ "thuần chủng" hơn.

Trong cuộc khảo sát của BQP, với sự giúp đỡ của chuyên gia Nga thì họ đã "phát hiện" được giống chó này. Sau khi khảo sát các đặc tính thì họ đánh giá hmong cộc là giống chó rất phù hợp để làm nhiệm vụ canh gác (đánh động), truy vết.

Đặc điểm của giốgn chó này là: Sức dẻo dai, cực kỳ tiết kiệm năng lượng (dùng ít nước), thần kinh vững, dễ huấn luyện. Yếu điểm: sức vóc kém (cái này là tất nhiên vì điều kiện dinh dưỡng quá tệ), còn rất ít các cá thể thuần chủng.

Về ngoại hình, em tạm phân chia theo màu lôgn như sau:
- Màu đen: đen tuyền, đen ức và 4 chân đi tất: Đây là màu đẹp nhất, khá phổ biến
- Màu vện: giao động từ vện sẫm (gần như đen) tới vện đỏ (như lông cọp), vện nhạt (nền vàng nhạt)
- Màu vàng: từ vàng tới gần nâu, tuy nhiên màu vàng thường rất nhạt, không đẹp

Theo nhận xét của em thì màu đen là đẹp nhất. màu vàng xấu nhất.
Ở Lào Cai chủ yếu là hmong cộc màu đen. Tại Hà Giang thì có nhiều cá thể màu vàng, vện.

Với thông số ban đầu như vậy, nhờ bác Neo tư vấn thêm cho bọn em về cách lựa chọn các dòng để bắt đầu triển khai việc nhân giống. Cần thêm thông tin gì, xin bác cứ yêu cầu để em tìm hiểu, cung cấp.

Tks bác nhiều

PS: Đây là link bản tiêu chuẩn của giống hmong cộc, do chuyên gia Nga xây dựng và đã được VKA chấp thuận:
http://forum.vietpet.com/showthread.php?t=34030
 

Neapolitan

Active Member
Xin bác Neo chia sẻ với anh em kinh nghiệm để phân biệt và lựa chọn để chia thành các dòng (lines) như thế nào?

Để cung cấp thêm thông tin cho bác Neo, em xin giới thiệu sơ lược về tình hình giống chó Hmong cộc tại VN nhé.

Giống chó này phổ biến được nuôi ở các bản người Hmong, chủ yếu thuộc các tỉnh Hà Giang, Lào Cai (Yên bái, Lai Châu cũng có, nhưng ít hơn và xấu hơn). Do tập tính của người Hmong là sống trên các đỉnh núi cao, đường xá xa xôi hiểm trở nên cơ hội giao tiếp với các tộc người khác (đặc biệt là người Kinh) là khá thấp. Chính nhờ vậy nên so với các giống chó bản địa khác của VN thì hmong cộc có vẻ "thuần chủng" hơn.

Trong cuộc khảo sát của BQP, với sự giúp đỡ của chuyên gia Nga thì họ đã "phát hiện" được giống chó này. Sau khi khảo sát các đặc tính thì họ đánh giá hmong cộc là giống chó rất phù hợp để làm nhiệm vụ canh gác (đánh động), truy vết.

Đặc điểm của giốgn chó này là: Sức dẻo dai, cực kỳ tiết kiệm năng lượng (dùng ít nước), thần kinh vững, dễ huấn luyện. Yếu điểm: sức vóc kém (cái này là tất nhiên vì điều kiện dinh dưỡng quá tệ), còn rất ít các cá thể thuần chủng.

Về ngoại hình, em tạm phân chia theo màu lôgn như sau:
- Màu đen: đen tuyền, đen ức và 4 chân đi tất: Đây là màu đẹp nhất, khá phổ biến
- Màu vện: giao động từ vện sẫm (gần như đen) tới vện đỏ (như lông cọp), vện nhạt (nền vàng nhạt)
- Màu vàng: từ vàng tới gần nâu, tuy nhiên màu vàng thường rất nhạt, không đẹp

Theo nhận xét của em thì màu đen là đẹp nhất. màu vàng xấu nhất.
Ở Lào Cai chủ yếu là hmong cộc màu đen. Tại Hà Giang thì có nhiều cá thể màu vàng, vện.

