• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

chó ta có thông minh ko?

tungdaoduy

New Member
thế thì chó ta cũng dạy đc mấy trò linh tinh như nhặt đồ hay gì gì đó phải ko ạ?????
 
Mình thích chó ta hơn, không phải chó Tây có lòng tự trọng hơn chó Ta mà là chó Tây đỏng đảnh hơn chó Ta chứ. Chó Ta gần gũi và tình cảm hơn, đáng quý hơn (Chắc chó Tây xinh hơn nên kiêu hơn)
Nói đúng hơn là vì chó Tây đẹp và mắc tiền nên có nhiều người nuôi chó Tây để khẳng định đẳng cấp của mình giàu đến đâu:). Tính trung thành thì ở chó nào cũng có cả,tuy nhiên chó ta khi bị phân biệt đối xử thì cũng cam chịu và yêu chủ chân thành. Hiếm khi nào giận hờn quay lưng với chủ lắm .Còn nếu bàn về vấn đề thông minh và tiếp thu tốt,đã có mấy người cho chó ta đi học đâu mà so sánh được các bạn ơi???
 
Theo tôi thì chó Tây và chó Ta mà đem kiểm chứng độ thông minh, kiểm chứng trên số lớn có tính đến yếu tố điều kiện môi trường sống thì chắc là như nhau thôi, rất tiếc là tôi chưa được biết có cuộc kiểm chứng so sánh nào như vậy hay chưa??? Theo cá nhân tôi thấy thì chó tây thường máy móc hơn chó ta và không có độ "quái" như chó ta. Không biết có được gọi là "thông minh" hay không nhưng mấy chú cún nhà tôi, chắc phải thuần Việt đến trên 90% thì những trò ngồi, nằm, bò, bắt tay, tìm bóng, nhặt bóng... đều làm được cả mà cũng không phải dạy dỗ nhiều và kỳ công lắm đâu và đặc biệt chúng hiểu được những câu nói ngắn, bình thưởng của mình qua lời nói và thái độ nếu mình nói với nó chứ không cần thiết phải ra lệnh như mấy bác ở bên trường vẫn dạy, ví dụ muốn nó ngồi xuống có thể nói là "Fang ơi, ngồi xuống" hoặc gọi "Fang ơi, ra đây nào" kèm thêm cái vỗ tay xuống chỗ nào bạn muốn nó ngồi hoặc vỗ tay lên đùi nếu muốn nó ngồi cạnh... nếu nghiêm giọng mà ra lệnh "Fang, ngồi" thì nó sẽ ngồi bệt ngay xuống bất kể chỗ đó có nước hay gì đó. Cả 3 chú cún nhà tôi (2 PQ 1 chó miền núi) đều như vậy cả, mọi người xung quanh vẫn bảo chó nhà tôi "khôn" thôi. Còn về dỗi và nịnh bợ thì thôi rồi nhiều khi nghĩ chúng nó là trẻ con hay tự ái chứ không phải mấy con chó nữa...
 
chó ta có thông minh ko , có tính phục tùng ko và có dễ dạy ko?
Thông minh hay không còn phải xét trên tiêu chí nào nữa. Nói 1 từ "THÔNG MINH" là quá chung chung. Ví dụ:
- Khả năng nhận biết sự vật, đồ vật xung quanh.
- Khả năng xử lí các tình huống bất chợt.
- Khả năng ghi nhớ.
- Khả năng sáng tạo.
...
+ Một người sáng tác văn thơ cực hay, nhưng làm toán kém. Đó có phải là người thông minh không?
+ Một nhà bác học có nhiều phát minh mới, nhưng lại kém phản xạ, xử lí các tình huống bất ngờ. Đó có phải là người thông minh không?
+ Một người có khả năng thông thạo tới 10 ngoại ngữ, nhưng lại chưa bao giờ có phát minh nào. Đó có phải là người thông minh?
...

Chúng ta thường hay nhầm lẫn, đánh đồng "THÔNG MINH" ở loài người với khả năng "làm toán" hay "sáng tạo"...đấy là thiếu sót. THÔNG MINH là tính từ chỉ mức độ cho khả năng NHẬN THỨC, TƯ DUY, XỬ LÝ thông tin... ở não người, có thể xét trên nhiều góc độ khác nhau.

Một nhà hùng biện có thể không giỏi toán, nhưng không thể nói rằng ông ta không thông minh được. Cũng như vậy, 1 nhà bác học chắc chắn rất thông minh xét trên góc độ Tư Duy Logic, nhưng trên phương diện Tư Duy Ngôn Ngữ thì chưa chắc đã thông minh được bằng một danh hài chuyên biểu diễn ngẫu hứng chọc cười khán giả.

Con người thì là như vậy, động vật cũng có cách đánh giá mức độ THÔNG MINH tương tự. Ví dụ như:
+ 1 chú chó có khả năng ghi nhớ và nhận biết 240 đồ vật khác nhau.
+ 1 chú chó khác có khả năng leo trèo, chạy nhảy cực kỳ khéo léo, luôn biết cách tìm con đường ngắn nhất và dễ nhất. Chú chó này từng đạt rất nhiều giải thưởng trong các cuộc thi Agility.
+ 1 chú chó nọ lại biết khiêu vũ cùng chủ, thực hiện những động tác phức tạp mà 1 con chó bình thường không bao giờ làm.
...

THÔNG MINH cũng muôn hình muôn vẻ, đừng nên chỉ dựa vào mỗi khả năng trông giữ nhà. Thực ra nếu dựa vào khả năng trông giữ nhà để nói rằng Chó ta THÔNG MINH, thì đã bất công và thiếu xót khi đánh giá các chú chó ta. Bởi khả năng đó chỉ là tính bản năng có sẵn trong loài chó mà thôi, nó không phản ánh sự thông minh.

Tại sao chó ta lại thường trông giữ nhà tốt hơn "chó Tây"?
Người Tây làm bất cứ việc gì cũng luôn hướng tới "chuyên nghiệp hoá". Các bạn đều biết rằng "chó Tây" khi được các nhà nhân giống lai tạo ra, luôn nhằm tới 1 mục đích nào đó, ví dụ như chó hỗ trợ người khuyết tật mà không loại bỏ bản tính hoang dã, hung dữ thì quá nguy hiểm. Chó chăn cừu nếu không loại bỏ 1 phần bản năng săn hạ con mồi thì không biết phải chăn bao nhiêu cừu cho đủ .v.v.. Và hơn hết, khi đọc các bản tiêu chuẩn mô tả các giống chó từ hiền lành tới hung dữ, người Tây luôn coi trọng sự thân thiện đối với con người. Ngay cả những giống chó tốt nhất dùng làm chó nghiệp vụ trấn áp tội phạm, thì chúng cũng không phải loại "bạ đâu cắn đó". Hay như thời trung cổ các giống chó sử dụng trong chiến tranh, giữa 1 bãi chiến trường hàng trăm vạn người, làm sao để những con chó này phân biệt được địch và ta? Nếu chỉ là 1 con chó hung dữ và ham cắn giết thì chắc chắn khi đó nó sẽ cắn giết luôn cả quân mình giữa 1 rừng người dày đặc sát khí, mồ hôi hơi thở quện lẫn vào nhau không thể ngửi mùi được nữa.

Đối với chó ta, khả năng trông giữ nhà thường tốt hơn, bởi vì thực ra đó chỉ là tính bản năng di truyền không được định hướng, chó ta giữ được cái bản năng này mạnh hơn "chó Tây" vì chúng có thể tự do phối giống sinh sản, thậm chí cách nuôi dưỡng cũng rất tự nhiên.
Tôi thường dắt chó đi dạo trong công viên, có nhiều người thấy chó của tôi họ thường hay tỏ ra hiểu biết :"Giống chó này ngu b..m... ai vào nhà cũng không sủa, ai vuốt cũng được" - Với những người như vậy tôi có muốn giải thích cho họ cũng không thể bởi vì họ...quá đông :( Đối với họ thì phải là những con dữ tợn chắc mới là "thông minh".

