• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Chim cu gáy(nuôi cu gáy ở Hà Nam)

khanhtungbk

Member
Chào anh Anh_HaNam và anh chị em mê chim gáy.Em cũng rất thích chim gáy và nhà em hiện nuôi 2 con,ngày trước em nhốt chung thì chúng rất ít gáy nhưng khi tách riêng ra thì có 1 con gáy và 1 con thỉnh thoảng mới gáy.Em hỏi anh là làm cách nào để phân biệt được chim đực và chim mái.Cảm ơn Anh.
 

anh_hanam

Member
Có thể bằng mắt thường để nhận biết được Cu gáy đực hay mái không anh?
Một số người có kinh nghiệm có thể nhận biết được cu đực, mái qua hình dáng. Còn nếu nuôi đẻ có thể đánh dấu trứng tròn hay bầu dục, quả nào nở trước nở sau để phân biệt. Nhưng đấy là mình cũng nghe nói vậy thôi chứ chưa đánh dấu lần nào. Nếu không quá cầu kỳ như một số cao nhân chơi cu mồi, bẫy cu thì đực hay mái cũng được miễn là gáy tốt, nghe thích cái lỗ nhĩ là được bạn ạ.

@ bác AQ và Kinho: Em đã luyện cho bác một con chim từ non lên, hiện vẫy đã gù tuy chưa được lũa lắm, hôm nào em sẽ bố trí mang lên kính bác.
Còn Kinho: em nên nuôi 1 đôi non đi, vì chim già anh sợ ở nhà anh thì nó gáy mà về nhà em thì nó tịt vì cái giống này nhiều khi oái oăm lắm nên cho (biếu, tặng) rất hay bị chửi oan. Còn đủ độ kiên trì nếu về nhà em 1 tháng chưa gáy em vẫn nuôi, 2 tháng hoặc lâu hơn nữa chưa gáy em vẫn nuôi thì ok rồi, đã có mấy chú sắn sàng về Hà Nội. Mà lâu sao chẳng thấy bác AQ đâu ý nhỉ
 
Các anh có kinh nghiệm cho em hỏi 1 tí: nhà em có cái chuồng gà có mái rất rộng, rất thoáng , giờ không nuôi gà nữa nên thử nuôi chim gáy xem sao, nhưng bây giờ em đang rất băn khoăn: cái chuồng đó có thể chia ra làm 4 chuồng nhỏ, diện tích mỗi chuồng vào khoảng dài 2m, rộng 80cm, cao 2m , nhưng 4 cái chuồng này lại kề nhau, mà em nghe người ta nói nếu nuôi các cặp cu gần nhau như thế rất khó nuôi sinh sản, vậy điều này đúng hay sai. Em xin hỏi luôn là cu gáy có hay bệnh tật gì không và mỗi năm thay lông mấy lần? Chim cu gáy trống ở gần nhau có đá nhau như các loại chim khác không? Nếu nuôi chung không tách gì cả, cứ nuôi chung như thế mãi thì tỉ lệ phối tự nhiên có cao không ? Vì em thấy có một ông gần nhà em nuôi 1 đôi cu gáy rừng đã 15-16 năm rồi (ông nói thế), khộng tách ra mà chúng đã sinh sản liên tục và cho ra đời hàng cả trăm cặp cu từ trước đến nay, nhưng mỗi tội nhà ông đó rất rộng, cứ mỗi cái chuồng rộng 3m dài 3m cao cũng 3 m luôn mà lại nằm rất xa nhau ! Và một điều nữa là nếu cứ nuôi như thế thì những cặp cu con bị đồng huyết khi phối với nhau thì thế hệ sau có ảnh hưởng gì không?Xin cảm ơn các bác!
 
To puk_inter: Không anh ạ, em nghĩ anh hiểu nhầm ý của em , em chỉ có ý muốn học hỏi thêm kinh nghiệm thôi, chứ em nói thật cái chuồng đó em để nuôi gà tre (gà cảnh), rất đẹp và thoáng, mái tôn lưới thép, nhưng mà đợt vừa rồi gà em gửi đi hết, nên em mới chuyển sang nuôi cu gáy vì bố em rất thích cu gáy và em cũng thấy giống này rất hay ! Em nghĩ chắc bác hiểu lầm ý của em thôi!
 

anh_hn

New Member
Các anh có kinh nghiệm cho em hỏi 1 tí: nhà em có cái chuồng gà có mái rất rộng, rất thoáng , giờ không nuôi gà nữa nên thử nuôi chim gáy xem sao....

