• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Dịch Cúm Gia Cầm: Tội nghiệp bồ câu !

triet88

Member
Cứ tình hình cúm như vậy thì chắc em lại gặp khó khăn trong việc nuôi bồ câu nữa rồi. Hồi trước đã bị mama bắt đem đi cho 1 bầy chim rồi, giờ ko biết sao đây.
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Dịch Cúm Gia Cầm

Theo bbc.com - 28 Tháng 12 Năm 2008


Thái Nguyên xuất hiện ổ cúm gà



Cúm gà vừa xuất hiện tại Thái Nguyên khiến cho gà vịt chết tại hai nông trại.

Sau nhiều tháng không xảy ra virus gây bệnh cho gà, đây là lần đầu tiên một tỉnh phía Bắc của Việt Nam phát hiện ra ổ dịch.

Quan chức thú y tỉnh xác nhận thứ Bảy rằng vi khuẩn H5N1 đã làm chết bầy vịt khoảng 100 con tại thành phố Thái Nguyên, 80 cây số phía Bắc Hà Nội.

Cán bộ thú ý cũng phát hiện ra virus H5N1 trong số các con gà chết tại vườn của một hộ gia đình trong cùng thành phố. Nhằm ngăn ngừa dịch bệnh phát tán, thú y tỉnh đã tiêu hủy 4.200 con gà tại hai nông trại gia đình.

Trong tuần thứ trưởng Bộ Y tếTrịnh Quân Huấn nói nguy cơ cúm gà quay trở lại trong mùa đông và mùa xuân tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam là khá cao.

Chủng cúm gà loại H5N1 sinh sôi nảy nở nhanh trong mùa đông, khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp.

Trong sáu vụ tình nghi đổ bệnh vì virus H5N1 tại Việt Nam thời gian vừa qua, năm người trong nước đã thiệt mạng. Tất cả các ca tử vong này xuất hiện tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam, trong quý đầu năm 2008.

Trên thế giới kể từ năm 2003, trong 391 vụ mắc bệnh, chủng cúm gà H5N1 đã làm thiệt mạng 247 người, theo thông tin của tổ chức y tế thế giới, WHO.

Việt Nam có 106 vụ nhiễm virus, đứng thứ nhì trong số 15 nước có người mắc bệnh nhiều nhất. Nước có đông người nhiễm cúm gà nhất cho tới nay là Indonesia.
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Cúm gia cầm H5N1 ở Thanh Hoá

Bé gái 8 tuổi nhiễm H5N1

Sau một thời gian lắng xuống, cúm A H5N1 đã phát tác trở lại với nạn nhân là một bé gái ở xã Điền Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.



Nguy cơ nhiễm H5N1 từ gia cầm vẫn còn rất lớn. Ảnh: Hoàng Hà.


Cháu bé có biểu hiện sốt nhẹ, đau họng, ho, tức ngực, khó thở, mỏi mệt từ ngày 27/12/2008, được điều trị tại trạm xá xã nhưng không khỏi. Ngày 2/1 vừa qua, cháu được chuyển lên bệnh viện huyện, và X quang phổi thấy có hình ảnh viêm phổi do virus. Cháu được chuyển lên bệnh viện đa khoa tỉnh cùng ngày, và mẫu bệnh phẩm được gửi ra Viện vệ sinh dịch tễ trung ương. Kết quả xét nghiệm mới nhất cho thấy dương tính với H5N1.

Ông Nguyễn Ngọc Thành, phó giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa cho biết, bệnh cảnh của cháu rất điển hình và những ngày đầu khá nặng, phải hỗ trợ thở oxy, phổi có hiện tượng viêm lan tỏa. Nhưng đến nay, sức khỏe của cháu đã khá hơn, gần như trở lại bình thường, không phải thở oxy nữa.

