• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng chó Phu quốc tuyệt vời

tuyluy

Member
Để quay lại với chủ đề gợi mở về tầm quan trọng của nòi giống và giáo dục đối với các loại chó, tôi lại xin phép cố gắng phần nào đưa ra được câu trả lời đói với những câu hỏi mà bác Mit2011 đã nêu.

Trước khi đề cập lại, tôi xin bổ sung ý kiến là rất tâm đắc với ý kiến của bác Bebofang về tuổi của chó. Theo tôi, không nên nôn nóng dạy chó và khẳng định nó là khôn hay không khôn nếu chú chó đấy chưa hoàn toàn trưởng thành (theo tôi là trước 2 tuổi) – tức là sau tuổi sinh sản một thời gian ( từ 6 – 12 tháng sau tuổi sinh sản tùy theo giống chó). Con Quốc nhà tôi rất lành và không có vẻ tinh quái trước 2 tuổi. Còn em PAO thì khi 1.tuổi rưỡi mới đến tuổi sinh sản, sau khi sinh con thì điềm tĩnh hơn hẳn nhưng dù có là điềm tĩnh thì cũng không thể nhỏ thuốc mắt cho PAO hay nếu muốn chăm sóc vết thương đánh nhau thì đa phần là phải rình và đánh lừa PAO. Một điểm nữa là người có thể lừa được PAO lại là con trai của người trông nom nó hàng ngày, chứ không phải “bản chủ” là tôi các bác nhé. Lúc đó hễ tôi cứ thò tay định làm gì nó là nó phắn rất nhanh hoặc tỏ thái độ mà tôi phải rụt tay lại tức thì.
Cũng có thể tôi đã có một em Phú Quốc thông minh là Quốc và một em MC kém thông minh là PAO. Nhưng nếu đi vào so sánh chi tiết tôi vẫn muốn chia sẻ một số quan sát như sau:

1. Tôi quan sát 2 thế hệ chó (bố mẹ và con) đối với cả Phú quốc lẫn MC.

2. Ở cả 2 thế hệ tôi thấy: cún Phú quốc ngay từ nhỏ đã tỏ ra thông minh và bám chủ hơn MC. Cun MC đã tỏ ra ghê gớm và cảnh giác hơn Phú quốc. Thế nào gọi là thông minh ở một chú cún, với kinh nghiệm bản thân thì tôi cứ bế nó lên và đối thoại với nó, bạn hãy nhìn vào đôi măt của cún thì biết. Bạn có thể cảm nhận biểu cảm của cún qua ánh mắt. Tất cả lũ cún PQ nhà tôi (Cọp đã đẻ 4 lứa) ngay từ 4 - 5 tuần tuổi đã biết rối rít bắt tay và chồm lên bằng 2 chân để ôm chân chủ, đuổi theo chủ như đuổi theo mẹ vậy. Cún nhà PAO ngược lại, vô cùng cảnh giác và ngay từ 3 - 4 tuần tuổi đã tỏ ra khá dữ vì có thái độ như muốn đợp. Cún MC nhà PAO thì ngay khi chạy vững trên 4 chân đã bì bõm lội suối và phi như hoẵng cùng mẹ. Em Cộc con PAO hiện đã về nhà bác SHAKHI VIET là ví dụ, em bơi bì bõm suốt ngày dưới suối đến nỗi vắt chui cả vào mũi em. Nhưng Cộc lại có vẻ thân thiện với người hơn Tũn chính vì lẽ đó tôi cho em ấy về Hanoi với bác SHAKHI viet. Còn Tũn có vẻ giống mẹ PAO về tính cách nên tôi giữ lại trang trại để trông nhà (mặt này thì tuyệt vời)

3. Khi hoảng loạn cắn nhầm – điều này là biểu hiện về hệ thần kinh của cún. Với 4 thế hệ cún Phú Quốc đã ra đời ở trang trại + với 2 bố mẹ Quốc và Cọp tôi đã quan sát và có thể tin 100% là điều này không xảy ra với chó Phú Quốc. Chưa bao giờ tôi hay người trông trang bị chó PQ tợp nhầm khi hoảng sợ hay giận dữ. Có lúc để phản kháng chủ, mẹ Cọp cũng chỉ dám quay lại “nhằn nhằn” kiểu như cấu véo yêu ở người vào tay tôi thôi, tôi bèn đập cho một cái vào đít thì sợ lắm không dám nữa. Quốc thì chưa bao giờ dám láo gì với chủ từ nhỏ đến nay là 4 tuổi. Nhưng việc tợp nhầm đã xảy ra cả với mẹ PAO và Tũn nhà tôi, hic hic. Cho nên với các em MC là tôi rất cảnh giác không thể nhờn được vì có lẽ bản năng hoang dã của nó khá cao.

4. Hệ thần kinh: các cún PQ đã làm tôi rất ngạc nhiên, kể từ Quốc khi nhỏ mới bắt về đến các cún mà tôi đã mang về Hà nội cho các chủ mới dường như đều có hệ thần kinh khá tốt. Ngồi chễm chệ trên xe máy như em bé, các chủ mới chỉ việc zìn zìn về nhà thôi, mặc dù có tí run run trên đường. Cún nhà PAO, em Cộc được đón bằng 4 bánh từ trang trại thì cũng khá bình tĩnh, tỏ ra hơi run và buồn buồn. Nhưng tôi tin rằng nếu mang Tũn nhà tôi khi bé về Hanoi thì sẽ khó có chuyện zìn zìn xe máy chễm chệ theo chủ mới được, chắc sẽ quậy hơn.

Tóm lại tôi thì yêu chó PQ hơn vì nó khôn ngoan tình cảm bám chủ mặc dù phạm tội bắt gà và hay ngồi lên ghế (chịu lạnh kém – điều này thường chỉ ở chó con dưới một tuổi), còn người nuôi chó hàng ngày ở trang trại thì không thích PQ vì những tội kể trên nhưng họ lại yêu và thiên vị PAO vì 1/ ngoan không tham ăn và chầu mâm cơm 2/không bao giờ ngồi trên ghế và thích nằm những chỗ “phù hợp” với thân phận làm chó 3/ tận tụy canh giữ nhà rất tốt và ai đến cũng hãi sợ ( tất nhiên PAO không cắn bậy, khi đã chấp nhận khách vào nhà rồi thì cũng thôi không dọa dẫm nữa, nhưng khi khách tự ý mở cửa bếp là em nó cho ngay một đợp vào mông).