Nuôi tốt bạn ạ, add yahoo này vào nhé, lúc nào online mình sẽ chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm nuôi gáy đẻ. Có thể sẽ giúp ích được chút nào đấy cho bạn.
Yahoo của mình là: anh_2ld@yahoo.com.vn
 

anh_hanam

Member
Các anh có kinh nghiệm cho em hỏi 1 tí: nhà em có cái chuồng gà có mái rất rộng, rất thoáng , giờ không nuôi gà nữa nên thử nuôi chim gáy xem sao, nhưng bây giờ em đang rất băn khoăn: cái chuồng đó có thể chia ra làm 4 chuồng nhỏ, diện tích mỗi chuồng vào khoảng dài 2m, rộng 80cm, cao 2m , nhưng 4 cái chuồng này lại kề nhau, mà em nghe người ta nói nếu nuôi các cặp cu gần nhau như thế rất khó nuôi sinh sản, vậy điều này đúng hay sai. Em xin hỏi luôn là cu gáy có hay bệnh tật gì không và mỗi năm thay lông mấy lần? Chim cu gáy trống ở gần nhau có đá nhau như các loại chim khác không? Nếu nuôi chung không tách gì cả, cứ nuôi chung như thế mãi thì tỉ lệ phối tự nhiên có cao không ? Vì em thấy có một ông gần nhà em nuôi 1 đôi cu gáy rừng đã 15-16 năm rồi (ông nói thế), khộng tách ra mà chúng đã sinh sản liên tục và cho ra đời hàng cả trăm cặp cu từ trước đến nay, nhưng mỗi tội nhà ông đó rất rộng, cứ mỗi cái chuồng rộng 3m dài 3m cao cũng 3 m luôn mà lại nằm rất xa nhau ! Và một điều nữa là nếu cứ nuôi như thế thì những cặp cu con bị đồng huyết khi phối với nhau thì thế hệ sau có ảnh hưởng gì không?Xin cảm ơn các bác!
Theo kinh nghiệm từ cá nhân tôi:
- Bạn tận dụng cái chuồng gà đó nuôi quá tốt nhưng cần phải cải tạo lại 1 chút ít:
+ Kê, đặt, treo như thế nào, ở vị trí nào cho phù hợp vì khi gáy đẻ, ấp cần độ yên tĩnh nhất định
+ 4 chuồng đó nuôi được 4 đôi gáy đẻ nên phải làm các vách ngăn giữa các chuồng với nhau (chim mới ghép đôi thì điều này quan trọng chứ đã thuần rồi thì cũng không cần thiết lắm)
+ Trong mỗi ngăn đó lại phải làm các ngăn phụ hay nôm na là chuồng ấp, buồng ấp
+ Cách bố trí cóng thức ăn, cóng nước và cầu đậu thế nào cho hợp lý để chim thoải mái, ăn uống tiện lợi và có đủ không gian để chúng "tình cảm" với nhau
- Không cần phải quá rộng và cách xa nhau như nhà ông hàng xóm nhà bạn đâu mà có thể nuôi liền kề hàng nhiều chuồng chim vẫn đẻ, ấp bình thường.
- Chim có gáy đấu và đá nhau nhưng cũng không có gì đáng ngại về điều này nếu chim đã thuần, tuy nhiên chim mới ghép nếu đấu đá nhau nhiều có thể sẽ bỏ ấp
- Vấn đề đồng huyết, cận huyết thì đương nhiên là ảnh hưởng tới nòi giống rồi cho nên muốn ghép đôi mới bạn phải lấy đực của ổ này ghép với cái của ổ khác và chim đực thường là chim già tuổi hơn
- Về bệnh tật: chim gáy hay bị bệnh đau mắt, đi ỉa chảy - vấn đề này phụ thuộc vào việc vệ sinh chuồng trại và chế độ ăn, bạn phải tìm hiểu thêm hoặc lúc nào có thời gian sẽ trao đổi tiếp với bạn.
- Và một vấn đề rất thú vị của việc nuôi gáy đẻ là chọn đực giọng gì, mái giọng gì sẽ cho ra con có giọng gì thì lại là cả một vấn đề đấy nhé.
Hẹn sẽ tiếp tục trao đổi với bạn vào 1 dịp gần nhất. Mấy nhời mạo muội có gì chưa đúng mong các cao nhân lượng thứ
 
Cảm ơn anh nhiều, em sẽ add nick của anh, nếu anh không phiền thì sau khi mình online em xin hỏi mấy câu, cảm ơn anh!
 