Nguyên nhân điều tra ban đầu cho biết cháu cùng gia đình đã ăn thịt ngan bệnh, nhưng không được luộc chín mà nướng, nên có thể chưa kỹ. Tuy nhiên, chỉ mình cháu bị chứ người nhà không sao.

Xã Điền Trung trước đây chưa từng có trường hợp bị H5N1. Vì thế, đây là ca bệnh đầu tiên được phát hiện tại đây. Ông Thành cho biết ngay sau khi vụ việc xảy ra, các đơn vị y tế đã cho xử lý môi trường, tiêu hủy gia cầm và tiến hành giám sát sức khỏe của tất cả những người có liên quan.

Thuận An​
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Cúm gia cầm H5N1 ở Thanh Hoá

Theo vnexpress.net

Chị của bé gái nhiễm H5N1 tử vong sau ăn thịt ngan

Cháu bé 13 tuổi - chị của bé gái 8 tuổi vừa được xác định nhiễm virus H5N1 - đã tử vong với các triệu chứng cúm giống em mình.

Em Bùi Thị Thảo (8 tuổi), xã Điền Trung, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) được xác định nhiễm cúm A H5N1 vào ngày 3/1. Theo anh Bùi Văn Hợp, bố cháu Thảo, trước đó một ngày, chị gái của Thảo là Bùi Thị Thương (13 tuổi) đã bị tử vong với các triệu chứng như sốt, ho, khó thở...

Cũng theo lời anh Hợp, trước đó ít ngày, cả hai chị em Thương, Thảo đều ăn thịt ngan bệnh của gia đình nuôi.

Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó giám đốc Sở Y tế Thanh hóa cho biết, Sở đã nhận được tin tử vong của cháu bé nói trên từ gia đình và đang tiến hành xác minh, vì chưa dám chắc là cháu chết do nhiễm H5N1.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Bộ Y tế cũng cho biết, do trường hợp này không lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm nên không thể xác định được là chết do nhiễm virus H5N1 hay không.

Ông Nga cũng cho biết thêm, năm 2008, cả nước có 5 trường hợp tử vong do loại cúm này, còn từ đầu năm đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào. Tuy nhiên, Bộ Y tế liên tục nhắc nhở các các địa phương tăng cường kiểm soát dịch bệnh. Ngoài ra, theo ông, trong dịp Tết nguyên đán sắp tới, khi lượng vận chuyển và tiêu thụ thực phẩm từ gia cầm thường rất lớn, người dân nên chú ý tự bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình bằng việc tuyệt đối không sử dụng nguồn gia cầm không rõ nguồn gốc, đảm bảo chế biến sạch, nấu chín kỹ trước khi ăn.

Minh Thùy - Nam Phương
 

triet88

Member
Tình hình này quá căng thẳng đối với em, giống như lần đi thi đại học vậy đó :). Hồi xưa có nuôi bồ câu 1 lần rồi, nhưng vì cúm H5N1 nên bị mama bắt dẹp hết, giời vừa nuôi lại và có nhiều giống hơn thì lại bùng phát dịch :((.
 
-ai ai trong DĐ điều không muống điều này hết.nhưng sự thật vẫn là sự thật thôi triet88 ơi không thể nào tránh được.chỉ có cách cầu trời cho vụ này qua mau thôi hihihihi.nếu mà mama không cho nuôi nữa thì bạn cứ việc thuê căn cứ của anh bigflowerhorn anh mới nói với mình nè.nếu mà nặng quá thì anh e mình người đem muối người đem đường và vài ve nữa là có đồ để anh em mình nhậu rồi hahaha.
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Trung Quốc cảnh báo về cúm gia cầm

Trung Quốc đã ra cảnh báo về cúm gia cầm sau khi một phụ nữ 19 tuổi chết vì bệnh này.
Cô gái qua đời sau khi tiếp xúc với gia cầm ở một chợ tại trung tâm tỉnh Hà Bắc.