Xét trên tính bản năng giữa chó ta và chó tây thì là như vậy. Còn những tiêu chí đánh giá mức độ Thông minh, so sánh giữa chó ta và chó tây thì sao? Chưa từng có một đề tài nghiên cứu khoa học nào nói đến vấn đề này, với người Tây thì họ xét trên thực nghiệm nghiên cứu hàng trăm, hàng ngàn con chó khác nhau. Với người VN mình thì chủ yếu là kinh nghiệm dân gian, truyền miệng, không dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn, nguyên tắc nào cả. Đó cũng là 1 thiếu sót, thiệt thòi cho các giống chó ta. Có những người vẫn biết là chó ta thông minh đấy, nhưng thông minh như thế nào thì liệu họ có nói được không? Bản thân các bạn đã bao giờ thử tìm tòi xem chú chó ta bạn nuôi có khả năng nào hay chưa? Hay chỉ là các bạn quan sát một cách tự nhiên? Nên nhớ rằng THÔNG MINH hay không, ngoài năng khiếu ra còn phụ thuộc rất nhiều vào sự dạy dỗ. Một đứa trẻ sinh ra có năng khiếu thiên bẩm trong 1 vấn đề nào đó, nhưng nếu không được dạy dỗ, học tập đúng cách thì rồi năng khiếu cũng mai một. Nhưng 1 đứa trẻ bình thường nếu được dạy bảo đúng cách cùng với quyết tâm sẵn có vẫn có thể trở thành vĩ nhân.

Khả năng thực tế của các giống chó ta như thế nào, còn phụ thuộc rất nhiều vào chính những người VN chúng ta, có tìm ra được và bảo tồn những giá trị đó hay không? Hay chỉ dựa vào những câu truyện truyền thuyết, li kỳ để tự huyễn hoặc nhau mà quên mất thực tế...như giống Chó Phú Quốc là 1 ví dụ, để khôi phục được 1 giống chó PQ "quốc bảo" như kỳ vọng của bao người VN thì phải cần nhiều thời gian, và cần những con người có lòng tâm huyết, kiến thức và sự hiểu biết đúng mực. Những người chỉ biết ngồi đó ca tụng, ngợi khen mà không dám nhìn nhận thiếu xót thực tế thì sẽ chỉ làm mất đi những giá trị tốt mà thôi, "Lửa mới thử được vàng".

Mình không nghĩ chó tây có "lòng tự trọng" hơn chó ta. Bạn cứ thử tiếp xúc với mấy con chó được dạy dỗ, biết làm một vài thứ như như bò, sủa, chào... thì thấy bọn nó hèn lắm, cứ cum cúp , lấm lét... không đường hoàng. Khi tiếp xúc nhiều với bọn nó thấy cũng thường thôi, không đáng sợ lắm như vẻ bề ngoài
- Bạn tiếp xúc được với bao nhiêu con chó Tây rồi? Những người chủ của nó là ai, ở đâu?
- Bò, sủa, chào... thì bất cứ con chó bình thường nào, bất cứ giống nào đều có thể huấn luyện được. Cái đó không khó và cũng chẳng nói lên được con chó đó thông minh. Cái đó chỉ gọi là "Huấn luyện căn bản" thôi bạn ạ, giống như trẻ con học thuộc lòng bảng chữ cái là chuyện bình thường.
- Hèn, cum cúp, lấm lét... ???? bạn lên youtube xem thử người Tây nuôi chó có con nào như vậy không nhé, có thì cho mình biết với. Con chó như vậy, 100% là do người chủ thiếu hiểu biết, không có kiến thức nuôi dạy chó, không có tấm lòng đối với vật nuôi. Bất cứ chó tây ta nga pháp gì, bị ngược đãi, bạo hành đều trở nên như vậy thôi.

Lòng tự trọng của chó tây với cho ta như thế nào thì mình không biết,nhưng với chó tây,dù dữ dằn đến mức nào đi nữa thì cứ tròng vòng cổ vào thì kể cả người lạ cũng dắt đi được.Còn với chó Ta thì đừng có dại mà động vào.
Còn chó ta khôn hay không thì các bạn hãy đọc phóng sự về giáo sư người Nga Alex và chú chó Quất(hay Quýt,mình không nhớ rõ),chú chó 4 tuổi,được mr Alex huấn luyện trong 2 tuần đã thực hiện các bài tập thuần thục.
Chó ta rất thông minh,có cả khả năng trông nhà lẫn dữ nhà.Chó tây thường thì chỉ có được một mà thôi.
Trên đây là suy nghĩ của mình,có gì sai mong mọi người chỉ giáo thêm.
Bạn đã đánh đồng bản năng trông giữ nhà với trí THÔNG MINH rồi, đó chỉ là bản năng thôi bạn ạ. Và về cái bản năng này thì gần như bất cứ loài vật nào sinh sống có tính LÃNH THỔ đều có bạn ạ.

Thủ lĩnh của đàn chó nhà Tuyluy là một em chó ta hơn 4 tuổi, huyền đề, đốm mắt, đốm lưỡi thạch thùng bám cổ! Cực khôn. Tuy là đã chót dại thiến mất em, nhưng em vẫn rất oai và vẫn giữ vững vai trò của thủ lĩnh. Chẳng phải dạy dỗ gì mà em nó tự khôn các bác ạ.
Huyền đề, đốm mắt, đốm lưỡi, thạch sùng...v.v. tất cả chỉ là những biểu hiện bề ngoài, đâu có liên quan gì tới hoạt động tư duy của bộ não??? Chó Tây mà bị huyền đề là họ cắt bỏ đó, vì cái móng thừa đấy chó không thể tự mài, khi mọc dài ra đâm vào thịt, di chuyển sẽ rất đau đớn khó khăn, nhà bạn gái mình có 1 chú chó ta đang khổ sở vì chuyện đó đây, cả 4 chân đều bị móng thừa đâm vào, chỉ tội con chó chứ đâu có quý báu gì. Giống như đánh giá con người qua ngoại hình vậy, thằng bé này tai to lớn lên chắc chắn giàu, thằng nhóc kia bàn tay to cuộc đời vất vả lắm...là những đánh giá chủ quan duy ý chí, không có cơ sở khoa học.
Nhìn vào ngoại hình, dị dạng...để đánh giá bản chất là cách thức khá phổ biến ở VN. Mình nghĩ rằng những người có trình độ, học vấn, hiểu biết khoa học thì nên nhìn vấn đề đúng đắn hơn.

thế thì chó ta cũng dạy đc mấy trò linh tinh như nhặt đồ hay gì gì đó phải ko ạ?????
Nhặt đồ thì còn tuỳ bản năng của con chó đó nữa cơ. Nói nôm na có 2 loại chó ( sói) trong tự nhiên, 1 loại săn được mồi thì mổ xẻ, ăn thịt ngay tại chỗ, loại kia thì tha mồi về tổ cất giấu ăn dần. Những giống chó được phát triển từ loại chó sói thứ 2 sẽ dễ dạy nó trò tha nhặt mồi hơn loại thứ nhất rất nhiều. Và loại thứ nhất thường là những con hung dữ, to lớn, trong tự nhiên không sợ cạnh tranh, bá chủ 1 phương rồi nên khi săn mồi và ăn không cần phải cất giấu.
Còn các trò khác ( trick) mà loài người dạy cho chó, thì theo mình, bất cứ giống chó nào cũng thông minh hết nếu người chủ biết tìm ra khả năng, thế mạnh của giống chó, con chó đó. Dạy bảo nó đúng cách, đúng phương pháp để phát triển khả năng của nó...bất kể chó Tây hay Ta.
 