Với thông số ban đầu như vậy, nhờ bác Neo tư vấn thêm cho bọn em về cách lựa chọn các dòng để bắt đầu triển khai việc nhân giống. Cần thêm thông tin gì, xin bác cứ yêu cầu để em tìm hiểu, cung cấp.

Tks bác nhiều

PS: Đây là link bản tiêu chuẩn của giống hmong cộc, do chuyên gia Nga xây dựng và đã được VKA chấp thuận:
http://forum.vietpet.com/showthread.php?t=34030
Có rất nhiều giống chó 1 số màu sắc thường cho ra chó không đẹp, màu sắc cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới yếu tố di truyền xấu đẹp của con chó .

còn chọn line cho H'mong cộc thì câu hỏi này tui không biết nên không thể trả lời, các bạn ở VN sẽ phải rành điều này hơn, ngay cả 1 con Hmong Cộc tui còn chưa thấy tận mắt mà .

Line thường chia theo sở thích của 1 breeder hay 1 nhóm breeder nào đó . đánh giá nhoại hình và sự di truyền qua 1 hai thế hệ, người ta sẽ quyết định chọn nó để nhân giống cho line của mình hay không .

vấn đề đi theo lai trong quá trình cải tạo điểm chính là không, và không bao giờ nhân giống f2, f3 .... của mình với 1 con thật đẹp mới mua về, không rõ lai lịch, hay thấy con chó của ai đẹp thì tìm tới nhân giống . Tui đoán có lẽ chó PQ đã làm như vậy nên tới bây giờ vẫn chưa ổn định được .

Chứ thật ra f1, f2, f3 ... của các line nhân giống với nhau cũng không sao, miễn mình biết rõ gia phả và độ di truyền của nó .
 
Tôi thấy chủ đề này rất thời sự, bởi thực tế việc bảo tồn giống H'mong là rất cấp thiết trong tình hình thực tế hiện nay, các cá thể chó H'mông thuần chủng còn lại rất ít, vì nhiều lý do cả chủ quan lẫn khách quan...chạy đua với thời gian có lẽ là việc AE ta phải làm lúc này.
Trước mắt khi chờ cho CLB Breeder chính thức hình thành và đi vào hoạt động, xin đề nghị các bác chúng ta hãy bắt tay vào, tìm biện pháp hữu hiệu nhất cho công tác bảo tồn chó H'mong. đây là việc làm thiết thực nhất hiện nay mà CLB nên làm.

Định hướng thì anh Dương và AE nhóm bảo tồn đã có sẵn, mời các anh có kinh nghiệm nhân giống những dòng chó hiếm tham gia đóng góp ý kiến .
 

TaiVenh

Active Member
Cám ơn bác Neo, bác Quang.

Em xin hỏi tiếp: Vậy giờ nếu với tình hình như mô tả ở trên, bọn em tạm thời chia làm 3 line như sau, liệu có ổn không?

1. Line màu đen (đen + ngực, 4 chân có mảng trắng)
2. Line màu vện
3. Line màu vàng.

Vì số lượng còn hạn chế nên chia line nhỏ hơn sẽ khó thực hiện.

Ngoài việc chia theo màu sắc bộ lông, có nên tính tới việc chia line theo xuất xứ địa lý không? Theo quan sát của em thì dòng màu đen của Lào Cai to con hơn so với màu đen ở Hà Giang? Nhưng dòng vện ở HG thì lại đẹp hơn LC.
 

Neapolitan

Active Member
Cám ơn bác Neo, bác Quang.

Em xin hỏi tiếp: Vậy giờ nếu với tình hình như mô tả ở trên, bọn em tạm thời chia làm 3 line như sau, liệu có ổn không?

1. Line màu đen (đen + ngực, 4 chân có mảng trắng)
2. Line màu vện
3. Line màu vàng.

Vì số lượng còn hạn chế nên chia line nhỏ hơn sẽ khó thực hiện.

Ngoài việc chia theo màu sắc bộ lông, có nên tính tới việc chia line theo xuất xứ địa lý không? Theo quan sát của em thì dòng màu đen của Lào Cai to con hơn so với màu đen ở Hà Giang? Nhưng dòng vện ở HG thì lại đẹp hơn LC.
Cái này tuỳ vào nhận định thực tế và phán đoán của từng breeders, lý thuyết sẽ không giúp được gì . Giòng nào gần với tiêu chuẩn nhất thì tập trung vô giòng đó .

