• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Các quan điểm về huấn luyện và dạy dỗ chó cưng.

Các bác ơi...em có một góp ý nhỏ thế này, các bác đừng giận...Em thấy Vịt, Ngan, Ngỗng hay bị đánh quá ạ, nhất là Vịt. Nhìn tội chúng nó quá, lúc em Vịt bị đá, bạt tai 2 ông bà Steenbergen đứng đằng xa lắc đầu ngao ngán lắm, em thấy hơi buồn...
 

HieuKTS

Member
Các bác ơi...em có một góp ý nhỏ thế này, các bác đừng giận...Em thấy Vịt, Ngan, Ngỗng hay bị đánh quá ạ, nhất là Vịt. Nhìn tội chúng nó quá, lúc em Vịt bị đá, bạt tai 2 ông bà Steenbergen đứng đằng xa lắc đầu ngao ngán lắm, em thấy hơi buồn...
Thực ra quan niệm của mỗi người mỗi khác ! các cụ mình xưa chẳng có câu ; " Yêu cho roi cho vọt " là gì ! Thực ra khi mình đánh nó không có nghĩa là mình không yêu thương hay ngược đãi nó ! Bạn thử nghĩ xem ... Vịt nó thỉnh thoảng bị rèn nghiêm khắc thế mà nó còn hung hăng vậy .. nếu cứ yêu chiều và vuốt ve nó mãi không hiểu nó sẽ ra sao ;)... Khi nó hung hăng và làm sai đều gì lại đến vuốt ve và thì thầm vào tai nó " mày hư lắm, mày không được như thế nghe chưa ??... " hix thì chắc sẽ không ổn lắm phải không ?:D:D ... Bạn mà lên các trung tâm huấn luyện xem họ huấn luyện chó có lẽ bạn còn buồn hơn ...:p nhưng như thế cún của bạn mới đi vào khuôn khổ được !! Khi mình nuôi 1 con chó thì nên át được vía của nó ! và nó phải biết được trong nhà ai là chủ của nó! và vị trí của nó như thế nào !!!Mình nghĩ : Luôn yêu thương chăm sóc nó ! nhưng cũng tuyệt đối nghiêm khắc !!! :)
 
Thực ra quan niệm của mỗi người mỗi khác ! các cụ mình xưa chẳng có câu ; " Yêu cho roi cho vọt " là gì ! Thực ra khi mình đánh nó không có nghĩa là mình không yêu thương hay ngược đãi nó ! Bạn thử nghĩ xem ... Vịt nó thỉnh thoảng bị rèn nghiêm khắc thế mà nó còn hung hăng vậy .. nếu cứ yêu chiều và vuốt ve nó mãi không hiểu nó sẽ ra sao ;)... Khi nó hung hăng và làm sai đều gì lại đến vuốt ve và thì thầm vào tai nó " mày hư lắm, mày không được như thế nghe chưa ??... " hix thì chắc sẽ không ổn lắm phải không ?:D:D ... Bạn mà lên các trung tâm huấn luyện xem họ huấn luyện chó có lẽ bạn còn buồn hơn ...:p nhưng như thế cún của bạn mới đi vào khuôn khổ được !! Khi mình nuôi 1 con chó thì nên át được vía của nó ! và nó phải biết được trong nhà ai là chủ của nó! và vị trí của nó như thế nào !!!Mình nghĩ : Luôn yêu thương chăm sóc nó ! nhưng cũng tuyệt đối nghiêm khắc !!! :)
Đây không phải chuyện quan niệm, bạn nói vậy mình thật tiếc cho bạn hôm trước đã không đến tham gia giao lưu cùng ông bà bí thư sứ quán Hà Lan được. Đừng nói là đánh, đến quát to hay mắng họ cũng không bao giờ làm nhưng chó của họ đều rất ngoan, biết vâng lời.

Mình dám cá 100% những ai từng suy nghĩ rằng "Đánh chó có thể dạy được chó" và những ai đã từng đánh chó để dạy chó rằng những người đó chưa bao giờ có thể dạy chó được bằng cách này. Bằng chứng thì trong diễn đàn rất nhiều, những lời tâm sự như dưới đây không hiếm
chó nhà em hư quá, em đánh mãi mà không chừa...
em đánh nó đến hộc cả máu mồm mà vẫn chồm lên người khác
(đây là chủ một chú Lạp xưởng)
... bạn có thể tìm ví dụ trong box huấn luyện.

Bạn có biết con Vịt lần off nào cũng bị đánh không? lạ một điều, bác Lâm là chủ thì đánh nhẹ nhàng, doạ là chính, một số người khác mình lại thấy không phải là chủ nó lại có phần nghiêm khắc với nó quá cơ. Và bạn cho mình hỏi, nếu đánh chó có thể làm nó ngoan ngoãn hơn, thì tại sao Vịt vẫn bị đánh suốt? Nếu đánh chó có thể đưa nó vào khuôn khổ, vậy tại sao ngay sau khi bị đánh chỉ tầm 2,3 phút thôi, con Vịt lại hung hăng với chó khác ngay được?

Và bạn có biết tại sao đánh nó không làm nó ngoan hơn không? Bởi vì "trí nhớ ngắn hạn" của chó về hình ảnh, sự kiện rất kém. Nó có thể quên ngay sau vài phút. Khi người ta dạy chó phải lặp đi lặp lại liên tục, hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần để những điều mà chó học được trở thành PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN. "Phản xạ" chứ không phải "thói quen". Ngay cả một con chó được đi học, nếu về với chủ mới mà không được luyện tập thường xuyên thì chắc chắn một thời gian sau sẽ quên sạch, mình không rõ khoảng thời gian đó là bao lâu nhưng ví dụ thực tế thì mình có rất nhiều, bất cứ bạn nào muốn mình đều có thể dẫn đi xem, toàn là những chú chó được đi học ở những trung tâm có tiếng ở HN cả đấy.
Tới đây thì có thể bạn sẽ nói "vậy thì đánh chó liên tục để nó cũng thành phản xạ". Nhưng lại có một vấn đề khác, đó là chó không biết phân tích sự kiện, hoàn toàn không. Khi con chó tỏ ra hung hãn với một con chó khác và bị đánh, liên tục như vậy, và phải có hệ thống thì có thể con chó đó dần dần sẽ không hung hãn nữa nhưng... NHƯNG nó sẽ không còn hung hãn với chó, với mèo, với người, với... không còn sủa, không còn dám tức giận và lúc nào cũng sợ sệt, cụp đuôi. Bạn tin không? Bởi vì nó không biết là KHÔNG ĐƯỢC HUNG DỮ VỚI CHÓ KHÁC mà chỉ biết là KHÔNG ĐƯỢC HUNG DỮ. Cũng như vậy, chuyện chó ngứa răng cắn phá giày dép là một ví dụ, bạn có dùng cái dép đó đập gãy răng con chó, thì nó sẽ không dám động vào cái dép đó nữa đâu, nhưng nó vẫn cứ cắn dép khác, giày khác như thường.