tuyluy

Member
Thấy các bác rôm rả chó ta chó Tây quá, tui cũng phải tham gia ý kiến vì ở nhà có cả một đàn chó ta các loại, từ PQ đến Hmông cộc đến cún "bình dân". Tôi chẳng biết chó Tây thế nào, vì không thích chúng, trông thì đẹp nhưng có cái gì ...cũng không gọi là rất rất thông minh được. Ví dụ, ở trang trại một anh bạn, anh này mê...Tây nên có vài loại chó Anh rồi Tây Ban Nha gì gì nữa...rồ có con gọi là sao trông giống ngao con. Được cái khoản ngồi ô tô và bắt tay thì rất giỏi, hoặc tót một cái là ôm cổ hôn hít và nằm vắt ngang cả người chủ để ngủ một giấc. Một trong mấy con này là ị đái rất bậy bạ. Đang đứng ở ngoài vườn cỏ nghĩ thế nào chạy tót vào giữa nhà để đi toilette các bác ạ :))

Trong khi các em cún ta nhà tôi nhé, đẹp chẳng kém gì Tây, ị đái rất ngoan. Bắt chuột tốt, thỉnh thoảng bắt gà cũng tốt. Tôi chẳng dạy dỗ huấn luyện gì nhưng chúng nó hiểu ý chủ, khi phạm tội biết tội. Bảo đi tìm chó khác là đi tìm. " ôi có con chuột này con ơi, vào bắt nó đi" là em nó xông vào ngay.:D Mỗi tội khi đuổi đi vì bám chủ quá thì hơi...khó, bám lắm. Nhưng không dám leo lên người chủ để ngủ đâu nhé, chỉ đứng ở dưới ngó lên nịnh nọt thôi. Cũng bắt chân bắt tay nhiệt tình không kém chó Tây.
 

Royal1202

New Member
Nhà mình trước được tặng 1 chú chó ta (thấy bảo chó rừng, màu vện xám). Mẹ mình rất quý nó vì nó hiểu ý cụ (không được dạy dỗ 1 tẹo nào nhé). Đang nằm bảo đi lên nhà, xuống bếp... là răm rắp theo (có thể với anh em VP thì thấy là bình thường nhưng thực sự hồi đó với mình là cả 1 sự tự hào). Cả nhà mình đi vắng thì nó nằm ngay ở cổng, về nhà từ xa nhìn cái khe cổng đã thấy đen đen, y như rằng cu cậu nằm phục ở đó. Không sủa bậy, nhưng nếu có vài người đứng ở ngoài cổng buôn chuyện là nó sủa cho bằng giải tán thì thôi.
Cách nay 10 năm ăn uống kham khổ có gì đâu, có bữa chỉ có cơm với lạc rang nhá nhỏ, trộn với canh và nước mắm mà nó vẫn ăn, mở cổng không bao giờ chạy ra ngoài, cứ đứng sừng sững ở cổng nhìn ra đường mà thôi.
Chú đó ở với nhà mình được khoảng 9 năm thì chết vì già (năm 2003). Cả nhà buồn kinh khủng vì gắn bó quá lâu rồi. Với mình, chú chó ta đó là khôn nhất, thông minh và tình cảm nhất (rất chủ quan:) )
 

blue_danube500

New Member
tóm lại, tôi thấy thế này cho ta "ta" hơn, "việt nam" hơn. nếu bạn nuôi chó để làm chó- đúng chức năng người việt nam cần, thì nuôi chó ta. Chó tây "tây" hơn. nếu bạn nuôi chó để làm "chó tây" thì thì nuôi chó tây. chó ta khôn ngoan ở điểm gì thì từ bé ta đã biết rồi. cũng nên nuôi thử xem chó tây hay ở đâu (cũng khá hay đấy),không cái nào hơn cái nào cả đâu, chỉ có điểm nào khác nhau thôi.
 

Shakhi Viet

Active Member
Huyền đề, đốm mắt, đốm lưỡi, thạch sùng...v.v. tất cả chỉ là những biểu hiện bề ngoài, đâu có liên quan gì tới hoạt động tư duy của bộ não??? Chó Tây mà bị huyền đề là họ cắt bỏ đó, vì cái móng thừa đấy chó không thể tự mài, khi mọc dài ra đâm vào thịt, di chuyển sẽ rất đau đớn khó khăn, nhà bạn gái mình có 1 chú chó ta đang khổ sở vì chuyện đó đây, cả 4 chân đều bị móng thừa đâm vào, chỉ tội con chó chứ đâu có quý báu gì. Giống như đánh giá con người qua ngoại hình vậy, thằng bé này tai to lớn lên chắc chắn giàu, thằng nhóc kia bàn tay to cuộc đời vất vả lắm...là những đánh giá chủ quan duy ý chí, không có cơ sở khoa học.
Nhìn vào ngoại hình, dị dạng...để đánh giá bản chất là cách thức khá phổ biến ở VN. Mình nghĩ rằng những người có trình độ, học vấn, hiểu biết khoa học thì nên nhìn vấn đề đúng đắn hơn.
Xin phép 2 bác Tuý Luý và Tiểu Mao Ngốc, em xin còm men chỗ này 1 tý ạ.
Thường các cụ nhà ta cũng giống như các cụ nhà tây hay quan sát, thống kê các sự kiện. Các cụ tây, sau khi qua sát các sự kiện và khái quát hoá lên mãi thì sinh ra môn học "Xác suất". Các cụ nhà ta thì chỉ nói gọn trong các câu như:
"Chó đốm lưỡi thì khôn"
hay là dưới dạng kết hợp thơ, ca dao như "Chó khôn tứ túc huyền đề, tai thì hơi vểnh, đuôi thì hơi cong"
Rất dễ nhớ, nhưng nếu các cụ nói như sau:
Định nghĩa 1: Chó ta là ...
Định nghĩa 2: huyền đề là...
Định nghĩa 3: chó khôn là...
Định nghĩa 4: Tai hơi vểnh là...
Định nghĩa 5: Đốm lưỡi là...
Định nghĩa 6: Đuôi hơi cong là...
Một chó ta bất kỳ, thoả mãn định nghĩa 1, chó đó được gọi là khôn nếu thoả mãn các điều kiện sau:
1. Có đầy đủ 4 chân
2. Thoả mãn điều kiện huyền đề trên cả 4 chân
3. Thoả mãn điều kiện tai hơi vểnh
4. Thoả mãn điều kiện đuôi hơi cong
5. Thoả mãn điều kiện đốm lưỡi
Sau đó các cụ chứng minh, có thể chỉ bằng thống kê với số liệu rất lớn, qua thời gian dài. Khi đó ai cũng bảo ừ đây là khoa học, là có học thức.

ấy gõ dài vậy chẳng qua để anh, chị em mình mềm hơn khi đọc bài của nhau thôi. Hạn chế tranh luận gay gắt trên diễn đàn. Giống như ai đó đã nhận xét "cứ có bác ... ở đâu là ở đó rôm rả". Cũng giống như đốm lưỡi thì khôn ấy.
 
Cũng chưa hiểu ý bác lắm.
Cái điều mà em muốn nói ý mà, thì rằng là vì em được học trong môn triết học cái cặp phạm trù "nội dung" và "hình thức" thì phải, chẳng nhớ nữa, chữ thầy đem đi bán đồng nát hết rồi chứ cũng chẳng trả lại được cho thầy. Nhưng đại khái là đánh giá sự vật thì nên xem xét kỹ phần nội dung, đi sâu vào bản chất, tìm hiểu căn nguyên.... chứ không phải là phỏng đoán, võ đoán, đánh giá chủ quan hoàn toàn qua hình thức.

Các cụ ta ngày xưa nhận xét rằng con chó...thế nọ thế kia, hình dáng tứ chi v.v. thì là chó khôn. Cứ cho đấy là các cụ xem xét và tổng hợp trên thực tế hàng trăm con chó "huyền đề đốm lưỡi" và nhận thấy đó là những con chó khôn thật. Nhưng em có hai câu hỏi, bác giải đáp giùm em:
1 - Bác đã thấy ở bất cứ đâu, bất cứ đề tài nghiên cứu có giá trị khoa học nào, bất cứ nhà khoa học trong và ngoài nước nào v.v.. đưa ra kết luận rằng "Các dị hình bên ngoài khác biệt là thể hiện của mức độ tư duy bộ não" ở bất cứ loài vật nào hay chưa? Hay chỉ có duy nhất ở Việt Nam, đưa ra nhận định bằng đánh giá chủ quan không hệ thống, chủ yếu là truyền miệng mà ta thường gọi là "kinh nghiệm dân gian"? Em không thể tưởng tượng ra được tại làm sao mà mấy vệt đốm ở lưỡi, cái tai vểnh lên, cái móng chân thừa, cái đuôi cong lại có thể làm cho nó trở thành con chó thông minh được. Bác giải thích hộ em trên cơ sở khoa học với.

