Tôi xin có ý kiến về vấn đề mà bác nvbien đã nêu ra:
Chó xoáy lưng PQ không phải là bị ta tác động quá ít hay gần như chưa tác động có lẽ là không chính xác. Theo ý kiến của tôi
thì chó PQ đã bị con người tác động quá nhiều - theo một cách vô thức hoặc không nhất quán trong việc chọn lọc, nhân giống và phát triển. Đó là kết quả của việc giao thương, đi lại giữa đảo và đất liền đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, đảo PQ không bị cô lập như trước đây. Và nó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chó xoáy lưng PQ có hàng trăm kiểu dáng, màu lông, chất lông và cả không có xoáy lưng như thực trạng chó trên đảo hiện nay.
Nếu ta sử dụng con số thống kê để đưa ra điển hình về chó xoáy lưng PQ thì kết quả sẽ đi đến đâu? vì con số thống kê của bác nvbien đưa ra thì cả chó bố & mẹ có xoáy lưng, nhưng khi cho sinh sản thì chỉ có 40% chó con là ... có xoáy lưng (thông tin tôi lấy từ các báo đã đưa tin, đăng tải các bài phỏng vấn bác Nguyễn Văn Biện, ĐH Cần Thơ).
Đấy mới chỉ là cái xoáy lưng, rồi màu lông, tầm vóc khác biệt ... tất cả nói lên điều gì? Nó nói lên một điều là: "
Con số thống kê đưa ra là một dữ liệu đại diện cho quần thể chó đã bị lai tạp dưới tác động vô thức của con người trên đảo".
Vậy ta có nên sử dụng con số thống kê này để làm định hướng cho việc chọn lọc, lai tạo ra một giống chó?
Theo những gì tôi biết thì trong chăn nuôi, người ta cho lai khác nòi/giống để làm tăng độ đa dạng về sinh học và tạo ra các ưu thế lai, từ đó tiếp tục chọn lọc và nhân giống để tạo ra những cá thể và quần thể có các đặc tính đã được chọn lọc. Đây chính là cách mà con người đã tạo ra hàng trăm giống chó như bác nvbien đã nêu ra.
Trong khi đó, lai giống cùng dòng, cận huyết ... lại có ưu thế trong việc tạo ra những cá thể và quần thể đại diện ban đầu cho dòng/giống đó. Cụ thể hơn là làm cho những cá thể trong một quần thể đã bị phân ly (đã bị lai tạp) hội tụ lại thành những cá thể / quần thể nguyên bản.
Nổi lên trong cả hai cách trên là việc
phải xác định được những đặc tính chọn lọc để sử dụng làm định hướng lai tạo. Và ta sẽ xác định các đặc tính này như thế nào??? Đấy là một vấn đề không dễ để thống nhất hiện nay !!!
Trên quan điểm của tôi, việc sử dụng những con số thống kê về quần thể chó xoáy lưng hiện có trên đảo PQ để đưa ra những đặc tính chọn lọc, hay một tiêu chuẩn chung của chó xoáy lưng PQ là một điều không hiệu quả, vì như tôi đã nói ở trên, con số thống kê đó chỉ là đại diện cho một quần thể chó đã bị lai tạp trên đảo. Về mặt số liệu, có thể nó sẽ thuyết phục hơn bởi nó được đưa ra từ những con số thống kê. Nhưng về bản chất, nó sẽ không nói được gì nhiều.
Còn nếu ta sử dụng bản tiêu chuẩn cổ xưa để làm căn cứ, ta sẽ có những thuận lợi gì? Theo tôi thì đó là:
-
nó đã được ghi nhận trong một tài liệu có giá trị - các bản tiêu chuẩn của hơn 100 giống chó hiện nay đang áp dụng cũng được xây dựng từ bản tiêu chuẩn cổ xưa trong cuốn Les Races du chiens này. Nếu ai đó nói tài liệu này cổ lỗ sĩ, không có giá trị gì vì 100 năm sau, mọi thứ đều thay đổi thì xin hãy nhìn lại những giống chó đã được mô tả trong đó - ở 100 năm trước và hiện nay để có câu trả lời.