Bạn có nói tới vị trí của con chó trong nhà. Bản năng của loài chó đó là luôn có sự ganh đua. Một ví dụ thực tế mà hôm tới giao lưu ông Steenbergen đã cho mọi người chứng kiến, đó là con Great Dane rất vâng lời của ông ý, bảo gì nghe nấy, không cần nhắc 2 lần, nhưng đến khi ông ý nằm bò xuống đất thấp hơn con chó và tỏ vẻ khuất phục nó, ngay lập tức con chó bỏ đi và không nghe lời nữa. Bạn phải luôn luôn, mọi lúc, mọi nơi, trong mọi trường hợp phải tỏ ra là chủ của nó, nếu không khi có cơ hội nó sẽ "bật" lại ngay. Nếu như bạn nói thì phải đánh nó suốt ngày? mỏi tay lắm.

Thế khi con chó làm sai, phải làm gì? Đầu tiên, dạy chó hiểu từ "Không" để ngăn chặn ngay lập tức việc làm sai đó, có tác dụng nhất thời thôi. Thứ hai, không tạo điều kiện để con chó có thể làm những việc mình không mong muốn, bạn không muốn nó cắn giày dép thì đừng để giày dép trước mõm nó và hãy vứt cho nó đồ chơi ưa thích để nó gặm, bạn muốn con chó trở nên thân thiện hơn thì phải tập cho nó hoà đồng với người, vật xung quanh từ nhỏ. Thứ ba, khi huấn luyện chó, nó làm sai thì lờ nó đi một lúc, tới khi nào làm đúng thì thưởng, thưởng, thưởng liên tục, chỉ sợ sau đó bạn muốn nó làm sai nữa cũng khó :D
 

Manonero

Member
Quay sang chuyện đánh chó ... :)) :)) :))

Mỗi người có 1 quan niệm khác nhau - ngay cả đối với con người ( trẻ nít ) cũng thế. Phương Tây thì không có cái quan niệm : YÊU CHO ROI CHO VỌT là mấy, nhưng phương Đông thì quan niệm này lại rất phổ biến!
Tuy nhiên - trong cách dạy dỗ chó có 2 trường phái khác nhau! Tieumaongoc chắc chưa bao giờ được chứng kiên chuyên gia người Nga Alex dạy dỗ thằng Gấu - hay G'nom : con mông cộc nổi tiếng và đạt hết giải này giải khác của VP. Phải khẳng định rằng G'nom hoàn thành tất cả những bài huấn luyện 1 cách xuất sắc. Thế nhưng đối với anh chàng người Mỹ to cây - giám khảo trong Festival VP lần thứ 2 thì hoàn toàn khác.. 2 cách dạy là 2 thái cực hoàn toàn khác nhau như nước với lửa. Đối với ông HLV người Nga thì đòn roi + khen thưởng đúng cách, đúng chỗ và hợp lí là chuẩn nhất, còn tay HLC người Mĩ thì : NO NO NO - không đánh chó, không bao giờ đánh chó và vĩnh viễn không bao giờ đánh chó! Chính vì vậy mà 2 tay này chẳng bao giờ hợp tác được với nhau, bởi.... he he .. ngứa mắt cách dạy của nhau, cho dù học trò của họ vẫn luôn luôn là number one!

Con Vịt là 1 cá thể đặc biệt trong giống Saint Bernard - cá tính quá mạnh của nó đôi khi gây ra rất nhiều phiền phức. Muốn dạy dỗ hoà nhập xã hội không phải là chuyện dễ. Còn chuyện ông bà HÀ LAN lắc đầu thì tieumaongoc không biết đó thôi. Ông bà HL không lạ gì Vịt đâu, bởi từ hồi mới về, nghe qua tính cách của nó ông bà HL đã hướng dẫn tôi rất nhiều về khoản dạy dỗ, tuy nhiên vì thời gian không cho phép nên cuối cùng vẫn là NƯỚC ĐỔ ĐẦU VỊT. Bản thân ông bà bí thư ĐSQ HL - trong ngày hôm đó đã phán 1 câu : con Vịt rất giống Milan - chú GD của ông bà ấy ở tính cách đặc biệt, luôn muốn tỏ ra là BOSS, là Đại Ca, vì vậy đối với những chú chó nhỏ nhóc nhóc, chúng hoàn toàn không để ý, không quan tâm và chơi với nhau thoải mái..nhưng với những cá thể trưởng thành thì..hãy coi chừng! Cú lắc đầu đó - có thể ko phải là do những cú đòn dành cho nó, mà là dành cho tính cách của nó đấy!
 
Chuyện ông người Nga với ông người Mỹ chỉ là những cá nhân, không đại diện cho những người nuôi dạy chó đúng không bạn? Và mình thì cũng không đề cập riêng về con Vịt hay cá nhân nào khác đâu. Không chỉ lần này mình mới nói mà mình đã từng nói chuyện "đánh chó để dạy chó" trong rất nhiều topic khác rồi. Lí do vì sao thì mình đã nêu ý kiến ở bài trên. Mình nhắc lại KHÔNG PHẢI CHUYỆN QUAN NIỆM, bản thân mình không phải phản đối chuyện đánh chó vì lí do nhân đạo hay đạo đức gì cả, nói gì thì nói, thịt chó vẫn là món mình ăn 2 lần mỗi năm. Mình phản đối bởi:
- Thứ nhất, nó không có tác dụng. Nếu có thì chỉ trong những trường hợp đặc biệt ( ví dụ nhé, bạn ở chung với nhiều người khác, bạn muốn chó của bạn cắn phá giầy dép người ở cùng cho bõ ghét nhưng không cắn phá giày dép của bạn, vậy thì có 2 cách, nếu con chó của bạn rất tôn trọng bạn và biết rõ vị trí của nó thì sẽ không bao giờ dám động vào đồ vật riêng có mùi của bạn, lúc này chỉ việc vứt giầy dép của người khác ra cho nó chơi thôi. Cách 2 là cứ cầm giầy dép của bạn từng chiếc một, không sót chiếc nào cho nó xem và dùng dép nó đánh nó thật đau vài lần, thỉnh thoảng lặp lại) Dạy chó sử dụng vũ lực có ảnh hưởng khá lớn, rộng, nhưng kỳ vọng của người dạy lại chỉ chú trọng vào 1 vùng, sự kiện riêng biệt. Do đó cách dạy này không hướng trọng tâm được. Mình tin là ông người Nga khi dạy con Gấu nếu có đánh, thì chỉ những trường hợp rất rất đặc biệt.