Ki_Nho

Moderator
Một số người có kinh nghiệm có thể nhận biết được cu đực, mái qua hình dáng. Còn nếu nuôi đẻ có thể đánh dấu trứng tròn hay bầu dục, quả nào nở trước nở sau để phân biệt. Nhưng đấy là mình cũng nghe nói vậy thôi chứ chưa đánh dấu lần nào. Nếu không quá cầu kỳ như một số cao nhân chơi cu mồi, bẫy cu thì đực hay mái cũng được miễn là gáy tốt, nghe thích cái lỗ nhĩ là được bạn ạ.

@ bác AQ và Kinho: Em đã luyện cho bác một con chim từ non lên, hiện vẫy đã gù tuy chưa được lũa lắm, hôm nào em sẽ bố trí mang lên kính bác.
Còn Kinho: em nên nuôi 1 đôi non đi, vì chim già anh sợ ở nhà anh thì nó gáy mà về nhà em thì nó tịt vì cái giống này nhiều khi oái oăm lắm nên cho (biếu, tặng) rất hay bị chửi oan. Còn đủ độ kiên trì nếu về nhà em 1 tháng chưa gáy em vẫn nuôi, 2 tháng hoặc lâu hơn nữa chưa gáy em vẫn nuôi thì ok rồi, đã có mấy chú sắn sàng về Hà Nội. Mà lâu sao chẳng thấy bác AQ đâu ý nhỉ
Cám ơn anh Ánh!
Thấy bác AQ bảo hôm vừa rồi off hội CPQ Hà nội mà không liên hệ được với anh. Nghe đâu đi công tác vùng sâu vùng xa. Bác tặng em con cu nào cũng được, vì hiện nay em đã có con nào đâu?:D
Bác AQ bị dán băng dính vào mồm rồi, bác ấy ra hiệu bảo em cám ơn bác hộ bác ý!:)
 

thangtran910

New Member
Chào Anh_Ha nam, tôi rất muốn anh chỉ bảo cho tôi cách nuôi và chọn chim cu gáy.rất mong tin anh.:smug:
 

anh_hanam

Member
Chào Anh_Ha nam, tôi rất muốn anh chỉ bảo cho tôi cách nuôi và chọn chim cu gáy.rất mong tin anh.:smug:
Chào bác ! Món cu em cũng chỉ ở dạng sơ cấp thôi, còn nhiều bác đại học, sau đại học về cu lắm:D
Tuy nhiên biết đến đâu em sẽ nói đến đó. Nếu bác hay và mạng add cái yahoo anh_2ld@yahoo.com.vn này vào nhé. Có gì anh em mình sẽ trao đổi trực tiếp chứ viết vào đây em sợ múa rìu qua mắt các thợ lắm. :D
 

anh_hanam

Member
Lâu nay chỉ bàn tới gáy đẻ vì ít người chơi gáy mồi mà chỉ thích gáy bảo (cu khách). Hôm nay chụp vội mấy kiểu ảnh cu mồi để các bác thưởng thức nhé. Nó cũng là một con cu gáy như những con cu gáy khác thôi, cũng gáy cúc..cù..cu nhưng khác cái là không phải gáy non nuôi lên mà đa số là gáy bẫy ngoài thiên nhiên mang về thuần phục, tập dượt. Giọng có thể là thổ, thổ pha, kim, kim pha...nhưng quan trọng là có những nước đấu hay, dụ chim ngoài sa bẫy.
1. Đây là con bạch đề (móng trắng), phao trắng, giọng kim pha; tiếng đồng nhiều nghe có độ ngân rất thích





2. Đây là con mồi thổ có nguồn gốc từ Thanh Hoá, đã được 2 mùa bẫy. Con này đủ tiếng, gù chồng đấu:






3. Đây là vài con mồi lỡ và bổi (mộc) cũng có xuất xứ từ Thanh Hoá do một cao thủ cu mồi và Hội cu gáy trong đó bẫy được và tôi rất vinh hạnh được các bác ấy tặng: Thổ đại, thổ pha...đủ cả








