• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Xây dựng ban biên soạn tiêu chuẩn chó Phú quốc .

CENTIMET

Member
cám ơn Thầy đã đưa ra ý kiến để mọi người tham khảo.
Em có nhiều thắc mắc. mong được thầy giai đáp...
1/ Độ dài lông gáy:
Em ngụ muội đặt câu hỏi là: Tại sao chọn lông gáy làm độ dài trung bình của chó ??? Về độ dài 1,21cm có ý nghĩa như thế nào?

2/trọng lượng em thiết nghĩ tử tầm 15 ==> 20kg vẫn oki

3/ Khung xương:
Chiều cao và dài như thầy đề nghị : đây có lẽ là hình chử nhật chăng??? Ưu thế của chó có khung xương hình chư nhật là gì? Vì sao chọn chó PQ có khung xương hình chử nhật ???

Về thang điểm em nghĩ thầy nên đưa ra chó PQ được 100 điểm trước để mọi người yen tâm

Thế nào là chó có ngoại hình tổng quát đẹp và được 20 điểm
Đầu thế nào đẹp và được 20 điểm..v.v
....
Đó là câu hỏi mà em nghĩ trước sau gì thầy cũng sẽ gặp phải nên em hỏi trước...mong được thầy tận tình chỉ bảo

Đoàn kết và quyết thắng!
CTM
 
Cũng mong thày Biện xem qua tư liệu về chó PQ của Người Thái mà Dthong vừa cung cấp - Catsamac tạm dịch mới rồi

Trong đó có nói về 7 đặc điểm (lưu ý là gốc đuôi tam giác - đuôi kiếm chót đuôi đen) và đặc biệt nhấn mạnh "Chó Phú Quốc lớn hơn chó Thái?!!!" (năm 1990)

Vậy thì 14Kg - 20Kg mà so với 30 - 35Kg hiện nay thì ... ???

Xin thày nghiên cứu và cho ý kiến luôn dựa trên kinh nghiệm kiểm chứng trên chó PQ hiện nay của Thày!
 

dthong

New Member
@kimkwanlee,
Chó Thái ngày nay cân nặng khoảng 20-25kg (con đực) . Còn ngày trước có thể nhỏ hơn . Bài viết của tác giả Thái đó là vào thời điểm 1990 . Ngoài ra các con chó PQ mà tác giả so sánh có thể tác giả chỉ để ý tới những con có các đặc điểm thuần chủng theo tiêu chuẩn của Thái . Còn thông số cân nặng của chó PQ hiện nay có thể là chỉ số trung bình của tất cả các con chó PQ . Chó Thái mà tác giả dùng trong sự so sánh có thể là những con chó nền tảng khi họ bắt tay vào việc tinh lọc vài chụp năm trước . Nếu so sánh vậy thì mới giải thích được chuyện chó PQ to hơn chó Thái .
 

ngoc_anh

Member
Theo tôi cứ tranh luận thế này thì chúng ta cũng khó đưa ra được một hướng đi thống nhất nếu không có một "con đường mòn" ban đầu. Để xây dựng một tiêu chuẩn cho chó PQ theo tôi chúng ta phải cùng nhau tập hợp lại các đặc điểm của giống chó này trên khắp mọi miền đất nước. Từ đó dùng phép thống kê toán học để lọc ra những đặc điểm chiếm từ 50% trở lên vào xem xét. Có như thế mới thành một tiêu chuẩn được vì nếu một đặc điểm nào đó chiếm <50% thì làm sao đủ sức thuyết phục? Và liệu có ổn định sau vài đời di truyền?
Người PQ có quan niệm về chó PQ riêng. Bản thân con chó PQ trên đất nước VN này đều từ cái nôi đó mà ra. Vậy thì chúng ta trước hết có thể dựa vào những quan niệm, tiêu chuẩn của người dân trên đảo để xây dựng. Nhưng ngay từ mấy ảnh ví dụ trên của ThS Nguyễn Văn Biện cho thấy người PQ cũng chưa có được sự thống nhất về giống chó này. Tất nhiên cái đẹp đối với chúng ta chỉ là tương đối. Nhưng chúng ta nên sử dụng những tiêu chuẩn chọn, nuôi dưỡng, những đặc tính của giống chó này của người dân trên đảo PQ để tham khảo.
Và theo tôi cũng nên xem xét thêm yếu tố nuôi dưỡng, điều kiện tự nhiên ở đảo có tác động gì đến các đặc điểm đó không. Ví dụ: khả năng bơi lội của nó do nó gần biển thì sẽ thích nghi tốt nhưng nếu đem về Tp thì khả năng đó cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Tức là theo tôi chúng ta cũng cần dựa trên các đặc điểm về nuôi dưỡng, điều kiện tự nhiên nơi con chó đang khảo sát để đánh giá các tiêu chí chuẩn.
Chẳng hạn: một con GSD dòng tốt nếu được nuôi dưỡng đúng chế độ thì cho dù nuôi ở Đức hay Mĩ hoặc ở VN nó vẫn ổn định về di truyền, các đặc điểm đã được nêu ra trong tiêu chuẩn về gióng này.
Và để xây dựng tiêu chuẩn theo cách này tôi có mấy đề nghị như sau:
1. Những ai đã và đang nuôi chó PQ hãy cùng tham gia khảo sát trên các cá thể mà mình đang nuôi.
2. Nếu chúng ta biết những người khác cũng nuôi nhưng chưa tham gia khảo sát thì hãy cùng vận động để tham gia
3. Cần xây dựng bản những tiêu chí sẵn có để mọi người cùng tìm hiểu. Bản tiêu chí này có thể dựa trên cách xây dựng của các giống khác như của GSD, Rott..
4. Chúng ta không thể chỉ xem xét những tổ hợp các cá thể có điều kiện sống gần giống ở đảo mà phải qua xem xét cả nhưng nới khác như thành thị, nông thôn, vùng nóng bức....
5. Theo tôi bản tiêu chuẩn để xem xét đánh giá cần nêu các đặc điểm chính sau (có thể bổ sung thêm nữa):
- Chủ chó?
- Địa chỉ? (để còn kiểm chứng, nêu lên các cá thể có tiêu chí chuẩn, cao điểm sau này)
- Nguồn gốc của chó?
- Tuổi của chó (tính từ lúc sinh đến lúc khảo sát)?
- Giới tính?
- Đặc điểm điều kiện khu vực nuôi chó (ví dụ như gần rừng, ruộng đồng, thành phố... cái này hơi khó với chủ chó xong cũng ảnh hưởng ít nhiều đến những đặc điểm nổi trội của chó PQ như săn bắt, leo trèo..)
- Điều kiện nuôi dưỡng chó (nuôi nhốt, thả tự do..)
- Mục đích nuôi (làm cảnh, trông nhà, săn bắn...)
- Màu lông, chiều dài lông (vụ chiều dài lông hơi khó xác định chính xác và biết đo ở vị trí nào là đại diện nhất?)
- Đặc điểm xoáy trên lưng: hình dạng, điểm bắt đầu, điểm kết thúc?
- Cân nặng của chó?
- Chiều cao? (cái này phải hướng dẫn cách đo)
- Chiều dài thân? (cách đo, tính?)
- Vòng ngực? (để so sánh với chiều cao hoặc dài thân nhằm đưa ra mộ hình dáng chuẩn theo kích thước)
- Đuôi? (cong hay duỗi, chạm lưng hay không?...)
- Chiều dài mõm, chu vi mõm (để có được một tỉ lệ chấp nhận được sau này) (Hình như chó xoáy TLan có mõm nhỏ và dài hơn chó PQ thì phải).
- Mắt: màu mắt, hình dạng, có thể cả kích thước nữa?
- Lưỡi?
- Móng chân, bàn chân?
- Tính cách?
- Khả năng leo trèo?
- KHả năng săn bắt?
- Các đặc điểm khác...