- Thứ hai, tác hại của nó rất lớn, so với những cách dạy mềm dẻo vô hại thì không bằng. Mình lại xin nêu ví dụ, hơn nửa năm nay lần off nào mình cũng chơi với Vịt rất nhiều, thực sự là yêu quý nó. Saint Bernard là giống thân thiện và gần gũi với con người. Tuy nhiên mình thấy có 1 đặc điểm ở Vịt, đó là nó không bao giờ tỏ ra gần gũi với con người, bất cứ là ai, đó là theo quan sát hơn nửa năm nay của mình. Không mừng rỡ, không vui đùa, không nhìn vào mặt ai ( khi con chó quan tâm đến ai, nó sẽ nhìn, quan sát người đó). Đây chỉ là quan sát chủ quan của mình và cũng chỉ quan sát được ở nơi offline có quá nhiều cái gây phân tâm cho chó nên có thể là ở nhà nó khác. Nhưng cũng có thể là do bị nhiều người, nhất là những người không phải chủ nó đánh, mắng nên nó đâm ra không thích con người, chỉ vì không phải loại chó dữ nên nó không cắn người mà thôi, nó chỉ lờ đi không quan tâm. Bạn là chủ nó tất nhiên bạn sẽ rõ nhất, có gì sai mong bạn đính chính.

- Thứ ba, ở nhà bạn dạy nó thế nào mình không biết, ra đường đi dạo bạn dạy nó thế nào mình không biết. Nhưng ở sân chơi chung lại là chuyện khác, nhất là khi có những người bạn từ nước ngoài, họ sẽ nhìn vào đó mà có hình ảnh không hay về những người "chơi chó" VN. Và bởi vì mình còn phải học tập người ta rất nhiều, nên không nên để lại ấn tượng xấu ban đầu trong mắt họ, những thành viên đặc biệt của diễn đàn càng cần phải chú ý hơn nhiều.
Chắc bạn cũng nghe chuyện con GSD của ông giám đốc viện Goeth rồi phải không?

- Thứ tư, Ông Bà Steenbergen đã nói rằng rất phản đối chuyện đánh mắng chó, con Milan cá tính cũng mạnh và trí thông minh cũng tương đương Vịt. Bản thân mình cũng gặp Milan đi dạo ngoài đường bao Hồ Tây rất nhiều lần ( không bao giờ có xích, cô giúp việc đưa đi dạo), kể cả khi gặp chó khác nó không có thái độ như Vịt. Như vậy cách dạy mềm dẻo có tác dụng hơn phải không? Vì hôm tới nhà ông bà ý vừa rồi bạn không đi nên không biết ông Steenbergen đã tỏ thái độ và nói gì khi mình hỏi về chuyện đánh chó dạy chó, ông Steenbergen có nêu đích danh những cá nhân mà vì tế nhị nên mình không nói ở đây, bạn có thể hỏi những người có mặt hôm đó. Bởi vậy mình chắc chắn cái lắc đầu đó không phải cho cá tính mạnh của Vịt đâu.

- Cuối cùng, riêng tư một chút :D không biết bác Mỡ SN bao nhiêu nhỉ, ở ngoài gặp nhau thì gọi bác là "anh", trong diễn đàn lại "bạn, mình" cũng hơi kỳ :D Nhiều lần tranh luận với bác Mỡ rồi, tuy vậy mình vẫn mua hàng nhiều ở chỗ bác. Chuyện này mình nói cũng vì thấy tội con Vịt quá mà mình lại rất quý nó, hôm off chắc bác cũng nghe mình nói "Sao lại đánh nó thế, nó có hiểu gì đâu, khổ thân nó" lúc có 1 người không phải bác ra bạt tai và chửi nó. Mình SN 83.
 

minhcuong

Active Member
Kinh nghiệm nuôi chó của mình đến hôm nay được 1 tháng 1 tuần, với 1 con chó dễ bảo nhất mà mình đã từng biết. Phát biểu có gì chưa tổng quát, sâu sắc xin anh em bỏ qua nhé.

Về phương pháp giáo dục: với con người tuỳ từng đối tượng, có những phương pháp giáo dục riêng:

1- Tội phạm nhẹ: phạt cảnh cáo, cho tại ngoại
2- Tội phạm nặng: cho đi tù
3- Tội phạm nghiêm trọng: biệt giam, chung thân, tử hình

A- Người có học thức: chỉ cần biển hiệu, mà đôi khi cũng không cần, ví dụ: cách sếp hàng chỗ đông người
B- Người chưa rành cư xử: có biểu hiệu hướng dẫn, có người nhắc nhở, thậm chí phạt tiền. Ví dụ: đái bậy, xả rác chỗ công cộng.
....
Đối với từng dân tộc, nhận thức về cách cai trị của bộ máy chính quyền cũng khác nhau. Người Nga cần chính quyền chuyên chế, thậm chí hà khắc, nhưng mạnh mẽ. Người Đức cần chính quyền minh bạch. Người Pháp cần chính quyền quan tâm đến phúc lợi xã hội. Người Mỹ cần chính quyền quan tâm đến tự do và kinh tế....

Quay lại chó Saint Bernad, đánh giá của Animal Planet so với chó Golden Retriever mà TieuMaoNgoc đang nuôi.

Ham vui (playfulness) 3/5 <> Golden 5/5
Điểm dễ thương (affection level) 4/5. <> Golden 5/5
Thân thiện với chó khác (friendliness toward to other dog) 3/5 <> 5/5
Thân thiện với con vật khác (friendliness toward other pets) 4/5 <> 5/5
Thân thiện với người lạ (friendliness toward strangers) 3/5 <> 5/5
Dễ huấn luyện (Easy of training) 3/5 <> 5/5

Rõ ràng đối tượng dạy bảo (chó) của Manonero khác so với TieuMaoNgoc, nên mình nghĩ có những sự điều chỉnh trong cách dạy là cần thiết.