 

anh_hanam

Member
Và còn 1 số con bổi lỡ nữa đang tập dượt sẽ chụp ảnh gửi các bác xem sau: có thể sẽ có con thành mồi và có 1 số con thành cu khách, cu khiển. Các bác có nhã hứng về cu gáy vào bàn luận cái nhé. Thân
 

anh_hanam

Member
Có đôi chim non mang đi Biếu mà nó vỗ cánh bay đi, Hôm sau nó bay về nó bảo Hôm nay già rồi, Tôi Tìm cách bẫy không được, vì bây giờ nó đã thành cao nhân. Bác Có biết cách nào dạy cho nó 1 bài không? Nếu không bác bẫy lại cho em với, em chỉ chỗ cho.
Chim non nhà tôi ấp ra hàng đàn được đôi nào bạn bè thích tôi cũng đều cho hết vì nhiều người chỉ thích chim thấy người gù tít nên nuôi loại này rất hợp. Riêng tôi theo các cụ đi bẫy từ lúc tóc còn để chỏm bây giờ mới có điều kiện tiếp cận với cu mồi tuy nhiên cái đôi chim non của ditimtriky chắc tôi không bẫy nổi vì tôi không đi bẫy thuê, không đi bẫy giúp những người không phải là bạn bè. Không cần dậy nó đâu, có văn hoá khắc nó tự học được điều hay lẽ phải, biết gáy lúc nào và không gáy lúc nào.
Tôi có thằng bạn dở nó bảo "chim non chỉ để nấu cháo chứ nuôi nghe tiếng thì"....nên nó có bay đi mất ông cũng đừng tiếc và lần sau cũng đừng mang chim non đi mà biếu không gặp người không hiểu người ta coi thường cho đấy và đã biếu rồi thì việc nó bay đi là việc của người được biếu bận tâm làm gì cho nó mệt mà không khéo thiên hạ người ta bảo là nhỏ mọn thì chết=))
 

amifidele

Member
Cho phép người "không trong nghề" thắc mắc: sao mình thấy lồng nuôi chim cu gáy thường nhỏ và chật chội thế? Có làm cho con chim cu gáy nó mỏi chân, mỏi cánh không? Sao mình không cách tân cái lồng chim cu gáy truyền thống cho nó rộng rãi thoải mái hơn? Trước đây ông xã mình có nuôi chim cu gáy (1 thời gian sau thấy nó buồn quá bèn đem ra bờ sông mà thả), mình cứ thấy tội cho nó vì lâu lâu cứ thấy nó duỗi chân ra, ra chiều mỏi mệt lắm.
 

anh_hanam

Member
Cho phép người "không trong nghề" thắc mắc: sao mình thấy lồng nuôi chim cu gáy thường nhỏ và chật chội thế? Có làm cho con chim cu gáy nó mỏi chân, mỏi cánh không? Sao mình không cách tân cái lồng chim cu gáy truyền thống cho nó rộng rãi thoải mái hơn? Trước đây ông xã mình có nuôi chim cu gáy (1 thời gian sau thấy nó buồn quá bèn đem ra bờ sông mà thả), mình cứ thấy tội cho nó vì lâu lâu cứ thấy nó duỗi chân ra, ra chiều mỏi mệt lắm.
Em cũng không rành lắm mà chỉ kế thừa chứ không dám phát triển...nhưng nghe đâu loài chim này không có đặc tính bay nhảy mà chỉ lạch bạch, xoay qua xoay lại nên không cần lồng rộng mà chỉ cần cái lồng đủ cho nó xoay qua, xoay lại:D; ngoài ra nghe nói lồng chặt còn có tác dụng làm cho nó tức lồng mà gáy nhiều hay sao ấy bác ạ.
Còn vấn đề chim bị mỏi chân, yếu chân do lồng chặt, vận động ít thì bây giờ bọn em đã có cách rồi: thỉnh thoảng thả nó ra nhà cho nó đi lại tập thể dục; cẩn thận hơn thì mắc màn và thả nó vào trong đó 1 tuần 1 lần là chim của bác sẽ hết mỏi chân. Nói chung kiếp chim lồng thì rộng hay chặt đều là khổ mà bác nhưng em cũng không thắng được em, lý trí và niềm đam mê đôi khi mâu thuẫn nặng nề: thương kiếp chim lồng nhưng lại muốn nghe chim gáy, chim hót mà ở ngoài thiên nhiên thì càng ngày càng ít. Chim gáy bây giờ họ bẫy lưới, giật 1 phát có khi cả đàn và bán cho cửa hàng ăn phục vụ nhậu nhẹt, rồi súng săn nữa chứ. Vậy nên AQ 1 tý, tự kỷ ám thị rằng nuôi nó trong lồng nó khổ thật đấy nhưng biết đâu thả nó ra ngoài trời nó lại bị săn bắn thì còn khổ hơn và cũng chính vì thế em mới nuôi cả gáy đẻ và tới đây sẽ tập thả cho nó bay loanh quanh nhà, không biết có thành công không.
 