Trên đây tôi mới sơ bộ nghĩ ra một số tiêu chí để lập thành một bản khảo sát cho các chủ chó tự khảo sát chính chú chó của mình (còn tiêu chí nào các bác bổ sung nhé). Kết quả thu được sau đó sẽ được ban xây dựng tiêu chuẩn tập hợp và thống kê lại. Những tiêu chuẩn mà đạt từ 50% số cá thể khảo sát có là đạt.
Em có vài dòng đóng góp với diễn đàn mong các bác cùng thảo luận, góp ý?
 

gnoulal

Member
Anh em bình tĩnh đừng nên sốt ruột quá. Theo ý mình thì thế này:
- Đây đâu đã là kết luận về tiêu chuẩn mà CPQ cần đạt tớI mà chỉ dựa trên hiệng trạng thu thập thực tế. Dù chỉ số không như mong đợI nhưng giá trị của nó rất cao. Hơn nữa nghiên cứu khoa học(NCKH) là công việc đòi hỏi phảI chắc chắn và chính xác(một cách tuyệt đối). Đưa ra 1 kết luận không phảI ngày 1 ngày 2. trước tiên giai đoạn khảo sát, thu thập thực tế cũng đã chiếm rất nhiều rất nhiều thờI gian. Do đó chúng ta phảI biết để đưa ra nhiêu đó con số. th.s NVB đã phảI làm việc ngày đêm. Nó thật sự giá trị vì cho biết hiện trạng tồn tạI của CPQ(chứ không phảI những con số trong mơ).
- “Độ dài lông gáy” theo mình là độ dài lông của “xoáy”, nghĩ con số này cũng quan trọng đấy chứ
- “khung vuông” theo mình chỉ là tương đối. Vì hình vuông thực sự chính xác sẽ có cảm gíac hơi chữ nhật theo chiều cao(chỉ là thị sai). Nếu do thử khung của 1 con chó được cho là vuông sẽ thấy chiều ngang hơi lớn hơn chiều cao.
- Mong Th.s NVB trong quá trình làm việc có thể cho anh em trên diễn đàn một số hình ảnh mà anh thu thập được không ạ. Như thế có lẽ việc thảo luận sẽ có cơ sở vững chắc hơn.
Vài lờI mạo muội. Mong Ths sớm có thêm nhiều thông tin sát thực và quí giá.
 

CENTIMET

Member
bẮT TAY LÀM VIỆC THÔI CÁC BÁC:

Trích bài của Admin:


Chó săn Phú Quốc.

Hình dạng tổng thể: hình dạng của một con chó săn, nhưng có đầu và đường nét nặng nề hơn.

Đầu: khá dài; sọ hơi gồ; da có nếp nhăn; mõm khá lớn, chiếm phân nửa tổng chiều dài của đầu.

Mắt: màu hung, ánh lên vẻ hoang dã.

Mũi: Đen: lỗ mũi hơi rộng.

Quai hàm: khoẻ và dài; môi đen, lưỡi đen; hàm răng phát triển rất tốt và cắn rất khít.

Tai: thẳng, hình dáng giống như vỏ ốc lật ngược, dựng đứng, nhưng không nhọn lắm; mặt trong của tai ít lông.

Cổ: rất dài và mềm mại, rộng dần ra về phía vai.

Vai: xiên

Bụng: rất thon.

Vùng thắt lưng: rộng và khoẻ.

Đùi: rất cơ bắp.

Cẳng chân: dài, thẳng và gầy; khoeo khá thẳng.

Bàn chân: duỗi ra; ngón ít cong; đế chân cứng.

Đuôi: rất linh hoạt và ngắn, cong tròn lên lưng, chót đuôi gần như chạm vào lưng.

Lông (*): rất ngắn và mọc rậm trên khắp cơ thể; ở giữa lưng, từ vùng thắt lưng đến vai, lông mọc ngược thành một dải dài, hướng về phía đầu, dài hơn, cứng hơn so với phần lông còn lại

Màu: vàng hung với phần mặt màu đen; chỗ có dãy lông mọc ngược hơi sậm màu hơn phần còn lại của cơ thể.