Kết luận: tôi thì sẽ luôn nuôi cả 2 loài ở trang trại vì cả 2 đều rất đẹp và mỗi loài có một ưu điểm riêng. Và tôi đã rất buồn khi bị mất PAO :(

Bây giờ xin phép quay lại những ý kiến của bác Mit 2011.

Tôi vẫn bảo vệ ý kiến của mình là phàm đã kém thông minh thì rất khó dạy và nếu có dạy thì tiến bộ chẳng được là bao.

Thứ hai là tôi không tin là một vị giáo sư tiến sĩ lại thông minh hơn các bác đâu nhé. Mỗi người giỏi về một thứ, có những khía cạnh các bác sẽ giỏi hơn các vị giáo sư tiến sĩ đó, một cách khiêm tốn mà nói. Tôi chưa bao giờ ngần ngại ngồi tranh luận với một số bạn bè viện sĩ khoa học cả. Nhất là về vật lý vũ trụ, họ cứ trình bày những thuật ngữ chuyên môn này nọ, còn tôi thì chỉ hỏi đến cùng con người ta sinh ra từ đâu, vật chất từ đâu mà có. Các bác tha hồ nói nào là notron, potron electron. Tôi lại hỏi thế notron potron và electron từ đâu mà sinh ra, hehee pó tay!:))

Vậy học vị không 100% chính là sự thông minh các bác nhé. Bác Mit nói đúng, châu Âu, Mỹ hơn Vietnam ta một cách nói chung về nhiều mặt, vì nền giáo dục của họ tốt trang bị cho con người một cách tiếp cận và tư duy tốt. Chính vì vậy, khi học phổ thông họ rất bình thường, nhưng khi lên đại học họ thường vượt xa con em chúng ta. Nhưng tôi không nghĩ là họ thông minh hơn. Để so sánh thì phải đặt 2 con người cùng xuất phát điểm như nhau chứ không thì mọi sự so sánh đều khập khiễng.:)

Thứ ba là, chữ “tâm”. Không phải chỉ có người theo đạo phật mới có “tâm”, nó chỉ là “từ ngữ” của văn hóa phật giáo để nói đến một thứ mà con người ai cũng có là “tâm”. Tâm sáng hay tâm tối hay tâm gì khác nữa…tùy. Cũng như là để nói đến chân lý tối thượng thì tùy theo văn hóa tín ngưỡng của từng nơi mà nói là : phật, chúa, đấng tối thượng…..gì gì nữa. Theo phật thì nói đến cõi niết bàn, theo thiên chúa giáo thì nói đến thiên đường v.v…

Tôi lại xin quay lại chủ đề nòi giống và giáo dục chó. Tôi nghĩ giáo dục rất quan trọng, nhưng phải dựa trên cơ sở con chó đó đủ thông minh (chứ không cần rất thông minh đâu) để được giáo dục. Và một điều nữa, theo tôi cũng giống như giáo dục một đứa trẻ, để giáo dục được một con chó người chủ cần phải có một tình thương yêu thật sự. Do vậy, một người chủ tốt sẽ góp phần quyết định rất nhiều tính cách của một con chó. Tôi thiết nghĩ là nếu giữa chủ với chó có sự tâm giao, tâm sự chuyện trò thì con chó sẽ thông minh hơn chăng :)

Các bác thông cảm bỏ qua nếu tôi trình bày quá dài dòng nhé.
Chúc các bác một ngày vui vẻ và hiệu quả.

Dưới đây là ảnh Mẹ Cọp khi 5 tháng tuổi - chuyên phạm tội phạm thượng ngồi ghế! :)) và ăn trộm dép.

 

nguyenducminh63

Active Member
Em đồng ý với quan điểm của chị T là 2 người (hoặc 2 con chó) phải ở cùng xuất phát điểm như nhau, sự chăm sóc nuôi nấng, dạy dỗ, huấn luyến như nhau thì ta mới so sánh được sự thông minh, phát triển.

Bác Mít đưa ra vd như này thì 2 người không có cùng xuất phát nên không thể so sánh giống người (hay giống chó) nào thông minh hơn giống người nào được. Topic này mở ra em thấy rất hay và bổ ích vì có rất nhiều ý kiến, lập luận rồi chia sẻ, câu hỏi rồi trả lời thú vị.
@Mr Mít: Bác nhiều lần trễ Off nên khi nào bác tham gia Offline thì chuẩn bị tinh thần mà chịu phạt bác nhé :-w:-w:-w.

Nối tiếp sự liên hệ của chị tới con người....Vậy theo chị một thằng Tây gióng thưọng đẳng... và một người lai hay ... người châu Phi ai thông minh hơn ai khi thằng Tây lúc mới sinh bị bắt cóc và bị bán sang 1 xứ mọi rợ và lớn lên ở đó.. trong khi một trẻ em châu Phi được nhận nuôi và trưỏng thành ở châu Âu chẳng hạn..
Vậy học vị không 100% chính là sự thông minh các bác nhé. Bác Mit nói đúng, châu Âu, Mỹ hơn Vietnam ta một cách nói chung về nhiều mặt, vì nền giáo dục của họ tốt trang bị cho con người một cách tiếp cận và tư duy tốt. Chính vì vậy, khi học phổ thông họ rất bình thường, nhưng khi lên đại học họ thường vượt xa con em chúng ta. Nhưng tôi không nghĩ là họ thông minh hơn. Để so sánh thì phải đặt 2 con người cùng xuất phát điểm như nhau chứ không thì mọi sự so sánh đều khập khiễng.:)
 

vanglai213

Active Member
Để quay lại với chủ đề gợi mở về tầm quan trọng của nòi giống và giáo dục đối với các loại chó, tôi lại xin phép cố gắng phần nào đưa ra được câu trả lời đói với những câu hỏi mà bác Mit2011 đã nêu.