2 - Có 1 lần em tranh cãi với bạn em về chuyện "Phong Thuỷ", thuật "Tướng Số"...tuy rằng trong đó có nhiều điều dị đoan, nhưng cũng có những điều phù hợp với khoa học hiện đại mà không thể phủ nhận được. Ví dụ như chuyện kê đồ đạc trong nhà sẽ tác động tới các bức xạ, từ trường, hướng nắng...có lợi hoặc có hại cho người. Nhưng để ra đời được cái "Phong Thuỷ", "Tướng Số" kia thì là cả 1 công trình nghiên cứu thực sự của các cụ trải qua hàng ngàn năm. Em xin nhấn mạnh vào cái Công trình nghiên cứu, có nghĩa là có cả 1 hệ thống khổng lồ, được vua chúa đầu tư không ít, được những con người uyên bác, học vấn cao thâm nhất các thời đại bấy giờ nghiên cứu. Đời nọ sang đời kia, năm này qua năm khác, đúc kết dần dần, thay đổi dần dần, phát triển dần dần...tất cả đều được ghi chép lại và truyền cho hậu thế tiếp tục công trình vẫn chưa bao giờ là hoàn thiện.
Vậy câu hỏi ở đây là, các cụ ngày xưa "nghiên cứu" được bao nhiêu con chó? Có bao nhiêu người tham gia? Có tài liệu ghi chép nào? Dựa trên tiêu chuẩn nào? Quan trọng nữa là cái Tiêu chuẩn để đánh giá 1 con chó là khôn mà các cụ áp dụng vào thực tế, liệu tiêu chuẩn đó có tính khoa học không? Bác trả lời giùm em.

____________________________________________________

Điều em muốn nói ở đây là:
Chó ta có thông minh không? Câu trả lời của em là Có. Không có 1 giống chó nào ngu hết, nói trên cơ sở khoa học khi so sánh chó ta và chó tây, thậm chí chó ta có nhiều ưu điểm về thể chất và tinh thần hơn chó tây ở chỗ chó ta được nhân giống tự do, sự phong phú về kiểu gien, kiểu hình, tóm lại là rất đa dạng, tính thích nghi rất cao. Trong khi đó chó tây do bắt buộc phải thuần chủng nên về mặt thể chất chúng luôn có những căn bệnh di truyền cố hữu, sự cải tạo diễn ra chậm và thụ động hơn tuy nhiên lại trội hơn chó ta ở chỗ chúng được bảo tồn và phát triển rất tốt một số đặc tính do con người áp đặt.

Điều thứ hai, cùng là câu trả lời Có cho câu hỏi "Chó ta có thông minh không?" nhưng cách đặt vấn đề khác nhau, cách trả lời khác nhau sẽ đưa đến kết quả khác nhau và vận dụng thực tế khác nhau.
Đặt vấn đề như thế nào? Đang nói đến chuyện "thông minh", vậy thì phải trả lời được "Như thế nào là thông minh". Cái này người VN mình thua xa Tây.
Trả lời như thế nào? Dựa vào đinh nghĩa "thông minh", đưa ra tiêu chuẩn đánh giá chấm điểm ( phải làm bài kiểm tra mới biết học sinh nào giỏi chứ). Sàng lọc trên tiêu chuẩn đó, thử nghiệm và áp dụng vào thực tế. Sau đó mới dẫn tới kết luận.
Vận dụng thực tế thì sao? Người Tây đưa ra mục đích trước, sau đó mới tiến hành làm để đạt tới mục đích đó ( quá trình lai tạo các giống chó nhằm 1 mục đích của con người.) Còn người VN thì làm ngược lại, chọn ra những con chó "được cho là khôn" trước chỉ dựa trên 1 tiêu chuẩn hình thức, sau đó áp dụng vào thực tế thì...tùm lum luôn, chủ yếu để trông nhà thôi chứ trước giờ không có Tây thì cũng ai biết được con chó ngoài trông nhà và làm 7 món ra còn công dụng nào khác đâu.

Thực sự em phản đối cái chuyện chọn chó qua kinh nghiệm dân gian như vậy. Sẽ sai lầm và bỏ sót rất nhiều...sẽ có những con chó thực sự rất khôn nhưng chỉ vì tai cụp, lưỡi hồng, đuôi thẳng, chân không dị tật mà bị bỏ qua. Và ai dám đảm bảo 100%...không, 50% thôi, rằng những con chó có đặc điểm ngoại hình như thế kia là những con chó suất sắc hơn đồng loại?

Cuối cùng, đề nghị bác Shakhi đừng xuyên tạc cái nick em như thế, trái với quy định diễn đàn và có thể bị ban nick 20 ngày đấy ( em đã từng bị rồi)
 

tuyluy

Member
Ơ hơ các bác ơi, tui thấy cái chủ đề này rôm rả hay quá :D

Mình tranh luận một hồi xong mãi tui mới hiểu là đang tranh luận điều gì, đi từ đơn giản đến trừu tượng, rồi từ trừu tượng về đơn giản hay quá.

Riêng tui thì tui thấy đúng là cái bọn người Tây rất logic, vì tui cũng dính tí hay đúng hơn là hơi quá nhiều cái văn hoá Phú Lắng Xa mà, nhưng rồi khi đọc sách nghiên cứu phương Đông và sau nhiều chục năm có mặt trên đời này thì tui lại thấy các cụ nhà mình mà đúc câu nào thì "cấm có sai" bao giờ:D Túm lại chân lý vẫn là một thôi, chỉ khác nhau cái lăng kính và góc nhìn. Vậy đương nhiên là cún nhà ta khôn rồi, và cún Tây cũng khôn, nhưng mà kiểu khôn khác nhau. Và cún ta cũng khối con ngu và cún Tây cũng rừa thôi các bác à. Nhưng mà tui mê các em cún ta hơn, cho nên chỉ nuôi cún ta.:))
 

Shakhi Viet

Active Member
ấy tớ có xuyên tạc đâu, quả là như vậy, vì viết dài nên không chắc lắm, tieumaongoc chỉ cho tớ với để tớ sửa. Cảm ơn.
Tóm lại là ý mình muốn nói là:
1. Các cụ đã phát hiện thấy rằng chó đốm lưỡi, huyền đề 4 chân... thì hay khôn, chỉ dừng lại ở nhận xét vậy thôi.
2. Tuy chỉ dừng ở phát hiện, nhưng điều đó có giá trị thực tiễn (hỗ trợ thêm trong việc chọn chó, người chọn có thể tham khảo).
3. Đồng ý với tieumaongoc là nên định nghĩa rõ thế nào là thông minh
4. Không nên xác định giống nào thông minh hơn, theo tôi chỉ nên xác định phân bố, mật độ của số chó thông minh trong mỗi giống.
Vậy thôi
 
Trước hết, em xin được nói rằng các so sánh em đưa ra không nhằm mục đích so sánh giữa CHÓ TA và CHÓ TÂY. Xin mọi người quán triệt quan điểm này để khỏi sa đà tranh cãi. Quan điểm của em là giống chó nào cũng như nhau, có giống sở trường điều này, có giống sở trường điều kia. Các ví dụ, quan điểm em đưa ra chỉ nhằm so sánh cách nhìn nhận, đánh giá 1 con chó giữa quan điểm dân gian người VN và khoa học của người Tây mà thôi.

Ơ hơ các bác ơi, tui thấy cái chủ đề này rôm rả hay quá :D

Mình tranh luận một hồi xong mãi tui mới hiểu là đang tranh luận điều gì, đi từ đơn giản đến trừu tượng, rồi từ trừu tượng về đơn giản hay quá.

