Xin tặng những ai thích ăn thịt chó 1 bài báo tuy đã cũ nhưng nội dung vẫn còn có ích, không vì đã kích mà là vì lợi ích của quý vị (lẽ nên post vào cuối tuần thay vì đầu tuần )
Thịt chó và những nguy hiểm tiền ẩn
Hầu hết các quán thịt chó ở TP HCM hiện đều nhập thịt chó làm sẵn từ nhiều nguồn, trong đó không ít con bị đánh bả bằng thuốc trừ sâu, thuốc chuột hoặc bị chết do bệnh. Người ăn phải loại thịt này rất dễ bị ngộ độc hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm như lao, vàng da...
Trước đây, các quán thường thu mua chó sống về giết mổ; còn hiện nay, chủ quán chỉ cần ngồi nhà gọi điện thoại là sẽ có người mang thịt làm sẵn đến giao theo yêu cầu. Do đó, nhiều chủ quán không thể biết được chó có nguồn gốc từ đâu, được giết mổ như thế nào và tình trạng “sức khỏe” của chó ra sao trước khi giết mổ. Theo Chi cục Thú y TP HCM, tình trạng giết chó bằng thuốc độc rồi bán cho quán thịt chó hiện khá phổ biến. Bọn trộm thường thuốc chó chứ không bắt sống như trước vì cách này nhanh gọn hơn, thịt sau khi giết mổ vẫn bán được với giá cao.
Công an địa phương ở Bình Thuận cũng từng bắt được một nhóm thanh niên chuyên thuốc chó để mang về TP HCM bán. Phương pháp giết chó được chúng áp dụng là dùng thuốc trừ sâu Basudin tẩm vào cá khô rồi rải xuống khu vực có chó. Chó ăn phải bả sẽ bị co giật, sùi bọt mép, nôn mửa (đôi khi tiêu chảy và liệt toàn thân) rồi chết. Chó trúng độc được thu gom, giết mổ, tẩm thuốc cho tươi lâu rồi vận chuyển đi bỏ mối các nơi.
Bác sĩ Lý Minh Tâm, Chi cục Thú y TP HCM, cho biết, các loại thuốc mà bọn trộm hay dùng gồm:
- Thuốc trừ sâu thuộc nhóm clo hoặc phốt pho hữu cơ:
Khi nhiễm sang người, thuốc sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa như gây nôn mửa,đau bụng, tiêu chảy, gia tăng bài tiết (vã mồ hôi, chảy nước mắt, nước bọt và đờm nhớt). Bệnh nhân vật vã, lơ mơ, co giật, đồng tử co nhỏ như đầu đinh ghim, rũ rượi. Người bị nặng sẽ hôn mê, liệt, thậm chí tử vong. Hiện không có thuốc đối kháng đặc trị nên khả năng bình phục tùy thuộc vào lượng hóa chất tồn dư trong thịt chó sau khi chế biến.
- Thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ (đã bị cấm sử dụng): Loại thuốc này độc đến nỗi chỉ cần dùng liều 0,5 mg là đủ làm chó chết. Người nhiễm độc sẽ bị nôn mửa, khó thở, liệt hô hấp và có thể tử vong. Chất độc tích lũy trong các mô mỡ, tuyến sữa của người phụ nữ và ảnh hưởng xấu đến thể trạng của đứa trẻ được nuôi bằng nguồn sữa của họ.
- Thuốc chuột phốt phua kẽm, chứa chất thallium (cực độc): Có thể gây những tác hại nghiêm trọng cho người ăn.
Ngoài khả năng gây ngộ độc, thịt chó còn là nguồn lây nhiễm nhiều bệnh tật. Khi ăn phải thịt chó dại, người tiêu dùng có thể nhiễm căn bệnh chết người này (virus dại xâm nhập cơ thể qua các vết xước ở miệng và đường tiêu hóa). Bác sĩ Tâm cho biết, thịt chó còn có thể mang nhiều bệnh dễ lây nhiễm khác cho người như lao, bệnh lepto dạng xoắn trùng (gây vàng da, tổn hại gan, sẩy thai). Thông thường, trong cơ thể các con chó bệnh còn có rất nhiều vi trùng gây độc hại khác. Nhiều loại trong số này không chết khi bị nấu chín; ngay cả đối với các vi trùng bị chết thì xác của chúng vẫn có thể tiết ra độc tố gây chết người.