Trước khi đề cập lại, tôi xin bổ sung ý kiến là rất tâm đắc với ý kiến của bác Bebofang về tuổi của chó. Theo tôi, không nên nôn nóng dạy chó và khẳng định nó là khôn hay không khôn nếu chú chó đấy chưa hoàn toàn trưởng thành (theo tôi là trước 2 tuổi) – tức là sau tuổi sinh sản một thời gian ( từ 6 – 12 tháng sau tuổi sinh sản tùy theo giống chó). Con Quốc nhà tôi rất lành và không có vẻ tinh quái trước 2 tuổi. Còn em PAO thì khi 1.tuổi rưỡi mới đến tuổi sinh sản, sau khi sinh con thì điềm tĩnh hơn hẳn nhưng dù có là điềm tĩnh thì cũng không thể nhỏ thuốc mắt cho PAO hay nếu muốn chăm sóc vết thương đánh nhau thì đa phần là phải rình và đánh lừa PAO. Một điểm nữa là người có thể lừa được PAO lại là con trai của người trông nom nó hàng ngày, chứ không phải “bản chủ” là tôi các bác nhé. Lúc đó hễ tôi cứ thò tay định làm gì nó là nó phắn rất nhanh hoặc tỏ thái độ mà tôi phải rụt tay lại tức thì.
Cũng có thể tôi đã có một em Phú Quốc thông minh là Quốc và một em MC kém thông minh là PAO. Nhưng nếu đi vào so sánh chi tiết tôi vẫn muốn chia sẻ một số quan sát như sau:

1. Tôi quan sát 2 thế hệ chó (bố mẹ và con) đối với cả Phú quốc lẫn MC.

2. Ở cả 2 thế hệ tôi thấy: cún Phú quốc ngay từ nhỏ đã tỏ ra thông minh và bám chủ hơn MC. Cun MC đã tỏ ra ghê gớm và cảnh giác hơn Phú quốc. Thế nào gọi là thông minh ở một chú cún, với kinh nghiệm bản thân thì tôi cứ bế nó lên và đối thoại với nó, bạn hãy nhìn vào đôi măt của cún thì biết. Bạn có thể cảm nhận biểu cảm của cún qua ánh mắt. Tất cả lũ cún PQ nhà tôi (Cọp đã đẻ 4 lứa) ngay từ 4 - 5 tuần tuổi đã biết rối rít bắt tay và chồm lên bằng 2 chân để ôm chân chủ, đuổi theo chủ như đuổi theo mẹ vậy. Cún nhà PAO ngược lại, vô cùng cảnh giác và ngay từ 3 - 4 tuần tuổi đã tỏ ra khá dữ vì có thái độ như muốn đợp. Cún MC nhà PAO thì ngay khi chạy vững trên 4 chân đã bì bõm lội suối và phi như hoẵng cùng mẹ. Em Cộc con PAO hiện đã về nhà bác SHAKHI VIET là ví dụ, em bơi bì bõm suốt ngày dưới suối đến nỗi vắt chui cả vào mũi em. Nhưng Cộc lại có vẻ thân thiện với người hơn Tũn chính vì lẽ đó tôi cho em ấy về Hanoi với bác SHAKHI viet. Còn Tũn có vẻ giống mẹ PAO về tính cách nên tôi giữ lại trang trại để trông nhà (mặt này thì tuyệt vời)

3. Khi hoảng loạn cắn nhầm – điều này là biểu hiện về hệ thần kinh của cún. Với 4 thế hệ cún Phú Quốc đã ra đời ở trang trại + với 2 bố mẹ Quốc và Cọp tôi đã quan sát và có thể tin 100% là điều này không xảy ra với chó Phú Quốc. Chưa bao giờ tôi hay người trông trang bị chó PQ tợp nhầm khi hoảng sợ hay giận dữ. Có lúc để phản kháng chủ, mẹ Cọp cũng chỉ dám quay lại “nhằn nhằn” kiểu như cấu véo yêu ở người vào tay tôi thôi, tôi bèn đập cho một cái vào đít thì sợ lắm không dám nữa. Quốc thì chưa bao giờ dám láo gì với chủ từ nhỏ đến nay là 4 tuổi. Nhưng việc tợp nhầm đã xảy ra cả với mẹ PAO và Tũn nhà tôi, hic hic. Cho nên với các em MC là tôi rất cảnh giác không thể nhờn được vì có lẽ bản năng hoang dã của nó khá cao.

4. Hệ thần kinh: các cún PQ đã làm tôi rất ngạc nhiên, kể từ Quốc khi nhỏ mới bắt về đến các cún mà tôi đã mang về Hà nội cho các chủ mới dường như đều có hệ thần kinh khá tốt. Ngồi chễm chệ trên xe máy như em bé, các chủ mới chỉ việc zìn zìn về nhà thôi, mặc dù có tí run run trên đường. Cún nhà PAO, em Cộc được đón bằng 4 bánh từ trang trại thì cũng khá bình tĩnh, tỏ ra hơi run và buồn buồn. Nhưng tôi tin rằng nếu mang Tũn nhà tôi khi bé về Hanoi thì sẽ khó có chuyện zìn zìn xe máy chễm chệ theo chủ mới được, chắc sẽ quậy hơn.

Tóm lại tôi thì yêu chó PQ hơn vì nó khôn ngoan tình cảm bám chủ mặc dù phạm tội bắt gà và hay ngồi lên ghế (chịu lạnh kém – điều này thường chỉ ở chó con dưới một tuổi), còn người nuôi chó hàng ngày ở trang trại thì không thích PQ vì những tội kể trên nhưng họ lại yêu và thiên vị PAO vì 1/ ngoan không tham ăn và chầu mâm cơm 2/không bao giờ ngồi trên ghế và thích nằm những chỗ “phù hợp” với thân phận làm chó 3/ tận tụy canh giữ nhà rất tốt và ai đến cũng hãi sợ ( tất nhiên PAO không cắn bậy, khi đã chấp nhận khách vào nhà rồi thì cũng thôi không dọa dẫm nữa, nhưng khi khách tự ý mở cửa bếp là em nó cho ngay một đợp vào mông).

Kết luận: tôi thì sẽ luôn nuôi cả 2 loài ở trang trại vì cả 2 đều rất đẹp và mỗi loài có một ưu điểm riêng. Và tôi đã rất buồn khi bị mất PAO :(

Bây giờ xin phép quay lại những ý kiến của bác Mit 2011.

Tôi vẫn bảo vệ ý kiến của mình là phàm đã kém thông minh thì rất khó dạy và nếu có dạy thì tiến bộ chẳng được là bao.