Người thân đau lòng vì vụ tử vong ở tỉnh Hà Bắc

Kể từ đợt bùng phát dịch năm 2003, 21 người ở Trung Quốc đã chết. Trên thế giới con số tử vong là 247.

Nhưng đây là ca tử vong đầu tiên vì cúm gia cầm tại Trung Quốc trong gần một năm, và nhà chức trách đã phản ứng bằng việc đưa ra cảnh báo.

Giới chức đã đóng cửa chợ gia cầm ở Hà Bắc.

Trong một thông cáo, Tổ chức Y tế Thế giới nói họ lo ngại vì cái chết của cô gái 19 tuổi.

Nhưng họ nói một vụ thì không làm thay đổi đánh giá rủi ro của tổ chức này.

Bộ y tế Trung Quốc nói sẽ gia tăng nỗ lực theo dõi căn bệnh.

Những nỗ lực theo dõi cúm gia cầm tại Trung Quốc là quan trọng vì nước này có số gia cầm lớn nhất thế giới.

Bất kỳ đợt phát dịch nào tại đây cũng sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng cho Trung Quốc và các nước láng giềng.

Theo BBC.com
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Chớ đùa với H5N1

Theo Tuoitre online Thứ Sáu, 09/01/2009, 08:20 (GMT+7)

TT - Trước tình hình cúm gia cầm đang quay trở lại, Tổ chức Thú y thế giới (OIE) ngày 7-1 đã khuyến cáo các nước không nên buông lỏng cảnh giác. Ông Bernard Vallat, giám đốc OIE, kêu gọi: “Nguy cơ vẫn còn từ hoạt động buôn bán gia cầm bởi virus đã bùng phát tại một số nước không có khả năng chống chọi”.

Theo OIE, Ai Cập và Indonesia là hai trong số những nước có hệ thống giám sát thú y không hoạt động hiệu quả.

Trong khi đó, Trung Quốc và VN đã kiểm soát tốt tình hình bùng phát cúm nhờ tiêm phòng rộng rãi trên các đàn gia cầm. “Tuy nhiên chi phí rất đắt và sẽ phải chấm dứt vào lúc nào đó” - ông Vallat cho biết. Hơn nữa, khả năng loại virus này biến đổi thành chủng lây lan từ người sang người vẫn còn lơ lửng.

Giám đốc OIE kêu gọi các quốc gia phát triển nên hỗ trợ các nước nghèo kiểm soát dịch cũng để bảo vệ lợi ích của chính mình. Sự hợp tác sẽ giúp ngăn việc lây lan của căn bệnh giữa các nền kinh tế gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên toàn cầu.

TRẦN PHƯƠNG​
 

Chấn PG

Member
Chuẩn bị chỗ núp cho chim trước nha anh em :D dịch mà bùng nổ là anh em mình dọn hết đó :-& ghê quá :-ss
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Dịch cúm gia cầm

Theo vtv.vn cập nhật: 8/1/2009 17:24

Thanh Hóa: Bệnh nhân cúm A H5N1 đã hồi phục

Như tin đã đưa, cháu bé 8 tuổi ở tỉnh Thanh Hóa là trường hợp mắc cúm A H5N1 đầu tiên sau 10 tháng Việt Nam không có trường hợp mắc bệnh. Cho đến thời điểm này, sức khỏe cháu bé đã hồi phục tốt, hết sốt, tỉnh táo và gần như hết khó thở.

Ngay khi có kết quả mẫu bệnh phẩm từ Thanh Hóa gửi ra, đoàn các nhà khoa học thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã đến khảo sát tình hình tại địa bàn có người mắc bệnh. Nhóm cơ động gồm 4 nhà khoa học đã đến làng Xịa, xã Điền Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, nơi bệnh nhân 8 tuổi phải nhập viện cách đây vài ngày. Cháu bé nhập viện với các triệu chứng rất nặng: sốt cao, khó thở và không tỉnh táo. Trước đó, gia đình cháu đã làm và ăn thịt gà chết.