Ở Neo, những con có màu vàng và nâu đều cho ra chó rất xấu, đặc biệt là màu nâu . Vì vậy mấy chục năm qua người ta tập trung nhân giống màu xám và đen, chỉ nhân giống màu vàng và nâu chiếu lệ, thỉnh thoảng làm 1 bầy để giử màu vậy thôi . sau mấy chục năm có được những con xám và đen đẹp, họ bắt đầu chuyển qua nhân giống những con xám, đen đẹp với màu vàng .

Ngày xa xưa đa số neo là màu xám và đen, màu vàng và nâu rất hiếm . Sau này những con đẹp cũng đều là màu xám và đen, vì vậy yếu tố lịch sử cũng rất quan trọng .
 
Nhân đây cũng có 1 thắc mắc muốn hỏi anh Dương và các anh trong nhóm bảo tồn H'mong, vừa qua thấy AE cho phối hợp 1 cặp H'mông gồm 1 đen và 1 vện, tôi nghĩ các anh cũng đã có chủ trương về việc này, nhưng vẫn còn thắc mắc về màu lông, xin các anh giải thích qua về việc này, cũng là để mọi người cùng trao đổi.
f1 thì còn có thể hình dung được, nhưng không hiểu f2, f3.. có bị lẫn lộn không ?
 
Nhân đây cũng có 1 thắc mắc muốn hỏi anh Dương và các anh trong nhóm bảo tồn H'mong, vừa qua thấy AE cho phối hợp 1 cặp H'mông gồm 1 đen và 1 vện, tôi nghĩ các anh cũng đã có chủ trương về việc này, nhưng vẫn còn thắc mắc về màu lông, xin các anh giải thích qua về việc này, cũng là để mọi người cùng trao đổi.
f1 thì còn có thể hình dung được, nhưng không hiểu f2, f3.. có bị lẫn lộn không ?
Theo kinh nghiệm của em trong việc breed CPQ thì việc chọn lọc những cặp chó giống đi theo cùng màu thì là 1 phương thức chung và phổ biến nhằm sàng lọc cho các thế hệ sau màu sắc được ổn định hơn. Tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết nhiều khi trên thực tế không hoàn toàn như vậy nhất là những giống chó có nhiều sự pha tạp và các thế hệ trước được phối không theo chủ định mà phó thác cho tự nhiên.

Trên thực tế thì việc breed 2 cặp khác màu với nhau nhằm khắc phục hoặc muốn kết hợp 1 số ưu điểm của 2 con chó bố mẹ hoặc muốn kiểm nghiệm thì cũng có cho ra 1 số kết quả khả quan, do chưa tiếp tục breed nhiều ở F2 nên cũng chưa thể nói gì nhiều. Tuy nhiên việc thế hệ sau nghiêng theo màu nào nó còn phụ thuộc vào chó đực hoặc chó cái mà mình định phối khả năng di truyền mạnh hay yếu hoặc theo kiểu nói dân gian là "hợp gen".
 

TaiVenh

Active Member
Nhân đây cũng có 1 thắc mắc muốn hỏi anh Dương và các anh trong nhóm bảo tồn H'mong, vừa qua thấy AE cho phối hợp 1 cặp H'mông gồm 1 đen và 1 vện, tôi nghĩ các anh cũng đã có chủ trương về việc này, nhưng vẫn còn thắc mắc về màu lông, xin các anh giải thích qua về việc này, cũng là để mọi người cùng trao đổi.
f1 thì còn có thể hình dung được, nhưng không hiểu f2, f3.. có bị lẫn lộn không ?
Hì hì, em biết thế nào cũng có bác hỏi câu này mà :-bd.

Báo cáo với các bác tình hình là như thế này: Beo đã nhảy 3 lần tất cả.

Lần 1: Nhảy với Cọp, là anh em cùng lứa. Lai cận huyết. Mục đích thử kiểm tra xem có ra được cá thể nào xuất sắc hay không?. Kết quả: không ổn lắm. Có 1 cô cái rất đẹp thì các bác BQP lại làm chết mất, thành thử không kiểm chứng được. Bo thì đạt điểm tạm ổn, nhưng so với chuẩn thì bị mấy lỗi. Mấy con khác cũng bị vướng lỗi nặng nhẹ khác nhau.