Thứ hai là tôi không tin là một vị giáo sư tiến sĩ lại thông minh hơn các bác đâu nhé. Mỗi người giỏi về một thứ, có những khía cạnh các bác sẽ giỏi hơn các vị giáo sư tiến sĩ đó, một cách khiêm tốn mà nói. Tôi chưa bao giờ ngần ngại ngồi tranh luận với một số bạn bè viện sĩ khoa học cả. Nhất là về vật lý vũ trụ, họ cứ trình bày những thuật ngữ chuyên môn này nọ, còn tôi thì chỉ hỏi đến cùng con người ta sinh ra từ đâu, vật chất từ đâu mà có. Các bác tha hồ nói nào là notron, potron electron. Tôi lại hỏi thế notron potron và electron từ đâu mà sinh ra, hehee pó tay!:))

Vậy học vị không 100% chính là sự thông minh các bác nhé. Bác Mit nói đúng, châu Âu, Mỹ hơn Vietnam ta một cách nói chung về nhiều mặt, vì nền giáo dục của họ tốt trang bị cho con người một cách tiếp cận và tư duy tốt. Chính vì vậy, khi học phổ thông họ rất bình thường, nhưng khi lên đại học họ thường vượt xa con em chúng ta. Nhưng tôi không nghĩ là họ thông minh hơn. Để so sánh thì phải đặt 2 con người cùng xuất phát điểm như nhau chứ không thì mọi sự so sánh đều khập khiễng.:)

Thứ ba là, chữ “tâm”. Không phải chỉ có người theo đạo phật mới có “tâm”, nó chỉ là “từ ngữ” của văn hóa phật giáo để nói đến một thứ mà con người ai cũng có là “tâm”. Tâm sáng hay tâm tối hay tâm gì khác nữa…tùy. Cũng như là để nói đến chân lý tối thượng thì tùy theo văn hóa tín ngưỡng của từng nơi mà nói là : phật, chúa, đấng tối thượng…..gì gì nữa. Theo phật thì nói đến cõi niết bàn, theo thiên chúa giáo thì nói đến thiên đường v.v…

Tôi lại xin quay lại chủ đề nòi giống và giáo dục chó. Tôi nghĩ giáo dục rất quan trọng, nhưng phải dựa trên cơ sở con chó đó đủ thông minh (chứ không cần rất thông minh đâu) để được giáo dục. Và một điều nữa, theo tôi cũng giống như giáo dục một đứa trẻ, để giáo dục được một con chó người chủ cần phải có một tình thương yêu thật sự. Do vậy, một người chủ tốt sẽ góp phần quyết định rất nhiều tính cách của một con chó. Tôi thiết nghĩ là nếu giữa chủ với chó có sự tâm giao, tâm sự chuyện trò thì con chó sẽ thông minh hơn chăng :)

Các bác thông cảm bỏ qua nếu tôi trình bày quá dài dòng nhé.
Chúc các bác một ngày vui vẻ và hiệu quả.

Dưới đây là ảnh Mẹ Cọp khi 5 tháng tuổi - chuyên phạm tội phạm thượng ngồi ghế! :)) và ăn trộm dép.

Hi bác Tuy : cứ nói thế này thì lên có 1 cuộc thi hay hơn , ta lấy 2 em 1 PQ và 1 MC từ nhỏ rồi làm 1 cuộc thi huấn luyện và dậy dỗ hàng ngày ,kết quả là 2 tháng sẽ biết ngay em nào hơn em nào .
Em cũng công nhận là chó PQ tinh khôn hơn hẳn MC đó là sự nhanh nhẹn và khéo léo , sự nắm bắt của nó rất chuẩn , căn cứ vào điểm khuôn mặt , và dáng người của nó .Ở mặt điểm chú trọng nhất là đôi tai ,đôi tai của PQ mỏng nó băt âm thanh rất nhậy bén , hơn ở MC điểm này .Các nhà nghiên cứu về huấn luyện chó trên thế giới có kiểm trứng và kết luận những chú chó có đôi tai mỏng và to là những chú chó có sự tinh khôn hơn các loài tai dầy ,và tiếp thu bài hơn ( nhưng ở đây em cũng phân vân ) , ở vn lại kiểm chứng là chó MC lại tiếp thu bài tốt hơn chó PQ , đây là điểm không thể không chối được ,kiếm được chú PQ học hiểu lệnh nhanh rất khó .Nói chung chỉ dậy căn bản được chứ không thể học được lệnh tấn công ,đây cũng là hạn chế của chúng trong nghiệp vụ .
Chị có nói đến "chó MC thần kinh không đuợc tốt bằng PQ , chứng tỏ là nó không khôn bằng ". Cái này không phải chỉ à ,em nghĩ lại khác vì đây là đặc điểm của chó ta của mình, điểm này là điểm không có sự dậy dỗ ,mà trong nghiệp vụ có 1 khâu đó là dậy thần kinh , (1 dạng của cắn chộm ,cắn hoảng) Nếu có phương pháp dậy chó đúng thì chó có thể sử lí tốt với hoàn cảnh đó nó sẽ không bị cắn nhầm ,lên ở đây con cún của chị phải có chút dậy dỗ chứ điểm này so sánh khập khiễng thật , ở hoàn cảnh này nếu ta chọn 2 em MC và PQ có hệ thần kinh giống nhau thì lại khác nhé em nghĩ là nó không bị lỗi trên.Em thấy chị nuôi được chú MC đó không được tốt thôi .Đây gọi là lỗi chó thường gặp về hệ thần kinh ,có thể là do lai cận huyết vài đời gì đó.
Nhưng kết luận lại thì đúng người ta luôn chọn cái thần để nói chó PQ hơn con MC điểm này đó là ý kiến của em .Còn khả năng tinh khôn , để xét đến chó PQ là Quốc khuyển em không giám bàn tới ^^ ..
1 vài điều của em .
 