Các nhà khoa học nhận thấy, từ tháng 12/2008 đến nay, nhiều hộ dân ở làng Xịa có gia cầm chết rải rác, hiện tượng này năm nào cũng xuất hiện vào mùa đông xuân. Người dân không rõ nguyên nhân vì sao gia cầm lại chết, và lẽ đương nhiên chính quyền và thú y địa phương cũng không biết. Theo thói quen thông thường, khi gia cầm chết, người dân sẽ làm thịt để ăn, còn lông và lòng gà vứt hết ra xung quanh môi trường sống.

Mối lo ngại về virus phát tán trong môi trường là điều được các nhà khoa học quan tâm nhất bởi mùa đông, nguy cơ phơi nhiễm với cúm gia cầm rất lớn. Ở những nơi được khoanh vùng là ổ dịch, nguy cơ gia cầm lành mang trùng rất cao. Các loại virus ẩn này chỉ chờ cơ hội là phát tán và con người là các đối tượng nhiễm bệnh đầu tiên. Theo các nhà khoa học, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, thì nên tiêu hủy đàn gia cầm trong các ổ dịch.

Tại làng Xịa nói trên, ngay khi có thêm một trường hợp khác bị sốt nhẹ và đau họng, mẫu bệnh phẩm đã được đem đi xét nghiệm. Kết quả cho thấy âm tính, người dân trong khu vực này vẫn khỏe mạnh.

Theo các nhà khoa học, đây là mùa của các bệnh về đường hô hấp và cúm, nguy hiểm nhất là cúm A H5N1. Trong thời điểm nhạy cảm này, người dân nên thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ ấm, tăng cường dinh dưỡng để có sức khỏe tốt tạo ra sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.

Thanh Hương.
 

Chấn PG

Member
Ngày Kinh Hoàng Đại Dịch Cúm H5N1 năm 2005

Vô tình tìm được cái này trên web của báo tuổi trẻ :-& thật sự cảm thấy tội nghiệp cho chim trong mùa đại dích cúm xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2005 quá :(
Nguồn : tuổi trẻ online
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=110368&ChannelID=3
Tội nghiệp bồ câu
TTCN - Hai họng súng đen ngòm từ từ hướng lên đỉnh nóc chùa, nơi lũ bồ câu đang vô tư mơn trớn bên nhau. Tạch… Tạch… Tiếng súng vừa dứt, xác hai con bồ câu xấu số rơi bịch xuống sân chùa.
Máu đỏ bết trong đám lông bay tứ phía. “Nó là loài chim tình nghĩa nhất đấy” - xạ thủ Phương vừa nói vừa bẻ gập nòng súng nhét đạn chì vào…

Theo lịch thì sáng nay (22-11) đội “hành quyết”… bồ câu sẽ chia làm hai kíp: một đi tuyến đình Hải Châu, phố Lý Thái Tổ, Lê Duẩn, Đà Nẵng; kíp còn lại đi cánh phố Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Nghị, Nguyễn Tri Phương. “Mục tiêu không chỉ mỗi bồ câu, tất cả những loài chim nếu gặp đều bắn hạ không thương tiếc” - ông Trần Phước Thành, thành viên đội phản ứng nhanh, sang sảng nói.

Đúng 8g30, ba xe máy chở ba xạ thủ gồm Phương, Đê và Tuấn lao nhanh vào sân Sở Thủy sản nông lâm, đại bản doanh của đội chống dịch cúm gia cầm. Gọi là xạ thủ bởi cả ba người này có thâm niên không dưới 10 năm ôm báng súng. Phương năm nay 42 tuổi nhưng có đến 18 năm “ngắm đầu ruồi”.