Người Lao Động
Thịt chó và những nguy hiểm tiền ẩn
Hầu hết các quán thịt chó ở TP HCM hiện đều nhập thịt chó làm sẵn từ nhiều nguồn, trong đó không ít con bị đánh bả bằng thuốc trừ sâu, thuốc chuột hoặc bị chết do bệnh. Người ăn phải loại thịt này rất dễ bị ngộ độc hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm như lao, vàng da...
Trước đây, các quán thường thu mua chó sống về giết mổ; còn hiện nay, chủ quán chỉ cần ngồi nhà gọi điện thoại là sẽ có người mang thịt làm sẵn đến giao theo yêu cầu. Do đó, nhiều chủ quán không thể biết được chó có nguồn gốc từ đâu, được giết mổ như thế nào và tình trạng “sức khỏe” của chó ra sao trước khi giết mổ. Theo Chi cục Thú y TP HCM, tình trạng giết chó bằng thuốc độc rồi bán cho quán thịt chó hiện khá phổ biến. Bọn trộm thường thuốc chó chứ không bắt sống như trước vì cách này nhanh gọn hơn, thịt sau khi giết mổ vẫn bán được với giá cao.
Công an địa phương ở Bình Thuận cũng từng bắt được một nhóm thanh niên chuyên thuốc chó để mang về TP HCM bán. Phương pháp giết chó được chúng áp dụng là dùng thuốc trừ sâu Basudin tẩm vào cá khô rồi rải xuống khu vực có chó. Chó ăn phải bả sẽ bị co giật, sùi bọt mép, nôn mửa (đôi khi tiêu chảy và liệt toàn thân) rồi chết. Chó trúng độc được thu gom, giết mổ, tẩm thuốc cho tươi lâu rồi vận chuyển đi bỏ mối các nơi.
Bác sĩ Lý Minh Tâm, Chi cục Thú y TP HCM, cho biết, các loại thuốc mà bọn trộm hay dùng gồm:
- Thuốc trừ sâu thuộc nhóm clo hoặc phốt pho hữu cơ:
Khi nhiễm sang người, thuốc sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa như gây nôn mửa,đau bụng, tiêu chảy, gia tăng bài tiết (vã mồ hôi, chảy nước mắt, nước bọt và đờm nhớt). Bệnh nhân vật vã, lơ mơ, co giật, đồng tử co nhỏ như đầu đinh ghim, rũ rượi. Người bị nặng sẽ hôn mê, liệt, thậm chí tử vong. Hiện không có thuốc đối kháng đặc trị nên khả năng bình phục tùy thuộc vào lượng hóa chất tồn dư trong thịt chó sau khi chế biến.
- Thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ (đã bị cấm sử dụng): Loại thuốc này độc đến nỗi chỉ cần dùng liều 0,5 mg là đủ làm chó chết. Người nhiễm độc sẽ bị nôn mửa, khó thở, liệt hô hấp và có thể tử vong. Chất độc tích lũy trong các mô mỡ, tuyến sữa của người phụ nữ và ảnh hưởng xấu đến thể trạng của đứa trẻ được nuôi bằng nguồn sữa của họ.
- Thuốc chuột phốt phua kẽm, chứa chất thallium (cực độc): Có thể gây những tác hại nghiêm trọng cho người ăn.
Ngoài khả năng gây ngộ độc, thịt chó còn là nguồn lây nhiễm nhiều bệnh tật. Khi ăn phải thịt chó dại, người tiêu dùng có thể nhiễm căn bệnh chết người này (virus dại xâm nhập cơ thể qua các vết xước ở miệng và đường tiêu hóa). Bác sĩ Tâm cho biết, thịt chó còn có thể mang nhiều bệnh dễ lây nhiễm khác cho người như lao, bệnh lepto dạng xoắn trùng (gây vàng da, tổn hại gan, sẩy thai). Thông thường, trong cơ thể các con chó bệnh còn có rất nhiều vi trùng gây độc hại khác. Nhiều loại trong số này không chết khi bị nấu chín; ngay cả đối với các vi trùng bị chết thì xác của chúng vẫn có thể tiết ra độc tố gây chết người.
Người Lao Động