Thấy các bác tranh luận có vẻ cao siêu quá. Đã đành là mọi sự so sánh đều khập khiễng, nên chăng chúng ta nên thu hẹp phạm vi so sánh giữa PQ và MC để bớt đi sự khập khiễng???
Theo cá nhân tôi thì các dòng chó núi khu vực phía bắc (mà HC chỉ là một dòng trong số đó) cũng như PQ ở phía nam đều bị ảnh hưởng bởi môi trường sinh trưởng theo vị trí địa lý của chúng từ lâu đời nên có một số nét tính cách đã trở thành đặc trưng của chúng ví dụ như sự lầm lỳ của HC (các dòng chó núi vùng cao phía bắc đều có cá tính này) hay sự dữ dằn với các cá thể chó khác của PQ... Sở dĩ tôi cho rằng đây là ảnh hưởng của môi trường sinh trưởng vì đối với chó vùng cao phía bắc, khi được thuần hóa về sống với con người chúng cũng phần nào theo tập quán của người vùng cao phía bắc, sống rải rác, cheo leo ở các vùng núi cao từ nhà nọ sang nhà kia gần cũng vài...quăng dao và bọn chó này chủ yếu để trông nhà, tránh những động vật hoang dã xâm phạm khu vực sinh sống của con người chứ không phải để đi săn và sống quần tụ thành làng xóm như ở ngoài đảo.
Hơn nữa, con chó dù giống nào đi nữa ngoài đặc trưng cá tính của giống loài thì cá tính chung của chúng thể hiện cho chúng ta thấy cũng còn phụ thuộc rất lớn vào cách nuôi dưỡng và đối xử của chủ nuôi, mà... con chó KHÔN hay không lại được con người chúng ta xem xét dưới góc nhìn của mình nghĩa là xem xét dựa trên mức độ nghe lệnh, tuân thủ lệnh, thân hòa và... đặc biệt là hành xử theo ý muốn của chủ.
Như vậy rõ ràng con PQ có lợi thế hơn vì nó có mức độ thân hòa, gần gũi với người nhiều hơn (theo đặc trưng cá tính vốn có của giống này) nên sẽ có nhiều dịp để... hiểu ý chủ hơn dẫn đến ta cảm thấy nó KHÔN hơn. Cá nhân tôi thấy mức độ Khôn của HC hay các giống chó vùng núi phía bắc không thua kém gì PQ cả mà cách thể hiện thái độ của chúng lại có phần trầm ổn hơn PQ cùng độ tuổi và đặc biệt sự thể hiện cá tính của HC hay các giống chó vùng núi phía bắc lại sớm hơn PQ khá nhiều.
 

Mit2011

Member
Một chuyến bay dài.. về đến KS mệt nhoài nhưng vẫn vào xem VP

Cứ phản biện mãi có khi có bác hiểu lầm, có người lại ghét nên bài này tôi xin dùng cả hai cách tung hô và phản biện...
Trước khi đề cập lại, tôi xin bổ sung ý kiến là rất tâm đắc với ý kiến của bác Bebofang về tuổi của chó. Theo tôi, không nên nôn nóng dạy chó và khẳng định nó là khôn hay không khôn nếu chú chó đấy chưa hoàn toàn trưởng thành (theo tôi là trước 2 tuổi) – tức là sau tuổi sinh sản một thời gian ( từ 6 – 12 tháng sau tuổi sinh sản tùy theo giống chó). Con Quốc nhà tôi rất lành và không có vẻ tinh quái trước 2 tuổi. Còn em PAO thì khi 1.tuổi rưỡi mới đến tuổi sinh sản, sau khi sinh con thì điềm tĩnh hơn hẳn nhưng dù có là điềm tĩnh thì cũng không thể nhỏ thuốc mắt cho PAO hay nếu muốn chăm sóc vết thương đánh nhau thì đa phần là phải rình và đánh lừa PAO. Một điểm nữa là người có thể lừa được PAO lại là con trai của người trông nom nó hàng ngày, chứ không phải “bản chủ” là tôi các bác nhé. Lúc đó hễ tôi cứ thò tay định làm gì nó là nó phắn rất nhanh hoặc tỏ thái độ mà tôi phải rụt tay lại tức thì.
Cũng có thể tôi đã có một em Phú Quốc thông minh là Quốc và một em MC kém thông minh là PAO
Theo ý các bác, chúng ta có thể đúc kết: Giống chó nào cũng có con có “tố chất” và con “không có tố chất”. Để khẳng định con chó đó có thực sự có “tố chất” thông minh không, chắc phải chờ qua tuổi trẻ con của nó (sau 12 tháng tuổi)
(hà hà.. cái này nhiều bác khoái đây vì giải thích được việc thay đổi chó của mình…).
Thế nhưng nếu giả sử tôi nuôi một con PQ từ lúc bé tí.. mớm cho nó từng thìa cháo, nhét từng viên thuốc, thức cả đêm khi nó bệnh, mệt mỏi mấy cũng đúng giờ dắt nó đi dạo, thủ thỉ tâm tình hàng giờ mỗi ngày với nó… yêu thương nó thật sự (thậm chí còn như cả con đẻ mình).. nhưng đến khi nó 12 tháng tuổi tôi phát hiện ra đây là 1 con chó…ngu...Lúc đó tôi làm gì nhỉ? tôi không có trang trại nên không thể nuôi hết các con ngu đó …Cho, bán cho người khác để người khác hưởng cái ngu của nó (hay cho ra hàng thịt chó) và kiếm con khác tiếp tục nuôi đến khi phát hiện ra nó cũng.. ngu nốt… cứ thế đến khi gặp con khôn chăng? Cơ DUYÊN gặp được con chó khôn ngay từ đầu thật khó… Xin các bác cho hướng giải quyết..
Ai chả mong muốn có được một con chó có “tố chất” thông minh, nhưng thử hỏi mấy người có được cái DUYÊN như chị tuyluy gặp con QUỐC….
Nhưng nếu câu trả lời là chó ngu có thể huấn luyện để trở thành khôn hơn, có ích hơn được tôi sẽ tập trung cho nó sự giáo dục, huấn luyện thích đáng… để cho chính nó và cả tôi nữa..

Tôi vẫn bảo vệ ý kiến của mình là phàm đã kém thông minh thì rất khó dạy và nếu có dạy thì tiến bộ chẳng được là bao.
Tôi thấy như gánh xiếc thú chẳng hạn.. người ta còn dạy được những động vật kém thông minh hơn chó nhiều như lợn, dê, gà… liệu có phải ta không biết CÁCH dạy những con chó kém thông minh?

Thứ hai là tôi không tin là một vị giáo sư tiến sĩ lại thông minh hơn các bác đâu nhé. Mỗi người giỏi về một thứ, có những khía cạnh các bác sẽ giỏi hơn các vị giáo sư tiến sĩ đó, một cách khiêm tốn mà nói. Tôi chưa bao giờ ngần ngại ngồi tranh luận với một số bạn bè viện sĩ khoa học cả. Nhất là về vật lý vũ trụ, họ cứ trình bày những thuật ngữ chuyên môn này nọ, còn tôi thì chỉ hỏi đến cùng con người ta sinh ra từ đâu, vật chất từ đâu mà có. Các bác tha hồ nói nào là notron, potron electron. Tôi lại hỏi thế notron potron và electron từ đâu mà sinh ra, hehee pó tay!:))
Họ ngơ ngẩn vì họ thoát TỤC để cái đầu “thông minh” của họ nghĩ ra những cái mới, phát minh cho nhân loại… tôi thấy chuyện này khá bình thường. Một ông giám đốc không biết giá 1 mớ rau muống, không biết quy trình trồng khoai lang có nghĩa là ống ấy kém thông minh hay tài giỏi chăng?