Họng súng oan nghiệt

Vạch lộ trình xong, đội thợ săn lập tức xuất phát. Điểm đến đầu tiên đó là đình làng Hải Châu, nơi có gốc cổ thụ tỏa bóng mát xuống mặt hồ xanh trong. Ngay giữa nội thành mà lại có một điểm yên tĩnh đến như vậy quả là hiếm thấy. Có lẽ thế nên xưa nay họ lông vũ đã chọn nơi đây làm điểm dừng chân vui đùa trước khi đi kiếm ăn mỗi sáng. Cả một không gian yên tĩnh, chỉ có tiếng ríu rít của lũ chim sâu chuyền cành lẫn tiếng gù của đám bồ câu trống…

Sau một hồi dừng quan sát, Phương thò tay bẻ gập nòng, móc túi lấy viên đạn chì to bằng đầu đũa nhét vào, rồi rê rê nòng súng xen qua kẽ lá. “Nếu nói về súng hơi thì thằng Tiệp là số dách. Khẩu tôi đang dùng sản xuất từ năm 1986, tuy vậy vẫn còn tốt chán. Trăm phát trăm trúng. Súng 7 ký nhưng độ lò xo lên 9 ký nên sức công phá lớn lắm. Cỡ như chim sẻ, chim sâu chỉ có banh xác” - Phương bảo.

Gù, gù…gù, tiếng gọi bạn tình của lũ chim bồ câu phát ra từ nóc nhà kế bên đã khiến kíp thợ săn chú ý. Phương dừng lại, rón rén rồi đặt họng súng hướng về đôi chim có bộ lông trắng mướt. Chúng là đôi bạn tình. Ngón tay trỏ của viên thợ săn ấn mạnh cò súng. Đoàng.

Viên đạn đầu tiên mất dạng, đôi chim tình nhân nghe âm thanh lạ liền lúc lắc chiếc đầu xinh xinh quan sát nhưng không hề di chuyển vị trí. Phương bẻ nòng nhét viên đạn thứ hai, rồi rê súng lên ngắm tiếp. “Tạch”. Lần này thì không thể trật được. Một con chim trúng đạn đập cánh đành đạch rồi lăn từ mái ngói xuống. Con còn lại hốt hoảng vụt bay lên. Máu của con chim xấu số rơi xuống từng giọt đỏ tươi, tạo thành vệt nhỏ trên mặt đất.

Lập tức đội thu gom tiến đến tóm gọn thả vào bao tải. Con bồ câu tội nghiệp… nấc lên mấy cái rồi khép đôi mắt trong veo. Trên cao, con chim ban nãy cứ vờn qua vờn lại, mắt dáo dác lượn tìm người tình bên dưới mặt đất. Ở góc đằng kia, lại thêm một con chim xấu số khác cùng chung số phận bởi họng súng oan nghiệt của một thợ săn.

Vĩnh biệt “bồ câu không đưa thư”!

Đang phục chờ con mái quay trở lại thì Phương nhận được tin báo “Khu vực chùa Tân Ninh có hơn 50 con bồ câu hoang”. Lập tức, đội “hành quyết” rồ ga vọt đi trong sự ngơ ngác của người dân sống trong khu vực. Sau một ngày mưa dầm, nên khi mặt trời vừa ló lên lập tức lũ chim đua nhau chui ra khỏi tổ sưởi ấm bằng cách tụ tập từng đàn trên nóc cao của ngôi chùa. Chúng vô tư xòe cánh, chăm tỉa lẫn nhau…

Thế nhưng oái oăm thay, trong khi lũ chim đang nô đùa thì bên dưới mọi thủ tục xin phép nhà chùa được hạ sát lũ chim vô tội kia cũng vừa hoàn tất.

“Diệt được đàn chim này không dễ bởi chúng đậu quá xa, chắc là một đổi năm (một xác chim đổi năm viên đạn)” - Vừa lên đạn, Đê - một xạ thủ khét tiếng ở Khuê Trung - vừa lẩm nhâm - Với loài chim khá lớn như bồ câu thì hoặc là bắn trúng vào đỉnh đầu, hoặc vào ức chứ bắn vào cánh thì chỉ nhọc công”.