Nhưng mình tin rằng Saint Bernard là con chó thông minh. Việc đánh đập nó trước mặt người lạ, khiến nó sẽ bị ức chế. Con hiền lành thì sẽ trở nên yếu thần kinh, cuống loạn cả lên. Còn lại thì trở nên khô khan, xa lánh, cục cằn.

Chó nhà mình mình cũng chỉ dùng xích từ nhà ra công viên trong khoảng thời gian khoảng 10 phút. Còn lại toàn bộ thời gian ở nhà và tập luyện là không cần xích. Khi nào nó bướng (khi quá ham mồi, ngậm mồi quá chặt, chủ bảo 3 lần không nhả), mình có dùng tay tát nhẹ vào má, rồi bắt ngồi yên, sau đó đi khá xa một lúc để nó bình tâm lại. Phần lớn thời gian còn lại là khen ngợi, vuốt ve, không cần thưởng bất kỳ cái gì. Đặc biệt trước người lạ, mình đều dành lời khen ngợi với nó, nó chỉ cần nghe giọng nói, nét mặt của mình nó có thể đoán tình cảm của mình dành cho nó.
Cu cậu tuân lệnh một cách hăng say, tập trung cao độ.

Đối mặt với chó dữ, sủa to như GSD, rõ ràng Labrador hiền lành, nhu mì hơn. Tuy nhiên nếu có chú đứng cạnh, cổ vũ, động viên, Lab vẫn rất bình tĩnh, đàng hoàng, không ngại GSD. Tại sao, vì Lab đã coi mình như con đầu đàn. Đầu đàn mà không sợ thì nó cũng không được phép sợ.

Đôi khi một con chó bất tuân lệnh bởi vì một số lý do khác nhau: mệt mỏi, đói ăn, khát nước, thiếu sex (con chó nhà mình là ví dụ), buồn đi vệ sinh mà chủ cứ bắt làm trò liên tục... Cần tìm hiểu và thoả mãn chúng. Nó sẽ trở lại trạng thái bình thường.
Phần lớn nguyên nhân khác là chó chưa hiểu lệnh chủ, chủ không nhất quán khi ra lệnh, hoặc tình huống ra lệnh thay đổi. Lưu ý, chó không hiểu tiếng người, mọi phản ứng theo lệnh đều theo phản xạ có điều kiện. Mà điều kiện ở đây là khẩu lệnh, cử chỉ của chủ, tình huống ra lệnh.

Để trao đổi về cách huấn luyện chó, mình muốn mời TieuMaoNgoc và Manonero hôm nào cho chó đi offline ở công viên Thống Nhất vào lúc 8:00 giờ tối, lúc đó ít người qua lại, hoàn toàn có thể không dùng tới xích. Trong bóng tối, tầm nhìn kém đi, chó phải dùng mũi ngửi nhiều hơn, các bạn sẽ thấy, chó cũng điều chỉng hành vi hoạt động. Có gì msg cho mình.

Mình chưa dạy Rott, Ngao Tạng hay một số loại chó dũng mạnh nhưng cứng đầu khác. Có gì chưa chính xác, mong lượng thứ.
 

Manonero

Member
Tieumaongoc : anh gọi chú = chú xưng anh là được rồi!

Có 1 vấn đề như thế này - khá nhiều người cứ nghĩ đưa ra 1 ví dụ thì chủ yếu là mang tính cá nhân, mà không nhận ra đó là 2 cách dạy, 2 trường phái dạy hoàn toàn khác nhau. Với chuyên gia người Nga, tieumaongoc nghĩ : "Mình tin là ông người Nga khi dạy con Gấu nếu có đánh, thì chỉ những trường hợp rất rất đặc biệt." thì sai lắm, với quan niệm như tieumaongoc và ông bà HL, thì chắc không thể nào có thể xem hết được 1/10 buổi dậy của ông ta, mà chỉ phù hợp với trường phái của tay Mĩ thôi.

Việc sử dụng bạo lực trong huấn luyện chó liệu có đem đến kết quả hay không còn nhiều tranh cãi lắm - hiện tại khoa học cũng chưa thể phân xử ngã ngũ được, và có thể nhận thấy Tieumaongoc thuộc trường phái thứ 2 : nhẹ nhàng, mềm mỏng, tuy nhiên trong trường phái thứ 1 : không thể nói nó không có kết quả, phi khoa học : bởi vì theo chuyên gia Alex, phong cách của người Nga trong huấn luyện là vậy, và kết quả là những chú chó xuất sắc của trung tâm Việt Nga BQP.

Về bản thân tôi thì nghĩ rằng : với 1 đối tượng nhất định sẽ có 1 cách dạy phù hợp. Và quan điểm của tôi là Đúng - Thưởng Sai - Phạt ! Tính thời gian Tieumaongoc tiếp xúc với con Vịt thì ít lắm, thế nên nhận xét của bạn đúng là ... sai :D . Biểu hiện đi off của con Vịt từ khi 4 tháng tuổi tới nay ( 18 tháng tuổi ) - hoàn toàn không có bất cứ 1 thay đổi gì - kể cả với người nhé ( hỗn từ bé :( ) điều này thì dân kì cựu đi off chắc không lạ gì nữa đâu . Chiến tích lần đầu tiên đi off là cắn rách lưỡi Toto - 1 saint lớn hơn Vịt 2 tháng , lần thứ 2 là cù nhau sứt mông với Bun của Hoàng, lần thứ 3 là với Bướng ... và vô vàn lần khác nữa.

Saint và Lab hay Gold đều đã được đánh giá rồi, và dĩ nhiên là 1 thằng Saint thì sẽ không thể cần mẫn cắn đồ, nhặt đồ, hay dịu dàng như mấy chàng Lab hoặc Gold được. Saint Bernard chỉ được nhắc tới với cái tên : NGƯỜI BẠN KHỔNG LỒ CỦA TRẺ NHỎ mà thôi, điều này thể hiện rất rõ ở Vịt. Chỉ có điều, với 1 tính cách và cơ thể chưa trường thành hết, em nó vẫn còn đang nằm trong diện mù chữ - chưa qua 1 khoá huấn luyện nào. Hi vọng sắp tới học vỡ lòng, nó có thể ngoan ngoãn hơn 1 chút!
 

