• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Dịch Cúm Gia Cầm: Tội nghiệp bồ câu !

rhinky

Member
Tiêm ngừa bồ câu!

Bồ câu cũng phải tiêm ngừa chứ!

Theo em thì dù gì thì bồ câu cũng là gia cầm mà, với lại dù không tiếp xúc với dịch cúm trực tiếp từ gà, vịt nhưng em sợ nhất là bầy chim di cư, mấy con sẻ, én chuyên sà xuống quanh chuồng bồ câu nhà em lượm lặt hạt vươn vãi do mấy anh chị "tai to mặt lớn" kia phung phí hất tùm lum, có lúc thấy tội em cũng rãi thêm cho chúng nó ăn. Nay phải đuổi đi dù trông rất tội nghiệp để bảo vệ mấy con bồ câu nhà mình.
Dịch cúm đợt trước em phải vĩnh biệt cả bầy chim bồ câu xoè trắng mướt, 2 con chào mào, 1 con hoạ mi, 2 con sáo và 2 con khoen...Nay em không muốn lịch sử lặp lại nữa đâu nên muốn phòng bệnh cẩn thận!
 

Chấn PG

Member
chúc em chích ngừa cho chim được khoẻ và mong là số tiền em chích ngừa cho chim sẽ không lớn =))
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
H5N1 -Chuyện đại sự

Mình xin nhắc lại lần nữa:

Dịch cúm gia cầm là chuyện đại sự, chuyện cộng đồng nên không được chủ quan :shame on you: dù nuôi thả hay nuôi nhốt cũng phải tập trung vệ sinh phòng dịch cho bồ câu.

Dù rằng chưa thấy thông tin bồ câu nhiễm cúm H5N1 nhưng chúng cũng là loài gia cầm nên cũng dễ bị lây nhiễm nên không được chủ quan :shame on you:.

Tóm lại là tất cả các căn cứ đều phải cẩn thận :worried: đó các bạn ơi! Sinh mạng con người là trên hết!

Khi ''xãy ra chuyện đại sự dính đến bồ câu'' :((, sức khoẻ cộng đồng, vì gia đình bạn cũng như chấp hành pháp luật thì dứt khoát mình phải ''hi sinh'' thú vui cá nhân thôi các bạn ạ!
 

Kuppi

Active Member
Chia sẻ

Bồ câu cũng phải tiêm ngừa chứ!

......Dịch cúm đợt trước em phải vĩnh biệt cả bầy chim bồ câu xoè trắng mướt, 2 con chào mào, 1 con hoạ mi, 2 con sáo và 2 con khoen...
Thật là một mất mát to lớn xét về giá trị vật chất lẫn tinh thần!
Mong là sẽ không có lần thứ hai với đàn chim yêu quí của bạn!
 

chienvet

Chuyên gia thú y
Sự lây lan của cúm gia cầm

Thấy các bạn nói nhiều về cúm gia cầm nên cũng là người trong ngành xin góp thêm một vài ý nhỏ.

Bệnh cúm gia cầm do VR cúm typ A gây ra là nặng nhất và có thể gây ra các vụ đại dịch. Đó là do VR cúm có khả năng lệch kháng nguyên(KN) (Drif ) tức là có các đột biến trên 2 KN H và N để gây ra những thay đổi nhỏ về cấu trúc ,do đó dễ tạo ra các dòng VR mới, tránh được một phần miễn dịch có trong quần thể động vật do các vụ dịch cúm trước đó tạo ra. Ngoài ra VR cúm còn có một khả năng cực kỳ nguy hiểm đó là khả năng chuyển đổi KN hay khả năng tái tổ hợp gen với một dòng VR cúm khác đồng nhiễm vào cơ thể để tạo ra một dòng VR hoàn toàn mới,tránh được hoàn toàn sức miễn dịch đặc hiệu đã có trong quần thể (hiện tượng Shift)
Tất cả các loài gia cầm như gà, gà tây, vịt ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu và các loài chim cảnh, chim hoang dã đều mẫn cảm. Bệnh có thể phát ra trên gia cầm ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ mắc và chết khác nhau. Trong trường hợp VR gây bệnh có độc lực cao , gà có thể mắc và chết 100%.
Bệnh truyền trực tiếp từ con ốm sang con khoẻ hoặc gián tiếp. Ngoài ra còn một con đường khiến bệnh có thể lây lan từ vùng dịch sang những vùng có địa lý khác rất xa nhau, đó là chim di cư, nhất là các loài chim chân màng.
Hiện nay mình đang thực tập tại Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương- Cục thú y. Hàng ngày có rất nhiều bệnh phẩm gửi về nhằm xét nghiệm bệnh cúm gia cầm và định lượng kháng thể sau khi tiêm phòng vaccine cúm.