Chưa đầy nửa tiếng, các xạ thủ đã liên tiếp hạ gục gần chục chú bồ câu.

Đấy là chim của phật tử đem đến phóng sinh nay chúng tụ tập thành bầy, đàn rồi sinh con đẻ cháu đó chứ không phải chim của chùa nuôi” - một chú tiểu chùa Tân Ninh nói. Còn bà Trần Thị Ước (1/1 Lê Thánh Tôn) cho biết gia đình bà nuôi bồ cầu từ những năm 1990: “Lúc đầu chỉ có hai đôi, về sau chúng sinh đàn cháu đống. Nó là loài chim nghĩa tình nhất, cứ thấy bóng người quen là sà xuống quấn quít. Vậy mà nay phải bị tiêu diệt. Tội nghiệp quá” - bà Ước nói trong nuối tiếc

Đã hơn tháng nay kể từ ngày chiếc loa phóng thanh trước đường ra rả đọc tin về đại dịch cúm gia cầm, phường, tổ vận động, gia đình bà Ước đành chở nguyên chuồng chim qua tít bên bán đảo Sơn Trà thả.

Mới thả buổi sáng, buổi chiều bà đã thấy chúng kéo nhau tìm về lại chỗ cũ... Để rồi một sáng đội thợ săn xuất hiện và gõ cửa xin được trèo lên gác để bắn hạ cho chính xác.

11 giờ trưa, đội thợ săn dừng chân nghỉ ngơi sau khi đã rảo qua khu vực nội thành. Dưới gốc si già, đội thu gom đang đổ bao tải ra đếm xác những chú chim. Những giọt máu tươi dính trên cổ chim giờ đã chuyển sang màu tím, 50 chú bồ câu đã bị bắn chết trong một buổi sáng đẹp trời...

Trên đường trở về, bất chợt một khúc nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên vẳng ra từ một góc cà phê nghe đến xót xa:

"Bồ câu không đưa thư, hay lòng ai không dám! Bồ câu không đưa thư cho lòng ai bàng hoàng than thở".

Các hình ảnh kèm theo bài trên của báo Tuổi Trẻ Online



 
Anh Chấn ơi anh làm em hế̀t hi vọng 2 con bồ câu đang lạc của em ko có cơ hội trở về nè huhuhu.vì con Thái trắng Trung Quốc về sau 1 ngày với tình trạng trên người còn dính những tia máu đã khô!em kiểm tra thì trên người nó không có vết thương,không biết số phận của xám khoen tím và kì lân thê nào đây.Đọc xong bài này lạnh cả người....
 

Chấn PG

Member
cái đó là kinh hoàng của năm 2005 khi Đại Dịch cúm vừa mới xuất hiện thôi jerrykid2209 àh.Chim em dính máu thì không biết có thợ săn nào bắn trúng con nào đó mà dính lên con trắng cua em không:-&.Thái trắng gốc Trung Quốc của anh bocau sao rồi em bay ổn không:Dnhớ thả gần thôi nha thả xa là nó bay qua Trung Quốc thăm Vạn Lý Trường Thành luôn àh:)) =))
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Việt nam H5N1- năm 2005

Việt nam H5N1- năm 2005


Vâng ! Đó là những hình ảnh kinh hoàng nhất khi con người phát hiện dịch Cúm " Bird Flu", lúc đầu trên các phương tiện thông tin đại chúng của ta dịch là" Cúm gà ", sau thấy bất ổn đổi thành " Dịch Cúm Gia Cầm", thực ra tất cả loài lông vũ đều có thể mắc và làm lây truyền virus H5N1 bùng nổ đại dịch chết người.