anh_hanam

Member
Thú chơi chim gáy

Chẳng biết tự bao giờ, người Hà Nội có cái thú chơi chim cu gáy. Ông tôi bảo: có lẽthú chơi cu gáy của người Hà Nội là do đất Kinh kỳ kẻ chợ vốn dễ kiếm ăn nên đã thu hút khá nhiều người dân từ tỉnh bạn về đây lập nghiệp. Để đỡ nhớ cánh đồng,mảnh ruộngnơi chôn rau cắt rốn, giữ cho tâm hồn nhớ về cội nguồn nên nhiều người, nhất là các cụ già thích chơi chim cu gáy. Từ đó thú chơi này lan rộng.
Mặc dù hiện nay trên thị trường đã du nhập nhiều loại chim cảnh có giọng hót hay trên thế giớinhưng những loại chim này vẫn không thể thay thế được cu gáy, loài chimmang hồn quê hương xứ sở một vùng văn hoá lúa nước. Chuyện rằng, có Việt kiều bên trời Âu, sau khi bước xuống sân bay Nội Bài đã thuê ngay xe ô tô về thẳng Thái Bình.Giữa trưa hè, ông không về ngay nhà mà ra ngồi dưới luỹ tre rìa làng để nghe tiếng cu gáy rồi xúc động trào nước mắt.



Những người chơi chim lâu năm bảo: Cu gáy sống gẫn gũi với ruộng đồng nên để có được một con cu gáy hay cũng không dễ dàng gì. Các loài chimrừng thì mầu lông hình dáng cũng khác nhau và chỉ có con đực mới hót nên dễ phân biệt. Với loài chim cu gáy thì ngược lại, hình dáng bên ngoài con trống con mái cũng từa tựa như nhau và điều làm người chơi khó phân biệt nhất chính là chim đực hay mái đều có tiếng hót mà người trong nghề chơi chim gọi là "gáy" như nhau. Để phân biệt chim trống, mái, những người chơi chim gáythường truyền nhau một số kinh nghiệm như: Đầu nhỏ, tròn, lông đầu xanh. Mỏ to, gồ, khi đứng trên cầu đuôi hay cụp xuống. Xương bụng phía dưới gần hậu môn chụm,khi gáy có khả năng đảo giọng thì chắc chắn đó là chim đực.

Tuy nhiên, kiếm được con chim đực không có nghĩa là đã có được con chim có giọng gáy hay. Những người chơi chim gáy lâu năm thường bảo: Tuyển được con chim gáy hay cũng có những tiêu chuẩn riêng không khác gì... tuyển hoa hậu.Chim cu gáy phải có dáng đẹp, thân dài, khéo, gọn. Đầu phải nhỏ, mỏ thẳng đúng theo câu lưu truyền trong giới "đầu nhỏ mỏ ngay, có chết nó cũng hay". Vòng lông cườm quanh cổ phải cao, thẳng, dày. Lông cánh dặm phải khô, mịn. Chân phải gọn, đóng vảy, đặc biệt tránh xa chim có chân giống con tôm... Thậm chí có nhưng câu ca để tìm ra một con chim cu gáy hay:

"Đầu xanh phao xám

Lông xốp, vẩy xộp

Cao cầu thấp quản

Vàng cườm thì thổ

Bỏng nổ thì kim"

Chọn cu gáy, ngoài đặc điểm về ngoại hìnhthể hiện một thể lực sung mãn, người ta còn chọn những con " nhất huỳnh kiên, nhì liên giáp, tam quá khoé, tứ chân khô, ngũ liên hoành, lục cườm dựng" (nhất: cườm vàng đóng xuống tận vai, nhì: bộ cườm đóng kín xung quanh cổ, ba: đuôi mắt đen kéo dài ra sau ót, bốn: cặp chân phải khô trắng như ruộng mùa hạ, năm: sắc lông, sắc cườm, từ đầu đến đuôi phải thật đều, sáu: con chim có lông gáy dựng đứng là con chim dữ). Đó là những đặc điểm của một con chim tài hoa.