Vậy học vị không 100% chính là sự thông minh các bác nhé. Bác Mit nói đúng, châu Âu, Mỹ hơn Vietnam ta một cách nói chung về nhiều mặt, vì nền giáo dục của họ tốt trang bị cho con người một cách tiếp cận và tư duy tốt. Chính vì vậy, khi học phổ thông họ rất bình thường, nhưng khi lên đại học họ thường vượt xa con em chúng ta. Nhưng tôi không nghĩ là họ thông minh hơn. Để so sánh thì phải đặt 2 con người cùng xuất phát điểm như nhau chứ không thì mọi sự so sánh đều khập khiễng.:)
Tôi không nói đến học vị chị ạ… học vị thì có học vị được công nhận bằng bằng cấp hẳn hoi nhưng cũng có học vị được tôn vinh bằng miệng qua hết đời này đến đời khác. Ở đây tôi đề cập đến nền giáo dục và môi trường tạo nên tư duy và tri thức… thử hỏi có bao nhiêu định luật, bao nhiêu phát minh (thước đo sự thông minh) cho loài người đến từ những quốc gia có nền giáo dụng hiện đại và ngược lại?

Thứ ba là, chữ “tâm”. Không phải chỉ có người theo đạo phật mới có “tâm”, nó chỉ là “từ ngữ” của văn hóa phật giáo để nói đến một thứ mà con người ai cũng có là “tâm”. Tâm sáng hay tâm tối hay tâm gì khác nữa…tùy. Cũng như là để nói đến chân lý tối thượng thì tùy theo văn hóa tín ngưỡng của từng nơi mà nói là : phật, chúa, đấng tối thượng…..gì gì nữa. Theo phật thì nói đến cõi niết bàn, theo thiên chúa giáo thì nói đến thiên đường v.v…
Cái này là một chủ đề khác có nói hàng trăm trang cũng không hết.. tôi cũng được vài vị Đại đức nhà Phật khai “TÂM”.. nhưng mạn phép không bàn vấn đề này ở đây…

Tôi lại xin quay lại chủ đề nòi giống và giáo dục chó. Tôi nghĩ giáo dục rất quan trọng, nhưng phải dựa trên cơ sở con chó đó đủ thông minh (chứ không cần rất thông minh đâu) để được giáo dục. Và một điều nữa, theo tôi cũng giống như giáo dục một đứa trẻ, để giáo dục được một con chó người chủ cần phải có một tình thương yêu thật sự. Do vậy, một người chủ tốt sẽ góp phần quyết định rất nhiều tính cách của một con chó. Tôi thiết nghĩ là nếu giữa chủ với chó có sự tâm giao, tâm sự chuyện trò thì con chó sẽ thông minh hơn chăng :)
Tôi đồng ý với chị điều kiện CẦN là con chó cần có “tố chất thông minh”, điều kiện ĐỦ là sự giáo dục, huấn luyện, tình yêu thương của chủ và cả môi trường sống người chủ tạo cho nó nữa..
nhưng tỷ lệ giữa CẦN và ĐỦ là bao nhiêu? nếu biết tương đối về tỷ lệ anh em chơi sẽ dễ tập trung hơn vào vấn đề chính.
Các bác cùng tham gia bàn luận về điều kiện CẦN và ĐỦ cũng như tỷ lệ giữa chúng để chúng ta cùng có được những chí chó khôn, thông minh và có ích nhé..
Trân trọng
 

tuyluy

Member
Hehe, bac vưa đề cap đên môt khía cạnh rat tê nhị của anh em chơi chó mà toi không dám nói đến là việc thay đổi ngựa giữa dòng! Tôi thì không bao giờ đổi như vay vì chó cũng như con mình, ai lại bỏ con vì nó kém cỏi bao giờ!

Tui đi trang trai chơi vơi chung nó đây

Chuc cac bac cuoi tuan vui ve nhe
 

billadin

Member
Đọc xong bài của các bác Mit, tuyluy ....tôi mụ hết cả đầu.. k định hình đc trọng tâm của câu chuyện nữa . Tôi chỉ cho rằng mỗi giống chó, mỗi con chó có 1 thế mạnh riêng,1 đặc tính riêng, ai thích thế mạnh của giống nào thì nuôi và dậy giống đó .Nếu thích hết thì nuôi hết ...nhưng phải có chỗ và người nuôi chúng nữa .
 

HQ-empire

Senior Member
Các bác cứ tranh luận tưng bừng cái gọi là "con chó khôn"...

Và con chó biết nghe lời, biết nghe khẩu lệnh là khôn ...

Nhưng sự thật cái gọi là khôn theo nghĩa tự nhiên thì đôi khi không phải như thế ...

Mình biết 1 con MC ở Hanoi (giấu dịa danh để giữ chó nó an toàn) chủ bắt từ Hagiang về nuôi và chủ đang nuôi (bố của người bắt) hoàn toàn không bảo được nó, không sờ được nó, chỉ có 1 người trong nhà (người bắt nó về) là sờ được vào nó, chơi được với nó, nhưng người ấy lại ko ở cùng nhà với nó...

Hàng ngày nó lang thang quanh nhà ở người đường để trông nhà từ bên ngoài chứ ko trông bên trong như chó bt chúng ta hay nuôi :) Ai vứt gì nó cũng ko ăn, đúng giờ nó về nhà ăn rồi lại ra đường... Không ai tiếp xúc được với nó vì nó luôn giữ khoảng cách với bất kỳ ai ngoài đường cách 3m !!! ở Hanoi ko có súng bắn điện trộm chó như ở các vùng quê nên nó "coi thường" các thành phần cẩu tặc 4 năm qua ! Vì ở Hanoi toàn chơi thòng lọng phải áp sát mới bắt được !!!

Nói chung nó như một con chó hoang sống giữ lòng Hanoi nhưng vẫn trông nhà cực chuẩn cho gia chủ. Ai tới thăm nhà là thấy ngay 1 thành phần lù lù đứng cách khách 3m từ phía ngoài đường thăm dò :-?? Nói về trí thông minh và bản năng sinh tồn, ma lanh của nó thì các con chó mà mình tiếp xúc chả con nào sánh kịp !!!

>:D<
 

billadin

Member
Các bác cứ tranh luận tưng bừng cái gọi là "con chó khôn"...

Và con chó biết nghe lời, biết nghe khẩu lệnh là khôn ...