Riêng tui thì tui thấy đúng là cái bọn người Tây rất logic, vì tui cũng dính tí hay đúng hơn là hơi quá nhiều cái văn hoá Phú Lắng Xa mà, nhưng rồi khi đọc sách nghiên cứu phương Đông và sau nhiều chục năm có mặt trên đời này thì tui lại thấy các cụ nhà mình mà đúc câu nào thì "cấm có sai" bao giờ:D Túm lại chân lý vẫn là một thôi, chỉ khác nhau cái lăng kính và góc nhìn. Vậy đương nhiên là cún nhà ta khôn rồi, và cún Tây cũng khôn, nhưng mà kiểu khôn khác nhau. Và cún ta cũng khối con ngu và cún Tây cũng rừa thôi các bác à. Nhưng mà tui mê các em cún ta hơn, cho nên chỉ nuôi cún ta.:))
Ấy bác...khác nhau cái lăng kính, góc nhìn thôi mà thành ra khác nhau nhiều đấy bác.

Như ở bài trước em đã nói, kể cả xét trên 1 giống chó, 1 cá thể chó, tây ta đều thấy nó khôn, nhưng khôn như thế nào mới là quan trọng.

Như cái ông Alex ở trung tâm nhiệt đới Việt Nga là 1 ví dụ, khi ông ta đi chơi ở chợ dân tộc, thấy 1 bà người dân tộc lựa chọn rất kỹ và ẵm được 1 chú H'mong cộc, ông ta quan sát rồi sau đó nhất quyết mua lại bằng được chú chó đó. Chứng tỏ cả bà dân tộc lẫn ông Alex đều nhận ra đó là 1 con chó tốt. Thế nhưng tốt như thế nào, chú chó đó có thế mạnh ở đâu, có khả năng làm tốt những việc gì, có nhược điểm gì thì chỉ có ông Alex nhận ra được thôi. Bà dân tộc có mang về chắc cũng chỉ huấn luyện chú chó đó cùng lắm là trông nhà và săn bắt. Do không nắm được hết ƯU và NHƯỢC điểm nên không thể khai thác tối đa khả năng của chú chó. Đấy chính là nhìn trên lăng kính khác nhau, góc nhìn khác nhau đó thôi. Đương nhiên có thể nói rằng nhu cầu của bà người dân tộc trên cũng chỉ dừng lại ở đó, bà ý chẳng cần 1 chú chó biết nhặt đồ, đánh hơi, bắt tay, chào, bò làm gì... Nhưng thực tế mà nói, các cụ ta hồi xưa cũng y chang như bà dân tộc vậy, có thể khai thác nhưng lại không biết khai thác, CẦN nhưng không biết làm thế nào để CÓ. Đó là bởi thiếu sự đầu tư nghiêm túc, thiếu sự hỗ trợ của khoa học, của lý luận khoa học.

Còn về phía ông Alex ( đại diện cho khoa học phương Tây), khi ông ta mua chú chó đó về, ông ta biết rõ là nó khôn. Nhưng chắc chắn còn phải qua 1 quá trình dài để tìm hiểu xem thế mạnh của nó ở đâu, phù hợp với công việc gì. Tập trung khai thác thế mạnh đó của nó, bỏ qua những cái râu ria không cần thiết. Vậy mới có được hiệu suất tối đa.

Người Tây khi họ biết 1 chú chó khôn, thế mới là điều kiện CẦN, cái điều kiện ĐỦ là nó KHÔN ra làm sao. Không phải chú GSD thông minh mạnh mẽ nhanh nhẹn nào cũng đều đóng dấu cái cộp, mang làm chó nghiệp vụ hết, không phải chú Bloodhound tinh nhanh nhạy bén nào cũng dùng để truy tìm dấu vết. Mà có thể chúng còn làm được việc khác còn xuất sắc hơn nữa kia. Hay như giống Border Collie nổi tiếng thông minh, nhưng có chú được huấn luyện khiêu vũ, có chú lại biết chơi Frisbee, có chú thì lại nổi tiếng trò nhào lộn, chú thì xuất sắc khoản Agility, có chú lại phân biệt tới 240 đồ vật khác nhau .v.v. Không phải chú Border Collie nào cũng làm được như vậy, cũng như con người là động vật thượng đẳng thông minh, nhưng mỗi cá thể người lại có 1 sở trường sở đoản riêng Albert Einstein chưa chắc đã làm thơ hay sáng tác nhạc hay hơn em đâu =)) .

Trong 1000 con chó có con khôn và có con ngu, trong 100 con chó tốt tướng cũng sẽ có con khôn, có con ngu. Thế nhưng trong 1000 con chó vượt qua các bài kiểm tra, thử thách của Tây thì dám chắc chẳng có con nào "ngu" cả cho dù nó là chó ta hay chó tây.
 

tuyluy

Member
Trước hết, em xin được nói rằng các so sánh em đưa ra không nhằm mục đích so sánh giữa CHÓ TA và CHÓ TÂY. Xin mọi người quán triệt quan điểm này để khỏi sa đà tranh cãi. Quan điểm của em là giống chó nào cũng như nhau, có giống sở trường điều này, có giống sở trường điều kia. Các ví dụ, quan điểm em đưa ra chỉ nhằm so sánh cách nhìn nhận, đánh giá 1 con chó giữa quan điểm dân gian người VN và khoa học của người Tây mà thôi.



Ấy bác...khác nhau cái lăng kính, góc nhìn thôi mà thành ra khác nhau nhiều đấy bác.

Như ở bài trước em đã nói, kể cả xét trên 1 giống chó, 1 cá thể chó, tây ta đều thấy nó khôn, nhưng khôn như thế nào mới là quan trọng.

Như cái ông Alex ở trung tâm nhiệt đới Việt Nga là 1 ví dụ, khi ông ta đi chơi ở chợ dân tộc, thấy 1 bà người dân tộc lựa chọn rất kỹ và ẵm được 1 chú H'mong cộc, ông ta quan sát rồi sau đó nhất quyết mua lại bằng được chú chó đó. Chứng tỏ cả bà dân tộc lẫn ông Alex đều nhận ra đó là 1 con chó tốt. Thế nhưng tốt như thế nào, chú chó đó có thế mạnh ở đâu, có khả năng làm tốt những việc gì, có nhược điểm gì thì chỉ có ông Alex nhận ra được thôi. Bà dân tộc có mang về chắc cũng chỉ huấn luyện chú chó đó cùng lắm là trông nhà và săn bắt. Do không nắm được hết ƯU và NHƯỢC điểm nên không thể khai thác tối đa khả năng của chú chó. Đấy chính là nhìn trên lăng kính khác nhau, góc nhìn khác nhau đó thôi. Đương nhiên có thể nói rằng nhu cầu của bà người dân tộc trên cũng chỉ dừng lại ở đó, bà ý chẳng cần 1 chú chó biết nhặt đồ, đánh hơi, bắt tay, chào, bò làm gì... Nhưng thực tế mà nói, các cụ ta hồi xưa cũng y chang như bà dân tộc vậy, có thể khai thác nhưng lại không biết khai thác, CẦN nhưng không biết làm thế nào để CÓ. Đó là bởi thiếu sự đầu tư nghiêm túc, thiếu sự hỗ trợ của khoa học, của lý luận khoa học.

Còn về phía ông Alex ( đại diện cho khoa học phương Tây), khi ông ta mua chú chó đó về, ông ta biết rõ là nó khôn. Nhưng chắc chắn còn phải qua 1 quá trình dài để tìm hiểu xem thế mạnh của nó ở đâu, phù hợp với công việc gì. Tập trung khai thác thế mạnh đó của nó, bỏ qua những cái râu ria không cần thiết. Vậy mới có được hiệu suất tối đa.