Ngoài ra, giọng gáy của chim là một đề tài tranh luận vô hồi kết trong giới chơi cu gáy. Với những người sành chim thì thậm chí cả khi nhắm mắt lại, chỉ cần nghe qua tiếng gáy, dân chơi cũng biết chim hay, dở. Không giống như những loài chim khác chỉ có một loại giọng nhất định, chimgáy có nhiều loại giọng khác nhau nhưng tựu trung thường được chia làm hai loại giọng là chim gáy có tiếng Thổ có nghĩa là giọng trầm, ấm và chim gáy có tiếng Kim có nghĩa là giọng thanh, cao. Trong giọng thổ lại chia ra nhiều kiểu như thổ đất, thổ lùm, thổ rỗng, thổ pha, thổ sấm, kim pha thổ, kim còi. Giọng thổ là giọng được ưa chuộng nhất của chim cu gáy, bởi cái giọng ấy ác liệt lắm, cất lên là có kẻ tìm đến kịch chiến. Chim giọng kim cũng hay, kêu thánh thót, ồn ào như gõ thùng rất sốt ruột, khiêu khích chim rừng rất nhanh nhưng có nhược điểm là hay đá lồng. Khi chọn được con có âm sắc vừa ý, họ còn theo dõi xem lúc gáy tiết tấu ra sao? Có con gáy đảo liên hồi (lúc bổ hai, bổ ba, tư và lại từ cao xuống thấp...).

Những người chơi chim lâu năm bảo: muốn có được con cu gáy hay chỉ chọn con đã trưởng thành, không ai chơi chim cu gáy non tuy gáy non lớn lên siêng gáy nhưng giọng đơn điệu không có tính "rừng".

Dân chơi mới vào nghề, bỏ tiền ra mua mồi sẽ rất tốn kém. Một con cu thuần dưỡng chưa biết hay dở đã có giá500.000-1.000.000đ. Còn loại mồi xịn vô giá, quý hoá thì tặng nhau, mấy ai chịu bán. Thành thử muốn có chim mồi hay thường phải mất vài năm vo thóc đãi sạn nuôi nấng, chăm bẵm rất công phu. Thức ăn chính cho cu gáy là lúa ngâm, có thể cho ăn thêm hạt cải, kê, bắp.

Anh Minh Long bảo: Chim rừng thường phải nuôi trong lồng rộng mới hót thì nuôi cu gáy lại hoàn toàn ngược lại. Chim gáy không ưa lồng rộng, trông không hợp mà chim thường hay giật mình nhảy toác đầu, lâu thuần. Muốn chú chim cu gáy mau thuần người chơi thường nhốt chim vào lồng càng chật càng tốt, thậm chí độ rộng của lồng chỉ đủ để chim xoay chuyển là được. Có lẽ vì vậy mà chim gáy thường được nuôi bằng lồng hình quả đào, thân lồng nửa dưới to, trên nhỏ, thoạt trông có vẻ đơn sơ, nhưng càng nhìn càng đẹp. Nuôi loại lồng này chim chóng thuần mà tiện xách đi xách lại.

Lựa chọn được một con chim cu gáy hay không dễ, đôi khi trăm con, hoặc ngàn con mới có một ! Chắc gì trong một đời người có thể chọn được cho mình một hoặc

hai con mà nuôi? Do đó, giá trị con Cu mồi tốt nhất cũng độ nửa lượng vàng, nhưng người ta vì quá quí nó đến nỗi có người dù nghèo, nhưng ai mua với giá nào cũng không bán, thề "sống nuôi chết chôn"; Dân chơi cu gáy thường truyền nhauchuyện Tổng đốc Hoàng Cao Khải đã từng đổi xuyến vàng và chuỗingọc trai để lấy một cặp chim cu gáy nên đặt là con Kim Xuyến và con Ngọc Trai.Dân chơi chim gáy Nam Định lại thường kể chuyện Giám mục xứ Bùi Chu ( Nam Định) vì mê cu gáy đã phải mời về một thợ bẫy cu gáy lão luyện nhất vùng về nuôi cơm rượu hàng tháng ròng rã chỉ với mục đích thuê bắt được con gáy thổ đồng bổ ba mà đức giám mục lâu nay đem lòng say mê. Sau khi con chim đã sa bẫy đức giám mục thưởng cho người thợ bẫy chim 3 lượng vàng đền công khó nhọc.



(Minh Ngọc - Kinh tế & Đô thị)
 
Top