Câu hỏi này mình đã thấy đâu đó trong diễn đàn rồi thì phải.
Bồ câu không bị trùng huyết, nhưng tại sao mấy tay chơi vảy cá và bi thì lại không cho chúng lai trùng huyết?
Câu hỏi này theo mình thì: Khi lai trùng huyết thì có cơ hội cho những gen lặn của nó xuất hiện, mà những gen lặn này thì làm cho con chim con xấu đi, ví dụ như vảy cá thì lem màu, tướng tá không được ngon lành, bi con thì mũi nhỏ, mỏ dài, vòng mắt nhở ...
nên những tay chơi bi hay vảy cá và một số loại kiểng khác họ sợ cái trùng huyết. Thường họ thử ghép coi cặp đó có ra chim con đẹp không? rồi mới ghép với nhau. đôi khi họ thấy con mái này có ưu điểm này, con trống kia có ưu điểm kia và họ muốn có con chim con có cả hai ưu điểm thì họ ghép thử với nhau và lấy cặp chim con để trả lời cho họ, nếu ra được một ưu điểm và kèm thêm một vài thứ khác ngon lành thì họ sẽ để thế ghép tiếp. còn nếu ra khuyết điểm nhiều hơn ưu điểm thì họ sẽ bỏ và ghép kiểu khác.
Còn nếu bạn mua một cặp bồ câu giống, về nó đẻ ra một cặp chim con, cặp chim con này tương đồng về tuổi tác nên lớn lên chúng lại ghép với nhau và sinh ra cháu .... và nếu ở nhà quê hay nuôi thả rong thì có khi nó sinh con đàn cháu đống từ một cặp chim giống lúc đầu, và chúng lại ghép với nhau và lại tiếp tục sinh sôi nảy nở. đó là bằng chứng cho việc bồ câu có thể ghép cận huyết với nhau.
Nhưng thời đại ngày nay mình có thể kiểm soát được việc ghép đôi của chúng thì nếu có điều kiện thì ta ghép khác cặp cho chúng, như vậy có khi lại ghép được những gen tốt của chúng với nhau và sinh ra con chim con ưu việt hơn cả bố mẹ chúng.