-
Bản tiêu chuẩn này chỉ được viết trên vài con chó xoáy lưng PQ (có thể là 2 con Xoài và Chuối, nhưng cũng có thể được viết ra sau khi ông này xem xét 5-6 con chó xoáy lưng PQ đã có mặt ở châu Âu vào thời gian đó chứ!) Ít nhất thì Pháp và Bỉ thì gần nhau. Xoài và Chuối đã có mặt cả ở Pháp và Bỉ trong các cuộc thi - và ở vườn thực vật Paris cũng còn 3 con chó xoáy lưng PQ nữa, nên ông Henry Bylandt hoàn toàn cũng có thể đã nhìn thấy cả 5 con chó này trước khi viết ra 1 trang tiêu chuẩn đó.
Và mọi người cũng cần lưu ý là cái nhìn của một người sành sỏi, lọc lõi về các giống chó như ông tác giả này nó khác với cái nhìn của tôi, của nhiều bạn khác- những người đến với chó đa phần chỉ vì lòng yêu thích.
Giống chó Perkingnese cũng được phục hồi chỉ từ 5-6 cá thể được quân lính Anh cứu thoát khỏi hoàng cung nhà Thanh mà thôi. Bản tiêu chuẩn của chúng cũng chỉ từ 5-6 cá thể đó mà ra. Vậy tại sao tiêu chuẩn chó PQ lại không thể được viết ra?
-
Trong quần thể chó xoáy lưng PQ hiện nay (cả trên đảo và trong đất liền), số lượng cá thể có nhiều những đặc điểm tương đồng với bản tiêu chuẩn này vẫn còn khá nhiều. Đây sẽ là cơ sở để ta sử dụng trong việc nhân giống và chọn lọc. Những khác biệt nếu có thể giải thích được một cách khoa học thì tại sao ta không chấp nhận nó?
Ví dụ: trong bản tiêu chuẩn cổ: chó xoáy lưng PQ có mũi, mép, mi mắt, móng chân và lưỡi màu đen - ngày nay tìm những con đốm lưỡi thì có - chứ chó lưỡi đen hoàn toàn hiếm lắm. Nhưng lưỡi, mi mắt, mép đen có ý nghĩa gì? Có ý nghĩa là sắc tố đen mạnh - và chó có đốm lưỡi cũng là những con chó có sắc tố đen mạnh => vậy cái này có thể sửa đổi được không? Được quá đi chứ!
Tóm lại thì trên quan điểm của tôi, ta nên lấy bản tiêu chuẩn cổ làm nền tảng - từ đó sàng lọc ra những cá thể có các đặc tính gần nhất với bản tiêu chuẩn này để làm cơ sở lai tạo và chọn lọc giống. Tuyệt đối không nên sử dụng giống ngoại lai.
Việc này có thể làm được không? Hoàn toàn có thể - miễn là ta có một sự thống nhất, có sự hỗ trợ từ những chuyên gia như bác Khiêm, bác Biện, bác Dingoo ... các bác là những người có kiến thức chuyên sâu, nên việc hướng dẫn, hỗ trợ các thành viên biết được thế nào là một con chó đẹp, một con chó tốt (về ngoại hình và thần kinh) - thế nào là những cái gần với tiêu chuẩn, đâu là những điểm lỗi cần loại bỏ - cá thể nào nên loại bỏ, cá thể nào nên bảo tồn để nhân giống, rồi kiến thức về ghép cặp, phối giống, "thanh lọc" chó con .... vân vân và vân vân.....
Có vài ý kiến trao đổi như vậy, mong các bác góp ý thêm!
Thân mến - với tất cả những người sẵn sàng chung tay để bảo tồn và phát triển một giống chó ta!
... Như vậy theo tôi những giống chó nổi tiếng vừa “đẹp” lại vừa ổn định đặc tính đã được con người lai tạo và tuyển chọn qua rất nhiều đời. Chó Thái RB đã được thực hiện điều này tương đối, còn chó PQ thì ta tác động quá ít hay gần như chưa tác động.
Những điều trên cho tôi suy nghĩ: ta có thể chọn lọc, lai tạo để có một giống chó gọi là PQ với những đặc tính ổn định và đẹp chẳng thua giống chó nào.