Chiều cao: từ đất lên u vai: khoảng 55 cm.

Cân nặng: khoảng 18 kg.










Em đưa hình con vện cùi bắp của em, để các bác mổ sẻ...chứ hiện nay em không dám dẫn chứng hình của người khác..
Mong các bác đâm nhiệt tình... Để có thể tìm được chó PQ tuyệt vời hơn trong nay mai>


Căn cứ trên con Vện dỏm này....có thể xây dựng được con Vện chuẩn và đep trong tương lai...( khoan bàn đến việc di truyền và khả năng truyền cái nét đẹp của nó lại cho thế hệ con cháu)

Chỉ bàn về khung xương, cái nào đẹp thì phát huy, cái nào xấu thì loại bỏ...( Em đang hi sinh ấy các bác...không phải em khoe khoang phô diễn gì đâu..hi hi)

Thân ái!













 

CENTIMET

Member
thêm nữa...con này của người bạn cống hiến vào đây..chấp nhận khen chê để ....xây dựng thành công tiêu chuẩn chó PQ.

Hiện nay theo tình hình có rất nhiều loại này...Thầy Biện xem xét..

Đuôi



Đầu : ( mắt, mí mắt, trán, mủi, sống mủi)






bàn chân


Cổ : độ dài lông cổ ( khoảng 1,2cm)


Vai.


Chiều dài thân.


Khung xương hình chử nhật:







Đây là chó bạn em, được sự đồng ý của Him ấy , Em quăng lên đây...Để các Thầy, các anh , các chị mặc sức khen chê...Mà có cái nhìn khách quan hơn...
....Thêm 01 người bạn bị em thuyết phục để hi sinh cho đại sự...
 

gnoulal

Member
Mình rất hiểu ý CEN. Không có hành động sao có kết quả được. Thế nhưng từ trước đến nay đã có quá nhiều ý kiến khen chê đủ kiểu, nhưng tại sao chúng ta vẫn chưa đi đến đâu cả. Nếu lấy nền tảng là những tiêu chuẩn xưa thì hơi mơ hồ và cách xa thực tế. Nên chăng có 1 topic kiểu như “hiện trạng CPQ ở đất liền” hay”CPQ trong giới chó cảnh” tập hợp những CPQ đang được nuôi lại để cùng thống kê số lượng và chất lượng, chọn ra thong số chung nhất. Nếu rộng quá có thể chia nhỏ tiếp thành “ht CPQ ở TPHCM””HT CPQ ở Hà Nội”…sau đó có dể đem những thông số này so sánh với CPQ tại đảo. cuối cùng so lại với những tc trong sách vở và FCI xem ta còn thiếu gì, đang có gì, cần bao nhiêu thời gian, phải làm gì để hòan thiện. Đó là những việc mà bằng sức mạnh tập thể mới làm đựơc. Nếu không biết đang mắc bệnh gì làm sao chữa trị. Uống thuốc lọan xạ sao trị được gốc bệnh. Vài con CPQ dù đẹp cũng không đem lại tiếng nói chung khách quan cho CPQ Việt Nam. Như thế làm sao sau này thuyết phục được FCI gì đó. Việc khôi phục CPQ không phải việc nhỏ. Phải từng bước một. kết quả thà ít nhưng chắc chắn và tin cậy còn hơn làm nhanh nhưng phải làm đi làm lại. nếu ai cũng có tâm huyết và đam mê như CEN chắc hẳn "ngày đó" sẽ tới nhanh thôi
Vài lời góp ý chân thành. Hi vọng CPQ sớm tái xuất hiện.
 

CENTIMET

Member
Mình rất hiểu ý CEN. Không có hành động sao có kết quả được. Thế nhưng từ trước đến nay đã có quá nhiều ý kiến khen chê đủ kiểu, nhưng tại sao chúng ta vẫn chưa đi đến đâu cả. Nếu lấy nền tảng là những tiêu chuẩn xưa thì hơi mơ hồ và cách xa thực tế. Nên chăng có 1 topic kiểu như “hiện trạng CPQ ở đất liền” hay”CPQ trong giới chó cảnh” tập hợp những CPQ đang được nuôi lại để cùng thống kê số lượng và chất lượng, chọn ra thong số chung nhất. Nếu rộng quá có thể chia nhỏ tiếp thành “ht CPQ ở TPHCM””HT CPQ ở Hà Nội”…sau đó có dể đem những thông số này so sánh với CPQ tại đảo. cuối cùng so lại với những tc trong sách vở và FCI xem ta còn thiếu gì, đang có gì, cần bao nhiêu thời gian, phải làm gì để hòan thiện. Đó là những việc mà bằng sức mạnh tập thể mới làm đựơc. Nếu không biết đang mắc bệnh gì làm sao chữa trị. Uống thuốc lọan xạ sao trị được gốc bệnh. Vài con CPQ dù đẹp cũng không đem lại tiếng nói chung khách quan cho CPQ Việt Nam. Như thế làm sao sau này thuyết phục được FCI gì đó. Việc khôi phục CPQ không phải việc nhỏ. Phải từng bước một. kết quả thà ít nhưng chắc chắn và tin cậy còn hơn làm nhanh nhưng phải làm đi làm lại. nếu ai cũng có tâm huyết và đam mê như CEN chắc hẳn "ngày đó" sẽ tới nhanh thôi
Vài lời góp ý chân thành. Hi vọng CPQ sớm tái xuất hiện.
Em góp khoảng 1000=>2000 con có thông số như con ở hình 02...Ở những đia chỉ mà em quen biết..!!!

Em nghĩ phương pháp thông kê chỉ đưa ra hiện trạng chó Xoáy...Chứ không làm được tiêu chuẩn chó PQ!

Thống kê để làm ra tiêu chuẩn........ là con dao 02 lưỡi...nên thận trọng!
 

dingoo

<color="Orange">Chuyên gia</color>
Bài viết của Thầy Thọ về chó Phú quốc .