Chẳng ở đâu xa, ngay các phố cổ Hà Nội, Công an phường và Tổ Dân phố đến từng nhà "tìm diệt" tất cả những con chim cảnh từ họa mi hót, khiếu biết nói rồi đến gà chọi...làm biết bao ông bà chủ luyến tiếc, đau thương. Có những cuộc " chạy loạn" ngoạn mục : các lồng mi chọi, khiếu... được bí mật "sơ tán" về các vùng quê, lên rừng núi Hòa bình, Phú Thọ chạy trốn cuộc "tìm diệt". Đương nhiên đó là những vi phạm nguy hiểm tới Luật Kiểm dịch Thú Y, nhưng với những chủ mê mẩn vật nuôi của mình dường như không cần biết có luật gì nữa.

Đúng là cái năm 2005 tang tóc cho lũ chim bồ câu như bài viết trên mô tả. Rồi ngành chăn nuôi gia cầm nữa: đại bại, tan hoang. Tôi nhớ cái cảm giác thèm thuồng miếng thịt gà luộc trong các mâm cỗ cúng Tổ tiên mà không thể có được trong lúc đó, khi mà mọi người đều rùng mình xem món ăn có thể gây chết người làm từ "gia cầm" !

Con người vẫn là một "đẳng cấp tối cao", khi chế được vaccine phòng bệnh do virus H5N1, gà, chim lại được nuôi bình thường với các quy định nghiêm ngặt dịch tễ học và Kiểm dịch Thú Y. Ngành chăn nuôi gia cầm đã "phục sinh", trời mỗi ngày một sáng. Các lồng chim " sơ tán" lại đổ về khu phố Cổ Hà nội. Chim bồ câu đưa thư lại là số 1 của thú chơi chim đẳng cấp.

"Sắp được nuôi chim bình thường rồi !"- Một tiếng reo mừng tột độ trên trang web www.aquabird.com.vn http://www.aquabird.com.vn/forums/archive/index.php/t-2649.html . Mod cuoptrengianmuop lúc đó đã sửng sốt như không thể tin được: "Mọi người bình tĩnh, quả thật là hiện đã thấy lác đác các nhà treo lồng chim bình thường. Ban nãy đi làm thấy một đôi bồ câu trắng rất đẹp đang dạo trên hè phố. Âu cũng là mừng vì dịch cúm đã gần qua !". Hoàng Minh Đức viết: "Đúng là như bác Cướp nói, chúng ta cần bình tĩnh chờ có thông báo chính thức mới có thể nuôi công khai được. Nhưng bây giờ cũng dễ thở hơn rồi. Mấy hôm nay có mồi tươi, tôi làm 110 em dế non cho các chú chén, trưa nay lại cho các chú phơi nắng. Nhìn em nào em nấy căng, lông mượt phê lắm các bác ạ."

Lẽ ra thì chẳng có bao giờ có box
"
Chim bồ câu đưa thư (homer), bồ câu kiểng" trên trang Vietpet này nữa nếu không khống chế được dịch Cúm Gia Cầm. Nhưng chúng ta hãy cảnh giác với sự biến chủng nguy hiểm của H5N1: một thảm hoạ diệt chủng loài người !

Thế mới biết THÚ CHƠI và AN TOÀN đôi lúc mâu thuẫn gay gắt !






 

amifidele

Member
Nhìn mấy con bồ câu bị bắn đau lòng không thể tả ! Giống cảnh mùa chó dại chó bị mang ra đập chết vậy!
 

Chấn PG

Member
Dịch cúm năm 2005 không biết đã cướp đi biết bao nhiêu sinh mạng của loài chim hoà bình nữa :-??.Từ những con chim bồ câu loại thường cho đến những con đắt tiền đều bị diệt, cho đến bây giờ trong làng chơi chim bồ câu kiểng ở TP HCM vẫn không thấy xuất hiện 1 số loại bồ câu kiểng đã có trước dịch.Những ngày cuối năm 2008 này đã xuất hiện 1 số bệnh phổ biến ở chim nhưng có vẻ thời tiết đã dần dần đón nhận cái ấm của mùa xuấn và xua bớt đi cái thời tiết lạnh giá nên các bệnh phổ biến không còn là mối đe doạ cho chim nữa:D.Chúc anh greenvet-hanoi có nhiều sức khoẻ để hướng dẫn thêm cho mọi người chữa trị các bệnh thường gặp ở các loài trong diễn đàn việt pet của chúng ta.
 