Lần 2: Nhảy với Cộc, lai khác dòng, cùng màu vện: Mục đích kiểm tra ưu thế lai xa và kiểm tra tính ổn định của màu vện trong di truyền. hiện vẫn đang theo dõi các chú cún. Kết quả tốt hơn lần 1. Có vẻ như Beo và Cộc hợp gen với nhau hơn.

Lần 3: Như dự tính ban đầu thì bọn em định cho lặp lại thí nghiệm số 2, vừa để thêm số liệu khẳng định, vừa đánh giá tính đực của Cộc. Tuy nhiên, theo yêu cầu tha thiết của các bác BQP thì bọn em chuyển sang dùng Gấu làm chú rể. Cũng biết là pha đen và vện như vậy không hay lắm, tuy nhiên, đây cũng là 1 phép thử, vả lại nên kiểm tra sự di truyền về tính cách của lũ nhóc. Chả gì thì Gấu cũng có một thần kinh thép và phong độ tuyệt vời.

Vì vẫn ở giai đoạn lỗ mỗ, nên em nghĩ chúng ta cũng nên mạnh dạn thử các phuơng án để kiểm tra lý thuyết, nhằm xây dựng một cách tiếp cận khoa học và bài bản. Mong là sẽ rút được nhiều kinh nghiệm cho các anh em khác ạ.

Xin hết :p
 
Cảm ơn câu trả lời xác đáng của anh Dương, vừa qua thấy các anh XD được cơ sở CM như bác Quyên là quá tốt, có lẽ nên nhân rộng thêm 1 số cơ sở thân tín như vậy để phát triển H'mong, khi cả miền Bắc và miền Nam đều phát triển sâu rộng mình sẽ phát động 1 phong trào XD chó H'mông thành quốc khuyển, XD lòng tự hào của người Việt về con chó thuần Việt, khi VN vô FCI nó sẽ có thể là 1 trong vài giống chó bản địa đứng đại diện, điều này cá nhân tôi nghĩ con H'mong hoàn toàn có đủ tư cách, nếu chúng ta đi đúng hướng các anh ạ !

Đây là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của nhiều người, có khi phải mất đến 5..10 năm không chừng, nhưng quyết tâm và đồng lòng cùng với cái tâm không vụ lợi, thì thành công là rất khả thi.
 

manty

Member
Các bác thấy có nên chia ra thành đuôi cộc hẳn và đuôi ngắn ( giống Gấu)?
Tôi đang tính sẽ nuôi 2 dòng thôi:
1 đen tuyền và cộc hẳn.
1 đen tuyền và đuôi ngắn.
Theo bài của bác Neo ở trên thì nên nuôi 6 cặp cho mỗi line, tức là để nuôi được 2 line trên cần 24 con.
Khi trước định nuôi cả Bắc Hà, nhưng nuôi 2 line này chắc cũng đủ mệt rồi nên có lẽ phải tính lại cách khác.
 
Các bác thấy có nên chia ra thành đuôi cộc hẳn và đuôi ngắn ( giống Gấu)?
Tôi đang tính sẽ nuôi 2 dòng thôi:
1 đen tuyền và cộc hẳn.
1 đen tuyền và đuôi ngắn.
Theo bài của bác Neo ở trên thì nên nuôi 6 cặp cho mỗi line, tức là để nuôi được 2 line trên cần 24 con.
Khi trước định nuôi cả Bắc Hà, nhưng nuôi 2 line này chắc cũng đủ mệt rồi nên có lẽ phải tính lại cách khác.

Hehe.. bác Manty này cũng vui tính quá nhỉ ! lại còn đuôi cộc hẳn với đuôi cộc ngắn ..!!:D:))
tôi nói đùa bác vậy thôi, chứ đã bảo tồn là phải theo tiêu chuẩn, vậy mới chính xác.
theo ý kiến của tôi thì cộc là cộc, đen là đen, vện là vện,..vàng là vàng, vậy mới chuẩn các bác ạ !
20 năm trước tôi có may mắn tiếp xúc những cá thể H'mong cộc ( có thể nói là khá chuẩn )
mong rằng CLB Breeder sẽ làm được nhiều việc có ích cho tương lai con H'mong cộc.
 