Người Tây khi họ biết 1 chú chó khôn, thế mới là điều kiện CẦN, cái điều kiện ĐỦ là nó KHÔN ra làm sao. Không phải chú GSD thông minh mạnh mẽ nhanh nhẹn nào cũng đều đóng dấu cái cộp, mang làm chó nghiệp vụ hết, không phải chú Bloodhound tinh nhanh nhạy bén nào cũng dùng để truy tìm dấu vết. Mà có thể chúng còn làm được việc khác còn xuất sắc hơn nữa kia. Hay như giống Border Collie nổi tiếng thông minh, nhưng có chú được huấn luyện khiêu vũ, có chú lại biết chơi Frisbee, có chú thì lại nổi tiếng trò nhào lộn, chú thì xuất sắc khoản Agility, có chú lại phân biệt tới 240 đồ vật khác nhau .v.v. Không phải chú Border Collie nào cũng làm được như vậy, cũng như con người là động vật thượng đẳng thông minh, nhưng mỗi cá thể người lại có 1 sở trường sở đoản riêng Albert Einstein chưa chắc đã làm thơ hay sáng tác nhạc hay hơn em đâu =)) .

Trong 1000 con chó có con khôn và có con ngu, trong 100 con chó tốt tướng cũng sẽ có con khôn, có con ngu. Thế nhưng trong 1000 con chó vượt qua các bài kiểm tra, thử thách của Tây thì dám chắc chẳng có con nào "ngu" cả cho dù nó là chó ta hay chó tây.
Hihi đúng quá, cái lăng kính. Đó chính là điểm mấu chốt. Thỉnh thoảng tui lẩm cẩm tự hỏi khi xem TV nhìn mấy ông bà vận động viên cố gắng phá kỷ lục của chính bản thân họ, và tui thấy họ vất vả quá. Vậy cho nên, nếu bác nào mà chê em Hmong Tai cụp nào mà là em Hmông đực cao to mặt ngầu đuôi cực cộc thì chuyển hộ khẩu cho nhà tuyluy nuôi nhé. :D
 
Mình xin trích dẫn ra đây 2 phương pháp lựa chọn chó theo quan niệm dân gian VN và theo phương pháp khoa học của Tây để các bạn so sánh. Tuy nhiên xin lưu ý những chỗ mình bôi đậm, đánh dấu. Quan niệm dân gian luôn thiên về sự khẳng định, giống như 1 mệnh đề. Quan điểm của Tây là vạn vật luôn biến đổi, không có gì là chắc chắn 100% cả, tất cả chỉ là tiên liệu, dự đoán, có thể thay đổi, có thể khác biệt, nên cũng không đưa ra sự khẳng định chắc chắn. Lựa chọn phương pháp nào là tuỳ các bạn.


Cách chọn chó khôn theo quan niệm dân gian:
"Chó khôn tứ túc huyền đề, tai thì hơi vểnh, đuôi thì hơi cong"
_________________________________

Cách chọn chó khôn theo phương pháp khoa học của Tây:

Phương pháp Campbell dùng để xác định những tính cách căn bản của chú chó con. Hãy nhớ rằng, ngay cả những tính cách chủ đạo là bẩm sinh đi chăng nữa, người chủ mới cũng có thể thay đổi nó theo cách mà anh ta đối xử với nó. Một người chủ trên thực tế có thể thúc đẩy một vài tính cách và làm mất đi những tính cách khác.



Kiểm tra tính thu hút

Phương pháp này có thể thực hiện trên chó con khoảng 7 tuần tuổi.

Sau khi nhẹ nhàng đặt chú chó con trên mặt đất, bước lui ra sau vài bước, vỗ tay nhẹ và quan sát kỹ thái độ của chú chó con:

1. Chú lập tức chạy đến bên bạn với đuôi giơ cao lên, nhảy vào bạn và liếm tay bạn.
2. Chú lập tức chạy đến bên bạn với đuôi giơ cao lên và dùng chân cào vào tay bạn.
3. Chú lập tức chạy đến bên bạn, đuôi quẫy liên tục.
4. Chú tiến tới bạn một cách dè dặt, đuôi cụp xuống.
5. Chú không đến gần bạn.

Kiểm tra xem chú chó con chấp nhận sự làm chủ của bạn như thế nào?

Một người chủ chưa hiểu gì về con chó của mình có thể tiến hành phương pháp này.

Đặt chú chó con nằm với vị trí của một con nhân sư, vuốt ve nó, nhấn xuống đầu và lưng:

1. Chú chó con vùng lên bằng cách cào dưới đất, lật ngược lại, gầm gừ và cắn.
2. Chú chó con vùng lên, lật ngược lại để cào tay bạn.
3. Đầu tiên, chú chó vùng lên, sau đó nằm im xuống và liếm tay bạn.
4. Chú chó quay đầu lại và liếm vào tay bạn.
5. Chú chó chạy trốn.

Kiểm tra chú chó con có tính hay đi theo người hay không?

Phương pháp kiểm tra này thực hiện trên chó con mà không dùng bất cứ câu lệnh nào hay nói bất cứ lời nào. Đứng dậy và di chuyển chậm rãi ra xa, không nhìn vào chú chó:

1. Chú chó theo bạn ngay lập tức với đuôi giơ cao, cắn vào chân bạn.
2. Chú chó cũng làm như thế nhưng không cắn.
3. Chú chó theo bạn ngay lập tức nhưng đuôi để thấp.
4. Chú chó theo bạn một cách do dự với đuôi cụp xuống.
5. Chú chó không theo bạn và bỏ đi nơi khác.

Kiểm tra tính phục tùng

Một người chủ chưa hiểu về con chó của mình có thể tiến hành phương pháp này. Đặt hai tay của bạn dưới ngực chú chó con và dựng nó lên. Giữ chú chó ở tư thế này trong vòng 30 giây:

1. Chú chó vùng vẫy mạnh, gừ và cắn.
2. Chú chó vùng vẫy mạnh
3. Đầu tiên, chú chó vùng vẫy mạnh, sau đó đứng yên và liếm vào tay bạn.
4. Chú chó không vùng vẫy và liếm vào tay bạn.
5. Chú chó không vùng vẫy.

Kiểm tra xem chú chó con chấp nhận sự ép buộc như thế nào?

Một người chủ chưa hiểu về con chó của mình có thể tiến hành phương pháp này. Để chú chó nằm ngửa, lưng tựa trên đất và giữ yên ở vị trí này trong 30 giây bằng cách đặt tay lên trên lồng ngực chú chó:

1. Chú chó vùng vẫy mạnh và cắn.
2. Chú chó vùng vẫy mãi cho đến khi được tự do.
3. Đầu tiên, chú chó vùng vẫy nhưng sau đó lại nằm yên.
4. Chú chó không hề vùng vẫy và liếm tay bạn.
5. Chú chó không vùng vẫy.

KẾT QUẢ

Đa số các câu trả lời là 1:
Tính cách chú chó của bạn là thích làm chủ, tính khí hung hăng. Chú chó này không khuyến khích nuôi trong gia đình như một vật cưng. Chú chó đó có thể trở thành một chú chó làm việc hay chú chó gác cửa tốt nếu được huấn luyện tốt.

Đa số các câu trả lời là 2:
Chú chó của bạn rất “cứng đầu”. Sau này có thể trở thành chó làm việc nhưng cần phải có một chế độ tập luyện thật nghiêm khắc.

Đa số các câu trả lời là 3:
Tính cách chó ổn định và rất thích hợp nuôi làm bạn trong nhà

Đa số các câu trả lời là 4:
Tính cách chó dễ phục tùng. Chú chó không thích hợp cho làm việc.

Đa số các câu trả lời là 5:
Chú chó có tính tình rất rụt rè, tính cách xã hội hóa rất yếu, phản ứng rất khó, không thể đoán trước.