Nhưng sự thật cái gọi là khôn theo nghĩa tự nhiên thì đôi khi không phải như thế ...

Mình biết 1 con MC ở Hanoi (giấu dịa danh để giữ chó nó an toàn) chủ bắt từ Hagiang về nuôi và chủ đang nuôi (bố của người bắt) hoàn toàn không bảo được nó, không sờ được nó, chỉ có 1 người trong nhà (người bắt nó về) là sờ được vào nó, chơi được với nó, nhưng người ấy lại ko ở cùng nhà với nó...

AHàng n:)gày nó lang thang quanh nhà ở người đường để trông nhà từ bên ngoài chứ ko trông bên trong như chó bt chúng ta hay nuôi i vứt gì nó cũng ko ăn, đúng giờ nó về nhà ăn rồi lại ra đường... Không ai tiếp xúc được với nó vì nó luôn giữ khoảng cách với bất kỳ ai ngoài đường cách 3m !!! ở Hanoi ko có súng bắn điện trộm chó như ở các vùng quê nên nó "coi thường" các thành phần cẩu tặc 4 năm qua ! Vì ở Hanoi toàn chơi thòng lọng phải áp sát mới bắt được !!!

Nói chung nó như một con chó hoang sống giữ lòng Hanoi nhưng vẫn trông nhà cực chuẩn cho gia chủ. Ai tới thăm nhà là thấy ngay 1 thành phần lù lù đứng cách khách 3m từ phía ngoài đường thăm dò :-?? Nói về trí thông minh và bản năng sinh tồn, ma lanh của nó thì các con chó mà mình tiếp xúc chả con nào sánh kịp !!!

>:D<
Anh vẫn muốn đánh cược với ai nói có con chó k đc dạy dỗ bao giờ mà người khác cho ăn lại chê . Từ lâu vẫn chỉ được nghe thôi chứ chưa được xem .

E phải hiểu 1 điều là con chó dù có khôn ...nhất quả đất này thì cũng chỉ là 1 con chó, nó k thể tự ý thức đc việc ăn đồ ăn của người lạ là nguy hiểm như mọi người nghĩ đâu . Về việc này , có dậy nó cũng chỉ là tạo cho nó 1 phản xạ có điều kiện là hễ người khác cho ăn là : bị phạt tại chỗ , thức ăn đó rất khó chịu ,làm nó sợ bằng tiếng động đột ngột . Nghe HQ kể về con chó MC này a thấy nó hơi quái dị chứ k phải là khôn , chó gì lại trông nhà ....từ ngoài đường thế nhỉ ?
''AHàng n:)gày nó lang thang quanh nhà ở người đường để trông nhà từ bên ngoài chứ ko trông bên trong như chó bt chúng ta hay nuôi i vứt gì nó cũng ko ăn, đúng giờ nó về nhà ăn rồi lại ra đường''
 

HQ-empire

Senior Member
Anh vẫn muốn đánh cược với ai nói có con chó k đc dạy dỗ bao giờ mà người khác cho ăn lại chê . Từ lâu vẫn chỉ được nghe thôi chứ chưa được xem .

E phải hiểu 1 điều là con chó dù có khôn ...nhất quả đất này thì cũng chỉ là 1 con chó, nó k thể tự ý thức đc việc ăn đồ ăn của người lạ là nguy hiểm như mọi người nghĩ đâu . Về việc này , có dậy nó cũng chỉ là tạo cho nó 1 phản xạ có điều kiện là hễ người khác cho ăn là : bị phạt tại chỗ , thức ăn đó rất khó chịu ,làm nó sợ bằng tiếng động đột ngột . Nghe HQ kể về con chó MC này a thấy nó hơi quái dị chứ k phải là khôn , chó gì lại trông nhà ....từ ngoài đường thế nhỉ ?
''AHàng n:)gày nó lang thang quanh nhà ở người đường để trông nhà từ bên ngoài chứ ko trông bên trong như chó bt chúng ta hay nuôi i vứt gì nó cũng ko ăn, đúng giờ nó về nhà ăn rồi lại ra đường''
Em cũng phải phát sợ vì con chó này, chủ nhà nuôi chó mà như ko nuôi trừ khi người bắt nó về (con trai của chủ nhà) về là nó về theo thôi. Em đã nói nó "như con chó hoang giữa lòng TP" mà ! Tức là nó ko ăn bậy bạ gì ngoài đường, ai vứt gì nó cũng thờ ơ và cứ lảng lảng khi gần với con người. Em nói là cái khôn bản năng của nó như kiểu con Bấc Trong Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã hay con Nanh Trắng trong tác phẩm cùng tên ấy. Khó lòng ai bắt hay đánh bả được nó dù nó suốt ngày ở ngoài đường... Nếu nó đói, nó đợi trước cửa, chủ nhà ai ra vào mở ra thì nó vào :)
 

Mit2011

Member
Topic này mở ra em thấy rất hay và bổ ích vì có rất nhiều ý kiến, lập luận rồi chia sẻ, câu hỏi rồi trả lời thú vị.
@Mr Mít: Bác nhiều lần trễ Off nên khi nào bác tham gia Offline thì chuẩn bị tinh thần mà chịu phạt bác nhé :-w:-w:-w.
Ha ha... bác cứ dọa phạt là tôi xin TRỐN biệt luôn đó ạ ...

Nói thế chứ anh em phạt thế nào cũng xin chịu.. mong có dịp được rảnh để hầu chuyện cũng như nâng ly với các bác ...
 

nguyenducminh63

Active Member
Em ít tuổi thôi anh. Em có nghe anh Đ vanglai213 kể qua về anh, anh tên D đúng không?

Mong gặp anh ở buổi Off gần nhất >:D<.

Ha ha... bác cứ dọa phạt là tôi xin TRỐN biệt luôn đó ạ ...

Nói thế chứ anh em phạt thế nào cũng xin chịu.. mong có dịp được rảnh để hầu chuyện cũng như nâng ly với các bác ...
 
Các bác cứ tranh luận tưng bừng cái gọi là "con chó khôn"...

Và con chó biết nghe lời, biết nghe khẩu lệnh là khôn ...

Nhưng sự thật cái gọi là khôn theo nghĩa tự nhiên thì đôi khi không phải như thế ...

Mình biết 1 con MC ở Hanoi (giấu dịa danh để giữ chó nó an toàn) chủ bắt từ Hagiang về nuôi và chủ đang nuôi (bố của người bắt) hoàn toàn không bảo được nó, không sờ được nó, chỉ có 1 người trong nhà (người bắt nó về) là sờ được vào nó, chơi được với nó, nhưng người ấy lại ko ở cùng nhà với nó...

