greenvet-hanoi
Chuyên gia thú y
Tại sao Mèo hay cắn ?
Hiểu thế nào về hành vi "cắn" của mèo ?
Thật khó có thể tin được rằng: thói quen cắn ở mèo lại chính là một hình thức chuyển tải các thông tin cần thiết như: Tình cảm ( xin ăn, làm nũng đòi bế ẵm vuốt ve ), Phản ứng tự vệ khi có nguy cơ bị tấn công, phản xạ giao phối hoặc các thông báo ốm đau, tổn thương, bệnh dịch.
Mèo của gemma
Làm gì để huấn luyện mèo không hay cắn?
Không có các động tác thô bạo với mèo.
Làm gì để huấn luyện mèo không hay cắn?
Không có các động tác thô bạo với mèo.
Ngay từ nhỏ không nên dùng tay để trực tiếp là vật dụng cho mèo con chơi đùa. Mèo con ngứa răng, đặc biệt khi thay răng (3-4 tháng tuổi) rất thích cắn đồ vật. Nên chơi đùa với mèo bằng dụng cụ " cần câu nhử mồi"- làm sao mèo phấn khích đuổi bắt mồi nhưng không cho cắn mồi."Always use a fishing-pole type toy when playing with a kitten. Save the furry toy mice and other small toys for the cat to enjoy on his own". Lớn lên mèo sẽ rất ít cắn xé.
Các trường hợp mèo có thể cắn bạn:
1. Mèo không thích sờ vào số bộ phận cơ thể: chân sau, móng, ngực. Dù bạn là chủ nó nhưng bất ngờ đụng chạm vào các vị trí trên dễ dàng bị mèo cắn theo bản năng.
2. Các tiếng động mèo rất ghét: Tiếng chó sủa, tiêng máy hút bụi hoặc máy sấy tóc. Đặc biệt bất ngờ làm mèo giật mình. Khi sấy khô sau tắm cho mèo bạn nên để máy sấy ở mức độ nhẹ nhàng, nên lau khô bằng khăn trước khi sấy lông.
3. Nơi lạ, người lạ: Mèo ở nhà bạn là của bạn, nhưng khi mang đến chỗ lạ mèo rất dễ thay đổi tính tình, thậm chí cắn bạn để chạy trốn. Người lạ tiếp cận mèo rất khó, mèo rất ghét các bác sỹ thú y tiêm khám mèo bằng các động tác thô bạo.
4. Mèo bị xích nhốt: Sẽ thay đổi tập tính của mèo nếu chúng bị xích nhốt lâu ngày. Mèo bị ức chế thần kinh trở nên dữ tợn.
5. Mèo đang nuôi con, phản ứng bảo vệ con có thể rất dữ. Mèo đang đánh nhau, đang vờn nhau chuẩn bị giao phối.
6. Cắn..."nhầm" ! Đó là các động tác đùa chơi với mèo quá thái, quá đau hoặc bất ngờ dễ bị mèo cắn. Hoặc nhử mồi cho mèo ăn.
Khi nào mèo cắn biểu hiện bệnh lý phải thông báo cho bác sỹ thú y?
1. Đau, chấn thương: Phản ứng đau cắn khi sờ vào các vị trí tổn thương.
2. Bệnh Dại: Đặc biệt nguy hiểm vì mèo không thể phân biệt chủ, quen lạ, tấn công cắn xé bất cứ ai, bất cứ lúc nào. Nếu nghi có dấu hiệu này cần nhốt quản lý chắc chắn và mời bác sỹ thú y khám. Không được để mèo cắn người và con vật khác.
Mèo bị nhiễm virus Dại vào não do bị con vật mang bệnh Dại khác cắn- rất nguy hiểm !
Bác sỹ Greenvet