Vừa qua Thầy Thọ đã gởi bài viết cho trang web chúng ta , do Thầy Thọ phải đi dạy liên tục ở các tỉnh nên bài viết gởi đến các bạn có phần chậm , mong thứ lổi .
Anh chị Admin đã đưa bài này lên trang chủ , để tiện cho việc thảo luận và theo dỏi topic này , tôi đưa bài viết vào mục này .

Vài suy nghĩ về việc xây dựng tiêu chuẩn chó Phú Quốc.

Được biết trong thời gian vừa qua có nhiều người rất tâm huyết với con chó Phú Quốc như tìm hiểu về lịch sử, đặc điểm ngoại hình, mở trại nuôi chó, bước đầu đề xuất tiêu chuẩn chó Phú Quốc, cũng như đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm về chó Phú Quốc… với mong muốn giới thiệu một con chó đặc trưng của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Tất cả những việc làm đó rất đáng trân trọng và hoan nghênh.
Từ những vấn đề vừa nêu trên cho thấy rằng việc xây dựng tiêu chuẩn cho chó Phú Quốc là việc nên làm và phải làm càng sớm càng tốt. Tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng việc xây dựng tiêu chuẩn cho chó Phú Quốc phải dựa trên cơ sở thực tế hiện nay của giống chó này và xem xét dựa trên cơ sở khoa học chứ không thể đơn thuần dựa vào một số tài liệu cũ mặc dù tham khảo thêm tài liệu cũ là cần thiết. Bởi vì chó Phú Quốc đã có từ lâu đời ở Việt Nam, nhưng do chúng tự phối giống và lai tạo một cách tự nhiên, cũng như chưa được quan tâm đúng mức về mặt công tác giống. Vì thế theo thời gian một số chỉ tiêu có thể đã thay đổi nhiều so với trước đây. May thay ở Phú Quốc do tách rời với đất liền nên chó Phú Quốc ít bị lai tạp với các nhóm chó nội địa khác vì thế mà một số những đặc điểm đặc trưng của chó Phú Quốc vẫn còn di truyền lại chó các thế hệ sau như người ta đã ví von “chó Phú Quốc nhạy cảm như chó Doberman và hung dữ như chó Boxer”.

Có lẽ do xuất phát từ nhiều căn cứ dữ liệu và xem xét ở nhiều độ tuổi khác nhau của chó, cũng như quan điểm khác nhau nên chắc rằng hiện nay đã có nhiều ý kiến khác biệt về một số tiêu chuẩn cho chó Phú Quốc. Điều này cũng dễ hiểu! Vì thế theo thiển ý cá nhân, để xây dựng tiêu chuẩn chó Phú Quốc một cách khách quan và khoa học thì trước hết phải dựa vào số liệu nghiên cứu thực tế của những chó Phú Quốc hiện đang nuôi ở trong độ tuổi từ 12-15 tháng tuổi (đó là lứa tuổi mà chó đã trưởng thành) để đo đạc và xử lý số liệu trung bình về các chỉ tiêu như: trọng lượng cơ thể của chó đực, của chó cái, chiều cao, màu sắc lông, dài lông, kiểu đuôi, tai, mắt, màu mắt, kiểu xoáy lưng v.v… và một số về chỉ tiêu sinh sản khác nữa, để từ đó xây dựng nên tiêu chuẩn cho chó Phú Quốc. Có lẽ nên làm một cách khoa học như thế thì sẽ được mọi người đồng tình và ủng hộ.

Một vấn đề nữa mà chúng tôi cũng muốn trao đổi thêm với việc có nhiều người đang theo đuổi việc lai tạo giữa chó Phú Quốc với chó Thái. Chúng tôi rất tôn trọng sở thích riêng tư của từng người. Tuy nhiên như chúng ta đã biết như việc cho lai giữa gà ta với gà Mỹ trước đây thì con lai không hoàn toàn giống gà ta mà cũng không hoàn toàn giống gà Mỹ. Trong khi đó thị hiếu của nhiều người vẫn chọn lựa số một là gà ta. Nếu tạo ra một con chó gần giống với chó Thái thì rõ ràng chúng sẽ mất đi những nét đặc trưng của chó Phú Quốc vàcũng không hoàn toàn giống chó Thái. Như vậy chúng ta không thể giới thiệu con chó lai đó với người nước ngoài và nói rằng đó là con chó đặc trưng của Việt Nam được. Có lẽ khách hàng nước ngoài chỉ có hai con đường chọn lựa: một là mua chó Phú Quốc của Việt nam hoặc hai là mua chó Thái thì họ sẽ qua Thái để mua chứ chẳng ai lại mua chó Thái ở Việt Nam cả.
PGS-TS Lê Văn Thọ
 

nvbien

New Member
Ta nên bắt đầu từ chó hiện đang tồn tại ở Phú Quốc

Để nghiên cứu xác định một quần thể động vật thì ta cần phải thu thập rất nhiều chỉ tiêu. Với chó PQ tôi đã sử dụng 9 biểu mẫu, non 100 chỉ tiêu theo dõi. Trong đó hầu hết là những chỉ tiêu cụ thể với số liệu cân, đo, đếm, so sánh như daì lông, dài tai, dài thân, dài răng nanh, số vú, số ngón chân,… Một số số liệu được xác định bằng phương pháp đánh giá chủ quan như thẳng cong, thon, màu lông,.. Một số khác thu thập từ lời kể của người được phỏng vấn như tính khí, săn thú…
Khi chọn lông gáy để đo tôi đã tham khảo ý kiến chuyên gia quốc tế, gáy được chọn vì vị trí này có lông dài nhất dễ đo và dễ xác định, chó PQ với độ dài 1,2 cm. Kết quả từ đo thực tế này cũng phù hợp để phân biệt với chó Thái, đồng thời với độ dài lông này sẽ dễ hình thành các xoáy đẹp hơn chó Thái.
Với trọng lượng trung bình 15 kg, tôi đoán sau này chó sẽ dễ thành 17-18 kg, vì chó ở PQ thường ăn thiếu dinh dưỡng, nhất là thợ săn nghĩ rằng chó đói, thiếu ăn mới săn tốt
Bảng điểm thì chỉ có tính cách tham khảo và mong các bạn đóng góp thêm ý kiến, với bảng điểm thì mục nào là quan trọng ta cứ cho điểm cao. Mục đích để so sánh lẫn nhau
Nếu ta chấp nhận các đặc tính mà tôi tổng hợp được từ việc điều tra tại PQ thì ta có thể bắt đầu từ đây …. Vì nó là cái ta có trong tay, tồn tại khách quan, và chính là quần thể đã cung cấp cho bạn những con PQ đẹp mà bạn đang có. Tất nhiên không phải tất cả đều đẹp như con mà bạn đang có.
 