HieuKTS

Member
Thực ra mỗi người đều có cách dạy, huấn luyện và chăm sóc chó khác nhau ! Ai cũng chỉ muốn chú chó của mình trở thành những cậu chó và cô chó tốt : ngoan ngoãn, giỏi giang và biết nghe lời ! Theo mình mỗi cách dạy đều có những yêu và khuyết điểm riêng ! Với mỗi cách dạy lại phù hợp với từng loại chó ! Cũng không thể so sánh cách dạy Golden, lab với GSD, rott hay 1 số dòng chó dữ khác được ! cũng vì những yêu cầu hay đặc thù riêng của từng loại ( như thân thiện,biểu diễn hay canh gác bảo vệ ...) Nếu bạn nào đã từng xem người ta dạy GSD ở các trung tâm huấn luyện bạn sẽ hiểu ! Hoặc nếu có dịp bạn được nghe 1 số anh gạo cội kể về cách huấn luyện con H'mông cộc ( tên Gấu) bạn sẽ biết thêm về cách huấn luyện chúng ! và kết quả khi bạn xem đội GSD và Gấu biểu diễn hôm Fastyval đấy ! Chúng thật tuyệt phải không ? Mỗi con vật đều có 1 tính cách riêng ! Cái giỏi của người chủ hay người huấn luyện là phải hiểu tính nết hay đặc điểm chung của mỗi giống chó mình nuôi để có cách dạy, huấn luyện phù hợp !:)
Với Lab của mình thì mình luôn chăm sóc và yêu thương nó nhưng lại cũng luôn nghiêm khắc, kỷ luật khi nó làm sai ! ( ý mình không phải là luôn đánh đập hay hơi 1 tý là đụng tay đụng chân ). Vì vậy tuy lab của mình ( mình nuôi từ nhỏ bây giờ thì đã được khoảng 4,5 tháng )chưa từng qua 1 lớp huấn luyện nào nhưng hầu như các lệnh và những điều cơ bản nó đều nắm được! như ngồi , nằm, đi, ... đi wc đúng nơi, cần đi thì gọi ! những điều này tuy đơn giản nhưng để dạy được như vậy cũng không phải đơn giản với mình ( có lẽ mình chưa có kinh nghiệm ) nên đã không ít lần to tiếng hay "phạt" vào mông nó hoặc là để lại nó 1 mình ! ( nói là "phạt" nhưng cũng không đánh mạnh vì nó còn nhỏ !! ):D bây giờ khi nó làm những điều sai ( như chạy đi quá xa, nghịch ngợn quá , hoặc cắn phá giầy dép!tha đồ linh tinh ...) mình chỉ cần nói 1 tiếng ( cũng hơi to :)):)) )... lập tức nó khom người, hoặc cúi rạp người xuống, vãy đuôi , nhước nhìn chủ dò xét và ngừng ngay việc nó làm,( vd : như đang ngậm đồ thì lập tức nhả ra ngay, chạy đi xa thì bò lại , ...:p ) nói chung là mọi việc vẫn rất tốt ! Mình thấy lab của mình ngày 1 trưởng thành nhiều ! .. đây là những điều rất thật về cách dạy chó của mình .. có thể quan điểm của mình không giống của các bạn nhưng mỗi người mỗi quan điểm, 1 cách dạy mà - mình luôn nhắc lại là dù có dùng cách dạy và huấn luyện nào cho chó của bạn thì hãy : Luôn yêu thương chăm sóc - không đánh đập hoặc ngược đãi thú nuôi !:)
 

minhcuong

Active Member
Hì hì,

Đúng là dạy dỗ Mike Tyson và dạy một đứa trẻ bình thường rõ ràng phải khác nhau rồi. Tuy nhiên đừng biến cún thành Mike Tyson để rồi phải nhọc sức sửa chữa lại.

Nhân chuyện huấn luyện chó. Mình mới có chó nên chịu nghe ngóng từ các thành viên gạo cội như: bác sỹ Green-vet, bác AnhThe98, bác TrungAC, bạn Bubba, cả ông bà người Hà lan và chủ yếu từ Internet. Thấy cũng hay hay. :)

Còn đây là một trò mới để huấn luyện. Cho chó chạy theo xe đạp. Đặc biệt thích hợp với anh em nào lười tập thể dục. Lưu ý: chỉ áp dụng cho chó đã được huấn luyện các lệnh cơ bản: chạy, nhanh, chậm, dừng lại, nếu khá hơn thì trái, phải, không có cũng không sao.

Lưu ý: không nên đạp quá nhanh và liên tục. Thỉng thoảng dừng lại cho chó nghỉ và đi đái.
Anh em nào thích làm 1 cái tương tự mình sẽ tư vấn thiết kế cho. Đảm bảo chó không bao giờ bị béo phì. Bộ dụng cụ này mình làm trong vòng 90 phút, giá thành: 20,000VND + một cán của cây lau nhà/
 

HieuKTS

Member
Anh cường chịu khó dạy Bin học quá ! một tấm gương để anh em học hỏi :-bd:-bd!!! vào 1 ngày chủ nhật đẹp trời ( ra tết ) em sẽ qua học hỏi anh ! :):)mà anh ơi ! 1-2 hôm nữa em qua nhà anh - nhờ anh giúp em vụ con Vic nhé ! có gì em sẽ alo trước cho anh ạ ! em cảm ơn anh !:)
 
em đọc được cái này ở diễn đàn aquabird, gửi các bác tham khảo.

Lúc trước đọc bài huấn luyện chó của ông người Nga, rồi đọc xong cái này mới hiểu ra tý chút là phương pháp huấn luyện nào cũng có cái hay cái dở - cũng như chó có con ngu con khôn. Nhìn ảnh ông người Nga đó "giao tiếp" với con chó, em mạn phép đoán bừa là: Có đánh thì ông ý cũng đánh đúng chỗ, đúng lúc và không phải lúc nào cũng đánh, đánh 1 vài cái để "thuần phục con chó" và đạt đến mục tiêu là sau 1 thời gian nhất định thì không đánh chó cũng phải nghe lời - chứ không phải đánh bồm bộp từ tháng này sang tháng khác mà chó hư vẫn hoàn hư.Còn vấn đề tình củm với chó, làm chó quấn chủ thì em nghe nói cá bác chuyên gia chỉ cần 1 ngón tay, gãi gãi vài cái là chó lim dim luôn, ngừng gãi đi chỗ khác là chó chạy theo răm rắp.