Hàng ngày nó lang thang quanh nhà ở người đường để trông nhà từ bên ngoài chứ ko trông bên trong như chó bt chúng ta hay nuôi :) Ai vứt gì nó cũng ko ăn, đúng giờ nó về nhà ăn rồi lại ra đường... Không ai tiếp xúc được với nó vì nó luôn giữ khoảng cách với bất kỳ ai ngoài đường cách 3m !!! ở Hanoi ko có súng bắn điện trộm chó như ở các vùng quê nên nó "coi thường" các thành phần cẩu tặc 4 năm qua ! Vì ở Hanoi toàn chơi thòng lọng phải áp sát mới bắt được !!!

Nói chung nó như một con chó hoang sống giữ lòng Hanoi nhưng vẫn trông nhà cực chuẩn cho gia chủ. Ai tới thăm nhà là thấy ngay 1 thành phần lù lù đứng cách khách 3m từ phía ngoài đường thăm dò :-?? Nói về trí thông minh và bản năng sinh tồn, ma lanh của nó thì các con chó mà mình tiếp xúc chả con nào sánh kịp !!!

>:D<
Hey bác HQ,
Rất ngưỡng mộ em HC mà bác nói và thực sự tôi không quá ngạc nhiên về những điều bác mô tả vì theo tôi được biết cá tính HC là như vậy: cảnh giác cao độ, bản năng bảo vệ lãnh địa cực kỳ mạnh, bản năng tự sinh tồn cũng thuộc dạng number one luôn... bác nào thấy băn khoăn về những dữ kiện này có thể xem qua cách nuôi và chăm sóc chó của người dân vùng cao nói chung sẽ hiểu tại sao những con HC, Bắc Hà... lại có những bản năng tuyệt vời như vậy.
Trước đây tôi cũng từng bắt được một em chó hoang (nói là bắt được chứ thực ra là nó đi theo mình thì đúng hơn) cũng có những nét bản năng như em MC mà bác HQ đề cập đến. Em nó là xoáy thái - giống xoáy hoang của vùng đông bắc Thái Lan, chắc vì không đẹp theo chuẩn xoáy Thái mà mọi người vẫn nuôi nên em nó bị bỏ rơi, sống hoàn toàn hoang dã, tự kiếm ăn tại bãi cỏ hoang trước cửa CAP Thanh Trì. Nó quái đến mức biết đuổi bò cho các chú nhóc mục đồng chăn bò ở bãi cỏ này để đổi công lấy đồ ăn và biết lẻn vào bếp nhà người ta để trú mưa, bắt chuột chứ không hề ăn vụng đến nỗi chủ nhà thương quá phải cho nó ăn và trú chân lại...
Vậy theo các bác những em chó như vậy là khôn hay không khôn??? và cái gì hình thành nên những bản năng tuyệt vời như vậy của chúng???
 
Vừa về đến nhà, nhớ....

@ chị Tuyluy : sáng nay off vừa về tới xong, 14h30 rồi, vui quá, nhưng cũng mong chị có mặt nhưng chờ hoài chờ mãi người đâu chẳng thấy??? biết là chị lên trang trại, nhưng cả tháng mới có 1 lần...lần sau kiểu gì cũng tới với ace clb chó Phú quốc Hà nội nhé, chắc chiểu tối nay mới up hình lên cho chị thềm chơi...
 
Hey bác HQ,
Rất ngưỡng mộ em HC mà bác nói và thực sự tôi không quá ngạc nhiên về những điều bác mô tả vì theo tôi được biết cá tính HC là như vậy: cảnh giác cao độ, bản năng bảo vệ lãnh địa cực kỳ mạnh, bản năng tự sinh tồn cũng thuộc dạng number one luôn... bác nào thấy băn khoăn về những dữ kiện này có thể xem qua cách nuôi và chăm sóc chó của người dân vùng cao nói chung sẽ hiểu tại sao những con HC, Bắc Hà... lại có những bản năng tuyệt vời như vậy.
Trước đây tôi cũng từng bắt được một em chó hoang (nói là bắt được chứ thực ra là nó đi theo mình thì đúng hơn) cũng có những nét bản năng như em MC mà bác HQ đề cập đến. Em nó là xoáy thái - giống xoáy hoang của vùng đông bắc Thái Lan, chắc vì không đẹp theo chuẩn xoáy Thái mà mọi người vẫn nuôi nên em nó bị bỏ rơi, sống hoàn toàn hoang dã, tự kiếm ăn tại bãi cỏ hoang trước cửa CAP Thanh Trì. Nó quái đến mức biết đuổi bò cho các chú nhóc mục đồng chăn bò ở bãi cỏ này để đổi công lấy đồ ăn và biết lẻn vào bếp nhà người ta để trú mưa, bắt chuột chứ không hề ăn vụng đến nỗi chủ nhà thương quá phải cho nó ăn và trú chân lại...
Vậy theo các bác những em chó như vậy là khôn hay không khôn??? và cái gì hình thành nên những bản năng tuyệt vời như vậy của chúng???
Tếu táo 1 tý nhé ! : " con chó như bạn nêu ví dụ và hỏi thì mình trả lời là KHÔNG KHÔN" vì nếu KHÔN phải biết chọn CHỦTHỜ, các bạn cũng như tôi luôn đi tìm chó, nhưng 1 khía cạnh khác không biết có ai để ý không : " Chó cũng TÌM CHỦ " đấy nhé. còn về thực tế : nếu không có ai nhận chú cún này thì mình sẽ nhận nuôi đến hết cuộc đời của nó...
 

Shakhi Viet

Active Member
Shakhi viet tếu táo 1 tý nhé

TSShoeMilano tếu táo 1 tý nhé ! : " con chó như bạn nêu ví dụ và hỏi thì mình trả lời là KHÔNG KHÔN lỏi" vì nếu KHÔN lỏi phải biết chọn CHỦTHỜ, các bạn cũng như tôi luôn đi tìm chó, nhưng 1 khía cạnh khác không biết có ai để ý không : " Chó cũng TÌM CHỦ " đấy nhé. còn về thực tế : nếu không có ai nhận chú cún này thì mình sẽ nhận nuôi đến hết cuộc đời của nó...
 

TraiDatTo90

Member
Đọc bài của chị tuyluy rất hay. Chúc chị luôn mạnh khỏe để chăm sóc những chú cún yêu nha! >:D<>:D<
 
Top