greenvet-hanoi
Chuyên gia thú y
TUỔI "DẬY THÌ" CỦA CHÓ.
Quy luật tồn tại của sự sống "hoa đến thì hoa nở", loài chó cũng có "tuổi dậy thì". Chủ nuôi cần biết rõ giai đoạn này để chăm sóc cún cưng được tốt hơn và có các quyết định chuyên môn cần thiết.
* Đối với chó cái, các biểu hiện "dậy thì", các nhà chuyên môn gọi là " chuẩn bị động dục":
1. Tuổi bắt đầu động dục trung bình : 6-8 tháng tuổi.
2. Đã và đang thay lông với bộ lông mới óng ả, hấp dẫn hơn.
3. Bộ máy sinh dục phát triển: "nở" to hơn, có thể thấy tiết dịch nhờn trong như nhựa chuối, dính ở hai bên mép âm hộ.
4. Tính cách có thay đổi:,
- Hoạt bát hơn, nhiều lúc rất "bắng nhắng".
- Thích gần với chó khác giới, hay nhõng nhẽo với chủ hơn.
- Ăn kém hơn bình thuờng khoảng 30-50%, ăn vặt, không để tâm đến ăn uống.
- Có những biểu hiện kỳ cục: ôm cưỡi lên chó khác đùa rỡn, kể cả cùng giới.
** Đối với chó đực;
1. Tuổi dậy thì chậm hơn cái, bắt đầu từ 10- 12 tháng tuổi.
2. Các dấu hiệu : Rụng, thay lông, bóng mượt , thích chạy đi xa tìm bạn nô đùa. Hay đái "giắt", đái nhiều lần, nhiều chỗ để hấp dẫn "bạn gái" bằng mùi nước tiểu. Hay ôm cưỡi lên chó khác. Hay lòi đầu dương vật ra ngoài có kèm dịch nhờn, thậm chí xây sát viêm qui đầu có mủ.
*** Bạn nên làm gì khi chó đến tuổi động dục ?
1. Nếu không có mục đích "nhân giống", tốt nhất là "thiến, triệt sản" cả cái và đực, sẽ tránh được rất nhiều bệnh đường sinh sản , đặc biệt là khối u, ung thư tử cung, dịch hoàn.
2. Không lo chó ăn ít ( nếu không có biểu hiện ốm bệnh ). Chăm sóc đủ chất khoáng, đạm, vitamin, rau xanh... có thể cho ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để bảo đảm bù đủ năng lượng tiêu hao.
3. Chịu khó chơi đùa, âu yếm vuốt ve với cún khi bạn rỗi rãi.
4. Chú ý: chó hay bỏ đi chơi xa, dễ mất, thất lạc.
5. Không chuyển đổi chủ nuôi, địa điểm nuôi, chuyển vùng hoặc gây bất kỳ những stress bất lợi với chó.
**** Vì dễ lẫn, trùnghợp với các triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh, bạn chớ chủ quan, nên mời BSTY kiểm tra sức khỏe để bảo đảm chó " hoàn toàn khỏe mạnh ".
Chó KIA giống Labrador cùng cô chủ nhỏ Phương Linh nhà anhthe98.
Kỹ thuật mổ triệt sản chó cái.
Quy luật tồn tại của sự sống "hoa đến thì hoa nở", loài chó cũng có "tuổi dậy thì". Chủ nuôi cần biết rõ giai đoạn này để chăm sóc cún cưng được tốt hơn và có các quyết định chuyên môn cần thiết.
* Đối với chó cái, các biểu hiện "dậy thì", các nhà chuyên môn gọi là " chuẩn bị động dục":
1. Tuổi bắt đầu động dục trung bình : 6-8 tháng tuổi.
2. Đã và đang thay lông với bộ lông mới óng ả, hấp dẫn hơn.
3. Bộ máy sinh dục phát triển: "nở" to hơn, có thể thấy tiết dịch nhờn trong như nhựa chuối, dính ở hai bên mép âm hộ.
4. Tính cách có thay đổi:,
- Hoạt bát hơn, nhiều lúc rất "bắng nhắng".
- Thích gần với chó khác giới, hay nhõng nhẽo với chủ hơn.
- Ăn kém hơn bình thuờng khoảng 30-50%, ăn vặt, không để tâm đến ăn uống.
- Có những biểu hiện kỳ cục: ôm cưỡi lên chó khác đùa rỡn, kể cả cùng giới.
** Đối với chó đực;
1. Tuổi dậy thì chậm hơn cái, bắt đầu từ 10- 12 tháng tuổi.
2. Các dấu hiệu : Rụng, thay lông, bóng mượt , thích chạy đi xa tìm bạn nô đùa. Hay đái "giắt", đái nhiều lần, nhiều chỗ để hấp dẫn "bạn gái" bằng mùi nước tiểu. Hay ôm cưỡi lên chó khác. Hay lòi đầu dương vật ra ngoài có kèm dịch nhờn, thậm chí xây sát viêm qui đầu có mủ.
*** Bạn nên làm gì khi chó đến tuổi động dục ?
1. Nếu không có mục đích "nhân giống", tốt nhất là "thiến, triệt sản" cả cái và đực, sẽ tránh được rất nhiều bệnh đường sinh sản , đặc biệt là khối u, ung thư tử cung, dịch hoàn.
2. Không lo chó ăn ít ( nếu không có biểu hiện ốm bệnh ). Chăm sóc đủ chất khoáng, đạm, vitamin, rau xanh... có thể cho ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để bảo đảm bù đủ năng lượng tiêu hao.
3. Chịu khó chơi đùa, âu yếm vuốt ve với cún khi bạn rỗi rãi.
4. Chú ý: chó hay bỏ đi chơi xa, dễ mất, thất lạc.
5. Không chuyển đổi chủ nuôi, địa điểm nuôi, chuyển vùng hoặc gây bất kỳ những stress bất lợi với chó.
**** Vì dễ lẫn, trùnghợp với các triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh, bạn chớ chủ quan, nên mời BSTY kiểm tra sức khỏe để bảo đảm chó " hoàn toàn khỏe mạnh ".
Chó KIA giống Labrador cùng cô chủ nhỏ Phương Linh nhà anhthe98.
Kỹ thuật mổ triệt sản chó cái.