Dạy chó là để chó nghe lời, cách dạy của mỗi người khác nhau, miễn sao ra chỗ đông người chó của mình nghe lời thì vẫn là nhất! Chứ ra chỗ đông người mà chó nói chủ phải nghe thì có dạy kiểu giời cũng ... vứt. Ít ra thì cái ông Hoà Lan kia lắc đầu chê bai vì bác gì đó dek biết dạy chó của mình - còn hắn ta thì dạy chó của hắn nghe lời răm rắp :D


Khi huấn luyện chó nghiệp vụ, người ta áp dụng 4 phương pháp:
- phương pháp cơ học,
- phương pháp khích lệ ý thích,
- phương pháp tương phản và
- phương pháp bắt chước.

Phương pháp cơ học: Bằng phương pháp này, người ta hình thành ở chó các kỹ năng trong khi củng cố các kích thích có điều kiên bằng các tác động cơ học, mà các tác động cơ học này gây ra các phản xạ phòng thủ. Ví dụ, khẩu lệnh "ngồi xuống" phát ra cùng với việc ấn tay ở vùng thắt lưng của chó và kéo nhẹ dây cương lên phía trên và về phía sau, lặp lại nhiều lần này sẽ hình thành được phản xạ có điều kiện đối với khẩu lệnh "ngồi xuống".

Các kích thích cơ học gây cho chó cảm giác đau đớn và chó thực hiện các vận động bảo vệ. Nếu tác động cơ học lại do huấn luyện viên áp dụng thì thường là gây ra phản ứng phòng thủ thụ động ở chó.

Bằng phương pháp cơ học có thể hình thành được các phản xạ có điều kiện vững chắc, đảm bảo cho chó không từ chối công việc, nhưng không thể hình thành được tất cả các kỹ năng cần thiết. Ngoài ra, các tác động cơ học luôn luôn gây ra ở chó cảm giác không tin cậy ở chủ và sẽ phá vỡ quan hệ giữa huấn luyện viên và chó, làm cho chó có trạng thái khó chịu, thụ động, hèn nhát và điều này sẽ gây khó khăn hoặc làm cho việc hình hành các kỹ năng cần thiết rất khó có thể đạt được kết quả.

Huấn luyện viên cần phải sử dụng phương pháp cơ học một cách thành thạo, không để xảy ra các tác động gây đau đớn quá lâu và thường xuyên, phải tính đến các đặc điểm riêng biệt của hành vi của chó.

Phương pháp khích lệ ý thích:
Bản chất của phương pháp này là tác động của các kích thích có điều kiện củng cố thêm bằng sự cho động vật thức ăn, thông thường là miếng thịt hoặc mẩu bánh mì ... Chẳng hạn, người ta phối hợp khẩu lệnh 'sủa" (kích thích có điều kiện) với bánh kẹo (kích thích không điều kiện) khi dạy cho chó sủa theo khẩu lệnh. Bằng cách này có thể dạy cho chó làm các động tác nhất định. Ví dụ, người ta phối hợp khẩu lệnh "lại đây" với động tác giơ bánh kẹo ra, khi chó tiến đến gần thì huấn luyện viên cho nó bánh kẹo. Cũng bằng phương pháp này, người ta dạy cho chó nhảy qua các chướng ngại vật.

Phương pháp khích lệ ý thích được sử dụng để hình thành ở chó các kỹ năng có kỷ luật chung và các kỹ năng đặc biệt như: mang vật về, chọn người theo mùi đã được giao, truy lùng người theo các dấu vết có mùi ...

Mặt tích cực của phương pháp khích lệ ý thích:
- Củng cố được quan hệ (tiếp xúc) giữa huấn luyện viên và chó, điều này rất quan trọng trong việc tập luyện có kết quả đối với nghiệp vụ nhất định.
- Các phản xạ có điều kiện trên cơ sở của sự củng cố thêm bằng thức ăn hình thành tương đối nhanh và khá bền vững
- Chó thực hiện các hoạt động được hình thành trên cơ sở củng cố thêm bằng thức ăn một cách tích cực

Mặt tiêu cực của phương pháp khích lệ ý thích:
- Không thể hình thành được tất cả các kỹ năng cần thiết cho nghiệp vụ, đặc biệt là các kỹ năng có tính chất đặc biệt
- Khi hưng phấn của trung tâm thuộc về ăn uống bị giảm sút (trạng thái no) thhì có thể làm giảm sút tính tích cực trong việc thể hiện các kỹ năng đã được hình thành
- Tính liên tục đầy đủ trong công việc của chó không thể đạt được trong các điều kiện khác nhau nếu có mặt các kích thích sai lệch (chó bị đánh lạc hướng)
Phương pháp khích lệ ý thích được sử dụng để hình thành hàng loạt các kỹ năng, đặc biệt là đối với những con chó có phản ứng thuộc về ăn uống trội. Nhưng cần phải chấp hành các nguyên tắc áp dụng cho việc cho chó bánh kẹo và chế độ các bài tập luyện. Thông thường, phương pháp khích lệ ý thích được áp dụng phối hợp cùng với phương pháp cơ học.

Phương pháp tương phản:
kinh nghiệm cho thấy rằng, phương pháp này cho kết quả tốt hơn trong việc huấn luyện. Bản chất của phương pháp này là: hoạt động của kích thích có điều kiện được củng có thêm bằng kích thích cơ học và khi chó đã thực hiện được các hoạt động cần thiết thì phải cho nó bánh kẹo. Khi dạy chó, ví dụ, đi cạnh bên mình ở bên trái, huấn luyện viên sau khi phát lệnh 'đi bên' thì giật dây cương nếu chó chạy nhanh về phía trước hoặc chạy sang phía nào đó, còn khi chó thực hiện được khẩu lệnh thì cho nó bánh kẹo. Trong trường hợp cụ thể, các kích thích thuộc về ăn uống và gây đau đớn đối lập nhau, tương phản nhau: việc thực hiện các hoạt động cần thiết được củng cố bằng thức ăn, còn không thực hiện được các hoạt động cần thiết thì lại bị tác động gây đau đớn. Khi lặp lại các điều kiện như thế thì các kỹ năng cần thiết sẽ được hình thành ở chó một cách chính xác. Phương pháp tương phản tại cho công việc có tính liên tục và chính xác trong các điều kiện khác nhau của môi trường bên ngoài.