Ở nước ta tiêm phòng cúm gia cầm được áp dụng trên toàn quốc và 2 đợt trong một năm và kinh phí do nhà nước chi trả. Trên đàn chim nuôi do sự thống kê số lượng không đầy đủ nên việc tiêm phòng cho đàn chim gặp nhiều khó khăn.





Ảnh tiêm phòng cho chim bồ câu
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Chích ngừa cúm gia cầm

Rất cám ơn bạn Đinh Văn Chiền,

Thông tin của bạn giúp mọi người hiểu rõ hơn về H5N1 cũng như cách truyền bệnh của chúng!

Bạn cho hỏi thăm, vaccine ngừa cúm gia cầm có thể ''xin'' hay mua ở đâu vậy bạn? Thật ra ai chơi gia cầm nhất là chim kiểng, gà kiểng ai cũng muốn được phòng ngừa hết. Nhưng vấn đề là liên hệ như thế nào? Ở đâu? Bên hội chim kiểng, gà kiểng có nói ''kiểm dịch'' 1 em chim kiểng hay gà kiểng là hơn 300.000đồng! Trong khi chích ngừa 1 đàn gà thịt là ''biếu không'' thì tại sao cấp 1 tờ giấy chứng nhận cho 1 con chim kiểng lại đắc thế :thingking:? Như thế thì làm sao khuyến khích mọi người mang chim kiểng đi chích ngừa?

Bạn ở trong ngành, bạn có thể giải thích cho mọi người hiểu rõ hơn có gì khác biệt khi ngừa cho gà vịt và gà kiểng chim kiểng được không bạn? Cám ơn bạn.
 

chienvet

Chuyên gia thú y
Rất cám ơn bạn Đinh Văn Chiền,
Thông tin của bạn giúp mọi người hiểu rõ hơn về H5N1 cũng như cách truyền bệnh của chúng!
Bạn cho hỏi thăm, vaccine ngừa cúm gia cầm có thể ''xin'' hay mua ở đâu vậy bạn? Thật ra ai chơi gia cầm nhất là chim kiểng, gà kiểng ai cũng muốn được phòng ngừa hết. Nhưng vấn đề là liên hệ như thế nào? Ở đâu? Bên hội chim kiểng, gà kiểng có nói ''kiểm dịch'' 1 em chim kiểng hay gà kiểng là hơn 300.000đồng! Trong khi chích ngừa 1 đàn gà thịt là ''biếu không'' thì tại sao cấp 1 tờ giấy chứng nhận cho 1 con chim kiểng lại đắc thế :thingking:? Như thế thì làm sao khuyến khích mọi người mang chim kiểng đi chích ngừa?

Bạn ở trong ngành, bạn có thể giải thích cho mọi người hiểu rõ hơn có gì khác biệt khi ngừa cho gà vịt và gà kiểng chim kiểng được không bạn? Cám ơn bạn.
Thứ nhất: Vaccine cúm gia cầm bạn có thể xin tại các trạm thú y xã, huyện, quận. Theo công văn mới nhất về tiêm phòng cúm gia cầm năm 2009 thì không có "chim" trong danh sách bắt buộc phải tiêm phòng. Vì vậy nếu các bạn muốn tiêm phòng cho đàn chim thì các bạn sẽ phải trả chi phí cho vaccine và cho cán bộ làm công tác tiêm phòng. Có thể là 50đồng một lần tiêm.