Kết quả có thể xuất hiện trái ngược nhau, vì vậy lời khuyên là nên lặp lại các phương pháp kiểm tra này vì có thể lúc thực hiện chưa được chính xác cho lắm (chó con quá nhỏ, đang bị stress, mới vừa ngủ dậy…).
 

tuyluy

Member
Các phương pháp này nghe rất hay, và đúng. Riêng tôi thấy, đa phần chó là khôn chỉ có điều là khôn thế nào, thân thiện hay nhút nhát, dữ hay hiền....nhưng có môt điều tôi nghĩ là con chó nào cũng đều có thái độ, tình cảm "ngoại lệ" đối với chủ, tức là dù là dữ hay hiền, nhút nhát hay thân thiện thì đối với chủ con chó vẫn có một tình cảm và thái độ khác - đó là điểm mà tôi thấy loài chó thật đáng yêu, đáng thương. Trong những năm gần đây tôi bắt đầu nuôi nhiều chó thì chỉ có một con duy nhất phải loại bỏ, đó là cặp từ Nam Đinh lên cùng em Pu thủ lĩnh nhà tôi. Nó là con chó cái tên Lu. Cả Pu và Lu giống nhau về hình thức và đều không thân thiện. Không tiếp cận vuốt ve được, trừ chủ là tôi, mà chúng cũng chỉ cho tôi vuôt tí thôi, lúc đó khoảng 4 tháng tuổi. Đến khi khoảng 8 tháng tuổi tôi nghĩ phải tập xich chứ không thể thả dông thế này. Đó là một trận chiến, phải dùng thòng lọng dây thừng mới bắt được để "thuần" chung nó. Riêng tôi khi sờ vào gáy Pu thì nó tuy rất muốn chạy nhưng vẫn phải cúi đầu xuống. Còn bạn Lu thì quay lại định cắn chủ ...thái độ cắn rõ ràng, may mà tôi nhanh tay nên không bị đợp chúng. Sau hôm đó, tôi đành quyết định lệnh cho mọi người phải bắt Lu và đem cho nó đi, tôi không thể chấp nhận một con chó lại cắn chủ được. Rất thương là khi tôi không có đó, họ không thể bắt được Lu và đập bỏ!
 
Các phương pháp này nghe rất hay, và đúng. Riêng tôi thấy, đa phần chó là khôn chỉ có điều là khôn thế nào, thân thiện hay nhút nhát, dữ hay hiền....nhưng có môt điều tôi nghĩ là con chó nào cũng đều có thái độ, tình cảm "ngoại lệ" đối với chủ, tức là dù là dữ hay hiền, nhút nhát hay thân thiện thì đối với chủ con chó vẫn có một tình cảm và thái độ khác - đó là điểm mà tôi thấy loài chó thật đáng yêu, đáng thương. Trong những năm gần đây tôi bắt đầu nuôi nhiều chó thì chỉ có một con duy nhất phải loại bỏ, đó là cặp từ Nam Đinh lên cùng em Pu thủ lĩnh nhà tôi. Nó là con chó cái tên Lu. Cả Pu và Lu giống nhau về hình thức và đều không thân thiện. Không tiếp cận vuốt ve được, trừ chủ là tôi, mà chúng cũng chỉ cho tôi vuôt tí thôi, lúc đó khoảng 4 tháng tuổi. Đến khi khoảng 8 tháng tuổi tôi nghĩ phải tập xich chứ không thể thả dông thế này. Đó là một trận chiến, phải dùng thòng lọng dây thừng mới bắt được để "thuần" chung nó. Riêng tôi khi sờ vào gáy Pu thì nó tuy rất muốn chạy nhưng vẫn phải cúi đầu xuống. Còn bạn Lu thì quay lại định cắn chủ ...thái độ cắn rõ ràng, may mà tôi nhanh tay nên không bị đợp chúng. Sau hôm đó, tôi đành quyết định lệnh cho mọi người phải bắt Lu và đem cho nó đi, tôi không thể chấp nhận một con chó lại cắn chủ được. Rất thương là khi tôi không có đó, họ không thể bắt được Lu và đập bỏ!
Phải chi bạn tập xích cho Lu sớm hơn rồi làm thân với bé ấy hàng ngày chắc sẽ không đến nỗi kết cục vậy cho Lu:(
 

tuyluy

Member
Phải chi bạn tập xích cho Lu sớm hơn rồi làm thân với bé ấy hàng ngày chắc sẽ không đến nỗi kết cục vậy cho Lu:(
Đúng là một kết cục rất đáng thương cho Lu...và tôi cũng thương em nó. Nhưng quả thật Lu là một con chó ngu. Chó không bao giờ cắn chủ, trừ khi bị dại.

Ví dụ như em PAO Hmông Cộc nhà tôi, chỉ sau 15' ngồi chơi với PAO ở nhà chủ cũ, PAO đã theo tôi một cách rất dễ thương, mặc dù nó là một con chó khá "dữ" , ngay từ bé tí. Sau một đêm ngủ ở nhà chủ thì PAO đã biết bắt tay chủ vào buổi sáng, liếm tay, lúc đó nó mới hơn 2 tháng tuổi. Và xích là nằm yên, không ý kiến gì. Tất cả lũ chó nói chung chỉ qua một đêm khi về với chủ sẽ lập tức nhận biết đó là chủ của mình. Mặc dù tôi không ở với lũ chó nhiều bằng những người trông nom trang trại, hàng ngày cho ăn, nhưng điều đặc biệt là tất cả lũ chúng nó đều biết tôi mới là chủ, và bám dính như nô lệ.

Em CHi Hmông cộc anh em nhà PAO, hôm nọ lên nhà tôi "trọ" ít bữa, cũng chỉ sau một đêm ngủ là đã bắt tay và liếm tay tôi ( lúc này em đã 4 tháng rưỡi tuổi). Một em chó nữa, khi về nhà tôi là 8 tháng tuổi, cũng chỉ sau một đêm là đã theo tôi hễ chủ sờ vào đầu là em nó quy phục ngay.

Túm lại, đa phần chó là khôn, dù là Tây hay Ta. Chỉ có một số cá thể chó thì đúng là chó ngu.:(
 
Em nghĩ chưa chắc Lu đã là con chó ngu... :(

Tất cả các con chó trong môi trường sống của nó thì luôn tìm cách khẳng định vị trí của chúng trong bầy đàn. Chó nhà nuôi ở nhà, thì bầy đàn của nó gồm tất cả mọi người và súc vật trong nhà ( bao gồm cả mèo, thỏ, gà...vì vậy mà chó luôn dễ dàng chấp nhận các vật nuôi khác trong nhà hơn mèo), cái nó cần chính là vị trí. Đấy cũng là bản năng tự nhiên của các giống loài sống bày đàn mà thôi. ( Có 1 so sánh giữa hổ và sư tử. Hổ là loài đơn độc, sư tử là loài bày đàn...em đã từng đọc 1 nghiên cứu cho thấy nếu thuần hoá 2 loài này thì sư tử ít nguy hiểm với con người hơn hổ. Bởi những con vật sống bày đàn không tấn công những con khác trong đàn của nó trừ khi có tranh chấp về vị trí hoặc con cái ( female). Trong khi hổ không có khái niệm bày đàn đó nên nó khuất phục con người vì sức mạnh, khi có cơ hội nó sẽ trả thù ngay).

Đối với 1 con chó nuôi, tất cả người và con vật khác trong gia đình nó đều coi là bày đàn của nó. Nhưng chưa chắc nó đã chấp nhận vị trí của người nuôi nó như chủ ngay đâu( được nó coi là đầu đàn), mặc dù người nuôi nó vẫn cho nó ăn hàng ngày. Nếu người nuôi không tỏ ra thật sự là một thủ lĩnh uy quyền với nó thì bản năng của nó mách bảo nó sẽ phải khẳng định vị trí của mình. Càng những con chó mạnh mẽ, cá tính thì lại càng dễ có khả năng "phản" lại nếu người chủ nuôi dạy không đúng cách. Không phải do nó ngu, mà đó là bản năng thôi.