Việc phối hợp các kích thích cơ học và các kích thích thức ăn theo cường độ là điều rất quan trọng và đúng đắn. Nếu kích thích cơ học yếu hơn hoạt động kích thích thức ăn tiếp sau đó thì kích thích cơ học ở tất cả các lần phối hợp đều ảnh hưởng rất ít đối với cho và chó trước hết sẽ chỉ muốn nhận thức ăn. Để tránh điều này, thì cần phải tính đến cấp độ phản ứng đối với các kích thích gây đau đớn và các kích thích thức ăn và phải tạo ra các điều kiện để kích thích cơ học mạnh hơn kích thích thức ăn (cho chó những miếng bánh kẹo rất nhỏ). Khi phản xạ có điều kiện đã bền vững thì áp dụng kích thích thức ăn ít đi và sau đó hoàn toàn không dùng kích thích thức ăn nữa. Sau mỗi lần chó thực hiện đúng các khẩu lệnh thì phải khuyến khích chó bằng sự âu yếm (vuốt ve, khen ngợi chó bằng khẩu lệnh "tốt"). Phương pháp tương phản là phương pháp chủ yếu của việc huấn luyện. Tính ưu việt của phương pháp này là:
- Các kỹ năng đối với các tín hiệu của huấn luyện viên nhanh chóng được hình thành và bền vững tốt
- Quan hệ (sự tiếp xúc) giữa huấn luyện viên và chó được phát triển và củng cố vững chắc
- Công việc của chó có tính liên tục và chính xác đạt được trong các điều kiện khác nhau của môi trường xung quanh, chó thực hiện các hoạt động cần thiết một cách tích cực
Khi sử dụng phương pháp tương phản, cần phải tránh sự luân phiên (chuyển đổi0 thường xuyên các tác động đối lập với chó. Sự đụng chạm (xung đột) mạnh mẽ của các phản xạ phòng thủ và các phản xạ thuộc về thức ăn sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh chức năng ở chó, phá hoại công việc của chó. Cần chấp hành chế độ xác định đối với các bài tập luyện.

Phương pháp mô phỏng (bắt chước): Phương pháp mô phỏng dựa trên việc sử dụng khả năng bẩm sinh của động vật mô phỏng các hành động của động vật khác. Khi một con chó bị kích thích vừa phải thì các con chó khác bắt đầu phản ứng lại đối với tiếng sủa của nó.
Nếu các phản xạ có điều kiện ở chó được hình thành trước mặt các con chó khác, thì sự liên hệ tương ứng cũng sẽ hình thành ở vỏ não của các con chó khác.
Phương pháp mô phỏng được áp dụng khi dạy chó vượt qua các chướng ngại vật, túm áo quần của người giúp việc, tấn công xâm lược (công kích) người lạ (giữ người lạ), thể hiện phản ứng thuộc về giọng (sủa0 theo khẩu lệnh ... Phương pháp này cũng được áp dụng khi tập luyện giáo dục đối với chó con.
Ở giai đoạn của việc hình thành kỹ năng cần áp dụng phương pháp mô phỏng, sau đó phải lặp lại các bài tập luyện có sử dụng các phương pháp khác.
 

Manonero

Member
Đọc bài của cậu tôi cũng muốn văng tục..bởi vì cậu cũng quan liêu bờ cờ mờ như cậu phun ra với người khác!

Cái cậu đưa ra là 1 lí thuyết suông mò ở đâu ra cũng có- còn áp dụng vào thực hành như thế nào thì lại là hướng khác. Cái chúng tôi đang tranh luận ở đây là cách đối xử với con chó trong quá trình huấn luyện, bản thân tôi là người chứng kiến và ghi lại hình ảnh quá trình Gấu tập luyện, vì vậy những phỏng đoán đưa ra thế nào xin dẹp lại đi. Tôi xin khẳng định - với những người theo trường phái của ông bà HL như tieumaongoc và 1 số người khác thì sẽ KHÔNG THỂ CHỊU NỔI 1/10 bài tập của Gấu đâu. Hiệu quả thì ...miễn bàn rồi!

Việc cậu phát ngôn : "Ít ra thì cái ông Hoà Lan kia lắc đầu chê bai vì bác gì đó dek biết dạy chó của mình - còn hắn ta thì dạy chó của hắn nghe lời răm rắp" chứng tỏ cậu không đọc rõ bài và không hiểu rõ vấn đề. Vì cái ông bà HL lắc đầu là do 1 lí do khác như tieumaongoc nói, và 2 con chó thì 1 con 7năm rưỡi tuổi, trải qua rất nhiều khoá học - 1 con là 18tháng ( chưa trưởng thành ) và chưa hề được dạy dỗ!

@ minhcuong : bạn dậy con Lab cầu kì quá, với chỉ số IQ đã đc đánh giá cao của Lab, chắc nó sẽ rất phù hợp với sở thích của bạn!
 

minhcuong

Active Member
Hết sức bình tĩnh và phải cực kỳ bình tĩnh. :D

Kinh nghiệm dở thì đọc cho biết để tránh.
Kinh nghiệm hay thì đọc kỹ để áp dụng thực hành.

6007.snipper đã dày công đúc rút, (hoặc copy paste ở đâu đó), để chia xẻ là điều rất đáng trân trọng. Cái nào hay xài được, mình xem xét để thực hiện.

@Manonero: chiều này định qua cửa hàng 93 Hoàng Hoa Thám, để mua cái dây cương buộc ngang lưng cho con Lab nhà mình. Dùng dây buộc cổ, bắt chó chạy không được thoải mái lắm. Nhiều lúc chó bị ghẹt thở, khiến nó mau xuống sức.

Tiện qua xem hình ảnh Gấu tập thế nào để ra Tết mình điều chỉnh chú Lab của mình.
 

trangphuong

Active Member
Túm lại đọc topic này mệt quá các bác tranh luận hăng hái cứ như ...:at wits end:...
Mình cũng nuôi lab như anh Cường cũng huấn luyện theo nhiều cách nhưng chủ yếu làm theo các video của anh Cường,phải nói Lab tiếp thu nhanh,học nhanh,cu Đen nhà em cũng đứng,sủa,lằm,ngồi,càm,khá khá rồi anh Cường ạ.Cảm ơn anh Cường nhiều lắm.
Còn các bạn,các bạn cứ tranh luận nữa đi...:praying:...để mình học hỏi kinh nghiệm..>:D<..hề..hề.. thôi làm Ngư ông đắc lợi vậy..:D...tại toàn học mót các sư huynh huấn luyện.
 

Manonero

Member
Tranh luận thì chẳng có gì để tranh luận cả đâu - vì như tôi nói. Rõ ràng đang tồn tại song song 2 trường phái huấn luyện khác nhau, thêm nữa là tôi...mù về huấn luyện, bởi nếu giỏi, tôi đã huấn luyện cả đàn chó rồi! Cái tôi và tieumaongoc bàn đến chỉ là cách hành xử trên sân off mà thôi. Tuy nhiên tôi không thích bất cứ 1 thành viên nào khi xen vào câu chuyện tranh luận có thái độ coi thường người khác bằng cách văng tục bừa bãi ( BÚ BÀ đã sửa rồi ) . Ở ngoài đời thế nào tôi không biết..nhưng hãy nhớ giữ gìn vệ sinh chung cho 1 sân chơi văn hoá!
 