Thứ hai: Do gà vịt là đối tượng tiêm phòng bắt buộc nên nhà nước khuyến khích người chăn nuôi tiêm phòng cho đàn gia cầm nhà mình. Vì với nước ta dịch chủ yếu gây thiệt hại cho gà vịt. Tôi cũng không hiểu vì sao nước mình lại ít quan tâm tới đàn chim cảnh mặc dù chúng cũng rất dễ mắc bệnh nếu như chúng được nuôi ở nơi tiếp xúc với thiên nhiên.

Thứ ba: Việc cấp giấy kiểm dịch khác hoàn toàn với việc tiêm phòng. Việc tiêm phòng cho gà vịt là miễn phí, cho các đối tượng khác giá rất rẻ. Còn cấp giấy kiểm dịch thì phải dùng các biện pháp chẩn đoán xác minh chính xác không có dịch bệnh rồi mới cấp giấy kiểm dịch.

Theo: QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH ban hành năm 2005

Quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y

Phí kiểm tra lâm sàng các loại chim cảnh là: 5.000VNĐ một con.

Phí Giám định Virus Cúm gia cầm bằng phương pháp RT-PCR xác định 1 serotype H: 305.000VNĐ/mẫu. Có lẽ bạn nói cấp giấy chứng nhận kiểm dịch giá trên 300.000VNĐ chính là mục này!

Phí xác định Virus Cúm gia cầm bằng phương pháp BD Directigen (type A,B): 395.000VNĐ/mẫu.

Như vậy để cấp cho bạn một giấy chứng nhận kiểm dịch mất rất nhiều khó khăn về máy móc và công sức. Nhiều nơi phải gửi bệnh phẩm về Cục thú y xét nghiệm vì không có máy móc thiết bị nên giá xét nghiệm khá cao.

Tuy nhiên đây là qui định của nhà nước chúng ta không thể làm gì khác. Chỉ mong rằng hội nhập WTO rồi thì kinh tế phát triển máy móc rẻ hơn và sau này phí cấp chứng nhận kiểm dịch cũng rẻ hơn.

Các bạn có thể tham khảo thêm phí các loại kiểm dịch ở đây
 

Chấn PG

Member
:D xin cảm ơn anh giúp mọi người nuôi các loại gia cầm được hiểu thêm về việc đem chim đi kiểm dịch và chi phí thuốc kiểm dịch nhé :)
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Giấy chứng nhận kiểm dịch H5N1

Rất cám ơn bạn Đinh Văn Chiền,
Thông tin của bạn giúp mọi người hiểu rõ hơn về cái giá 305.000VNĐ như mọi người truyền miệng là phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch qua giám định Virus Cúm gia cầm bằng phương pháp RT-PCR.
 

Chấn PG

Member
TPHCM đẩy mạnh phòng, chống cúm gia cầm

TPHCM đẩy mạnh phòng, chống cúm gia cầm

Nguồn : dantri.com.vn 18/02/2009

(Dân trí) - UBND TPHCM vừa yêu cầu các sở, ngành, UBND quận huyện khẩn trương kiểm tra và xử lý dứt điểm tình hình vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm trái phép trên địa bàn thành phố.



Gia cầm sống vẫn được bày bàn công khai trên lề đường ở khu vực vùng ven nội thành.
Theo đó, các địa phương phải tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người dân, người chăn nuôi hiểu và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm; giám sát chặt chẽ tình hình dịch tễ trên địa bàn.


TP yêu cầu chính quyền các cấp cơ sở đẩy mạnh công tác vận động người dân chấm dứt họat động chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học; chấm dứt việc tự tiêu thụ đàn gia cầm đang nuôi tại các hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, không đăng ký và vận động người dân cam kết không tái chăn nuôi. Triệt để xử lý tình trạng chăn nuôi gà đá trên địa bàn TP.

Chi cục Thú y TP có nhiệm vụ phối hợp với các quận, huyện kiểm tra tình hình chăn nuôi gia cầm, giám sát tình hình dịch tễ, điều kiện vệ sinh thú y chuồng trại, môi trường chăn nuôi tại các cơ sở ở TP.