dthong

New Member
xin hỏi là các số liệu đó dựa vào các con chó được chọn lựa ngẫu nhiên (randomly) sống trên đảo PQ hay dựa trên 1 nhóm chó có 1 số tiêu chuẩn nhất định ? Sở dĩ tôi hỏi như vậy vì kết quả do mỗi cách khác nhau sẽ có các ảnh hưởng khác nhau tới dòng chó PQ tương lai .

Theo như kết quả nghiên cứu về xoáy trên chó Rhodesian RB thì đặc điểm xoáy là gene trội . Như vậy khi giao phối 1 con chó xoáy với bất kỳ con chó không xoáy nào sẽ cho ít nhất 50% chó xoáy . Do đó có thể có nhiều con chó có xoáy sống trên đảo PQ mà hầu như không có bao nhiêu phần trăm máu chó PQ thật . Nếu các số liệu trung bình bao gồm các con chó này thì có thể nào nó làm ảnh hưởng tới tiêu chuẩn của chó PQ tương lai không ?

Còn nếu các số đo trung bình đó chỉ tập trung trên 1 số chó có các tiêu chuẩn nhất định bắt buộc phải có ở chó Phú Quốc (ví dụ như chó săn, chân cao lưỡi đen...) thì tiêu chuẩn tương lai có lẽ ít bị ảnh hưởng hơn .
 

catsamac

Member
Thưa Ths.Nguyễn Văn Biện, CSM có băn khoăn một chút về phương pháp tiếp cận vấn đề đó là:
- Việc chọn vùng lấy mẫu nghiên cứu là hết sức quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Nếu mẫu lấy không chính xác sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nghiên cứu. Nếu chỉ lấy mẫu chỉ dựa trên một tiêu chí là đảo PQ e rằng không được khách quan và chính xác lắm vì
+ Nhiều chó PQ quý và đẹp nhất đã bị chuyển vào đất liền bán cho người nuôi
+ Quần thể chó PQ trên đảo cũng có nhiều ý kiến rằng lai tạo khá nhiều, không đồng nhất.

CSM đề xuất phương pháp lấy mẫu nghiên cứu hướng theo tiêu chí ưu tiên lựa chọn những con chó giữ được đặc tính nguyên bản của chó Phú Quốc sau đó đến hình dáng và vùng . Việc này hơi khó vì phải nhờ vào sự giúp đỡ của những người nuôi chó giới thiệu!
 

dthong

New Member
nếu lấy mẫu ngoài phạm vi đảo như bạn catsamac đề nghị thì sẽ vấp phải vấn đề là làm sao bảo đảm được mẫu chó PQ trên đất liền có nguồn gốc từ đảo PQ mà không phải do các loại chó xoáy khác lai tạo ra .
 

Do_Loi

Member
Tôi xin có ý kiến về vấn đề mà bác nvbien đã nêu ra:

Chó xoáy lưng PQ không phải là bị ta tác động quá ít hay gần như chưa tác động có lẽ là không chính xác. Theo ý kiến của tôi thì chó PQ đã bị con người tác động quá nhiều - theo một cách vô thức hoặc không nhất quán trong việc chọn lọc, nhân giống và phát triển. Đó là kết quả của việc giao thương, đi lại giữa đảo và đất liền đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, đảo PQ không bị cô lập như trước đây. Và nó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chó xoáy lưng PQ có hàng trăm kiểu dáng, màu lông, chất lông và cả không có xoáy lưng như thực trạng chó trên đảo hiện nay.

Nếu ta sử dụng con số thống kê để đưa ra điển hình về chó xoáy lưng PQ thì kết quả sẽ đi đến đâu? vì con số thống kê của bác nvbien đưa ra thì cả chó bố & mẹ có xoáy lưng, nhưng khi cho sinh sản thì chỉ có 40% chó con là ... có xoáy lưng (thông tin tôi lấy từ các báo đã đưa tin, đăng tải các bài phỏng vấn bác Nguyễn Văn Biện, ĐH Cần Thơ).

Đấy mới chỉ là cái xoáy lưng, rồi màu lông, tầm vóc khác biệt ... tất cả nói lên điều gì? Nó nói lên một điều là: "Con số thống kê đưa ra là một dữ liệu đại diện cho quần thể chó đã bị lai tạp dưới tác động vô thức của con người trên đảo".

Vậy ta có nên sử dụng con số thống kê này để làm định hướng cho việc chọn lọc, lai tạo ra một giống chó?

Theo những gì tôi biết thì trong chăn nuôi, người ta cho lai khác nòi/giống để làm tăng độ đa dạng về sinh học và tạo ra các ưu thế lai, từ đó tiếp tục chọn lọc và nhân giống để tạo ra những cá thể và quần thể có các đặc tính đã được chọn lọc. Đây chính là cách mà con người đã tạo ra hàng trăm giống chó như bác nvbien đã nêu ra.

Trong khi đó, lai giống cùng dòng, cận huyết ... lại có ưu thế trong việc tạo ra những cá thể và quần thể đại diện ban đầu cho dòng/giống đó. Cụ thể hơn là làm cho những cá thể trong một quần thể đã bị phân ly (đã bị lai tạp) hội tụ lại thành những cá thể / quần thể nguyên bản.