Neapolitan

Active Member
Hì hì, em biết thế nào cũng có bác hỏi câu này mà :-bd.

Báo cáo với các bác tình hình là như thế này: Beo đã nhảy 3 lần tất cả.

Lần 1: Nhảy với Cọp, là anh em cùng lứa. Lai cận huyết. Mục đích thử kiểm tra xem có ra được cá thể nào xuất sắc hay không?. Kết quả: không ổn lắm. Có 1 cô cái rất đẹp thì các bác BQP lại làm chết mất, thành thử không kiểm chứng được. Bo thì đạt điểm tạm ổn, nhưng so với chuẩn thì bị mấy lỗi. Mấy con khác cũng bị vướng lỗi nặng nhẹ khác nhau.

Lần 2: Nhảy với Cộc, lai khác dòng, cùng màu vện: Mục đích kiểm tra ưu thế lai xa và kiểm tra tính ổn định của màu vện trong di truyền. hiện vẫn đang theo dõi các chú cún. Kết quả tốt hơn lần 1. Có vẻ như Beo và Cộc hợp gen với nhau hơn.

Lần 3: Như dự tính ban đầu thì bọn em định cho lặp lại thí nghiệm số 2, vừa để thêm số liệu khẳng định, vừa đánh giá tính đực của Cộc. Tuy nhiên, theo yêu cầu tha thiết của các bác BQP thì bọn em chuyển sang dùng Gấu làm chú rể. Cũng biết là pha đen và vện như vậy không hay lắm, tuy nhiên, đây cũng là 1 phép thử, vả lại nên kiểm tra sự di truyền về tính cách của lũ nhóc. Chả gì thì Gấu cũng có một thần kinh thép và phong độ tuyệt vời.

Vì vẫn ở giai đoạn lỗ mỗ, nên em nghĩ chúng ta cũng nên mạnh dạn thử các phuơng án để kiểm tra lý thuyết, nhằm xây dựng một cách tiếp cận khoa học và bài bản. Mong là sẽ rút được nhiều kinh nghiệm cho các anh em khác ạ.

Xin hết :p
Trước khi quyết định chọn thế hệ f1 để làm cái sường cho line của mình, nên thử nhiều cặp để quyết định chọn thế hệ f1 của cặp nào, nhưng khi quyết định đưa những thế hệ f1 vô chương trình bảo tồn thì nhất định phải giữ cái line đó thật chặt, đừng để bị đứt, có vậy mới sàn lọc và theo dõi được . Trong giai đoạn F1 vẫn có thể thử với những con mới, nhưng nên nhớ là sau khi thử thì coi như làm lại từ đầu, không thể gọi là F2 được .

Ví dụ: con A F1 + B F1 = F2

Nhưng: A F1 + Cận huyết = F1
A F1 (thậm chí f2, f3 ..) + con mới không rõ nguồn gốc = F1
 

TaiVenh

Active Member
Các bác thấy có nên chia ra thành đuôi cộc hẳn và đuôi ngắn ( giống Gấu)?
Tôi đang tính sẽ nuôi 2 dòng thôi:
1 đen tuyền và cộc hẳn.
1 đen tuyền và đuôi ngắn.
Theo bài của bác Neo ở trên thì nên nuôi 6 cặp cho mỗi line, tức là để nuôi được 2 line trên cần 24 con.
Khi trước định nuôi cả Bắc Hà, nhưng nuôi 2 line này chắc cũng đủ mệt rồi nên có lẽ phải tính lại cách khác.
Em e rằng dựa vào độ dài của đuôi để chia dòng thì chưa ổn lắm. Theo bản chuẩn thì độ dài của đuôi chó hmong cộc có thể dao động trong khoảng từ 3 - 15cm.

Cá nhân em thì thích loại đuôi ngắn, kiểu như Gấu. Lúc nào cũng dựng đứng, rất oai phong và ngạo nghễ :D

Về vụ Bắc Hà thì bác Trí đừng kết luận vội. Bác xem link này rồi lại mê tít đi ấy chứ: http://www.forum.vietpet.com/showthread.php?t=25435&page=3

Có thể nói đây là một chú BH đẹp nhất ở HN mà em được biết. Mời các bác (đặc biệt là bác Neo, vì bác chưa nghe nói đến giống chó này) xem và phát biểu ý kiến nhé:-bd
 
Top