Chi cục Thú y phải phối hợp với Ban quản lý các chợ trên địa bàn TP để kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý tịch thu tiêu hủy ngay đối với các trường hợp kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép, không rõ nguồn gốc và bao bì nhãn hiệu hàng hoá…

Sở Y tế có trách nhiệm giám sát tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện nếu xảy ra bất cứ trường hợp nhiễm cúm A trên người nào. Trong trường hợp phát hiện ra phải tích cực cách ly và cứu chữa, dù chỉ là có triệu chứng nghi ngờ, để kịp ngăn chặn không để dịch xảy ra và lây lan trên diện rộng.

Sở Giao thông Vận tải thì được giao kiểm tra các tuyến đường cửa ngõ ra vào TP, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm trái phép vào TP.

Các cán bộ công chức TP thì được khuyến cáo tuyệt đối không mua và sử dụng các gia cầm sống bày bán trái phép tại các chợ, lòng lề đường… phải sử dụng các sản phẩm gia cầm có thương hiệu, bao bì, nhãn hiệu và được sự chứng nhận của cơ quan thú y.

Tùng Nguyên
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Một phụ nữ tử vong vì H5N1



Bệnh nhân Múi nhập viện hôm 3/2​

Báo Việt Nam cho hay một phụ nữ 23 tuổi ở tỉnh Quảng Ninh vừa tử vong sau khi cho kết quả dương tính với virus H5N1.
Đây là trường hợp chết vì cúm gà đầu tiên trong năm 2009.

Bệnh nhân vừa tử vong tên là Lý Tài Múi, người dân tộc Dao, sống tại xã Quảng An, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.

Chị Múi phát bệnh ngày 28/1 và nhập viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh hôm 3/2 trong tình trạng sốt, ho, đau tức ngực và khó thở.

Sau đó kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho thấy bệnh nhân này dương tính với virus cúm A H5N1.

Được biết chị Múi có tiếp xúc với gia cầm, nhất là mổ gà làm cỗ nhân dịp Tết nguyên đán.

Viên Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho hay, trước khi qua đời, bệnh nhân này có đầy đủ các triệu chứng của bệnh cúm gia cầm như các tràn dịch hai bên phổi, suy hô hấp cấp tiến triển, tiêu cơ vân, suy gan, suy đa tạng và nhiễm độc nội sinh.

Cảnh báo cúm gà

Trước đó, đã có một số trường hợp nghi ngờ nhiễm virus cúm H5N1 trong nước, nhưng qua điều tra dịch tễ và xét nghiệm đều cho kết quả âm tính.

Tuy nhiên giới chức cảnh báo diễn biến cúm gia cầm vẫn phức tạp, nhất là ở miền Bắc nơi thời tiết lạnh.

Hiện tám tỉnh ở Việt Nam là Cà Mau, Sóc Trăng, Nghệ An, Hậu Giang, Quảng Ninh, Quảng Trị, Bắc Ninh và Bạc Liêu có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày, tức chưa kiểm soát được.

Quảng Ninh là tỉnh có dịch cúm gia cầm gây quan ngại.

Việt Nam là nước có nhiều trường hợp tử vong vì cúm gia cầm.

Trong số 108 ca nhiễm H5N1 ở Việt Nam từ trước tới nay, 52 người chết.

Từ 2003, có 407 trường hợp nhiễm cúm gia cầm trên toàn cầu và 254 trong số đó đã tử vong.

Theo bbc.com
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Thêm ca tử vong vì cúm gia cầm



WHO mới cảnh báo Việt Nam đề phòng với cúm gia cầm

Một bệnh nhân người tỉnh Ninh Bình qua đời hôm 25/2 vì virus H5N1 – trường hợp tử vong thứ hai vì cúm gia cầm ở Việt Nam trong năm 2009.

Bệnh nhân nam 32 tuổi nhập viện 20 ngày trước đó với triệu chứng sốt cao và khó thở, và đã được xác định dương tính với cúm gia cầm tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia.

Được biết, người đàn ông này đã làm thịt và ăn vịt bệnh trong dịp Tết Nguyên đán.

Tuần trước, một phụ nữ 23 tuổi cũng đã tử vong vì cúm gia cầm – trường hợp đầu tiên trong năm 2009 ở Việt Nam.