Nổi lên trong cả hai cách trên là việc phải xác định được những đặc tính chọn lọc để sử dụng làm định hướng lai tạo. Và ta sẽ xác định các đặc tính này như thế nào??? Đấy là một vấn đề không dễ để thống nhất hiện nay !!!

Trên quan điểm của tôi, việc sử dụng những con số thống kê về quần thể chó xoáy lưng hiện có trên đảo PQ để đưa ra những đặc tính chọn lọc, hay một tiêu chuẩn chung của chó xoáy lưng PQ là một điều không hiệu quả, vì như tôi đã nói ở trên, con số thống kê đó chỉ là đại diện cho một quần thể chó đã bị lai tạp trên đảo. Về mặt số liệu, có thể nó sẽ thuyết phục hơn bởi nó được đưa ra từ những con số thống kê. Nhưng về bản chất, nó sẽ không nói được gì nhiều.

Còn nếu ta sử dụng bản tiêu chuẩn cổ xưa để làm căn cứ, ta sẽ có những thuận lợi gì? Theo tôi thì đó là:

- nó đã được ghi nhận trong một tài liệu có giá trị - các bản tiêu chuẩn của hơn 100 giống chó hiện nay đang áp dụng cũng được xây dựng từ bản tiêu chuẩn cổ xưa trong cuốn Les Races du chiens này. Nếu ai đó nói tài liệu này cổ lỗ sĩ, không có giá trị gì vì 100 năm sau, mọi thứ đều thay đổi thì xin hãy nhìn lại những giống chó đã được mô tả trong đó - ở 100 năm trước và hiện nay để có câu trả lời.

- Bản tiêu chuẩn này chỉ được viết trên vài con chó xoáy lưng PQ (có thể là 2 con Xoài và Chuối, nhưng cũng có thể được viết ra sau khi ông này xem xét 5-6 con chó xoáy lưng PQ đã có mặt ở châu Âu vào thời gian đó chứ!) Ít nhất thì Pháp và Bỉ thì gần nhau. Xoài và Chuối đã có mặt cả ở Pháp và Bỉ trong các cuộc thi - và ở vườn thực vật Paris cũng còn 3 con chó xoáy lưng PQ nữa, nên ông Henry Bylandt hoàn toàn cũng có thể đã nhìn thấy cả 5 con chó này trước khi viết ra 1 trang tiêu chuẩn đó.

Và mọi người cũng cần lưu ý là cái nhìn của một người sành sỏi, lọc lõi về các giống chó như ông tác giả này nó khác với cái nhìn của tôi, của nhiều bạn khác- những người đến với chó đa phần chỉ vì lòng yêu thích.

Giống chó Perkingnese cũng được phục hồi chỉ từ 5-6 cá thể được quân lính Anh cứu thoát khỏi hoàng cung nhà Thanh mà thôi. Bản tiêu chuẩn của chúng cũng chỉ từ 5-6 cá thể đó mà ra. Vậy tại sao tiêu chuẩn chó PQ lại không thể được viết ra?

- Trong quần thể chó xoáy lưng PQ hiện nay (cả trên đảo và trong đất liền), số lượng cá thể có nhiều những đặc điểm tương đồng với bản tiêu chuẩn này vẫn còn khá nhiều. Đây sẽ là cơ sở để ta sử dụng trong việc nhân giống và chọn lọc. Những khác biệt nếu có thể giải thích được một cách khoa học thì tại sao ta không chấp nhận nó?

Ví dụ: trong bản tiêu chuẩn cổ: chó xoáy lưng PQ có mũi, mép, mi mắt, móng chân và lưỡi màu đen - ngày nay tìm những con đốm lưỡi thì có - chứ chó lưỡi đen hoàn toàn hiếm lắm. Nhưng lưỡi, mi mắt, mép đen có ý nghĩa gì? Có ý nghĩa là sắc tố đen mạnh - và chó có đốm lưỡi cũng là những con chó có sắc tố đen mạnh => vậy cái này có thể sửa đổi được không? Được quá đi chứ!



Tóm lại thì trên quan điểm của tôi, ta nên lấy bản tiêu chuẩn cổ làm nền tảng - từ đó sàng lọc ra những cá thể có các đặc tính gần nhất với bản tiêu chuẩn này để làm cơ sở lai tạo và chọn lọc giống. Tuyệt đối không nên sử dụng giống ngoại lai.

Việc này có thể làm được không? Hoàn toàn có thể - miễn là ta có một sự thống nhất, có sự hỗ trợ từ những chuyên gia như bác Khiêm, bác Biện, bác Dingoo ... các bác là những người có kiến thức chuyên sâu, nên việc hướng dẫn, hỗ trợ các thành viên biết được thế nào là một con chó đẹp, một con chó tốt (về ngoại hình và thần kinh) - thế nào là những cái gần với tiêu chuẩn, đâu là những điểm lỗi cần loại bỏ - cá thể nào nên loại bỏ, cá thể nào nên bảo tồn để nhân giống, rồi kiến thức về ghép cặp, phối giống, "thanh lọc" chó con .... vân vân và vân vân.....

Có vài ý kiến trao đổi như vậy, mong các bác góp ý thêm!

Thân mến - với tất cả những người sẵn sàng chung tay để bảo tồn và phát triển một giống chó ta!


