• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Bồ câu có bị trùng huyết (đồng huyết) không ????

nhocsport

Member
xin a e trên diễn đàn cho e chúc ý kiến là bồ câu có bị trùng huyết không?thanks
 

Iwillcomeback

New Member
em có lần hỏi thằng sếp em(sếp em người Đức cũng là dân chơi chim chuyên nghiệp)bồ câu có bị trùng huyết không,em nhận đc câu trả lời là......NO.nó tính giải thích cho em là tại sao,nhưng có điện thoại đột suất nên bỏ đi.nhưng mà em nghĩ là phải có chứ ta:not talking:,sao mà không đc,cũng mong nhận đc tư vấn từ các chuyên gia.:blusshing:
 

rhinky

Member
có trong chương trình giáo khoa đó bạn,hình như là cấp 2
bồ câu là loài có bộ gen tuyệt vời và không bị ảnh hưởng bởi việc trùng huyết
 

hoang80

Member
Câu hỏi này mình đã thấy đâu đó trong diễn đàn rồi thì phải.

Bồ câu không bị trùng huyết, nhưng tại sao mấy tay chơi vảy cá và bi thì lại không cho chúng lai trùng huyết?

Câu hỏi này theo mình thì: Khi lai trùng huyết thì có cơ hội cho những gen lặn của nó xuất hiện, mà những gen lặn này thì làm cho con chim con xấu đi, ví dụ như vảy cá thì lem màu, tướng tá không được ngon lành, bi con thì mũi nhỏ, mỏ dài, vòng mắt nhở ...
nên những tay chơi bi hay vảy cá và một số loại kiểng khác họ sợ cái trùng huyết. Thường họ thử ghép coi cặp đó có ra chim con đẹp không? rồi mới ghép với nhau. đôi khi họ thấy con mái này có ưu điểm này, con trống kia có ưu điểm kia và họ muốn có con chim con có cả hai ưu điểm thì họ ghép thử với nhau và lấy cặp chim con để trả lời cho họ, nếu ra được một ưu điểm và kèm thêm một vài thứ khác ngon lành thì họ sẽ để thế ghép tiếp. còn nếu ra khuyết điểm nhiều hơn ưu điểm thì họ sẽ bỏ và ghép kiểu khác.

Còn nếu bạn mua một cặp bồ câu giống, về nó đẻ ra một cặp chim con, cặp chim con này tương đồng về tuổi tác nên lớn lên chúng lại ghép với nhau và sinh ra cháu .... và nếu ở nhà quê hay nuôi thả rong thì có khi nó sinh con đàn cháu đống từ một cặp chim giống lúc đầu, và chúng lại ghép với nhau và lại tiếp tục sinh sôi nảy nở. đó là bằng chứng cho việc bồ câu có thể ghép cận huyết với nhau.

Nhưng thời đại ngày nay mình có thể kiểm soát được việc ghép đôi của chúng thì nếu có điều kiện thì ta ghép khác cặp cho chúng, như vậy có khi lại ghép được những gen tốt của chúng với nhau và sinh ra con chim con ưu việt hơn cả bố mẹ chúng.
 
một kiến thức tuyệt vời cám ơn nha.Nếu mà chim bay thì có sợ bị trùng huyết.Ví dụ sẽ bay kém,không thông minh.
 
Chủ đề này rất hay, mình sẽ cố gắng tham gia cùng các bạn. Giới chơi Bồ câu đua ở nước ngoài có định nghĩa 03 kiểu phối ghép, i.) Crossbred: Phối ghép 02 con chim là con của 02 cặp chim Cha Mẹ thuần chủng thuộc 02 giống khác nhau, ii.) Inbred: Phối ghép 02 con chim là con hoặc anh/chị/em có cùng nguồn gốc Cha Mẹ (hay còn gọi là trùng huyết), iii.) Linebred: Phối ghép 02 con chim là con của 02 cặp chim Cha Mẹ thuộc cùng 01 giống.

Câu chuyện này vẫn còn là chủ đề tranh cãi ở tất cả mọi diễn đàn về Bồ câu đua, tạm thời các bạn đọc đoạn trích dẫn này đăng trên Racing Pigeon Digest, viết bởi Sam Lembo, một tay đua chim cự phách nổi tiếng toàn thế giới, với hơn 30 năm kinh nghiệm.

...
Phối trùng huyết (Inbreeding)

"Hầu hết các con chim Bồ câu đua tại Bỉ đều được phối crossbred, ngay cả khi chúng nó được đặt tên thống nhất theo tên của người chủ trại. Họ cảm thấy là xác đáng khi dùng tên của mình để đặt tên cho những con chim của mình bởi vì họ là người chọn các con chim để phối.

"Những con chim xuất sắc đều do phối crossbred mà ra. Khi bạn phối trùng huyết (inbreed), những con chim non này hoàn toàn có thể thắng bất kỳ chặng đua nào, nhưng chúng sẽ không có sức chịu đựng dẻo dai để có thể duy trì tính ổn định cần thiết. Nếu bạn đem những con chim phối trùng huyết đi dự đua, bạn phải gửi hàng trăm con hoặc nhiều hơn bởi vì con chim mới thắng tuần trước sẽ không phải là con chim sẽ thắng tiếp tuần này, đơn giản chỉ bởi nó đã không có sức chịu đựng để thắng lần nữa."

Bản gốc có thể xem tại đây, nhưng rất dài hehehe
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Rất cám ơn bài sưu tầm bổ ích cùa bạn flyer_newbie :-bd ! Khoa học gia còn phải nghiên cứu dài dài :D ! Đương nhiên là nếu mà ta có 02 cặp chim bay giỏi ta sẽ phối chéo nhau mặc dù bồ câu theo khẳng định của các nhà khoa học lúc trước là không có trùng huyết :thingking: !
 

nhocsport

Member
cám ơn các a e đã cho e chúc ý kiến.và e cũng rút ra được kết luận là phối theo kiểu crossbred vẫn tốt cho chim chúng ta hơn.
rất mong được học hỏi ở các a nhiều hơn.thanks
 
Cảm ơn các bạn đã đưa chủ đề này lên, mình thấy chủ đề này rất hay mình cũng đã tham khảo một số đàn anh về chim như anh 13... và được trả lời, những con chim ghép trùng huyết các con thế hệ sau thường hay bệnh. Đây cũng là một kinh nghiệm cho những anh em mới tham gia nuôi chim
 
Top