Sau vụ này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi Việt Nam cảnh giác với dịch cúm gia cầm.

Kể từ khi phát hiện ca nhiễm cúm H5N1 đầu tiên ở Việt Nam sáu năm trước, đã có 55 trường hợp tử vong vì virus chết người này.

Cho tới nay, dịch cúm gia cầm đã lan tới hơn mười tỉnh khắp Việt Nam, và hàng chục nghìn con gia cầm đã bị thiêu hủy để phòng bệnh.

Việt Nam là một trong hai nước có nhiều trường hợp chết vì virus H5N1 cùng với Indonesia.

Ít nhất 255 người đã thiệt mạng trên thế giới kể từ khi bệnh dịch bùng phát năm 2003.

Theo bbc.com
 

chimundo

New Member
Dịch cúm trầm trọng kiểu này thì không chỉ gà vịt mà chim bồ câu, chim cảnh cũng tiêu luôn :((
 

Chấn PG

Member
cái con nào thuộc gia cầm là mệt nhất :sick: :(. Vừa đề phòng cho chim & vừa đề phòng cho con người nữa .
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
TP HCM phát hiện một cháu bé mắc H5N1

Theo vnexpress:

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho biết vừa phát hiện ca dương tính với cúm gia cầm H5N1 là một bé trai 3 tuổi, nhà ở Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

Bác sĩ Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết, cháu bé nhập viện hôm 16/3 trong tình trạng sốt nghi cúm gia cầm. Bệnh viện lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và phát hiện dương tính với virus H5N1.

Hiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhi đang nguy kịch với các triệu chứng suy hô hấp nghiêm trọng.

Ở gần nhà cháu bé có người nuôi gia cầm. Mấy ngày trước, ba mẹ cháu có ăn cháo vịt, nhưng cháu bé thì không. Đây là ca nhiễm H5N1 đầu tiên ở Miền nam từ đầu năm tới nay.

Viện Pasteur TP HCM đang tiến hành xét nghiệm lại mẫu bệnh phẩm, tuy nhiên theo ông Châu, kết luận từ Bệnh viện Nhiệt Đới cũng đã đủ. Việc cách ly bệnh nhân để chống lây lan cũng đã được bệnh viện thực hiện nghiêm ngặt.

Trao đổi với VnExpress.net, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ấn, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Đồng Tháp cho biết, sau khi được Sở Y tế TP HCM báo kết quả xét nghiệm, trung tâm đã kết hợp với thú y thực hiện đủ các quy trình chống dịch.

"Những người tiếp xúc với bệnh nhân và gia cầm trong khu vực ấp Phú Hòa, xã Phú Long đã được chúng tôi lấy mẫu gửi Viện Pasteur xét nghiệm. Việc tẩy uế, làm sạch môi trường bằng hóa chất cũng đã được tiến hành", tiến sĩ Ấn cho biết.

Tại TP HCM, tối qua, tiến sĩ Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế thành phố đã bất ngờ kiểm tra một số nhà hàng tại quận 11 và phát hiện vẫn có gia cầm sống đang được nhốt trong chuồng chờ bán cho khách.

Khảo sát của VnExpress.net tại một số điểm bán gia cầm ở quận 7, 8, 12, quận Gò Vấp, Hóc Môn, tình hình mua bán gia cầm sống vẫn còn diễn ra.

Thiên Chương​
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Bạc Liêu hết cúm gia cầm

Theo báo Tuoitre online Chủ Nhật, 29/03/2009, 11:46 (GMT+7)

TTO - Sáng 28-3, ông Lâm Trí Thông – chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bạc Liêu – cho biết 21 ngày qua tỉnh này không xuất hiện thêm ổ dịch cúm gia cầm mới nên đã hoàn tất thủ tục đề nghị UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định công bố hết dịch cúm gia cầm.

Theo ông Lâm Trí Thông, trong đợt dịch cúm gia cầm từ tháng hai kéo dài cho đến đầu tháng ba vừa qua tại tỉnh Bạc Liêu đã có gần 60 hộ chăn nuôi bị ảnh hưởng với tổng số gia cầm tiêu hủy lên đến trên 15.000 con ở hai huyện Phước Long và Giá Rai.