... Như vậy theo tôi những giống chó nổi tiếng vừa “đẹp” lại vừa ổn định đặc tính đã được con người lai tạo và tuyển chọn qua rất nhiều đời. Chó Thái RB đã được thực hiện điều này tương đối, còn chó PQ thì ta tác động quá ít hay gần như chưa tác động.
Những điều trên cho tôi suy nghĩ: ta có thể chọn lọc, lai tạo để có một giống chó gọi là PQ với những đặc tính ổn định và đẹp chẳng thua giống chó nào.
 

gaique

New Member
Em là gái quê cũng xin có vài lời dông dài với các bác, anh, chị trên diễn đàn vế cpq:
- Anh do-loi đưa cái ví dụ về mấy em bắcking (em kg biết tiếng tây ) rồi người ta gây giống lại để đem so sánh với việc nhìn mấy con pq để đưa ra bản tiêu chuẩn mà có kết luận thì quả là rất hay, ví như em đeo kính , anh cũng đeo kính rồi bẩu rằng 2 đứa mình giống nhau vậy, thật ra anh đeo kính vì cận còn em thì...mù mà, khác nhau chứ. Anh còn cần phải "xác định được những đặc tính chọn lọc để làm định hướng lai", thế thì cho em hỏi có còn nên gọi là chó PQ nữa kg nhỉ???
Ngoài ra theo quyển sách gì mà anh nói đó, có tiêu chuẩn của CPQ đó, có được FCI buộc phải có tên trong đó thì mới được đăng ký hay FCI cũng chỉ dùng như 1 tài liệu để tham khảo ? điều lệ đăng ký 1 loài chó có buộc phải có tên trong đó không? nếu tài liệu đó theo như 1 số người cho là thánh kinh của FCI thì Em nghĩ đã là THÁNH KINH thì không cần nhìn thấy con CPQ méo tròn như thế nào người ta vưỡn công nhận nó, thì mới nên gọi là như vậy, còn ngoài ra thì cũng chỉ là bản để tham khảo mà thôi. Theo như những gì mà bác Khiêm (thành thật xin lỗi bác VGD) đã nói trên các bài ở diễn đàn cũ cũng như trong các cuộc trao đổi thì bác cũng khó khăn mới tìm kiếm được tài liệu này mặc dù bác là thành viên của FCI, từ đó càng làm em nghi ngờ hơn, nếu anh có cao kiến thì giúp em ở cái khoản này với nhé.
Ngoài ra em có "nghe đồn" rằng FCI họ rất chú trọng đến việc di truyền các đặc tính cho thế hệ sau không biết có đúng không, mong sao không phải vậy vì như vậy mà chúng ta chỉ có từ 40%- 60% thì còn những phần kia là cái giống gì nhỉ ???
- Anh catsamac ơi nhìn hình thấy anh chẹp quá, em mê "niền", em rất thích cách nhìn nhận vấn đề của anh, riêng ở cái phần lai tạo anh có trình bày ở bài nào đó mà em quên mất rồi về bài học sinh vật hồi phổ thông đó, thú thật hồi ấy em dốt lắm nhưng đọc xong là em sáng ra liền, nhưng hình như anh lại thiếu phần kết hay "dấu" chăng!!! Chân Lý ở dưới... Mông Lý chứ đâu xa...

Theo những gì Em nghĩ như ở quê em ấy thì "có gì nói nấy", nếu vậy điều cần đầu tiên chúng ta là phải có con CPQ "rặt dòng" thì chúng ta mới bàn tiếp, không kẻo người biết chuyện họ lại bảo chúng ta cứ nói "chuyện tào lao" , vài lời quê góp nhặt, có gì không phải em xin uốn mình xin thứ lỗi=))
 

Do_Loi

Member
Chào bạn gái quê!

Gái quê cũng nhiều cái hay lắm đó ;) ;) - nhưng nếu bạn đọc kỷ hơn những ý kiến của tôi thì bạn sẽ thấy rằng ý kiến tôi đưa ra khá là khác so với những vấn đề bạn phản hồi lại (như mù hay cận, rồi "thánh kinh" .... + tánh tui không thích những từ ngử to nặng như vậy :D :D).

Còn chuyện "nghe đồn" thì cũng chẳng có gì - vì có tin đồn để nghe ròi nói lại cũng còn tốt chán :D :D - nhưng đính chính một chút là cái ổng FCI không có kết nạp cá nhân làm thành viên đâu nghen, nên thông tin bạn "nghe đồn" về ông GS Khiêm có vẻ giống như ... tin đồn quá :D :D


Tiện đây tôi xin hỏi: bác nvbien có thể cho mọi người biết những biểu mẩu và non 100 chỉ tiêu theo dõi mà bác sữ dụng để thống kê về chó PQ đc ko? Vì trên diển đàn tôi thấy có thông tin là có ông chuyên gia Nga, khi đi tìm kiếm và phân lloại chó VN thì dùng có 20 chỉ tiêu, nên tôi củng muuốn tìm hiễu thêm nhửng thông tin khác mà bác sữ dụng. Xin cám ơn


Để nghiên cứu xác định một quần thể động vật thì ta cần phải thu thập rất nhiều chỉ tiêu. Với chó PQ tôi đã sử dụng 9 biểu mẫu, non 100 chỉ tiêu theo dõi. Trong đó hầu hết là những chỉ tiêu cụ thể với số liệu cân, đo, đếm, so sánh như daì lông, dài tai, dài thân, dài răng nanh, số vú, số ngón chân,… Một số số liệu được xác định bằng phương pháp đánh giá chủ quan như thẳng cong, thon, màu lông,.. Một số khác thu thập từ lời kể của người được phỏng vấn như tính khí, săn thú…
Khi chọn lông gáy để đo tôi đã tham khảo ý kiến chuyên gia quốc tế, gáy được chọn vì vị trí này có lông dài nhất dễ đo và dễ xác định, chó PQ với độ dài 1,2 cm. Kết quả từ đo thực tế này cũng phù hợp để phân biệt với chó Thái, đồng thời với độ dài lông này sẽ dễ hình thành các xoáy đẹp hơn chó Thái.
Với trọng lượng trung bình 15 kg, tôi đoán sau này chó sẽ dễ thành 17-18 kg, vì chó ở PQ thường ăn thiếu dinh dưỡng, nhất là thợ săn nghĩ rằng chó đói, thiếu ăn mới săn tốt
Bảng điểm thì chỉ có tính cách tham khảo và mong các bạn đóng góp thêm ý kiến, với bảng điểm thì mục nào là quan trọng ta cứ cho điểm cao. Mục đích để so sánh lẫn nhau
Nếu ta chấp nhận các đặc tính mà tôi tổng hợp được từ việc điều tra tại PQ thì ta có thể bắt đầu từ đây …. Vì nó là cái ta có trong tay, tồn tại khách quan, và chính là quần thể đã cung cấp cho bạn những con PQ đẹp mà bạn đang có. Tất nhiên không phải tất cả đều đẹp như con mà bạn đang có.