Việc sử dụng bạo lực trong huấn luyện chó liệu có đem đến kết quả hay không còn nhiều tranh cãi lắm - hiện tại khoa học cũng chưa thể phân xử ngã ngũ được, và có thể nhận thấy Tieumaongoc thuộc trường phái thứ 2 : nhẹ nhàng, mềm mỏng, tuy nhiên trong trường phái thứ 1 : không thể nói nó không có kết quả, phi khoa học : bởi vì theo chuyên gia Alex, phong cách của người Nga trong huấn luyện là vậy, và kết quả là những chú chó xuất sắc của trung tâm Việt Nga BQP.
Vâng, bác đã nói vậy thì thôi, em cũng không bàn tới chuyện này nữa. Mỗi người một cách dạy chó riêng và dù sao bác cũng là chủ con Vịt nên bác có toàn quyền :D. Riêng em vẫn giữ quan điểm của mình, nếu như giữa một cách dạy đã được chứng minh là hoàn toàn phù hợp với mọi giống chó với một cách dạy mà vẫn còn nhiều tranh cãi lắm, trên phương diện nào đó còn là không nhân đạo thì cho dù kết quả có tốt chăng nữa thì tại sao lại không dùng cách thứ nhất.

Trong các buổi offline, nếu như BCN có thể tổ chức được những buổi giao lưu, nói chuyện với các chuyên gia huấn luyện chắc rằng những buổi offline sẽ bổ ích, thú vị hơn nữa.
 

minhcuong

Active Member
Tôi nghĩ thế này, chúng ta nên thay đổi từ tranh luận ai đúng ai sai bằng hành động thực tế.

Tôi đã đặt mua một quyển sách "Cesar's Way: The Natural, Everyday Guide to Understanding and Correcting Common Dog Problems" trên Amazon.com. Dịch ra tiếng Việt tạm gọi là: "Phương pháp Cesar: lời khuyên hàng ngày để hiểu và sửa chữa thói hư của chó". Được đánh giá 4/5 sao bởi 703 độc giả trên Amazon. Sách dày 320 trang. Chiều này 23/01/2009 là về đến Hà nội.

http://www.amazon.com/Cesars-Way-Everyday-Understanding-Correcting/dp/0307337979/ref=pd_bbs_sr_3?ie=UTF8&s=books&qid=1232684581&sr=8-3

Bạn nào thực sự tâm huyết trong việc huấn luyện chó một cách có phương pháp, thì dịch sang tiếng Việt, rồi lần lượt post lên VietPet để chia xẻ với mọi người. Tôi sẽ copy ra vài bản để vài bạn có thể cùng dịch. Vừa nghiền ngẫm kinh nghiệm vừa học dịch tiếng Anh luôn :D Tác giả Cesar Millan, người gốc Mexico nên văn phong chắc cũng dễ đọc thôi.

Bạn nào ở trong HCM nhiệt tình tham gia dịch, thì ra Tết, tôi vào trong đó sẽ mang theo bản copy.

Ước mơ của tôi không phải chỉ mình con chó của tôi giỏi nhất mà là con chó nào cũng hạnh phúc, tử tế và có ích với ông bà chủ của nó.

 
Cảm ơn bác Cường, vậy em cũng xin bác một bản photo, tuy là trình độ tiếng Anh còn kém nhưng em cũng xin tham gia dịch cùng mọi người. Sách dày 320 trang nhưng chắc trong đó sẽ có nhiều chương mục riêng biệt, ai có hứng thú với phần nào thì dịch phần đó trước kèm 1 phần theo thứ tự cuốn sách. Chắc là sẽ sớm hoàn thành thôi, trong dđ mình toàn người giỏi cả :D
 
Các bác hết sức bình tĩnh nào. Vấn đề rất rõ ràng là có hai cách huấn luyện cơ mà. Và hai các huấn luyện đó phù hợp với cách suy nghĩ và lối huấn luyện của người Á Đông và người phương Tây. Mình nghĩ cách nào tốt và phù hợp với cá thể chó nào hơn thì nên dùng. Thực sự mình cũng không hài lòng với cách áp đặt của của một vài bạn. Bạn thích dùng phương pháp nào thì dùng, và cũng chỉ nên chia sẻ góp ý chứ không nên đả kich hay khích bác người khác.Chó của mình cũng rất bướng và có cá tính mạnh, vì thế mình sự dụng cách "thương cho roi vọt", và giờ nó đã gần đi vào khuôn khổ. Mình thấy nó hiệu quả và không vấn đề gì cả. Mình là người Việt nên dạy dỗ theo phương pháp của người Việt.
 
Em chợt nghĩ ra, chó có dữ đến mấy thì có dữ được bằng hổ, sử tử, gấu, linh cẩu... không nhỉ? Cứ cho là một em TM hay KO bất trị nhất nhưng bao đời nay đã được thuần hoá và chung sống với con người, đem so với 1 con thú hoang dã thì hoàn toàn không thể so được. Vậy mà ở rạp xiếc người ta vẫn nuôi dạy chúng được, một vài người còn nuôi dạy tại gia nữa. Không hiểu khi áp dụng cách dạy "Á Đông", cách dạy "Việt Nam" vào mấy con thú này có kết quả không? Hay chỉ khiến nó nổi điên lên thôi nhỉ? Đấy là suy nghĩ của em, không có ý định đả kích ai cả, có gì sai mong các bác chỉ bảo thêm :)
Em còn nhớ trong chùm ảnh của chú TrungAC post cũng lâu lâu rồi trong chuyến đi Châu Âu của chú, có một tấm ảnh một ông cùng với 2 con sói Czech Vlk - chó sói Tiệp, tại INTERDOG 2008, ông ta có khoe ra hàng loạt những vết sẹo khắp người khi thuần dưỡng và huấn luyện 2 con sói này. Không biết chú Trung có hỏi ông ta cách thuần dưỡng và huấn luyện những con thú dữ như vậy không, nếu có mong chú Trung chia sẻ cùng mọi người. Và em tự hỏi với 2 con sói này, không hiểu có áp dụng "thương cho roi cho vọt" được không nhỉ?
 
Top