cái đó là kinh hoàng của năm 2005 khi Đại Dịch cúm vừa mới xuất hiện thôi jerrykid2209 àh.Chim em dính máu thì không biết có thợ săn nào bắn trúng con nào đó mà dính lên con trắng cua em không:-&.Thái trắng gốc Trung Quốc của anh bocau sao rồi em bay ổn không:Dnhớ thả gần thôi nha thả xa là nó bay qua Trung Quốc thăm Vạn Lý Trường Thành luôn àh:)) =))
Thái trắng TQ và xi tỉm làm em khá bất ngờ vì 2 con này là 2 con nhỏ em đánh liều cho nó đi xa hơn dự kiến để thử sức và đã về 2 con lớn thừa sức đi xa hơn lại mất(1 là thợ săn 2 là bị bắt làm tù binh rồi)
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Văcxin ngừa đa chủng cúm gia cầm

Theo Tuoitre online.

TT - Các nhà khoa học Nhật Bản vừa công bố đã phát triển một loại văcxin ngừa cúm gia cầm mới có khả năng chống lại chủng virus chết người này lẫn các chủng biến đổi của nó.



Công bố của các nhà khoa học Nhật làm giảm nỗi lo về đại dịch cúm toàn cầu - Ảnh: Public health image library

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia, một số trường đại học và công ty dược của Nhật đã thử nghiệm loại văcxin mới này trên những con chuột được cấy ghép gen người. Các loại virus được sử dụng trong thí nghiệm này ngoài chủng H5N1 còn có hai chủng cúm phổ biến nhất hiện nay là Soviet-A và Hongkong-A. Kết quả cho thấy loại văcxin mới hoạt động tốt ngay cả khi virus đã biến đổi, theo nhà nghiên cứu Tetsuya Uchida, thuộc Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia.

Các loại văcxin ngừa cúm hiện tại sử dụng một loại protein để bao phủ virus, song lại dễ bị mất tác dụng do protein thường hay biến đổi. Để khắc phục điều này, văcxin mới sử dụng chính những protein phổ biến trong cơ thể của những virus cúm bởi chúng rất hiếm khi thay đổi. Tuy nhiên để đưa vào sử dụng, loại văcxin này cần phải được thử nghiệm trong vài năm nữa. Hiện các tổ chức y tế và sức khỏe trên thế giới vẫn cảnh báo nguy cơ lây nhiễm trên người của cúm gia cầm có thể gây nên một trận đại dịch toàn cầu.

TRẦN PHƯƠNG
(Theo AFP)​
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Mở rộng thử nghiệm vắc-xin phòng cúm A H5N1 trên người

Theo Thanh niên online 01/02/2009 23:00

Bộ Y tế đã chấp thuận việc triển khai giai đoạn 2 đề tài nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (trên người) vắc-xin phòng cúm A H5N1, với sự tham gia của khoảng 200 người tình nguyện được lựa chọn trong cộng đồng. Trước đó, trong năm 2008, nghiên cứu thử nghiệm vắc-xin cúm A H5N1 trên người giai đoạn 1 đã được nghiệm thu.

Vắc-xin được tiêm cho 30 người tình nguyện từ 20 - 40 tuổi, trong đó có các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu, cho kết quả an toàn, không gây các phản ứng phụ nghiêm trọng; vắc-xin có khả năng bảo vệ người tiêm trước vi-rút cúm A H5N1. Loại vắc-xin thử nghiệm này do Công ty Vắc-xin và sinh phẩm số 1 (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư) sản xuất.
Nam Sơn.
 
Top