Năm ngoái trong 1 dịp đến chơi nhà Ông Đại sứ Hà Lan cùng một số thành viên VP khác. Ông Đại sứ là một người rất giỏi nuôi dạy chó, 2 chú chó Great Dane và Lab của ông cực kỳ ngoan ngoãn, vâng lời...chúng có thể làm bất cứ điều gì Ông ra lệnh mà Ông không cần phải nói to hay nhắc lại lần thứ hai. Nhưng Ông đã giải thích về cách dạy chúng cũng như cho mọi người xem 1 ví dụ về khả năng bất tuân của chú chó. Khi ông nằm quỳ xuống sàn nhà, cúi đầu và tỏ vẻ khuất phục trước chú Great Dane, thì ngay lập tức nó bỏ đi nơi khác và sau đó ông không thể ra lệnh cho nó nữa. Ông giải thích đó là do nó cảm nhận được rất nhanh sự thay đổi vị trí trong bày đàn ( cũng như các cụ hay nói rằng lại gần chó mà ta tỏ ra sợ hãi thì con chó sẽ "ngửi" được và phản ứng lại liền). Cho dù từ trước chú Great Dane vẫn hoàn toàn yêu quý, tuân lệnh chủ vô điều kiện, nhưng ngay khi có cơ hội chứng tỏ vị trí của nó, nó sẽ tận dụng ngay.

Quay lại chú chó Lu của bác Tuyluy, nếu như đó là 1 chú chó bình thường, không có biểu hiện bệnh tật hay stress, sợ hãi hay hoảng loạn gì. Mà trong lúc đó lại có phản ứng quay lại định cắn chủ, thì theo em đó không phải bằng chứng chứng tỏ Lu là 1 chú chó ngu. Mà đơn giản là nó chưa chấp nhận bác Tuyluy là người chủ, là thủ lĩnh tối cao của nó. Mà chỉ coi bác ngang hàng trong "đàn" mà thôi, khi bác định khuất phục nó bằng dây xích, nó phản ứng là lẽ thường tình.

Làm sao để chú chó của mình thực sự coi mình là thủ lĩnh mà không cần phải dùng bạo lực....thì đã quá nhiều topic nói đến rồi, em không nhắc lại ở đây nữa. Chó cắn chủ, đối với con người là điều không chấp nhận được, bởi con người có ý thức, có tư duy, có nguyên tắc, có...đủ thứ mà chỉ con người mới hiểu được. Nhưng khi tiếp xúc với động vật thì phải hiểu theo cách của loài vật, phải nghĩ theo cách của loài vật. Đối với con chó thì vị trí trong bày đàn không phải là thứ bất di bất dịch, con chó cũng không có khái niệm Chủ Tớ, mà chỉ có Đầu đàn và những con vị trí thấp hơn. Con chó cũng không hiểu được những khái niệm đạo đức của người, những quy tắc đạo đức của người mà nó chỉ sống theo BẢN NĂNG.
 

tuyluy

Member
Em nghĩ chưa chắc Lu đã là con chó ngu... :(

Tất cả các con chó trong môi trường sống của nó thì luôn tìm cách khẳng định vị trí của chúng trong bầy đàn. Chó nhà nuôi ở nhà, thì bầy đàn của nó gồm tất cả mọi người và súc vật trong nhà ( bao gồm cả mèo, thỏ, gà...vì vậy mà chó luôn dễ dàng chấp nhận các vật nuôi khác trong nhà hơn mèo), cái nó cần chính là vị trí. Đấy cũng là bản năng tự nhiên của các giống loài sống bày đàn mà thôi. ( Có 1 so sánh giữa hổ và sư tử. Hổ là loài đơn độc, sư tử là loài bày đàn...em đã từng đọc 1 nghiên cứu cho thấy nếu thuần hoá 2 loài này thì sư tử ít nguy hiểm với con người hơn hổ. Bởi những con vật sống bày đàn không tấn công những con khác trong đàn của nó trừ khi có tranh chấp về vị trí hoặc con cái ( female). Trong khi hổ không có khái niệm bày đàn đó nên nó khuất phục con người vì sức mạnh, khi có cơ hội nó sẽ trả thù ngay).

Đối với 1 con chó nuôi, tất cả người và con vật khác trong gia đình nó đều coi là bày đàn của nó. Nhưng chưa chắc nó đã chấp nhận vị trí của người nuôi nó như chủ ngay đâu( được nó coi là đầu đàn), mặc dù người nuôi nó vẫn cho nó ăn hàng ngày. Nếu người nuôi không tỏ ra thật sự là một thủ lĩnh uy quyền với nó thì bản năng của nó mách bảo nó sẽ phải khẳng định vị trí của mình. Càng những con chó mạnh mẽ, cá tính thì lại càng dễ có khả năng "phản" lại nếu người chủ nuôi dạy không đúng cách. Không phải do nó ngu, mà đó là bản năng thôi.

Năm ngoái trong 1 dịp đến chơi nhà Ông Đại sứ Hà Lan cùng một số thành viên VP khác. Ông Đại sứ là một người rất giỏi nuôi dạy chó, 2 chú chó Great Dane và Lab của ông cực kỳ ngoan ngoãn, vâng lời...chúng có thể làm bất cứ điều gì Ông ra lệnh mà Ông không cần phải nói to hay nhắc lại lần thứ hai. Nhưng Ông đã giải thích về cách dạy chúng cũng như cho mọi người xem 1 ví dụ về khả năng bất tuân của chú chó. Khi ông nằm quỳ xuống sàn nhà, cúi đầu và tỏ vẻ khuất phục trước chú Great Dane, thì ngay lập tức nó bỏ đi nơi khác và sau đó ông không thể ra lệnh cho nó nữa. Ông giải thích đó là do nó cảm nhận được rất nhanh sự thay đổi vị trí trong bày đàn ( cũng như các cụ hay nói rằng lại gần chó mà ta tỏ ra sợ hãi thì con chó sẽ "ngửi" được và phản ứng lại liền). Cho dù từ trước chú Great Dane vẫn hoàn toàn yêu quý, tuân lệnh chủ vô điều kiện, nhưng ngay khi có cơ hội chứng tỏ vị trí của nó, nó sẽ tận dụng ngay.

Quay lại chú chó Lu của bác Tuyluy, nếu như đó là 1 chú chó bình thường, không có biểu hiện bệnh tật hay stress, sợ hãi hay hoảng loạn gì. Mà trong lúc đó lại có phản ứng quay lại định cắn chủ, thì theo em đó không phải bằng chứng chứng tỏ Lu là 1 chú chó ngu. Mà đơn giản là nó chưa chấp nhận bác Tuyluy là người chủ, là thủ lĩnh tối cao của nó. Mà chỉ coi bác ngang hàng trong "đàn" mà thôi, khi bác định khuất phục nó bằng dây xích, nó phản ứng là lẽ thường tình.

Làm sao để chú chó của mình thực sự coi mình là thủ lĩnh mà không cần phải dùng bạo lực....thì đã quá nhiều topic nói đến rồi, em không nhắc lại ở đây nữa. Chó cắn chủ, đối với con người là điều không chấp nhận được, bởi con người có ý thức, có tư duy, có nguyên tắc, có...đủ thứ mà chỉ con người mới hiểu được. Nhưng khi tiếp xúc với động vật thì phải hiểu theo cách của loài vật, phải nghĩ theo cách của loài vật. Đối với con chó thì vị trí trong bày đàn không phải là thứ bất di bất dịch, con chó cũng không có khái niệm Chủ Tớ, mà chỉ có Đầu đàn và những con vị trí thấp hơn. Con chó cũng không hiểu được những khái niệm đạo đức của người, những quy tắc đạo đức của người mà nó chỉ sống theo BẢN NĂNG.
Tui nói nếu không phải bác bỏ qua nhé, bác đã từng thực sự nuôi chó cún ở nhà bao giờ chưa :D
 
Câu hỏi của bác em thấy không cần thiết phải trả lời. Em cũng hiểu phản ứng của bác khi có người phản bác lại ý kiến của mình. Bởi em biết với 1 số người thì những điều mới mẻ thật là khó chấp nhận. Theo em thì nếu bác thấy có điều gì em nói không hợp lí, bác hãy đọc, ngẫm nghĩ và tìm cách phản biện hơn là hỏi em cái câu chẳng liên quan gì đó :D Nếu có hỏi thì bác hãy hỏi em đã nuôi gấu bao giờ chưa, đã nuôi hổ bao giờ chưa nghe hay hơn bác ạ :D
 
Top