20 chĩ tiêu đo chó của ông người Nga sô dùng đây - còn ý nghĩa cũa nó ra sao thì tôi cũng chưa hiễu hết được:
(http://forum.vietpet.com/showthread.php?t=2871)

1- Giới tính
2- Màu lông
3- Độ tuổi
4- Độ dài lông trên gáy và độ dài lông ở sườn
5- Chiều cao đo ở vai
6- Chiều cao đo ở hông
7- Chiều dài thân
8- Chiều cao chân trước
9- Vòng cổ chân
10- Vòng ngực
11- Chiều dài đầu
12- Chiều dài mõm
13- Chiều rộng đầu
14- Chiều rộng ngực
15- Chiều rộng hông
16- Chiều dài xương chậu
17- Góc nghiêng xương chậu
18- Góc nghiêng xương bả vai
19- Góc nghiêng chân trước
20- Trọng lượng
 

gaique

New Member
Chào A. do-loi:
Như vậy là A không đọc kỹ ấy chứ, còn gaique này phải đánh vần nên bảo đảm kỹ lắm lắm ạ, lý do là như vầy nè: chó backing thì được gây giống lại (khi đã mất hết) và quá trình đó tiếp diễn cho tới tận bây giờ, còn những con chó PQ về Pháp và Bỉ thì bây giờ còn gì không nhỉ ??? 2 phạm trù hoàn toàn khác biệt nên không thể từ Backing suy ra tiêu chuẩn PQ đơn giản vậy.
Em cũng có biết việc FCI không chấp nhận thành viên là cá nhân, dưng mà đó là chuyện của họ, có mắc mớ gì em đâu ạ, em đâu có hy vọng hão huyền về việc kết nạp cho con chó pq , nó có mang "quốc tịch" gì thì em vưỡn coi như là con chó giữ nhà thôi.
Dạ, anh làm ơn đọc lại phần bài viết của em, em đâu có viết là "nghe đồn" về GS Khiêm đâu ạ, tin chính xác đấy ạ, nếu cần có "vật chứng" cho cấp có thẩm quyền thì em sẽ công bố ngay thôi , em nghĩ là phần đó a cũng chưa được trao đổi với GS đâu.
Riêng phần A hỏi Ts nvbiên thì em không dám xen vào, còn phần của ông chuyên gia Nga thì em nghĩ A nên tìm hiểu thêm về bộ môn giống sẽ có câu trả lời tôt nhât
 

catsamac

Member
Có lẽ sau khi hội phát triển mạnh sẽ lập topic bỏ phiếu đỡ tranh cãi. Mỗi vấn đề sẽ có một khoảng thời gian cho các thành viên dùng lá phiếu biểu quyết để định ra tiêu chuẩn cơ bản ban đầu. Sau đó sẽ chỉnh sửa dần! Giống như việc quy định các đơn vị đo lường cơ bản vậy.

Tiêu chuẩn cần đề xuất lấy ý kiến đầu tiên có thể là: Chó Phú Quốc quý nhất ở điểm nào? để từ đó định hướng các tiêu chuẩn tiếp theo! Không nên quá ôm đồm dễ nhầm lẫn.

Kính mong mọi người tham gia hội.
 

anh_nhut26

Member
Xin chào các bác! E là thành viên mới kiến thức về CPQ còn nông cạn nên E có ý kiến thế này có gì kg pải mog các bác thông cảm đính chính dùm.
1/ Chúg ta nên hạn chế, thậm chí kg dùng cụm từ CPQ thuần chủng.lý do? thứ nhất tất cả các giống chó hiện nay đều đc con ng thuần fục và lai tạo có chọn lọc từ 1 gốc là chó sói; thứ hai là, "mọi so sánh điều khập khiểng...", chúg ta cứ mãi đi chứg minh CPQ fải như thế này hoặc fải như thế kia trog khi ta chưa có mẫu chuẩn để làm căn cứ so sánh;thứ ba,CPQ có thể sống tự lập cao như tự săn bắt tìm thức ăn,khi đẻ thì đào hang, thích tắm nắg biển... trog khi hiện nay CPQ đc nuôi trong trang trại,hộ gđình thì fổ biến hơn cho nên các bản năg của nó chắc chắn sẽ dần mai một.
2/CÒN TIÊU CHUẨN CPQ
Trên diễn đàn có nhiều bài viết và cũng đc nhiều ng đồg ý là CPQ thôg minh và dễ dạy hơn chó Becgiê nhưg từ nhỏ đến giờ tôi chưa bao giờ thấy CPQ xiếc hay tại sao lực lượng vũ trag kg dùg CPQ?=> cho nên tôi nghĩ hãy đơn giản hoá vđề khi xây dựng tiêu chuẩn CPQ chỉ cần dựa vào tiêu chuẩn theo bản mô tả cổ CPQ + các đặc điểm mà đa số chúg ta thích như: tai vểnh,chán nhăn, xoáy lưng, chân bàn vịt...Từ đó ta cho fối giống chọn những cá thể phù hợp(lấy làm giống) để xây dựng tiêu chuẩn CPQ. Đồg thời BQT VP tchức dog show hoặc giao lưu trên diễn đàn nên yêu cầu CPQ dự thi fải trình diễn 1 số đọg tác như: ngồi, nằm, bò, chào...nhằm chứng minh tính khôn ngoan của CPQ
Và cuối cùg tôi còn tham vọng là chúg ta hãy phát triển CPQ như thế nào để nghệ sỹ xiếc, lực lượng cảnh khuyển biết và sử dụng CPQ khi làm nhiệm vụ như "hàng VN chất lượng cao".
Chào đoàn kết!
 
Top