Hiện Chi cục Thú y tỉnh Bạc Liêu đã cho phép người dân vận chuyển, mua bán, giết mổ gia cầm bình thường trở lại nhưng phải tuân thủ mọi trình tự thủ tục kiểm dịch theo đúng quy định của cơ quan thú y để phòng ngừa dịch tái phát.

DUY KHANG​
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
ĐBSCL đã hết dịch cúm gia cầm

Theo báo Tuoitre online Thứ Ba, 31/03/2009, 14:50 (GMT+7)

TTO - Sáng ngày 31-3, tỉnh Cà Mau đã chính thức công bố hết dịch cúm gia cầm. Trước Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu Hậu Giang cũng đã công bố hết dịch.

Trong hơn một tháng xuất hiện dịch cúm gia cầm, toàn tỉnh Cà Mau có 19 khóm, ấp của 16 xã thuộc 5 huyện là Trần Văn Thời, Thới Bình, Phú Tân, U Minh, Năm Căn và TP Cà Mau có đàn gia cầm dương tính với virus H5N1. Tổng số gia cầm đã bị tiêu hủy khoảng 7.300 con; trong đó 276 con gà, 6.573 con vịt bệnh, 431 con vịt vận chuyển trái phép và 82 con vịt xiêm với tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Như vậy, Cà Mau là tỉnh cuối cùng ở ĐBSCL công bố hết dịch cúm gia cầm sau Sóc Trăng, Bạc Liêu và Hậu Giang. Qua tổng hợp của 4 tỉnh này cho thấy trong đợt dịch cúm gia cầm đầu năm nayđã có gần 100.000 con gia cầm bị bệnh chết và tiêu hủy gây thiệt hại cho nông dân ĐBSCL khoảng 10 tỉ đồng. Hiện các địa phương có dịch cúm gia cầm đang khẩn trương giải ngân để kịp thời hỗ trợ thiệt hại cho nông dân.

DUY KHANG​
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Cảnh báo dịch cúm gia cầm H5N1 tái phát

Hôm qua 01/11/2009, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) xác nhận dịch cúm gia cầm đã tái phát. Các ổ dịch mới đầu tiên đã phát hiện tại tỉnh Điện Biên.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Điện Biên, dịch cúm gia cầm A/H5N1 được phát hiện tại 9 hộ chăn nuôi ở các xã Noọng Luống và Thanh Yên (H.Điện Biên). Biểu hiện là gia cầm bị ốm và chết hàng loạt.

Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm lấy trên đàn gia cầm này đã cho kết quả dương tính với vi-rút cúm A/H5N1. Ngay sau đó, Chi cục Thú y tỉnh Điện Biên đã triển khai phòng chống dịch, tiêu hủy hơn 2000 con gia cầm trong vùng dịch, không để lây lan ra diện rộng.



Các vi rút cúm gia cầm gây bệnh cho người có thể dẫn tới tử vong Ảnh: Vnexpress​

Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các vi rút gây bệnh cho gia cầm (gồm cả chim) . Các vi rút cúm gia cầm có thể gây bệnh cho người , thậm chí gây tử vong nhưng có thể phòng tránh được.

Tại Việt Nam, từ đầu năm 2004, những trường hợp nhiễm H5N1 ở người đầu tiên đã được phát hiện. Trong đầu năm 2009, cúm gia cầm cũng đã bùng phát ở 3 địa phương là Cà Mau, Sóc Trăng và Nghệ An và tới cuối năm nay, dịch đã tái phát tại tỉnh Điện Biên.

Như vậy, cả nước sẽ đối mặt cùng lúc với nhiều dịch bệnh bùng phát là cúm A(H1N1), cúm gia cầm H5N1, dịch sốt xuất huyết… Người dân cần cảnh giác nâng cao phòng chồng các dịch bệnh nguy hiểm này.

Theo www.yeutretho.com - L.A
(Tổng hợp)
Theo Afamily
 

suoimohg

Member
Em muốn tiêm vacin H5N1 cho mấy chú BC của em, xin nhờ các bác hướng dẫn cách làm thủ tục hoặc nơi bán vacin.
Cảm ơn sự giúp đỡ của các bác!
 

seal203

Member
chuyển

Cúm H1N1 chưa qua, cúm H5N1 quay về
09/11/2009 10:35


• Viện Pasteur TP.HCM sản xuất thành công vắcxin ngừa cúm A/H1N1
Bộ Y tế đang lo lắng các ca bệnh đồng nhiễm cả cúm A/H1N1 và sốt xuất huyết thì dịch cúm A/H5N1 đang trở lại. Mặc dù cúm A/H5N1 mới quay lại tấn công gia cầm nhưng đây sẽ là nguồn lây sang người nếu không có biện pháp xử lý mạnh. Chi cục Thú y tỉnh Điện Biên vừa thông báo, đã phát hiện gia cầm ốm, chết tại chín hộ gia đình ở huyện Điện Biên. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm đã xác định dương tính với virút cúm A/H5N1. Hiện dịch tại Điện Biên vẫn chưa qua 21 ngày (thời gian được xác định hết dịch). Rất may thời điểm này chưa ghi nhận ca cúm A/H5N1 mới nào. Mùa đông tới, nếu dịch cúm gia cầm phát triển mạnh trở lại, cộng thêm với dịch cúm A/H1N1 đang tồn tại sẽ là mối lo của ngành y tế.

TS Nguyễn Huy Nga, cục trưởng cục Y tế dự phòng và môi trường (bộ Y tế) nhận định, virút cúm A/H1N1 tổ hợp với virút khác, thành một loại mới nguy hiểm hơn. Nhất là tại Việt Nam đang lưu hành nhiều chủng virút cúm khác nhau đặc biệt là cúm gia cầm A/H5N1. Ngay cả tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã từng lo ngại khả năng tổ hợp giữa virút cúm A/H1N1 với các loại virút khác thành một loại virút mới, với độc lực cao như cúm A/H5N1, lây truyền nhanh như cúm A/H3N2 thì rất nguy hiểm. Tại Việt Nam, tồn tại song song cúm gia cầm A/H5N1 và cúm A/H1N1 rất nguy hiểm. Bộ Y tế dự báo nếu có sự tái tổ hợp giữa chủng virút cúm A/H1N1 với chủng virút cúm A/H5N1, số ca mắc và tử vong sẽ cao trong mùa thu đông tới bởi khí hậu, thời tiết mùa này tạo điều kiện thuận lợi cho virút cúm phát triển. Virút cúm sống lâu hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp.

Dịch cúm A/H5N1 xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2003 và đã cướp đi sinh mạng của 56 người. Còn cúm A/H1N1 chỉ mới xuất hiện thời gian gần đây nhưng đã làm 40 người tử vong.

Liên quan đến vắcxin phòng cúm A/H1N1, viện Pasteur TP.HCM vừa thông báo đã sản xuất thành công mẻ vắcxin cúm A/H1N1 đầu tiên bằng kỹ thuật nuôi cấy. Lô vắcxin đầu tiên này hiện đang được thử nghiệm trên chuột, chưa được thử nghiệm lâm sàng. Còn về vắcxin sử dụng ngay trên người ở thời điểm này, TS Nguyễn Trần Hiển, viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, đầu tháng 12 tới 1,2 triệu liều vắcxin tài trợ thông qua WHO sẽ về tới Việt Nam. Số vắcxin này không qua thử nghiệm lâm sàng nhưng phải qua thử nghiệm độ an toàn. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã đề nghị WHO cho Việt Nam được nhận một số vắcxin trước để tiêm thử nghiệm. Bộ Y tế cũng đang hoàn thiện đề án về quy trình và tổ chức tiêm. Theo đó các đối tượng được ưu tiên vẫn là phụ nữ mang thai, bệnh nhân mãn tính và cán bộ y tế, được lập danh sách từ địa phương, để tiêm tập trung hoặc theo từng tỉnh, thành phố.

(Lệ Hà, SGTT)

Anh em chịu khó vệ sinh chuồng trại, che chắn gió lùa thật tốt để bảo vệ cộng đồng và bảo vệ đàn bồ câu. Thân
 
Top